Khi tham gia các quan hệ pháp luật, pháp nhân phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý và chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với tư cách là một chủ thể
Trang 1i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ VĂN QUÂN
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2018
Trang 2ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ VĂN QUÂN
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Anh Tuấn
HÀ NỘI – 2018
Trang 3iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ VĂN QUÂN
Trang 4iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP NHÂNVÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN 9
1.1.Khái quát chung về pháp nhân 9
1.1.1 Khái niệm pháp nhân 9
1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của sự ra đời pháp nhân 12
1.1.3 Các học thuyết lý giải về pháp nhân 14
1.1.4 Các đặc trưng cơ bản của pháp nhân 17
1.2.Nền tảng lý luận cho sự ra đời và phát triển của pháp nhân 26
1.2.1 Quyền tự do ý chí 26
1.2.2 Quyền tự do lập hội 28
1.3.Khái quát chung về trách nhiệm dân sự 30
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm dân sự 30
1.3.2 Các nguyên tắc chung và phân loại trách nhiệm dân sự 34
1.3.3 Cơ sở phát sinh, xác định trách nhiệm và chủ thể của trách nhiệm dân sự 36
1.4.Trách nhiệm dân sự của pháp nhân 43
1.4.1 Lịch sử phát triển chế định pháp nhân và trách nhiệm dân sự của pháp nhân trong pháp luật ở Việt Nam 43
1.4.2 Khái niệm trách nhiệm dân sự của pháp nhân 47
1.4.3 Các đặc trưng trách nhiệm dân sự của pháp nhân 48
1.4.4 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân phát sinh từ hợp đồng 50
1.4.5 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân phát sịnh từ quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 51
Trang 5v
1.5.Kinh nghiệm pháp luật của một số nước quy định về trách nhiệm dân
sự của pháp nhân 52
1.5.1 Pháp luật Thái Lan 52
1.5.2 Pháp luật của Nhật Bản 54
1.5.3 Pháp luật của Pháp 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 57
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTVÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰCỦA PHÁP NHÂN Ở VIỆT NAM 58
2.1.Thực trạng pháp luật về cơ sở phát sinh trách nhiệm dân sự của pháp nhân 58
2.1.1 Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân 59
2.1.2 Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân 60
2.1.3 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao 67
2.1.4 Thực trạng quy định pháp luật về tài sản chịu trách nhiệm dân sự của pháp nhân 71
2.2.Thực trạng giải quyết các vụ án về trách nhiệm dân sự của pháp nhân 73
2.3 Đánh giá pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN 83 3.1.Cơ sở định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân 83
3.1.1 Cơ sở về nhu cầu sự phát triển của nền kinh tế - xã hội 83
3.1.2 Cơ sở của xu hướng cải cách hệ thống pháp luật ở Việt Nam 84
3.1.3 Cơ sở về sự đòi hỏi của hội nhập quốc tế 85
Trang 6vi
3.2 Các định hướng chủ yếu hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật
về trách nhiệm dân sự của pháp nhân 85
3.2.1 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về pháp nhân- từ bản chất của các học thuyết pháp nhân 85
3.2.2 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân 87
3.2.3 Định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân 88
3.3 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân 88
3.3.1 Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân 89
3.3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chế định trách nhiệm dân sự của pháp nhân 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự ở Việt Nam, ngoài chủ thể thể nhân (con người cụ thể) còn có các chủ thể pháp lý khác có tư cách chủ thể giống như con người được pháp luật gọi là pháp nhân Các pháp nhân tham gia tích cực và là chủ thể chủ yếu trong các hoạt động kinh tế, hoạt động quản lý của nhà nước trên cơ sở nhà nước tôn trọng quyền tự do ý chí,
tự do lập hội của công dân
Quyền tự do ý chí, tự do lập hội của công dân được ghi nhận và đảm bảo hơn kể từ khi Hiến pháp 2013 được ban hành và có hiệu lực thi hành
Điều 14 của Hiến pháp 2013 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp
và pháp luật” Cùng với đó, Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày
01/01/2017) thay thế Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Doanh nghiệp 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) đã tạo lên một khung pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật hoạt động và phát triển
Trong các chủ thể quan hệ pháp luật, pháp nhân là một thực thể pháp lý trìu tượng, được thiết lập hay tổ chức bởi những người sáng lập theo một cách hợp pháp, hoạt động bởi mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, và dưới hình thức sở hữu tư nhân hay nhà nước Chế định pháp nhân được quy định trong nhiều ngành luật, bởi pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật ở nhiều lĩnh vực pháp luật của đời sống xã hội, đặc biệt các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực dân sự, kinh tế Khi tham gia các quan hệ pháp luật, pháp nhân phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý và chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với tư cách là một chủ thể độc lập của quan hệ
Trang 82
pháp luật Trong đó, vấn đề trách nhiệm dân sự của pháp nhân phát sinh từ các quan hệ pháp luật được các nhà làm luật của nước ta hết sức trú trọng nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các loại hình chủ thể pháp luật khác
Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự từ các giao dịch dân sự mà pháp nhân xác lập, thực hiện Trách nhiệm dân sự của pháp nhân phải tuân thủ các quy định pháp luật về trách nhiệm dân
sự tại Điều 93 và từ Điều 302 đến Điều 308 và một số quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Chương XXI) của Bộ luật dân sự năm 2005) Cũng như được quy định tại điều 87, từ Điều 351 đến Điều 364 và các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Chương XX) của Bộ luật Dân sự 2015
Như vậy,trách nhiệm dân sự của pháp nhân có thể phát sinh từ nghĩa vụ ngoài hợp đồng (trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng) hoặc từ nghĩa vụ theo hợp đồng (trách nhiệm dân sự theo hợp đồng) Khi người đại diện (người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền) thực hiện các hành vi nhân danh pháp nhân thì làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, đồng thời cũng làm phát sinh trách nhiệm dân sự của pháp nhân Cho nên, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự cho người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân
Tuy vậy, một thực trạng của pháp luật Việt Nam khi quy định về chế định pháp nhân nói chung và trách nhiệm dân sự của pháp nhân nói riêng đang nảy sinh những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo giữa luật chung và luật chuyên ngành dẫn đến nhiều hệ quả mà phải kể đến sự xa rời về mặt lý luận và thực tiễn đời sống, gây khó khăn trong thực thi pháp luật, làm mất đi tính ổn định cần thiết của pháp luật Một trong những hệ quả của sự bất cập của pháp luật
ấy, đó là sự thoái thác trách nhiệm của pháp nhân khi mà người đại diện nhân danh pháp nhân tham gia các giao dịch bằng việc hình sự hóa trách nhiệm cá
Trang 9Với mục đích tiếp cận trách nhiệm dân sự của pháp nhân trên cơ sở nghiên cứu toàn diện các mặt về lý luận và thực tiễn quy định của pháp luật ở
Việt Nam, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề“Trách nhiệm dân sự của pháp nhân trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở các nước trên thế giới, chế định về pháp nhân đã được hình thành từ khá sớm trong lịch sử và trở thành nội dung trong hệ thống pháp luật dân sự của mỗi quốc gia Bên cạnh chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, pháp nhân
là chủ thể do tạo ra do đòi hỏi cần đáp ứng các hoạt động của con người khi nền kinh tế xã hội phát triển
Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ pháp luật, chủ thể quan hệ pháp luật và pháp nhân làm tiền đề lý luận cho các quy định pháp luật phù hợp với đời sống thực tiễn hơn
Các công trình nghiên cứu về pháp nhân, ngay từ khi nước ta còn là thuộc địa của thực dân Pháp, mô hình pháp nhân đã được các thương gia người Pháp du nhập, và áp dụng trong hoạt động của mình tại các thuộc địa Các nhà luật học thời bấy giờ đã nghiên cứu về các học thuyết pháp nhân, tìm
ra các đặc tính của pháp nhân Tiêu biểu là các tác giả như: Vũ Văn Mẫu
Trang 104
(1957), Dân luật khái luận, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản; Lê Tài Triển (1959), Luật Thương mại toát yếu, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản Gần đây,
có các bài nghiên cứu, TS Ngô Huy Cương (2001), Pháp nhân, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, số 01, năm 2001; Nguyễn Ngọc Bích- Nguyễn Đình
Cung (2008), Công ty: vốn, quản lý và tranh chấp, NXB Trí Thức 2008; Lê Việt Anh (2008), Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, TCNCLP số 113, tháng 1/2008; TS Phạm Hồng Hải (1999), Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?, tạp chí Luật học số 6 năm 1999; GS.TS Hồ Trọng Ngũ (2009), vấn đề tội phạm có tổ chức và trách nhiệm hình sự pháp nhân trong sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 143 ngày
20/03/2009 Các công trình nghiên cứu này, đã phần nào làm rõ những vấn đề
cơ bản của pháp nhân, và những bất cập của bộ luật dân sự và luật doanh nghiệp, bộ luật Dân sự và những hoàn thiện các quy định về chế định pháp nhân, trong đó có đề cập đến trách nhiệm pháp lý của pháp nhân trong quan
hệ pháp luật
Ngoài ra, còn có các công trình được nghiên cứu ở các luận văn thạc sĩ
luật học như: Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2011), Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, luận văn thạc sĩ tại Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Văn Lâm (2011), Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật, luận văn thạc sĩ tại Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Cả hai
luận văn ghiên cứu về các vấn đề: cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển pháp nhân căn cứ vào quyền tự do ý chí và quyền tự do lập hội của công dân Phân tích khái niệm, đặc điểm và phân loại pháp nhân của các nước trên thế giới và quá trình du nhập vào Việt Nam Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về pháp nhân và tư cách pháp nhân của một tổ chức từ việc phân tích và đối chiếu các văn bản pháp luật và quá trình thực thi pháp luật Kiến
Trang 11Nguyễn Văn Lâm (2017),Bàn về trách nhiệm dân sự của pháp nhân,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số định kỳ tháng 2 (299) năm 2017, trang 8-14 Trong bài nghiên cứu, tác giả đã phân tích, bàn luận cơ sở lý luận trách nhiệm dân sự của pháp nhân, phân tích quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 dựa trên cơ
sở lý luận và thực tiễn để giải quyết tình huống xảy ra trong thực tế còn có quan điểm khác nhau về trách nhiệm dân sự của pháp nhân Tuy nhiên, các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật chưa được tác giả phân tích toàn diện
Tuy vậy, đến nay lại chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, mang tính hệ thống liên quan đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân trong các quan hệ pháp luật Cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào đi từ bản chất vấn đề trách nhiệm dân sự của pháp nhân, thực trạng các quy định của pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân trong thực tiễn nước ta hiện nay, làm cơ sở đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho việc hành thiện pháp luật Vì thế, tác giả luận văn này, mong muốn
sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật về pháp nhân và định hướng, đưa ra giải pháp toàn diện để hoàn thiện chế định này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, pháp nhân được quy định tại các ngành luật khác nhau, bao quát các quan hệ pháp luật trong đời sống xã hội Vì thế, khi nhắc đến pháp
Trang 126
nhân với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật người ta thường nhắc đến đầu tiên trong pháp luật dân sự theo nghĩa rộng bao gồm cả pháp luật kinh doanh, thương mại; bên cạnh đó, là những lĩnh vực luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ pháp luật của chủ thể pháp nhân mang tính đặc thù hơn Ngoài ra, pháp nhân trong lĩnh vực công cũng chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp, của lĩnh vực luật hành chính
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung giải quyết các vấn đề pháp lý
về trách nhiệm dân sự của pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng Quan hệ đó có thể pháp sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lý luận của nền luật học nước ta, dựa trên những chủ trương, đường lối và chính sách xây dựng kinh tế - xã hội hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện Luận văn đặt mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận trên cơ sở các học thuyết về pháp nhân với tư cách là chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật tôn trọng quyền tự do ý chí và quyền tự do lập hội của công dân Nêu toàn diện thực trạng các quy định pháp luật hiện nay về pháp nhân, và những định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này
Bởi mục đích đó, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Nêu và phân tích các học thuyết về nguồn gốc hình thành pháp
nhân đã trở lên phổ biến trên thế giới Nghiên cứu cơ sở nền tảngtrên cơ sở quyền tự do ý chí và quyền tự do lập hội của công dân;
- Phân tích khái niệm, đặc điểm và phân loại pháp nhân của các
nước trên thế giới và quá trình du nhập vào Việt Nam
- Phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm dân sự
nói chung và trách nhiệm dân sự của pháp nhân nói riêng
Trang 137
- Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về trách nhiệm dân sự
của pháp nhân trên cơ sở phân tích và đối chiếu các văn bản pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật để tìm ra nguyên nhân, bất cập trong thực tiễn
- Kiến nghị một số định hướng và giải pháp nhằm xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học và các phương pháp luận của triết học Mác - Lênin; Lý luận chung về nhà nước - pháp luật; các quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chủ yếu sử dụng: phân tích tài liệu, tổng hợp và phân tích thực tiễn chứng minh cho lý luận, bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp của luật so sánh Và các phương pháp nghiên cứu riêng biệt của khoa học pháp lý: phân tích quy phạm, phân tích hệ thống, so sánh pháp luật…
6 Những đóng góp của luận văn
Những đóng góp của luận văn gồm có:
Một là, về lý luận: luận văn tập trung nghiên cứu có hệ thống các khái
niệm về pháp nhân, các học thuyết về sự hình thành pháp nhân, qua đó, thấy được các đặc tính của pháp nhân so với các chủ thể khác Từ đó, tác giả đi luận giải các vấn đề cơ bản về trách nhiệm dân sự mà pháp nhân phải thực hiện trong quan hệ pháp luật
Hai là,về thực tiễn: Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm dân
sự của pháp nhân trong Bộ luật dân sự, và các luật chuyên ngành nhằm tìm ra các tồn tại, hạn chế của các quy định pháp luật về chế định này Hơn hết, tác giả sẽ phân tích tình hình thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật về trách
Trang 148
nhiệm dân sự của pháp nhân để đưa ra các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn
Ba là,về định hướng hoàn thiện: từ phân tích lý luận, tìm hiểu thực tiễn
quy định pháp luật và thực hiện pháp luật, tác giả sẽ nêu lên các cơ sở hình thành các định hướng và các định hướng, giải pháp mang tính toàn diện nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về chế định trách nhiệm dân sự của pháp nhân trong thực tiễn hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về pháp nhân và trách nhiệm dân sự của pháp nhân
Chương 2 Thực trạng các quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân ở Việt Nam
Chương 3 Cơ sở định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân ở Việt Nam
Trang 159
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP NHÂN
VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN
1.1 Khái quát chung về pháp nhân
1.1.1 Khái niệm pháp nhân
Trong đời sống xã hội các quan hệ được hình thành không chỉ hình thành từ các cá nhân riêng biệt, mà còn bao gồm rất nhiều các hoạt động của những hội, những tổ chức, đoàn thể (bao gồm nhiều cá nhân liên kết với nhau) Nhu cầu của pháp luật mỗi quốc gia cần thiết phải điều chỉnh các hoạt động của những nhóm người đó, hay nói cách khác cần tạo ra thực thể pháp lý
có tư cách chủ thể độc lập với những người hình thành
Trong lịch sử các nghiên cứu về vấn đề pháp nhân, những học thuyết pháp lý về pháp nhân được ra đời, đã lý giải theo nhiều hướng khác nhau về
sự xuất hiện, phát triển của pháp nhân trong mối tương quan với các chủ thể
quan hệ pháp luật khác “Thuật ngữ Pháp nhân có nguồn gốc theo tiếng latinh nghĩa là một nhóm hoặc hội đồng người Một thực thể thực hiện các hoạt động kinh doanh và là chủ thể có các quyền năng pháp lý xuất hiện từ thời La
Mã cổ đại và đế chế Maya ở Ấn độ cổ đại” [57]
Tuy ra đời từ rất sớm do nhu cầu liên kết của con người, nhưng đến nay, pháp nhân có rất nhiều các định nghĩa khác nhau Nhìn chung, các định nghĩa đều nêu ra rằng, pháp nhân là một thực thể pháp lý được ra đời nhằm đáp ứng điều kiện của đời sống xã hội và hoạt động lập pháp của nhà nước
Có thể kể đến các định nghĩa sau:
Pháp nhân là một định nghĩa trong luật pháp về một thực thể mang tính hội đoàn, thường dùng trong luật kinh tế Về pháp
Trang 1610
nhân có rất nhiều quan điểm và học thuyết như: có thuyết cho pháp nhân là một chủ thể giả tạo, có thuyết cho nó là một chủ thể thực sự v.v nhưng quan trọng nhất pháp nhân chỉ ra được các thực thể hội đoàn có những biểu hiện tương tự như thể nhân [56] Theo định nghĩa trên, pháp nhân là một thực thể mang tính hội đoàn gồm tập hợp nhiều người, có đời sống đầy đủ giống như một thể nhân Trong các quan hệ pháp luật, pháp nhân có thể được tổ chức dưới các hình thức khác nhau, hoạt động vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận Vì thế, trong quy định của Hiệp định thương mại giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ về thương mại năm 2001 cho rằng:
Pháp nhân là một thực thể pháp lý bất kỳ được thiết lập hay tổ chức một cách hợp pháp theo luật áp dụng, bất kể vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, và dưới hình thức sở hữu tư nhân hay nhà nước, bao gồm mọi công ty, công ty tín thác, công ty hợp danh, liên doanh, doanh nghiệp một chủ hay hiệp hội [7, chương 3 điều 11] Tuy vậy, pháp nhân không phải là một sản phẩm của luật pháp cận đại, bởi trong pháp luật thời kỳ La Mãcổ đại và đế chế Maya ở Ấn độ cổ đại, pháp nhân đã được pháp luật ghi nhận và quy định đáp ứng nhu cầu của xã hội:
Trong cổ luật La Mã, tuân theo xu hướng nhân hóa, luật pháp đã đồng hóa những đoàn thể cá nhân hay tập hợp tài sản này với những người thường và công nhận cho các thực thể ấy một nhân cách pháp lý hoặc một nhân cách dân sự, các thực thể
ấy gọi là pháp nhân [33, tr 368-369]
Pháp nhân là sản phẩm do pháp luật nhân cách hóa để chỉmột chủ thể
mà chung ta “không nhìn thấy được, cũng chẳng sờ mó được; tuy nhiên, nó được làm một số việc giống như một con người bình thường và có trách nhiệm lẫn quyền lợi” [1, tr65-66].Chứng ta có thể chỉ xác định được các pháp
Trang 1711
nhân thông qua sự hình thành dưới một tên riêng, có trụ sở hoạt động ổn định, có tài sản riêng độc lập với tài sản của các sáng lập viên sinh ra chúng, thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia các quan
hệ pháp luật
Trong pháp nhân,các chủ sở hữu tham gia cùng góp vốn thành lập và hoạt động của pháp nhân, họ không phải là các đồng sở hữu chung của các tài sản đó, mà hình thành một thực thể (là pháp nhân) sẽ là chủ sở hữu của tất cả các tài sản mà các thành viên đã góp vào và pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm pháp lý trên toàn bộ tài sản trong các quan hệ pháp luật
Pháp nhân là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, về bản chất
là một phương thức đặc thù về tổ chức hoạt động kinh tế, thể hiện ở sự tách bạch, cá thể hoá tài sản, nghĩa là tách ra một phần tài sản riêng biệt để tạo nên một chủ thể riêng biệt, độc lập Chính sự cá thể hoá tài sản đã tạo cho pháp nhân sự độc lập về mặt pháp lý trong quan hệ với cá nhân những người sáng lập ra pháp nhân và có khả năng tham gia một cách độc lập trong các giao lưu dân sự, chịu trách nhiệm một cách độc lập về tài sản với các đối tác của mình Điều này tạo cho các chủ thể kinh doanh sự năng động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, trong nền kinh
tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt [22, tr 104-105]
Các tài sản của pháp nhân được ban đầu được hình thành do các thành viên đóng góp và các tài sản phát sinh trong quá trình hoạt động hợp thành một khối tài sản riêng biệt với khối tài sản của các thành viên Trong quá trình hoạt động của pháp nhân, nếu người thứ ba có tranh chấp tranh chấp với pháp nhân, người đó thay vì khởi kiện từng thành viên sáng lập thực hiện nghĩa vụ với mình, bên thức ba chỉ phải khởi kiện pháp nhân ra tòa án để thực hiện nghĩa vụ đó
Trang 1812
Trong pháp nhân yếu tố tài sản là hết sức quan trọng theo đó, tài sản của pháp nhân và tài sản của thành viên pháp nhân phải tách bạch nhau Các pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ
pháp lý liên quan đến trách nhiệm về tài sản của pháp nhân “Một pháp nhân được hưởng được hưởng những quyền và có những nghĩa vụ tương tự như thể nhân, trừ những quyền và nghĩa vụ, vì tính chất của chúng, chỉ có thể dành cho hoặc mắc chịu bởi một thể nhân” (4, điều 70 các quyển I-VI)
Như vậy, “pháp nhân là một khái niệm để chỉ một loại chủ thể quan hệ pháp luật độc lập với các chủ thể khác và thành viên của pháp nhân, pháp nhân ra đời đáp ứng điều kiện của đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động lập pháp Khác với các tự nhiên nhân, pháp nhân là một thực thể, có thể thực hiện chức năng của mình một cách hợp pháp, có thể kiện hoặc bị kiện và hoạt động thông qua vai trò của người đại diện” [25]
1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của sự ra đời pháp nhân
Sự ra đời của pháp nhân như một nhu cầu tất yếu của xã hội khi mà con người muốn liên kết lại với nhau tạo lên các sức mạnh mà một thể nhân không có Các pháp nhân, cá nhân khi tham gia quan hệ pháp luật đều là các chủ thể độc lập, bình đẳng
Khi nghiên cứu ý nghĩa và vai trò của pháp nhân trong đời sống xã hội, giáo sư Jean Claude Ricci chỉ ra vai trò của pháp nhân như sau [8, tr 105-106]:
- Thứ nhất, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp
luật được đơn giản hóa Pháp nhân cho phép đơn giản hóa các quan
hệ pháp luật
- Thứ hai, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp
luật được ổn định lâu dài Đây là một yếu tố hết sức quan trọng Người ta thường hay nói rằng, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân Thời gian tồn tại của một pháp nhân
Trang 1913
thường dài hơn cuộc sống của một con người Và hoạt động của pháp nhân có thể kéo dài, thậm chí rất dài Pháp nhân không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra đối với thành viên của nó
Rõ ràng sự xuất hiện của pháp nhân đã làm cho các quan hệ pháp luật
mà con người tạo ra được đơn giản hóa, khi mà pháp nhân thay thế cho hai hoặc rất nhiều các chủ thể cá nhân Sự ra đời pháp nhân là để bảo vệ tốt lợi ích chung của nhóm với những người có quan hệ, cùng mục đích liên kết với nhau, cũng như lợi ích của người thứ ba có quan hệ với nhóm, cần công nhận
sự tồn tại độc lập của nhóm so với cá nhân Vì thế, “nhóm được coi như có nhân thân của riêng mình, phân biệt với nhân thân của từng thành viên Được nhân cách hóa, nhóm có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, nghĩa là có năng lực hành vi, và có tài sản riêng bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó”[18, tr 221-222]
Tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự được gọi
là pháp nhân ra đời và tồn tại là đòi hỏi khách quan của đời sống
xã hội Các tổ chức đó không đơn thuần là sự tập hợp các thành viên riêng lẻ mà là một thực thể thống nhất, ràng buộc lẫn nhau giữa các thành viên [29, tr 98 – 99]
Mặt khác, cũng có thể thấy sự tồn tại của pháp nhân sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các thành viên Một pháp nhân được hình thành, hoạt động trong một thời gian dài, qua các thế hệ của cá nhân và tạo lên một giá trị đối với xã hội mà phải thể nhân có thể không bao giờ làm được
Tuy nhiên, sự ra đời của pháp nhân sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không được pháp luật của nhà nước ghi nhận và điều chỉnh nó Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự ra đời của pháp nhân là do pháp luật tạo ra hay pháp luật ghi nhận đời sống Sự khác nhau này thể hiện trong pháp luật dựa trên ý chí của các nhà lập pháp của mỗi quốc gia Các quy định pháp luật nêu lên tư
Trang 2014
cách chủ thể của pháp nhân Từ đó, thuật ngữ “tư cách pháp nhân” trong các quy phạm pháp luật được hiểu là là tư cách pháp lý được pháp luật công nhận cho một thực thể có khả năng tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật
1.1.3 Các học thuyết lý giải vềpháp nhân
Đến nay, khi nghiên cứu sự ra đời của pháp nhân có rất nhiều quan điểm khác nhau, được lý giải trên các cơ sở lý luận khác nhau, từ đó hình thành các học thuyết về pháp nhân, có thể kể đến:
1.1.3.1 Học thuyết pháp nhân cổ điển
Học thuyết này cho rằng phán nhân là một hư cấu pháp lý Theo thuyết này, ngoài thể nhân, các chủ thể quyền lợi khác chỉ là những chủ thể quyền lợi mang tính giả tạo, do luật pháp tạo ra Tất cả các pháp nhân được hình thành đều do pháp luật tạo ra bằng việc quy định trong một sắc lệnh, đạo luật
cụ thể Từ đó, sự ra đời, tồn tại hoặc mất đi của một hình thức pháp nhân nào
đó là do pháp luật quyết định Khi một nhà nước muốn khuyến khích sự ra đời, phát triển của pháp nhân thì quy định trong pháp luật tạo điều kiện thuận lợi, còn nếu không muốn một hình thức pháp nhân nào đó tồn tại thì pháp luật hủy bỏ hình thức đó
“Khi hình thành, các của cải do các thành viên đóng góp hợp thành một khối tài sản tách biệt khỏi khối tài sản của các thành viên, và bằng một
hư cấu pháp lý khối tài sản này tạo nên một pháp nhân” [28, tr 168] Trong
thực tế, học thuyết về sự hư cấu của pháp nhân có nhiều lợi thế trong quan hệ pháp luật mà pháp nhân tham gia, khi bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba bằng việc khởi kiện pháp nhân thay vì khởi kiện từng thành viên sở hữu pháp nhân
Tuy “học thuyết này bị chỉ trích mạnh mẽ bởi không phải là học thuyết hợp lý và chưa giải thích tại sao cần đặt ra hư cấu ấy”[33, tr 379-380]
Đồng thời, nếu dựa trên khía cạnh quyền tự do kinh doanh, thì các học giả
đều phê phán quan điểm của học thuyết này bởi “học thuyết này có một hệ
Trang 2115
quả logic là sự tồn tại của các pháp nhân đều phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luận” [11, tr 76] Có học giả khác cũng nhận định rằng: “Tư cách pháp nhân của nhóm do nhà làm luận ban cho, như một ân huệ, một món quà tặng,
và có thể bị người làm luật tước bỏ, nếu muốn” [18, tr 229]
c thuyết phủ nhận pháp nhân Học thuyết phủ nhận pháp nhân thì lại nhận định mục đích của sự ra đời của pháp nhân là mang lại lợi ích cho các cá nhân thành lập lên pháp nhân Chính vì vậy, pháp nhân không thể coi là chủ thể của quan hệ pháp luật
“Quan điểm này cố gắng chứng minh ai là người cuối cùng thu được lợi nhuận từ các quan hệ pháp lý và đi tới kết luận ngoài thể nhân, không tồn tại bất cứ một chủ thể nào khác, từ đó không công nhận pháp nhân là chủ thể của các quan hệ pháp luật” [28, tr 65]
Học thuyết này cũng phủ nhận quan điểm của học thuyết pháp nhân cổ điển khi cho rằng cái được gọi là pháp nhân chẳng qua là hình thức để che đậy bản chất thực sự bên trong mà thôi Các cá nhân khi tham gia các quan hệ pháp luật đều hướng đến các quyền lợi riêng của từng người, vì họ dựa trên quyền sở hữu cá nhân về tài sản Nhưng, họ cũng có các hoạt động mang tính cộng đồng như khi họ lập một hội xã hoặc một công ty chẳng hạn Tuy nhiên, chỉ các thể nhân mới có thể là chủ thể quyền lợi và quyền lợi đó có thể xử sựvới danh nghĩa cá nhân hoặc với danh nghĩa cộng đồng, vì thế pháp nhân không được công nhận là chủ thể của các quan hệ pháp luật
Tuy nhiên, “học thuyết này, cũng không thoát khỏi chỉ trích vì đã không chú trọng yếu tố thời gian và không thể coi quyền lợi của pháp nhân chỉ là các quyền lợi của hội viên được, vì nhiều khi hai quyền lợi này mâu thuẫn với nhau” [33, tr 380-381]
Trang 2216
c thuyết thừa nhận pháp nhân Theo học thuyết này, các pháp nhân không do các nhà nước hay quyền lập pháp tạo lập ra mà nhà nước chỉ có thể ghi nhận và điều chỉnh hoạt động của các pháp nhân Nhà nước cũng không thể can thiệp vào việc tồn tại hoặc chấm dứt pháp nhân, mà pháp nhân chỉ chấm dứt khi đã đạt được mục đích do những
người thành lập đặt ra ban đầu trong điều lệ của pháp nhân “Khi một đoàn thể, bằng cách nào, phát biểu được một ý định, biểu dương những hoạt động độc lập với ý định, với hoạt động của đoàn viên, thì đoàn thể ấy là một chủ thể, có quyền lợi, có nghĩa vụ như một người, tức là có nhân cách, nhân tính” [33, tr 385]
Học thuyết này là tiền đề cho tự do ý chí và tự do lập hội của công dân, pháp nhân là chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ do pháp luật quy định khi
tham gia các quan hệ pháp luật “Trong quan hệ xã hội thể nhân không biệt lập
mà gắn bó, phụ thuộc nhau và sự phát triển của xã hội loài người là kết quả của
sự liên kết của con người cho bên các tổ chức này phải có địa vị pháp lý, ít nhất
là như địa vị pháp lý của thể nhân” [54, tr 65-66]
Tiếp cận theo học thuyết này, phải kể đến quy định tại điều 285 Dân
luật Bắc kỳ 1931:“Các pháp nhân có thể thủ đắc tất cả các quyền lợi và đảm nhiệm tất cả các nghĩa vụ nào” [33, tr 377- 378].Bộ luât Dân sự và thương mại Thái Lan quyển I đến quyển VI quy định: “Một pháp nhân được hưởng được hưởng những quyền và có những nghĩa vụ tương tự như thể nhân, trừ những quyền và nghĩa vụ, vì tính chất của chúng, chỉ có thể dành cho hoặc mắc chịu bởi một thể nhân” (4, điều 70 các quyển I-VI)
Pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của pháp nhânvề các nghĩa vụ pháp lý phát sinh do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân khi tham gia các quan hệ pháp luật Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho các thành viên khi họ tham gia các quan hệ pháp luật với tư
Trang 2317
cách cá nhân và ngược lại thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm pháp lý thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người đại diện hợp pháp của pháp nhân xác lập, thực hiện
Các học thuyết pháp nhân được xem xét trên đây đều đưa ra các quan điểm khác nhau về pháp nhân, các quốc gia lựa chọn học thuyết pháp nhân để xây dựng các quy định pháp lý trong luật thực định Tuy vậy, khi lựa chọn một học thuyết pháp nhân phải xem xét bản chất pháp lý cơ bản, đặc trưng của pháp nhân, đến việc quy định pháp luật thống nhất, phù hợp và khả thi với đời sống xã hội của mỗi nước
1.1.4 Các đặc trưng cơ bản của pháp nhân
1.1.4.1 Tên gọi
Các pháp nhân muốn thành lập, hoạt động đều phải có tên gọi, tên gọi được hình thành do quyết định thành lập hoặc điều lệ của pháp nhân quyết định Tên gọi dùng để phân biệt các pháp nhân trong lĩnh vực hoạt động, hay trong lãnh thổ nơi trụ sở của pháp nhân, và phải sử dụng tên gọi trong các quan hệ pháp luật Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ trước sự xâm hại của các chủ thể khác
Tên gọi do các chủ sở hữu pháp nhân cùng nhau bàn bạc đưa ra, không
vi phạm điều cấm của pháp luật về việc đặt tên Tên của pháp nhân phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về tên gọi của pháp nhân
Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ [Điều 78]
Trang 2418
Theo luật doanh nghiệp tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai
thành tố sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp; b) Tên riêng
Theo Luật doanh nghiệp 2014, những điều cấm trong đặt tên doanh
nghiệp:
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc [39, Điều 39]
1.1.4.2 Trụ sở của pháp nhân
“Cũng như đối với thể nhân, trung tâm hoạt động của pháp nhân diễn
ra trên một địa bàn nhất định” [54, tr 81] “Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt
cơ quan điều hành của pháp nhân” [BLDS 2015, Điều 79] Địa chỉ liên lạc
của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc
Tương tự pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự Nhật Bản cũng quy định:
“Trụ sở của pháp nhân là nơi làm việc của cơ quan quản lý chủ yếu của pháp nhân, cụ thể là nơi làm việc của cơ quan quản lý cao nhất thực hiện quyền chỉ huy tối cao” [Điều 50]
Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định
Trang 251.1.4.3 Quốc tịch của pháp nhân
Quốc tịch của pháp nhân là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi pháp
nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh “Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.”[BLDS 2015, Điều 80]
Trong lĩnh vực kinh doanh, các pháp nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh: năng lực pháp luật dân sự, điều kiện thủ tục thành lập, hợp nhất, giải thể, chia tách,thanh lý tài sản khi giải thể pháp nhân Đồng thời chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, quy mô ngành nghề…
Ở Việt Nam, các quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên
1.1.4.4 Cơ quan điều hành của pháp nhân
Pháp nhân phải có cơ quan điều hành Các thức thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành được quy định trong điều
lệ hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân
Trang 2620
Bởi pháp nhân không phải là con người cụ thể, khi thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình phải thông qua cơ quan điều hành, người quản lý của pháp nhân Trong cơ quan điều hành, các cá nhân được sắp xếp ở các cương
vị khác nhau và thực hiện nhiệm vụ được giao trong bộ máy của pháp
nhân.“Pháp nhân được nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Muốn thế, nó phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó” [1, tr.66]
Cơ quan điều hành của pháp nhân được hình thành dựa trên phân loại pháp nhân đó, ví như căn cứ: pháp nhân công pháp hay pháp nhân tư pháp, thì
cơ quan điều hành có sự khác nhau rõ rệt Các pháp nhân công pháp được tổ
chức thành các cơ quan, điều hành theo chế độ thủ trưởng hoặc chế độ tập thể Thủ trưởng hoặc chủ tịch cơ quan sẽ là người duy nhất được thay mặt pháp
nhân xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật; Các pháp nhân tư phápcó cơ quan điều hành trên cơ sở điều lệ hoạt động và loại
hình pháp nhân theo quy định của pháp luật
1.1.4.5 Tài sản của pháp nhân
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền
sở hữu theo quy định pháp luật
Theo quy định tại khoản 13, điều 4 luật doanh nghiệp 2014: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”
1 Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự
do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Trang 2721
2 Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn [Điều 35, LDN 2014]
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên,
cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản
Tài sản của pháp nhân bao gồm tất cả những gì thuộc về quyền sở hữu của pháp nhân Pháp luật chỉ công nhận quyền sở hữu khi nó được xác lập một cách hợp pháp Tính hợp pháp của việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản về nguyên tắc được xác định theo pháp luật nơi có tài sản đó, trừ hai ngoại lệ đối với động sản trên đường vận chuyển và đối với tàu bay dân dụng
và tàu biển [26]
1.1.4.6 Năng lực chủ thể của pháp nhân
Năng lực chủ thể của pháp nhân được thể hiện thông qua năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Khác với cá nhân, pháp nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự bị hạn chế bởi pháp luật về từng loại pháp nhân và điều lệ pháp nhân
- Năng lực pháp luật của pháp nhân (quyền năng của pháp nhân):
Trang 2822
Năng lực pháp luật của pháp nhân có thể được hiểu là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ pháp lý phù hợp với mục đích hoạt động của mình Mục đích của pháp nhân có thể được xác định trong điều lệ của pháp nhân.Pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích, khi thay đổi mục đích hoạt động, pháp nhân phải thực hiện việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nếu mục đích hoạt động của pháp nhân được xác định là đa dạng và phạm vi chức năng hoạt động của pháp nhân là rộng lớn thì về nguyên tắc, pháp nhân đó có được nhiều quyền năng hơn (phạm vi năng lực pháp luật rộng hơn) để đủ sức thực hiện được các chức năng và mục đích đó của mình Ngược lại, nếu một pháp nhân có mục đích và phạm vi hoạt động nhỏ hẹp thì phạm vi các quyền năng pháp lý mà nó được hưởng cũng sẽ bị hạn chế tương ứng
Có thể thấy rằng, đối với pháp nhân thuộc lĩnh vực công, năng lực pháp luật bị giới hạn bởi quyết định thành lập nên nó, trên cơ sở thẩm quyền của pháp nhân trong lĩnh vực nhất định Đối với pháp nhân thuộc lĩnh vực tư, năng lực pháp luật được xác định trên cơ sở thỏa thuận trong điều lệ hoạt động và loại hình pháp nhân
Theo quy định tại khoản 2, điều 85 Bộ luật Dân sự 2015:
2 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký
3 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể
từ thời điểm chấm dứt pháp nhân
Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập pháp nhân Mỗi pháp nhân
Trang 2923
được thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào loại hình, nhiệm vụ của pháp nhân Như: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập; Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; Được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cho phép đăng ký hoặc công nhận Như vậy, một pháp nhân được coi là có đủ năng lực pháp luật là phải được thành lập theo các quy định của pháp luật
Trong các hoạt động của pháp nhân, khi bên thứ ba thực hiện các giao dịch với pháp nhân, phải tìm hiểu và phải biết về mục đích hoạt động của pháp nhân như thế nào, bằng việc tham khảo điều lệ của pháp nhân trước khi tiến hành giao kết Việc biết được mục đích của pháp nhân trước khi giao kết các quan hệ pháp luật, sẽ giúp cho bên thứ ba bảo đảm được hiệu lực của quan hệ pháp luật với pháp nhân
- Năng lực hành vi của pháp nhân
Năng lực hành vi có thể hiểu là việc chủ thể bằng hành vi của mình tham gia xác lập, thực hiện các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hành vi đó Tuy nhiên, năng lực hành vi của pháp nhân không giống như của thể nhân Năng lực hành vi của cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi hoặc khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân đó Còn năng lực hành vi của pháp nhân mang tính phức tạp hơn, bởi pháp nhân chỉ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua những thể nhân có tư cách là đại diện của pháp nhân:
Pháp nhân, dù được nhân cách hóa, không phải là con người cụ thể và do đó, không thể tự mình xử sự Ngay
cả các cơ quan của pháp nhân cũng chỉ vận hành thông qua vai trò của những cá nhân cụ thể đảm nhiệu các chức
vụ cụ thể [18, tr 246]
Trang 3024
Trên cơ sở nguyên tắc tự định đoạt, việc lựa chọn các thể nhân là đại diện hợp pháp cho pháp nhân, trước hết phải thuộc quyền của các thành viên chủ sở hữu của pháp nhân và sự lựa chọn này sẽ được thể hiện trong bản điều
lệ của pháp nhân Nhà nước sẽ quyết định thừa nhận hay không thừa nhận giá trị pháp lý của sự lựa chọn đó bằng thủ tục phê chuẩn điều lệ và quy định các nguyên tắc xác định người đại diện hợp pháp cho pháp nhân
- Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp
nhân:
Năng lực pháp luật của pháp nhân được phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập hợp pháp và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân Đồng thời, khi pháp nhân được thành lập, đã xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Năng lực pháp luật được coi là điều kiện cần, còn năng lực hành vi
là điều kiện đủ để pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luât Nếu pháp nhân có năng lực hành vi mà không có năng lực pháp luật thì không thể trở thành chủ thể của các quan hệ pháp luật
Kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân đã được pháp luật công nhận Đồng thời, khi pháp nhân chấm dứt hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân cũng chấm dứt Pháp nhân được chấm dứt hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật Thời điểm pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.1.4.7 Nguyên tắc tách bạch về tài sản và tính chịu trách nhiệm của
pháp nhân
Trang 3125
Khi pháp nhân được thành lập hợp pháp, pháp nhân trở thành chủ sở hữu của khối tài sản mà thành viên góp vốn vào pháp nhân, các thành viên góp vốn phải chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn sang pháp nhân Từ đó, vấn đề tách bạch tài sản giữa pháp nhân và thành viên của pháp nhân rất quan trọng
Khi sản xuất hàng hóa phát triển trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, vấn đề củng cố địa vị của các tổ chức kinh tế bằng phương tiện pháp lý để các tổ chức này tham gia độc lập vào các quan hệ dân sự- thương mại là nhu cầu cấp thiết đối với các loại hình tổ chức khác nhau Để xác định tư cách pháp lý độc lập cho các tổ chức này, và tránh những rủi ro trong kinh doanh cũng như giới hạn những hậu quả khủng khiếp của sự đổ vỡ trong các
tổ chức Thực tiễn của hoạt động dân sự - thương mại đòi hỏi phải tạo ra một khả năng về sự tách bạch về tài sản giữa phần đưa vào lưu thông và phần còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu sử dụng vào những mục đích khác [29, tr 44]
Sự tách bạch về tài sản đặt ra, nhằm xác định trách nhiệm pháp lý của pháp nhân về hậu quả pháp lý khi tham gia quan hệ tài sản và trách nhiệm đó gọi là trách nhiệm hữu hạn Còn những tổ chức không thực hiện nguyên tắc tách bạch tài sản đều hưởng trách nhiệm vô hạn trong quan hệ tài sản đối với
bên kia của quan hệ pháp luật.“Khi thực hiện nguyên tắc tách bạch về tài sản cũng là khi xuất hiện một tính pháp lý mới, tách bạch với tính pháp lý của chủ
sở hữu hoặc cộng đồng sở hữu” [29, tr 45]
Các thành viên sáng lập của pháp nhân góp tiền hoặc tài sản vào pháp nhân và pháp nhân sẽ trở thành chủ sở hữu mới của tập hợp tiền và tài sản đó Nếu là tài sản phải đăng ký sở hữu phải chuyển đăng ký sở hữu sang pháp nhân Vì thế, tài sản của pháp nhân hoàn toàn độc lập với các thành viên sáng
Trang 3226
lập ra nó.“Mục đích của việc xác lập tư cách pháp nhân là việc tách biệt tài sản Như vậy, chỉ có những tổ chức thực hiện nguyên tắc tách bạch về mặt tài sản mới có được điều kiện quan trọng đầu tiên để trở thành pháp nhân” [29, tr.46]
Các thành viên không phải là đồng sở hữu các tài sản mà họ đã góp vào pháp nhân, họ là chủ thể các quyền trong pháp nhân đó như quyền tài sản và
quyền phi tài sản Các quyền tài sản có thể là: Số cổ phần, phần vốn góp, quyền được chia lợi tức…Các quyền phi tài sản có thể là: Quyền tham gia quản lý,
quyền biểu quyết, quyền được cung cấp thông tin…
Trong quan hệ pháp luật, pháp nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ phát sinh, nhưng cũng chỉ bằng toàn bộ tài sản của mình mà thôi Theo đó pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho thành viên đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, còn thành viên thì không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện vì lợi ích của pháp nhân
1.2 Nền tảng lý luận cho sự ra đời và phát triển của pháp nhân
1.2.1 Quyền tự do ý chí
Bản chất “tự do” là sự lựa chọn, không phụ thuộc vào sự sắp đặt, con người có quyền lựa chọn những gì, làm những gì để phục vụ nhu cầu và lợi ích của mình
Theo đại từ điển tiếng Việt thì “Tự do là một phạm trù triết học, chỉ khả năng thể hiện ý chí, hành động theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội” [55, tr 1762] Tự do,
theo một nghĩa nhất định, là sự sáng tạo, là vũng vẫy thoát ra khỏi những lối nghĩ cũ của cuộc sống [32, tr 11] John Locke mặc dù quan niệm “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không
Trang 33tế Tuy nhiên tự do cá nhân chỉ có thể có trong một cộng đồng có trật tự, bởi
tự do thái quá của người này có thể là hiểm họa đối với người khác
Triết lý của tự do nằm ngay ở chỗ tự do bị giới hạn bởi luật Luật ở đây cần phải được hiểu theo nghĩa rộng - đó là "qui luật"' của cuộc sống, bao gồm luật của tự nhiên, luật của các tổ chức xã hội, luật do nhà nước qui định, luật chơi v.v…[50, tr 43-49]
Theo xu hướng đó, hiện nay quan niệm pháp luật tôn trọng quyền tự
do, công bằng đang là xu thế thời đại Pháp luật được xác định các điều kiện lĩnh vực hay giới hạn, khuôn khổ, trong đó con người có thể hành động một cách tự do
Các học giả thường xem xét tự do ý chí trên ba phương diện: triết học, đạo đức và kinh tế [13, tr 11-20.]
Về mặt triết học, học thuyết tự do ý chí dựa trên nền tảng của
tự do cá nhân, có nghĩa là không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một việc gì đó ngoài ý muốn của họ
Về mặt đạo đức, học thuyết tự do ý chí dựa trên quan niệm
rằng không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một công việc
mà không xuất phát từ lợi ích của họ Do vậy, hợp đồng được xem
là sản phẩm của ý chí được hình thành từ lợi ích của các bên tham gia giao kết
Trang 3428
Về mặt kinh tế, học thuyết tự do ý chí dựa trên nhận định rằng,
lợi ích cá nhân là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế Do đó,
tự do ý chí phải được đề cao để con người vì lợi ích của mình trong
xã hội tự do cạnh tranh mang lại những lợi ích chung
Các lý thuyết gia về hợp đồng ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX đã tiến hành các quá trình trừu tượng hoá, khái quát hoá và hệ thống hoá các vấn đề liên quan tới hợp đồng để xây dựng nên một lý thuyết duy nhất dựa trên các giá trị đạo đức thay thế cho các tín ngưỡng truyền thống có nền tảng là đạo đức đang
bị xói mòn Kết quả là việc xem hợp đồng như luật giữa các cá nhân
Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường đảm bảo tự do kinh doanh, việc quy định và đề cao tự do ý chí có ý nghĩa to lớn trong việc xóa bỏ cơ chế cũ, thúc đẩy tự do kinh doanh Một khi nguyên tắc tự do ý chí thông qua việc vô hiệu hóa các hợp đồng chống lại trật tự công cộng, đạo đức xã hội cần bị hạn chế để bảo vệ các lợi ích chính đáng của cộng đồng và bảo đảm
sự bình ổn của các quan hệ xã hội thông qua việc sử dụng tập quán, cũng như thông lệ quốc tế điều tiết quan hệ hợp đồng Gắn liền với việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế là tiến trình hội nhập quốc
tế [5, Mục II, điểm 6]
Tự do ý chí là khuynh hướng phát triển của xã hội, và là nền tảng xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.2.2 Quyền tự do lập hội
Ngày 24/9/1982, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về quyền
dân sự và chính trị năm 1966, quy định rằng “Ai cũng có quyền tự do lập hội,
kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”(điều 22) [17]
Trang 3529
Pháp luật các nước như Pháp, Đức, Nhật…đều quan niệm rằng, bản chất pháp lý của việc hình thành pháp nhân là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằm tạo ra một thực thể cụ thể để đáp ứng hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác định khi giao kết hợp đồngtrên cơ sở quyền tự do lập hội và quyền tự do kinh doanh của các công dân
Qua thời gian phát triển, quyền tự do lập hội và quyền tự do kinh doanh có xu hướng thu hẹp với sự can thiệp của nhà lập pháp, dưới áp lực của những thời kỳ khác nhau Có khi nhà nước phải can thiệp, hạn chế tự do trong việc thương mại vì cần hướng nền kinh tế quốc gia về một mục đích nào đó, như bảo vệ tiền tệ, bảo vệ một vài ngành sản xuất…[ 51, tr 693]
Tại điềm 1832 của Bộ luật dân sự Pháp quy định “Công ty do hai hay nhiều người thành lập trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng về việc đóng góp,
sử dụng tài sản hoặc công sức của họ vào hoạt động kinh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi nhuận [83 điều 1832]
Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định nguyên tắc:“Quyền tự do cam kết thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” (Điều 4); “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” (Điều 389, khoản 1)
Luật Thương mại 2005 của Việt Nam cũng có nguyên tắc “Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại và bảo hộ các quyền đó” (Điều 11, khoản 1)
Tuy vậy, ở Việt Nam, việc hình thành pháp nhân trên cơ sở quan hệ hợp đồng chưa được công nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật Tuy
Trang 3630
nhiên, các học giả Việt Nam, đã đặt ra một nhu cầu cho sự thay đổi tư duy, quan niệm của nhà làm luật trong việc hình thành pháp nhân trên cơ sở tự do lập hội và tự do kinh doanh
1.3 Khái quát chung về trách nhiệm dân sự
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm dân sự
1.3.1.1 Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng Việt, cụm từ “trách nhiệm” có thể được hiểu theo hai
nghĩa: Một là “phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”, hai là
“sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả”[52] Trách nhiệm mà được pháp luật điều
chỉnh và bảo đảm thực hiện là trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật
Trách nhiệm dân sự đã phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người nào
đã làm ra một hành vi gì trái luật mà gây tổn thiệt cho người khác Vì thế, có tác giả cho rằng “trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ không căn cứ vào ý chí của các đương sự muốn tạo lập ra nghĩa vụ Nguồn gốc này căn cứ vào hành vi mà dân luật coi như trái luật” [34, tr.431]
Trách nhiệm dân sự đó là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự (như: tước quyền sở hữu, tước quyền thừa kế…) hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như
Trang 37Trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa
vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình
sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung
sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi [14]
Như vậy, cần phân biệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự, nếu trách nhiệm hình sự liên quan đến việc trừng phạt người gây thiệt hại và khôi phuc lại trật tự công cộng, thì mục đích của trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại
Trách nhiệm dân sự được chia ra thành: trách nhiệm bồi thường những tồn thất về vật chất và tinh thần mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
gây ra Trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành
tiền do bên vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí
ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút Trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần, khi có hành vi vi phạm xâm hại đến tính mạng sức khỏe,
danh dự, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại
Trang 38Theo nghĩa chủ quan, thì trách nhiệm dân sự là biện pháp cưỡng chế được
áp dụng đối với người đã có hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nhằm buộc người vi phạm phải thực hiện những hành vi nhất định hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất và khôi phục các quyền
và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại [30]
1.3.1.2 Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
Khi xem xét các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng:
Theo nghĩa khách quan, trách nhiệm dân sự là tổng thể các
quy định của pháp luật dân sự về các căn cứ, điều kiện phát sinh trách nhiệm, năng lực chịu trách nhiệm, cách thức thực hiện trách nhiệm và hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm dân sự
Theo nghĩa chủ quan, thì trách nhiệm dân sự là biện pháp cưỡng
chế được áp dụng đối với người đã có hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nhằm buộc người vi phạm phải thực hiện những hành vi nhất định hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại [30]
Trách nhiệm dân sự mang đầy đủ những đặc điểm chung của loại hình trách nhiệm pháp lý:
Trang 3933
Thứ nhất,Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người vi phạm trước
người có quyền, lợi ích bị xâm phạm Trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra trong các trường hợp một bên thực hiện hành vi vi phạm (vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc vi phạm các quy định của pháp luật) gây thiệt hại đối với người khác
Thứhai, Trách nhiêm dân sự được coi là một biện pháp cưỡng chế của
pháp luật được thể hiện dưới dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị xâm hại
Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cụ thể hơn là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự
Thứba, Cùng với các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự nó sẽ
đem lại cho người thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi.Nhà nước áp dụng các chế tài và các chế tài này được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nướcđối với các hành vi vi phạm pháp luật
Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là việc phải thực hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có thệt hại thực tế từ vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thứtư, Trách nhiệm dân sự do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
thực thi theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những ngưòi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác, Nhà nước có quyền xác định hành vi nào
là vi phạm pháp luật và các chế tài tương ứng với mỗi vi phạm đó
Thứnăm, Trách nhiệm dân sự mang tính đền bù, bởi mục đích của trách
nhiệm pháp lý không chỉ là trừng trị hành vi vi phạm mà bên cạnh đó còn là sự khôi phục lại tình trạng tương ứng với phần hậu quả mà người vi phạm đã gây ra
do không thực hiện nghĩa vụ của mình
Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải phù hợp và tương xứng với mức độ của hậu quả hành vi vi phạm
Trang 401.3.2 Các nguyên tắc chung và phân loại trách nhiệm dân sự
1.3.2.1 Các nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự
Thứ nhất, nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: Để đảm bảo quyền, lợi ích
của các chủ thể trong quan hệ pháp luật thì đòi hỏi các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự đó phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình Hay nói cách khác, chủ thể phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự Nếu chủ thể không tự nguyện thực hiện thì có thể
bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật
Các bên chủ thể trong quan hệ dân sự phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Chính các bên trong quan
hệ dân sự là những chủ thể được hưởng quyền và cũng chính là những chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể bên kia Vì thế, hơn ai khác chính họ phải là những người chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình Vì thế, pháp luật dân sự quy định cho họ việc họ tự chịu trách nhiệm tức là đề cao sự tự giác, tự nguyện của các chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình
Thứ hai, nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Thiệt hại thực tế phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác