1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập – thực trạng và giải pháp

65 390 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 815,84 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011-2015 PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Bộ môn Luật Thương mại Sinh viên thực hiện: LÊ MINH TRÒN MSSV: 5115860 Luật Thương mại 1 - K37 Cần Thơ, 12/2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…. Tháng 12 năm 2014 Giảng viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày….tháng 12 năm 2014 Hội đồng phản biện Lời cảm ơn Để hoàn thành bài nghiên cứu luận văn như hôm nay, bản thân người viết hiểu rằng đó là thành quả chung của nhiều người không chỉ riêng của người viết. Việc hoàn thành đề tài nghiên cứu luận văn cũng là lúc đánh dấu những bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời người viết, là lúc kết thúc những năm tháng Đại học, khép lại những trang ký ức đầy kỷ niệm và in dấu những trải nghiệm khó quên khi xa nhà, xa gia đình và sống tự lập. Với niềm cảm kích chân thành, trước tiên người viết xin dành lời cảm ơn đến gia đình là điểm tựa là động lực đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và động viên người viết về mọi mặt. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, quý cô là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường, đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên giảng dạy, hướng dẫn, giảng viên chính cô Lê Thị Nguyệt Châu đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để người viết hoàn thành đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp này. Xin cảm ơn các tác giả của những bài viết, sách, báo, tạp chí mà người viết đã sử dụng làm tài liệu nghiên cứu luận văn. Và sau cùng xin cảm ơn bạn bè những người đã chia sẻ, đã giúp đỡ người viết trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, trong học tập và trong suốt chặn đường đã qua theo học tại Trường. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù có nhiều cố gắng song kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và chưa có kinh nghiệm, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy người viết mong quý thầy cô, độc giả bỏ qua những thiếu sót ấy và đóng góp thêm những ý kiến để hoàn thiện đề tài. Người viết chân thành đón nhận, tiếp thu và cố gắng hoàn thiện. Một lần nữa người viết xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày 9 tháng 12 năm 2014 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................................1 3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2 5. Kết cấu luận văn ...............................................................................................................3 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP ............ 4 1.1 Khái quát chung về thuế thu nhập ................................................................................4 1.1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân .........................................................................4 1.1.2 Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp ...............................................................5 1.2 Mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp ...............7 1.2.1 Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước ..........................................................................................................7 1.2.2 Thuế Thu nhập cá nhân và thuế Thu nhập doanh nghiệp góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................8 1.2.3 Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ bổ trợ cho nhau ............................................................................................................................10 1.3 Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần............................................11 1.3.1 Khái niệm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .......................................................11 1.3.2 Sự cần thiết của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và phạm vi áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ...........................................................................................14 1.3.3 Các loại thuế được quy định trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần................15 1.3.4 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .......................................15 1.3.6 Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trong mối quan hệ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ..................................................................................16 1.4 Khái quát chung về đối tượng nộp thuế .....................................................................16 1.4.1 Khái niệm về đối tượng nộp thuế ............................................................................16 1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế ............................................................18 1.4.2.1 Quyền của đối tượng nộp thuế .........................................................................18 1.4.2.2 Nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế .....................................................................20 1.5 Khái quát chung về người đối tượng thuế thu nhập..................................................21 1.5.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân....................................................................21 1.5.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp .........................................................22 1.5.3 Đối tượng cư trú của một Nước ký kết trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ......................................................................................................................................22 1.6 Người nộp thuế thu nhập qua các thời kỳ ..................................................................22 1.6.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân....................................................................23 1.6.1.1 Trước khi có luật thuế thu nhập cá nhân .........................................................23 1.6.1.2 Sau khi có luật thuế thu nhập cá nhân .............................................................24 1.6.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ..........................................................24 1.6.2.1 Trước khi có luật thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................24 1.6.2.2 Sau khi có luật thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................................24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................... 26 2.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân ........................................................................26 2.1.1 Theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân .....................................................26 2.1.1.1 Đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú .........................27 2.1.1.2 Đối tượng nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể .......................................29 2.1.2 Theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ................................................................31 2.1.2.1 Đối tượng cư trú của Việt Nam ........................................................................31 2.1.2.2 Đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam............................................................................31 2.1.3 Thực trạng ................................................................................................................32 2.1.4 Đánh giá ...................................................................................................................32 2.1.4.1 Thành tựu .........................................................................................................32 2.1.4.2 Hạn chế ............................................................................................................34 2.1.5 Giải pháp hoàn thiện ...............................................................................................36 2.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp...............................................................37 2.2.1 Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................37 2.2.1.1 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam............38 2.2.1.2 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam ...............................................................................................38 2.2.1.3 Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã .................................................39 2.2.1.4 Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam .......39 2.1.1.5 Tổ chức khác có hoạt động sản xuât, kinh doanh có thu nhập ........................40 2.2.2 Theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ................................................................41 2.2.2.1 Đối tượng cư trú của Việt Nam ........................................................................41 2.2.2.2 Đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam............................................................................41 2.2.3 Thực trạng ................................................................................................................42 2.2.4 Đánh giá ...................................................................................................................43 2.2.4.1 Thành tựu .........................................................................................................43 2.2.4.2 Hạn chế ............................................................................................................46 2.2.5 Giải pháp hoàn thiện ...............................................................................................48 2.3 Đánh giá và đề xuất chung ...........................................................................................49 2.3.1 Đánh giá và đề xuất chung về tên gọi đối tượng nộp thuế thu nhập và tên gọi người nộp thuế ..................................................................................................................49 2.3.1.1 Đánh giá ..........................................................................................................49 2.3.1.2 Đề xuất .............................................................................................................50 2.3.2 Đánh giá và đề xuất chung về đối tượng nộp thuế.................................................51 2.3.2.1 Đánh giá ..........................................................................................................51 2.3.2.2 Đề xuất .............................................................................................................52 2.3.2.3 Kinh nghiệm từ quy định thuế thu nhập của Hoa Kỳ.......................................52 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 54 Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế, vốn là công cụ quan trọng và hữu hiệu trong việc tạo lập nguồn thu cho Ngân sách để thực hiện tốt các chức năng quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiêp gọi chung là thuế thu nhập giữ vai trò to lớn trong hệ thống thuế trên Thế giới. Ở Việt Nam, thuế thu nhập có lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn do sự tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Tuy nhiên cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, trong những năm gần đây Nhà nước đã quan tâm đến việc điều tiết trực tiếp vào thu nhập của các chủ thể có thu nhập. Sự đóng góp của thuế thu nhập ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Khi đất nước phát triển, thu nhập theo đầu người và số lượng doanh nghiệp cùng tăng lên thì thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng theo. Tại Việt Nam, thuế trực thu trong tổng số thu thuế tăng từ 31% năm 1996 lên 40% năm 2000.1 Với vai trò quan trọng như thế, nên Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp luôn giành được sự quan tâm không chỉ của các nhà làm luật mà còn của đối tượng nộp thuế. Tuy cùng là nhóm thuế đánh vào thu nhập của đối tượng nộp thuế song việc phân định đối tượng nào là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nào là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là hết sức cần thiết, tránh tình trạng đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế. Trong bối cảnh vai trò của thuế thu vào hàng hóa ngày càng giảm xuống (do yêu cầu của quá trình hội nhập cũng như chính sách khuyến khích nền kinh tế hàng hóa phát triển) thì thuế thu vào thu nhập giữ vai trò ngày càng quan trọng là điều tất yếu, nên việc nghiên cứu “Pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập” sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Đây cũng là lý do người viết chọn đề tài này cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do tính dàn trải của đề tài nên số tài liệu tham khảo cũng như sử dụng trong quá trình nghiên cứu tương đối nhiều song nội dung dùng cho việc nghiên cứu thì tương đối ít, việc đi sâu phân tích cụ thể từng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật thuế, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012, Tr. 259. 1 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 1 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp vấn đề gặp nhiều khó khăn, theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2006 nội dung người nộp thuế bao gồm đối tượng nộp thuế và các đối tượng khác như: tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này người viết chỉ tập trung nghiên cứu những trường hợp mà nội hàm khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế là giống nhau đối với những quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân trong Luật Thuế thu nhập cá nhân, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiêp trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và đối tượng cư trú của một nước ký kết trong các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trước hết, người viết nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thông qua đó độc giả, đặc biệt là các cá nhân và doanh nghiệp hiểu hơn về nội dung đối tượng nộp thuế thu nhập. Trong quá trình nghiên cứu, Người viết ghi nhận những điểm chưa phù hợp, tồn tại về đối tượng nộp thuế thu nhập giữa các quy định trong Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Cuối cùng đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với những vấn đề tồn tại. Mục đích cuối cùng và lớn nhất của việc nghiên cứu này là đóng góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập để đảm bảo quyền lợi và tạo sự bình đẳng đối với cá nhân và doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong mỗi bài nghiên cứu đều có những phương pháp nghiên cứu khác nhau để đưa đến kết quả như mong muốn của quá trình nghiên cứu, cũng không ngoại lệ, trong đề tài này người viết sử dụng phương pháp liệt kê; phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp nghiên cứu tài liệu. Cụ thể người viết đã liệt kê các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết cũng như liệt kê các đối tượng nộp thuế thu nhập, quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế, phân tích những quy định đối tượng nộp thuế của Luật thuế thu nhập và đối tượng cư trú của Việt Nam trong các Hiệp định, sau đó so sánh, đánh giá sự thống nhất, mâu thuẫn của các quy định đó, bên cạnh phương pháp nghiên cứu tài liệu cũng cần phải thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ những nguồn tài liệu khác nhau để hoàn thành đề tài. Ngoài ra, người viết cũng sử dụng các phương GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 2 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp pháp phân tích luật viết như phương pháp xây dựng tam đoạn luận, phương pháp suy lý mạnh để nghiên cứu đề tài này. 5. Kết cấu luận văn Bên cạnh lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn gồm 2 chương như sau: Chương 1: Khái quát về đối tượng nộp thuế thu nhập Chương 2: Đối tượng nộp thuế thu nhập theo quy định hiện hành – Thực trạng và giải pháp. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 3 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP Ở chương này, người viết trình bày khái quát về thuế thu nhập, về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần qua đó đánh giá một cách tổng quát mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân trong mối quan hệ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Quan trọng hơn, người viết sẽ trình bày một cách khái quát về đối người nộp thuế nói chung và đối tượng nộp thuế thu nhập nói riêng, nhằm làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về đối tượng nộp thuế thu nhập. Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày về đối tượng nộp thuế thu nhập qua các thời kỳ trước và sau khi có Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để thấy được sự hình thành và phát triển của đối tượng nộp thuế thu nhập. 1.1 Khái quát chung về thuế thu nhập Thuế thu vào thu nhập được xem là loại thuế mà Nhà nước đánh vào thu nhập thực tế của các chủ thể nhằm điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào Ngân sách Nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và thực hiện công bằng xã hội. 1.1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu điều tiết vào thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân trong kỳ tính thuế.2 Thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng là đối tượng chịu thuế. Vì vậy, đối tượng nộp thuế khó có thể chuyển gánh nặng về thuế cho người khác. Mặt khác, thuế thu nhập cá nhân có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của đối tượng nộp thuế. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh , Giáo trình Luật thuế, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012, Tr 301. 2 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 4 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Thứ hai, Thuế thu nhập cá nhân mang tính chất lũy tiến so với thu nhập, thuế suất được thiết kế theo lũy tiến từng phần nhằm đảm bảo tính công bằng giữa những đối tượng nộp thuế. Thứ ba, Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế phức tạp. Việc quản lý thuế, thu thuế, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chi phí quản lý lớn. Cơ quan quản lý thuế phải nắm được các nguồn thu nhập của đối tượng chịu thuế, tình trạng cư trú của họ ở Việt Nam,…3 Thứ tư, Thuế thu nhập cá nhân có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là, đối tượng đánh thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế, không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nước ngoài; hai là, đối tượng phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ những người có thu nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Thứ năm, Nhà nước có thể sử dụng loại thuế này để khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi thông qua biểu thuế. Ví dụ như, Nhà nước có thể khuyến khích người lao động làm thêm giờ, tăng thu nhập bằng cách đánh thuế nhẹ hoặc không đánh thuế lên khoảng thu nhập tăng thêm do làm thêm giờ hoặc có thể khuyến khích nghỉ ngơi bằng cách đánh thuế nặng lên khoản thu nhập này. Nhà nước cũng có thể khuyến khích người dân đầu tư hay không đầu tư, tiết kiệm hay không tiết kiệm thông qua việc đánh thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư, thu nhập từ lãi tiết kiệm. 1.1.2 Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh để động viên một phấn thu nhập của họ vào Ngân sách Nhà nước.4 Dưới góc độ pháp lý, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa 3 4 Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật Tài chính, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2009, Tr 26. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật Tài chính, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2009, Tr 51. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 5 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp vụ thuế đối với những khoản thu nhập có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh trong xã hội.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là đối tượng chịu thuế. Được xem là loại thuế trực thu nhưng đôi khi đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có thể chuyển gánh nặng về thuế cho các đối tượng khác. Thuế thu nhập doanh ngiệp có thể chuyển qua cho cổ đông, cho người tiêu dùng hoặc cho cả người lao động trong doanh nghiệp. Thứ hai, Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó là phần thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý. Vì thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh nên mức động viên của Ngân sách Nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải nộp thuế nhiều, ngược lại những doanh nghiệp có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn sẽ được nộp thuế ít, thậm chí được giảm thuế, miễn thuế. Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp thường gắn với chính sách kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ do đó thuế thu nhập doanh nghiệp có tính ổn định không cao. Thứ ba, Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp dễ thu hơn so với thuế thu nhập cá nhân. Việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp có thể dựa trên hồ sơ đăng ký kinh doanh và số lượng doanh nghiệp bao giờ ít hơn số lượng cá nhân trong quốc gia cho nên dễ quản lý. Ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp được xem như là một loại thuế thu trước của thuế thu nhập cá nhân. Ở các quốc gia này, doanh nghiệp hầu hết là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần cho nên người chịu thuế thực tế là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ đông. Những người này chỉ nhận được lợi tức từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh ,Giáo trình Luật thuế , NXB Hồng Đức - Hội Luật gia V iệt Nam, năm 2012, Tr 269. 5 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 6 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp nước. Khoản lợi tức nhận được từ thu nhập của doanh nghiệp sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Để giảm tình trạng thuế chồng thuế thì các quốc gia có thể cho phép khấu trừ phần thuế thu nhập doanh nghiệp đã đóng hoặc đánh thuế thu nhập cá nhân trên phần lợi tức này ở mức thuế suất thấp.6 1.2 Mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.1 Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Xuất phát từ nguồn gốc xuất hiện thuế và vai trò của thuế trong kết cấu nguồn thu ngân sách, bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đạt tới số thu từ thuế ngày càng tăng. Qua kết quả nghiên cứu về lịch sử phát triển của thuế qua các thời kỳ của các quốc gia, có thể thấy, nguồn thu từ thuế chiếm phần lớn trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước. Hệ thống pháp luật thuế đang tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành nguồn thu ổn định với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước. Nguồn thu từ thuế đã góp phần đảm bảo được nguyên tắc cân đối các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu bắt buộc khác, không những đảm bảo chi trả cho toàn bộ các khoản chi thường xuyên mà còn đáp ứng được một phần cho chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, với việc nước ta đã, đang và sẽ thực hiện những cam kết về kinh tế với quốc tế trong thời gian sắp tới, nguồn thu từ thuế có nguy cơ sẽ bị giảm mạnh. Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hàng loạt các loại thuế như thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng bị giảm nguồn thu đáng kể. Do đó, việc ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã góp phần giải quyết được khó khăn trên. Trước hết, hai luật thuế thu nhập trên đã đảm bảo được nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước trước tình trạng cắt giảm thuế quan như hiện nay. Bên cạnh đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đã có nhiều sửa đổi, bổ sung so với trước đây. Với việc thay đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã bổ sung thêm nhiều nguồn thu mà trước đó Pháp lệnh chưa điều chỉnh như các khoản thu từ cho vay, chuyển nhượng vốn… Đồng thời, việc áp dụng cách tính thuế, và mức thuế suất khác nhau đối với những khoản thu nhập khác nhau như thu nhập từ Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luât Tài chính 2 (Thuế), Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2009, Tr 51. 6 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 7 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn đã góp phần điều tiết hợp lý nguồn thu từ cá nhân, doanh nghiệp cho Ngân sách Nhà nước và ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế về việc điều tiết thu nhập trong dân cư. Riêng đối với thu nhập doanh nghiệp, mặc dù, mức thuế suất áp dụng của Luật này hiện là 22%, thấp hơn mức thuế suất tương ứng trong Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2003 la 28% nhưng khoản thu được từ thuế Thu nhập doanh nghiệp có phần tăng hơn so với trước đây.7 Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn đẩy nhanh phát triển kinh tế, vận động mọi công dân thực hiện kinh tế tư nhân, hộ gia đình. Do đó, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước đang cần. Chính vì vậy, các nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp phải là nguồn thu cơ bản và chủ đạo của ngân sách, đảm bảo nguồn tài chính dồi dào cho Ngân sách Nhà nước. 1.2.2 Thuế Thu nhập cá nhân và thuế Thu nhập doanh nghiệp góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trước hết, ta cần làm rõ khái niệm cơ cấu kinh tế là gì. Vì sao nước ta phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo Karl Marx (1818 – 1883) cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. Đồng thời, Marx cũng nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản sản xuất xã hội. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thứ nhất, Nhóm nhân tố tác động từ bên trong + Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội; + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Báo cáo ngân sách hàng năm, http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088, [Truy cập ngày 02/12/2014] 7 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 8 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp + Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định; + Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mọi hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của Nhà nước, song không phải Nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Đối với những sản phẩm, ngành, lĩnh vực cần khuyến khích, Nhà nước giảm thuế hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn đối với những ngành, nghề, lĩnh vực cần hạn chế, Nhà nước sẽ quy định mức thuế suất cao nhằm hạn chế các nhà đầu tư, đầu tư phát triển. Những ngành, nghề hoặc lĩnh vực không ai muốn đầu tư, sản xuất nhưng sản phẩm của nó rất cần cho xã hội thì Nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất. Nhà nước cũng có thể khuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao động thông qua các chính sách kinh tế xã hội. Ngược lại, khi Nhà nước muốn hạn chế tình trạng di dân thì phải đầu tư phát triển các thị xã, thị trấn đề có điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần tương đương như các đô thị lớn. Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư, tạo ra sự cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng và giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thứ hai, Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài + Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; + Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, quốc tế hóa hoạt động sản xuất. Một đất nước muốn phát triển được toàn diện, bền vững phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, do đó, mục tiêu mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới là thu nhập của các chủ thể kinh tế của quốc gia không ngừng tăng lên, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, phát triển kinh tế đất nước. Muốn làm được điều đó, Nhà nước phải có nhiều đòn bẩy có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đặc biệt là với chính sách của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 9 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Với việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có sự phân biệt theo ngành, vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh tế mũi nhọn, then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế mà Nhà nước có thể sử dụng để khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ. Với chính sách ưu đãi qua thuế suất, thời gian miễn, giảm thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước có thể khuyến khích các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư như các cơ sở mới thành lập, đầu tư ở miền núi, hải đảo và các vùng có nhiều khó khăn để khuyến khích thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, với chính sách thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước có thể sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng cách khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi thông qua việc thu hay không thu thuế đối với những khoản thu nhập tư kinh doanh, đầu tư… Đồng thời, với thuế suất lũy tiến từng phần, cá nhân có thu nhập đến mức chịu thuế mới nộp thuế và thu nhập càng cao thì mức thuế suất áp dụng cũng càng cao, góp phần điều tiết thu nhập trong dân cư, hạn chế việc phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Do vậy, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay. 1.2.3 Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ bổ trợ cho nhau Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đều là thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của đối tượng chịu thuế, nhằm điều tiết một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước. Thuế thu nhập doanh nghiệp có đối tượng chịu thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp.8 Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân có đối tượng chịu thuế là thu nhập có được của các cá nhân bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013, Điều 3. 8 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 10 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn…9 Mỗi sắc thuế đều hướng đến cho mình một đối tượng điều chỉnh riêng, độc lập với nhau, tuy nhiên, cả thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp cùng tham gia điều chỉnh đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân và tổ chức. Do đó, giữa hai sắc thuế đều có mối liên hệ, liên kết với nhau và bổ trợ cho nhau nhằm giúp cả hai được hoàn chỉnh và thực thi có hiệu quả hơn trên thực tế, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước cũng như tránh được tình trạng đánh chồng thuế, đảm bảo được tính thống nhất cho hệ thống pháp luật về thuế thu nhập.10 1.3 Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 1.3.1 Khái niệm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có thể hiểu theo các phương diện sau đây:11 Về phương diện pháp luật: là một cam kết quốc tế, hay một văn bản pháp lý song phương do hai quốc gia hay vùng lãnh thổ ký kết, quy định giới hạn quyền đánh thuế của từng nước tham gia Hiệp định trong khuôn khổ pháp lý của Hiệp định đối với một đối tượng nộp thuế trên cùng một khoản thu nhập chịu thuế, khi đối tượng nộp thuế thực hiện các hoạt động vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước. Về phương diện kinh tế: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là một thỏa thuận được ký kết giữa một bên là nước đầu tư với Việt Nam với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư và ngược lại, nhằm phân chia nguồn thu của Ngân sách Nhà nước Việt Nam với nước đầu tư hay tiếp nhận đầu tư từ thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư; chuyển giao công nghệ và phân công lao động. Về phương diện quản lý: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là biện pháp mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường hợp tác giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa các quốc gia ký kết, và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên phạm vi quốc tế. Hiệp định có quy định: Với chức năng hợp tác trong việc quản lý các tổ chức kinh doanh xuyên quốc gia cần trao đổi thông tin quản lý và xử lý tranh chấp giữa các Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012, Điều 3. 10 Sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 2. 11 Trường Đại học luật Hà Nội: Giáo trình luật thuế Việt Nam, NXB Tư pháp, năm 2005, Tr 227. 9 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 11 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp quốc gia. Đây là biện pháp khởi đầu không những đối với chính sách thuế mà còn năng cao hiệu quả quản lý của Việt Nam. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là văn kiện pháp lý song phương trong đó đưa ra một khuôn khổ để các nước phân chia quyền lợi về thuế từ đối tượng nộp thuế hoạt động qua phạm vi lãnh thổ của một nước. Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước: Đến tháng 5 năm 2013, theo thống kê của Tổng Cục Thuế thì Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với 69 quốc gia, vùng lãnh thổ (cả Hiệp định đang có hiệu lực và chưa có hiệu lực) nhằm tạo ra một môi trường pháp lý về thuế rất rõ ràng, ổn định.12 Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký kết: TT 01 02 03 04 05 06 07 08 Tên nước Ỗtrâylia Pháp Thái Lan Nga Thụy Điển Hàn Quốc Anh Xinh-ga-po 09 10 11 12 13 14 15 16 Ấn Độ Hung-ga-ri Ba Lan Hà lan Trung Quốc Đan Mạch Na uy Nhật Bản Ngày ký 13/10/1992 Hà Nội 10/02/1993 Hà Nội 23/12/1992 Hà Nội 27/5/1993 Hà Nội 24/3/1994 Stockholm 20/5/1994 Hà Nội 09/4/1994 Hà Nội 02/3/1994 Hà Nội Nghị định thư sửa đổi HĐ: 12/9/2012 xinh-gapo 07/9/1994 Hà Nội 26/8/1994 Budapest 31/8/1994 Vác-sa-va 24/01/1995 Hague 17/5/1995 Bắc Kinh 31/5/1995 Copenhagen 01/6/1995 Oslo 24/10/1995 Hà Nội Hiệu lực ngày 30/12/1992 01/07/1994 29/12/1992 21/3/1996 08/8/1994 11/9/1994 15/12/1994 HĐ: 09/9/1994 NĐT: 11/01/2013 02/02/1995 30/6/1995 28/01/1995 25/10/1995 18/10/1996 24/4/1996 14/4/1996 31/12/1995 Tổng cục thuế: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOINTCw9fSzCgv2NTX1 NDDwNnQ28fD0tDA0sjfULsh0VAQkXsHY!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/gdt+cont ent/sa_gdt/tqt/hdt/100117_165029, [ truy cập ngày 15/11/2014]. 12 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 12 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp 17 18 19 Đức Rumani Ma-lai-xi-a 20 21 Lào Bỉ 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Lúc-xăm-bua Udơbêkixtăng Ucraina Thụy Sĩ Mông Cổ Bun-ga-ri I-ta-li-a Bê-la-rút Séc Ca-na-da In-đô-nê-xi-a Đài Bắc 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 An-giê-ri Mi-an-ma Phần Lan Phi-líp-pin Ai-xơ-len CHDCND Triều Tiên Cu Ba Pa-kít-xtăng Băng la đét Tây Ban Nha Xây-sen Xri-lan-ca Ai-cập Bru-nây 48 49 Ai-len Ô-man GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 16/11/1995 Hà Nội 08/7/1995 Hà Nội 07/9/1995 KualaLumpur 14/01/1996 Viên-chăn 28/02/1996 Hà Nội Nghị định thư sửa đổi NĐ: 12/3/2012 Hà Nội 04/3/1996 Hà Nội 28/3/1996 Hà Nội 08/4/1996 Hà Nội 06/5/1995 Hà Nội 09/5/1996 Ulan Bator 24/5/1996 Hà Nội 26/11/1996 Hà Nội 24/4/1997 Hà Nội 23/5/1997 Praha 14/11/1997 Hà Nội 22/12/1997 Hà Nội 06/4/1998 Hà Nội 27/12/1996 24/4/1996 13/8/1996 06/12/1999 An-giê 12/5/2000 Yangon 21/11/2001 Héninki 14/11/2001 Manila 03/4/2002 Hà Nội 03/5/2002 Bình Nhưỡng 26/10/2002 La Havana 25/3/2004 Islamabad 22/3/2004 Dhaka 07/3/2005 Hà Nội 04/10/2005 Hà Nội 26/10/2005 Hà Nội 06/3/2006 Cai-rô 16/8/2007 Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bru-nây) 10/3/2008 Dudlin 18/4/2008 Hà Nội Chưa có hiệu lực 12/8/1003 26/12/2002 29/9/2003 27/12/2002 12/8/2007 26/6/2003 04/02/2005 19/8/2005 22/12/2005 07/7/2006 28/9/2006 Chưa có hiệu lực 01/01/2009 Trang 13 30/9/1996 HĐ: 25/6/1999 NĐT: chưa có hiệu lực 19/5/1998 16/8/1996 22/11/1996 12/10/1997 11/10/1996 04/10/1996 20/02/1999 26/12/1997 03/02/1998 16/12/1998 10/02/1999 06/5/1998 01/01/2009 01/01/2009 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 Áo Xlô-va-ki-a Vê-nê-xu-ê-la Ma-rốc Hồng Kông Các tiểu vương quốc Arạp thống nhất (UAE) Ca-ta Cô-oét Ix-ra-en A-rập Xê-út Tuy-ni-di Mô-dăm-bích Ca-dắc-xtan San Marino Xéc-bi-a Niu-di-lân Pa-le-xtin Đông U-ru-goay 68 69 A-déc-bai-gian Thổ Nhĩ Kỳ 02/6/2008 Viên 27/10/2008 Hà Nội 20/11/2008 Ca-ra-cát 24/11/2008 Hà Nội 16/12/2008 Hà Nội 16/12/2009 Dubai 01/01/2010 29/7/2008 26/5/2009 12/9/2012 12/8/2009 12/4/2010 08/3/2009 Đô ha 10/3/2009 Cô-oét 04/8/2009 Hà Nội 10/4/2010 Ri-át 13/4/2010 Tuy-nít 03/9/2010 Hà Nội 31/10/2011 Hà Nội 14/2/2013 Roma 01/3/2013 Hà Nội 05/8/2013 Hà Nội 06/11/2013 Hà Nội 10/12/2013 Môn-tê-viđê-ô 19/5/2014 Hà Nội 08/7/2014 An-ca-ra 16/3/2011 11/2/2011 24/12/2009 01/02/2011 06/3/2013 Chưa có hiệu lực Chưa có hiệu lực Chưa có hiệu lực Chưa có hiệu lực 5/5/2014 02/4/2014 Chưa có hiệu lực Chưa có hiệu lực Chưa có hiệu lực 1.3.2 Sự cần thiết của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và phạm vi áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Bắt đầu từ thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã có sự chuyển biến sâu sắc, sự áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật là động lực cơ bản làm thay đổi và tăng nhanh năng suất lao động, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển và mang tính xã hội hóa cao. Các quốc gia đã nhận thức rõ sự phát triển của mỗi dân tộc phải đặt trong sự phát triển chung của thời đại trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Đầu tư quốc tế là sự di chuyển các phương tiện đầu tư như tiền vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ… từ nước này sang nước khác để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư vào những nơi thu được nhiều lợi nhuận cũng như có khả năng chiếm lĩnh được thị trường… Do đó, chính sách thuế là một nhân tố quan trọng được các nhà đầu tư quan tâm. Bởi lẽ, nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tư không chỉ được quy GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 14 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp định bởi chính sách, pháp luật thuế tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ đến đầu tư. Như vậy, về mặt pháp lý, nhà đầu tư vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với quốc gia của mình, vừa phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia nơi thực hiện đầu tư, dẫn đến việc các nhà đầu tư phải chịu thuế nhiều lần đối với một khoản thu nhập. Để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư cũng như phân chia quyền lợi về thuế giữa các quốc gia liên quan, họ cần có một giải pháp hợp lý để xử lý vấn đề này. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước thống nhất ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế đối với thuế đánh vào thu nhập và tài sản. Hiệp định nhằm không thu thuế trùng đối với thu nhập của nhà đầu tư ở các quốc gia khác nhau. Loại thuế được áp dụng trong Hiệp định là thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… Nội dung của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần còn đề cập việc xác định quyền đánh thuế được phân chia giữa hai nước như thế nào hoặc quyền đánh thuế được dành hoàn toàn cho một trong hai nước (nếu áp dụng biện pháp miễn thuế). Khi quyền đánh thuế được phân định trong Hiệp định, hai nước căn cứ vào luật của nước có quyền đánh thuế để xác định chế độ đánh thuế trên thu nhập đó. 1.3.3 Các loại thuế được quy định trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Các loại thuế áp dụng trong Hiệp định là các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản được quy định cụ thể tại từng Hiệp định. Trong trường hợp của Việt Nam, các loại thuế thuộc phạm vi áp dụng Hiệp định là: + Thuế thu nhập cá nhân + Thuế thu nhập doanh nghiệp Trong trường hợp của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, các loại thuế áp dụng Hiệp định được quy định cụ thể tại Điều 2 của Hiệp định (thường là khoản 3 của Điều 2). 1.3.4 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Những nguyên tắc áp dụng Hệp định bao gồm:13 Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc tronns lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, Chương I Mục 2. 13 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 15 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp + Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định tại Hệp định và các quy định tại luật thuế trong nước, quy định Hiệp định sẽ được ưu tiên áp dụng. + Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác, hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước. Ví dụ, trường hợp tại Hiệp định có các quy định mà theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó nhưng Luật thuế Việt Nam chưa có quy định thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thấp hơn thì áp đụng theo quy định của Luật thuế Việt Nam. + Khi Việt Nam thực hiện các quy định tại Hiệp định, vào từng thời điểm nhất định các từ ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định sẽ có nghĩa như quy định tại Luật của Việt Nam theo mục đích tại thời điểm đó, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác. 1.3.6 Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trong mối quan hệ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Hiệp định tránh đánh thuế hai lần dùng để xác định đối tượng cư trú các nước ký kết Hiệp định. Đồng thời, Hiệp định chủ yếu điều chỉnh thuế đánh vào thu nhập. Các Hiệp định tránh đánh thuế nhằm loại bỏ hoặc giảm việc đánh thuế hai lần đối với một số khoản thu của đối tượng nộp thuế. Việc đánh thuế trùng được xem như rào cản thương mại, là trở ngại đối với tự do hóa giao lưu, hợp tác kinh tế. Vì vậy, với mục đích là loại bỏ trở ngại trên, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, trao đổi thương mại, kinh tế giữa các nước ký kết. 1.4 Khái quát chung về đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế là một chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế. Việc quy định rõ ràng về đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ thuế của chủ thể này. 1.4.1 Khái niệm về đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế là các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. Nếu không thực hiện nghĩa vụ này hoặc thực hiện không đúng sẽ chịu các chế tài pháp luật.14 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh , Giáo trình Luật Thuế, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012, Tr 50. 14 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 16 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Việc xác định đâu là đối tượng nộp thuế là việc không hề dễ dàng trong các văn bản pháp luật về thuế. Để nhận diện sự khác biệt giữa đối tượng nộp thuế và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật thuế, cần lưu ý những vấn đề sau:15 Thứ nhất, Mỗi sắc thuế khác nhau có đối tượng nộp thuế khác nhau phụ thuộc vào bản chất của sắc thuế đó. Thứ hai, Để trở thành đối tượng nộp thuế của một sắc thuế cụ thể, chủ thể đó phải có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế làm phát sinh nghĩa vụ thuế. Thứ ba, Theo pháp luật thuế Việt Nam, đối tượng nộp thuế là các tổ chức và cá nhân. Sở dĩ pháp luật không sử dụng thuật ngữ “pháp nhân và cá nhân” bởi không phải mọi tổ chức đều là pháp nhân, tức là tư cách pháp nhân của tổ chức không phải là yếu tố bắt buộc để tổ chức đó trở thành đối tượng nộp thuế. Một số trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân vẫn có thể là đối tượng nộp thuế (trường hợp hộ kinh doanh, doanh ngiệp tư nhân, tổ hợp tác…). Các chi nhánh của pháp nhân, các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân theo luật thuế Việt Nam vẫn là đối tượng nộp thuế, cho dù các chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc này không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, các chủ thể nói trên không là các đối tượng nộp thuế độc lập khi thực nhiện nghĩa vụ nộp thuế. Việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các chi nhánh, với tư cách là đại diện còn nghĩa vụ nộp thuế cuối cùng là nghĩa vụ của công ty. Vấn đề này có ý nghĩa trong thực tiễn khi xác định loại thuế nào có thể nộp thông qua đại diện (thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng) và loại thuế nào không thể nộp thông qua các chi nhánh (thuế thu nhập doanh nghiệp). Thứ tư, Khái niệm đối tượng nộp thuế không hoàn toàn đồng nhất với chủ thể thực hiện hành vi nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước mà trong Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 đề cập với tên gọi là “người nộp thuế”. Cụ thể khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế gồm: “a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc Ngân sách Nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế thu theo quy định của pháp luật; Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh , Giáo trình Luật Thuế, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012, Tr 50. 15 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 17 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.” Như vậy, khái niệm người nộp thuế trong Luật Quản lý thuế có thể tạm chia thành hai nhóm chủ thể chính: + Đối tượng nộp thuế: đối tượng nộp thuế là chủ thể có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế được quy định trong từng sắc thuế cụ thể. Đối với nhóm chủ thể này được quy định cụ thể trong các đạo luật thuế. + Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế. Thứ năm, Đối tượng nộp thuế không phải lúc nào cũng đồng nhất với khái niệm đối tượng chịu thuế. Khái niệm “đối tượng chịu thuế” không được đề cập trong các văn bản pháp luật thuế. Trong thuế trực thu đối tượng nộp thuế và đối chịu thuế là đồng nhất, trong thuế gián thu đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là khác nhau. Thứ sáu, Một chủ thể có thể đồng thời là đối tượng nộp thuế của hai hoặc nhiều loại thuế khác nhau nếu họ tác động lên nhiều đối tượng chịu thuế của nhiều sắc thuế. 1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế Nghĩa vụ thuế là nhóm nghĩa vụ mang tính hành chính, cưỡng chế. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ thuế không phải có nguồn gốc từ thỏa thuận bình đẳng do luật định. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là người nộp thuế hoàn toàn không là chủ thể mang quyền trong quan hệ thuế. Theo Luật Quản lý thuế hiện hành, có quy định về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế. Nhưng theo người viết thì những quy định này chủ yếu hướng đến đối tượng nộp thuế hơn là hướng tới “tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp” 1.4.2.1 Quyền của đối tượng nộp thuế Quyền của đối tượng nộp thuế được ghi nhận trong trường hợp: với tư cách là một công dân, một tổ chức trong quan hệ ngân sách nhà nước; và với tư cách là chủ GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 18 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp thể thực hiện hàng loạt các hành vi qua nhiều giai đoạn khác nhau để hướng đến mục tiêu cuối cùng là nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Đối tượng nộp thuế có những quyền sau: “1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. 2. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của Chính phủ; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. 4. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. 5. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. 6. Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế. 7. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật. 8. Yêu câu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. 9. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 10. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.” 16 Như vậy, quyền của đối tượng nộp thuế có thể chia làm ba nhóm: Nhóm 1, Quyền được bảo đảm từ phía Nhà nước để thực hiện đúng và chính xác nghĩa vụ nộp thuế (quyền số 1). 16 Luật Quản lý thuế năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012, Điều 6. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 19 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Nhóm 2, Quyền được Nhà nước bảo đảm các lợi ích kinh tế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế nhằm duy trì công bằng, chính xác ( quyền số 2, 3, 4, 5, 7, 8) Nhóm 3, Nhóm các quyền năng của người nộp thuế trong khâu kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính (quyền số 6, 9, 10) 1.4.2.2 Nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế Không giống như quyền của đối tượng nộp thuế, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế là sự tuân thủ bắt buộc chứ không phải là sự lựa chọn. Đối tượng nộp thuế có các nghĩa vụ sau: “1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. 2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. 3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. 4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. 6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. 7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số liệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. 8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 20 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp 9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặc người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định. 10. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.” 17 Có thể thấy nghĩa vụ ở đây được hình thành khi đối tượng nộp thuế có đủ điều kiện chứ không phải là khi đối tượng nộp thuế tham gia quan hệ pháp luật thuế mới có nghĩa vụ. Tức là khi các tổ chức cá nhân có đủ các điều kiện để nộp thuế thì lập tức họ phải thực hiện các nghĩa vụ mà luật quy định, nghĩa vụ này phát sinh đồng thời khi họ trở thành đối tượng nộp thuế. Nghĩa vụ mới chính là sự đảm bảo cho việc thu thuế. Tính tự chủ, chủ động và chịu trách nhiệm của đối tượng nộp thuế được luật hóa cụ thể. 1.5 Khái quát chung về người đối tượng thuế thu nhập Đối tượng nộp thuế thu nhập là các tổ chức, cá nhân mà thu nhập của các cá nhân, tổ chức này trở thành thu nhập chịu thuế trên cơ sở quy định của pháp luật là bộ phận thu nhập được Nhà nước thừa nhận, hợp pháp và phù hợp với tiêu chí mà Nhà nước đặt ra khi điều tiết. 1.5.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.18 Là sắc thuế điều tiết vào thu nhập của cá nhân, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải là cá nhân. Khái niệm cá nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh 19, tổ hợp tác hay hộ gia 17 Luật Quản lý thuế năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012, Điều 7. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Thuế, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012, Tr 304. 19 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Điều 49. 18 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 21 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp đình20. Các chủ thể này không phải tổ chức kinh doanh mà thực hiện hoạt động kinh doanh (nếu có) với tư cách cá nhân. 1.5.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là doanh nghiệp) có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.21 Đối chiếu với khái niệm người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế năm 2006 thì khái niệm người nộp thuế trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp có nội hàm hẹp hơn theo hướng chỉ đề cập đến đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định trước Nhà nước. Do đó, khái niệm người nộp thuế được quy định ở đây thực chất chính là nội hàm của khái niệm đối tượng nộp thuế. 1.5.3 Đối tượng cư trú của một Nước ký kết trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Theo các hiệp định thì đối tượng nộp thuế thu nhập được xác định theo tiêu chí cư trú. Theo đó, một cá nhân được xem là cá nhân cư trú khi có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc có tính chất tương tự. Tiêu chí cư trú của doanh nghiệp theo các Hiệp định dựa trên việc doanh nghiệp có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự. 1.6 Người nộp thuế thu nhập qua các thời kỳ Việc xác lập các sắc thuế cụ thể tùy thuộc vào mục tiêu phát triển và chính sách kinh tế - xã hội của từng thời kỳ. Xã hội ngày càng phát triển thì các sắc thuế thu nhập càng phong phú. Có thể điều đó sẽ được điều chỉnh bởi các sắc thuế độc lập tương ứng với loại thu nhập hình thành nhưng cũng có thể điều chỉnh trong một sắc thuế với biểu hiện là sự mở rộng của đối tượng chịu thuế. Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, có hai sắc thuế điều tiết vào thu nhập của các chủ thể có phát sinh thu nhập gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được thành quả như hiện nay đó là cả một quá trình hình thành và phát triển của Luật Thuế thu nhập. 20 21 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 106, 111. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, Điều 2 khoản 1. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 22 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp 1.6.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân Vai trò của thuế thu nhập cá nhân có khuynh hướng ngày càng tăng cường vì thuế thu nhập cá nhân điều tiết vào cá thể nhỏ nhất – cá nhân trong xã hội nên khả năng bảo đảm công bằng cao hơn so với các sắc thuế khác. 1.6.1.1 Trước khi có luật thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao vào ngày 27/12/1990 và chính thức có hiệu lực ngày 01/4/1991. Kể từ đó đến nay, Pháp lệnh này đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung; lần sửa đổi cuối cùng là năm 2004 và được thay thế bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có hiệu lực vào 01/01/2009. Khi hình thành, Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam có tên gọi là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nên phạm vi điều chỉnh hạn hẹp, chỉ với “thu nhập cá nhân là cao” do phần lớn dân cư lúc ấy có thu nhập từ thấp đến trung bình. Cho đến giai đoạn sau, điều kiện kinh tế – xã hội thay đổi nên luật Thuế Thu nhập cá nhân ra đời thay thế Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để có thể bao quát hết các dạng thu nhập cá nhân, điều chỉnh phù hợp hơn với các loại thu nhập mà cá nhân có được, không phân biệt mức độ cao thấp như trước.22 Ngoài ra, trước khi có Luật Thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân có thu nhập còn là đối tượng nộp thuế các luật khác: Luật số 35-L/CTN ngày 22 tháng 6 năm 1994 của Quốc hội về thuế chuyển quyền sử dụng đất quy định đối tượng nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất và vật kiến trúc trên đó, khi chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp không thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh không bao gồm doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11. Năm 2003 khoảng cách giữa nhóm người có thu nhập cao nhất và nhóm người có thu nhập thấp nhất là 3,7 lần, đến năm 2006 con số này là 14,8 lần. 22 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 23 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp 1.6.1.2 Sau khi có luật thuế thu nhập cá nhân Sau khi Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành thì bãi bỏ các văn bản, quy định sau đây: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11; Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ban hành ngày 22 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số 17/1999/QH10; Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh không bao gồm doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11; các quy định về thuế đối với thu nhập của cá nhân trái với quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, bất kể cá nhân nào, có thu nhập chịu thuế đều trở thành đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. 1.6.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Với việc Nhà nước Việt Nam thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên việc xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng thời kỳ là yêu cầu cần thiết. 1.6.2.1 Trước khi có luật thuế thu nhập doanh nghiệp Tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước năm 1990 và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận). Thực hiện chiến lược cải cách thuế bước một, năm 1990, Quốc hội ban hành Luật Thuế lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Luật Thuế lợi tức sau tám (8) năm thực hiện đã bộc lộ nhiều nhược điểm, không còn phù hợp với những thay đổi trong thời kỳ mới, có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 1.6.2.2 Sau khi có luật thuế thu nhập doanh nghiệp Ngày 10/5/1997, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho Luật Thuế lợi tức, chính thức có hiệu lực áp dụng ngày 01/01/1991. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, đưa nghĩa vụ GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 24 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp thuế của chủ thể kinh doanh về điều chỉnh trong cùng một văn bản. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 mang nhiệm vụ mới là tạo ra môi trường bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 nhanh chóng được thay thế bởi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2004) do yêu cầu sửa đổi những quy định chưa phù hợp. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế Thế giới, một lần nữa thuế thu nhập doanh nghiệp lại được đặt ra trước yêu cầu sửa đổi. Luật Thuế thu nhập 2008 ra đời thực hiện điều tiết một cách bình đẳng đối với thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước phù hợp với yêu cầu đặt ra trong cam kết WTO về vấn đề không phân biệt đối xử trong thuế, trừ một số trường hợp đặc biệt được bảo lưu. Điểm nổi bật của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 là sự thay đổi trong quy định đối tượng nộp thuế trong nội hàm điều chỉnh phù hợp với việc định danh tên sắc thuế cũng như tiêu chí phân định sắc thuế thu nhập căn cứ vào đặc tính của chủ thể sở hữu thu nhập. Tóm lại, trong chương này người viết đã giới thiệu một cách tổng quát nhất về thuế thu nhập và đối tượng nộp thuế thu nhập làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp chương 2. Bởi lẽ, nếu muốn nghiên cứu về đối tượng nộp thuế thu nhập, trước hết cần nắm vững những khái niệm chung nhất cũng như phải có cái nhìn tổng quan nhất về thuế thu nhập. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 25 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nội dung chương này, người viết sẽ làm rõ đối tượng nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật hiện hành là những đối tượng nào. Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và những quy định pháp luật đã phân tích, đánh giá thực trạng về thành tựu và tìm ra những vướng mắc của luật về đối tượng nộp thuế thu nhập, đồng thời đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế thu nhập Việt Nam. 2.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế khác nhau, cũng như phản ánh những tính chất chung nhất của hình thức thuế đó. Trong nhiều trường hợp, tên gọi của sắc thuế đã hàm chứa nội dung, mục đích và phạm vi điều chỉnh của sắc thuế. Thuế thu nhập cá nhân là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân. Như vậy, đối tượng nộp thuế chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thuế. 2.1.1 Theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập có được của cá nhân nên đối tượng chịu thuế cũng chính là đối tượng nộp thuế. Do đó, việc xác định đối tượng nộp thuế là một trong những vấn đề quan trọng của Luật thuế thu nhập cá nhân. Các quốc gia khác nhau dựa vào những tiêu chí khác nhau để có cách đánh thuế lên thu nhập của cá nhân. Thông thường, các quốc gia có thể dựa trên tiêu chí nơi cư trú của người chịu thuế để đánh thuế, cá nhân cư trú thường sẽ bị đánh thuế trên toàn bộ thu nhập chịu thuế không phân biệt thu nhập đó phát sinh tại đâu. Còn cá nhân không cư trú chỉ bị đánh thuế trên phần thu nhập phát sinh tại nước sở tại.23 Bên cạnh đó, quốc tịch cũng là một tiêu chí để các quốc gia quy định 23 Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật Tài chính 2 (Thuế), Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, năm 2009, Tr 26. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 26 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp quyền đánh thuế và cách đánh thuế của mình. Mỗi quốc gia, nếu như không có thỏa thuận gì khác thì có quyền đánh thuế thu nhập lên công dân của nước mình. Trong khi đó, thu nhập có phát sinh hay không phát sinh và phát sinh ở đâu cũng được các quốc gia lưu ý khi xây dựng luật thuế. Thông thường, một khi có thu nhập phát sinh thì quốc gia nơi phát sinh thu nhập cũng có quyền đánh thuế. Do có nhiều tiêu chí khác nhau nên mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một tiêu chí phù hợp và tối ưu nhất. Đối với Việt Nam, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2012 sử dụng tiêu chí nơi cư trú làm căn cứ để xác định đối tượng nộp thuế, theo đó “Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.” 2.1.1.1 Đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú Với bản chất của sắc thuế thu vào thu nhập nhằm điều tiết và động viên một phần thu nhập của cá nhân vào Ngân sách Nhà nước trên nguyên tắc bình đẳng, hợp lý, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong hành thu, pháp luật thuế thu nhập cá nhân không căn cứ vào yếu tố quốc tịch của cá nhân để xác định nghĩa vụ nộp thuế mà căn cứ vào yếu tố cư trú của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam để phân chia đối tượng nộp thuế thành hai (02) nhóm gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. 24 Đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, cá nhân cư trú là người đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây: Thứ nhất, Cá nhân phải có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 1 khoản 4. 24 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 27 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Theo đó, cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn trên là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam. Thứ hai, Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: + Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chổ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp. + Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau: Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi; Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan…không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động. Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú. Đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam: Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành không định nghĩa hay nêu bất kỳ một tiêu chí nào để xét xem một cá nhân như thế nào được xem là cá nhân không cư trú mà sử dụng phương pháp loại suy. Điều đó có nghĩa là một cá nhân nếu thỏa một trong những GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 28 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp điều kiện của cá nhân cư trú thì được xem là cá nhân cư trú, ngược lại, không đáp ứng được những điều kiện trên thì được xem là cá nhân không cư trú. Cách quy định của luật như vậy đã bao quát toàn bộ cá nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân, bất kỳ một cá nhân nào cũng chỉ có thể rơi vào một trong hai trường hợp mà luật đã dự trù. Do vậy, đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân rất rộng. Có thể bao quát được tất cả các cá nhân trong xã hội, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người nước ngoài, miễn là đáp ứng điều kiện về cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là một quy định rất tiến bộ của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa về kinh tế, yếu tố quốc tịch bị mờ nhạt đi vì luôn có sự di chuyển lao động, tài sản từ nơi này đến nơi khác. Do vậy, cách quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân căn cứ nơi cư trú của cá nhân là hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của thế giới và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được hiểu là: Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế; Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, cá nhân cư trú phải chịu thuế thu nhập cá nhân trên toàn bộ khoản thu nhập của mình bất kể chúng phát sinh tại đâu. Bên cạnh đó, một cá nhân được xem là cư trú hay không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được xem xét về giảm trừ gia cảnh, trợ cấp xã hội, bảo hiểm bắt buộc và về mức thuế suất khác nhau. Do vậy, xác định một cá nhân là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú là việc rất quan trọng. 2.1.1.2 Đối tượng nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể Đối tượng nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau: 25 Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh: Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 1 khoản 3. 25 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 29 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì đối tượng nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng chỉ, Giấy phép hành nghề) thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh. Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác không có đăng ký kinh doanh, đối tượng nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân cùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng. Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác: Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, đối tượng nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản. Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì đối tượng nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản. Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên. Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 30 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp nhượng quyền thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại. 2.1.2 Theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 2.1.2.1 Đối tượng cư trú của Việt Nam Đối tượng cư trú của Việt Nam được xác định theo quy định pháp luật của Việt Nam. Pháp luật của Việt Nam ở đây chính là Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành của Việt Nam: quy định về đối tượng là cá nhân cư trú. 2.1.2.2 Đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam Theo Hiệp định, thuật ngữ “đối với cá nhân” được sử dụng để quy định đối tượng cư trú là cá nhân. Căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên dưới đây để xác định một cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam: Thứ nhất, Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê hoặc nhà thuộc quyền sử dụng của đối tượng đó). Thứ hai, Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam như: có việc làm; có địa điểm kinh doanh; nơi quản lý tài sản cá nhân; hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như quan hệ gia đình (người thân như bố, mẹ, vợ/chồng, con,…), xã hội (hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp,…). Thứ ba, Nếu không xác định được cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nước nào chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở nước nào, nhưng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế. Thứ tư, Nếu cá nhân đó thường xuyên có mặt ở cả Việt Nam và nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng như không có mặt thường xuyên ở cả hai nước nhưng cá nhân đó mang quốc tịch Việt Nam hoặc được xác định là công dân Việt Nam theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu Việt Nam. Thứ năm, Nếu cá nhân đó vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc không mang quốc tịch cả hai nước thì Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này thông qua thủ GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 31 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp tục thỏa thuận song phương với Nhà chức trách có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. 2.1.3 Thực trạng Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, sau 4 năm thực hiện Luật, tại kỳ họp tháng 11/2012, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012) có hiệu lực từ 01/7/2013. 2.1.4 Đánh giá 2.1.4.1 Thành tựu Việc thể chế hóa Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thành Luật Thuế thu nhập cá nhân đã làm gia tăng tính pháp lý của thuế đối với cả người nộp thuế và cơ quan thu thuế. Điểm mới là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế thu nhập cá nhân. Việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật Thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo phương pháp lũy tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư, quy định này đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nước đều đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế thu nhập cá nhân. Định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú “cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn”. Luật thuế thu nhập cá nhân xác định đối tượng nộp thuế dựa trên tiêu trí “cư trú”. Đây là một điểm mới và cũng là ưu điểm so với Pháp lệnh thu nhập đối với người có thu nhập cao. Bởi vì trước đây Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao dựa trên ba tiêu trí đó là: Thứ nhất, Quốc tịch (“công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác lao động ở nước ngoài có thu nhập”); Thứ hai, Lãnh thổ (“người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không làm việc ở Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam”); GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 32 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Thứ ba, Cư trú (“cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam”) để xác định đối tượng nộp thuế. Chính điều này làm cho pháp luật về thuế thu nhập của nước ta có những sự khác biệt so với pháp luật các nước khác trên thế giới. Bởi vì một số nước trên thế giới dựa vào tiêu trí “cư trú” để xác định đối tượng nộp thuế. Vì vậy dễ xảy ra khả năng đánh thuế trùng giữa các quốc gia. Khi xác định đối tượng nộp thuế dựa vào tiêu trí “cư trú”, thứ nhất nó tương đồng với pháp luật các quốc gia trên Thế giới và phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, thứ hai là nó giúp cho việc thực hiện được đơn giản và dễ dàng hơn, thứ ba là nó thể hiện quyền đánh thuế của nước ta đối với công dân của nước khác đến làm việc hoặc sinh sống tại Việt Nam. Hơn thế nữa, việc thu thuế được áp dụng chung, không phân biệt giữa người nước ngoài và người trong nước, đảm bảo chính sách thuế được bình đẳng, không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng là người cư trú trong luật thuế thu nhập cá nhân cũng có khác so với Pháp lệnh. Luật Thuế thu nhập cá nhân đã quy định mềm dẻo linh hoạt hơn khi quy định cá nhân cư trú có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày có mặt tại Việt Nam. Nếu như theo Pháp lệnh thì cá nhân cư trú được xác định là có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam. Điều này sẽ gây ra một thực tế đó là có những cá nhân có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày, nhưng ở những tháng gián đoạn, không liên tục. Như vậy thì họ không được coi là cá nhân cư trú. Và Pháp lệnh không thể bao quát hết những đối tượng như vậy. Với quy định mới của Luật Thuế thu nhập cá nhân, đã bao quát hơn đối tượng nộp thuế. Khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh. Mặt khác, xu hướng vận động đa dạng của các cá nhân dẫn đến việc họ tham gia vào nhiều quan hệ xã hội có đặc tính khác nhau để tạo lập thu nhập nên nguồn thu nhập sẽ trở nên phong phú. Vì vậy, việc xác định phạm vi điều chỉnh của các sắc thuế thu nhập theo tiêu chí nguồn thu hình thành thu nhập hay loại thu nhập sẽ trở nên phức tạp, không bao quát được hết các nguồn thu, không bình đẳng do cùng đặc tính chủ thể mà mỗi loại thu nhập có thể bị điều tiết khác biệt. Đó cũng là lý do cho việc ra đời của các sắc thuế thu nhập lấy tiêu chí chủ thể để phân định. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 33 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp 2.1.4.2 Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân tiếp tục bộc lộ một số tồn tại, hạn chế chưa phù hợp với thực tiễn, một số quy định còn quá phức tạp, phát sinh thủ tục hành chính, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế và khó khăn trong công tác quản lý thuế. Cụ thể: Thứ nhất, Hiện nay chúng ta mới chỉ quản lý được thuế thu nhập cá nhân đối với những người làm công ăn lương: trong điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của nước ta còn thấp các chính sách an sinh xã hội, quy định pháp luật về thanh toán, kiểm soát nguồn thu chưa đồng bộ, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong sinh hoạt thì tính khả thi của Luật Thuế thu nhập cá nhân là vấn đề đáng quan tâm. Hiện có một bộ phận rất lớn người dân hoạt động sản xuất kinh doanh tự do, không thường xuyên giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, cơ quan thuế không thể kiểm soát được thu nhập của họ là bao nhiêu để đánh thuế. Như một đặc điểm mang tính cố hữu, đại bộ phận những cá nhân kinh doanh đều không thực hiện chế độ kế toán hóa đơn chứng từ, mà nếu có thực hiện cũng không đúng quy định, nên việc xác định chính xác doanh số kinh doanh của đối tượng này là thách thức lớn. Luật Thuế thu nhập cá nhân do đó chỉ có thể áp dụng tương đối rộng rãi đối với những người làm công ăn lương, cán bộ công chức. Điều đó dẫn đến những bất bình đẳng trong việc đóng thuế, đi ngược lại mục đích của Luật là phân phối thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo. Thứ hai, Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì “mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh cá thể”. Ở đây xét về bản chất kinh tế, thu nhập của cở sở kinh doanh loại nào cũng là thu nhập của cá nhân. Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với hộ cá thể, còn doanh nghiệp tư nhân thì nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn thế, về mặt pháp lý, cả trong Luật Doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập cá nhân đều không có quy định rõ ràng các tiêu chí cần thiết để phân biệt thế nào là hộ cá thể, thế nào là doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế hiện nay, còn một số lượng khá lớn hộ cá thể và doanh nghiệp nhỏ chưa thực hiện chế độ đăng ký kinh doanh nhưng họ vẫn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 34 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp chế độ thuế khoán. Điều này tạo ra nhiều bất cập trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Thứ ba, Công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nói chung hiện nay rất phức tạp, tiêu tốn nhân nhực nhưng không hiệu quả. Tổng số thu từ nhóm hộ, cá nhân kinh doanh chỉ chiếm 2% tổng thu (trừ dầu) nhưng tổng số nhân lực ngành thuế để quản lý đối tượng này lên đến 60%.26 Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế thì cá nhân kinh doanh hiện đang chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định về thuế và phí như: thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, môn bài, tài nguyên, bảo về môi trường, trước bạ, sử dụng đất phi nông nghiệp, yêu cầu về hóa đơn,... . Đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh đang áp dụng quy trình tính thuế phức tạp như: áp dụng biểu lũy tiến, tính giảm trừ gia cảnh và quyết toán thuế. Để thực hiện các quy định về thuế, phí nêu trên, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan các cấp điều ban hành các thủ tục hành chính nhằm đáp ứng quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước, điều này dẫn đến chi phí tuân thủ tăng cao nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, với đặc điểm nền kinh tế, xã hội của Việt Nam chưa phát triển cao, chưa có nhiều kênh tuyên truyền, hỗ trợ hiệu quả, nên cá nhân thường ít có điều kiện tiếp cận đầy đủ với các quy định của Nhà nước. Thực tế trong thời gian qua đã phát sinh nhiều trường hợp cá nhân gặp khó khăn trong thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế như: không được hưởng đầy đủ quyền lợi, tăng chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính, dễ bị vi phạm pháp luật, bị nhũng nhiễu bởi cán bộ, công chức xấu. Mặc dù ngành thuế đã thực hiện việc công khai thông tin hộ khoán trước và sau khi ấn định thuế. Tuy nhiên, do chính sách thuế phức tạp nên cá nhân cũng không thể tự biết được việc tính thuế như thế nào để xác định số thuế mình phải nộp. Do đó, việc công khai minh bạch về chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh cũng không đạt hiệu quả. Thứ tư, Luật Thuế thu nhập cá nhân dùng nhiều nội dung, văn bản dưới luật để giải thích, bổ sung nội dung của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, những văn bản này Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tài nguyên và Luật Quản lý thuế của Chính phủ. 26 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 35 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp nhanh chóng được thay thế, không có tính ổn định làm cho đối tượng nộp thuế nhiều khi cũng khó xác định được trách nhiệm của mình ở mức nào. Mức độ pháp lý giảm và tinh thần của Luật có thể bị hiểu sai. 2.1.5 Giải pháp hoàn thiện Thứ nhất, Cần xây dựng cơ sở quản lý về thanh toán, kiểm soát nguồn thu đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, ràng buộc mọi người, mọi tổ chức thanh toán, chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, hạn chế dùng tiền mặt nhằm kiểm soát được thu nhập của cá nhân, từ đó có cơ sở để đánh thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo tính công bằng trong việc thu nộp thuế. Một giải pháp quan trọng nữa là ngành thuế cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cơ sở để đối chiếu doanh số, chi phí và theo dõi kịp thời, chính xác việc nộp thuế của đối tượng nộp thuế. Kèm theo đó, cần dành nhiều ưu đãi để khuyến khích các cá nhân minh bạch hóa hoạt động kinh doanh. Thứ hai, Cần có những quy định về tiêu chí phân biệt giữa hộ cá thể thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân với doanh nghiệp tư nhân phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Có như vậy việc thi hành mới thống nhất giữa các đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế, khắc phục những sơ hở, gây ra tùy tiện, tiêu cực hoặc xu thế muốn chuyển từ hình thức doanh nghiệp sang hộ cá thể để được nộp thuế với mức thấp hơn hoặc không phải nộp thuế, trong khi chủ trương là khuyến khích chuyển hộ cá thể thành doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh được diễn ra minh bạch, tiến bộ và công tác quản lý, thu thuế cũng sẽ được thuận lợi, công bằng hơn qua việc thực hiện chế độ hóa đơn, kế toán ngày càng minh bạch. Thứ ba, Đối với hình thức kinh doanh cá thể thường quy mô nhỏ, chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình. Đây là loại thu nhập mang tính thường xuyên tương tự như thu nhập từ tiền lương tiền công nên xét về bản chất chỉ nên đánh một loại thuế, không quyết toán, không tính giảm trừ gia cảnh. Việc áp dụng một loại thuế suất sẽ minh bạch trong việc tính thuế, đối tượng nộp thuế sẽ dễ dàng hiểu để thực hiện tự khai, tự nộp. Đặc biệt là đối với hoạt động cho thuê tài sản phần lớn là cá nhân không kinh doanh nên việc khai thuế, tính thuế phải thật đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Thứ tư, Nên đưa những nội dung, văn bản dưới luật vào luật càng nhiều càng tốt. Vì tính chất pháp lý của luật được thực thi, luật dễ đi vào đời sống vì không cần GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 36 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp đến nghị định và thông tư hướng dẫn. Mặt khác, nếu có thay đổi thì thay đổi luật đối tượng nộp thuế dễ nhận biết hơn và khi thay đổi sẽ nhận nhiều ý kiến đóng góp hơn của người dân, đại biểu quốc hội và các cơ quan khác thay vì mỗi khi thay đổi nghị định là của Chính phủ hay Thông tư là của Bộ Tài chính. Một số giải pháp khác: Thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp đối với các nội dung về chính sách và quản lý thuế thu nhập cá nhân đến đông đảo các tầng lớp nhân dân, đối tượng nộp thuế. Thứ hai là hoàn thiện căn cứ pháp lý hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân, hướng tới mục tiêu các nội dung hướng dẫn ngày càng khoa học, đơn giản, minh bạch, bảo đảm thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Thứ ba là hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân theo hướng lấy đối tượng nộp thuế làm trung tâm phục vụ, các quy định về khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế phải ngày càng đơn giản, thuận tiện tránh việc lạm thu, hoàn thuế chậm; tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc thông qua việc cấp và quản lý mã số thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ người nộp thuế như trong việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, tra cứu nghĩa vụ thuế và cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế. 2.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Giống như Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng điều chỉnh khoản thu nhập có được từ kinh doanh, tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập cá nhân có sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh. Như đã trình bày ở trên,27 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân, trong khi đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật. 2.2.1 Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung được tiến hành bởi nhiều chủ thể gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và các chủ thể khác như cá nhân có đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh và các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh. Khác với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 xác định đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá 27 Xem mục 2.1.1.1 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 37 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh thì Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp). Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: 28 2.2.1.1 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là những quy định của: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp doanh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung. Các doanh nghiệp này nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam. 2.2.1.2 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam Khoản 3 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 đã chỉ rõ: “Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cở sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; b) Địa điểm xây dựng, công rình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; 28 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008, Điều 2 khoản 1. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 38 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp c) Cơ sở cung cắp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác; d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.” Tuy nhiên, trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. Đối tượng là cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: + Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam29 “Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó” “Doanh nghiệp nước ngoài có cở sở thường trú tạ Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú” + Đối với “doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.” 2.2.1.3 Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã nộp thuế giống như Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2.2.1.4 Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch 29 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, Điều 2 khoản 2. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 39 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực. Các đơn vị này nộp thuế giống như Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2.1.1.5 Tổ chức khác có hoạt động sản xuât, kinh doanh có thu nhập Tổ chức khác là các tổ chức sau: 30 + Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập pháp sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất, nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp ủy quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài. Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. 30 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 40 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp + Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại. Căn cứ vào qui định của pháp luật thì chủ thể trở thành đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phải thỏa ba (03) điều kiện sau:31 Thứ nhất, Là tổ chức gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây là điều kiện bắt buộc, nhất là đối với các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã. Thứ ba, Có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đó. Xét về bản chất, các điều kiện trên là cơ sở để xác lập nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế khi có thu nhập từ hoạt động sản xuât kinh doanh. Việc một chủ thể hội đủ hai (02) điều kiện thứ nhất và thứ hai là cơ sở xác lập tư cách đối tượng nộp thuế thu nhập trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, chịu sự quản lý của thuế thu nhập bởi cơ quan quản lý thuế. Khi đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạo lập được thu nhập, thì đây sẽ là cơ sở để xác lập nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của đối tượng nộp thuế. 2.2.2 Theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Đối tượng cư trú của một Nước ký kết là những đối tượng: 32 2.2.2.1 Đối tượng cư trú của Việt Nam Đối tượng cư trú của Việt Nam được xác định theo quy định pháp luật của Việt Nam. Ở đây chính là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam: là các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam. 2.2.2.2 Đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Thuế, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012, Tr 272. 32 Thông tư 205/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 24 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. 31 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 41 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Theo Hiệp định thì sử dụng thuật ngữ “đối với một đối tượng không phải là cá nhân” để phân biệt với thuật ngữ “đối với cá nhân”. Tùy theo quy định cụ thể tại mỗi Hiệp định để xác định một đối tượng không phải là cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam. Tại các Hiệp định thường quy định các tiêu thức sau: Nếu các đối tượng đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam; hoặc Nếu đối tượng đó có trụ sở chính tại Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam; hoặc Nếu đối tượng đó có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam thì đối tượng đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam (trụ sở điều hành thực tế thường là nơi các cán bộ cao cấp hoặc ban lãnh đạo của doanh nghiệp tiến hành họp, xem xét, thảo luận và đưa ra các quyết định quản lý hoặc các quyết định về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nơi các sổ sách kế toán quan trọng nhất được lưu giữ); hoặc Trường hợp đối tượng đó thành lập hoặc đăng ký tại cả hai nước hoặc có trụ sở chính, hoặc trụ sở điều hành thực tế tại cả hai nước thì nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà chức trách có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam sẽ xác định đối tượng đó chỉ là đối tượng cư trú của một trong hai nước thông qua thủ tục thỏa thuận song phương. Trường hợp hai nước ký kết không đạt thỏa thuận chung, đối tượng đó không được coi là đối tượng cư trú thuế của bất kỳ nước nào vì mục đích áp dụng Hiệp định. 2.2.3 Thực trạng Ngày 3/6/2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 thay thế cho Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2003, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009. Ngày 19/6/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 (sau đây gọi là GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 42 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Luật Thuế thu nhập hợp nhất) được ban hành với nhiều thay đổi đánh dấu bước ngoặt mới trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ta. Tuy nhiên, do Luật sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực ngày 01/01/2014 nên số liệu chưa thống kê nên người viết sử dụng số liệu của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12. Qua bốn (4) năm thực hiện Luật Thuế thu nhập hợp nhất thì có những vấn đề sau:33 Chỉ tính riêng các loại hình doanh nghiệp thì: tổng số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2009 là 236584 doanh nghiệp; năm 2010 là 279360 doanh nghiệp; năm 2011 là 324691 doanh nghiệp và năm 2012 là 346777 doanh nghiệp. Tổng số doanh thu thuần vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp: năm 2009 là 5900,3 nghìn tỷ đồng; năm 2010 là 7487,7 nghìn tỷ đồng; năm 2011 là 10302,0 nghìn tỷ đồng và năm 2012 là 11167,8 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp: năm 2009 là 327207 tỷ đồng; năm 2010 là 356301 tỷ đồng; năm 2011 là 334407 tỷ đồng và năm 2012 là 358825 tỷ đồng. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012 số tiền nộp thuế của doanh nghiệp tăng qua các năm. Trừ năm 2011, mặc dù số doanh nghiệp tăng lên nhiều nhất so với năm trước đó và doanh thu thuần vào sản xuất kinh doanh tăng nhưng do lợi nhuận trước thuế giảm do chi phí tăng (lạm phát năm 2011 là 18,58%) nên số thuế nộp giảm. 2.2.4 Đánh giá 2.2.4.1 Thành tựu Các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đạt được những ưu điểm sau: Thứ nhất, Luật Thuế thu nhập hiện hành đã quy định lại đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, các đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được chuyển sang nộp thuế theo Luật Thuế thu nhập cá nhân do Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007. Do đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chỉ bao gồm các tổ chức, Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2013, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=16031, [ ngày truy cập 17/11/2014] 33 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 43 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Quy định này đã khắc phục được các hạn chế của Luật Thuế thu nhập 2003 về đối tượng nộp thuế, đó là: Tên gọi của Luật mới đã phù hợp với nội dung của Luật. Trước đây, tên gọi “Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003” không bao hàm được các cá nhân, hộ cá thể kinh doanh. Đến nay, khi cá nhân, hộ gia đình đã chuyển sang là đối tượng nộp thuế của thuế thu nhập cá nhân, thì tên gọi “Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp” đã hoàn toàn phù hợp với nội dung của Luật. Việc loại trừ cá nhân hành nghề độc lập và hộ cá thể kinh doanh ra khỏi đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là phù hợp với thông lệ quốc tế vì những đối tượng này theo tính chất thì phải là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Quy định này đã đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế với nhau và giữa các thành viên trong xã hội, khuyến khích lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, phù hợp với nguyên tắc đối xử bình đẳng của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, quy định này còn tránh trường hợp một cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh và vừa có thu nhập từ tiền lương và các khoản thu nhập khác mà bị điều chỉnh bởi hai luật khác nhau, khắc phục được sự phức tạp và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành không bao gồm các cá nhân có tài sản cho thuê, tài sản chuyển nhượng. Điều này là hợp lý hơn. Thứ hai, Việc sửa đổi khái niệm về cơ sở thường trú quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, theo đó, bỏ cụm từ "mang lại thu nhập" để phù hợp với các cam kết quốc tế và không làm ảnh hưởng đến quyền đánh thuế của Việt Nam. Thứ ba, Nếu so sánh cách xác định cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của các Hiệp định mà các nước ký kết với Việt Nam với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013, được quy định khoản 3 Điều 2, thì Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định đối tượng có thể được xác định là cơ sở thường trú rộng hơn quy định trong các Hiệp định. Bởi vì theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì một doanh nghiệp nước ngoài được xem là có cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ cần doanh nghiệp này có GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 44 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp một địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp tại Việt Nam mà không phải xác định thời hạn có mặt tại Việt Nam như trong các Hiệp định. Cho nên, cơ sở kinh doanh của các công ty ở các quốc gia không ký kết Hiệp định với Việt Nam có nhiều khả năng bị xác định là cơ sở thường trú hơn và xác suất bị đánh thuế ở Việt Nam là cao hơn.34 Thứ tư, Đối với trường hợp của chủ doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có nên chịu thuế thu nhập cá nhân sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thu nhập doanh là vấn đề cần phải làm rõ. Theo quy định tại điều 141 Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó, theo quy định tại điểm 1.1 phần A và tiết d điểm 2.5 mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ quy định nêu trên, thì chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập khác không liên quan đến không liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân như thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ thừa kế, quà tặng... Mặt khác, hiểu theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp tư nhân nợ thì chủ doanh nghiệp phải trả nợ thay. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến cùng về mọi khoản nợ đã phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trách nhiệm trả nợ đến cùng, nghĩa là nợ bao nhiêu trả bấy nhiêu, bao gồm cả gốc và lãi phát sinh (nếu có) đối với một khoản nợ được khoa học pháp lý gọi là trách nhiệm vô hạn. Vì thế, giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và bản thân doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch về mặt tài sản, tài sản của chủ doanh nghiệp cũng là của doanh nghiệp và ngược lại. Vì lý do này, doanh nghiệp tư nhân không được xem là một thực thể pháp lý độc lập, tức là không có tư cách pháp nhân. Phân tích trên cho Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập, Điều 4 khoản 2. 34 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 45 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp thấy trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản nợ và thu nhập của doanh nghiệp cũng chính là nợ và thu nhập của chủ doanh nghiệp. Xét trên phương diện thuế thu nhập và theo nguyên tắc không đánh thuế trùng thì mỗi khoản thu nhập phát sinh chỉ phải chịu một lần thuế. Điều đó có nghĩa là nếu một khoản thu nhập đã chịu thuế thu nhập cá nhân thì đương nhiên không phải chịu thu nhập doanh nghiệp và ngược lại, nếu chịu thu nhập doanh nghiệp thì không thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân nữa. Vì giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và bản thân doanh nghiệp không có sự tách bạch tài sản nên thu nhập phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp chỉ phải chịu một lần thuế thu nhập. Việc quyết định chủ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng nộp loại thuế nào phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật. Quốc hội Việt Nam sau khi cân nhắc kỹ lưỡng đến các mức thuế suất cũng như xét đến chủ trương khuyến khích người dân đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh đã quyết định loại trừ chủ doanh nghiệp tư nhân khỏi đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân mà khoản thu nhập của chủ thể này thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, việc chủ doanh nghiệp tư nhân không là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân xuất phát từ lý do doanh nghiệp tư nhân không phải là một pháp nhân, không có tài sản riêng và không độc lập chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình. Nếu khoản thu nhập đồng thời phải chịu thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến tình trạng đánh thuế trùng. 2.2.4.2 Hạn chế Thứ nhất, Điểm c khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 đề cập tới doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam, có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú còn không rõ ràng. Về lý thuyết, luật pháp cũng như vấn đề quyền đánh thuế của quốc gia, việc xác định nếu một chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia khác, nếu có thu nhập phát sinh do chủ thể kinh doanh thực hiện thì bất luận do chủ thể nào tạo ra, trách nhiệm đóng thuế thuộc về chủ thể kinh doanh đó. Lập luận này có nghĩa, nếu doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, cho dù do cơ sở thường trú nhất định thực hiện hay không do cơ sở thường trú đó thực hiện, cơ sở này vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà không phải chia tách gây nên những diễn giải khác nhau và không cần thiết. Mặt khác, ngay cả trường GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 46 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp hợp doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam nhưng không có cơ sở thường trú, vẫn phải nộp thuế theo pháp luật Việt Nam quy định tại tại điểm d khoản 2 Điều 2 Luật này thì không có lý do gì đối tượng có cơ sở thường trú tại Việt Nam mà lại không phải nộp thuế. Bên cạnh những quy định được nêu trong luật về cơ sở thường trú, thì thực tiễn đặt ra yêu cầu phải xác định rõ ngay trong luật ai sẽ là người có trách nhiệm nộp thuế đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2.35 Nếu xác định chung chung về đối tượng tại khoản 1 Điều này36 rất nhiều trường hợp sẽ không xác định được. Chẳng hạn như trường hợp cơ sở thường trú là địa điểm, công trình, phương tiện vận tải; tương tự như vậy là trường hợp doanh nghiệp có thu nhập tại Việt Nam nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Thứ hai, Đối tượng nộp thuế chưa hợp lý. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nhưng hiện nay ở nước ta đã xuất hiện các tổ chức thuộc Hội khuyến nông, Hội khuyến học, Hội người cao tuổi, Hội bảo trợ người tàn tật… và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam như: Hội đồng Anh, Cộng đồng Pháp ngữ, Trung tâm giáo dục của Hội đồng bộ trưởng các nước Asean… Đây là các tổ chức có tham gia tích cực vào một số lĩnh vực của đời sống xã hội, cung cấp một số dịch vụ công mang tính tự nguyện, từ thiện như: đào tạo, tư vấn đời sống, pháp luật, hoạt động giao lưu, phát triển văn hóa, nghiên cứu khoa học… Thu nhập từ hoạt động của các tổ chức này được sử dụng cho mục đích, tôn chỉ pháp luật như nêu trên mà không phân chia. Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 Điều 2 khoản 2: “a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.” 35 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2006 Điều 2 khoản 1: “ a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam: c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã: d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập” 36 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 47 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp hướng dẫn hiện hành chưa quy định rõ về đối tượng nộp thuế và chính sách điều tiết thu nhập đối với các tổ chức có thu nhập không chia mà áp dụng cơ chế, chính sách điều tiết như doanh nghiệp nên có phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động của các tổ chức đó. Thứ ba, Tên gọi thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chưa đảm bảo sự nhất quán. Do các chủ thể khác không được định danh là doanh nghiệp vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của sắc thuế này như hợp tác xã hoặc đơn vị sự nghiệp có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2.2.5 Giải pháp hoàn thiện Thứ nhất, Nên hủy bỏ quy định “Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú”. Quy định này là không cần thiết, bởi nó sẽ tạo nên sự phức tạp trong cách diễn giải đối với đối tượng nộp thuế. Thêm vào đó, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nên quy định cụ thể trong luật ai sẽ là người có trách nhiệm nộp thuế, nhằm tăng tính cụ thể và ràng buộc trách nhiệm đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Thứ hai, Nên quy định rõ về đối tượng nộp thuế và chính sách điều tiết thu nhập đối với các tổ chức có thu nhập không phân chia để được hưỡng những ưu đãi của pháp luật. Vì đây là các tổ chức có tham gia tích cực vào một số lĩnh vực của đời sống xã hội, cung cấp một số dịch vụ công mang tính tự nguyện, từ thiện như: đào tạo, tư vấn đời sống, pháp luật, hoạt động giao lưu, phát triển văn hóa, nghiên cứu khoa học… Thứ ba, Đối tượng nộp thuế là hợp tác xã có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập nên chuyển sang điều tiết bởi Luật hợp tác xã. Đối tượng là các đơn vị sự nghiệp có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập nên chuyển sang Luật Đầu tư công. Một số giải pháp khác: Thứ nhất, Các quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cần đảm bảo đơn giản, rõ ràng và tập trung. Nên thống nhất các văn bản dưới luật áp dụng cho Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thành một cơ sở dữ liệu GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 48 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp riêng, tránh trường hợp áp dụng chung cho cá nhân (vì đã có Luật Thuế thu nhập cá nhân). Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện đúng luật. Thứ hai, Nên công khai danh tính người nợ thuế. Bởi vì, Hiến pháp cũng quy định “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Hơn nữa, theo Luật Quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, công khai danh tính người nộp thuế không vi hiến. Công khai danh tính người nộp thuế là một trong những nội dung quản lý thuế theo rủi ro, nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, đồng thời hạn chế tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chiếm đoạt tiền hoàn thuế.37 Thứ ba, Hoạt động tuyên truyền pháp luật; biểu dương, khuyến khích đối với cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Áp dụng biện pháp khen thưởng và đảm bảo an toàn cho cá nhân khai báo, tố giác cá nhân, tổ chức có hành vi gian lận. Đi cùng với đó là tích cực phòng chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực cũng là một vấn đề cần làm để tăng cường việc thực thi quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế. 2.3 Đánh giá và đề xuất chung 2.3.1 Đánh giá và đề xuất chung về tên gọi đối tượng nộp thuế thu nhập và tên gọi người nộp thuế Tên gọi “đối tượng nộp thuế” thu nhập và tên gọi “người nộp thuế” thu nhập có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các đối tượng nộp thuế và người nộp thuế. Người nộp thuế có nghĩa rộng hơn đối tượng nộp thuế. Hay nói cách khác người nộp thuế bao gồm cả đối tượng nộp thuế. 2.3.1.1 Đánh giá Luật Thuế thu nhập hiện hành của Việt Nam bao gồm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, hai luật sử dụng hai tên gọi khác nhau hoặc một luật mà sử dụng cả hai tên gọi khác nhau để quy định đối tượng áp dụng (người nộp thuế và đối tượng nộp thuế). Công văn 815/TCT-KK về việc công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh rủi ro về thuế, ngày 13 tháng 03 năm 2014. 37 GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 49 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp + Luật Thuế thu nhập cá nhân: sử dụng tên gọi là “đối tượng nộp thuế” ở văn bản luật nhưng lại sử dụng tên gọi là “người nộp thuế” ở các văn bản dưới luật. Mặc dù, nội hàm hai khái niệm này là khác nhau. Theo phân tích của người viết thì nội hàm khái niệm về “người nộp thuế” được trình bày ở mục 1.4.1 về “đối tượng nộp thuế” nói chung không hoàn toàn đồng nhất với nội hàm khái niệm “người nộp thuế”. Và thực tế theo quy định về đối tượng áp dụng của Luật thuế thu nhập cá nhân thì phù hợp với tên gọi “đối tượng nộp thuế” hơn là “người nộp thuế”. + Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: sử dụng tên gọi là “người nộp thuế” thống nhất từ văn bản luật tới văn bản dưới luật. Tuy nhiên, theo người viết đã phân tích tại mục 1.5.2 về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì nội hàm khái niệm của “người nộp thuế” thu nhập doanh nghiệp thực chất chính là khái niệm nội hàm “đối tượng nộp thuế” thu nhập doanh nghiệp. Vì việc sử dụng tên gọi không thống nhất và phù hợp (giữa tên gọi đối tượng nộp thuế và người nộp thuế) nên dễ dẫn đến tình trạng giải thích luật khi áp dụng, triển khai gặp nhiều khó khăn và không thống nhất. Đặc biệt, không đánh giá đúng tầm quan trọng, sự ổn định và nhất quán của luật. 2.3.1.2 Đề xuất Người viết cho rằng, các nhà làm luật nên thống nhất tên gọi chung giữa đối tượng nộp thuế và người nộp thuế, chỉ nên sử dụng một tên gọi trong Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và sử dụng thống nhất tên gọi trong cùng một Luật từ văn bản luật cho đến văn bản dưới luật. Người viết đề xuất, nên sử dụng tên gọi chung là “đối tượng nộp thuế”. Vì “người nộp thuế” đã được quy định và nên quy định trong Luật Quản lý thuế, còn đối với Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nên sử dụng tên gọi là “đối tượng nộp thuế” như thế sẽ phù hợp với những nội dung quy định pháp luật trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải thích luật khi áp dụng, triển khai tốt những quy định pháp luật và đồng bộ trong công tác quản lý thuế. Đặc biệt, đánh giá đúng tầm quan trọng, sự ổn định và nhất quán của thuế thu nhập nói chung. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 50 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Mặt khác theo quy định của Luật Quản lý thuê về người nộp thuế, thì việc sử dụng tên gọi chung và thống nhất là “đối tượng nộp thuế” để phân biệt với “tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế”.38 2.3.2 Đánh giá và đề xuất chung về đối tượng nộp thuế Việc quy định hết các đối tượng nộp thuế có ý nghĩa to lớn đối với việc đánh thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng. Quy định pháp luật hiện hành về người nộp thuế thu nhập đã dần bao quát hết các đối tượng nộp thuế thu nhập song cũng còn một số vướng mắc cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hinh thực tế. 2.3.2.1 Đánh giá Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau trong việc điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức vào Ngân sách Nhà nước. Vì thế, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đặt trong mối quan hệ đó. Một mặt, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được điều chỉnh bởi hai luật thuế khác nhau đó là Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung 2012 và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung 2013 cho thấy tính độc lập của hai nhóm đối tượng nộp thuế này. Mặt khác, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh bởi hai luật thuế khác nhau nhưng về bản chất đều đánh thuế trên thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế. Những quy định về đối tượng nộp thuế ở hai luật thuế vừa có sự phân định cụ thể vừa bao quát hết các đối tượng nộp thuế thu nhập đó là tính thống nhất nhằm tránh việc đánh thuế trùng, bỏ sót và trốn thuế. Một số khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân được xem xét là chi phí được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngược lại một số khoản thu nhập của doanh nghiệp cũng là thu nhập của các cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên do phân định làm hai luật thuế khác nhau (Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) dễ dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong việc áp dụng. Người viết cho rằng khi xây dựng và triển khai luật thuế thu nhập các nhà làm luận nên xem xét trên gốc độ tổng thể thuế thu nhập nói chung nhất về đối tượng nộp thuế và quy định đối tượng nộp thuế phải xem xét đến mối quan hệ giữa cá nhân và doanh nghiệp. 38 Luật Quản lý thuế năm 2006 Điều 2 khoản 1 điểm c. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 51 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp 2.3.2.2 Đề xuất Theo người viết, nên gộp chung Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thành Luật Thuế thu nhập chung. Trong đó, những quy định nào áp dụng riêng cho cá nhân thì áp dụng thuế thu nhập cá nhân, những quy định nào áp dụng riêng cho doanh nghiệp thì áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp và những quy định nào chung thì áp dụng chung cho thuế thu cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này sẽ thích hợp hơn đối với những quy định mà cả Luật thuế thu nhập cá nhân và luật thuế thu nhập doanh nghiệp đều có quy định chung. Điển hình như quy định đối với các khoản thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, tuy nhiên, quy định của hai luật thuế này không giống nhau. So với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân có đối tượng điều chỉnh hẹp hơn rất nhiều, chỉ áp dụng đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh nhỏ lẻ không có đăng ký kinh doanh. Riêng đối với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì phạm vi áp dụng rộng hơn bao gồm cá nhân, nhóm kinh doanh và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn còn có sự mập mờ trong quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ kinh doanh và đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. 2.3.2.3 Kinh nghiệm từ quy định thuế thu nhập của Hoa Kỳ Khác với nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ có sự phân biệt giữa luật thuế thu nhập ở Liên bang và ở các Tiểu bang. Mỗi bang ở Hoa Kỳ đều có các loại thuế thu nhập tương tự như thuế thu nhập Liên bang. Tuy nhiên, thuế thu nhập Liên bang là quan trọng nhất, nó không chỉ ảnh hưởng đến tất cả công dân, người cư trú và doanh nghiệp, mà còn cả cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ với Hoa Kỳ. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình người viết chủ yếu nêu lên những quy định pháp luật Liên bang về thuế thu nhập ở Hoa Kỳ. Không giống như luật thuế thu nhập ở nhiều quốc gia khác trên thể giới quy định thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trong một đạo luật riêng biệt, ở Hoa Kỳ chỉ có một luật thuế thu nhập áp dụng cho cả cá nhân và doanh nghiệp, trong đó bao gồm: + Thuế thu nhập Liên bang đối với cá nhân ở Hoa Kỳ GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 52 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp Đơn vị tính thuế thu nhập là cá nhân. Hoa Kỳ không đánh thuế theo đơn vị gia đình. Một ngoại lệ đối với nguyên tắc này là vợ và chồng được phép kết hợp thu nhập trên một bảng kê. + Thuế thu nhập Liên bang đối với công ty ở Hoa Kỳ Theo quy định của luật thuế thu nhập Hoa Kỳ thì chỉ có tổ chức kinh tế kinh doanh thì mới phải nộp thuế thu nhập kinh doanh. Hoa Kỳ có một hệ thống thuế công ty cổ điển, tức là lãi của công ty phải chịu hai lần thuế, một lần ở cấp công ty và một lần ở cấp cổ đông, do đó cần phải xác định thực tế một thực thể có phải là một công ty chịu thuế hay không. Để bị đánh thuế với tư cách công ty, thực thể đó phải có ít nhất ba trong số các đặc điểm sau: + Tồn tại liên tục; + Quản lý tập trung; + Tự do chuyển giao lợi ích; + Trách nhiệm hữu hạn. Công ty Hoa Kỳ bị đánh thuế đối với thu nhập toàn cầu là công ty được thành lập tại Hoa Kỳ, bất kể chũng được hoạt động hay được quản lý ở đâu. Vấn đề nguồn thu không được xét đến. Quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong công tác quản lý thuế thu nhập và góp phần tạo nguồn thu to lớn cho Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, với những quy định của mình, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần làm nên hiệu quả của luật thuế thu nhập cá nhân và luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và phân phối lại thu nhập trong dân cư. Tuy nhiên, quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có một vài bất cập cần được khắc phục để góp phần khẳng định tầm quan trọng của hai loại thuế đánh vào thu nhập này. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 53 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thuế thu nhập – Thực trạng và giải pháp KẾT LUẬN Quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là những quy định cần thiết và quan trọng nhằm thể hiện quyền đánh thuế của Quốc gia. Qua đó, thể hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế. Quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập được thể hiện trong Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể nói những quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập sẽ xây dựng nên khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý về thuế thu nhập. Tạo nên một “bộ đôi” ăn ý trong việc phân định quyền đánh thuế đối với từng đối tượng nộp thuế cụ thể ở Việt Nam và tạo thuận lợi khi thực hiện các Hiệp định. Nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng thì quyền đánh thuế thu nhập của quốc gia là quyền quan trọng trong các quyền về Thuế. Từ những vấn đề được trình bày ở chương 1 của bài viết, những kiến thức cơ bản về khái niệm, quyền và nghĩa vụ, mối quan hệ, đối tượng nộp thuế thu nhập qua các thời kỳ… của đối tượng nộp thuế thu nhập đã được đề cập và trình bày một cách tổng quát, ngắn gọn. Với những kiến thức ban đầu về đối tượng nộp thuế thu nhập, nội dung chương 2 tiếp tục đi sâu tìm hiểu những quy định của pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập. Các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập trong Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tương đối rõ ràng nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập, không phù hợp giữa những quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân với những quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, Người viết cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về đối tượng nộp thuế thu nhập. Từ đề tài này, người viết rất hy vọng sẽ đem lại một phần nhỏ kiến thức về đối tượng nộp thuế thu nhập, thông qua đó tạo nền tảng và kiến thức cơ bản cho những công trình nghiên cứu tiếp theo tiến hành nghiên cứu sâu hơn, hiệu quả hơn và đạt được nhiều thành công hơn nữa, góp phần năng cao hiệu quả của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu Trang 54 SVTH: Lê Minh Tròn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Hiệp định Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập.  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ luật Dân sự năm 2005. 3. Luật Doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 4. Luật Quản lý thuế năm 2006. 5. Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. 6. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. 7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. 8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012. 9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. 10. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp 11. Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. 12. Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. 13. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 14. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. 15. Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thuế cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. 16. Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. 17. Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. 18. Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 19. Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. 20. Công văn 815/TCT-KK ngày 13 tháng 03 năm 2014 của Tổng cục Thuế về việc công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh rủi ro về thuế.  Sách, báo, tạp chí 1. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình luật tài chính 2, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010. 2. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật thuế, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012. 3. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, NXB Tư pháp, năm 2005.  Danh mục các báo cáo 1. Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. 2. Báo cáo tổng kết ba năm thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân. 3. Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tài nguyên và Luật Quản lý thuế.  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực 1. Luật thuế lợi tức năm 1990. 2. Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. 3. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997. 4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. 5. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003. 6. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 07 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Nhà nước. 7. Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.  Trang thông tin điện tử 1. Tổng cục thuế, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAf GjzOINTCw9fSzCgv2NTX1NDDwNnQ28fD0tDA0sjfULsh0VAQkXsHY!/? WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/gdt+content/sa_gdt/tqt/hdt/ 100117_165029, [ truy cập ngày 15/11/2014]. 2. 3. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2013, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=16031, [ ngày truy cập 17/11/2014] Báo cáo ngân sách hàng năm, http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088 , [Truy cập ngày 02/12/2014] [...]... đạo luật thu + Tổ chức, cá nhân khấu trừ thu ; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thu thay người nộp thu Thứ năm, Đối tượng nộp thu không phải lúc nào cũng đồng nhất với khái niệm đối tượng chịu thu Khái niệm đối tượng chịu thu không được đề cập trong các văn bản pháp luật thu Trong thu trực thu đối tượng nộp thu và đối chịu thu là đồng nhất, trong thu gián thu đối tượng chịu thu và đối tượng. . .Pháp luât về đối tượng nộp thu thu nhập – Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THU THU NHẬP Ở chương này, người viết trình bày khái quát về thu thu nhập, về Hiệp định tránh đánh thu hai lần qua đó đánh giá một cách tổng quát mối quan hệ giữa thu thu nhập cá nhân và thu thu nhập doanh nghiệp, cũng như thu thu nhập doanh nghiệp và thu thu nhập cá nhân trong... nhân Như vậy, đối tượng nộp thu chủ yếu của thu thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thu 2.1.1 Theo quy định của luật thu thu nhập cá nhân Thu thu nhập cá nhân là loại thu trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập có được của cá nhân nên đối tượng chịu thu cũng chính là đối tượng nộp thu Do đó, việc xác định đối tượng nộp thu là một trong những vấn đề quan trọng của Luật thu thu nhập cá nhân... định tránh đánh thu hai lần Quan trọng hơn, người viết sẽ trình bày một cách khái quát về đối người nộp thu nói chung và đối tượng nộp thu thu nhập nói riêng, nhằm làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về đối tượng nộp thu thu nhập Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày về đối tượng nộp thu thu nhập qua các thời kỳ trước và sau khi có Luật thu thu nhập cá nhân và Luật thu thu nhập doanh nghiệp... 1.2.3 Thu thu nhập cá nhân và thu thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ bổ trợ cho nhau Thu thu nhập cá nhân và thu thu nhập doanh nghiệp đều là thu trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của đối tượng chịu thu , nhằm điều tiết một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước Thu thu nhập doanh nghiệp có đối tượng chịu thu là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập. .. nhất về thu thu nhập và đối tượng nộp thu thu nhập làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp chương 2 Bởi lẽ, nếu muốn nghiên cứu về đối tượng nộp thu thu nhập, trước hết cần nắm vững những khái niệm chung nhất cũng như phải có cái nhìn tổng quan nhất về thu thu nhập GVHD: TS Lê Thị Nguyệt Châu Trang 25 SVTH: Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thu thu nhập – Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG... Lê Minh Tròn Pháp luât về đối tượng nộp thu thu nhập – Thực trạng và giải pháp 1.6.1 Đối tượng nộp thu thu nhập cá nhân Vai trò của thu thu nhập cá nhân có khuynh hướng ngày càng tăng cường vì thu thu nhập cá nhân điều tiết vào cá thể nhỏ nhất – cá nhân trong xã hội nên khả năng bảo đảm công bằng cao hơn so với các sắc thu khác 1.6.1.1 Trước khi có luật thu thu nhập cá nhân Thu thu nhập cá nhân... nhân Thu thu nhập cá nhân là loại thu trực thu điều tiết vào thu nhập chịu thu của mỗi cá nhân trong kỳ tính thu . 2 Thu thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, Thu thu nhập cá nhân là loại thu trực thu nên đối tượng nộp thu cũng là đối tượng chịu thu Vì vậy, đối tượng nộp thu khó có thể chuyển gánh nặng về thu cho người khác Mặt khác, thu thu nhập cá nhân có độ nhạy cảm cao vì... luât về đối tượng nộp thu thu nhập – Thực trạng và giải pháp c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thu ; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thu thay người nộp thu . ” Như vậy, khái niệm người nộp thu trong Luật Quản lý thu có thể tạm chia thành hai nhóm chủ thể chính: + Đối tượng nộp thu : đối tượng nộp thu là chủ thể có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thu được quy định trong từng sắc thu cụ thể Đối với nhóm... chung về người đối tượng thu thu nhập Đối tượng nộp thu thu nhập là các tổ chức, cá nhân mà thu nhập của các cá nhân, tổ chức này trở thành thu nhập chịu thu trên cơ sở quy định của pháp luật là bộ phận thu nhập được Nhà nước thừa nhận, hợp pháp và phù hợp với tiêu chí mà Nhà nước đặt ra khi điều tiết 1.5.1 Đối tượng nộp thu thu nhập cá nhân Đối tượng nộp thu thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu

Ngày đăng: 03/10/2015, 04:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w