5. Kết cấu luận văn
2.1.1 Theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập có được của cá nhân nên đối tượng chịu thuế cũng chính là đối tượng nộp thuế. Do đó, việc xác định đối tượng nộp thuế là một trong những vấn đề quan trọng của Luật thuế thu nhập cá nhân. Các quốc gia khác nhau dựa vào những tiêu chí khác nhau để có cách đánh thuế lên thu nhập của cá nhân. Thông thường, các quốc gia có thể dựa trên tiêu chí nơi cư trú của người chịu thuế để đánh thuế, cá nhân cư trú thường sẽ bị đánh thuế trên toàn bộ thu nhập chịu thuế không phân biệt thu nhập đó phát sinh tại đâu. Còn cá nhân không cư trú chỉ bị đánh thuế trên phần thu nhập phát sinh tại nước sở tại.23 Bên cạnh đó, quốc tịch cũng là một tiêu chí để các quốc gia quy định
quyền đánh thuế và cách đánh thuế của mình. Mỗi quốc gia, nếu như không có thỏa thuận gì khác thì có quyền đánh thuế thu nhập lên công dân của nước mình. Trong khi đó, thu nhập có phát sinh hay không phát sinh và phát sinh ở đâu cũng được các quốc gia lưu ý khi xây dựng luật thuế. Thông thường, một khi có thu nhập phát sinh thì quốc gia nơi phát sinh thu nhập cũng có quyền đánh thuế. Do có nhiều tiêu chí khác nhau nên mỗi quốc gia đều lựa chọn cho mình một tiêu chí phù hợp và tối ưu nhất. Đối với Việt Nam, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2012 sử dụng tiêu chí nơi cư trú làm căn cứ để xác định đối tượng nộp thuế, theo đó “Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.”