5. Kết cấu luận văn
2.3.2 Đánh giá và đề xuất chung về đối tượng nộp thuế
Việc quy định hết các đối tượng nộp thuế có ý nghĩa to lớn đối với việc đánh thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng. Quy định pháp luật hiện hành về người nộp thuế thu nhập đã dần bao quát hết các đối tượng nộp thuế thu nhập song cũng còn một số vướng mắc cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hinh thực tế.
2.3.2.1 Đánh giá
Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau trong việc điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức vào Ngân sách Nhà nước. Vì thế, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đặt trong mối quan hệ đó. Một mặt, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được điều chỉnh bởi hai luật thuế khác nhau đó là Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung 2012 và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung 2013 cho thấy tính độc lập của hai nhóm đối tượng nộp thuế này. Mặt khác, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh bởi hai luật thuế khác nhau nhưng về bản chất đều đánh thuế trên thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế. Những quy định về đối tượng nộp thuế ở hai luật thuế vừa có sự phân định cụ thể vừa bao quát hết các đối tượng nộp thuế thu nhập đó là tính thống nhất nhằm tránh việc đánh thuế trùng, bỏ sót và trốn thuế. Một số khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân được xem xét là chi phí được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngược lại một số khoản thu nhập của doanh nghiệp cũng là thu nhập của các cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Tuy nhiên do phân định làm hai luật thuế khác nhau (Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) dễ dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong việc áp dụng. Người viết cho rằng khi xây dựng và triển khai luật thuế thu nhập các nhà làm luận nên xem xét trên gốc độ tổng thể thuế thu nhập nói chung nhất về đối tượng nộp thuế và quy định đối tượng nộp thuế phải xem xét đến mối quan hệ giữa cá nhân và doanh nghiệp.
2.3.2.2 Đề xuất
Theo người viết, nên gộp chung Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thành Luật Thuế thu nhập chung. Trong đó, những quy định nào áp dụng riêng cho cá nhân thì áp dụng thuế thu nhập cá nhân, những quy định nào áp dụng riêng cho doanh nghiệp thì áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp và những quy định nào chung thì áp dụng chung cho thuế thu cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này sẽ thích hợp hơn đối với những quy định mà cả Luật thuế thu nhập cá nhân và luật thuế thu nhập doanh nghiệp đều có quy định chung. Điển hình như quy định đối với các khoản thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, tuy nhiên, quy định của hai luật thuế này không giống nhau. So với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân có đối tượng điều chỉnh hẹp hơn rất nhiều, chỉ áp dụng đối với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh nhỏ lẻ không có đăng ký kinh doanh. Riêng đối với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì phạm vi áp dụng rộng hơn bao gồm cá nhân, nhóm kinh doanh và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn còn có sự mập mờ trong quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ kinh doanh và đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.