Sau khi có luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập – thực trạng và giải pháp (Trang 31)

5. Kết cấu luận văn

1.6.2.2 Sau khi có luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngày 10/5/1997, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho Luật Thuế lợi tức, chính thức có hiệu lực áp dụng ngày 01/01/1991. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, đưa nghĩa vụ

thuế của chủ thể kinh doanh về điều chỉnh trong cùng một văn bản. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 mang nhiệm vụ mới là tạo ra môi trường bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 nhanh chóng được thay thế bởi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2004) do yêu cầu sửa đổi những quy định chưa phù hợp.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế Thế giới, một lần nữa thuế thu nhập doanh nghiệp lại được đặt ra trước yêu cầu sửa đổi. Luật Thuế thu nhập 2008 ra đời thực hiện điều tiết một cách bình đẳng đối với thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước phù hợp với yêu cầu đặt ra trong cam kết WTO về vấn đề không phân biệt đối xử trong thuế, trừ một số trường hợp đặc biệt được bảo lưu. Điểm nổi bật của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 là sự thay đổi trong quy định đối tượng nộp thuế trong nội hàm điều chỉnh phù hợp với việc định danh tên sắc thuế cũng như tiêu chí phân định sắc thuế thu nhập căn cứ vào đặc tính của chủ thể sở hữu thu nhập.

Tóm lại, trong chương này người viết đã giới thiệu một cách tổng quát nhất về thuế thu nhập và đối tượng nộp thuế thu nhập làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp chương 2. Bởi lẽ, nếu muốn nghiên cứu về đối tượng nộp thuế thu nhập, trước hết cần nắm vững những khái niệm chung nhất cũng như phải có cái nhìn tổng quan nhất về thuế thu nhập.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH – THỰC TRẠNG VÀ

GIẢI PHÁP

Nội dung chương này, người viết sẽ làm rõ đối tượng nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật hiện hành là những đối tượng nào. Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và những quy định pháp luật đã phân tích, đánh giá thực trạng về thành tựu và tìm ra những vướng mắc của luật về đối tượng nộp thuế thu nhập, đồng thời đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế thu nhập Việt Nam.

2.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế khác nhau, cũng như phản ánh những tính chất chung nhất của hình thức thuế đó. Trong nhiều trường hợp, tên gọi của sắc thuế đã hàm chứa nội dung, mục đích và phạm vi điều chỉnh của sắc thuế. Thuế thu nhập cá nhân là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân. Như vậy, đối tượng nộp thuế chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thuế.

Một phần của tài liệu pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập – thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)