Kinh nghiệm từ quy định thuế thu nhập của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập – thực trạng và giải pháp (Trang 59)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2.3 Kinh nghiệm từ quy định thuế thu nhập của Hoa Kỳ

Khác với nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ có sự phân biệt giữa luật thuế thu nhập ở Liên bang và ở các Tiểu bang. Mỗi bang ở Hoa Kỳ đều có các loại thuế thu nhập tương tự như thuế thu nhập Liên bang. Tuy nhiên, thuế thu nhập Liên bang là quan trọng nhất, nó không chỉ ảnh hưởng đến tất cả công dân, người cư trú và doanh nghiệp, mà còn cả cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ với Hoa Kỳ. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình người viết chủ yếu nêu lên những quy định pháp luật Liên bang về thuế thu nhập ở Hoa Kỳ.

Không giống như luật thuế thu nhập ở nhiều quốc gia khác trên thể giới quy định thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trong một đạo luật riêng biệt, ở Hoa Kỳ chỉ có một luật thuế thu nhập áp dụng cho cả cá nhân và doanh nghiệp, trong đó bao gồm:

Đơn vị tính thuế thu nhập là cá nhân. Hoa Kỳ không đánh thuế theo đơn vị gia đình. Một ngoại lệ đối với nguyên tắc này là vợ và chồng được phép kết hợp thu nhập trên một bảng kê.

+ Thuế thu nhập Liên bang đối với công ty ở Hoa Kỳ

Theo quy định của luật thuế thu nhập Hoa Kỳ thì chỉ có tổ chức kinh tế kinh doanh thì mới phải nộp thuế thu nhập kinh doanh. Hoa Kỳ có một hệ thống thuế công ty cổ điển, tức là lãi của công ty phải chịu hai lần thuế, một lần ở cấp công ty và một lần ở cấp cổ đông, do đó cần phải xác định thực tế một thực thể có phải là một công ty chịu thuế hay không. Để bị đánh thuế với tư cách công ty, thực thể đó phải có ít nhất ba trong số các đặc điểm sau:

+ Tồn tại liên tục; + Quản lý tập trung;

+ Tự do chuyển giao lợi ích; + Trách nhiệm hữu hạn.

Công ty Hoa Kỳ bị đánh thuế đối với thu nhập toàn cầu là công ty được thành lập tại Hoa Kỳ, bất kể chũng được hoạt động hay được quản lý ở đâu. Vấn đề nguồn thu không được xét đến.

Quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong công tác quản lý thuế thu nhập và góp phần tạo nguồn thu to lớn cho Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, với những quy định của mình, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần làm nên hiệu quả của luật thuế thu nhập cá nhân và luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và phân phối lại thu nhập trong dân cư. Tuy nhiên, quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có một vài bất cập cần được khắc phục để góp phần khẳng định tầm quan trọng của hai loại thuế đánh vào thu nhập này.

KẾT LUẬN

Quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là những quy định cần thiết và quan trọng nhằm thể hiện quyền đánh thuế của Quốc gia. Qua đó, thể hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế.

Quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập được thể hiện trong Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Có thể nói những quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập sẽ xây dựng nên khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý về thuế thu nhập. Tạo nên một “bộ đôi” ăn ý trong việc phân định quyền đánh thuế đối với từng đối tượng nộp thuế cụ thể ở Việt Nam và tạo thuận lợi khi thực hiện các Hiệp định. Nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng thì quyền đánh thuế thu nhập của quốc gia là quyền quan trọng trong các quyền về Thuế.

Từ những vấn đề được trình bày ở chương 1 của bài viết, những kiến thức cơ bản về khái niệm, quyền và nghĩa vụ, mối quan hệ, đối tượng nộp thuế thu nhập qua các thời kỳ… của đối tượng nộp thuế thu nhập đã được đề cập và trình bày một cách tổng quát, ngắn gọn. Với những kiến thức ban đầu về đối tượng nộp thuế thu nhập, nội dung chương 2 tiếp tục đi sâu tìm hiểu những quy định của pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập. Các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập trong Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tương đối rõ ràng nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập, không phù hợp giữa những quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân với những quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, Người viết cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về đối tượng nộp thuế thu nhập.

Từ đề tài này, người viết rất hy vọng sẽ đem lại một phần nhỏ kiến thức về đối tượng nộp thuế thu nhập, thông qua đó tạo nền tảng và kiến thức cơ bản cho những công trình nghiên cứu tiếp theo tiến hành nghiên cứu sâu hơn, hiệu quả hơn và đạt được nhiều thành công hơn nữa, góp phần năng cao hiệu quả của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hiệp định

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập.

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ luật Dân sự năm 2005.

3. Luật Doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 4. Luật Quản lý thuế năm 2006.

5. Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. 6. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. 8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012.

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.

10. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

11. Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

12. Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

13. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

14. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

15. Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thuế cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

16. Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

17. Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

18. Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

19. Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

20. Công văn 815/TCT-KK ngày 13 tháng 03 năm 2014 của Tổng cục Thuế về việc công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh rủi ro về thuế.

Sách, báo, tạp chí

1. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình luật tài chính 2, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010.

2. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật thuế, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012.

3. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, NXB Tư pháp, năm 2005.

1. Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. 2. Báo cáo tổng kết ba năm thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân.

3. Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tài nguyên và Luật Quản lý thuế.

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

1. Luật thuế lợi tức năm 1990.

2. Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.

3. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997.

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. 5. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003.

6. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 07 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Nhà nước.

7. Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội :

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Trang thông tin điện tử

1. Tổng cục thuế, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần,

http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAf GjzOINTCw9fSzCgv2NTX1NDDwNnQ28fD0tDA0sjfULsh0VAQkXsHY!/? WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/gdt+content/sa_gdt/tqt/hdt/ 100117_165029, [ truy cập ngày 15/11/2014].

2. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2013,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=16031, [ ngày truy cập 17/11/2014]

3. Báo cáo ngân sách hàng năm,

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088

Một phần của tài liệu pháp luật về đối tượng nộp thuế thu nhập – thực trạng và giải pháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)