5. Kết cấu luận văn
2.1.5 Giải pháp hoàn thiện
Thứ nhất, Cần xây dựng cơ sở quản lý về thanh toán, kiểm soát nguồn thu đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, ràng buộc mọi người, mọi tổ chức thanh toán, chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, hạn chế dùng tiền mặt nhằm kiểm soát được thu nhập của cá nhân, từ đó có cơ sở để đánh thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo tính công bằng trong việc thu nộp thuế. Một giải pháp quan trọng nữa là ngành thuế cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cơ sở để đối chiếu doanh số, chi phí và theo dõi kịp thời, chính xác việc nộp thuế của đối tượng nộp thuế. Kèm theo đó, cần dành nhiều ưu đãi để khuyến khích các cá nhân minh bạch hóa hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, Cần có những quy định về tiêu chí phân biệt giữa hộ cá thể thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân với doanh nghiệp tư nhân phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Có như vậy việc thi hành mới thống nhất giữa các đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế, khắc phục những sơ hở, gây ra tùy tiện, tiêu cực hoặc xu thế muốn chuyển từ hình thức doanh nghiệp sang hộ cá thể để được nộp thuế với mức thấp hơn hoặc không phải nộp thuế, trong khi chủ trương là khuyến khích chuyển hộ cá thể thành doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh được diễn ra minh bạch, tiến bộ và công tác quản lý, thu thuế cũng sẽ được thuận lợi, công bằng hơn qua việc thực hiện chế độ hóa đơn, kế toán ngày càng minh bạch.
Thứ ba, Đối với hình thức kinh doanh cá thể thường quy mô nhỏ, chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình. Đây là loại thu nhập mang tính thường xuyên tương tự như thu nhập từ tiền lương tiền công nên xét về bản chất chỉ nên đánh một loại thuế, không quyết toán, không tính giảm trừ gia cảnh. Việc áp dụng một loại thuế suất sẽ minh bạch trong việc tính thuế, đối tượng nộp thuế sẽ dễ dàng hiểu để thực hiện tự khai, tự nộp. Đặc biệt là đối với hoạt động cho thuê tài sản phần lớn là cá nhân không kinh doanh nên việc khai thuế, tính thuế phải thật đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ thuế.
Thứ tư, Nên đưa những nội dung, văn bản dưới luật vào luật càng nhiều càng tốt. Vì tính chất pháp lý của luật được thực thi, luật dễ đi vào đời sống vì không cần
đến nghị định và thông tư hướng dẫn. Mặt khác, nếu có thay đổi thì thay đổi luật đối tượng nộp thuế dễ nhận biết hơn và khi thay đổi sẽ nhận nhiều ý kiến đóng góp hơn của người dân, đại biểu quốc hội và các cơ quan khác thay vì mỗi khi thay đổi nghị định là của Chính phủ hay Thông tư là của Bộ Tài chính.
Một số giải pháp khác:
Thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp đối với các nội dung về chính sách và quản lý thuế thu nhập cá nhân đến đông đảo các tầng lớp nhân dân, đối tượng nộp thuế.
Thứ hai là hoàn thiện căn cứ pháp lý hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân, hướng tới mục tiêu các nội dung hướng dẫn ngày càng khoa học, đơn giản, minh bạch, bảo đảm thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Thứ ba là hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân theo hướng lấy đối tượng nộp thuế làm trung tâm phục vụ, các quy định về khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế phải ngày càng đơn giản, thuận tiện tránh việc lạm thu, hoàn thuế chậm; tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc thông qua việc cấp và quản lý mã số thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ người nộp thuế như trong việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, tra cứu nghĩa vụ thuế và cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.
2.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Giống như Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng điều chỉnh khoản thu nhập có được từ kinh doanh, tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập cá nhân có sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh. Như đã trình bày ở trên,27 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân, trong khi đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật.