Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
1,34 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
---
---
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)
Đề tài:
QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
VÕ NGUYỄN NAM TRUNG
MSSV: Phạm Văn Minh
Lớp: DT1263B1
Cần Thơ, 12/2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là giai đoạn cuối cùng
trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước. Trong
hoạt động quản lý nhà nước phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ yêu cầu quản lý
nhà nước. Ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó phải có thanh tra. Quản lý nhà nước mà
không có thanh tra là quan liêu, xa rời thực tiễn. Thực tế thấy rằng, ở một số địa phương
đã và đang nảy sinh một số tiêu cực trong quá trong quá trình thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nước như sa thải người lao động một cách tỳ tiện, rút ruột công trình xây
dựng đường cao tốc, cầu treo, hay vụ vị lãnh đạo của huyện nọ dung túng cho khai thác
cát lậu xảy ra kéo dài nhiều năm trời mà báo chí đưa tin. Qua thanh tra, các cơ quan thanh
tra đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền nhiều sai phạm, thu hồi nhiều tài sản cho nhà
nước và tập thể. Đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế,
chính sách, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.
Tuy nhiên, thanh tra lại không theo một quy trình thống nhất, luận cứ khoa học
chuẩn nhất mà dựa trên kinh nghiệm thực tế, theo cách mà mỗi cơ quan, đơn vị thanh tra
đã làm mấy chục năm trước dẫn đến hiệu quả của từng cuộc thanh tra bị hạn chế hoặc bị
lung túng trong việc triển khai thanh tra. Để công tác thanh tra hành chính đạt hiệu cao,
đáp ứng được yêu cầu đặt ra cần có một quy trình thống nhất theo quy chuẩn chung. Trên
cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ quy trình thanh
tra, đảm bảo tính quy chuẩn, thống nhất trong hoạt động một cuộc thanh tra đối với tất cả
các cơ quan thanh tra trên toàn quốc. Thông tư 05/2014/TT-TTCP thay thế Thông tư
02/2010/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra
và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra ra đời cũng vì lý do đó. Việc quy định
trình tự các bước thanh tra có hợp lý, dễ hiểu thì việc áp dụng mới có chất lượng, mang
tính đồng bộ, tránh trường hợp Thông tư hướng dẫn một đường, các địa phương làm một
nẻo, mỗi nơi làm một kiểu, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý chỉ đạo thanh
tra cũng như đối với đối tượng thanh tra.
Trên cơ sở tìm hiểu về các văn bản liên quan đến hoạt động thanh tra mà đặc biệt là
Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014/TT-TTCP, tác giả quyết định chọn đề tài
“Quy trình thanh tra hành chính – Lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu quy trình tiến hành cuộc thanh tra hành chính trên cơ
sở lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
1
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn, pháp luật về quy trình tiến hành thanh tra hành chính. Luận văn đưa ra
giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra hành chính ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
Nghiên cứu, làm rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng; nguyên tắc, vai trò của thanh tra
hành chính; mức độ hoàn thiện quy trình thanh tra hành chính.
Đánh giá quy trình thanh tra hành chính, thực trạng pháp luật về thực hiện quy trình
tiến hành một cuộc thanh tra hành chính để từ đó làm rõ những vướng mắc, bất cập trong
pháp luật về thanh tra hành chính.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp
quyền, cải cách hành chính.
4.2. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng
của triết học Mác - Lênin cùng với những phương pháp nghiên cứu khác như phương
pháp lịch sử, phương pháp so sánh thống kê, sưu tầm, phân tích và tổng hợp đánh giá.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động thanh tra hành chính và Quy trình
thanh tra hành chính
Chương 2: Quy trình tiến hành thanh tra hành chính theo quy định hiện hành
Chương 3: Thực trạng và giải pháp trong thực hiện quy trình thanh tra hành chính
của thanh tra tỉnh Đồng Tháp hiện nay
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
2
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
HÀNH CHÍNH VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH
1.1. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra
1.1.1. Khái niệm thanh tra
Khái niệm thanh tra được hiểu theo nhiều nghĩa ở nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau.
Theo Đại từ điển tiếng việt thì Thanh tra là sự “điều tra, xem xét để làm rõ sự việc. Thanh
tra cũng có nghĩa là chỉ người làm nhiệm vụ thanh tra phải điều tra, xem xét để làm rõ
vụ việc” (1). Thuật ngữ “Thanh tra” được hiểu là việc xem xét tại chỗ các hoạt động của đối
tượng thanh tra nhằm xác minh, xử lý những vi phạm của đối tượng này.
Thanh tra theo Từ điển tiếng Việt “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm
của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”(2). Với nghĩa này, thanh tra là sự xem xét và phát
hiện những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, xí nghiệp và xử lý theo quy định của
pháp luật. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể là người làm nhiệm vụ thanh tra,
Đoàn thanh tra, và thực hiện của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Còn tiếp cận ở
gốc độ Luật học, từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội
định nghĩa “Thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nghiệp vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân và giám sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền”(3). Theo đó, các cá nhân, tổ
chức, cơ quan phải tuân thủ theo quy định của pháp luật trong việc thực thi quyền và
nghĩa vụ của mình. Đồng thời, họ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, người
có thẩm quyền nhằm bảo đảm sự công bằng trước pháp luật. Các cá nhân, người có thẩm
quyền phải thật sự khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch trong giải quyết khiếu nại,
tố cáo. Theo nghĩa rộng, thanh tra lại được hiểu là một khâu, một giai đoạn trong chu
trình quản lý nhà nước, công tác thanh tra, phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước. Theo
nghĩa hẹp thì thanh tra là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
Thanh tra Nhà nước theo quy định của pháp luật trên lĩnh vực thực hiện chính sách pháp
luật, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng.
Với những nghĩa trên, thanh tra bao hàm trong đó nghĩa kiểm soát nhằm xem xét
và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Hoạt động thanh tra thường được tiến
hành bởi cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm xác
định tính đúng sai của sự việc, những hành vi vi phạm của các tổ chức cá nhân để từ đó
(1)
(2)
(3)
Nguyễn Như Ý (chủ Biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa -Thông tin, h.1998, Tr 1529.
Việt Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng, Nxb TP.HCM, TP.HCM 2002, Trang 838.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, h1999, Tr 106
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
3
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
đưa ra hướng xử lý theo quy định và kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật của nhà
nước. Để đảm bảo sự công bằng trong hoạt động thanh tra thì các cơ quan thanh tra phải
tiến hành xem xét đánh giá sự việc khách quan, đúng thẩm quyền.
Theo Pháp lệnh thanh tra 1990 thì thanh tra được hiểu là một chức năng thiết yếu
của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật
trong quản lý nhà nuớc, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên khái niệm thanh
tra được định nghĩa trong Luật Thanh tra năm 2004 dưới khái niệm thanh tra nhà nước.
Theo đó “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà
nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và
các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành”. Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 định nghĩa tương
tự “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Luật Thanh tra 2010 đưa
ra khái niệm Thanh tra Nhà nước và thanh tra nhân dân. Trong đó, Thanh tra Nhà nước
bao gồm Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành. Công tác thanh tra thường
được hiểu gắn liền với chức năng quản lý trật tự xã hội, phòng ngừa các vi phạm pháp
luật, tìm ra các sai phạm trong quản lý để hướng chủ thể quản lý làm đúng các quy định
của pháp luật. Chủ thể của thanh tra là cơ quan quản lý nhà nước. Các cuộc thanh tra
được tiến hành thông qua Đoàn thanh tra hoặc Đoàn thanh tra liên ngành.
Theo quan điểm của tác giả cho rằng: “Thanh tra là hoạt động không thể thiếu
trong quản lý nhà nước, nhằm kiểm tra, xem xét việc thực hiện chính sách, pháp luật của
nhà nuớc, thực hiện nhiệm vụ đuợc giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân do các cơ
quan thanh tra có thẩm quyền thực hiện”. Qua thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan,
tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.1.2. Khái niệm thanh tra hành chính
Theo Luật thanh tra 2010, thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ở đây cụm từ “quản lý trực tiếp”
trong Luật thanh tra 2004 được thay thế bằng cụm từ “trực thuộc”. Điều đó có nghĩa là
Luật thanh tra 2004 cho rằng đối tượng thanh tra hành chính có sự lệ thuộc về mặt tổ
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
4
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
chức đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra hành chính. Thì đến
Luật thanh tra 2010 cho rằng, đối tượng của thanh tra hành chính chịu sự quản lý của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chứ không lệ thuộc về mặt tổ chức. Quy định này đề cao
trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Với khái niệm này, thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, nếu phát hiện có vi phạm thì kiến nghị Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước xử lý. Nói khái quát, thanh tra hành chính là hoạt động
thanh tra từ trên xuống, hướng vào đối tượng bên trong bộ máy nhằm mục tiêu chung là
đánh giá, xem xét trách nhiệm của bộ máy quản lý. Nó phân biệt với thanh tra chuyên
ngành là hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực
đối với cơ quan, tổ chức cá nhân, trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định
về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Mục đích là nhằm
xem xét, đánh giá trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân có tuân thủ
các quy định của pháp luật không. Mặt khác, nó còn nhằm xem xét, đánh giá về việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao mang tính kế hoạch, chỉ đạo, điều hành giữa cơ quan cấp
trên đối với cấp dưới có được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng đắn hay không.
1.1.3. Khái niệm về quy trình thanh tra hành chính
Luật thanh tra 2010 và Nghị định 86/2011/NĐ-CP có một chương riêng về hoạt
động thanh tra. Nội dung trong chương này là những quy tắc mà trong hoạt động thanh
tra, đối tượng thanh tra và cả những người có liên quan phải chấp hành. Theo đó muốn
tiến hành thanh tra phải có quyết định thanh tra do người có thẩm quyền ban hành. Quyết
định thanh tra phải ghi rõ nội dung thời hạn thanh tra và xác định rõ người thực hiện. Khi
thời hạn thanh tra đã hết, nếu cuộc thanh tra chưa kết thúc phải có quyết định kéo dài thời
hạn thanh tra. Thực hiện quyết định thanh tra là Đoàn thanh tra hoặc Đoàn thanh tra liên
ngành. Kết thúc cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra (Thanh tra viên) phải có báo cáo kết quả
thanh tra, kiến nghị về các nội dung đã được thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các kết luận, quyết định, các kiến nghị. Người ra quyết định thanh tra phải ra kết
luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải xác định rõ đúng, sai; xác định các nguyên nhân
khách quan, chủ quan; quy rõ trách nhiệm. Tất cả các kết luận đều phải có hồ sơ, tài liệu,
chứng cứ, .v.v... bảo đảm. Điều này có nghĩa là bất kỳ một cuộc thanh tra nào trước khi
được tiến hành phải xem xét những quy định của pháp luật. Xem rõ, pháp luật quy định
các bước như thế nào, nội dung của công việc đó ra sao và xử lý những tình huống pháp
sinh trong thực tế. Đây là bước làm rất quan trọng, đòi hỏi những người tiến hành thanh
tra phải chấp hành nghiêm chỉnh. Như vậy, Quy trình thanh tra hành chính là trình tự thủ
tục, nội dung cần phải đảm bảo khi tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
5
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
1.2. Các vấn đề chung về hoạt động thanh tra hành chính
1.2.1. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra hành chính
Để được thanh tra không phải ai cũng có quyền đó, phải có một cơ quan hay một tổ
chức nào đó làm việc này được pháp luật công nhận. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ và là
cơ hội để gánh vác trọng trách đại diện cho nhà nước, cho nhân dân thực thi pháp luật
đảm bảo sự công minh và bình đẳng của mọi người trước pháp luật. Trong thanh tra hành
chính cũng vậy, pháp luật đã giao trọng trách này cho Thanh tra Chính phủ và các cơ
quan thanh tra khác (thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện) quyết định
và tiến hành. Ngoài ra, những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của
nhiều cơ quan, đơn vị hoặc đối với những vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách
nhiệm của nhiều cấp nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (Bộ trưởng,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc sở) ra quyết
định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra hoặc Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện
nhiệm vụ thanh tra. Trong hoạt động thanh tra hành chính, cơ quan quản lý nhà nước
(hoặc cơ quan thanh tra) có thể thanh tra toàn diện hoạt động của đối tượng thanh tra
hoặc chỉ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ trên một mặt hoạt động
nhất định của đối tượng thanh tra.
1.2.2. Nội dung, đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính
Có nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng của thanh tra hành chính. Quan niệm
thứ nhất cho rằng, đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính phải là các cơ quan nhà
nước và công chức nhà nước. Theo quan niệm, hoạt động thanh tra hành chính sẽ hướng
vào việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng như hiệu quả quản lý
của bộ máy nhà nước chứ không hướng vào các đối tượng là các doanh nghiệp.
Quan niệm thứ hai lại cho rằng, đối tượng thanh tra hành chính bao hàm các tổ
chức, doanh nghiệp. Theo quan niệm này, qua thanh tra các doanh nghiệp mà đánh giá
trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến sai phạm của doanh
nghiệp bị thanh tra. Cách quan niệm thứ hai làm cho hoạt động thanh tra bị chồng chéo
và trùng lặp về đối tượng dẫn đến việc buông lỏng sự kiểm tra, giám sát trực tiếp đối với
các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Luật thanh tra 2010 nêu rõ đối tượng của thanh tra hành chính là các cơ quan, tổ
chức cá nhân trực thuộc. Theo đó, cơ quan quản lý về chuyên môn có quyền thanh tra,
kiểm tra xem cấp dưới của mình hoạt động như thế nào trong việc chấp hành pháp luật,
chính sách của nhà nước trong phạm vi chuyên môn thuộc quyền quản lý của các cơ quan
đó. Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc
điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Chính do sự
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
6
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý, các chủ thể quản lý phải áp dụng
biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Đây là yếu tố
để xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trực thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý hay
không. Chẳng hạn như Bộ, cơ quan ngang Bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các
cơ quan, tổ chức cá nhân, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành thanh tra đối với các sở,
ngành cấp tỉnh, v.v…
Hoạt động thanh tra thể hiện ở sự kiển tra, đánh giá của cấp trên đối với cấp dưới
trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Đánh giá những hành vi đó phù hợp hay không
phù hợp để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của công
tác quản lý. Toàn bộ việc xem xét, đánh giá, xử lý đó điều căn cứ vào chuẩn mực, chính
sách, của Nhà nước. Cho nên việc theo dõi, đánh giá, đôn đốc cấp dưới thực hiện nhiệm
vụ qua công tác thanh tra là nội dung hết sức quan trọng.
Do vậy, Luật thanh tra 2010 khẳng định nội dung của thanh tra hành chính là xem
xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ
quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc.
1.2.3. Nguyên tắc tiến hành thanh tra hành chính
Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn
hành động mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công dân cũng như đối tượng của
thanh tra phải tuân theo trong quá trình thanh tra. Theo Điều 7 Luật Thanh tra 2010 xác
định nguyên tắc hoạt động thanh tra bao gồm: “Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác,
khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Không trùng lặp về phạm vi, đối
tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
thanh tra”. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của thanh tra bao gồm:
Nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình thanh tra.
Trong quá trình thanh tra thì người tham gia cuộc thanh tra phải luôn ý thức và
nghĩ rằng mình làm việc này là phục vụ cho Đảng, phục vụ nhân dân, và là người đại
diện pháp luật. Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực
hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra. Do vậy, người tham
gia thanh tra không được lạm dụng quyền của mình mà tiến hành thanh tra vượt quá quy
định của pháp luật nhằm che giấu hành vi vi phạm. Khi phát hiện sai phạm đến đâu thì
nhận xét, đánh giá đến đó trên cơ sở pháp luật, chứng cứ rõ ràng, tránh việc áp đặt ý chí
chủ quan của mình cho đối tượng thanh tra. Việc thu thập chứng cứ là yếu tố quan trọng
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
7
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
nhằm đánh giá, kết luận chính xác và khách quan hơn sau khi đối chiếu với quy định của
pháp luật.
Theo quy định tại Điều 13 của Luật thanh tra 2010 thì người ra quyết định thanh tra,
Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra không vi phạm những điều cấm trong hoạt
động thanh tra. Còn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra phải chấp
hành nghiêm túc quy định của pháp luật cũng như yêu cầu của Đoàn thanh tra, cơ quan
nhà nuớc có thẩm quyền trong công tác thanh tra. Các văn bản, tài liệu của đối tượng này
cung cấp phải có giá trị pháp lý, theo đúng thể thức quy định. Đối với cơ, tổ chức cá nhân
có liên quan và các cơ quan hữu quan phải quan tuân thủ theo pháp luật thể hiện ở việc
đáp ứng các yêu cầu liên quan đến cuộc thanh tra theo quy định của pháp luật.
Không một cơ quan, tổ chức cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt
động thanh tra. Việc can thiệt không có căn cứ pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào
diều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ nặng nhẹ, bị xử lý theo các quy định của pháp
luật. Những đòi hỏi trên có nội dung rất rộng, theo đó, từ chương trình, kế hoạch hoạt
động của tổ chức thanh tra đến việc ra quyết định thanh tra, cử Đoàn thanh tra, thanh tra
viên, …rồi đến việc kết luận, kiến nghị, quyết định, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động thanh tra điều phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thanh tra.
Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý có giá trị bắt buộc phải thực hiện theo đúng
nội dung, thẩm quyền, phạm vi, đối tượng được ghi trong đó. Nội dung nào mới xuất hiện
trong quá trình thanh tra phải báo cáo cho người có thẩm quyền để ra quyết định bổ sung
kịp thời “Khi phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra báo
cáo người ra quyết định thanh tra xem xét quyết định”(4). Mục đích của việc chấp hành
nghiêm chỉnh quyết định thanh tra là đảm bảo thời gian hoàn thành cuộc thanh tra theo
quy định của pháp luật. Kết quả cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Nguyên tắc coi trọng công tác chính trị - tư tưởng.
Đây là nhân tố quan trọng để cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Thông qua thanh tra công tác tư tưởng - chính trị mà trong nội bộ Đoàn thanh tra có sự
đồng thuận và nhất trí cáo. Mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành, nội quy, v.v…
được quán triệt trên cơ sở tập trung dân chủ. Vì, thành viên của Đoàn thanh tra gồm
nhiều cán bộ, thành viên các ban ngành khác có nhận thức và trình độ khác nhau. Để
phát huy được hiệu quả của cuộc thanh tra thì công việc trước tiên là phải làm sau giúp
cho các thành viên trong đơn vị hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và tầm quan trọng
của cuộc thanh tra thông qua việc công bố quyết định thanh tra. Đối tượng thanh tra và
(4)
Khoản 2 Điều 26 Thông tư 05/2014/TT-TTCP Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh
tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
8
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
đơn vị thanh tra cũng cần nhận thức rõ, đúng, thông suốt về cuộc thanh tra. Đây là việc
quan trọng nhằm tránh được sự chống đối, cố tình che giấu những vi phạm cũng như
không hợp tác làm cho cuộc thanh tra chậm tiến độ thực hiện.
H
Nguyên tắc bảo đảm trung thực, khách quan, hợp lý, hợp pháp, dân chủ và kịp thời.
Hoạt động thanh tra là một nội dung của hoạt động quản lý nhà nước. Tác động của
nó không những đối với đối tượng thanh tra mà còn tác động trực tiếp hay gián tiếp đối
với xã hội. Thông qua thanh tra góp phần chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện chính sách, cơ
chế quản lý. Theo Hồ Chủ Tịch: “Thái độ của người cán bộ thanh tra phải cẩn thận.
Nghe không được thiên lệch, nghe một bên, nên nghe người này, nghe người kia. Phải
khách quan. Chớ do ý muốn mà suy đoán chủ quan của mình. Chống quan liêu: Thanh
tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cơ quan, ở địa phương nào đấy phải
đến tận nơi nghe ngóng, tìm tòi, chịu khó. Quan liêu sẽ không làm được nhiệm vụ. Phải
cẩn thận khách quan, điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, chịu khó”(5). Vì vậy, bảo đảm tính
chính xác, trung thực, khách quan, hợp pháp và hợp lý là một nguyên tắc cần phải quán
triệt sâu rộng trong đơn vị thanh tra. Thanh tra viên có vai trò quan trọng trong việc thu
thập số liệu, chứng cứ là sự thật, chính xác. Báo cáo kết quả, kết luận thanhh tra, quyết
định xử lý, đánh giá sự khách quan, đúng với sự thật, không suy diễn áp dặt ý chí chủ
quan, cắt xén, bót méo sự thật nhằm làm cho cuộc thanh tra có giá trị pháp lý và có tác
dụng tích cực đối với công tác quản lý. Muốn khách quan trong công tác thanh tra, cán bộ
thanh tra phải có trình độ hiểu biết về chính trị, pháp luật, am hiểu chuyên môn, nghiệp
vụ để có thể độc lập, khách quan trong suy nghĩ cũng như trong hành động của mình.
Kết luận thanh ta được xem xét, đánh giá một cách toàn diện, xem xét giải quyết
trong mối quan hệ tổng thể, sát với thực tế đang xảy ra và đặt trong từng thời điểm lịch
sử cụ thể nhất định. Quá trình chuyển đổi về cơ chế, chính sách có nhiều sự vật và hiện
tượng mới phát sinh trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính hợp pháp, vừa
đảm bảo tính hợp lý. Khi xem xét những hành vi vi phạm pháp luật hiện hành, Đoàn
thanh tra còn cần phải đặt nó trong hoàn cảnh đang diễn ra, xem nó có phù hợp với đòi
hỏi của thực tiễn này hay không. Phân tích sự tác động của các hành vi vi phạm này để
thấy được hậu quả sự tác động của. Đồng thời, Đoàn thanh tra cũng cần phải xem xét nó
có đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
không. Một kết luận thanh tra chỉ thực sự trung thực, khách quan, có lý, có tình, khi biết
tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu đã được đối chiếu với quy định của pháp luật
nhưng phải gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, xem xét một cách toàn diện nguyên nhân
khách quan và chủ quan bằng quan điểm lịch sử cụ thể. Kết luận thanh tra làm rõ đúng
(5)
Một số văn kiện về công tác thanh tra: Huấn thị của Hồ Chủ tịch về công tác thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh
tra toàn miền Bắc ngày 19/04/1957, tr 7- 10.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
9
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
hay sai của sự việc so với chuẩn mực do Nhà nước ban hành trong Hiến pháp, Luật, Nghị
định, Thông tư,...của cơ quan có thẩm quyền ban hành, các cơ chế quản lý của Nhà nước.
Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra
giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Đây là nguyên tắc mới được bổ sung trong Luật thanh tra 2010. Mục đích là nhằm
hạn chế về sự chồng chéo, trùng lấp trong hoạt động thanh tra. Theo đó, người ra quyết
định thanh tra cần phải xem xét và phối hợp với các cơ quan nhằm tránh sự chồng chéo,
trùng lấp về nội dung, thời gian. Trong quá trình thanh cần thực hiện đúng kế hoạch thanh
tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục và đúng thời gian, thời hiệu thanh tra.
Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân
là đối tượng thanh tra.
Đây là nội dung hoàn toàn mới được bổ sung vào trong những nguyên tắc của hoạt
động thanh tra. Nó thể hiện mối quan tâm về việc đảm bảo tính pháp chế và hiệu quả của
công tác thanh tra. Mục đích cuối cùng của hoạt động thanh tra là đảm bảo sự phát triển
ổn định và lành mạnh. Chính vì vậy, hoạt động thanh tra không được cản trở sự hoạt
động hợp pháp của các cơ quan, tổ chức các nhân trong xã hội. Nhà nước là bộ máy quản
lý xã hội, đồng thời cũng phục vụ xã hội. Do đó, nhà nước đảm bảo cho các thanh viên
trong xã hội thực hiện đầy đủ các quyền và lợi ích hợp cũng như nghĩa vụ mà pháp luật
quy định. Các cơ quan thanh tra chỉ tiến hành thanh tra trong phạm vi nội dung ghi trong
quyết định thanh tra, không được mở rộng phạm vi thanh tra hoặc kéo dài thời gian thanh
tra, v.v... Việc kết luận thanh tra phải chính xác, khách quan không vì mục đích cá nhân,
vụ lợi, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của
đối tượng thanh tra.
Như vậy, quy định các nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Luật Thanh tra là hết
sức cần thiết không chỉ giúp cho hoạt động thanh tra được thực hiện một cách nghiêm
túc, công khai, minh bạch mà còn giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
thanh tra, nhất là doanh nghiệp không bị ảnh hướng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của mình. Bên cạnh đó, nguyên tắc mới được bổ sung không trùng lặp về phạm vi, đối
tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra là
một yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn bất cập trong việc thực hiện Luật thanh tra năm 2004,
khi có nhiều hoạt động thanh tra bị trùng lắp về đối tượng, thời gian, gây lãng phí nguồn
lực và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công tác thanh tra.
1.2.4. Điều kiện, thời hạn tiến hành thanh tra
1.2.4.1. Điều kiện tiến hành thanh tra hành chính
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
10
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản. Nội dung ghi trong quyết định thanh
tra phải được quy định rõ về lĩnh vực thanh tra, phạm vi thanh tra, đối tượng, thời gian,
tiến độ thanh tra.Văn bản quyết định thanh tra phải đúng thể thức, chữ ký, đóng dấu, số
văn bản, ngày tháng ban hành, cấp quyết định thanh tra, căn cứ ra quyết định thanh tra,
đối tượng thanh tra, người có thẩm quyền thực hiện thanh tra và thời hạn thanh tra.
Phải đảm báo các yếu về lực lượng, kinh phí, phương tiện tiến hành. Lực lượng
thanh tra bao gồm: Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của Đoàn thanh tra, lưu ý
không bố trí người có quan hệ thân tộc, quan hệ kinh tế với đối tượng thanh tra hoặc có
liên quan đến nội dung việc thanh tra. Phải đảm bảo kinh phí, phương tiện đi lại, ăn ở cho
các thành viên của Đoàn thanh tra, tạo điều kiện cho họ hoạt động độc lập, thu thập, xử lý
thông tin nhanh, chính xác đảm bảo cho kết quả luận thanh tra có căn cứ vững chắc.
Như vậy, để một cuộc thanh tra được tiến hành thì cần phải đảm bảo cả hai yếu tố
trên. Đây là điều kiện cần và đủ để làm cơ sở cho việc thanh tra.
1.2.4.2. Thời gian tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
Theo quy định tại Điều 45 của Luật thanh tra 2010 thì thời hạn thực hiện một cuộc
thanh tra tính từ ngày công bố quyết định thanh tra cho đến khi kết thúc việc thanh tra tại
nơi được thanh tra, trong đó thời hạn cuộc thanh tra được tính như sau:
Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày. Trường hợp
phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt
phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo
dài, nhưng không quá 150 ngày.
Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày,
trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.
Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có
thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Như vậy, thời hạn thanh tra được pháp luật thanh tra quy định chặt chẽ, cụ thể cho
mỗi cuộc thanh tra hành chính khác nhau của các cấp, ngành khác nhau, từ Trung ương
đến địa phương, nội dung này được quy định cụ thể trong Quyết định thanh tra để các
Đoàn thanh tra tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức thanh tra hành chính trong
thời gian qua cho thấy việc nghiên cứu áp dụng quy định về thời hạn thanh tra hành chính
của Đoàn thanh tra còn hạn chế:
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
11
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Đó là việc các Đoàn thanh tra hành chính chưa thật sự nghiêm túc, còn kéo dài thời
gian ở các khâu tổ chức thanh tra trực tiếp. Đặc biệt là chậm trể trong khoảng thời gian
tham mưu báo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận, quyết định sau thanh tra.
Việc kéo dài thời gian của Đoàn thanh tra trước hết là sự thiếu nghiêm túc trong
việc chấp hành thời hạn thanh tra do pháp luật quy định, làm giảm hiệu quả, hiệu lực
thanh tra trực tiếp của mỗi Đoàn thanh tra, ảnh hưởng không tốt đến đối tượng thanh tra
và tiến độ thực hiện kế hoạch chung của cơ quan, đơn vị và toàn ngành.
Nguyên nhân này là do thiếu chi tiết, cụ thể, khoa học trong việc xây dựng và phê
duyệt đề cương,kế hoạch tiến hành thanh tra dẫn đến việc tổ chức, thực hiện thanh tra
trực tiếp găp khó khăn, trở ngại. Trong khi đó,Trưởng đoàn thanh tra chưa thật sự phát
huy hết chức năng, trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo sát về mặt thời gian đối với
các nội dung được phân công cho bộ phận thanh tra viên trực tiếp. Việc chỉ đạo của
người ra quyết định thanh tra có lúc còn thiếu quyết liệt. Mặc khác, đối tượng thanh tra
thiếu hợp tác, cố tình trì hoản cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ công tác thanh tra. Việc
xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, tham mưu, duyệt, ban hành kết luận thanh
tra, quyết định xử lý sau thanh tra thiếu tính khoa học, hệ thống. Do vậy, thời gian tiến
hành thanh tra bị lãng phí rất nhiều ở khâu này. Sự không đồng điều của về trình độ của
thanh tra viên cũng tác động không nhỏ đến tiến độ thanh tra trực tiếp, kết thúc làm việc
tại nơi được thanh tra.Vì vậy, cuộc thanh tra phải tiến hành khẩn trương với nội dung
thanh tra rõ ràng, cụ thể, để từ đó được kết luận chính xác, khách quan.
Thông thường mỗi cuộc thanh tra điều tiến hành và kết thúc đúng theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, đối với những vụ việc phức tạp thì trong thời gian thanh tra theo
quy định không thể làm rõ hết được những vấn đề sai phạm của đối tượng thanh tra nên
cần phải gia hạn thêm thời gian thanh tra “Trưởng đoàn thanh tra có văn bản đề nghị
người ra quyết định thanh tra gia hạn thời hạn, thời gian thanh tra. Văn bản đề nghị phải
nêu rõ lý do, thời gian giai hạn, ý kiến khác nhau của các thành viên Đoàn thanh tra về
việc đề nghị gia hạn thanh tra”(6). Căn cứ vào đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra, người
ra quyết định thanh tra xem xét để quyết định thời hạn gia hạn thanh tra phù hợp với quy
định của pháp luật hoặc không đồng ý cho gia hạn. Nếu được gia hạn, Đoàn thanh tra tiếp
tục tiến hành khẩn trương, chính xác các công việc còn lại để nhanh chống kết thúc thời
gian thanh tra. Nếu không được người ra quyết định đồng ý thì phải kết thúc cuộc thanh
tra đúng theo thời hạn ghi trong quyết định thanh tra. Quyết định gia hạn thời hạn thanh
tra phải gửi cho Trưởng đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan hữu quan, tổ
chức, các nhân có liên quan. Điều này đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai trong quá
(6)
Điều 29 Thông tư 05/2014 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ cộng tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ
tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
12
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
trình thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra giúp cho Đoàn thanh tra có thêm thời gian
xác minh vụ việc liên quan đến đối tượng thanh tra, góp phần giải quyết vụ việc đúng
người đúng tội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Vì thế lòng tin của nhân dân vào
hoạt động quản lý của Nhà nước được cũng cố hơn.
Tuy nhiên, việc gia hạn này lại có bất cập có lợi cho đối tượng thanh tra là tăng
thêm thời gian che giấu hành vi vi phạm pháp luật. Lợi dụng sự cho phép gia hạn trong
phạm vi thời gian mà pháp luật quy định, các đối tượng thanh tra sẽ cố gắng tìm kiếm,
liên lạc, lôi kéo, mua chuộc cán bộ thanh tra và những người khác mà họ cho rằng có khả
năng giúp họ bỏ qua hành vi vi phạm. Đồng thời, đối tượng thanh tra cũng bị ảnh hưởng
tới công việc cũng như tâm lý khi bị thanh tra quá dài. Còn đối với Đoàn thanh tra thì đây
là cơ hội để kém dài thời gian, trì quản thanh tra vì mục đích cá nhân nào đó. Từ đó, gia
hạn thời gian thanh tra tạo tâm lý ỷ lại vào quy định của pháp luật mà Đoàn thanh tra cố
tình không thực hiện đúng nhiệm vụ theo thời hạn pháp luật quy định.
1.2.5. Nhiệm vụ quyền hạn của những người tiến hành thanh tra
Tham gia vào hoạt quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra là các chủ thể với
vị trí và vai trò khác nhau. Pháp luật hiện hành về thanh tra có những quy định xác định
nhiệm, vụ, quyền hạn và nghịa vụ của các chủ thể này trong quá trình thực hiện hoạt
động thanh tra nhằm đảm báo thực hiện hiệu quả hoạt động thanh tra. Các chủ thể tham
gia vào hoạt động thanh tra bao gồm:
Người ra quyết định thanh tra hành chính là Thủ trưởng cơ quan thanh tra, hoặc
trong trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết
định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra hoặc cử thanh tra viên chuyên ngành thực hiện
thanh tra độc lập. Người ra quyết định thanh tra là người có trách nhiệm kết luận về hoạt
động thanh tra, làm căn cứ để Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các quyết
định xử lý vụ việc thanh tra. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra được
quy định tại Điều 48 Luật thanh tra 2010 như sau:
Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn Thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định
thanh tra.
Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải
trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử
dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
13
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận hoặc xác mịnh tình tiết làm chứng cứ cho
việc kết luận, xử lý.
Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy
việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp cua cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Yêu cầu tổ chức tín dụng tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản
phong toả tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh
tra tảu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ
quan thanh tra nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định ký luật,
thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra
hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại
cho việc thanh tra.
Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công
chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định
thanh tra.
Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quuyền xử lý kết
quả thanh tra; kiểm tra đôn đốc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra.
Quyết định thu hồi tiền tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép bị thất thoát do
hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra,
các thành viên khác của Đoàn Thanh tra.
Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn Thanh tra khi không
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người thân
thích với đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện
nhiệm vụ thanh tra; kết luận về nội dung thanh tra.
Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu
hiệu của tội phạm, thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Mỗi biện pháp được thực hiện phải đặt trong điều kiện nhất định và phải tuân thủ
theo quy trình nhất định. Điều này có nghĩa là trong quá trình thanh tra từ khi bắt đầu tới
khi kết thúc, người ra quyết định thanh tra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà
thực hiện các quyền của mình đúng theo quy định của pháp luật. Mục đích là phòng
ngừa, ngăn chặn tình trạng sử dụng quyền hạn một cách tùy tiện, thiếu căn cứ.
Trưởng đoàn thanh tra hành chính là người có vị trí quan trọng trong quá trình hoạt
động của Đoàn thanh tra và quyết định chất lượng hoạt động của cuộc thanh tra. Luật
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
14
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
thanh tra 2010 thay thế luật thanh tra 2004 bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn cho
người đứng đầu Đoàn thanh tra: “yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài
khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng
thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản”. Theo quy định của Luật Thanh tra thì người ra
quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa
tài khoản khi xét thấy cần thiết.
Tuy nhiên, việc áp dụng quy định của Luật Thanh tra trong việc yêu cầu tổ chức tín
dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra là rất khó khăn vì chưa có hướng dẫn
cụ thể. Để thực hiện được quyền này trong hoạt động thanh tra, cũng cần phải có văn bản
hướng dẫn giữa Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó,
“Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo với người ra quyết định thanh tra kết quả thanh tra
và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó”. Nhiệm
vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra được quy định cụ thể tại điều 46 luật thanh
thanh tra 2010 như sau:
Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn Thanh tra thực hiện đúng nội dung, đối
tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra.
Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của người ra quyết định thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra để bảo
đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải
trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
Khi thấy cần thiết có thể kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối
tượng thanh tra.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
thanh tra cung cấp, thông tin tài liệu đó.
Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử
dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh
tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý.
Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi
phạm pháp luật.
Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy
việc làm đó gây thiệt nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật,
thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
15
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại
cho việc thanh tra.
Thành viên Đoàn Thanh tra hành chính thực hiện nhiệm vụ theo quyết định thanh
tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà
nước có thẩm quyền. Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện việc thẩm tra, xác minh, làm
rõ nội dung các sự việc khiếu nại, tố cáo. Trong hoạt động thanh tra, thanh tra viên chỉ
tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận, kiến
nghị, quyết định thanh tra của mình. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra
được quy định cụ thể tại Điều 47 Luật thanh tra 2010 như sau:
Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn Thanh tra.
Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải
trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
Kiến nghị với Trưởng đoàn Thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Trưởng đoàn Thanh tra theo qui định của Luật Thanh tra để đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Kiến nghị xử lý các vấn đề khác liên quan tới nội dung thanh tra.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra và chịu
trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực,
khách quan của nội dung đã báo cáo.
1.2.6. Nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra được quy định tại Điều 57 và Điều 58
của Luật Thanh tra 2010. Về cơ bản, quyền và nghĩa vụ này được kế thừa từ Luật Thanh
tra năm 2004: quyền giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra; khiếu
nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra,
Thanh tra viên; và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thể hiện quan điểm mọi cơ quan, tổ chức
và cá nhân điều bình đẳng trước pháp luật. Trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh
tra, đối tượng đượ thanh tra có quyền chứng minh cho các cơ quan có thẩm quyền về việc
làm đúng đắn của mình hoặc có biện pháp bảo vệ tích cực như khiếu nại, tố cáo đối với
những quyết định không đúng, hành vi lộng quyền, vi phạm pháp luật từ phía người tiến
hành thanh tra. Tuy nhiên, đối tượng thanh tra không có quyền khiếu nại quyết định
thanh tra, vì hoạt động thanh tra là một khâu của quá trình quản lý nhà nước, quyết định
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
16
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
thanh tra nhằm thực hiện quyền quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các
cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý của mình.
Mặc khác, đối tượng thanh tra có nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định về những hành vi
vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng mà mình đã làm. Đối tượng thanh tra phải
tuân thủ pháp luật, phải chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thanh tra. Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu Đoàn thanh tra. Hợp tác với Đoàn
thanh tra. Không che giấu khuyết điểm, sai phạm. Thông tin, tài liệu, báo cáo của đối
tượng thanh tra cung cấp, biên bản hội nghị, giám định, kiểm kê, v.v…nhất thiết phải là
văn bản có giá trị pháp lý, có đầy đủ các yếu tố như ngày lập văn bản, chữ ký, họ tên,
đóng đấu (nếu có). Nếu là văn bản sao chụp phải công chứng, chứng thực hoặc người sau
lục đóng đấu ký tên. Mục đích là để xác định văn bản của đối tượng thanh tra cung cấp có
đúng sự thật và có giá trị hay không.
Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra xuất phát từ yêu cầu
tăng cuờng tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ trong hoạt động
thanh tra, không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tư ợng thanh tra.
1.3. Khái quát chung về quy trình thanh tra hành chính
1.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy trình thanh tra
Thanh tra là chức năng thiết yếu của nhà nước nhằm điều chỉnh, uốn nắm hoạt động
của các tổ chức, cá nhân địa phương cho phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời,
nó điều chỉnh cơ chế, chính sách chưa hợp lý, góp phần giúp cho bộ máy nhà nước trong
sạch, vững mạnh, tránh sơ cứng, rập khuôn, máy móc, trì truệ.
Nội dung thanh tra thường phức tạp, đòi hỏi người tiến hành thanh tra phải có
chuyên môn nghiệp vụ sâu, quan điểm lập trường vững vàng, nghiêm túc và tư duy phán
xét sự việc khách quan, chính xác. Trong khi đó, đối tượng thanh tra là chủ thể quản lý.
Họ bình đẳng với thanh tra trước pháp luật. Nếu Đoàn thanh tra có vi phạm pháp luật, họ
có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi sai phạm của cán bộ thanh tra. Họ là chủ thể
quản lý nên họ có kinh nghiêm quản lý, ứng xử và có mối quan hệ rộng đối với ngành
cũng như ngoài xã hội. Họ luôn tìm mọi cách để chống lại các nội dung thanh tra cũng
như lôi kéo, mua chuộc hoặc cố tình cản trở Đoàn thanh tra làm nhiệm vụ. Nếu không có
bước đi cụ thể thì Thanh tra viên, Đoàn thanh tra sẽ bị động khi tiến hành thanh tra và
mang lại kết quả không như mong muốn.
Nhiều năm qua, tổ chức và hoạt động thanh tra có bước tiến rất đáng kể, thể hiện
bằng Pháp lệnh Thanh tra 1990, Luật thanh tra 2004, Luật thanh tra 2010, Luật khiếu nại
2011, Luật Tố cáo 2011, và một số văn bản pháp quy hướng dẫn. Tuy nhiên, bản thân
hoạt động thanh tra chậm đổi mới về phương thức, hoạt động thụ động, thiếu sự nhạy bén
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
17
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
với tình hình biến đổi của yêu cầu quản lý. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng
nguyên nhân quan trọng là lực lượng thanh tra chưa đủ mạnh về chất và lượng. Đồng
thời, chưa có một quy định nào trong, một thời gian bao lâu thì một đơn vị phải được
thanh tra, kiểm tra. Để khắc phục vấn đề đó, chúng ta cần phải tuyển dụng những người
có năng lực, có đức có tài, có chính sách đãi ngộ thích hợp. Có thể quy định rõ trong thời
hạn 3 hoặc 5 năm gì đó cơ quan, đơn vị phải đuợc thanh tra, kiểm tra ít nhất 1 lần. Trong
khi đó, các Đoàn thanh tra thường không được sự chỉ đạo sát sâu của người ra quyết định
thanh tra một cách kịp thời, thường xuyên. Do vậy, hoạt động của mỗi Đoàn thanh tra
thường có tính tự phát, đi đến đâu làm đến đó.
Đi cùng với sự phát triển của đất nuớc, hệ thống thanh tra ngày càng khẳng định vai
trò và vị thế của mình đối với quá trình quản lý. Tổ chức thanh tra nói chung đã có những
đóng góp cho sự phát triển đất nước. Qua thanh tra nhiều vụ vi phạm, sai sót đã kịp thời
xử lý. Kiến nghị, xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm “Trong 3 năm (2011-2013),
Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 90 cuộc thanh tra hành chính, ban hành 63 kết luận
thanh tra, qua kết luận 63 cuộc thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế số tiền là
56.718 tỷ đồng, 9.843 ha đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 20.858 tỷ
đồng, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 35.959 tỷ đồng, kiến
nghị các tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có vi phạm; chuyển cơ
quan điều tra xem xét, xử lý 33 vụ việc. Riêng năm 2013, Thanh tra Chính phủ tiến hành
48 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm số tiền 7.443 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 911 tỷ đồng,
kiến nghị xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và xử lý khác 6.532 tỷ đồng, kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền thu hồi 198 ha đất, chuyển cơ quan điều tra xử lý 9 vụ; Thanh tra
các bộ, ngành, địa phương triển khai 8.873 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm số tiến là
4.115 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 2.797 tỷ đồng, 3.030 ha đất, đã thu hồi
783 tỷ đồng, 216 ha đất, kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có
thẩm quyền xem xét, xử lý 1.318 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính 1.586 tập thể, 2.675
cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 63 vụ việc, 75 người”(7). Nếu nhìn vào kết
quả của hoạt động thanh tra hành chính phản ánh trong các báo cáo này, chúng ta thấy
hoạt động thanh tra hành chính chỉ tập trung vào việc phát hiện các vi phạm pháp luật,
kiến nghị thu hồi tiền, tài sản, xử lý hành vi vi phạm. Trong khi đó, hiện nay những tiêu
cực của xã hội đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ
quan thực thi pháp luật, gây ra những tác hại không nhỏ đến công tác quản lý cũng như
lòng tin của nhân dân đối với Đảng bị giảm sút. Trong hoạt động thanh tra không phải là
(7)
Viện khoa học thanh tra, Nguyễn Thị Thu Nga, Vai trò của hoạt động thanh tra hành chính trong hoàn thiện thể
chế kinh tế ở Việt Nam, http://www.giri.ac.vn/vai-tro-cua-hoat-dong-thanh-tra-hanh-chinh-trong-hoan-thien-the-chekinh-te-o-viet-nam_t104c2714n1790tn.aspx, Cập nhật: 26/03/2014.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
18
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
không có những cán bộ đã bị xử lý vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Nếu xảy ra
tiêu cực, nhất là tệ nạn hối lộ và nhận hối lộ thì hoạt động thanh tra sẽ không khách quan,
thiếu chính xác và công bằng.
Tất cả nguyên nhân trên là do chưa có quy trình hợp lý và cách làm thiết thực.
1.3.2. Quy định của pháp luật hiện nay về quy trình thanh tra hành chính
Từ khái niệm quy trình thanh tra hành chính như trên thì để tiến hành một cuộc
thanh tra phải đảm bảo được các yêu cầu về nội dung, hình thức, phương thức tiến hành.
Tuy nhiên, việc làm này rất khó, vì mỗi nơi có những các thực hiện khác nhau, mà chủ
yếu là dựa trên kinh nghiệm là chính. Do vậy, có nơi thì thanh tra không đến nơi do yếu
khách quan, có nơi lại lúng túng không biết xây dựng và tiến hành thanh tra như thế nào
cho hợp lý. Kết quả là nhiều cuộc thanh tra được tiến hành thanh tra như nấm mọc sau
mưa nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với hoạt động của các cơ quan thanh
tra nhà nước, Luật thanh tra 2010 đã lựa chọn sửa đổi những vấn đề bất cập, bổ sung
những quy định mới để làm rõ hơn hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành. Tại Mục I quy định chung, điều chỉnh những nội dung hết sức quan trọng, cơ bản
trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, đó là Định hướng
chương trình thanh tra, công khai kết luận thanh tra, xử lý hành vi không thực hiện yêu
cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của những
người thực thi quyền thanh tra. Theo quy định của Luật thanh tra 2010, thì đây chỉ là
những bước tiến hành mang tính chất cơ bản nhất, khái quát nhất chứ chưa phải là một
quy trình cụ thể để tiến hành một cuộc thanh tra. Đến Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra 2010 đã dành riêng
Mục 1 Chương III để hướng dẫn hoạt động thanh tra hành chính. Về cơ bản, đã nêu được
cách thức tiến hành thanh tra hành chính, nhưng chưa đầy đủ và chi tiết.
Trên cơ sở đó, Thanh tra chính phủ đã ban hành Thông tư số 02/2010/TT-TTCP
ngày 02/03/2010 chi tiết và cụ thể hóa quy định về quy trình tiến hành một cuộc thanh
tra, hướng dẫn thực hiện trên toàn quốc. Quy trình thanh tra này là một chuẩn mực, thước
đo quy định về trình tự, thủ tục cần phải đảm bảo trong quá trình tiến hành một cuộc
thanh tra. Nó bao gồm các bước cụ thể như sau: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và
kết thúc thanh tra để phục vụ hoạt động quản lý. Quy trình này quy định cụ thể các bước,
các trình tự, thời gian thực hiện các công đoạn trong quá trình thanh tra. Qua đó sẽ giúp
cho Trưởng đoàn, người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan thanh tra xác định
trách nhiệm, trình tự thực hiện một cuộc thanh tra theo đúng quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, quy trình này được xây dựng để hướng dẫn Luật thanh tra năm 2004. Thực tế,
Luật thanh tra năn 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 lại chưa Thông tư mới
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
19
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
hướng dẫn về quy trình thanh tra. Do đó, thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số
05/ 2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra
và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra có hiệu lực vào ngày 01/12/2014, hướng
dẫn cho Luật thanh tra 2010 và thay thế cho Thông tư 02/2010/TT-TTCP có nhiều điểm
bất cập nhất là các quy định về khảo sát, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra;
xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra; xây dựng đề cương để đối tượng thanh
tra báo cáo; thu thập thông tin, tài liệu.
Theo đó, đối với trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, Thông tư 05/2014/
TT-TTCP quy định rõ hơn về thủ tục thực hiện quyền trong quá trình thanh tra. Khi thực
hiện quyền thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra áp dụng các
thủ tục theo quy định. Trường hợp xét thấy cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu như quy
định tại Điều 36 Nghị định 86/2011/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra ra quyết định niêm
phong tài liệu. Trường hợp cần kiểm kê tài sản như quy định tại Điều 37 Nghị định
86/2011/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra quyết định
kiểm kê tài sản.
Trường hợp cần tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp như quy định tại Điều 40
Nghị định 86/2011/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh
tra ra quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp. Nếu cần đình chỉ công tác và
xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực
hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra thì người ra quyết định thanh tra kiến nghị
người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vi
phạm. Xử lý sai phạm được phát hiện khi tiến hành thanh tra
Về công bố quyết định thanh tra, Thông tư quy định, chậm nhất là 15 ngày kể từ
ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định
thanh tra với đối tượng thanh tra. Khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm đến
mức phải xử lý ngay thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải lập biên
bản về việc sai phạm để làm cơ sở cho việc xử lý. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì
Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc có
dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra thì Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo tập hợp hồ sơ,
tài liệu để chuyển cơ quan điều tra. Việc bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm
sang cơ quan điều tra phải được lập thành biên bản. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công
khai quyết định thanh tra theo quy định. Trên đây là những quy định mới về trình tự thủ
tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
20
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Dựa quy trình chung này, các địa phương phải tự xây dựng cho mình một quy trình
thanh tra hợp lý phù hợp với ngành của mình cũng như điều kiện thực tế của điạ phương.
Quy trình thanh tra hành chính được xây dựng dựa trên những trình tự thủ tục của thông
tư 05/2014, Luật thanh tra 2010 và nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
2010 cùng với và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Trong quá trình xây dựng quy
trình thanh tra hành chính phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định này về trình tự thủ tục,
thời gian và phương pháp tiến hành, cũng như quyền và nghĩa vụ trong quá trình thanh
tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
21
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA HÀNH CHÍNH
THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
2.1. Quy trình tiến hành cuộc thanh tra hành chính theo quy định hiện hành
Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và khoa học về nghiệp vụ thanh tra
cũng như thực tiễn công tác thanh tra, một cuộc thanh tra thông thường được tiến hành
theo ba bước gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Sự phân
chia thành các bước như vậy chỉ mang tính chất tương đối vì các bước này có mối liên hệ
biện chứng với nhau.
Những vấn đề mà pháp luật quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra là
những quy tắc chỉ đạo và tiêu chuẩn hành động mà hoạt động thanh tra đòi hỏi người
quản lý thanh tra, người thực hiện nhiệm vụ thanh tra, đối tượng thanh tra và cả những
người có liên quan phải chấp hành. Chính vì vậy, khi tiến hành thanh tra cần phải bảo
đảm thực hiện theo đúng những thủ tục và trình tự nhất định mà pháp luật đã quy định.
2.1.1. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiến hành thanh tra
2.1.1.1. Xác định các vấn đề trọng tâm trong thanh tra hành chính
Xác định đúng vấn đề là yếu tố căn bản để có giải pháp, giải quyết hợp lý, hữu hiệu.
Muốn vậy, chúng ta cần tránh nhìn nhận vấn đề một chiều chỉ dựa theo ý muốn chủ quan
của mình mà cần xem xét, hình dung vấn đề theo nhiều cách, từ những góc nhìn khác
nhau. Trong thanh tra cũng vậy, những vấn đề phát sinh từ những nhiệm vụ trọng tâm
trong công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành là yêu cầu cấp thiết. Nó phát sinh
trong các công việc cụ thể phù hợp với pháp luật và chương trình kế hoạch công tác định
kỳ của đơn vị. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào quan điểm của lãnh đạo cơ quan. Trong
công tác, nếu lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược sẽ có những cách suy nghĩ đột phá để đưa
cơ quan mình đi lên, vững mạnh. Ngược lại, chính tầm nhìn yếu kém của người lãnh đạo
cơ quan sẽ làm cho đơn vị ngày càng không phát huy được hiệu quả quản lý.
Mặc khác, trong cùng một thời điểm có nhiều vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý
nhà nước cần được thanh tra. Nhưng, số lượng người trong cơ quan thanh tra có hạn nên
không thể nào tiến hành thanh tra hết được những những vấn đề này, có chăng nửa thì chỉ
thanh tra được những vấn đề nỗi cộm, nóng bỏng nhất. Thông thường, cơ quan thanh tra
sẽ gặp khó khăn trong việc thiếu thông tin và thông tin không đủ độ tin cậy. Người tiến
hành thanh tra thường có những nhiệm vụ khác nhau trong quản lý nhà nước, chỉ am hiểu
một số lĩnh vực nào đó. Do vậy, người lãnh đạo phải biết lựa chọn những vấn đề trọng
tâm, bức xúc nhất cần được thanh tra cũng như những ai thích hợp cho việc tiến hành
thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
22
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Trong khi đó, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân ngày càng tăng lên
cùng với sự phát triển của xã hội. Đây là vấn đề đòi hỏi người lãnh đạo cơ quan thanh tra
nói riêng và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước nói chung cần phải xem ở góc độ thận
trọng. Vì, một khi quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được đảm bảo thì vai trò của
pháp luật mới thật sự phát huy hết ý nghĩa và tác dụng của nó. Thông qua đơn thư, khiếu
nại, tố cáo của công dân nhằm xác định rõ đối tượng, phạm vi và những nội dung cần
thanh tra để từ đó xây dựng kế hoạch thanh tra. Cơ quan thanh tra cũng cần nắm bắt các
thông tin về số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh ở một thời điểm nhất định của
địa phương, ngành, đơn vị, qua đó sẽ biết rõ số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết và
kết quả giải quyết. Đánh giá ưu khuyết điểm, nguyên nhân tồn tại trong công tác xét giải
quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, ngành, đơn vị trực thuộc, số lượng đơn thư vượt
cấp trong từng thời kỳ và quá trình phân loại, hướng dẫn của cấp mình đối với địa
phương, ngành, đơn vị chuẩn bị thanh tra.
Vấn đề xuất phát từ yêu cầu của các tổ chức Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân,
các cơ quan khác của nhà nước, cơ quan công luận, tổ chức đoàn thể xã hội. Xuất phát từ
yêu cầu này, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ sớm phát hiện và xử lý những hành vi vi
phạm kịp thời, hiệu quả. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, góp phần quan trọng trong
công tác quản lý và điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế những năm qua,
tiến nói của báo chí, các Đoàn thể có sức lan tỏa cao và sự tác động mạnh, góp phần vào
việc giám sát thực thi pháp luật của Nhà nước.
Vấn đề xuất phát từ chính cơ quan thanh tra phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm.
2.1.1.2.Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra
Bất kỳ một cuộc thanh tra hành chính nào trước khi được triển khai thực hiện điều
phải có quyết định thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hay Thủ trưởng cơ
quan thanh tra ký quyết định ban hành. Trên cơ sở kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt,
hoặc do yêu cầu của cấp trên, yêu cầu công tác giải quyết đơn khiếu nại tố cáo mà Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước hay Thủ trưởng cơ quan thanh tra ra quyết định nội
dung yêu cầu cuộc thanh tra.Trong trường hợp cần thiết có liên quan đến nhiều ngành,
nhiều cấp, với những vấn đề nhại cảm thì người ra quyết định thanh tra cần phải chỉ đạo
thu thập thông tin, tài liệu nắm tình hình trước khi ra quyết định thanh tra bằng văn bản.
Mục đích là nhằm ra quyết định thanh tra đúng trọng tâm, trọng điểm, góp phần quan
trọng vào việc thành công đối với mỗi cuộc thanh tra. Thực tiễn những năm qua hiệu quả
của cuộc thanh tra phụ thuộc rất lớn vào các thông tin, tài liệu ban đầu.
Yêu cầu của thu thập thông tin, tài liệu ban đầu phải nhanh gọn, không kéo dài và
phải đi sát vào nội dung cần thanh tra “ không quá 15 ngày làm việc kể” từ ngày giao
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
23
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình(8). Qua thu thập thông tin, nắm tình hình, những thông
tin, tài liệu thu thập được là những thông tin, tài liệu ban đầu để có những nét khái quát
về hoạt động của đối tượng thanh tra. Từ đó, có thể đưa ra nhận định về những vấn đề nổi
cộm, có khả năng sai phạm hoặc có dấu hiệu sai phạm cần đi sâu, tập trung tiến hành
thanh tra là cơ sở để xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và xây dựng đề cương yêu
cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Công chức hoặc tổ công tác được giao nhiệm vụ thu thập
thông tin, tài liệu nắm tình hình tại đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện
quyền của mình trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Tránh gây khó khăn, phiền hà, sách
nhiễu cho cơ quan, tổ chức cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin; chậm nhất 05 ngày
trước khi kết thúc nhiệm vụ, người được giao nhiệm vụ nắm tình hình phải báo cáo bằng
văn bản về kết quả mà mình thực hiện cho người giao nhiệm vụ. Nội dung báo cáo kết
quả nắm tình hình phải khái quát được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kết quả hoạt
động của đối tượng được dự kiến thanh tra. Báo cáo phải nêu rõ những vấn đề nỗi cộm có
dấu hiệu sai phạm, đề xuất nội dung và phương pháp tiến hành thanh tra. Chính vì thu
thập thông tin, nắm tình hình để quyết định thanh tra có vai trò quan trọng nên “cơ quan
thanh tra nhà nước có trách nhiệm thường xuyên thu thập thông tin về việc thực hiện
chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phamvi
thẩm quyền thah tra để phuc vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra và hoạt động
thanh tra”(9). Có quan điểm cho rằng việc chỉ đạo thu thập thông tin, nắm tình hình không
hoàn toàn là nội dung chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra. Ví dụ như A là Thủ
trưởng cơ quan quản lý Nhà nước B có thể chỉ đạo hoạt động việc thu thập thông tin, nắm
tình hình, trên cơ sở đó giao cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước C quyết định
thành lập Đoàn thanh tra. Lại có quan điểm khác cho rằng, chỉ đạo việc thu thập thông
tin, nắm tình hình không phải là nội dung chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra đối
với Đoàn thanh tra vì thời điểm này Đoàn thanh tra chưa được thành lập. Các quan điểm
này có khía cạnh hợp lý về lý thuyết nhưng thiếu yếu tố thực tiễn. Việc thu thập thông
tin, nắm tình hình thường gắn với việc tiến hành thanh tra. Cấp nào thu thập thông tin, tài
liệu, nắm tình hình thì cấp đó thành lập Đoàn thanh tra. Cán bộ nào được giao thu thập
thông tin, tài liệu, nắm tình hình thường sẽ tham gia Đoàn thanh tra. Thu thập thông tin,
tài liệu, nắm tình hình được quy định là một khâu trong quy trình tiến hành một cuộc
thanh tra, thuộc giai đoạn chuẩn bị thanh tra. Nếu tách nội dung chỉ đạo hoạt động thu
thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình ra khỏi nội dung chỉ đạo của người ra quyết định
thanh tra đối với Đoàn thanh tra thì thiếu đi sự toàn diện của một cuộc thanh tra. Ngược
lại, cũng có những vướng mắc nhất định như các quan điểm nêu trên đã đề cập. Do vậy,
(8)
Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức,
hoạt động, quan hệ của Đoàn thanh tra và trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
(9)
Điều 66 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
24
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
có thể coi đó là nội dung chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra với những luận cứ nêu
trên và để đi đến kiến nghị, làm rõ vấn đề này trong những nghiên cứu tiếp theo.
2.1.1.3 Ban hành quyết định thanh tra
Người ra quyết định thanh tra có vai trò rất quan trọng để bảo đảm cho cuộc thanh
tra đạt hiệu quả cao. Vì vậy để ra một quyết định thanh tra sát đúng với thực tế thì người
ra quyết định thanh tra phải nêu rõ căn cứ pháp lý để ban hành quyết định, nội dung,
phạm vi, thời hạn thanh tra, quyết định Trưởng đoàn, các thành viên, nhiệm vụ, quyền
hạn Đoàn thanh tra, nghĩa vụ trách nhiệm đối tượng thanh tra. Đây là công việc mở đầu
cho bất kỳ một hoạt động thanh tra nào. Lẽ dĩ nhiên, hoạt động thanh tra chỉ được tiến
hành trên cơ sở có quyết định thanh tra của người có thẩm quyền ban hành theo quy định
của pháp luật. Quyết định thanh tra là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền tiến hành
thanh tra. Theo quy định tại Điều 38 Luật thanh tra 2010, người ra quyết định thanh tra
phải căn cứ vào kế hoạch thanh tra để ra quyết định thanh tra. Trong trường hợp thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc yêu cầu
của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thì người ra quyết
định thanh tra ra quyết định thanh tra đột xuất. Hoạt động thanh tra luôn xác định bởi yêu
cầu của công tác quản lý. Vì vậy, đối tượng và nội dung của cuộc thanh tra rất đa dạng.
Trong khi đó, lực lượng thanh tra có hạn nên phải chọn nội dung thanh tra phù hợp, vấn
đề bức xúc, thiết thực nhất phục vụ yêu cầu quản lý để ra quyết định thanh tra.
Đối với việc ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch:
Căn cứ kế hoạch thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra các cấp,
các ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ
thanh tra. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan,
đơn vị; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám
đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn
Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan
đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ
trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện tra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành để thực hiện
nhiệm vụ thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp có trách nhiệm phê duyệt chương
trình, kế hoạch thanh tra. Thanh tra theo kế hoạch có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để
Đoàn thanh tra có sự chuẩn bị một cách tốt nhất cho việc thanh tra về lực lượng tiến
hành, thời gian, tài liệu liên quan, thu thập thông tin, khảo sát thực tế v.v… nhằm bảo
đảm cho cuộc thanh tra đạt hiệu quả cao nhất. Một cuộc thanh tra được thực hiện khi xác
định được phạm vi, đối tượng, nội dung, nghiệp vụ thanh tra và nhiều nội dung khác của
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
25
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
nghiệp vụ thanh tra. Tuy đã có chương trình thanh tra nhưng thanh tra là vấn đề rất rộng.
Vì vậy, ở từng thời điểm phải chọn được các vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Chọn nội
dung đúng, vừa rút ngắn thời gian thanh tra, vừa có tác dụng thiết thực cho công tác quản
lý. Ngược lại sẽ mất thời gian, gây tốn kém, ảnh hưởng đến quá trình quản lý, làm mất
lòng tin của đối tượng thanh tra và dư luận xã hội, có khi phản tác dụng đối với công tác
thanh tra. Nội dung thanh tra được chọn phải là những lĩnh vực có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của ngành, của địa phương hoặc những vấn đề
bức xúc mà lãnh đạo ngành, địa phương và nhân dân quan tâm.
Nếu là thanh tra đột xuất thì phải căn cứ vào yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản
lý Nhà nước, yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật đã
phát hiện được để ban hành quyết định thanh tra.
Đối với việc ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất:
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu
hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
tham nhũng hoặc do Thủ trưởng quan quản lý nhà nước cùng cấp giao.
Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh
tra đột xuất, thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định
thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lư nhà nước cùng cấp để báo cáo. Đối
với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn
thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan
đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thủ Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành để thực
hiện nhiệm vụ thanh tra.
Thanh tra đột xuất thường gắn với những vấn đề cấp thiết, bức xúc nhằm kịp thời
phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Đây là đòi
hỏi tất yếu của thực tiễn, vì vậy các cơ quan thanh tra không chỉ chủ động tổ chức tốt các
cuộc thanh tra theo kế hoạch mà còn kịp thời triển khai nhanh các cuộc thanh tra theo yêu
cầu đột xuất. Có như vậy thì mới nhanh chóng phát hiện để ngăn chặn và xử lý kịp thời,
nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra và những người
có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra “Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra
quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra; khi
xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
26
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
thành lập Đoàn Thanh tra”(10). Quyết định thanh tra chủ yếu do Thủ trưởng cơ quan
thanh tra ban hành. Quy định này đề cao và tăng cường tính tích cực, chủ động theo chức
năng của các cơ quan thanh tra nhà nước. Đoàn thanh tra bao gồm, Trưởng đoàn thanh
tra, thanh tra viên và các thành viên khác.
Trường hợp vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc ảnh hưởng
lớn đến tình hình chính trị - xã hội ở địa phương, bộ ngành hoặc vì lý do cần thiết khác
thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra. Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước có thể tự mình ra quyết định thanh tra hoặc trên cơ sở đề nghị của cơ
quan thanh tra. Để ban hành quyết định thanh tra thì người ra quyết định thanh tra cần
làm cho mọi thành viên của Đoàn thanh tra hiểu rõ nguồn gốc căn cứ ban hành quyết
định thanh tra, xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tếxã hội thuộc quyền quản lý nhà nước của mình để tiến hành thanh tra đạt kết quả tốt.
Quyết định thanh tra phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng thể thức.
Một vấn đề khác cũng đáng quan tâm, đó là việc tiến hành thanh tra trên diện rộng,
thanh tra những vụ việc phức tạp thì cần phải tập huấn, xây dựng và thống nhất cơ chế
làm việc của Đoàn thanh tra cho các thành viên nhằm giúp họ thống nhất cao về quan
điểm, yêu cầu của cuộc thanh tra, bồi dưỡng thêm kỉ năng, kiến thức, nghiệp vụ, kinh
nghiệm trong thanh tra. Đồng thời, giúp họ nâng cao trách nhiệm, tính thống nhất, đảm
bảo bí mật cần thiết trong quá trình thanh tra.
Căn cứ vào kết quả thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình (nếu có) và chương
trình, kế hoạch đã được phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước giao nhiệm vụ soạn thảo quyết định thanh tra cho cá nhân, đơn
vị chuyên môn của mình làm. Theo đó, nội dung quyết định thanh tra quy định cụ thể tại
Điều 44 Luật thanh tra 2010 là:
Căn cứ pháp lý để thanh tra: Cơ sở pháp luật, kế hoạch thanh tra, yêu cầu của Thủ
truởng cơ quan quản lý nhà nước, v.v…
Phạm vi thanh tra, đối tượng, nội dung thanh tra: thanh tra từ thời điểm nào, thanh
tra cơ quan, tổ chức nào, thanh tra vấn đề gì, Đoàn thanh tra làm nhiệm vụ gì, phương
pháp tiến hành như thế nào, v.v…
Thời hạn thanh tra: việc xác định cụ thể thời hạn tiến hành thanh tra là điều rất quan
trọng, giúp cho Đoàn thanh tra thấy được khoảng thời gian để thực hiện nhiệm vụ được
giao. Đồng thời, nó phòng ngừa các tình huống phát sinh dẫn đến kéo dài thời gian tiến
hành. Thời hạn này tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc vụ việc
thanh tra tại nơi được thanh tra và phải ghi rõ trong quyết định thanh tra.
(10)
Điều 43 Luật Thanh tra 2010
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
27
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên và các thành viên khác: quyết định phải ghi rõ
ai làm Trưởng đoàn, phó đoàn (nếu có), làm nhiệm vụ gì. Việc xác định rõ tư cách của
các thành viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động thanh tra. Ngoài ra,
nó còn giúp cho Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra thấy được quyền và nghĩa vụ của
mình trong quá trình tiến hành. Quyết định thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành hoạt
động thanh tra thực hiện.
Như vậy, hoạt động thanh tra hành chính chỉ được tiến hành khi có quyết định bằng
văn bản của người có thẩm quyền và việc tiến hành thanh tra phải thành lập Đoàn, trong
đó có Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên và các thành viên khác. Người ban hành
quyết định thanh tra đồng thời phê duyệt kế hoạch thanh tra. Nếu thanh tra có nội dung
đơn giản, đột xuất thì quyết định thanh tra được ban hành trước khi có kế hoạch thanh tra.
Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ
thanh tra phải xây dựng kế hoạch thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm ký quyết định thanh tra và chậm nhất
là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, thì quyết định thanh tra phải gửi cho đối
utợng thanh tra, trừ trường hợp đột xuất. Quyết định thanh tra phải được công bố chậm
nhất 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra.
2.1.1.3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
Kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra là thể hiện phương án để Đoàn thanh tra triển
khai lực lượng thực hiện quyết định. Đồng thời, nó là căn cứ để người ra quyết định
thanh tra kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện hoạt động thanh tra. Sau khi thu thập thông
tin, tài liệu, Trưởng đoàn tập hợp lại thành hồ sơ của vụ việc. Sau đó, Đoàn thanh tra họp
và nghiên cứu kỹ quyết định thanh tra, xử lý tốt các thông tin thu thập được, và xây dựng
dự thảo kế hoạch thanh tra. Kế hoạch phải cụ thể hóa mục đích, yêu cầu, nội dung, đối
tượng, những trọng tâm và trọng điểm, bố trí lực lượng tiến hành và phương pháp tiến
hành, chế độ báo cáo, thời hạn kết thúc, kinh phí, phương tiện vật chất cho cuộc thanh
tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra là tài liệu nội bộ của Đoàn thanh tra(11). Nội dung của kế
hoạch thanh tra như sau:
Phần mở đầu: tóm tắt nội dung của quyết định thanh tra. Nêu một số đặc điểm của
đơn vị liên quan tới cuộc thanh tra.
Phần thứ hai: phân bố thời gian hợp lý cho cuộc thanh tra bao gồm thời gian chuẩn
bị, thời gian tiến hành và thời gian kết thúc.
Phần trọng tâm: phân chia lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
(11)
Điều 22 Nghị định 86/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
28
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Lực lượng của Đoàn là cán bộ, thanh tra viên có nghiệp vụ được trưng dụng vào
Đoàn thanh tra (không phải là những có quan hệ nghiệp vụ và quan hệ tình cảm đối với
đối tượng thanh tra và Đoàn thanh tra). Dự kiến kế hoạch tài chính cho Đoàn.
Chuẩn bị cơ sở vật chất tài chính, các thủ tục hành chính, các văn bản liên quan đến
cuộc thanh tra.
Phân công lực lượng phải ưu tiên cho những trọng tâm, trọng điểm để hoàn thành
nhiệm vụ theo tiến độ đã đề ra. Đối với những cuộc thanh tra phức tạp thì cần xây dựng
hai kế hoạch thanh tra bao gồm kế hoạch thanh tra và kế hoạch phối hợp thanh tra.
Trong kế hoạch tiến hành thanh tra phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra và các
biện pháp xử lý như tài liệu để xem xét không đủ, cán bộ nhân viên liên quan đến cuộc
thanh tra ốm đau hoặc đi công tác dài ngày, đối tượng thanh tra có thể có những hành vi
đối phó chống lại hoạt động thanh tra,v.v... Mục đích là đảm bảo cho hoạt động thanh tra
đạt hiệu quả cao nhất. Công việc chuẩn bị càng cụ thể, chu đáo thì hiệu quả thực hiện
hoạt động càng cao. Công việc này bao gồm kiểm tra hoàn tất các thủ tục hành chính,
điều kiện vật chất, phương tiện, tài liệu cần thiết và tập huấn nghiệp vụ để chuẩn bị tiến
hành hoạt động thanh tra.
Dù kế hoạch thanh tra có kỷ tới đâu đi chăng nữa thì trong quá trình thanh tra cũng
phát sinh những vấn đề ngoài ý nuốn. Do vậy, Trưởng đoàn thanh tra cần phải nhạy bén,
nắm bắt tình hình kịp thời, báo cáo người ra quyết cho định thanh tra điều chỉnh kế hoạch
thích hợp.
Sau khi dự thảo luận kế hoạch thanh tra được xây dựng, Trưởng đoàn thanh tra có
trách nhiệm họp Đoàn thanh tra để thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra và trình
người ra quyết định xem xét, phê duyệt. Nội dung cần thảo luận bao gồm mục đích yêu
cầu nội dung của cuộc thanh tra. Trình tự các bước tiến hành thanh tra và phương pháp cụ
thể tiến hành thanh tra. Trách nhiệm cụ thể của mỗi người được phân công. Nguyên tắc,
mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân trong công tác.
Yêu cầu đặt ra là mọi người phải nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ
chung cũng như nhiệm vụ riêng của từng bộ phận và cá nhân. Đồng thời qua đó, mỗi
thành viên có những góp ý bổ sung, hoàn chỉnh bản kế hoạch thanh tra của Đoàn. Những
ý kiến khác nhau phải được báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét trước khi phê
duyệt. Nếu kế hoạch được phê duyệt thì kế hoạch đó được triển khai thực hiện. Nếu kế
hoạch chưa đạt yêu cầu thì Đoàn thanh tra phải bổ sung theo sự góp ý của người ra quyết
định thanh tra rồi mới trình phê duyệt và triển khai thực hiện.
Đặc thù của thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
29
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
pháp luật, nhiện vụ, quyền hạn được giao nên nhiệm vụ thanh tra thường rất đa dạng.
Trong khi đó, thành phần tham gia Đoàn thanh tra còn bao gồm cán bộ có trình độ khác
nhau, thuộc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị ngành khác nhau. Theo quy định tại Điều 23
Nghị định 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ, sau khi kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra
được phê duyệt, Trưởng đoàn tổ chức họp Đoàn để quán triệt kế hoạch thanh tra, phân
công nhiệm vụ cho các thành viên của Đoàn nhằm mục đích thống nhất quan điểm,
phương pháp và cách thức tiến hành.
Khi cần thiết nên tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra. Đây là vấn đề
cần tiến hành nghiêm túc, vì nó giúp cho thành viên Đoàn thanh tra bổ sung thêm kiến
thức về cơ chế quản lý, căn cứ pháp luật có liên quan đến nội dung thanh tra. Khi tập
huấn nghiệp vụ Trưởng đoàn thành tra cần soạn thảo tài liệu tập huấn nghiệp vụ. Nội
dung của tập huấn là quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung quyết định thanh tra và kế
hoạch tiến hành thanh tra. Nghiên cứu các chính sách pháp luật, cơ chế quản lý các lĩnh
vực liên quan đến nội dung thanh tra. Tìm hiểu tình hình hoạt động của đối tượng thanh
tra về nội dung được thanh tra. Các vấn đề khác (nếu có).
Căn cứ kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo các thành viên
Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phân công và báo cáo với Trưởng
đoàn thanh tra. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra
quyết định, nhưng không quá 05 ngày kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp, đột xuất thì
thời hạn không quá 03 ngày.
2.1.1.4. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Căn cứ vào nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra thống nhất đề
cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng đề
cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo sự chủ trì của trưởng Đoàn thanh tra. Đề
cương yêu cầu báo cáo phải được Trưởng đoàn gửi trước cho đối tượng thanh tra bằng
văn bản ít nhất 5 ngày, trước khi công bố quyết định thanh tra để đối tượng có thời gian
chuẩn bị báo cáo theo nội dung, cách thức mà Đoàn yêu cầu.
Báo cáo theo đề cương của Đoàn thanh tra là yêu cầu bắt buộc đối với đối tượng
thanh tra. Báo cáo của đơn vị là văn bản có giá trị pháp lý được lưu trữ trong hồ sơ Thanh
tra. Qua báo cáo giúp cho Đoàn thanh tra nắm được tình hình, đặc điểm của đơn vị. Từ
đó mà xác định trọng tâm, trọng điểm của các nội dung cần thanh tra, cụ thể làm căn cứ
đánh giá sự trung thực của đối tượng thanh tra. Do vậy, khi xây dựng đề cương thanh tra
cần phải gợi ra những vấn đề thật sát, liên quan đến nội dung thanh tra, báo cáo thanh tra
phải có số liệu cụ thể và tự nhận xét ưu, khuyết điểm có biện pháp khắc phục. Đồng thời,
Trưởng đoàn cũng phải nêu rõ cách thức báo cáo và thời gian nộp báo cáo thanh tra cụ
thể, rõ ràng. Báo cáo của đối tượng cần ngắn gọn tập trung vào những gợi ý của Đoàn
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
30
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
thanh tra, tránh tình trạng sa vào kể lể, báo cáo một cách qua loa, hoặc dây dưa không
báo cáo.
Yêu cầu của một đề cương cần phải gợi ra những điểm thật sát với nội dung của
cuộc thanh tra. Qua báo cáo của đối tượng thanh tra, có thể nắm tổng quát đặc điểm, tình
hình, bối cảnh lịch sử cụ thể. Từ đó, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của sự
việc. Đó là một trong nhũng căn cứ quan trong giúp cho kết luận thanh tra không sai lệch,
phiến diện. Không tiết lộ những vấn đề vi phạm của đối tượng mà Đoàn thanh tra nắm
được, cũng như kế hoạch thanh tra để hạn sự bao che, chống đối của đối tượng. Yêu cầu
từng đoàn viên thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra riêng cho mình truớc khi thực hiện
nhiệm vụ. Khi xây dựng kế hoạch phải chỉ ra nội dung, cơ bản gồm: xây dựng văn bản
kết luận thanh tra, thông qua kết luận thanh tra và hợp Đoàn rút kinh nghiệm, bàn giao hồ
sơ vào lưu trữ.
2.2.2. Tổ chức thực hiện thanh tra
Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng bổ sung cho nhau trong việc thực hiện một cuộc
thanh tra. Trong đó, giai đoạn tổ chức thực hiện thanh tra là yếu tố quyết định sự thành
công trong thanh tra. Khi thực hiện giai đoạn thực hiện thanh tra thì ý nghĩa của sự chuẩn
bị mới được bộc lộ.
Bước tiến hành thanh tra là bước hiện thực hoá giai đoạn chuẩn bị, đánh giá giai
đoạn chuẩn bị đã tốt hay chưa. Giai đoạn này thực hiện mục tiêu của cuộc thanh tra, như
tìm ra những sai phạm của đối tượng được thanh tra. Đặc biệt, khi tiến hành thanh tra
không chỉ thực hiện được mục tiêu cuộc thanh tra mà còn rút ra được nhiều bài học. Đó
là những bài học về kỹ năng thanh tra, thu thập thông tin, kinh nghiệm làm việc với đối
tượng thanh tra.
Hơn nữa giai đoạn tiến hành thanh tra là sự quyết định cho giai đoạn kết thúc thanh
tra. Trong giai đoạn này có kết luận thanh tra mà kết luận này phải dựa vào báo cáo kết
quả thực hiện thanh tra. Giai đoạn thực hiện thanh tra nhanh hay chậm cũng như đạt kết
quả tốt hay xấu sẻ ảnh hưởng tới giai đoạn kết thúc thanh tra. Không có giai đoạn thực
hiện thanh tra thì không có giai đoạn kết thúc.
Hoạt động thanh tra chủ yếu thông qua hoạt động của Đoàn thanh tra, thanh tra viên
và người được giao nhiệm vụ thanh tra độc lập. Trong đó, hoạt động của Đoàn thanh tra
là thường xuyên và chủ yếu thông qua quy trình thanh tra để đưa tới kết luận thanh tra.
Do vậy, nếu thực hiện tốt giai đoạn tiến hành thanh tra sẽ không chỉ có ý nghĩa lớn đối
với quy trình thanh tra, và xa hơn nữa là hoạt động quản lý nhà nước.
Trên cơ sở quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
31
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
thanh tra. Căn cứ vào kế hoạch hoặc đề cương thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra
viên lần lượt tiến hành công việc của mình.
2.2.2.1. Gửi và công bố quyết định thanh tra
Công việc chuẩn cho cuộc thanh tra đã xong, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm
thông báo cho đối tượng thanh tra biết về việc thanh tra cơ quan, đơn vị mình mình bằng
văn bản. Nếu cần thiết, người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền sẽ thông
báo dến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra. Trong thông báo gửi
cho đối tượng thanh tra cần nêu rõ thời gian, địa điểm công bố quyết định và thành phần
tham dự. Mục đích là giúp cho đối tượng thanh tra có thời gian chuẩn bị, không bị động
khi tiếp đoàn thanh tra. Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra bao gồm
đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì thanh tra, Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng thanh tra. Khi cần thiết có thể mời thêm đại diện của các tổ chức ban
ngành khác có liên quan tham dự nhằm đảm bảo tính công khai và dân chủ, đảm bảo
được quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân được thanh tra.
Sau khi ra quyết định thanh tra “Trưởng đoàn thanh tra phải gửi quyết định thanh
tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Việc gửi quyết định thanh tra
phải được tiến hành trong khoảng thời gian 5 ngày, kể từ ngày ký quyết định”(12). Đối
với các cuộc thanh tra đột xuất thì không áp dụng qui định nêu trên. Vì thanh tra đột xuất
là những cuộc thanh tra mà cơ quan tiến hành không thể dự tính trước, thường xuất phát
từ yêu cầu khách quan của hoạt động quản lý nhà nước, yêu cầu của việc xử ý kịp thời
đối với hành vi vi phạm của đối tượng hoặc yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phiên làm việc đầu tiên của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra có nội dung chủ
yếu là công bố quyết định thanh tra, thống nhất giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh
tra về quan điểm, nhận thức, mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, về quyền hạn và
nghĩa vụ của các bên trong quá trình thanh tra theo quy định của pháp luật “Chậm nhất là
15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công
bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra” (13) và “Quyết định thanh tra phải được
công bố chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định
thanh tra phải được lập thành văn bản”(14). Người công bố quyết định thanh tra là
Trưởng đoàn thanh tra. Trưởng Đoàn công bố quyết định thanh tra phải công bố nguyên
văn, nêu rõ giải thích và báo cáo nội dung, yêu cầu kế hoạch cuộc thanh tra. Việc công bố
quyết định phải lập thành văn bản. Văn bản đó phải có chức ký xác nhận của các bên,
(12)
Khoản 2 Điều 44 Luật thanh tra 2010.
(13)(14)
Điều 26, Khoản 2 Điều 37 Nghị định số: 86/2011NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của luật thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
32
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Văn bản công bố quyết định thanh tra là tài liệu
của hồ sơ cuộc thanh tra.
Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ,
quyền hạn của Đoàn Thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng
thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn Thanh tra với đối tượng thanh tra và
những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn Thanh tra.
Quy định công bố quyết định thanh tra trong vòng 15 ngày đã đảm bảo lợi ích ,
quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra. Đồng thời, Đoàn thanh tra có thời gian
thực thi đúng quy trình thanh tra. Đăc biệt, với cuộc thanh tra ở xa thì việc quy định thời
gian công bố này sẽ giúp cho Đoàn thanh tra thực hiện đúng trình tự các bước và tránh
được sai sót. Đây là quy định rất quan trọng, vì nó là mốc thời gian để tính thời hạn tiến
hành một cuộc thanh tra.
Với thời gian công bố là 15 ngày, là điều kiện để đối tượng Thanh tra có thể báo cáo
chi tiết về những nội dung theo đề cương mà Trưởng đoàn thanh tra đã yêu cầu. Tuy
nhiên, khi tiến hành công bố quyết định thanh tra còn những bất cập như là thời gian quá
dài nếu thực thi đúng theo quy định sẽ tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra chuẩn bị mọi
mặt như: hồ sơ, giấy tờ, chứng từ, hóa đơn…giả tạo thay thế hay làm mới lại để đối phó
công tác thanh tra. Một số vụ việc thanh tra đáng lẽ chỉ cần một thời gian ngắn là hoàn
thành xong nhưng cơ quan tiến hành thanh tra lại ỷ vào quy định của luật để kéo dài thời
gian gây lãng phí thời gian và rườm rà về thủ tục. Cho nên, để hạn chế tình trạng này,
pháp luật thanh tra cần quy định rõ thời gian công bố quyết định thanh tra theo lĩnh vực,
theo vụ việc tránh những hạn chế như đã nêu trên.
Như vậy, việc công bố quyết định Thanh tra đã và đang được thực hiện theo Luật
Thanh tra 2010. Nghị định số 41/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Thanh tra 2004
cũng đã được thay thế bằng Nghị định 86/2011//NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của luật Thanh tra 2010. Hiện nay, việc công bố quyết định Thanh
tra được áp dụng đúng theo quy định của luật. Và việc công bố quyết định Thanh tra
được tiến hành công bố trong vòng 15 ngày làm việc trong tuần, kể từ ngày ký không kể
ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật.
2.2.2.2. Thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra
Là trình tự tiến hành chuộc thanh tra nhằm mục đích giúp cho tiến trình thanh tra
không bị gián đoạn bởi yếu tố khách quan. Đồng thời, đối tượng thanh tra nắm được trình
tự tiến thành thanh tra của Đoàn thanh tra và thực nhiện nghĩa vụ của mình theo quy định
của pháp luật. Công việc thanh tra thông thường được tiến hành trong giờ hành chính tại
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
33
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
nơi thanh tra. Trường hợp khác phải sự đồng ý của người có thẩm quyền. Nội dung tiến
hành thanh tra hiện nay là:
Nghe đối tượng thanh tra trực tiếp báo cáo bằng văn bản theo đề cương đã gửi
trước. Mục đích nhằm đánh giá khái quát việc thực hiện pháp luật của đối tượng thanh tra
theo nội dung quyết định thanh tra. Đồng thời, Đoàn thanh tra có cơ sở ban đầu để đánh
giá sự trung thực của đối tượng thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung theo đề
cương đã yêu cầu.
Đối tượng thanh tra báo cáo với Đoàn thanh tra bằng văn bản theo đề cương. Đoàn
thanh tra yêu cầu (có ký tên, đóng dấu). Thủ trưởng đơn vị được thanh tra trực tiếp báo
cáo trước hội nghị công bố quyết định thanh tra. Các bộ phận khác có liên quan như
phòng, ban đơn vị trực thuộc có thể báo cáo bổ sung nếu cần. Sau khi nghe báo cáo việc
thực thi pháp luật của đối tượng thanh tra. Đoàn thanh tra phải căn cứ vào báo cáo của
đối tượng thanh tra mà nghiên cứu, phân tích, báo cáo của đối tượng thanh tra. Sau đó,
Đoàn khai thác làm rõ những mâu thuẫn giữa sự việc với quy định quản lý của nhà nước,
những vấn đề có dấu hiệu vi phạm nhưng cần đi sâu nghiên cứu.
Đoàn thanh tra cần tập trung thanh tra chi tiết đúng trọng tâm, trọng điểm. Trọng
tâm là lựa chọn việc quan trọng nhất mà làm, thực hiện được việc này thì kết luận có sức
thuyết phục hơn và đi đúng hướng. Chọn đúng vấn đề bức xúc nhất sẽ góp phần tăng hiệu
quả quản lý. Trọng điểm là xác định những “nút” quan trọng, mà ở đó những vấn đề phát
sinh đuợc giải quyết, tháo gỡ kịp thời sẽ khắc phục được những sai lầm, khuyết điểm,
giúp hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời, Đoàn thanh tra cũng có thể chất vấn
thêm những vấn đề cần thiết để đối tượng thanh tra trả lời trên cơ sở quy định của pháp
luật. Nội dung câu hỏi chất vấn phải có trọng tâm để đối tượng thanh tra trả lời. Đoàn
thanh tra phải chủ động trong việc chấp vấn. Sau đó, nếu Đoàn thanh tra cảm thấy cần
thiết sẽ yêu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo. Nội dung này cũng
phải được ghi trong biên bản làm việc của Đoàn thanh tra.
Tiến hành thu thập, mượn một số tài liệu có liên quan để kiểm tra chất lượng và
phải lập thành biên bản ghi rõ số lượng, ngày tháng mượn. Nếu, Đoàn thanh tra phát hiện
ra các tài liệu không đúng theo quy định của pháp luật hoặc đối tượng có hành vi làm tổn
hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích tổ chức, cá nhân, bí mật nhà nước thì lập biên bản thu giữ
và báo cho cấp có thẩm quyền(15). Ngược lại “phải trả hồ sơ, tài liệu cho đối tượng thanh
tra chậm nhất là kết thúc thanh tra trực tiếp”(16). Trong khi mượn tài liệu, Đoàn thanh tra
(15) (16)
Khoản 2 Điều 26, Khoản 2 Điều 23 Thông tư 05/2014/TT-TTCP Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ
công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
34
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
phải gìn giữ cẩn thận, tránh mất mát hư hỏng và phải giữ bí mật tài liệu.
Sau khi thực hiện việc công bố quyết định thanh tra phải tiến hành các nghiệp vụ
khác như nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm
tra là rất quan trọng nhằm thu thập chứng cứ, bảo đảm kết luận cuộc thanh tra được chính
xác, khách quan. Trên cơ sở báo cáo của đơn vị và các tài liệu thu thập được, Đoàn viên
của Đoàn thanh tra tiến hành công việc được giao theo sự phân công ban đầu. Đoàn thanh
tra tiếp tục yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thêm các tài liệu có liên quan đến nội
dung cuộc thanh tra, và phải kiểm tra xem nó có đáp ứng yêu cầu, theo quy định của pháp
luật không. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài liệu thanh tra thực hiện theo quy định của
pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan. Nếu Đoàn thanh tra phát hiện có sai
phạm thì tiến hành lập biên bản xác nhận và đính kèm theo hồ sơ thanh tra để làm căn cứ
đánh giá kết luận cuộc thanh tra.
Khi tiến hành kiểm tra cần lập biên bản rõ từng nội dung thanh tra và yêu cầu đối
tượng thanh tra ký xác nhận để xây dựng chứng cứ một cách toàn diện. Các cơ quan có
thẩm quyền giải quyết muốn chứng minh làm sáng tỏ vấn đề phải căn cứ vào chứng cứ.
Trên mỗi phương diện, lĩnh vực khái niệm chứng cứ được hiểu theo nhiều cách khác
nhau: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định
mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không
có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần
thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”(17). Như vậy, chứng cứ trong tố tụng hình sự là
phương tiện chứng minh tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định quá trình chứng
minh phải tiến hành qua các bước: thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá
chứng cứ. Quá trình chứng minh này phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ trên cơ sở
pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm của những Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân để đánh giá các chứng cứ một
cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Bộ Luật Tố tụng Dân sự cũng quy
định về khái niệm chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật
được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án
thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ
để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không
cũng những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”(18). Pháp
luật tố tụng dân sự, quy định các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, khác với tố tụng hình sự, các cá nhân, tổ
chức là các bên đương sự trong các vụ án dân sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để
(17)
(18)
Khoản 1 Điều 64 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
Điều 81 Bộ Luật dân sự năm 2004.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
35
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
chứng minh cho các yêu cầu của mình hoặc phản bác yêu cầu của bên kia. Khi cần thiết,
thì Toà án có thể thu thập thêm chứng cứ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được
chính xác.
Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chứng cứ được hiểu: là
những gì có thật, có từ trước, có nguồn theo quy định của pháp luật, có liên quan đến giải
quyết khiếu nại, tố cáo, một cuộc thanh tra được người có thẩm quyền dùng làm căn cứ
để xác định có hay không có hành vi vi phạm cũng như các tình tiết khác cần thiết cho
việc kết luận, kiến nghị giải quyết chính xác, khách quan về một vụ việc cụ thể. Như vậy,
trong hoạt động thanh tra hành chính, có thể nêu ra khái niệm chứng cứ được như
sau:“Chứng cứ trong hoạt động thanh tra là những gì có thật, có liên quan đến hoạt
động thanh tra, dùng làm căn cứ để xác định sự thật của vụ việc, kết luận về hành vi vi
phạm, chủ thể vi phạm”. Đoàn thanh tra cần thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ một
cách toàn diện thì mới có cơ sở kết luận sự việc chính xác, khách quan. Đồng thời, chứng
cứ làm căn cứ chứng minh, bảo vệ cho các kết luận, kiến nghị xử lý của Đoàn thanh tra
được vững chắc hơn. Một chứng cứ đúng phải đảm bảo 3 yếu tố là khách quan, hợp pháp
và có liên quan đến việc thanh tra.
Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ có thật, phù hợp với các tình tiết
diễn biến của vụ việc đã xảy ra. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin thì hiện thực
khách quan là cơ sở của nhận thức, nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan. Do
vậy, những sự kiện tài liệu dùng làm căn cứ để chứng minh bắt buộc phải là những sự
kiện, tài liệu thực tế. Những sự kiện, tài liệu này tồn tại độc lập với ý thức của con người,
chúng không thể là những tài liệu bị xuyên tạc, bị bóp méo hay do tưởng tượng suy diễn
phỏng đoán theo chủ quan. Mỗi sự kiện và hành vi bao giờ cũng để lại những dấu vết
nhất định. Nếu người vi phạm cố tình làm giả, sai lệch chứng cứ, thì việc làm giả sai lệch
sự thật đó không phản ánh đúng thực tiễn và diễn biến của vụ việc trong nội dung cần
thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở việc chứng cứ được chứa đựng ở những
nguồn và thu thập bằng biện pháp được pháp luật quy định. Nếu tính khách quan và liên
quan của chứng cứ là sự vận động nội tại của những sự vật, hiện tượng thì tính hợp pháp
của chứng cứ phản ánh sự nhận thức chủ quan đối với các quy luật khách quan của các sự
vật, hiện tượng. Xuất phát từ cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, hệ thống pháp luật ở nước ta quy định sự kiện, tài liệu được coi là chứng cứ phải
được phản ánh ở những nguồn và thu thập bằng các biện pháp mà pháp luật quy định.
Mỗi chứng cứ phải được thu thập theo đúng quy định của pháp luật mới có giá trị
pháp lý. Khi nghiên cứu chứng cứ để chứng minh cho một nội dung, vụ việc cần xem
nguồn của chứng cứ được thu thập bằng biện pháp nào. Nếu áp dụng biện pháp thu thập
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
36
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
chứng cứ đúng thì chứng cứ mới có giá trị chứng minh. Ngược lại nếu áp dụng biện pháp
thu thập chứng cứ không đúng như: áp đặt, gợi ý cho đối tượng thì những sự kiện, tài liệu
được rút ra từ những lời khai, lời giải trình, trả lời chất vấn, báo cáo đó không có giá trị
chứng minh. Để đảm bảo tính hợp pháp, chứng cứ thu thập phải được thể hiện bằng biên
bản. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, nội dung, thành phần, có chữ ký của Thanh
tra viên và đối tượng thanh tra. Tất cả các công việc thực hiện trong thanh tra đều phải
được ghi chép đầy đủ cả về nội dung và thể thức văn bản.
Tính liên quan thể hiện qua các sự vật, hiện tượng có thật tồn tại khách quan chỉ
được coi là chứng cứ khi có liên quan đến nội dung vụ việc phải nghiên cứu xem xét, khi
nó chứng minh cho vấn đề cần biết nhưnh chưa biết trong nội dung vụ việc giải quyết, xử
lý. Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo những vấn đề cần biết thuộc về
đối tượng chứng minh của nội dung, vụ việc bao gồm: sự việc, con người, các tình tiết và
những vấn đề khác có liên quan. Tài liệu nào chứng minh cho một số các vấn đề phải
chứng minh đó có liên quan đến nội dung, vụ việc thì được coi là chứng cứ. Như vậy,
tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách quan, cơ bản của chứng cứ với
sự kiện cần chứng minh.
Trong quá trình thanh tra thường thu thập được nhiều sự kiện, tài liệu khác nhau.
Tuy nhiên chỉ có những sự kiện tài liệu có liên quan đến nội dung cần thanh tra mới được
sử dụng làm chứng cứ. Do đó trong công tác thanh tra phải luôn chú ý thu thập chứng cứ
một cách rộng rãi để không bỏ sót những sự kiện tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra,
song cũng tránh tình trạng sử dụng tràn lan chứng cứ. Việc xác định tính liên quan của
chứng cứ giúp cho cơ quan thanh tra đánh giá được sự kiện, tài liệu đó có phải là chứng
cứ trong nội dung cuộc thanh tra hay không. Tính liên quan là thuộc tính không thể thiếu
được của chứng cứ. Một sự kiện, tài liệu để được coi là một chứng cứ bắt buộc phải có
đầy đủ ba thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp. Các thuộc tính của chứng cứ là
một thể thống nhất luôn gắn chặt với nhau một cách hữu cơ. Mỗi thuộc tính có một vị trí
riêng trong chứng cứ, ảnh hưởng đến tính chính xác, hiệu quả của chứng cứ. Một trong
ba thuộc tính của chứng cứ không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của
chứng cứ. Vì vậy, khi tiến hành thu thập chứng cứ trong hoạt động thanh tra cần phải
đảm bảo đầy đủ, hiệu quả các thuộc tính của chứng cứ.
Để làm được vấn đề này, Đoàn thanh tra cần phải sâu chuỗi các chứng cứ, nội dung
báo cáo có liên quan. Đảm bảo tính khách quan, toàn diện từ những nguồn khác nhau,
đúng thủ tục mà pháp luật quy định. Các chứng cứ phải được thu thập bằng những biện
pháp do pháp luật quy định và do người có thẩm quyền thực hiện mới bảo đảm chứng có
giá trị chứng minh. Chỉ thu thập chứng cứ tại trụ sở, cơ quan, đơn vị hoặc nơi xảy ra sự
việc. Không những trên cơ sở các chứng cứ mà trước khi kết luận các vấn đề. Đoàn thanh
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
37
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
tra cần tổ chức nghe ý kiến phản ánh của quần chúng và công luận báo chí, nghe ý kiến
các cơ quan chức năng, và ý kiến cơ quan cấp trên trực tiếp để có cơ sở xem xét các vấn
đề kết luận thanh tra.
Kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan đển có cơ sở xác minh, đối chiếu với các thông
tin có liên quan đến nội dung thanh tra. Từ đó, đánh giá được việc thực hiện của đối
tượng, kiến nghị những biện pháp phòng ngừa cũng như ngăn chặn những sai phạm, sữa
đổi chính sách. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra cần áp dụng các biện
pháp theo thẩm quyền để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích,
đánh giá các thông tin tài liệu đã thu thập được. Sau đó tiến hành kiểm tra, xác minh các
thông tin, tài liệu đó khi cần thiết làm cơ sở để kết luận các nội dung thanh tra. Việc kiểm
tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải lập thành biên bản.
Nội dung phải ghi đầy đủ kết quả kiểm tra từng phần việc. Phân tích trên cơ sở những
chứng cứ thực tiễn để so sánh với quy định của pháp luật và rút ra những nhận xét là
đúng, chưa đúng, mức độ sai phạm, tác hại của vi phạm, v.v…để từ đó quy trách nhiệm
cụ thể cho cá nhân, tập thể.
Trong một số trường hợp cần thiết, "Đoàn thanh tra phải quan hệ với các cơ quan,
tổ chức hoặc đơn vị quản lý chuyên ngành của đối tượng thanh tra để tìm hiểu thêm
những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra"(19). Làm việc với các cơ quan có liên
quan, các đơn vị trực thuộc để có cơ sở đánh giá đối tượng một cách chính xác, khách
quan. Nhưng trên thực tế công tác này chưa được chú trọng bởi nhiều lý do: sự khó khăn
trong việc quan hệ gặp gỡ để tìm hiểu của các cơ quan chức năng khác nhau, sự chay
lười, ỷ lại của các thanh tra viên, v.v... Kết quả làm việc trong quá trình thanh tra bao giờ
cũng phải được thể hiện bằng văn bản. Biên bản được đọc lại cho đối tượng thanh tra
nghe và họ được yêu cầu ký tên vào biên bản.
Trong quá trình tiến hành thanh tra, "các thành viên của Đoàn thanh tra phải báo
cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ của mình theo kế hoạch hoặc yêu cầu của Trưởng đoàn
thanh tra bằng văn bản"(20). Báo cáo của từng thành viên sẽ đảm bảo đầy đủ kết quả hoạt
động nghiệp vụ của từng người. Báo cáo thể hiện được khả năng tổng hợp, đánh giá của
từng thành viên trong Đoàn. Đồng thời, Trưởng đoàn thanh tra nắm bắt được tình hình
công việc và có đề nghị hợp lý với người ra quyết định thanh tra chẳng hạn như đề nghị
gia hạn thời gian thanh tra, v.v... Việc báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra giúp
cho Trưởng đoàn thanh tra cũng như người ra quyết định thanh tra không mắc phải
(19)(20)
Điểm c Khoản 5 Điều 16, Khoản 1 Điều 27 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
38
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
những thiếu sót trong quá trình viết báo cáo kết quả thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra
và kết luận thanh tra của người ra quyết định thanh tra.
Tuy nhiên, chất lượng báo cáo của từng thành viên còn chưa cụ thể, rõ ràng và
thiếu tính thuyết phục. Đôi lúc kết cấu trình bày không logic, chặt chẽ, còn quá dài dòng,
rườm rà. Các thành viên còn thiếu khả năng phân tích, tổng hợp, chưa nghiên cứu, cập
nhật kịp thời những văn bản pháp luật. Vì vậy, báo cáo nhiệm vụ còn sơ sài có trường
hợp còn nể nang thiên vị và nhận định đánh giá sai lệch hoặc chưa làm rõ được bản chất
của vấn đề. Do năng lực và trình độ của các thành viên khác nhau nên chất lượng báo cáo
cũng khác nhau gây khó khăn cho Trưởng đoàn thanh tra trong quá trình viết kết luận
thanh tra. Trưởng đoàn có trách nhiệm xem xét, chỉ đạo trực tiếp về các báo cáo tiến độ
và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo người ra quyết
định thanh tra xem xét, quyết định bằng văn bản.
Sau khi xử lý báo cáo của các thành viên trong Đoàn, Trưởng đoàn thanh tra báo
cáo người ra quyết định thanh tra"(21) xin ý kiến chỉ đạo cụ thể, trực tiếp. Người báo cáo
phải chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của báo cáo. Đây cũng là cách mà
người ra quyết định tra kiểm tra nhiệm vụ của Đoàn thanh tra đã thực hiện như thế nào và
cũng là cơ sở để đánh giá kết quả thanh tra, các hình thức thi đua khen thưởng kịp thời
trong quá trình thanh tra. Song song với việc báo cáo người ra quyết định thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra phải gửi báo cáo kết quả người thực hiện nhiệm vụ được giao cho
người thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Trong trường hợp, kế
hoạch thanh tra có sửa đổi, bổ sung thì người ra quyết định thanh tra phải thông báo bằng
văn bản cho Trưởng đoàn thanh tra biết và nêu rõ lý do. Trưởng đoàn thanh tra có trách
nhiệm phổ biến kế hoạch thanh tra đã được thay đổi đó cho các thành viên của Đoàn và
tổ chức triển khai thực hiện. Vấn đề này đã nêu rõ vai trò của Thủ trưởng cơ quan đơn vị
trong quản lý ngành thanh tra.
Nếu vì một lý do khách nào đó mà Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên không
thể hoàn thành nhiệm vụ mà có sự thay đổi Trưởng đoàn thanh tra thì người ra quyết định
thanh tra giao cho người dự kiến làm Trưởng đoàn soạn thảo quyết định thay đổi Trưởng
đoàn thanh tra và trình người ra quyết định ký ban hành. Việc thay đổi này có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của Đoàn thanh tra. Trưởng đoàn và các thành viên mới sẽ phải mất
thời gian làm quen với sự việc và Đoàn. Do vậy, người ra quyết định thanh tra cần nêu rõ
lý do thay đổi bằng văn bản và làm tốt công tác tư tưởng cho các Đoàn viên thanh tra.
Công việc này nếu tiến hành nghiêm túc sẽ tạo được niềm tin trong Đoàn cũng như trách
hoang mang, chệch hướng mục đích đã đề ra. Mục đích là lựa chọn được những thành
(21)
Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn
thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
39
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
viên phù hợp và có năng lực, loại bỏ được những người thiếu năng lực. Bổ sung lực
lượng cho Đoàn thanh tra để có thể tiến hành một cách thuận lợi. Đồng thời sẽ hạn chế
được các trường hợp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra không đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra, sẽ làm cho các thành viên trong đoàn có ý thức và
trách nhiệm hơn với công việc.
Thông thường, mỗi cuộc thanh tra diễn ra trong hạn định của pháp luật. Tuy nhiên,
đối với những vấn đề phức tạp hoặc cần thêm thời gian để kiểm tra, xác minh làm rõ
thêm vấn đề “Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị người ra quyết định gia
hạn thêm thời gian thanh tra và nêu rõ lý do, thời gian đề nghị gia hạn, kéo dài"(22). Căn
cứ vào đề nghị này, người ra quyết định thanh tra xem xét và quyết định có cho gia hạn
thanh tra hay không. Nếu người ra quyết định thanh tra chấp thuận thì ra quyết định gia
hạn thời gian thanh tra phù hợp với quy định của pháp luật và sau đó gửi cho Đoàn thanh
tra và đối tượng thanh thanh tra, các tổ chức các nhân có liên quan. Nếu Người ra quyết
định thanh tra không đồng ý thì Đoàn thanh tra phải kết thúc thanh tra theo quyết định
thanh tra.
Một vấn đề khác cũng cần bản ở đây là việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra. Đây là "sổ
ghi chép hoạt động của Đoàn thanh tra, thanh tra viên Đoàn thanh tra, những nội dung
hoạt động của Đoàn thanh tra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra cho đến khi kết
thúc thanh tra và bàn giao hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền"(23). Nội dung ghi chép theo
mẫu quy định của Tổng thanh tra và phải được tự tay Trưởng đoàn quản lý, ghi chép cẩn
thận. Đối với nhật ký Đoàn thanh tra, đặc thù của hoạt động thanh tra được chia thành các
tổ, nhóm làm việc độc lập với Trưởng đoàn thanh tra, trong khi đó sổ nhật ký chỉ có một
và do Trưởng Đoàn thanh tra quản lý nên việc ghi sổ nhật ký cũng gặp không ít khó
khăn, làm mất nhiều thời gian của Trưởng đoàn. Do vậy, khi hợp cần thiết, Trưởng đoàn
thanh tra có thể giao cho thành viên của Đoàn ghi chép nhưng phải ký xác nhận về nội
dung đã ghi chép ấy. Việc ký xác nhận này thể hiện vai trò của cũng như trách nhiệm cá
nhân của Trưởng đoàn thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc giao cho
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi, chép nhật ký đàn thanh tra thật sự chưa có
hiệu quả, nếu không thực hiện nhiêm túc có thể mang tính hình thức, đói phó. Vì, Đoàn
thanh tra có thể được thành lập với nhiều tổ công tác, hoạt động trên các địa bàn khác
nhau mà nhật ký chỉ do Trưởng đoàn ghi và lưu giữ. Do vậy, Thông tư 05/2014/ TTTTCP quy định việc ghi nhật ký của Trưởng đoàn thanh tra cũng như các thành viên
Đoàn thanh tra theo quy định sẽ đảm bảo tính khách quan, hiệu quả hơn.
(22) (23)
Khoản 1 Điều 29, Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hpat5 động, quan hệ
công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
40
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Như vậy, trong giai đoạn tiến hành thanh tra đòi hỏi phải trải qua nhiều hoạt động
khác nhau, trong đó các hoạt động điều có một vị trí quan trọng và việc thực hiện tốt các
hoạt động trên là cơ sở cho việc thực hiện tốt cả giai đoạn tiến hành nói riêng và cả quy
trình nói chung.
2.2.3. Kết thúc thanh tra
Khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải đưa ra được báo cáo kết quả thanh tra
với người ra quyết định thanh tra. Yêu cầu của báo cáo kết quả thanh tra không chỉ phản
ánh sự kiện, mà điều quan trọng là làm rõ tính chất, mức độ, tác hại của nó. Báo cáo kết
quả thanh tra phải phân tích rõ được nguyên nhân khách quan, chủ quan của hành vi vi
phạm pháp luật, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có sai phạm, trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp xử lý. Để kết thúc cuộc thanh tra cần phải căn cứ vào kết quả của cuộc
thanh tra đạt được những yêu cầu về nội dung ghi trong quyết định thanh tra và đối chiếu
các thủ tục mà Đoàn thanh tra đã thực hiện trong quá trình thẩm tra, xác minh các chứng
cứ đã đủ điều kiện ra kết luận thanh tra một cách khách quan, toàn diện. Sự đòi hỏi bức
xúc kết luận sớm nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu công tác quản lý, yêu cầu công luận,
hoặc ở thời điểm có các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng như kỳ họp HĐND, họp
Quốc hội, Đại hội Đảng. Nội dung thanh tra theo kế hoạch tiến hành đã thực hiện xong,
mặc dù nội dung thanh tra vẫn còn. Đây là 3 căn cứ quan trọng cần phải xem xét trước
khi kết thúc thanh tra. Trong báo cáo kết quả thanh tra phải có phần kiến nghị và, nội
dung, biện pháp chấn chỉnh những sai phạm cũng như bổ sung, sữa đổi hoặc ban hành
văn bản pháp luật, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nếu cần thiết. Điều đó cho thấy,
nếu xét trên khía cạnh đánh giá về hiệu quả của một cuộc thanh tra thì giai đoạn kết thúc
thanh tra phản ánh toàn diện và đầy đủ nhất. Đó là kết tinh của hai giai đoạn chuẩn bị và
tiến hành thanh tra diễn ra trước đó, là thước đo chất lượng toàn bộ quy trình hoạt động
của Đoàn thanh tra trong một cuộc thanh tra.
Đối với Trưởng đoàn thanh tra, giai đoạn kết thúc thanh tra bao hàm một loạt công
việc vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, xây dựng báo cáo kết quả thanh tra sẽ trực tiếp tác động
đến người ra quyết định thanh tra trong việc áp dụng các biện pháp xử lý, nên báo cáo có
trung thực, xác đáng, khách quan thì kết luận thanh tra mới đạt hiệu quả.
Đối với Người ra quyết định thanh tra, giai đoạn kết thúc này là phần nghiệm thu
toàn bộ công việc mà mình đã chỉ đạo tiến hành, đôc đốc, giám sát. Trách nhiệm của
người ra quyết định thanh tra trong trường hợp cuộc thanh tra vào giai đoạn kết thúc là vô
cùng quan trọng. Người ra quyết định đồng thời là người ký kết luận thanh tra. Sản phẩm
cuối cùng của cuộc thanh tra là tiêu chí xem xét đánh giá đúng sai, tinh thần chấp hành
pháp luật cũng như những tiêu cực hạn chế của đối tượng thanh tra, giúp cơ quan quản lí
điều chỉnh và xử lý kịp thời, phát huy nhân tố tích cực.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
41
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Đối với Đoàn thanh tra, kết thúc thanh tra là minh chứng cho hiệu quả hoạt động,
tinh thần cũng như thái độ làm việc của tất cả thành viên đoàn. Vì mỗi thành viên có một
nhiệm vụ khác nhau, để đưa ra kết quả thanh tra thỏa đáng, chính xác. Kết thúc thanh tra
là lúc các thành viên họp bàn, nhìn nhận một cách nghiêm túc những mặt đã làm được,
những mặt chưa làm được, những sai sót cần khắc phục ngay để công tác thanh tra đoàn
tiếp theo dần dần toàn diện.
Trong giai đoạn này, Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh tra và
gửi kết quả thanh tra cho người có thẩm quyền vằn văn bản. Người ra quyết định thanh
tra sẽ ra văn bản kết luận thanh thanh tra. Văn bản kết luận này đuợc gửi đến người có
thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước cùng cấp sẽ xem xét và xử lý kết thanh tra.
2.2.3.1. Kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra
Chuẩn bị kết thúc thanh tra tại nơi thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp
đoàn thanh tra thống nhất các nội dung công việc cần thực hiện cho đến ngày kết thúc
thanh tra tại nơi được thanh tra. Đồng thời, Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu các thành viên
Đoàn thanh tra sắp xếp công việc, hoàn thành đúng theo kế hoạch ban đầu đã đưa ra. Nếu
có thành viên nào của Đoàn còn khó khăn, vướng mắc thì Trưởng đoàn thanh tra có trách
nhiệm báo cáo, xin ý kiến người ra quyết định thanh tra giải quyết kịp thời để hoàn thành
nhiệm vụ đúng theo kế hoạch được phê duyệt.
Trưởng đoàn thanh tra báo cáo với người ra quyết định thanh tra về dự kiến kết thúc
việc thanh tra tại nơi thanh tra bằng văn bản. Trong báo cáo phải nêu rõ thời gian dự kiến
kết thúc thanh tra, nội dung khối lượng công việc đã hoàn thành được bao nhiêu và còn
bao nhiêu khối lượng công việc sẽ hoàn thành tính đến ngày kết thúc thanh tra để người
ra quyết định thanh tra nắm rõ và có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành công việc
theo quyết định thanh tra đã ban hành.
Trưởng đoàn thông báo bằng văn bản về thời gian kết thúc thanh tra tại nơi thanh
tra gửi cho Thủ trưởng cơ qua, tổ chức, cá nhân là đối tuợng thanh tra biết. Trường hợp
cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra có thể tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để
thông báo việc kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra. Buổi làm việc phải lập thành biên
bản và được ký giữa Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra với
Trưởng đoàn thanh tra.
2.2.3.2. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
Trong thời gian qua, để việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được thực hiện
thống nhất, Luật Thanh tra năm 2010 và Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
42
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
16/10/2014 quy định khi kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải kết luận về các
nội dung đã tiến hành thanh tra và kiến nghị các biện pháp xử lý.
Trưởng đoàn với tư cách là người quản lý, chỉ đạo, điều hành nên nắm chắc mục
đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra, tình hình kết quả, kết luận các sự việc qua
thanh tra. Vì vậy, Trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết
định thanh tra về cuộc thanh tra “Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức xây dựng
báo cáo kết quả thanh tra; tổ chức họp đoàn thanh tra để thảo luận về dự thảo báo cáo
kết quả thanh tra. Trưởng hợp các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau thì
trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình”(24). Theo Luật thanh tra 2010, sau khi kết thúc thanh tra tại nơi cơ sở Trưởng đoàn
thanh tra có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh tra với người ra quyết định thanh tra. Báo
cáo kết quả thanh tra là căn cứ giúp người có thẩm quyền xem xét để đưa ra kết luận
chính thức về vụ việc thanh tra. Cho nên, theo quy định của pháp luật, nó cần phải chính
xác và phản ánh khách quan, đúng theo những gì nó đã diễn ra.
Việc chuẩn bị báo cáo kết quả thanh tra là một quá trình phải tích lũy, phân tích,
đánh giá các sự kiện thu thập trong quá trình tiến hành thanh tra. Khi cuộc thanh tra đã
giải quyết được về cơ bản một số nội dung quan trọng, thì Trưởng đoàn thanh tra cần
chuẩn bị đề cương và bắt đầu viết dự thảo báo cáo kết quả thanh tra. Do thời hạn thanh
tra đã quy định chặt chẽ nên sau khi Đoàn thanh tra rút đi khỏi nơi được thanh tra mà báo
cáo kết quả thanh tra chưa được hoàn chỉnh sẽ gây ra rất nhiều trở ngại. Trước hết, đối
tượng thanh tra sẽ có một khoảng cách chờ đợi kết luận thanh tra, gây lãng phí thời gian
và tâm lý căng thẳng không cần thiết. Nếu quá trình chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả
thanh tra còn những vấn đề chưa đạt như yêu cầu, chưa thật yên tâm tin tưởng về tính
đúng đắn, chính xác thì cũng khó có điều kiện để xem xét, xác minh, bổ sung.
Như vậy, kết luận thanh tra sẽ thiếu chính xác và không được khách quan. Chuẩn bị
sớm dự thảo báo cáo kết quả thanh tra và luôn bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh trong quá
trình thanh tra để đến khi các thành viên trong đoàn đã kết thúc nhiệm vụ của họ, thì về
cơ bản dự thảo báo cáo kết quả thanh tra đã viết xong. Muốn làm được việc này đòi hỏi ở
Trưởng đoàn phải làm việc theo một quá trình liên tục, suy nghĩ, kết hợp giữa yêu cầu,
nội dung của cuộc thanh tra với những vấn đề đã được mỗi thành viên của Đoàn xem xét,
kết luận để có cái nhìn tổng quát, kịp thời phát hiện những thiếu sót cụ thể trong việc xem
xét, kết luận từng vụ việc đó.
Trong một số trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra có thể thông báo một
phần dự thảo báo cáo kết quả thanh tra cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thanh tra (không
(24)
Khoản 2 Điều 29 nghị định 86/ 2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
43
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
gửi phần kiến nghị, xử lý nếu thấy phức tạp). Trưởng đoàn và Đoàn thanh tra nghiên cứu
các ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, trao đổi thẳng thắng với họ, những ý kiến
đúng được tiếp thu để sửa chữa, bổ sung vào dự thảo, những ý kiến nào cho là không
đúng thì giải thích cho họ hiểu. Có thể có những quan điểm mà đối tượng thanh tra không
đồng tình với báo cáo kết quả thanh tra nhưng quyền quyết định cuối cùng lại thuộc về
trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra. Việc báo cáo kết quả thanh tra là
trách nhiệm của Trưởng đoàn. Nhưng, trước khi báo cáo chính thức thì Trưởng đoàn
tranh thủ ý kiến của người ra quyết định thanh tra, của cơ quan, tổ chức cá nhân có liên
quan để bảo đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác,
khách quan.
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải gửi tới người ra
quyết định thanh tra. Trường hợp, người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước cùng cấp thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ
quan thanh tra cùng cấp. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ kết luận cụ thể về từng nội
dung đã tiến hành thanh tra. Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có). Ý kiến khác nhau giữa
các thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả
thanh tra (nếu có). Và đặc biệt là phải có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp
dụng. Khi nhận báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ
quan quản lý cùng cấp xem xét "trực tiếp các nội dung trong báo cáo, có thể giao cho cơ
quan chuyên môn giúp việc nghiên cứu sau đó báo cáo lại"(25). Trong trường hợp cần
thiết thì người ra quyết định thanh tra nghe Đoàn thanh tra báo cáo trực tiếp hoặc chỉ đạo
bằng văn bản yêu cầu bất kỳ ai đó trong Đoàn thanh tra báo cáo. Sau đó, Trưởng đoàn
thanh tra phải hợp Đoàn để thảo luận hoàn chỉnh báo cáo kết quả thanh tra kèm theo ý
kiến khác (nếu có).
Mặt khác, theo quy định tại Điểm k, Khoản 1, Điều 46 Luật thanh tra 2010 thì
"Trưởng Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan
của báo cáo kết quả thanh tra". Trưởng đoàn thanh tra phải kết luận rõ, trung thực về
từng nội dung đã tiến hành thanh tra, còn văn bản kết luận chung của cuộc thanh tra do
người ra quyết định thanh tra kết luận. Trường hợp, phát hiện vi phạm tham nhũng thì
trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ: yếu kém về năng lực quản lý, thiếu
trách nhiệm trong quản lý, bao che cho hành vi tham nhũng. Báo cáo kết quả thanh tra
(25)
Khoản 1 Điều 34 Thông tư 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh
tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
44
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm,
kiến nghị xử lý.
Thực tiễn trong những năm vừa qua, các Đoàn thanh tra của thanh tra hành chính
nhìn chung đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng báo cáo kết quả thanh
tra của các cuộc thanh tra. Đó là, xây dựng báo cáo kết quả thanh tra đúng thời gian và
nội dung. Về nội dung, báo cáo kết quả thanh tra đã kết luận cụ thể từng nội dung đã tiến
hành thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, biện pháp xử lý đã được áp dụng và
kiến nghị biện pháp xử lý. Nêu rõ quy định pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất,
mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý. Từ đó, các kết luận thanh tra của các cuộc
thanh tra đã có sức thuyết phục cao biểu hiện ở tính đúng đắn, khách quan và thiết thực
ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, phát huy các
nhân tố tích cực để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Tuy
nhiên, bên cạnh đó còn không ít báo cáo kết quả thanh tra do các Đoàn thanh tra của các
cơ quan nhà nước xây dựng đã không thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật,
thậm chí còn vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới uy tín
của ngành thanh tra. Đó là, việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không chấp hành
đúng về thời hạn báo cáo, báo cáo kết quả thanh tra không bám sát nội dung, kế hoạch
thanh tra, không nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra
mà thường chung chung, chưa chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với
nhưng vi phạm, không đưa ra những kiến nghị, biện pháp xử lý vi phạm hoặc đưa ra các
kiến nghị, biện pháp xử lý không tương ứng phù hợp với những hành vi vi phạm; không
nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm, tính chất, mức độ
vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả
thanh tra ở trường hợp cần thiết, Trưởng Đoàn thanh tra không tham khảo ý kiến của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để đảm báo cho các kết luận, xử lý được chính xác,
khách quan cũng như không lấy ý kiến bằng văn bản các thành viên Đoàn thanh tra đối
với dự thảo báo cáo kết quả thanh tra và hoàn chỉnh báo cáo kết quả thanh tra. Các
khuyết điểm trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra trên đây do:
Người ra quyết định thanh tra chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình
trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra nhất là việc chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát việc thành lập báo cáo kết quả thanh tra mà thường phó mặc cho
Trưởng đoàn thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra và từng thành viên đoàn thanh tra chưa nhận thức đúng đắn
về quyền hạn và làm hết trách nhiệm, sử dụng đúng quyền hạn của mình theo quy định
pháp luật trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra nên có thể dẫn đến tùy tiện, lạm
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
45
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
quyền hoặc né tránh, đùn đẩy những vấn đề nhạy cảm trong báo cáo kết quả thanh tra. Do
kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực chính trị, kinh tế văn hóa – xã hội nhất là nghiệp vụ thanh
tra còn hạn chế nên khi xây dựng báo cáo kết quả thanh tra chưa khách quan, chính xác,
còn thể hiện chủ quan duy ý chí dẫn tới việc nhận xét, đánh giá chưa toàn diện thường
bảo thủ, máy móc, xơ cứng.v.v… từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý
không chuẩn xác thiếu sức thuyết phục, gấy bất bình, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ
chức, cá nhân được thanh tra.
Đoàn thanh tra chưa thực hiện đúng quyền dân chủ trong việc xây dựng báo cáo
kết quả thanh tra. Đó là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn việc
bàn bạc trao đổi giữa các thành viên trong đoàn thanh tra về báo cáo kết quả thanh tra
nhằm phát huy trí tuệ tập thể cũng như tôn trọng ý kiến tập thể cũng như tôn trọng ý kiến
cá nhân của từng thành viên trong Đoàn thanh tra cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan.
Một trong những nguyên nhân nữa là do tác động của mặt trái của kinh tế thị
trường tới người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn
thanh tra làm cho một bộ phận bị tha hóa vì bị đối tượng thanh tra cám dỗ, mua chuộc
bằng tiền bạc, các lợi ích khác hoặc bị đe dọa, ép buộc v.v… Từ đó chỉ đạo hoặc thực
hiện xây dựng báo cáo kết quả thanh tra sai sự thật không phản ánh đúng sự thật đã xảy
ra ở đơn vị được thanh tra để đề xuất các biện pháp xử lý có lợi cho họ một cách trái pháp
luật. Để việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được thực hiện đúng quy định của pháp
luật nhằm nhằm góp phần nâng cáo chất lượng các cuộc thanh tra và hiệu lực, hiệu quả
của quản lý nhà nước. Trong thời gian tới, rằng cần nghiên cứu và thực hiện một số giải
pháp mang tính đồng bộ và khả thi hơn để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Như vậy, xây dựng báo cáo kết quả thanh tra là việc làm đầu tiên của bước kết
thúc thanh tra trong quy trình một cuộc thanh tra và nó có ý nghĩa quyết định tới sự thành
công hay thất bại của cuộc thanh tra. Khi nắm chắc các nguyên tắc thanh tra và nghiên
cứu vận dụng một số giải pháp trên sẽ đảm bảo việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
được thực hiện tốt hơn.
2.2.3.3. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
Theo quy định tại Điều 30, 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra xây dự thảo kết
luận thanh tra và gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Sau đó, Trưởng
đoàn thanh tra nghiên cứu giải trình của đối tượng thanh tra về những vấn đề chưa nhất
trí (nếu có) của đối tượng thanh tra với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra. Căn cứ
báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra, kết quả xem xét nội dung giải trình của đối
tượng thanh tra (nếu có) và các tài liệu liên quan. Trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện và
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
46
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
trình người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra gồm những
nội dung theo quy định tại khoản 2 điều 50 Luật thanh tra 2010, cụ thể:
Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng
thanh tra thuộc nội dung thanh tra. Kết luận về nội dung thanh tra trên cơ sở kết quả
thanh tra tiến hành nhận xét các ưu điểm khuyết điểm và các sai phạm nếu có, đánh giá
mức độ tác hại, hậu quả của những sai phạm, phân tích những nội dung chủ quan, khách
quan dẫn tới sai phạm. Đồng thời, quy kết trách nhiệm đối với các tập thể cá nhân trong
các khuyết điểm, sai phạm nói trên…thực ra yêu cầu về trình tự và cách thể hiện những
yêu cầu nói trên là mang tính tương đối và thuần túy lý luận. Để có được một bản kết
luận thanh tra rõ ràng, chính xác, đúng pháp luật đòi hỏi người soạn thảo phải có nhiểu
kinh nghiệm thực tế trong công tác thanh tra nói chung và việc xây dựng các văn bản
thanh tra nói riêng. Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý. Kiến nghị những giải pháp để
chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý, về những vấn đề cần xử lý thuộc thẩm quyền
như: thu hồi về kinh tế, xử lý kỷ luật hành chính…Quyết định xử lý theo thẩm quyền của
người ra quyết định thanh tra. Kiến nghị với các cơ quan liên quan tới nội dung kết luận
thanh tra (nếu có). Nếu các cơ quan này bao gồm cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của
đối tượng thanh tra, các cơ quan đơn vị tổ chức và cá nhân có liên quan. Những kiến nghị
này thường là yêu cầu bổ sung, sửa đổi, hủy bỏ hoặc ban hành các biện pháp quản lý
thuộc thẩm quyền. Kiến nghị với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trên,
nhằm thực hiện kiến nghị hoặc ra quyết định xử lý theo thẩm quyền bao gồm kiến nghị
về hành chính và kinh tế. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi, ban hành hoặc hủy bỏ các biện
pháp quản lý, cơ chế chính sách quản lý…kiến nghị hồ sơ vi phạm pháp luật sang Cơ
quan điều tra.
Trong quá trình ra kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét, hoặc
giao cho cơ quan chuyên môn, đơn vị nghiên cứu Dự thảo kết luận thanh tra để tham mưu
đề xuất cho mình hoàn thiện Dự thảo kết luận thanh tra. Để nâng cao hiệu quả của công
tác thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng, sai, tính chất, mức độ, hành vi
vi phạm. Nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và đặc biệt phải quy rõ trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân. Dự thảo kết luận thanh tra phải có sức thuyết phục, biểu hiện ở
tính đúng đắn, khách quan và có giá trị thiết thực về kinh tế, xã hội bao gồm: ngăn chặn,
phòng ngừa, xử lý sai phạm một cách nghiêm minh các hành vi vi phạm, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
47
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
2.2.3.4. Ký và ban hành kết luận thanh tra
Kết luận thanh tra là văn bản quan trọng nhất của cuộc thanh tra. Căn cứ vào kết
luận thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá việc chấp hành chính sách,
pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra, phát hiện được các sai phạm
trong hoạt động quản lý, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân. Đồng thời, có các biện
pháp khắc phục khiếm khuyết, sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật, xử lý kịp thời,
nghiêm minh các sai phạm.
Từ tầm quan trọng của kết luận thanh tra vừa nêu, Luật thanh tra 2010 đã quy định
cụ thể “chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra của
Trưởng Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra
và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước
cấp trên và đối tượng thanh tra”(26). Trước khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần
thiết thì người ra kết luận thanh tra có thể gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng
thanh tra. Đối tượng có quyền giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội dung của
dự thảo kết luận thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải kèm theo tài liệu,
chứng cứ để chứng minh cho nội dung mà mình giải trình là họp lý, có căn cứ. Tất cả các
ý kiến đề xuất phải lập văn bản và lưu vào hồ sơ thanh tra. Để giúp người ra quyết định
thanh tra có được những đánh giá nhận xét chính xác, khách quan về nội dung đã thanh
tra, có được những kiến nghị xác đáng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
“Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền
yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng
thanh tra giải trình”(27) để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết
luận thanh tra. Những ý kiến giải trình cần cân nhắc trước khi ra kết luận thanh tra.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra giao cho Đoàn thanh tra tiến
hành thanh tra, làm rõ thêm một số nội dung theo yêu cầu. Tranh thủ ý kiến của các đoàn
thể quần chúng nơi thanh tra để củng cố thêm chứng cứ và nhận định cho chính xác
khách quan. Việc này cũng có thể xúc tiến ngay từ khi tổ chức thảo luận văn bản dự thảo.
Bởi vì nhiều khi những ý kiến của các đoàn thể quần chúng và những người biết sự việc
có tác dụng rất lớn cho việc xây dựng và hoàn chỉnh văn bản kết luận thanh tra. Xin ý
kiến chỉ đạo của lãnh đạo tổ chức thanh tra cấp trên và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước cùng cấp. Đây là việc làm cần thiết thường xuyên trong quá trình thực hiện quyết
định thanh tra. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho
việc ra văn bản kết luận thanh tra. Nội dung tiếp thu ý kiến giải trình của đối tượng thanh
tra, ý kiến của lãnh đạo cấp trên, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan phải được Trưởng
(26)
(27)
Khoản 1 Khoản 3 Điều 50 Luật thanh tra 2010.
Khoản 1 Điều 30 Nghị định 86/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Luật thanh tra
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
48
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
đoàn báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra và được lưu trong hồ sơ
thanh tra.
Sau khi kết luận thanh tra được ký ban hành thì “chậm nhất là 15 ngày, người ra
quyết định thanh tra phải gửi kết luận thanh tra tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước cùng cấp và đối tượng thanh tra. Nếu Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là
người ra quyết định thanh tra thì kết luận phải được gửi cho thủ trưởng cơ quan thanh
tra cùng cấp”(28). Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là người xem xét và xử
lý kết luận thanh tra. Trên cơ sở của việc xem xét kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước sẽ xem xét và quyết định các biện pháp xử lý thích hợp. Tùy vào từng
trường hợp cụ thể Thủ trưởng cơ quan quản lý sẽ quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý khác như khắc
phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, v.v…
Với những cuộc thanh tra có nhiều vấn đề phức tạp, người ra quyết tra chủ động bố
trí thời gian dự hội nghị công bố kết luận thanh tra. Sau khi nghe công bố kết luận, đại
biểu các đơn vị có liên quan phát biểu, đối tượng thanh tra giải trình, người ra quyết định
phải có ý kiến kết luận. Ý kiến của người ra quyết định cần khẳng định những nội dung
chính mà Đoàn thanh tra đã kết luận, kiến nghị trong văn bản kết luận và yêu cầu đối
tượng thanh tra thực hiện nghiêm túc những kiến nghị của Ðoàn thanh tra, những quyết
định xử lý về thanh tra.
Người ra quyết định chỉ đạo công bố công khai kết luận thanh tra theo quy định
Điều 39 Luật Thanh tra, Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của
Chính phủ: “Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác”. Trong các hình thức công khai theo quy định như trên thì hình thức công
khai tại cuộc họp hoặc họp báo bắt buộc phải công khai. Đồng thời phải lựa chọn ít nhất
một trong các hình thức còn lại để công khai. Người ra quyết định trực tiếp công khai kết
luận thanh tra hoặc có thể ủy quyền để Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra.
Nội dung nhằm tuân thủ nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra, tạo điều kiện để
người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra khẳng định các nội dung thanh tra có căn
cứ pháp lý, khách quan.
Tiếp đó, điều luật này cũng quy định hình thức, thời hạn 10 ngày phải công khai
quyết định thanh tra làm cơ sở cho việc thực hiện quy định này trên thực tế. Công khai
kết luận thanh tra sẽ làm minh bạch hóa các nối liên hệ giữa cơ quan thanh tra với các tổ
chức, cá nhân đơn vị có liên quan trong hoạt động thanh tra. Người ký kết luận có trách
nhiệm cung cấp kết luận cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu. Tuy
(28)
Khoản 2 Điều 36 Thông tư 05/2014/TT-TTCPquy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh
tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
49
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
nhiên, việc cung cấp kết luận thanh ra là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, do đó Chính phủ
sẽ quy định chi tiết việc công khai kết luận thanh tra theo các hình thức đã ghi nhận trong
Luật thanh tra 2010. Trưởng đoàn có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra
chuẩn bị nội dung để chuẩn bị việc công khai kết luận thanh tra.
Kết luận chung, các giai đoạn của quy trình thanh tra thì giai đoạn nào cũng có đặc
điểm, vai trò quan trọng của nó. Nếu thiếu một trong các giai đoạn thì công tác thanh tra
dẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra. Do vậy, việc nhấn mạnh vai trò của giai đoạn kết
thúc thanh tra chỉ có tính tuơng đối, đặt trong mối tương quan tổng thể với các giai đoạn
khác của toàn bộ quy trình.
2.2.4. Công tác sau thanh tra
2.2.4.1. Thực hiện kết luận thanh tra
Đây là công việc rất quan trọng, bởi lẽ hoạt động thanh tra thực sự chỉ có ý nghĩa
khi quyết định xử lý vụ việc thanh tra được đảm bảo trên thực tế. Nếu cuộc thanh tra chỉ
dừng ở mức độ phát hiện sai phạm và kiến nghị thôi thì hiệu quả của cuộc thanh tra rất
hạn chế, không có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Do đó cần tăng cuờng công tác
chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Các biện pháp xử lý
hoặc yêu cầu, kiến nghị phải ghi rõ nội dung, thời hạn, đối tượng thực hiện.
Luật thanh tra 2010 đã bổ sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu,
kết luận, quyết định xử lý về thanh tra. Đây thực sự là điểm mới rất quan trọng trong việc
nâng cao hiệu thực hiện, đảm bảo trật tự kỷ cương trong thực hiện kết luận thanh tra.
Trong thực tiễn công tác thanh tra thì sau khi có kết luận thanh tra việc xem xét, xử lý
thuộc trách nhiệm và tuỳ thuộc vào quan điểm, ý chí của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền. Nhiều kết luận thanh tra được xử lý kịp thời, người có hành vi vi
phạm bị xử lý nghiêm minh, những sơ hở, yếu kém được sửa chữa, khắc phục nhanh
chóng. Nhưng bên cạnh đó có không ít trường hợp đã có kết luận song chưa có ý kiến chỉ
đạo để xử lý ngay đối với các hành vi vi phạm hay việc xử lý không đầy đủ, thiếu nghiêm
minh đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm. Tình trạng đó đã và đang ảnh hưởng lớn
đến hiệu lực, hiệu quả thanh tra, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước. Để khắc phục vấn đề
này Điều 40 Luật thanh tra 2010 quy định rõ: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết
luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra. Xử lý, yêu cầu hoặc
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế. Xử lý, yêu cầu hoặc
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi
vi phạm pháp luật. Áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Xử lý vấn đề khác
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
50
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra”. Đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân,
cơ quan có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ, trách nhiệm của
mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Sau đó, họ phải báo
cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó trước pháp luật. Trong
trường hợp, họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì tùy
theo mức độ vi phạm mà xử lý đúng như quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cơ quan ra quyết định xử lý về thanh
tra phải công khai với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức hữu quan về nội dung các
biện pháp xử lý, yêu cầu, kiến nghị. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, yêu cầu đối tượng thanh tra
thực hiện nghiêm chỉnh kết luận thanh tra, quyết định thanh tra.
Trong trường hợp, đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, kịp
thời thì Thủ trưởng cơ quan áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với
cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm. Trên cơ sở những quy định của Luật
thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật thanh tra đã tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ nội dung, phạm vi trách nhiệm của
đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Thủ truởng cơ quan quản lý
đối tượng thanh tra, v.v…Việc cụ thể hóa những nội dung này làm tiền đề, cơ sở quan
trọng để áp dụng các quy định về thực hiện kết luận thanh tra trên thực tế đạt kết quả cao.
Việc xử lý bằng các quy định pháp luật chỉ nên sử dụng khi vi phạm của đối tượng gây
ảnh hưởng lớn đến lợi ích cá nhân, tổ chức, xã hội cần xử lý mang tính răn đe. Để phát
huy hiệu lực, hiệu quả của cuộc thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra cần giám
sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy chế của Tổng Thanh tra và thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên trong một quá trình thanh tra. Báo cáo kết quả cuộc thanh tra
lên cấp trên theo quy định của pháp luật. Quyết định các biện pháp tuyên truyền, giáo dục
để nâng cao hiệu quả của cuộc thanh tra.
Đồng thời phải biết khen thưởng đúng lúc những người có thành tích trong hoạt
động thanh tra. Công tác khen thưởng những người có thành tích trong hoạt động cần
luôn được quán triệt thực hiện tốt, không chỉ đối với thành viên đoàn thanh tra mà còn cả
những người có liên quan nếu có thái độ hợp tác tốt, cung cấp thông tin tư liệu quý giá
cho Đoàn thanh tra. Đây là phần thưởng có tác dụng khích lệ vật chất và tinh thần kịp
thời người có đóng góp xứng đáng. Đây là sự ghi nhận công khai, xác đáng của Đoàn
thanh tra, người ra quyết định thanh tra đối với họ. Nội dung quan trọng này không chỉ
trong giai đoạn kết thúc thanh tra và còn cả sau thanh tra. Nhìn chung yếu tố tuyên
truyền, giáo dục được xem là căn bản, mang tính phản ánh đúng đắn tôn chỉ của hoạt
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
51
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
động thanh tra, đề cao việc uôn nắm, giáo dục kịp thời để khắc phục sai sót, vi phạm. Ra
quyết định xử lý thuộc thẩm quyền đối với những vấn đề Đoàn thanh tra đã phát hiện.
Quyết định chuyển hồ sơ những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều
tra xem xét để khởi tố hình sự. Trong quá trình thanh tra hoặc khi kết thúc thanh tra, cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra "phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trong thời
hạn 05 ngày"(29), kể từ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định thanh tra
phải chuyển hồ sơ vụ việc và bản kiến nghị khởi tố đến cơ quan điều tra để xem xét khởi
tố vụ án hình sự.
Hồ sơ chuyển cho Cơ quan điều tra là các bản sao có chữ ký đóng dấu xác nhận sao
y bản chính của cơ quan thanh tra. Cơ quan thanh tra giữ lại bản gốc. Khi bản giao phải
lập biên bản và có chử ký của các bên. Đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho Viện
Kiểm sát có thẩm quyền biết. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và bản
kiến nghị khởi tố do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến. Trường hợp vụ
việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh ở nhiều nơi thì thời hạn trả
lời có thể dài hơn, nhưng không quá 60 ngày. Quá thời hạn này, cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra không nhận được thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý của cơ quan
điều tra thì có quyền kiến nghị với Viện Kiểm sát cùng cấp để xem xét, giải quyết. Trong
trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Viện Kiểm sát thì cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra kiến nghị với Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp để
chỉ đạo, giải quyết. Ngoài ra, để tăng cường trách nhiệm, ràng buộc nghĩa vụ và xử lý
nghiêm đối với những hành vi vi phạm của người có trách nhiệm, Khoản 2, Điều 40, Luật
thanh tra 2010 cũng quy định rõ: “Người có trách nhiệm xử lý kết luận thanh tra mà
không xử lý hoặc xử lý không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của
pháp luật”. Quy định này thể hiện nguyên tắc sự công bằng và tăng trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan thanh tra, nếu đã vi phạm thì bị xử lý như nhau theo quy định
của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm xử lý và chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra trước hết thuộc
về Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền phải xử lý
ngay, nhất là việc xử lý những sai phạm về kinh tế. Với những nội dung vượt quá thẩm
quyền thì phải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, bảo đảm cho các nội dung đã
được kết luận phải tổ chức thi hành đầy đủ, những sai phạm được xử lý kịp thời, nghiêm
minh, góp phần nâng cao hiệu lực thanh tra, hiệu quả quản lý nhà nước.
(29)
Khoản 1 Điều 44 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
52
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
2.2.4.2. Đánh giá kết quả thanh tra và rút kinh nghiệm
Vấn đề rút kinh nghiệm trong quá trình thanh tra là một nội dung quan trọng trong
công tác của cơ quan thanh tra. Do vậy, nó phải được thực hiện thường xuyên sau mỗi
cuộc thanh tra. Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ
chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. Họp
kiểm điểm theo sự phân công ban đầu. Trưởng đoàn phải biết phân tích hoạt động của
bản thân và từng thành viên trong đoàn. Sau đó, rút kinh nghiệm cho các cuộc thanh tra
tiếp theo. Hình thức buổi họp cần gọn, nhẹ, vui vẻ cảm thông trong tình đồng nghiệp.
Điều 38, Thông tư 05/2010/TT-TTCP, ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính
phủ nêu rõ, “Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng
kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra”. Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ
chức họp để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động Đoàn thanh tra và bình bầu cá nhân
có thành tích xuất sắc trong quá trình tham gia Đoàn thanh tra rất ít được quan tâm.
Đối với việc họp tổng kết rút kinh nghiệm, hầu hết các Đoàn thanh tra ít tổ chức
họp sau khi có kết luận thanh tra, việc tổ chức họp Đoàn thanh tra gặp một số khó khăn
do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan. Từ đó dẫn đến tình trạng, Trưởng đoàn
thanh tra không có báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về
hoạt động của Đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ
trì cuộc thanh tra theo pháp luật quy định. Trên thực tế, do Đoàn thanh tra ít tổ chức họp
để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định do Thanh tra
Chính phủ ban hành. Từ đó chưa đánh giá được những mặt thuận lợi, khó khăn của từng
Đoàn thanh tra, chưa đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót, khó khăn (nếu có), cũng
như chưa phát huy tính tích cực của các Đoàn thanh tra. Do đó, nó ảnh hưởng đến việc
rút kinh nghiệm và bình bầu, đề nghị khen thưởng đối với các Đoàn thanh tra hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, các cá nhân có thành tích đóng góp qua hoạt động thanh tra. Có thể
thấy, việc họp tổng kết rút kinh nghiệm qua thanh tra là rất quan trọng. Trưởng Đoàn
thanh tra cần phải xác định việc tổ chức họp rút kinh nghiệm là cần thiết, không nên phân
biệt tính chất của từng Đoàn thanh tra (diện rộng, kế hoạch, đột xuất), họp tổng kết rút
kinh nghiệm sau khi có kết luận thanh tra là một trong những quy trình bắt buộc, Trưởng
Đoàn thanh tra phải thực hiện nghiêm túc và tuân thủ theo quy trình tiến hành một cuộc
thanh tra.
Khi đánh giá kết quả thanh tra cần chú ý đánh giá kết quả thanh tra so với mục
đích, yêu cầu cuộc thanh tra. Mỗi hoạt động thanh tra cụ thể có những mục đích, yêu cầu
phù hợp với đặc điểm, tính chất của cuộc thanh tra đó. Khi đánh giá kết quả hoạt động
thanh tra, cơ quan, người có thẩm quyền nhất thiết phải xem lại một cách kỷ lưỡng mục
đích, yêu cầu được đề ra ban đầu cho hoạt động thanh tra. Sau đó, đối chiếu kết quả của
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
53
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
hoạt động thanh tra với mục đích, yêu cầu được đề ra đó và xác định xem mục đích, yêu
cầu đề ra có đạt được hay không, đạt được như thế nào, bao nhiêu phần trăm và nguyên
nhân của việc không đạt được mục đích đề ra là gì. Từ đó có cách đánh giá khách quan,
thực tế kết quả hoạt động thanh tra.
Kết quả hoạt động thanh tra còn phụ thuộc một phần vào năng lực, trình độ và ý
thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Vì vậy, đánh giá
kết quả hoạt động thanh tra giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá được năng
lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra để
có biện pháp thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức này.
Thực hiện vấn đề này chính là nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
Qua đánh giá kết quả thanh tra sẽ rút ra nhiều bài học quý giá từ cuộc thanh tra. Nếu
kết quả của hoạt động thanh tra đạt chất lượng và hiệu quả thì đó được coi là một kinh
nghiệm tốt cần được tiếp tục phát huy. Còn nếu kết quả của hoạt động thanh tra không
đạt chất lượng và hiệu quả thì cần rút kinh nghiệm, khắc phục những việc chưa thực hiện
được. Thực hiện những điều này để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra,
góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Thông qua đó, người
lãnh đạo Đoàn thanh tra cũng như các thành viên của Đoàn có những kiến nghị, đề xuất
để hoàn thiện hơn quy trình cũng như phương pháp tiến hành thanh tra trên thực tiễn
công tác của ngành.
Công tác tổng kết và rút kinh nghiệm có liên quan mật thiết với nhau. Chỉ có tổng
kết, tổng hợp đầy đủ, đánh giá đúng những ưu khuyết điểm của công tác thanh tra mới rút
ra được kinh nghiệm tốt trong chỉ đạo điều hành của cơ quan thanh tra nhà nước, của
đoàn thanh tra trên cơ sở chứng cứ xác thực, đối chiếu với quy định của Nhà nước. Đó
còn là biện pháp để nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho cán bộ, thanh tra viên.
Kết thúc việc tổng kết hoạt động của đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách
nhiệm báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động
của đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc
thanh tra.
2.2.4.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thanh tra hành chính
Trong quá trình thanh tra và kết luận thanh tra, nếu đối tượng thanh tra phát hiện
thành viên đoàn thanh tra có những hành vi vi phạm pháp luật thì có quyền tố cáo đến
người ra quyết định thanh tra. Nếu không đồng ý với một số điểm hoặc toàn bộ nội dung
của kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra có thể khiếu nại để người ra quyết định chỉ đạo
Trưởng đoàn xem xét lại. Đây là quy định thể hiện tính dân chủ, công khai, công bằng
trong hoạt động thanh tra, nhấn mạnh đến trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật
một cách nghiêm túc, chặt chẽ của thành viên trong Đoàn thanh tra. Nó đảm bảo cho hoạt
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
54
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
động thanh tra không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân là đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra có quyền yêu cầu xem xét lại, quyền
khiếu nại tố cáo trong suốt quá trình diễn ra công tác thanh tra của Đoàn thanh tra. Đây
cũng là hành vi thể hiện quyền giám sát của đối tượng thanh tra đối với Đoàn thanh tra,
tăng cường tính minh bạch trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời, nó cũng tạo
điều kiện cho cơ quan thanh tra, kiểm tra lại chính các quyết định, kiến nghị, yêu cầu của
mình, đảm bảo cho chúng hoàn toàn phù hợp với pháp luật và thực tiễn quản lý hành
chính nhà nước.
Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra đã có những
quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính thể hiện ở các
Điều 40, 41 trong Luật Thanh tra 2010; Điều 55 trong Nghị định 86/2011/NĐ-CP. Tuy
nhiên, theo tôi, những quy định như vậy có lẽ vẫn chưa có đủ sức nặng trong việc ràng
buộc trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc xử lý kết luận, kiến nghị
của cơ quan thanh tra. Thiết nghĩ, cần có những quy định cụ thể hơn liên quan đến trách
nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính. Thí dụ, sau khi cơ quan thanh tra gửi kết luận,
kiến nghị tới thủ trưởng cơ quan hành chính, theo thẩm quyền của mình, thủ trưởng cơ
quan hành chính xem xét, sau đó phải ban hành các quyết định hành chính về việc thực
hiện những kết luận, kiến nghị đó. Quyết định hành chính là văn bản có giá trị pháp lý
chính thức và thể hiện rõ nét nhất trách nhiệm quản lý nhà nước của thủ trưởng cơ quan
hành chính. Ngoài ra, cần có quy định cụ thể hơn nữa trong việc xử lý trách nhiệm của
chủ thể này trong trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về xử lý kết
luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra.
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước và Thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước nơi ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét và trả lời cho đương sự sau
10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là
không quá 30 ngày, đối với vụ việc phức tạp được kéo dài hơn nhưng không 45 ngày kể
từ ngày thụ lý. Còn những nơi vùng sâu, vùng xa di lại khó khăn thì thơi gian giải quyết
là 45 ngày, được phép kéo dài không quá ngày đối với vụ việc phức tạp(30). Nếu trong
trường hợp đương sự còn khiếu nại tiếp thì khiếu nại sẽ được giải quyết theo quy định
của pháp luật về Khiếu nại và Tố cáo.
Kết luận chung, công tác xử lý kết quả sau thanh tra là một lĩnh vực vừa khó khăn,
vất vả và đòi hỏi cán bộ, thanh tra viên phải có kiến thức vững vàng, am hiểu về pháp
luật, có tinh thần, trách nhiệm, có trình độ tổng hợp tốt thì mới đạt kết quả cao. Thiết
(30)
Điều 27, 28 Luật Khiếu nại năm 2011.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
55
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
nghĩ, nếu có sự phối hợp giữa ngành chức năng với các tổ chức, cá nhân cấp trên trực tiếp
của đơn vị sai phạm thì đạt được kết quả, nâng cao hiệu quả quản lý.
2.2.4.4. Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra
Trong thời gian 30 ngày, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc lập và
bàn giao hồ sơ cho cơ quan quản lý trực tiếp của Đoàn thanh tra (cơ quan đã ra quyết
định thanh tra). Nếu có trở ngại khách quan thì có thể kéo dài thêm thời gian bàn giao hồ
sơ thanh tra nhưng không quá 90 ngày. Trong trường hợp, người ra quyết định thanh tra
không phải là thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra thìTrưởng đoàn
thanh tra phải báo cáo người ra quyết định thanh tra xin ý kiến chỉ đạo việc bàn giao hồ
sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền. Việc bàn giao hồ sơ này phải lập thành biên bản.
Thành phần hồ sơ được bàn giao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 59 Luật thanh
tra như sau: Quyết định thanh tra, các biên bản thanh tra, báo cáo giải trình của đối tượng
thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra; Kết luận thanh tra; văn bản về xử lý, kiến nghị xử lý;
nhật ký Đoàn thanh tra, các tài liệu khác liên quan đến cuộc thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
56
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
2.2. Sơ đồ thanh tra hành chính theo thẩm quyền
2.2.1. Đối với người ra quyết định thanh tra
Bước 1
Căn cứ kế hoạch thanh tra
Ra quyết định thanh tra
Theo chỉ thị của lãnh đạo cấp trên
Khiếu nại, tố cáo của công dân
Có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Giao nhiệm vụ thu thập thông tin, nắm
tình hình
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra
Phê duyệt kế hoạch
Bước 2
Chỉ đạo tiến hành
Quy định chế độ báo cáo, nội dung,
thời gian
thanh tra
Giúp đoàn thanh tra xử lý tình huống phát
sinh nếu vượt quá thẩm quyền
Thay đổi, bổ sung kéo dài thời gian
Chỉ đạo xây dựng báo cáo
kết quả thanh tra
Ký kết luận thanh tra và chỉ đạo
công khai kết luận
Bước 3
Báo cáo cấp trên, ra quyết định xử lý theo
thẩm quyền
Xử lý kết quả thanh tra
Chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm
Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)
Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
57
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
2.2.2. Đối với Đoàn thanh tra
Khảo sát nắm tình hình 15 ngày kể từ ngày
giao nhiệm vụ khảo sát
Bước
1 1
Chuẩn bị thanh tra
Tổ chức xây dựng và trình duyệt kế hoạch
thanh tra
Không quá 5 ngày từ ngày ý, trường hợp đột
xuất là 3 ngày
Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh
tra báo cáo
Ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định
thanh tra
Bước
2 2
Công bố quyết định thanh tra
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ký quyếtđịnh
Tiến hành thanh tra
Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra (thẩm tra,
xác minh, đối chiếu, …)
30 ngày.
Báo cáo kết quả thanh tra
15 ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại nơi
thanh tra.
Bước
3 3
Kết thúc thanh tra
Công bố hoặc gởi kết luận thanh tra cho
đối tượng thanh tra.
Sau 15 ngày kể từ ngày người ra quyết
định nhận kết quả thanh tra.
Lưu hồ sơ.
Bàn giao hồ sơ cho cơ quan quản lý trực
tiếp Trưởng đoàn thanh tra.
30 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra.
Trở ngại khách quan có thể kéo dài 90 ngày.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
58
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUY TRÌNH
THANH TRA HÀNH CHÍNH CỦA THANH TRA TỈNH
ĐỒNG THÁP HIỆN NAY
3.1. Thực trạng việc thực hiện quy trình thanh tra hành chính của thanh tra tỉnh
Đồng Tháp hiện nay
3.1.1. Khái quát chung về Tỉnh Đồng Tháp
3.1.1.1. Về địa lý, điều kiện kinh tế xã hội
Đồng Tháp là tỉnh có vị trí trải từ 100 07’14’’ đến 100 58’18’’ vĩ độ Bắc và từ 1050
11’38’’ đến 1050 56’42’’ kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Long An và Campuchia. Phía
Đông giáp hai tỉnh Tiền Giang và Long An. Phía Nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ. Phía
Tây giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích toàn tỉnh là 3.374 km2 (337.400 ha). Trong
đó diện tích đất nông nghiệp hiện có là 247.443 ha (31) chiếm khoảng 8,2% tổng diện tích
của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ sau năm 1975 tỉnh được thành lập theo Quyết
định số 19/QĐ – TW, ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam) trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh
Sa Đéc và Kiến Phong. Đến năm 2014, tỉnh Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thị xã và 2 thành
phố với 144 xã, phường, thị trấn, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã
Hồng Ngự và 9 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao
Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, với 8 thị trấn. Đồng Tháp có đường biên giới
quốc gia dài 52 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước.
Đồng Tháp nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế động lực
Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, chịu sự tác động từ hai trung tâm lớn là thành
phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Quốc lộ 30, 80, là những tuyến giao thông
huyết mạch của tỉnh trên bước đường hội nhập, phát triển kinh tế. Ngoài ra, tỉnh còn có
hệ thống kênh rạch chằng chịt như kênh Nguyễn Văn Tiếp A, kênh Lấp Vò,… tạo nên
mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng trong giao lưu kinh tế hàng hóa giữa Đồng
Tháp với các tỉnh trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong tình hình
các tuyến đường N2 nối với quốc lộ 30 và quốc lộ 22, cầu Cao Lãnh có thể sớm đưa vào
sử dụng thì không bao lâu nữa Đồng Tháp sẽ là vùng của ngõ của cùng Tứ giáp Long
Xuyên, vùng của khẩu Bắc sông Tiền hướng về phía Nam và xa hơn là vùng đệm trong
giao lưu kinh tế Việt Nam – ASEAN qua các cửa khẩu Campuchia. Đây là thế mạnh về
địa lý để Đồng Tháp có điều kiện phát huy hơn nữa sức mạnh nội lực và tranh thủ sức
(31)
Cục thống kê Đồng Tháp (2011), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2010, Đồng Tháp
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
59
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
mạnh ngoại lực tạo thế cạnh tranh bền vững trong phát triển kinh tế đặc biệt là nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Là tỉnh duy nhất có đất đai nằm hai bên bờ sông Tiền, nên hàng năm mùa lũ kéo
dài 3, 4 tháng cuối năm, đa phần diện tích dất canh tác bị ngập trong nước khoảng 1m
nên đất đai được phù sa bồi đắp rất phì nhiêu. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, nhất là canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản, hình thành những vùng sản xuất
chuyên canh với quy mô lớn. Diện tích gieo trồng hàng năm trung bình 541.803 ha, xếp
thứ 3 về diện tích trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất trung bình trên 60
tạ/ha sản lượng 3 triệu tấn/ năm(32). Với sản lượng lúa cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh,
góp phần xuất khẩu sang các nước.
Thiên nhiên hào phóng, hệ sinh thái ngập nước đã ban tặng cho Đồng Tháp nhiều
nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá. Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch sinh
thái Gáo Giồng, chiếu Ðịnh Yên, làng đóng xuồng Rạch Bà Ðài, làng dệt khăn choàng
tắm Long Thuận, làng nuôi cá bè Hồng Ngự... Ngoài ra, kinh tế vườn của Đồng Tháp
cũng tương đối phát triển và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng. Làng hoa kiểng Sa
Đéc với gần 300 ha cung cấp trên 12 triệu sản phẩm hoa và kiểng quanh năm cho thị
trường trong và ngoài nước, góp phần đáng kể trong chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh
cũng như lợi thế du lịch, thu hút khách tham quan và thưởng thức. Đồng thời, Đồng Tháp
còn có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ và là
nơi cung cấp mạnh các nguyên liệu nông nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp chế
biến từ đó tác động tới chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội cả tỉnh và toàn vùng.
Với truyền thống lịch sử lâu đời, có nhiều di tích văn hóa, lịch sử: khu di tích Gò
Tháp còn nhiều hoang sơ và cảnh quang thiên nhiên đẹp, khu di tích mộ cụ phó Bảng
Nguyễn Sinh Sắc, Văn Thánh Miếu, v.v... góp phần tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm du
lịch của Đồng Tháp với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Với nguồn lao động khá dồi dào gần 1,7 triệu người(33)(toàn tỉnh), xấp xỉ 60% dân
số trong độ tuổi lao động nên có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành nông – lâm
– ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ nhưng còn chậm “năm 2005 là
77,3% đến năm 2010 giảm còn 66 %”(34). Theo xu hướng chung, cơ cấu lao động ở Đồng
Tháp đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nhưng tỉ trọng còn thấp, lao động
trong nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu lao động của tỉnh. Cơ
cấu lao động như trên là cơ sở để chứng minh nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo
(32)
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp: Báo cáo kết quả giải quyết khó khăn về sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp , Số: 54/BC-UBND, ngày 15 tháng 04 năm 2014.
(33)
Giới thiệu chung về Ủy ban nhân dân tỉnh, Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, http://
dongthap.gov.vn/wps/portal/ctt/chinhquyen/ubnd,truy cập ngày 20/9/2014.
(34 )
Cục thống kê Đồng Tháp (2011), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2010, Đồng Tháp.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
60
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
của tỉnh Đồng Tháp. Quy mô dân số khá đông nhưng mặt bằng dân trí ở mức thấp, đại bộ
phận nông dân chưa nắm bắt được những tiến bộ mới nhất của khoa học kỹ thuật trong
sản xuất nông nghiệp nên việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất còn gặp
nhiều khó khăn. Do vậy, cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao trình độ
sản xuất cho người nông dân, khuyến khích các sản phẩm sạch chất lượng cao,v.v...
nhằm tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển.
Trên bước đường công nghiệp hoá cùng cả nước. Đồng Tháp đang tập trung đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
Tỉnh đã có 3 trong sồ 7 khu công nghiệp tập trung (Trần Quốc Toản, Sa Đéc, Sông Hậu)
với quy mô lớn đảm bảo về hạ tầng thuận tiện về giao thông cả đường bộ và đường thủy.
Sản xuất công nghiệp được nâng cao chất lượng, hiệu quả theo chuỗi giá trị ngành hàng,
gắn với phát triển sản phẩm mới và nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp, đã tăng thêm động lực đáng kể cho ngành vượt qua khó khăn, duy trì
phát triển. Tăng trưởng của ngành đạt 8,86%(35). Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế
tăng 8,6%/KH từ 8% trở lên, thu nhập đầu người ước đạt 27,6 triệu đồng (1.305 USD),
tăng 8,86% so với năm 2012 (tính theo GDP/người, giá thực tế)(36). Những nhân tố giúp
Đồng Tháp đạt được kết quả này là do tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư mang
tính đột phá, các cơ quan quản lý minh bạch trong thủ tục đầu tư, thân thiện với doanh
nghiệp và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công
tác đền bù, giải tỏa nhanh, hiệu quả. Đến với Đồng Tháp, chính quyền và cộng đồng các
doanh nghiệp luôn là những đối tác gắn bó bền vững, người bạn đồng hành tin cậy.
3.1.1.2. Về dân cư
Dân số tỉnh Đồng Tháp tính đến năm 2012 là 1.676.313 người, tốc độ tăng dân số
tương đối chậm, trung bình xấp xỉ 1%/năm. Dân số tỉnh Đồng Tháp qua các năm được
thể hiện qua phụ lục 1. Tốc độ đô thị hóa tại Đồng tháp cũng tương đối chậm, tỷ lệ dân số
thành thị năm 1995 là 13%, đến năm 2012, tỷ lệ này là 17,8%. So với tốc độ đô thị hóa
của cả nước thì còn rất thấp (năm 2012 khoảng 30,6%). Cho đến nay, tỷ lệ dân số theo
giới tính của Đồng Tháp là tương đối đồng đều và tiến dần tới cân bằng giới (tỷ lệ này
của cả nước là đang thiên lệch về giới tính nam). Tỷ lệ dân số nam năm 1995 chiếm
48,1% và tăng dần đến năm 2012 là 49,83% (theo xu hướng của cả nước).
3.1.1.3. Sơ lược về thanh tra tranh tỉnh Đồng Tháp
- Vị trí chức năng
Thanh tra tỉnh Đồng Tháp thành lập năm 1976. Ngay từ bước đầu khi mới thành lập,
(28) (29)
UBND tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo tóm tắt Tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội năm 2014.Số: 207/BC, ngày 23 tháng 10 năm 2013.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
61
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
cơ quan đã gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng, nghiệp vụ người làm công
tác thanh tra rất yếu. Trải qua quá trình phát triển, theo từng thời kỳ thanh tra tỉnh ngày
càng trưởng thành hơn về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trong công tác.
Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản
lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về
tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động; đồng thời chụ sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác
chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở đặt tại số 1,
đường Võ Trường Toản, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Nhiệm vụ, quyền hạn
Thanh tra tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 21 Luật
Thanh tra 2010. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung
là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết
quả về công tác thanh tra;
Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với
Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của
Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân
dân cấp huyện;
Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau
thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
62
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham
nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng.
Với chức năng, nhiệm vụ nêu trên, Thanh tra tỉnh là cơ quan của Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, xét khiếu tố, thực hiện quyền Thanh
tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trong phạm vi quản
lý của Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo điều hành của Chủ tịch
Ủy ban nhân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Chính Phủ về công tác, tổ
chức, nghiệp vụ thanh tra.
- Cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh hiện nay:
Lãnh đạo đơn vị gồm ông Mai Văn Hưởng - Chánh Thanh tra và 02 Phó Chánh
Thanh tra là: Nguyễn Tân Đông, Nguyễn Văn Thanh. 01 phó chánh thanh tra chưa bổ
nhiệm nên ông Mai Văn Hưởng kiêm nhiệm phó thanh tra hành chính pháp chế.
Thanh tra tỉnh làm việc theo chế độ Thủ trưởng, Chánh thanh tra là người đứng
đầu tổ chức Thanh tra tỉnh, điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của
đơn vị trước Tổng Thanh tra và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện các
nhiệm vụ được phân công.
Giúp việc cho Chánh thanh tra, có không quá 3 Phó Chánh thanh tra. Phó Chánh
thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chánh thanh tra, có thể
được Chánh thanh tra phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu
trách nhiệm trước Chánh thanh tra và cấp trên về kết quả công tác được giao.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh
thanh tra tỉnh sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
các Phó Chánh thanh tra tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
Việc khen thưởng, kỷ luật Chánh thanh tra tỉnh và các Phó Chánh thanh tra tỉnh thực
hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Quyết định Số: 67/QĐ-UBND-TL ngày 4/6/2014, về tổ chức lại các
Phòng thuộc Thanh tra tỉnh Đồng Tháp, ngày 04 tháng 6 năm 2014 nêu rõ: tổ chức lại các
Phòng thuộc Thanh tra tỉnh Đồng Tháp bao gồm Văn Phòng, các phòng nghiệp vụ như
Phòng thanh tra kinh tế; Phòng Thanh tra Văn hóa - Xã hội; Phòng Thanh tra Nội chính;
Phòng Thanh tra Xét khiếu tố; Phòng Phòng, chống tham nhũng. Việc quy định này là
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
63
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
hoàn toàn phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh “căn
cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng tại địa phương, Chánh thanh tra tỉnh
chủ trì, phối hợp với Giám đốc sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc thanh tra tỉnh nhưng số
lượng phòng, văn phòng không quá 07, đối với thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí
Minh không quá 09”(37). Như vậy, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng địa phương về
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định số lượng các phòng chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với tên gọi theo phù
hợp theo đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh và giám đốc sở Nội vụ nhưng không quá số
lượng cho phép.
Văn phòng: giúp lãnh đạo thanh tra tỉnh theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động thanh
tra trong tỉnh, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, hướng dẫn, kiểm tra các ngành,
các cấp trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức, xây dựng lực lượng thanh tra, thực
hiện chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra và thanh tra viên nhân dân,
quản lý công tác hành chính, quản trị, phục vụ sự điều hành công việc hàng ngày của lãnh
đạo thanh tra tỉnh.
Thanh tra Văn hóa - Xã hội: giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước và thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền
hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội trong phạm vi
thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phòng Thanh tra Nội chính: có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản
lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nội chính
trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phòng Phòng chống tham nhũng : trực tiếp theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận,
quyết định xử lý sau thanh tra về kinh tế-xã hội; các quyết định giải quyết khiếu nại,
quyết định xử lý tố cáo; kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
phòng chống tham nhũng đã có hiệu lực pháp luật.v.v...Trực tiếp theo dõi công tác
phòng, chống tham nhũng của các sở, ngành và các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.
Trực tiếp chỉ đạo xây dựng các Báo cáo chuyên đề về Phòng, chống tham nhũng;
(37)
Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
64
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Phòng thanh tra kinh tế: có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý
nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trong
phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phòng thanh tra khiếu tố: giúp lãnh đạo thanh tra tỉnh quản lý nhà nước về công tác
thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chánh thanh tra
Mai Văn Hưởng
Phó chánh thanh tra
Nguyễn Văn Thanh
P. Xét
Khiếu tố
P.Thanh tra
Khiếu nại
hành chính
Phó Chánh thanh tra
hành chính pháp chế
P. Chống tham
nhũng
Văn phòng
Phó Chánh thanh tra
Nguyễn Tân Đông
P.Thanh
tra Kinh
tế
P.Thanh tra
Văn hóa
xã hội
Sơ đồ tổ chức cơ quan thanh tra Tỉnh Đồng tháp
- Tổ chức hành chính
Theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài một số Sở đặc thù như Sở Ngoại vụ,
Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, thì có thể tổ chức cơ quan chuyên môn đặc thù
khác khi thật cần thiết, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. Theo đó, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp gồm có sở và cơ quan ngang sở (gọi chung là sở). Tỉnh có
18 sở được tổ chức gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở
Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao độngThương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ,
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh và Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh. Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc song trùng trực thuộc, hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người, đứng đầu
giám đốc sở. Các cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
65
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
quy định của pháp luật. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
Cơ cấu tổ chức của sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có: Văn phòng; thanh tra;
phòng chuyên môn, nghiệp vụ; chi cục; đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài chi cục, đơn vị
sự nghiệp công lập như chi cục thuế, trường học, bệnh viện, v.v... các sở cũng không nhất
thiết phải có cơ quan thanh tra. Ngoài ra, tỉnh còn có Ủy ban nhân dân của 12 thành phố,
huyện, thị trấn, thị xã trong toàn tỉnh như thị xã Hồng Ngự (Hồng Ngự), thị trấn Sa Rài
(Tân Hồng), thị trấn Cái Tàu Hạ (Châu Thành), .v.v…; và các công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập như công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết tỉnh Đồng Tháp, .v.v…cũng là đối tượng mà
Thanh tra tỉnh có thẩm quyền thanh tra“Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật,
nhiệm vụ của Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến
trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định
thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát
hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật”(38).
3.1.2. Thực trạng thực hiện quy trình thanh tra hành chính tại tỉnh Đồng tháp
3.1.2.1. Thực trạng
Căn cứ vào Luật thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP và Thông tư 02/2010/
TT-TTCP, thanh tra tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng cho mình quy trình thanh tra hành
chính để phụ vụ công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh nhà. Quy trình này chủ yếu thể hiện
hoạt động của Đoàn thanh tra hành chính trong công tác thanh tra. Nhìn chung, trình tự
thủ tục tiến hành thanh tra hành chính của thanh tra tỉnh không khác gi so với thanh tra
Nhà nước. Nó bao gồm các nội dung sau:
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra
Theo kế hoạch thanh tra năm đã được duyệt, Ban Lãnh đạo chủ động chỉ đạo Văn
phòng chủ trì tổng hợp thu thập thông tin, tài liệu, có liên quan cung cấp cơ bản đầy đủ cho
các phòng nghiệp vụ trên từng lĩnh vực để nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình hoạt
động của đối tượng thanh tra. Trên cơ sở đó, các Văn phòng đề xuất chọn nội dung thanh tra
(38 )
Điểm b Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP- BNV, ngày 8/9/2014 hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
66
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
có trọng tâm, trọng điểm sát chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, phù hợp đối
tượng thanh tra đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt các Đoàn thanh tra.
Phân công cụ thể phòng nào chủ trì làm Trưởng đoàn thực hiện các nhiệm vụ.
Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bao quát tất cả các lĩnh
vực hoạt động của địa phương, đơn vị, có nhận xét đánh giá ưu, khuyết điểm, nguyên
nhân và kiến nghị.
Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra nêu rõ mục đích, yêu cầu theo tính chất
hoạt động của đoàn thanh tra.Thời gian thực hiện từ 02 đến 05 ngày.
Dự thảo quyết định và dự kiến kết luận thanh tra.
Ban hành Quyết định thanh tra (theo Điều 44, Luật Thanh tra 2010; Điều 21, Nghị
định 86/2011/NĐ-CP). Thời gian thực hiện từ 5 đến 15 ngày.
Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra (theo Điều 25 Nghị định
86/2011/NĐ-CP). Thời gian thực hiện từ 02 đến 05 ngày.
Cơ quan bố trí xe ô tô cho đoàn ngày triển khai, kết thúc và đi xác minh thực tế
ngoài tỉnh (nếu có). Phương tiện xác minh, làm việc trong phạm vi đơn vị thanh tra do cá
nhân tự túc. Trong quá trình Đoàn làm việc tại đơn vị nếu cần thiết sẽ trưng dụng một số
thiết bị văn phòng phục vụ công việc của Đoàn và đề nghị đơn vị bố trí chỗ nghỉ cho
Đoàn. Kinh phí, điều kiện vật chất phục vụ Đoàn thanh tra thực hiện thanh quyết toán
theo quy định của nhà nước và Quy chế Chi tiêu nội bộ cơ quan Thanh tra tỉnh.
Bước 2: Tiến hành thanh tra
Công bố Quyết định, Kế hoạch thanh tra, Nội quy làm việc tại đơn vị thanh tra, yêu cầu
các đơn vị được chọn kiểm tra điểm báo cáo theo đề cương (kèm theo). Thời gian thực hiện từ
05 đến 15 ngày.
Yêu cầu đơn vị thanh tra và các đơn vị trực thuộc cung cấp hồ sơ, thông tin dữ liệu
theo đề cương báo cáo của Đoàn tại nơi thanh tra, kiểm tra. Đoàn trực tiếp xem xét báo
cáo, hồ sơ, sổ sách của đơn vị cung cấp.
Kiểm tra hồ sơ, sổ sách và mời các đối tượng thanh tra, kiểm tra làm việc.
Kiểm tra điểm một số lĩnh vực để làm rõ việc thực hiện chính sách, pháp luật và
nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thanh tra tại các đơn vị trực thuộc.
Đoàn thanh tra làm việc trực tiếp với đơn vị thanh tra và các đơn vị có liên quan
để đối chiếu, chất vấn, xác minh, yêu cầu giải trình và kiểm tra thực tế một số nhiệm vụ,
công trình.
Đoàn thanh tra chia ra làm 02 tổ:
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
67
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Tổ 1: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng.
Tổ 2: Thanh tra các nội dung về kinh tế - xã hội.
Khi làm việc với đơn vị, cá nhân, Đoàn thanh tra đều có biên bản ký tắt với đơn
vị, cá nhân đó.
Hàng tuần, Đoàn thanh tra tổ chức họp kiểm điểm công việc thực hiện của các Tổ
theo sự phân công và báo cáo tiến độ cho Chánh Thanh tra tỉnh.
Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra tỉnh trong quá trình
thanh tra.
Ghi nhật ký Đoàn thanh tra.
Thời gian thực hiện 45 ngày, trường hợp phải gia hạn không quá 70 ngày
Thông báo kết thúc nghiệp vụ thanh tra. Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo với người
ra quyết định thanh tra về dự kiến kết thúc việc thanh tra và thông báo thời gian kết thúc
cuộc thanh tra tại nơi được thanh tra biết. Thời gian thực hiện 02 ngày.
Bước 3: Kết thúc Đoàn thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo Chánh Thanh tra kết quả thanh tra và nhận xét đánh
giá lại toàn bộ từ công tác chuẩn bị đến kết thúc Đoàn thanh tra, kết quả báo cáo của các
phòng chuyên môn thuộc Thanh tra tỉnh so với kết quả thanh tra.
Dự thảo Kết luận thanh tra.
Trưởng đoàn hoàn chỉnh kết luận để người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
Kết luận thanh tra được công bố và gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan theo quy định. Thời gian thực hiện tối đa 15 ngày.
Công bố Kết luận thanh tra. Thời gian thực hiện tối đa 10 ngày.
Chuyển Kết luận thanh tra đến Phòng Phòng, chống tham Thanh tra tỉnh nhũng
theo dõi thực hiện;
Giao trả hồ sơ, tài liệu: Trưởng đoàn có trách nhiệm tổ chức việc giao trả hồ sơ, tài
liệu cho đối tượng thanh tra;
Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động của Đoàn thanh tra: Trưởng đoàn họp tổng
kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra; đánh giá kết quả thanh tra so với
mục đích yêu cầu của cuộc thanh tra; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao,
Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra; những kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra; những
kiến nghị và đề xuất của đoàn (nếu có); khen thưởng, kỷ luật đối với Đoàn. Báo cáo tổng
kết Trưởng đoàn gửi cho người ra quyết định thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
68
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
Sau 30 ngày ban hành Kết luận thanh tra Đoàn thanh tra bàn giao hồ sơ lưu trữ
theo quy định.
Như vậy, về cơ bản quy trình thanh tra hành chính này dựa trên quy định của Luật
thanh tra 2010, Nghị định quy định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một
số điều Luật thanh tra và hướng dẫn của Thông tư 02/2010/TT-TTCP. Quy trình có bổ
sung thêm thời tham gian cụ thể của từng công việc trong quá trình thanh tra. Nêu rõ
trách nhiệm của cá nhân trong thực hiện quy trình. Nội dung quy trình cũng tuân thủ các
quy định trong bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh
Đồng Tháp.
3.1.2.1. Đánh giá thực trạng
Căn cứ vào quy trình thanh tra hành chính vừa nêu ở trên và thực tiễn các Kế
hoạch thanh tra, Quyết định thanh tra, Kết luận thanh tra tại một số đại phương do thanh
tra tỉnh Đồng Tháp tiến hành trong năm 2013 cũng như tham khảo ý kiến của cơ quan
thanh tra tỉnh ngày 17/09/2014 , tác giả xin đưa ra một số nhận xét theo quan điểm riêng
của mình.
- Thuận lợi
Quy trình ngắn gọn, dễ làm, phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra hành chính
trên phạm vi tỉnh Đồng tháp.
Trong công tác chuẩn bị thanh tra được các thành viên trong Đoàn thực hiện tốt,
đáp ứng yêu cầu chính xác, khách quan, nhanh chóng, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
Cụ thể, đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, có trọng tâm, trọng điểm, đánh
giá toàn diện việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của
đối tượng. Kế hoạch thanh tra xây dựng quy định thời gian thực hiện cụ thể, nội dung
thanh tra phù hợp với thời gian làm việc của Đoàn, đã nâng cao tinh thần, trách nhiệm,
năng lực của Thanh tra viên, công chức khi được giao nhiệm vụ. Đơn vị được thanh tra
phù hợp với nội dung thanh tra, không trùng lặp, chồng chéo, tiết kiệm thời gian, kinh
phí. Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được thanh tra, giúp Lãnh đạo
Thanh tra tỉnh kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Quyết định thành lập Đoàn đúng nội dung
thanh tra trên các lĩnh vực theo Kế hoạch công tác thanh tra được duyệt, cơ cấu thành
viên Đoàn thanh tra đảm bảo chuyên môn các lĩnh vực phù hợp với nội dung thanh tra và
đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hoạt động của các thành viên Đoàn thanh tra.
Trong công tác tiến hành thanh tra, việc tiến hành xác minh, thu thập hồ sơ có liên
quan nội dung thanh tra thực hiện đúng quy trình. Nội dung quyết định, phạm vi, đối tượng
thanh tra đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, phù hợp với quy định. Cơ cấu Trưởng đoàn,
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
69
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
thành viên đúng quy trình, Trưởng đoàn đủ năng lực, trình độ để quản lý, điều hành hoạt
động Đoàn và làm việc với đối tượng thanh tra. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên,
tiến độ của Trưởng đoàn được báo cáo đúng, đầy đủ nội dung thanh tra, kiểm tra, xác
minh. Trưởng đoàn phân công, yêu cầu từng thành viên xây dựng đề cương chi tiết và
chuẩn bị nội dung thanh tra bám sát quyết định, kế hoạch thanh tra.Từng thành viên làm
việc với tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng, nỗ lực, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong thực
hiện nhiệm vụ. Chấp hành nghiêm Quy tắc ứng xử của ngành trong quá trình tác nghiệp.
Việc ghi nhật ký, thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra đúng quy định. Quá trình thanh
tra, Trưởng đoàn đủ năng lực quản lý, điều hành các hoạt động Đoàn, tất cả các yêu cầu
của Đoàn được thực hiện bằng văn bản.
Trong công tác Kết thúc Thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra đánh giá mạnh, yếu
từng lĩnh vực thanh tra so với báo cáo đánh giá các phòng và báo cáo của đối tượng thanh tra
tương đối phù hợp. Dự thảo Kết luận thanh tra cơ bản phù hợp với Báo cáo của đơn vị
được thanh tra, nhận xét của các phòng nghiệp vụ Thanh tra tỉnh, kết quả thanh tra thực
tế và đã được nhận xét của các Phó Chánh Thanh tra, đóng góp của các Trưởng phòng.
Kết luận thanh tra nhận xét, đánh giá rõ ràng từng nội dung đã thanh tra, chỉ rõ những vi
phạm, nguyên nhân, trách nhiệm. Đồng thời, giúp đối tượng thanh tra dễ nhận thấy được
ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, khắc phục, sửa chữa và đồng tình, thống nhất với kết
luận, từ đó tính khả thi của kết luận được nâng cao, góp phần mang lại hiệu quả, chất
lượng trong công tác thanh tra. Bên cạnh đó, các kết luận được Lãnh đạo, Trưởng các
phòng, Trưởng đoàn họp đóng góp ý kiến trước khi ban hành vì vậy các nội dung kết
luận có tính khả thi cao. Các kết luận, kiến nghị qua thanh tra được Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo các ngành, các cấp chấn chỉnh ngay, kịp thời có hiệu quả trong công tác quản lý
nhà nước và được công khai, đối tượng thanh tra nghiêm túc thực hiện. Việc đôn đốc
thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra được quan tâm. Công tác giám
sát của đoàn thực hiện đúng theo quy chế của Thanh tra Chính phủ. Đoàn thanh tra họp
rút kinh nghiệm hoạt động Đoàn và báo cáo nhận xét, đánh giá những mặt được, hạn
chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên.
- Hạn Chế
Trong công tác chuẩn bị
Các phòng giao chủ trì nghiên cứu, nắm tình hình, thu thập thông tin nội dung
thanh tra chưa kỹ, chủ yếu dựa trên báo cáo của đối tượng thanh tra. Sự phối hợp trong
xây dựng đề cương yêu cầu báo cáo chưa cao do chưa hiểu sâu ý của Lãnh đạo phải điều
chỉnh nhiều lần và khâu này chiếm thời gian rất dài. Báo cáo của đối tượng thanh tra
chưa đúng theo đề cương yêu cầu báo cáo, mặc dù Thanh tra tỉnh đã góp ý điều chỉnh lại.
Công chức, thanh tra viên không đồng đều về trình độ, nhận thức; công tác theo dõi, cập
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
70
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
nhật thông tin rộng dẫn đến đánh giá, nhận xét việc thực hiện chính sách pháp luật và
thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị chưa sâu.
Trong công tác tiến hành thanh tra
Thành viên trong Đoàn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi, vị trí công việc
của mình. Vì vậy, khi Trưởng đoàn phân công tác nghiệp lĩnh vực khác còn lúng túng,
dẫn đến việc thu thập thông tin đôi lúc chưa kịp thời, còn bị động, đôi lúc phối hợp thiếu
nhịp nhàng. Nguyên nhân là do hạn chế ở việc nắm văn bản, hiểu biết, vận dụng để thực
hiện nhiệm vụ có liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra chưa kỹ; chưa nắm nội dung
thanh tra dẫn đến quá trình thực hiện gặp khó khăn, lúng túng, báo cáo đánh giá đối tượng
thanh tra có mặt chưa sâu; trình độ chưa ngang tầm với đối tượng thanh tra. Chưa tập trung
nghiên cứu sâu các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra;
phương pháp kiểm tra xác minh chưa khoa học, kết quả chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến
báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ chưa được tập trung theo nội dung cần kết luận, kiến
nghị thanh tra.
Trong công tác kết thúc thanh tra
Còn trường hợp nhận xét đánh giá giữa các báo cáo và kết quả thanh tra chưa
được phù hợp nhưng cũng được xem xét và thống nhất khi kết luận, kiến nghị thanh tra.
Kết thúc thanh tra tổ chức họp tổng kết rút kinh nghiệm nhưng chưa đề xuất đổi mới,
nâng cao hoạt động Đoàn thanh tra; chưa thật sự mạnh dạn phản ánh hết thực trạng tình
hình để rút kinh nghiệm. Các phòng chưa nhận xét đánh giá tình hình chấp hành pháp
luật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra. Chưa nêu được điểm
mạnh, yếu những vấn đề cần tập trung thanh tra xác minh, đối chiếu để kết luận. Kết luận
thanh tra chưa nêu được trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan đơn vị trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đúng, sai trên từng lĩnh vực. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh
nhân rộng cách làm hay, hiệu quả lâu dài của các lĩnh vực của địa phương (đối với những
địa phương có điều kiện tương tự).
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính theo quy định
hiện hành
3.2.1. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra
Trước khi khi tiến hành thanh tra, người tiến hành thanh tra cần chuẩn bị chu đáo,
có kế hoạch và lịch làm việc cụ thể. Nếu không giữ phải giữ bí mật thì thông báo trước
cho đối tượng thanh tra rõ về thời gian, địa điểm, nôi dung làm việc, v.v... Nhằm mục
đích để đối tượng thanh tra có thể chủ động thu xếp công việc, chuẩn bị thông tin, tài liệu
làm việc hiệu quả hơn. Khi làm việc với đối tượng thanh tra, trong trường hợp cần thiết
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
71
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
nên giúp đỡ tạo điều kiện cho họ hoàn thanh nhiệm cụ của mình thông qua điều chỉnh
lịch làm việc khi họ gặp khó khăn hoặc trở ngại khách quan nào đó.
Trong quá trình thanh tra, nhất là khi nhận xét, đánh giá, kết luận, hoặc khi phát
hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm thì phải tuyệt đối tuân thủ những điều cấm
trong luật thanh tra 2010 và các văn bản khác, không được gây khó dễ, gợi ý hay đe dọa,
v.v… đối tượng thanh tra. Như vậy, việc không làm cản trở hoạt động bình thường của
đối tượng thanh tra thể hiện quan điểm mới về hoạt động thanh tra, bảo đảm không được
gây phiền hà, sách nhiễu cản trở đến hoạt động bình thường của họ.
3.2.2. Tuyển chọn cán bộ có tâm huyết, kinh nghiệm, năng lực.
Trình độ nhận thức, ý thức chính trị của cán bộ làm công tác thanh tra có vai trò
quan trọng trong việc hình thành lập trường tư tưởng của Thanh tra viên. Bởi vì, lập
trường, tư tưởng vững vàng sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động thanh tra
đúng với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là yếu tố giúp cho Thanh
tra viên không rơi vào tình trạng , máy móc, tách rời các quy phạm pháp luật với lợi ích
chung của xã hội. Ý thức chính trị của Thanh tra viên có được bản lĩnh để xử lý các tình
huống trong thực tiễn một cách nhanh chóng, kịp thời và sáng tạo. Cần tăng cường hơn
nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao đạo đức cách mạng và đạo đức
nghề nghiệp cho những người làm công tác thanh tra . Đặc biệt là các thanh tra viên để
họ nhận thức đúng đắn về mục đích của thanh tra, không bị sa ngã trước những cám dỗ,
mua chuộc của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra hoặc ép buộc, đe dọa từ các
thế lực khác (nếu có). Đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khách quan vô tư trong
thực hiện công vụ được giao trong đó có việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra khi
tham gia làm thành viên các Đoàn thanh tra. Nên coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật nói chung và kỹ năng thanh tra nói riêng cho những cán bộ, công chức làm
công tác thanh tra trong các cơ quan nhà nước, nhất là nhưng người làm Trưởng đoàn
thanh tra và các Thanh tra viên để họ thực sự là những người có năng lực, trình độ tốt
tham gia Đoàn thanh tra.
Ngoài ý thức, đạo đức nghề nghiệp, năng lực trình độ của người tiến hành thanh tra
cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hướng không nhỏ tới kết quả hoạt động thanh tra.
Chính vì vậy, pháp luật đòi hỏi người được bổ nhiệm Thanh tra viên phải có những điều
kiện, tiêu chuẩn nhất định như phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết,
trung thực, công minh, khách quan, tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và
am hiểu pháp luật, có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 02
năm làm công tác thanh tra, v.v... Sự am hiểu về đời sống xã hội, kinh nghiệm sống của
mỗi cá nhân cũng là yếu tố giúp cho Thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và
do đó nó có ảnh hướng nhất định tới việc thưc hiện nhiệm vụ của Thanh tra viên. Do vậy,
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
72
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
cần tuyển chọn những cán bộ có năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất
đạo đức tốt và đặt biệt là tâm huyết với nghề. Ưu tiên những cán bộ đã qua công tác quản
lý, trong ngành thanh tra. Tránh tình trạng cán bộ thanh tra nắm vững nghiệp vụ bị
chuyển đi nơi khác làm công tác khác. Những cán bộ mới được điều động về hoặc tuyển
mới có it kinh nghiệm, không nắm được nghiệp vụ. Việc tuyển chọn phải đi đôi với các
chính sách ưu tiên, ưu đãi cho tổ chức thanh tra.
3.2.3. Phổ biến quy trình và phương pháp mới cho các tổ chức thanh tra
Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, xây dựng các văn bản về nghiệp vụ thanh tra,
ban hành và sử dụng thống nhất trong toàn ngành. Đây là nhiệm vụ bắt buộc và không
thể thiếu trong chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra. Để thực hiện công tác này cần
căn cứ vào các các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức Thanh
tra, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên đã được xác định trong các văn bản quy phạm pháp
luật thanh tra. Đồng thời, căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế hoạt động thanh tra mà
khái quát lên thành các quy chế, quy định, quy trình, phương pháp, cách thức xử lý công
việc, v.v…Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các quy định về nghiệp vụ thanh tra. Đây là một
yêu cầu thực tế. Bởi lẽ, do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau có nhiều
vấn đề về nghiệp vụ nhưng các văn bản nghiệp vụ chưa đề cập, hoặc nhiều vấn đề nghiệp
vụ nếu không thông qua hướng dẫn, chỉ đạo, các tổ chức Thanh tra hoặc Thanh tra viên
có thể hiểu và vận dụng khác nhau, tránh việc áp dụng một cách tùy tiện, máy móc, rập
khuôn, xơ cứng.
Vì thế, nếu không làm tốt công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thanh tra, rất có
thể có tình trạng có đơn vị biết mà không dám vận dụng. Hoặc không biết, không hiểu mà
vận dụng sai làm giảm hiệu quả thanh tra, có khi dẫn tới vi phạm các quy định của pháp
luật. Cho nên, việc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện về nghiệp vụ thanh tra là rất cần thiết và
cần được làm thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phù
hợp với yêu cầu và đìều kiện thực tế của từng ngành và địa phương. Ngoài hình thức
hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp nói trên, có thể thông qua chương trình giảng dạy
của Trường Cán bộ Thanh tra, thông qua Tạp chí Thanh tra, tổ chức những lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ thanh tra để trang bị cho cán bộ thanh tra những kiến thức nghiệp vụ nhất định,
đáp ứng đòi hỏi của thực tế.Tăng cường kiểm tra công tác nghiệp vụ đối với cơ sở, đặc
biệt là đối với các Đoàn thanh tra và Thanh tra viên đang trực tiếp thực thi công vụ, chấn
chỉnh kịp thời những việc làm sai quy định về nghiệp vụ. Giải đáp và chỉ đạo giải quyết
kịp thời những yêu cầu, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của các tổ chức Thanh tra. Đặc
biệt là những vấn đề họ đang vướng mắc trong khi thực hiện các cuộc thanh tra và giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Đẩy mạnh việc tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động
thanh tra, thông qua đó rút ra những vấn đề có tính phổ biến bổ sung cho nghiệp vụ thanh
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
73
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
tra. Tổ chức thường xuyên các cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức Thanh tra với
nhau. Đưa những vấn đề về nghiệp vụ vào chương trình nghiên cứu khoa học thanh tra và
triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế.
3.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra
Thủ trưởng cơ quan thanh tra có vai trò quyết định chất lượng hiệu quả hoạt động
của cơ quan thanh tra cùng cấp. Người trực tiếp thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành
hoạt động của cơ quan thanh tra đó. Vì vậy, để nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành
hoạt động của cơ quan thanh tra cần thiết phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ
truởng cơ quan thanh tra, mà đặc biệt là Chánh thanh tra. Với vai trò trách nhiệm của
người quản lý, Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải làm tốt chức năng đầu mối, tổng hợp
chương trình, kế hoạch thanh tra, điều hoà phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra,
giám sát trong ngành thanh tra và trong các cơ quan có chức năng kiểm tra, khắc phục
tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp.
Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước về công
tác thanh tra và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tăng
cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, các cấp, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị trong công tác quản lý, thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng. Tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền và Thủ trưởng cơ
quan cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Tập trung giải
quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, tránh phát sinh “điểm nóng”. Đối với
các vụ việc có quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực
pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng
cấp, lãnh đạo bộ, ngành giám sát, kiểm tra và đôn đốc cấp dưới tổ chức thực hiện nghiêm
túc, khẩn trương, dứt điểm. Quan tâm cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khắc phục thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài ở tất cả
các khâu tiến hành thanh tra trực tiếp, báo cáo và kết luận thanh tra nhằm tránh phiền hà
cho cơ sở và đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác quản lý điều hành của chính quyền
cùng cấp.
3.2.5. Tăng cường mối quan hệ, phối hợp hoạt động với các đơn vị chức năng
Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra: cán bộ, đảng viên và người
đứng đầu các cơ quan thanh tra cần nhận thức đúng về vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc
phối hợp công tác công tác thanh tra. Phối hợp phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan. Quá trình phối hợp phải căn cứ vào
nội dung, cơ sở pháp lý để xác định cơ quan nào chủ trì, cơ quan phối hợp. Trong đó, cần
chú trọng việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong việc xử lý các kết luận, kiến nghị thanh tra, đảm bảo xử lý các sai phạm kịp
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
74
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
thời, có như vậy thì hoạt động thanh tra mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật
3.2.6. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra, cần tạo các điều kiện về cơ
sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cán bộ trong hoạt động thanh tra. Việc bổ sung
cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra giúp cho các cán bộ,
thanh tra viên có điều kiện làm việc tốt hơn, hoàn thành nhiệm vụ công tác đúng thời gian
với chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó cần tập huấn, bổ sung các kiến thức, kỹ năng vận
hành, khai thác, sử dụng các phương tiện được trang bị. nhìn chung trụ sở, phương tiện
làm việc của thanh tra các cấp chưa ngang tầm với vai trò, chức năng nhiệm vụ cảu Đoàn
thanh tra. Việc quản lý mua sắm trang thiết bị hiện nay còn cứng nhắc do các quy định về
quản lý tài chính chưa phù hợp, không căn cứ vào hoạt động đặc thù của công tác thanh
tra. Vì vậy các cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương cần được hỗ trợ kinh phí
để hiện đại háo trang thiết bị làm việc, xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất cơ quan, có thể
nghiên cứu mô hình của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát để vận dụng.
3.2.7. Xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực của thanh tra viên
Khi Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên có vi phạm trong việc xây dựng báo cáo
kết quả thanh tra thì phải được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời,
nghiêm minh. Những cán bộ, thanh tra viên không hoàn thành nhiệm vụ trong các cuộc
thành tra chưa đến mức xử lý cần phải được xem xét các danh hiệu thi đua, xếp loại cán
bộ công chức hàng năm cũng như việc đề bạt, bổ nhiệm và tái bổ nhiệm các chức danh
nhất là chức danh Thanh tra viên.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
75
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
KẾT LUẬN
Hoạt động thanh tra nói chung đang đi vào thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước
như một công cụ hửu hiệu giúp cho cơ quan nhà nước có cơ sở để đưa ra nhưng cơ chế,
chính sách nhằm ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Để tiến hành một cuộc thanh tra
phải trải qua ba giai đoạn: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra.
Trong quá trình chuẩn bị thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải phối hợp với người
ra quyết định thanh tra để ban hành Kế hoạch thanh tra. Trưởng đoàn có trách nhiệm xây
dựng, trình Người ra quyết định ký ban hành Kế hoạch. Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng
phải xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và gửi cơ quan, tổ chức, cá
nhân được thanh tra chuẩn bị các thông tin, tài liệu phục vụ việc báo cáo trong quá trình
tiến hành thanh tra.
Trong giai đoạn tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải làm việc với cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra để công bố quyết định thanh tra, nếu mời đại diện cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải
phối hợp để thực hiện việc công bố.
Khi tiến hành thanh tra, đối tượng thanh tra phải báo cáo trực tiếp với Đoàn thanh
tra về những nội dung thanh tra theo đề cương khi được yêu cầu; quá trình thu thập, kiểm
tra, xác minh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện yêu cầu của
Đoàn thanh tra, nhất là việc cung cấp các thông tin, tài liệu để làm rõ các nội dung quan
trọng cần thanh tra.
Kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra biết. Trên cơ sở báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có
trách nhiệm xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra, tổ chức lấy ý kiến của các thành
viên Đoàn thanh tra vào dự thảo Báo cáo. Khi được giao xây dựng dự thảo Kết luận
thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của
người ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình người ra quyết
định. Đoàn thanh tra phải làm rõ các nội dung khi được người ra quyết định yêu cầu và
đối tượng thanh tra có quyền giải trình những vấn đề mà mình cho là chưa đúng hoặc
chưa hợp lý.
Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cũng có trách nhiệm
phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc công bố kết luận thanh tra và nghiêm chỉnh
thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra. Riêng đối với vụ việc có
dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp
các thông tin mà mình biết được cho Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
76
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ việc cơ
quan thanh tra biết.
Cả ba bước đều quan trọng, tuy nhiên xét về thời gian cũng như quy mô thì chúng ta
thấy bước tiến hành thanh tra có ý nghĩa rất to lớn quyết định thành công một cuộc thanh
tra. Quá tình tìm hiểu và phân tích bước tiến hành thanh tra chúng ta thấy thực tế vẫn còn
tồn tại những khó khăn, bất cập. Vì vậy, trong tương lai chúng ta cần ban hành một số
văn bản nhằm để hạn chế những khó khăn, bất cập đó. Nếu công tác thanh tra được thực
hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và hạn chế những tiêu cực trong xã hội
hiện nay.
Trong tổ chức đoàn thanh tra phải lựa chọn cán bộ thanh tra có năng lực phù hợp
với nội dung thanh tra, sát hợp với nội dung, thời gian thanh tra. Tổ chức các đoàn thanh
tra phải có tính khoa học, có thành phần, số luợng hợp lý. Trong chỉ đạo, điều hành đoàn
thanh tra phải luôn nắm bắt kịp thời, thông tin, diễn biến cuộc thanh tra. Xác định rõ
trách nhiệm của từng đoàn viên thanh tra cũng như vai trò của lãnh đạo cơ quan thanh tra.
Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ những nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu
để tập trung chỉ đạo, đảm bảo ngắn gọn, chính xác.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
77
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
MỤC LỤC
Lời nói đầu ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
HÀNH CHÍNH VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH ............................ 3
1.1. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra ............................................... 3
1.1.1. Khái niệm thanh tra .............................................................................................. 3
1.1.2. Khái niệm thanh tra hành chính ............................................................................ 4
1.2.3. Khái niệm quy trình thanh tra hành chính................................................................5
1.2. Các vấn đề chung về hoạt động thanh tra hành chính ........................................ 6
1.2.1. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra hành chính ....................................................... 6
1.2.2. Nội dung, đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính ...................................... 6
1.2.3. Nguyên tắc tiến hành thanh tra hành chính ........................................................... 7
1.2.5. Nhiệm vụ quyền hạn của những người tiến hành thanh tra ................................. 13
1.2.6. Nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra .................................................... 16
1.3. Khái quát chung về quy trình thanh tra hành chính ........................................ 17
1.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy trình thanh tra ........................ 17
1.3.2. Quy định của pháp luật hiện nay về quy trình thanh tra hành chính .................... 19
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA HÀNH
CHÍNH THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH ............................................................... 22
2.1. Quy trình tiến hành cuộc thanh tra hành chính theo quy định hiện hành....... 22
2.1.1. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiến hành thanh tra ........................................ 22
2.1.1.1. Xác định các vấn đề trọng tâm trong thanh tra hành chính............................... 22
2.1.1.2.Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra .... 23
2.1.1.3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra ....................................... 28
2.1.1.4. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo ................................. 30
2.2.2. Tổ chức thực hiện thanh tra ............................................................................. 31
2.2.2.1. Gửi và công bố quyết định thanh tra ................................................................ 32
2.2.2.2. Thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra......................................................... 33
2.2.3. Kết thúc thanh tra ............................................................................................. 41
2.2.3.1. Kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra.......................................................... 42
2.2.3.2. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra................................................................. 42
2.2.3.3. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra ................................................................ 46
2.2.3.4. Ký và ban hành kết luận thanh tra ................................................................... 48
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
78
SVTH: Phạm Văn Minh
Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn
2.2.4. Công tác sau thanh tra ...................................................................................... 50
2.2.4.1. Thực hiện kết luận thanh tra ............................................................................ 50
2.2.4.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thanh tra hành chính ..................... 54
2.2.4.4. Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra ............................................... 56
2.2. Sơ đồ thanh tra hành chính theo thẩm quyền ................................................... 57
2.2.2. Đối với Đoàn thanh tra ..................................................................................... 57
2.2.2. Đối với Đoàn thanh tra ..................................................................................... 58
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUY
TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH CỦA THANH TRA TỈNH ĐỒNG THÁP
HIỆN NAY ................................................................................................................. 59
3.1. Thực trạng việc thực hiện quy trình thanh tra hành chính của thanh tra
tỉnh Đồng Tháp hiện nay ........................................................................................... 59
3.1.1. Khái quát chung về Tỉnh Đồng Tháp ............................................................... 59
3.1.1.1. Về địa lý, điều kiện kinh tế xã hội ................................................................... 59
3.1.1.3. Sơ lược về thanh tra tranh tỉnh Đồng Tháp ...................................................... 61
3.1.2. Thực trạng thực hiện quy trình thanh tra hành chính tại tỉnh Đồng tháp....... 66
3.1.2.1. Thực trạng....................................................................................................... 66
3.1.2.1. Đánh giá thực trạng ......................................................................................... 69
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính theo quy định
hiện hành .................................................................................................................... 71
3.2.1. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra......... 71
3.2.2. Tuyển chọn cán bộ có tâm huyết, kinh nghiệm, năng lực. ............................... 72
3.2.3. Phổ biến quy trình và phương pháp mới cho cá`c tổ chức thanh tra ............... 73
3.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thanh tra.................... 74
3.2.5. Tăng cường mối quan hệ, phối hợp hoạt động với các đơn vị chức năng ........ 74
3.2.6. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra............................... 75
3.2.7. Xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực của thanh tra viên ................................ 75
Kết luận ...................................................................................................................... 76
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung
79
SVTH: Phạm Văn Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003.
2. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004.
3. Luật Thanh tra năm 2010.
4. Luật Khiếu nại năm 2011.
5. Luật Tố cáo năm 2011.
6. Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra năm 2010.
7. Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định
quy trình thanh tra (hết hiệu lực ngày 31/11/2014).
9. Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2104 của Thanh tra Chính phủ quy định
về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục
tiến hành một cuộc thanh tra (có hiệu lực ngày 1/12/2014).
10. Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra
Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
11. Quyết định số 2278/2007/TTCP ngày 24/10/2007 của Tổng thanh tra Chính phủ
12. Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra Chính
phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra; giải quyết khiếu
nại, tố cáo.
13. Quyết định số 2742/2009/QĐ-UBND ngày 14/8/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Thanh Hóa về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Thanh tra tỉnh.
14. Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh.
15. Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 04/6/2014 về tổ chức lại các Phòng thuộc
Thanh tra tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp.
Các văn bản hành chính
1. Báo cáo số 126/BC-TTr ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Thanh tra tỉnh Đồng
Tháp về báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2012.
2. Báo cáo số 111/BC-TTr, ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Thanh tra tỉnh Đồng
Tháp về đánh giá hoạt động của các Đoàn thanh tra hành chính trong năm 2013.
3. Báo cáo số 138/BC-TTr ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Thanh tra tỉnh Đồng
Tháp về báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2013.
4. Báo cáo số 122/BC-TTr ngày 16 tháng 12 năm 2014 của thanh tra tỉnh Đồng
Tháp về Tổng kết công tác thanh tra năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm
2014 của ngành Thanh tra.
5. Báo cáo số 54/BC/UBND ngày 15 tháng 4 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về kết quả giải quyết khó khăn về sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên địa
bàn tỉnh.
Sách, báo, tạp chí
1. Cục thống kê Đồng Tháp (2012), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2011,
Đồng Tháp.
2. PGS.TS. Lê Thị Hương; TS. Nguyễn Thị Phượng: Tập bài giảng Lý luận và
pháp luật về thanh tra, Nxb, Hà Nội, 2012.
3. Khoa luật, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
4. Một số văn kiện về công tác thanh tra: Huấn thị của Hồ Chủ Tịch về công tác
thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc ngày 19/04/1957, tr 7- 10.
5. Nguyễn Ngọc Tản: Các biện pháp dảm bảo thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến
nghị và giải quyết về thanh tra, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, tr36.
6. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, h.1998, Tr 1529.
7. Nguyễn Văn Kim, Vai trò của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành
chính, Nghiên cứu lập pháp, số 11, T6/2009, Tr. 17-22.
8. Võ Nguyễn Nam Trung, Lâm Bá Khánh Toàn, Tài liệu huớng dẫn học tập môn
học Pháp luật về thanh tra, (lưu hành nội bộ), Cần Thơ, 11/2012.
9. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb TP.HCM, TP.HCM, 2002, Tr 838.
10. Trường Đại học Luật Hà Nội, từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công
an Nhân dân, h.1999, Tr 106.
11. Trần Minh Hương (chủ biên), Giáo trình công tác thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
12. Trần Minh Hương, Nguyễn mạnh Hùng: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012.
13. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu
và phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006.
14. TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Phần 1:Những vấn
đề chung của Luật hành chính" Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009, Tr 188.
15. Trần Đức Lượng, Báo cáo nghiên cứu, đề tài khoa học cấp bộ, Thu thập, xác
minh chứng cứ trong hoạt động thanh tra kinh tế của các tổ chức thanh tra nhà
nước, h.1999, Tr 156.
Trang thông tin điện tử
1. Viện khoa học thanh tra, Vai trò của hoạt động thanh tra hành chính trong hoàn
thiện thể chế kinh tế ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Nga,
http://www.giri.ac.vn/vai-tro-cua-hoat-dong-thanh-tra-hanh-chinh-trong-hoanthien-the-che-kinh-te-o-viet-nam_t104c2714n1790tn.aspx, Truy cập ngày
26/03/2014.
2. Bao thanh tra, Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, Lê Nguyên
http://thanhtra.com.vn/phap-luat/hoan-thien-the-che/trinh-tu-thu-tuc-tien-hanhmot-cuoc-thanh-tra_t114c1160n81235, Truy cập ngày 18/9/2014.
3. Viện khoa học thanh tra, Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Thái Hồng, http://www.giri.ac.vn/cac-nguyentac-trong-hoat-dong-thanh-tra-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-phan1_t104c2751n1513tn.aspx, truy cập ngày 17/9/2014.
4. Cổng thông tin điện tử thanh tra nghệ An, Cần thiết phải ban hành Nghị định
quy định về thực hiện kết luận thanh tra, Ngô Tân,
http://www.ngoaivu.nghean.gov.vn/wps/portal/thanhtratinh/!ut/p/c5/04_SB8K8x
LLM9MSSzPy8xBz9CP0os3i_MG9_TxPDUGcnPyczA09HU6NQYw8PY38X
Y6B8JJK8l6W_q4GnmbuHcZCXqVeQpSkB3eEg-_DrB8kb4ACOBvpHvm5qfoFuREGWSaOigDAJV50/dl3/d3/L0lDU0lKSWdra0EhIS9JTlJBQUlpQ
2dBek15cUEhL1lCSlAxTkMxTktfMjd3ISEvN19OVktPSTQxVUNCTkI2MElB
NTJVM0hIM1NTMA!!/?WCM_PORTLET=PC_7_NVKOI41UCBNB60IA52U
3HH3SS0_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+cont
ent+thanh+tra+tinh/ttt/lvcm/ttktxh/1bd4d70044a1f9c98b888b287f4ee645.Truy
cập ngày 15/9/2014.
5. Thư viện Pháp luật, http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-06-2014-QDUBND-phan-cap-quan-ly-to-chuc-bo-may-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-DongThap-vb235343.aspx.Truy cập ngày 20/8/2014.
6. Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, Giới thiệu chung về Ủy ban nhân dân tỉnh,
http://dongthap.gov.vn/wps/portal/ctt/chinhquyen/ubnd, truy cập ngày 8/9/2014.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Phân theo giới tính
Năm
Tổng số
Nam
Nữ
Phân theo thành thị,
nông thôn
Thành thị
Nông thôn
1995
1.478.494
711.230
767.264
193.239
1.285.255
1996
1.501.262
725.167
776.095
201.315
1.299.947
1997
1.523.716
739.565
784.151
209.727
1.313.989
1998
1.546.645
754.181
792.464
218.489
1.328.156
1999
1.569.649
769.848
799.801
227.619
1.342.030
2000
1.580.567
775.204
805.363
230.998
1.349.569
2001
1.592.225
780.921
811.304
237.008
1.355.217
2002
1.603.511
786.457
817.054
243.106
1.360.405
2003
1.614.302
792.121
822.181
249.271
1.365.031
2004
1.626.598
799.417
827.181
255.818
1.370.780
2005
1.639.519
809.741
829.778
262.622
1.376.897
2006
1.656.774
826.665
830.109
268.666
1.378.108
2007
1.658.514
827.451
831.063
274.928
1.379.603
2008
1.662.462
829.499
832.963
281.358
1.381.104
2009
1.665.056
830.747
834.309
287.469
1.380.237
2010
1.670.493
832.030
838.463
296.642
1.373.851
2011
1.673.184
833.749
839.435
297.152
1.376.032
2012
1.676.313
835.216
841.097
297.741
1.378.572
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2012
Phụ lục 2
Kế hoạch thanh tra hành chính huyện Lai Vung
THANH TRA TỈNH ĐỒNG THÁP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
ĐOÀN THANH TRA SỐ 46/QĐ-TTr
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________
______________________________________
Đồng Tháp, ngày 10 tháng 5 năm 2013
KẾ HOẠCH THANH TRA
______________
Thực hiện Quyết định số 46/QĐ-TTr ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chánh Thanh
tra tỉnh Đồng Tháp, về việc thanh tra hành chính Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp.
Đoàn thanh tra lập Kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thanh tra nhằm xem xét, đánh giá toàn diện việc chấp hành chính sách, pháp luật và
nhiệm vụ quyền hạn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng theo quy định
pháp luật đối với UBND và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung.
2. Kết luận những mặt được và chưa được của địa phương; giúp đơn vị tăng cường
trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ quyền hạn
được giao; đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi,
bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật.
3. Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ,
công khai, nghiêm túc, có chất lượng, đúng tiến độ, thời gian thanh tra và không làm ảnh
hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra.
II. NỘI DUNG THANH TRA
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung
a) Lĩnh vực kinh tế:
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình đầu tư nâng cấp hệ thống đê bao gắn với
giao thông nông thôn tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Kiểm tra tính hiệu quả của Cụm công nghiệp và việc thực hiện mở rộng các
chợ trên địa bàn huyện tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng;
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn vốn đầu tư phát triển tại
Phòng Tài chính Kế hoạch.
b) Lĩnh vực văn hoá - xã hội:
- Kiểm tra việc tổ chức triển khai và thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4
nội dung và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Phòng
Giáo dục và Đào tạo;
- Kiểm tra việc thực hiện phong trào “Toàn dân đăng ký xây dựng đời sống văn
hoá” (TDĐKXDĐSVH) theo kế hoạch năm 2012 và khóm, ấp đạt chuẩn văn hóa nhiều
năm tại Phòng Văn hoá - Thông tin;
- Kiểm tra về công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các Trạm Y tế tại
Phòng Y tế;
- Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về đào tạo nghề, giới thiệu và giải
quyết việc làm tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
c) Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Kiểm tra về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và Quy trình giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định của pháp luật tại Văn phòng HĐND-UBND huyện, Phòng Tài
nguyên Môi trường, Thanh tra, UBND thị trấn gồm các nội dung:
- Việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Tiếp dân, xử lý đơn thư;
- Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Thực hiện các quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền (tỉnh, huyện); việc
chấp hành các kết luận, văn bản chỉ đạo của cơ quan hành chính cấp trên.
d) Công tác Phòng, chống tham nhũng:
Kiểm tra về công tác Phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật tại
Văn phòng HĐND-UBND huyện, Thanh tra, Phòng Nội vụ, UBND thị trấn Lai Vung
gồm các nội dung :
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật
phòng, chống tham nhũng;
- Công khai, minh bạch trong việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của
nhân dân;
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực Tài nguyên môi trường;
- Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội;
- Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ;
- Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Mốc thời điểm thanh tra
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến 31 tháng 12 năm 2012 (riêng đối với một số
chương trình, dự án cụ thể sẽ kiểm tra từ khi bắt đầu đến kết thúc).
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THANH TRA
1. Phương pháp
- Đoàn thanh tra tiến hành công bố Quyết định, Kế hoạch thanh tra tại UBND
huyện Lai Vung;
- Đoàn yêu cầu đơn vị chuẩn bị báo cáo trước theo đề cương thanh tra và trực
tiếp nghe đơn vị báo cáo, yêu cầu giải trình cung cấp thông tin bổ sung, góp ý về những
ưu, khuyết điểm, kiến nghị biện pháp chấn chỉnh;
- Đoàn trực tiếp kiểm tra điểm một số hồ sơ, sổ sách và tiến hành kiểm tra thực tế.
2. Tiến hành thanh tra
- Đoàn trực tiếp xem xét báo cáo, hồ sơ, sổ sách của đơn vị cung cấp;
- Đoàn thanh tra làm việc trực tiếp UBND huyện Lai Vung và các đơn vị có liên
quan để đối chiếu, chất vấn, xác minh, yêu cầu giải trình và kiểm tra thực tế một số
nhiệm vụ, công trình;
- Đoàn thanh tra chia ra làm 02 tổ:
+ Tổ 1: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng.
+ Tổ 2: Thanh tra các nội dung về kinh tế - xã hội.
- Khi làm việc với đơn vị, cá nhân, đoàn thanh tra đều có biên bản ký tắt với đơn
vị, cá nhân đó.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện
- Công bố Quyết định, Kế hoạch thanh tra, Nội quy làm việc tại UBND huyện Lai
Vung, yêu cầu các đơn vị được chọn kiểm tra điểm báo cáo theo đề cương (kèm theo);
- Yêu cầu UBND Huyện và các đơn vị trực thuộc cung cấp hồ sơ, thông tin dữ
liệu theo đề cương báo cáo của Đoàn tại nơi thanh tra, kiểm tra;
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách và mời các đối tượng thanh tra, kiểm tra làm việc;
- Kiểm tra điểm một số lĩnh vực để làm rõ việc thực hiện chính sách, pháp luật và
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Lai Vung tại các đơn vị trực thuộc UBND Huyện;
- Thông báo kết thúc nghiệp vụ thanh tra.
2. Chế độ thông tin báo cáo
- Hàng tuần, Đoàn thanh tra tổ chức họp kiểm điểm công việc thực hiện của các
Tổ theo sự phân công và báo cáo tiến độ cho Chánh Thanh tra tỉnh.
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra tỉnh trong quá trình
thanh tra.
3. Kết thúc Đoàn thanh tra
- Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo Chánh Thanh tra kết quả thanh tra và nhận xét
đánh giá lại toàn bộ từ công tác chuẩn bị đến kết thúc Đoàn thanh tra, kết quả báo cáo của
các phòng chuyên môn thuộc Thanh tra tỉnh so với kết quả thanh tra;
- Dự thảo Kết luận thanh tra;
- Công bố Kết luận thanh tra;
- Chuyển Kết luận thanh tra đến Phòng Phòng, chống tham Thanh tra tỉnh nhũng
theo dõi thực hiện;
- Sau 30 ngày ban hành Kết luận thanh tra Đoàn thanh tra bàn giao hồ sơ lưu trữ
theo quy định.
4. Điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện cuộc thanh tra
a) Phương tiện, thiết bị làm việc:
- Phương tiện:
+ Cơ quan bố trí xe ô tô cho đoàn ngày triển khai, kết thúc và đi xác minh thực tế
ngoài tỉnh (nếu có);
+ Phương tiện xác minh, làm việc trong phạm vi thị trấn Lai Vung do cá nhân tự túc.
- Trong quá trình Đoàn thanh tra làm việc tại đơn vị, nếu cần thiết Đoàn sẽ trưng
dụng một số thiết bị văn phòng phục vụ công việc của Đoàn và đề nghị đơn vị bố trí
chỗ nghỉ cho Đoàn.
b) Kinh phí, điều kiện vật chất phục vụ Đoàn thanh tra:
Thực hiện thanh quyết toán theo quy định của nhà nước và Quy chế Chi tiêu nội
bộ cơ quan Thanh tra tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn Thanh tra hành chính Ủy ban
nhân dân huyện Lai Vung, trình Lãnh đạo Thanh tra tỉnh phê duyệt./.
PHÊ DUYỆT
KT. CHÁNH THANH TRA
PHÓ CHÁNH THANH TRA
(Đã ký)
Nguyễn Tân Đông
-
Nơi nhận:
BLĐ Thanh tra tỉnh;
Lưu: VT, Đoàn Ttra.
TRƯỞNG ĐOÀN
(Đã ký)
Trần Văn Lộc
Phụ lục 3
Quyết định thanh tra hành chính huyện Lai Vung
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
THANH TRA TỈNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________
______________________________________
Số: 46/QĐ-TTr
Đồng Tháp, ngày 10 tháng 5 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thanh tra hành chính
Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
_____________
CHÁNH THANH TRA TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Kế hoạch công tác thanh tra năm 2013 của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp được
Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1057/QĐ-UBND - HC ngày 23
tháng 11 năm 2012;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Thanh tra tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra
tại đơn vị.
Điều 2. Thành lập Đoàn thanh tra, gồm các ông (bà) sau đây:
1. Ông Trần Văn Lộc, Phó Trưởng phòng Thanh tra Văn hóa - Xã hội giữ nhiệm
vụ Trưởng đoàn;
2. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Trưởng phòng Thanh tra Kinh tế, thành viên;
3. Ông Nguyễn Vũ Hòa, Phó Trưởng phòng Thanh tra Khiếu nại hành chính,
thành viên;
4. Ông Ngô Trung Hiếu, Thanh tra viên phòng Thanh tra Kinh tế, thành viên;
5. Ông Phạm Hồng Tính, Thanh tra viên phòng Thanh tra Kinh tế , thành viên;
6. Ông Nguyễn Văn Lắm, Thanh tra viên Thanh tra huyện Lai Vung, thành viên.
- Giám sát đoàn: Ông Nguyễn Tân Đông, Phó Chánh Thanh tra tỉnh;
- Thư ký đoàn: Ông Nguyễn Quốc Vĩnh, Chuyên viên phòng Thanh tra Văn hóa
- Xã hội.
Điều 3. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ:
1. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và Chủ tịch UBND
huyện Lai Vung trên các lĩnh vực:
- Kinh tế - xã hội;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Phòng chống tham nhũng.
2. Mốc thời gian thanh tra:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 (riêng đối với
một số chương trình, dự án cụ thể sẽ kiểm tra từ khi bắt đầu đến kết thúc).
Điều 4. Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng thuộc Thanh tra tỉnh; Chủ tịch
UBND huyện Lai Vung; Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan và các Ông (Bà)
có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TTCP;
- CT/UBND Tỉnh;
- UBKT Tỉnh ủy;
- Lưu: VT, Đoàn Thanh tra.
CHÁNH THANH TRA
(Đã ký)
Mai Văn Hưởng
Đề cương yêu cầu báo cáo
Phụ lục 4
UỶ BAN NHÂN DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
HUYỆN …………….
Số:
/BC-UBND
…, ngày… tháng… năm…
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
Thực hiện chính sách, pháp luật và
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND (huyện……)
I. THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013 CỦA TỈNH
GIAO (Báo cáo tóm tắt, nêu số liệu các chỉ tiêu đạt, vượt, không đạt và kèm theo biểu)
1. Kinh tế:
2. Văn hóa, xã hội:
3. Quốc phòng, an ninh:
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÊN TỪNG LĨNH VỰC
1. Kinh tế
2. Văn hóa - Xã hội
3. Nội chính
4. Phòng, chống tham nhũng
5. Tiếp dân, đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo
III. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét
a) Mặt được
b) Mặt chưa được
c) Nguyên nhân
Chú ý đơn vị tự nhận xét đánh giá mức độ từng lĩnh vực năm … đạt, chưa đạt theo kế hoạch và
nêu biện pháp khắc phục.
2. Kiến nghị
a) Về đổi mới công tác quản lý
b) Về chấn chỉnh cơ chế, chính sách
c) Các kiến nghị khác (nếu có)./.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, họ và tên, đóng dấu)
Chú ý: Báo cáo theo đề cương khoảng 4 trang, trình bày tóm tắt, ngắn gọn, đầy đủ. Kèm theo các văn bản, bảng
biểu, báo cáo của đơn vị (đã ban hành) trên từng lĩnh vực để chứng minh. ./.
Phụ lục 5
Kết luận thanh tra hành chính huyện Lai Vung
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THANH TRA TỈNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Tháp, ngày 29 tháng 7 năm 2013
Số: 01 /KL- TTr
KẾT LUẬN THANH TRA
Về việc thanh tra hành chính Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung
Thực hiện Quyết định thanh tra số 46/QĐ-TTr, ngày 10 tháng 5 năm 2013 của
Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Tháp, từ ngày 21 tháng 5 năm 2013 đến ngày 19 tháng 6
năm 2013 Đoàn thanh tra tiến hành làm việc tại UBND huyện Lai Vung.
Xét báo cáo kết quả thanh tra ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Đoàn thanh tra.
Kết luận thanh tra như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Đặc điểm tình hình
- Thế mạnh: Huyện Lai Vung tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng
như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho việc thu
hút đầu tư phát triển. Quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp đứng đầu toàn
Tỉnh. Có làng nghề truyền thống sản xuất “nem Lai Vung”, đóng xuồng ghe Bà Đài,
đan lờ lợp; ngoài các mặt hàng truyền thống, huyện còn có 02 mặt hàng đặc trưng là
nấm rơm và quýt hồng, địa thế phù hợp trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Hệ
thống chợ được quy hoạch mở rộng tạo điều kiện phát triển thương mại dịch vụ, nâng
cao đời sống của nhân dân.
- Khó khăn: Phần lớn các cụm, tuyến công nghiệp còn trong giai đoạn quy
hoạch, định hướng chưa tìm được nhà đầu tư; thực hiện phát triển thương mại, dịch vụ
còn chậm.
2. Kết quả thực hiện
a) Kinh tế - xã hội
- Mặt được: Kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể; công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển; thu ngân sách đạt khá, chi
ngân sách bảo đảm theo dự toán; công tác tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung giải quyết; công tác kiểm tra, theo dõi
và chỉ đạo tiến độ thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn được quan tâm thực hiện.
Các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm thực hiện đạt kế hoạch, đưa vào sử
dụng đã từng bước phát huy hiệu quả, nhân dân đồng tình ủng hộ. Các lĩnh vực y tế,
văn hóa, giáo dục được chú trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng
bước có cải thiện; các chính sách an sinh xã hội,... thực hiện tốt. Tình hình an ninh
chính trị; trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định.
- Mặt chưa được: Công tác đào tạo nghề hiệu quả chưa cao; chất lượng giáo dục
tuy được cải thiện nhưng chưa tương xứng với điều kiện hiện có, cơ sở vật chất dành
cho cấp học mẫu giáo, mầm non chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THCS
và THPT có giảm nhưng còn cao; số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay - chân miệng còn nhiều; việc giải quyết khắc phục ô nhiễm môi trường còn hạn chế; tai nạn
giao thông nghiêm trọng vẫn còn cao.
b) Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Mặt được: Tình hình tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo của công dân trên địa bàn huyện diễn ra ở mức độ bình thường, không phát sinh
khiếu nại gay gắt đông người phức tạp.
- Mặt chưa được: Trong công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo còn tồn
đọng, chưa giải quyết dứt điểm.
c) Phòng, chống tham nhũng
- Mặt được: Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Chủ tịch UBND
huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch UBND xã, thị trấn quan tâm tổ
chức triển khai và thực hiện đảm bảo theo quy định.
- Mặt chưa được: Thực hiện công tác báo cáo theo quy định chưa tốt; công tác tự
kiểm tra chưa được thường xuyên.
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH
1. Về kinh tế - xã hội (có biểu tổng hợp nhận xét kèm theo)
- Mặt được:
Việc thực hiện đầu tư xây dựng 04 công trình nâng cấp hệ thống đê bao gắn với
giao thông nông thôn; Cụm công nghiệp Tân Dương; Khu công nghiệp Sông Hậu; Dự án
mở rộng khu dân cư và chợ Lai Vung phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, người dân đồng
tình ủng hộ, an tâm đầu tư mở rộng sản xuất; góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới,
kích thích tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Kế hoạch vốn đầu tư năm 2012 với tổng số 245 công trình, dự án. Giải ngân đạt
tỷ lệ 82,79% (234 công trình). Thẩm tra quyết toán công trình xây dựng cơ bản kịp thời
đúng theo quy định.
Việc tổ chức triển khai và thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 04 nội dung
và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai,
thực hiện phát huy hiệu quả.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được UBND các
cấp, các ngành và toàn dân ủng hộ, thực hiện.
Công tác kiện toàn mạng lưới Y tế cơ sở 12 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế
giai đoạn 2001 - 2010. Theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2011 - 2020, cuối năm 2012 huyện
chấm điểm có 07/12 Trạm Y tế xã, thị trấn đạt chuẩn, đề nghị được Sở Y tế phúc tra công
nhận 02/03 xã đạt điểm chuẩn quốc gia. Dự kiến đến năm 2015 có 50% cơ sở y tế đạt
chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới được Tỉnh công nhận.
Công tác đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm, giúp cho học viên trang
bị những kiến thức mới áp dụng vào trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt... nâng cao
hiệu quả góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân lao động nông thôn.
- Mặt chưa được:
Quy hoạch chi tiết mở rộng khu dân cư và chợ Tân Dương đến nay trên 08 tháng
chưa công bố quy hoạch; quy hoạch chi tiết mở rộng chợ Ngã năm cây trăm, đã công bố
quy hoạch đến nay gần 07 năm chưa tiến hành thi công; chợ Hòa Thành công bố quy
hoạch năm 2012, chưa thi công, chờ Tỉnh giải quyết 03 hộ tranh chấp đất.
Đầu tư trang thiết bị dạy nghề 2,3 tỷ đồng nhưng chưa khai thác sử dụng; địa
phương không thống kê được số học viên sau học nghề có việc làm; báo cáo không
đúng nội dung giới thiệu, giải quyết việc làm cho 4.445 người lao động, 14 đối tượng
xuất khẩu lao động.
2. Về phòng, chống tham nhũng (PCTN) (có biểu tổng hợp nhận xét kèm theo)
- Mặt được: Công tác PCTN được Thủ trưởng các ngành, các cấp quan tâm thực
hiện. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng phát huy hiệu quả tích cực, từng bước
chuyển biến nhận thức và hành động của các ngành, các cấp. Công tác tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực PCTN được quan tâm, thực hiện.
- Mặt chưa được: Công tác thông tin, báo cáo định kỳ về PCTN chưa phản ánh
hết tình hình trên địa bàn.
3. Tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (có biểu tổng hợp nhận
xét kèm theo)
- Mặt được: Công tác giải quyết và hòa giải từ cơ sở thực hiện tốt nên đã hạn chế
đơn thư vượt cấp. Chủ tịch UBND huyện giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo
mới phát sinh, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn huyện.
- Mặt chưa được: Công tác tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND huyện,
Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND thị trấn thực hiện chưa đúng quy định. Việc
chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn một số tồn tại, thiếu sót. Việc thực hiện
các văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh còn chậm so với thời gian chỉ đạo.
III. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
1. Nhận xét
a) Những mặt đạt được
- UBND huyện chấp hành và thực hiện tốt các quy định pháp luật và nhiệm vụ
được giao. Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt 25/28 chỉ tiêu.
Tình hình thực hiện 06 chương trình trọng tâm, 05 công trình trọng điểm đạt kế hoạch
đề ra; các công trình đưa vào sử dụng đã từng bước phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội.
Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục được chú trọng; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân từng bước được cải thiện; các chính sách an sinh xã hội… thực hiện tốt.
Công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có tập trung thực hiện, kinh
tế - xã hội tiếp tục phát triển. (có biểu tổng hợp kèm theo).
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện, đặc biệt chú trọng công tác
tổ chức đối thoại, giải thích chủ trương, chính sách, pháp luật, Chủ tịch UBND huyện
giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra khiếu nại đông người,
phát sinh thành điểm nóng, gay gắt hoặc vượt cấp.
- Thủ trưởng các ngành, các cấp quan tâm thực hiện các biện pháp phòng ngừa
tham nhũng phát huy hiệu quả tích cực, từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, công
chức, nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
b) Những hạn chế, tồn tại
- Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt 03/28 chỉ tiêu như: Tốc độ phát
triển GDP đạt 74,47%; tỷ lệ hộ nghèo đạt 86,41%; tỷ lệ giảm người chết trong tai nạn
giao thông tăng 120%.
- Một số công trình đã được cơ quan chức năng phê duyệt quy hoạch chi tiết
chưa được công bố quy hoạch và kéo dài thời gian thi công chưa đúng theo quy định
pháp luật.
- Đầu tư cho dạy nghề và đào tạo nghề nông thôn hiệu quả chưa cao, thực hiện
chưa đúng quy định.
- Công tác tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND huyện, Thủ trưởng các
ngành, Chủ tịch UBND xã, thị trấn và việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo thực
hiện chưa nghiêm. Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền có một số
nội dung chưa thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, quyết định giải quyết còn tiếp
khiếu về Tỉnh chiếm 40%, trong đó điều chỉnh và hủy 03 quyết định chiếm 21,4%. Thực
hiện văn bản chỉ đạo của Tỉnh còn chậm.
- Công tác thông tin, báo cáo định kỳ về PCTN không phản ánh được tổng quan
trên địa bàn.
- Kết quả thực hiện thi đua năm 2012 đứng thứ 03/04 huyện trong cụm, trong đó:
Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đứng thứ 03, các chỉ tiêu về xã hội đứng thứ 04 trong
cụm và đứng thứ 09/12 đơn vị toàn Tỉnh.
2. Kết luận
a) Lĩnh vực kinh tế - xã hội
- Mặt mạnh: Trong năm 2012, UBND huyện có nỗ lực và tập trung chỉ đạo điều
hành, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chủ động xử lý những khó khăn
mới phát sinh, nhất là chú trọng công tác quy hoạch xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng,
đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đô thị hoá, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...
góp phần tích cực vào sự phát triển của Tỉnh.
Thực hiện 06 chương trình trọng tâm, 05 công trình trọng điểm đạt kế hoạch đề
ra, đem lại hiệu quả thiết thực trước mắt và lâu dài, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Mặt yếu:
Chưa mở rộng và nâng cao vai trò của hợp tác xã trong việc giúp xã viên về
nguồn vốn, giống, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; chưa thực hiện có
hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo đầu mối gắn kết nông dân với doanh nghiệp,
thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho nông dân; “mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông
sản” còn hạn chế, chưa hiệu quả.
Công tác phối hợp xúc tiến, kêu gọi đầu tư, thực hiện các công trình và cụm, tuyến
công nghiệp đã quy hoạch còn hạn chế, chưa thu hút được các nhà đầu tư.
Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm còn hạn chế.
b) Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Mặt mạnh: UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo; chú trọng công tác tổ chức đối thoại, giải thích chủ trương,
chính sách, pháp luật. Cấp xã và các cơ quan chuyên môn được giao đã có nhiều cố
gắng trong việc thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Mặt yếu: Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính trong công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có mặt còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác tiếp công dân chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.
c) Công tác phòng, chống tham nhũng
- Mặt mạnh: Thủ trưởng các ngành, các cấp quan tâm thực hiện công tác tuyên
truyền pháp luật, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng phát huy hiệu quả tích cực,
từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, công chức, nhân dân đối với sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
- Mặt yếu: Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo các Điều 59,
60 của Luật Phòng, chống tham nhũng một số nội dung còn hạn chế.
UBND huyện tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm những mặt mạnh, mặt yếu mà
thanh tra Tỉnh đã kết luận, có giải pháp khắc phục những mặt yếu một cách bền vững.
IV. KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm ban hành thông tư hướng dẫn về quy trình
và biểu mẫu giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tiếp công dân; xử lý đơn thư khiếu
nại, tố cáo; quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật theo Luật Khiếu nại, Luật Tố
cáo năm 2011 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2013.
2. Kiến nghị UBND tỉnh Đồng Tháp
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của Tỉnh hỗ trợ UBND huyện Lai Vung trong
việc xúc tiến kêu gọi đầu tư, thực hiện các công trình và Cụm, Tuyến công nghiệp đã
được phê duyệt quy hoạch.
- Tổ chức tổng kết công tác tiếp công dân theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày
14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới công
tác tiếp công dân.
Yêu cầu UBND huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp thực hiện kết luận trên và báo
cáo kết quả thực hiện về Thanh tra tỉnh sau 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận
thanh tra./.
Nơi nhận:
- TTCP;
- UBND Tỉnh;
- UB Kiểm tra Tỉnh ủy;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- UBND huyện Lai Vung;
- Lưu: VT, Đoàn thanh tra
CHÁNH THANH TRA
(Đã ký)
Mai Văn Hưởng
[...]... Phạm Văn Minh Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH 2.1 Quy trình tiến hành cuộc thanh tra hành chính theo quy định hiện hành Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và khoa học về nghiệp vụ thanh tra cũng như thực tiễn công tác thanh tra, một cuộc thanh tra thông thường được tiến hành theo ba... thẩm quy n ban hành quy t định thanh tra “Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quy t định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện quy t định thanh tra; khi xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quy t định thanh tra và GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 26 SVTH: Phạm Văn Minh Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn thành lập Đoàn Thanh tra (10) Quy t... thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra Văn bản công bố quy t định thanh tra là tài liệu của hồ sơ cuộc thanh tra Khi công bố quy t định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quy n hạn của Đoàn Thanh tra, thời hạn thanh tra, quy n và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn Thanh tra với đối tượng thanh tra và những... qua quy trình thanh tra để đưa tới kết luận thanh tra Do vậy, nếu thực hiện tốt giai đoạn tiến hành thanh tra sẽ không chỉ có ý nghĩa lớn đối với quy trình thanh tra, và xa hơn nữa là hoạt động quản lý nhà nước Trên cơ sở quy t định thanh tra, Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 31 SVTH: Phạm Văn Minh Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn. .. những quy t định không đúng, hành vi lộng quy n, vi phạm pháp luật từ phía người tiến hành thanh tra Tuy nhiên, đối tượng thanh tra không có quy n khiếu nại quy t định thanh tra, vì hoạt động thanh tra là một khâu của quá trình quản lý nhà nước, quy t định GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 16 SVTH: Phạm Văn Minh Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn thanh tra nhằm thực hiện quy n quản lý. .. tra theo quy định Trên đây là những quy định mới về trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 20 SVTH: Phạm Văn Minh Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn Dựa quy trình chung này, các địa phương phải tự xây dựng cho mình một quy trình thanh tra hợp lý phù hợp với ngành của mình cũng như điều kiện thực tế của điạ phương Quy trình thanh tra hành chính. .. sung những quy định mới để làm rõ hơn hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Tại Mục I quy định chung, điều chỉnh những nội dung hết sức quan trọng, cơ bản trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, đó là Định hướng chương trình thanh tra, công khai kết luận thanh tra, xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quy t định xử lý về thanh tra, xử lý hành vi vi... tổ chức hoạt động thanh tra Ngoài ra, nó còn giúp cho Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra thấy được quy n và nghĩa vụ của mình trong quá trình tiến hành Quy t định thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành hoạt động thanh tra thực hiện Như vậy, hoạt động thanh tra hành chính chỉ được tiến hành khi có quy t định bằng văn bản của người có thẩm quy n và việc tiến hành thanh tra phải thành lập Đoàn, trong... Luật thanh tra năm 2004 Thực tế, Luật thanh tra năn 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 lại chưa Thông tư mới GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 19 SVTH: Phạm Văn Minh Luận văn: Quy trình thanh tra hành chính Lý luận và Thực tiễn hướng dẫn về quy trình thanh tra Do đó, thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 05/ 2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình. .. đoàn thanh tra, thanh tra viên và các thành viên khác Người ban hành quy t định thanh tra đồng thời phê duyệt kế hoạch thanh tra Nếu thanh tra có nội dung đơn giản, đột xuất thì quy t định thanh tra được ban hành trước khi có kế hoạch thanh tra Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra phải xây dựng kế hoạch thanh tra trình người ra quy t định thanh ... trò tra hành chính; mức độ hoàn thiện quy trình tra hành Đánh giá quy trình tra hành chính, thực trạng pháp luật thực quy trình tiến hành tra hành để từ làm rõ vướng mắc, bất cập pháp luật tra hành. .. tiến hành, quy n nghĩa vụ trình tra GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 21 SVTH: Phạm Văn Minh Luận văn: Quy trình tra hành Lý luận Thực tiễn CHƯƠNG QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA HÀNH CHÍNH THEO QUY. .. Minh Luận văn: Quy trình tra hành Lý luận Thực tiễn chức quan nhà nước có thẩm quy n thực tra hành Thì đến Luật tra 2010 cho rằng, đối tượng tra hành chịu quản lý quan nhà nước có thẩm quy n