Sơ lược về thanhtra tranh tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 63)

- Vị trí chức năng

Thanh tra tỉnh Đồng Tháp thành lập năm 1976. Ngay từ bước đầu khi mới thành lập,

(28) (29)

UBND tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo tóm tắt Tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014.Số: 207/BC, ngày 23 tháng 10 năm 2013.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 62 SVTH: Phạm Văn Minh

cơ quan đã gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng, nghiệp vụ người làm công tác thanh tra rất yếu. Trải qua quá trình phát triển, theo từng thời kỳ thanh tra tỉnh ngày càng trưởng thành hơn về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trong công tác.

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Thanh tra tỉnh chịu sự chỉđạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về

tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động; đồng thời chụ sự chỉđạo, hướng dẫn về công tác chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở đặt tại số 1,

đường Võ Trường Toản, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Nhiệm vụ, quyền hạn

Thanh tra tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 21 Luật Thanh tra 2010. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;

Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về

thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.

Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của

Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;

Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;

Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 63 SVTH: Phạm Văn Minh

Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về

khiếu nại, tố cáo.

Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về

phòng, chống tham nhũng.

Với chức năng, nhiệm vụ nêu trên, Thanh tra tỉnh là cơ quan của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, xét khiếu tố, thực hiện quyền Thanh tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trong phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo điều hành của Chủ tịch

Ủy ban nhân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Chính Phủ về công tác, tổ

chức, nghiệp vụ thanh tra.

- Cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh hiện nay:

Lãnh đạo đơn vị gồm ông Mai Văn Hưởng - Chánh Thanh tra và 02 Phó Chánh Thanh tra là: Nguyễn Tân Đông, Nguyễn Văn Thanh. 01 phó chánh thanh tra chưa bổ

nhiệm nên ông Mai Văn Hưởng kiêm nhiệm phó thanh tra hành chính pháp chế.

Thanh tra tỉnh làm việc theo chế độ Thủ trưởng, Chánh thanh tra là người đứng

đầu tổ chức Thanh tra tỉnh, điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của

đơn vị trước Tổng Thanh tra và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện các nhiệm vụđược phân công.

Giúp việc cho Chánh thanh tra, có không quá 3 Phó Chánh thanh tra. Phó Chánh thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chánh thanh tra, có thể được Chánh thanh tra phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra và cấp trên về kết quả công tác được giao.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra tỉnh sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Chánh thanh tra tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

Việc khen thưởng, kỷ luật Chánh thanh tra tỉnh và các Phó Chánh thanh tra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Quyết định Số: 67/QĐ-UBND-TL ngày 4/6/2014, về tổ chức lại các Phòng thuộc Thanh tra tỉnh Đồng Tháp, ngày 04 tháng 6 năm 2014 nêu rõ: tổ chức lại các Phòng thuộc Thanh tra tỉnh Đồng Tháp bao gồm Văn Phòng, các phòng nghiệp vụ như

Phòng thanh tra kinh tế; Phòng Thanh tra Văn hóa - Xã hội; Phòng Thanh tra Nội chính; Phòng Thanh tra Xét khiếu tố; Phòng Phòng, chống tham nhũng. Việc quy định này là

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 64 SVTH: Phạm Văn Minh

hoàn toàn phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh “căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng tại địa phương, Chánh thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Giám đốc sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc thanh tra tỉnh nhưng số lượng phòng, văn phòng không quá 07, đối với thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 09”(37). Như vậy, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng địa phương về

công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng các phòng chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với tên gọi theo phù hợp theo đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh và giám đốc sở Nội vụ nhưng không quá số

lượng cho phép.

Văn phòng: giúp lãnh đạo thanh tra tỉnh theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động thanh tra trong tỉnh, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức, xây dựng lực lượng thanh tra, thực hiện chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra và thanh tra viên nhân dân, quản lý công tác hành chính, quản trị, phục vụ sựđiều hành công việc hàng ngày của lãnh

đạo thanh tra tỉnh.

Thanh tra Văn hóa - Xã hội: giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Phòng Thanh tra Nội chính: có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nội chính trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Phòng Phòng chống tham nhũng : trực tiếp theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra về kinh tế-xã hội; các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo; kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về

phòng chống tham nhũng đã có hiệu lực pháp luật.v.v...Trực tiếp theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng của các sở, ngành và các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Trực tiếp chỉđạo xây dựng các Báo cáo chuyên đề về Phòng, chống tham nhũng;

(37)

Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 65 SVTH: Phạm Văn Minh

Phòng thanh tra kinh tế: có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Phòng thanh tra khiếu tố: giúp lãnh đạo thanh tra tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức hành chính

Theo Nghịđịnh 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài một số Sởđặc thù như Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, thì có thể tổ chức cơ quan chuyên môn đặc thù khác khi thật cần thiết, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và đáp

ứng yêu cầu quản lý nhà nước ởđịa phương. Theo đó, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp gồm có sở và cơ quan ngang sở (gọi chung là sở). Tỉnh có 18 sởđược tổ chức gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở

Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, hoạt động theo chếđộ thủ trưởng một người, đứng đầu giám đốc sở. Các cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ởđịa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sựủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo

Sơđồ tổ chức cơ quan thanh tra Tỉnh Đồng tháp Phó Chánh thanh tra hành chính pháp chế Phó chánh thanh tra Nguyễn Văn Thanh Chánh thanh tra Mai Văn Hưởng Phó Chánh thanh tra Nguyễn Tân Đông

P.Thanh tra Khiếu nại hành chính P. Xét Khiếu tố Văn phòng P.Thanh tra Văn hóa xã hội P. Chống tham nhũng P.Thanh tra Kinh tế

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 66 SVTH: Phạm Văn Minh

quy định của pháp luật. Chịu sự chỉđạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.

Cơ cấu tổ chức của sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có: Văn phòng; thanh tra; phòng chuyên môn, nghiệp vụ; chi cục; đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài chi cục, đơn vị

sự nghiệp công lập như chi cục thuế, trường học, bệnh viện, v.v... các sở cũng không nhất thiết phải có cơ quan thanh tra. Ngoài ra, tỉnh còn có Ủy ban nhân dân của 12 thành phố, huyện, thị trấn, thị xã trong toàn tỉnh như thị xã Hồng Ngự (Hồng Ngự), thị trấn Sa Rài (Tân Hồng), thị trấn Cái Tàu Hạ (Châu Thành), .v.v…; và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết tỉnh Đồng Tháp, .v.v…cũng là đối tượng mà Thanh tra tỉnh có thẩm quyền thanh tra“Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật”(38)

.

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 63)