Công việc chuẩn cho cuộc thanh tra đã xong, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo cho đối tượng thanh tra biết về việc thanh tra cơ quan, đơn vị mình mình bằng văn bản. Nếu cần thiết, người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền sẽ thông báo dến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra. Trong thông báo gửi cho đối tượng thanh tra cần nêu rõ thời gian, địa điểm công bố quyết định và thành phần tham dự. Mục đích là giúp cho đối tượng thanh tra có thời gian chuẩn bị, không bị động khi tiếp đoàn thanh tra. Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra bao gồm
đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì thanh tra, Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Khi cần thiết có thể mời thêm đại diện của các tổ chức ban ngành khác có liên quan tham dự nhằm đảm bảo tính công khai và dân chủ, đảm bảo
được quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân được thanh tra.
Sau khi ra quyết định thanh tra “Trưởng đoàn thanh tra phải gửi quyết định thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Việc gửi quyết định thanh tra phải được tiến hành trong khoảng thời gian 5 ngày, kể từ ngày ký quyết định”(12)
. Đối với các cuộc thanh tra đột xuất thì không áp dụng qui định nêu trên. Vì thanh tra đột xuất là những cuộc thanh tra mà cơ quan tiến hành không thể dự tính trước, thường xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động quản lý nhà nước, yêu cầu của việc xử ý kịp thời
đối với hành vi vi phạm của đối tượng hoặc yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phiên làm việc đầu tiên của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra có nội dung chủ
yếu là công bố quyết định thanh tra, thống nhất giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra về quan điểm, nhận thức, mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, về quyền hạn và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thanh tra theo quy định của pháp luật “Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra” (13)
và “Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành văn bản”(14)
. Người công bố quyết định thanh tra là Trưởng đoàn thanh tra. Trưởng Đoàn công bố quyết định thanh tra phải công bố nguyên văn, nêu rõ giải thích và báo cáo nội dung, yêu cầu kế hoạch cuộc thanh tra. Việc công bố
quyết định phải lập thành văn bản. Văn bản đó phải có chức ký xác nhận của các bên,
(12)
Khoản 2 Điều 44 Luật thanh tra 2010.
(13)(14)Điều 26,Khoản 2 Điều 37 Nghịđịnh số: 86/2011NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của luật thanh tra.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 33 SVTH: Phạm Văn Minh
Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Văn bản công bố quyết định thanh tra là tài liệu của hồ sơ cuộc thanh tra.
Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn Thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn Thanh tra.
Quy định công bố quyết định thanh tra trong vòng 15 ngày đã đảm bảo lợi ích , quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra. Đồng thời, Đoàn thanh tra có thời gian thực thi đúng quy trình thanh tra. Đăc biệt, với cuộc thanh tra ở xa thì việc quy định thời gian công bố này sẽ giúp cho Đoàn thanh tra thực hiện đúng trình tự các bước và tránh
được sai sót. Đây là quy định rất quan trọng, vì nó là mốc thời gian để tính thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra.
Với thời gian công bố là 15 ngày, là điều kiện đểđối tượng Thanh tra có thể báo cáo chi tiết về những nội dung theo đề cương mà Trưởng đoàn thanh tra đã yêu cầu. Tuy nhiên, khi tiến hành công bố quyết định thanh tra còn những bất cập như là thời gian quá dài nếu thực thi đúng theo quy định sẽ tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra chuẩn bị mọi mặt như: hồ sơ, giấy tờ, chứng từ, hóa đơn…giả tạo thay thế hay làm mới lại để đối phó công tác thanh tra. Một số vụ việc thanh tra đáng lẽ chỉ cần một thời gian ngắn là hoàn thành xong nhưng cơ quan tiến hành thanh tra lại ỷ vào quy định của luật để kéo dài thời gian gây lãng phí thời gian và rườm rà về thủ tục. Cho nên, để hạn chế tình trạng này, pháp luật thanh tra cần quy định rõ thời gian công bố quyết định thanh tra theo lĩnh vực, theo vụ việc tránh những hạn chế nhưđã nêu trên.
Như vậy, việc công bố quyết định Thanh tra đã và đang được thực hiện theo Luật Thanh tra 2010. Nghị định số 41/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Thanh tra 2004 cũng đã được thay thế bằng Nghịđịnh 86/2011//NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thanh tra 2010. Hiện nay, việc công bố quyết định Thanh tra được áp dụng đúng theo quy định của luật. Và việc công bố quyết định Thanh tra
được tiến hành công bố trong vòng 15 ngày làm việc trong tuần, kể từ ngày ký không kể
ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật.