Thanhtra trực tiếp tại nơi được thanhtra

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 35)

Là trình tự tiến hành chuộc thanh tra nhằm mục đích giúp cho tiến trình thanh tra không bị gián đoạn bởi yếu tố khách quan. Đồng thời, đối tượng thanh tra nắm được trình tự tiến thành thanh tra của Đoàn thanh tra và thực nhiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Công việc thanh tra thông thường được tiến hành trong giờ hành chính tại

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 34 SVTH: Phạm Văn Minh

nơi thanh tra. Trường hợp khác phải sự đồng ý của người có thẩm quyền. Nội dung tiến hành thanh tra hiện nay là:

Nghe đối tượng thanh tra trực tiếp báo cáo bằng văn bản theo đề cương đã gửi trước. Mục đích nhằm đánh giá khái quát việc thực hiện pháp luật của đối tượng thanh tra theo nội dung quyết định thanh tra. Đồng thời, Đoàn thanh tra có cơ sở ban đầu để đánh giá sự trung thực của đối tượng thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu Thủ trưởng cơ

quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung theo đề

cương đã yêu cầu.

Đối tượng thanh tra báo cáo với Đoàn thanh tra bằng văn bản theo đề cương. Đoàn thanh tra yêu cầu (có ký tên, đóng dấu). Thủ trưởng đơn vịđược thanh tra trực tiếp báo cáo trước hội nghị công bố quyết định thanh tra. Các bộ phận khác có liên quan như

phòng, ban đơn vị trực thuộc có thể báo cáo bổ sung nếu cần. Sau khi nghe báo cáo việc thực thi pháp luật của đối tượng thanh tra. Đoàn thanh tra phải căn cứ vào báo cáo của

đối tượng thanh tra mà nghiên cứu, phân tích, báo cáo của đối tượng thanh tra. Sau đó,

Đoàn khai thác làm rõ những mâu thuẫn giữa sự việc với quy định quản lý của nhà nước, những vấn đề có dấu hiệu vi phạm nhưng cần đi sâu nghiên cứu.

Đoàn thanh tra cần tập trung thanh tra chi tiết đúng trọng tâm, trọng điểm. Trọng tâm là lựa chọn việc quan trọng nhất mà làm, thực hiện được việc này thì kết luận có sức thuyết phục hơn và đi đúng hướng. Chọn đúng vấn đề bức xúc nhất sẽ góp phần tăng hiệu quả quản lý. Trọng điểm là xác định những “nút” quan trọng, mà ởđó những vấn đề phát sinh đuợc giải quyết, tháo gỡ kịp thời sẽ khắc phục được những sai lầm, khuyết điểm, giúp hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời, Đoàn thanh tra cũng có thể chất vấn thêm những vấn đề cần thiết đểđối tượng thanh tra trả lời trên cơ sở quy định của pháp luật. Nội dung câu hỏi chất vấn phải có trọng tâm để đối tượng thanh tra trả lời. Đoàn thanh tra phải chủ động trong việc chấp vấn. Sau đó, nếu Đoàn thanh tra cảm thấy cần thiết sẽ yêu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo. Nội dung này cũng phải được ghi trong biên bản làm việc của Đoàn thanh tra.

Tiến hành thu thập, mượn một số tài liệu có liên quan để kiểm tra chất lượng và phải lập thành biên bản ghi rõ số lượng, ngày tháng mượn. Nếu, Đoàn thanh tra phát hiện ra các tài liệu không đúng theo quy định của pháp luật hoặc đối tượng có hành vi làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích tổ chức, cá nhân, bí mật nhà nước thì lập biên bản thu giữ

và báo cho cấp có thẩm quyền(15). Ngược lại “phải trả hồ sơ, tài liệu cho đối tượng thanh tra chậm nhất là kết thúc thanh tra trực tiếp”(16)

. Trong khi mượn tài liệu, Đoàn thanh tra

(15) (16)

Khoản 2 Điều 26, Khoản 2 Điều 23 Thông tư 05/2014/TT-TTCP Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 35 SVTH: Phạm Văn Minh

phải gìn giữ cẩn thận, tránh mất mát hư hỏng và phải giữ bí mật tài liệu.

Sau khi thực hiện việc công bố quyết định thanh tra phải tiến hành các nghiệp vụ

khác như nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra là rất quan trọng nhằm thu thập chứng cứ, bảo đảm kết luận cuộc thanh tra được chính xác, khách quan. Trên cơ sở báo cáo của đơn vị và các tài liệu thu thập được, Đoàn viên của Đoàn thanh tra tiến hành công việc được giao theo sự phân công ban đầu. Đoàn thanh tra tiếp tục yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung cuộc thanh tra, và phải kiểm tra xem nó có đáp ứng yêu cầu, theo quy định của pháp luật không. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài liệu thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan. Nếu Đoàn thanh tra phát hiện có sai phạm thì tiến hành lập biên bản xác nhận và đính kèm theo hồ sơ thanh tra để làm căn cứ đánh giá kết luận cuộc thanh tra.

Khi tiến hành kiểm tra cần lập biên bản rõ từng nội dung thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra ký xác nhận để xây dựng chứng cứ một cách toàn diện. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết muốn chứng minh làm sáng tỏ vấn đề phải căn cứ vào chứng cứ. Trên mỗi phương diện, lĩnh vực khái niệm chứng cứ được hiểu theo nhiều cách khác

nhau: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”(17)

. Như vậy, chứng cứ trong tố tụng hình sự là phương tiện chứng minh tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định quá trình chứng minh phải tiến hành qua các bước: thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng cứ. Quá trình chứng minh này phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ trên cơ sở

pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm của những Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đểđánh giá các chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Bộ Luật Tố tụng Dân sự cũng quy

định về khái niệm chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”(18)

. Pháp

luật tố tụng dân sự, quy định các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, khác với tố tụng hình sự, các cá nhân, tổ

chức là các bên đương sự trong các vụ án dân sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để

(17)

Khoản 1 Điều 64 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003. (18)Điều 81 Bộ Luật dân sự năm 2004.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 36 SVTH: Phạm Văn Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứng minh cho các yêu cầu của mình hoặc phản bác yêu cầu của bên kia. Khi cần thiết, thì Toà án có thể thu thập thêm chứng cứ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác.

Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chứng cứ được hiểu: là những gì có thật, có từ trước, có nguồn theo quy định của pháp luật, có liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, một cuộc thanh tra được người có thẩm quyền dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc kết luận, kiến nghị giải quyết chính xác, khách quan về một vụ việc cụ thể. Như vậy, trong hoạt động thanh tra hành chính, có thể nêu ra khái niệm chứng cứ được như

sau:“Chứng cứ trong hoạt động thanh tra là những gì có thật, có liên quan đến hoạt động thanh tra, dùng làm căn cứ để xác định sự thật của vụ việc, kết luận về hành vi vi phạm, chủ thể vi phạm”. Đoàn thanh tra cần thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ một cách toàn diện thì mới có cơ sở kết luận sự việc chính xác, khách quan. Đồng thời, chứng cứ làm căn cứ chứng minh, bảo vệ cho các kết luận, kiến nghị xử lý của Đoàn thanh tra

được vững chắc hơn. Một chứng cứđúng phải đảm bảo 3 yếu tố là khách quan, hợp pháp và có liên quan đến việc thanh tra.

Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ có thật, phù hợp với các tình tiết diễn biến của vụ việc đã xảy ra. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin thì hiện thực khách quan là cơ sở của nhận thức, nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan. Do vậy, những sự kiện tài liệu dùng làm căn cứ để chứng minh bắt buộc phải là những sự

kiện, tài liệu thực tế. Những sự kiện, tài liệu này tồn tại độc lập với ý thức của con người, chúng không thể là những tài liệu bị xuyên tạc, bị bóp méo hay do tưởng tượng suy diễn phỏng đoán theo chủ quan. Mỗi sự kiện và hành vi bao giờ cũng để lại những dấu vết nhất định. Nếu người vi phạm cố tình làm giả, sai lệch chứng cứ, thì việc làm giả sai lệch sự thật đó không phản ánh đúng thực tiễn và diễn biến của vụ việc trong nội dung cần thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở việc chứng cứ được chứa đựng ở những nguồn và thu thập bằng biện pháp được pháp luật quy định. Nếu tính khách quan và liên quan của chứng cứ là sự vận động nội tại của những sự vật, hiện tượng thì tính hợp pháp của chứng cứ phản ánh sự nhận thức chủ quan đối với các quy luật khách quan của các sự

vật, hiện tượng. Xuất phát từ cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hệ thống pháp luật ở nước ta quy định sự kiện, tài liệu được coi là chứng cứ phải

được phản ánh ở những nguồn và thu thập bằng các biện pháp mà pháp luật quy định. Mỗi chứng cứ phải được thu thập theo đúng quy định của pháp luật mới có giá trị

pháp lý. Khi nghiên cứu chứng cứ để chứng minh cho một nội dung, vụ việc cần xem nguồn của chứng cứđược thu thập bằng biện pháp nào. Nếu áp dụng biện pháp thu thập

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 37 SVTH: Phạm Văn Minh

chứng cứđúng thì chứng cứ mới có giá trị chứng minh. Ngược lại nếu áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ không đúng như: áp đặt, gợi ý cho đối tượng thì những sự kiện, tài liệu

được rút ra từ những lời khai, lời giải trình, trả lời chất vấn, báo cáo đó không có giá trị

chứng minh. Đểđảm bảo tính hợp pháp, chứng cứ thu thập phải được thể hiện bằng biên bản. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, nội dung, thành phần, có chữ ký của Thanh tra viên và đối tượng thanh tra. Tất cả các công việc thực hiện trong thanh tra đều phải

được ghi chép đầy đủ cả về nội dung và thể thức văn bản.

Tính liên quan thể hiện qua các sự vật, hiện tượng có thật tồn tại khách quan chỉ được coi là chứng cứ khi có liên quan đến nội dung vụ việc phải nghiên cứu xem xét, khi nó chứng minh cho vấn đề cần biết nhưnh chưa biết trong nội dung vụ việc giải quyết, xử

lý. Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo những vấn đề cần biết thuộc về đối tượng chứng minh của nội dung, vụ việc bao gồm: sự việc, con người, các tình tiết và những vấn đề khác có liên quan. Tài liệu nào chứng minh cho một số các vấn đề phải chứng minh đó có liên quan đến nội dung, vụ việc thì được coi là chứng cứ. Như vậy, tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách quan, cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng minh.

Trong quá trình thanh tra thường thu thập được nhiều sự kiện, tài liệu khác nhau. Tuy nhiên chỉ có những sự kiện tài liệu có liên quan đến nội dung cần thanh tra mới được sử dụng làm chứng cứ. Do đó trong công tác thanh tra phải luôn chú ý thu thập chứng cứ

một cách rộng rãi để không bỏ sót những sự kiện tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra, song cũng tránh tình trạng sử dụng tràn lan chứng cứ. Việc xác định tính liên quan của chứng cứ giúp cho cơ quan thanh tra đánh giá được sự kiện, tài liệu đó có phải là chứng cứ trong nội dung cuộc thanh tra hay không. Tính liên quan là thuộc tính không thể thiếu

được của chứng cứ. Một sự kiện, tài liệu để được coi là một chứng cứ bắt buộc phải có

đầy đủ ba thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp. Các thuộc tính của chứng cứ là một thể thống nhất luôn gắn chặt với nhau một cách hữu cơ. Mỗi thuộc tính có một vị trí riêng trong chứng cứ, ảnh hưởng đến tính chính xác, hiệu quả của chứng cứ. Một trong ba thuộc tính của chứng cứ không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của chứng cứ. Vì vậy, khi tiến hành thu thập chứng cứ trong hoạt động thanh tra cần phải

đảm bảo đầy đủ, hiệu quả các thuộc tính của chứng cứ.

Để làm được vấn đề này, Đoàn thanh tra cần phải sâu chuỗi các chứng cứ, nội dung báo cáo có liên quan. Đảm bảo tính khách quan, toàn diện từ những nguồn khác nhau,

đúng thủ tục mà pháp luật quy định. Các chứng cứ phải được thu thập bằng những biện pháp do pháp luật quy định và do người có thẩm quyền thực hiện mới bảo đảm chứng có giá trị chứng minh. Chỉ thu thập chứng cứ tại trụ sở, cơ quan, đơn vị hoặc nơi xảy ra sự

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 38 SVTH: Phạm Văn Minh

tra cần tổ chức nghe ý kiến phản ánh của quần chúng và công luận báo chí, nghe ý kiến các cơ quan chức năng, và ý kiến cơ quan cấp trên trực tiếp để có cơ sở xem xét các vấn

đề kết luận thanh tra.

Kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan đển có cơ sở xác minh, đối chiếu với các thông tin có liên quan đến nội dung thanh tra. Từ đó, đánh giá được việc thực hiện của đối tượng, kiến nghị những biện pháp phòng ngừa cũng như ngăn chặn những sai phạm, sữa

đổi chính sách. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra cần áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích,

đánh giá các thông tin tài liệu đã thu thập được. Sau đó tiến hành kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu đó khi cần thiết làm cơ sởđể kết luận các nội dung thanh tra. Việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải lập thành biên bản. Nội dung phải ghi đầy đủ kết quả kiểm tra từng phần việc. Phân tích trên cơ sở những chứng cứ thực tiễn để so sánh với quy định của pháp luật và rút ra những nhận xét là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đúng, chưa đúng, mức độ sai phạm, tác hại của vi phạm, v.v…để từđó quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tập thể.

Trong một số trường hợp cần thiết, "Đoàn thanh tra phải quan hệ với các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị quản lý chuyên ngành của đối tượng thanh tra để tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra"(19)

. Làm việc với các cơ quan có liên quan, các đơn vị trực thuộc để có cơ sở đánh giá đối tượng một cách chính xác, khách quan. Nhưng trên thực tế công tác này chưa được chú trọng bởi nhiều lý do: sự khó khăn trong việc quan hệ gặp gỡ để tìm hiểu của các cơ quan chức năng khác nhau, sự chay

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 35)