Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanhtra báo cáo

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 32)

Căn cứ vào nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra thống nhất đề

cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng đề

cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo sự chủ trì của trưởng Đoàn thanh tra. Đề

cương yêu cầu báo cáo phải được Trưởng đoàn gửi trước cho đối tượng thanh tra bằng văn bản ít nhất 5 ngày, trước khi công bố quyết định thanh tra để đối tượng có thời gian chuẩn bị báo cáo theo nội dung, cách thức mà Đoàn yêu cầu.

Báo cáo theo đề cương của Đoàn thanh tra là yêu cầu bắt buộc đối với đối tượng thanh tra. Báo cáo của đơn vị là văn bản có giá trị pháp lý được lưu trữ trong hồ sơ Thanh tra. Qua báo cáo giúp cho Đoàn thanh tra nắm được tình hình, đặc điểm của đơn vị. Từ đó mà xác định trọng tâm, trọng điểm của các nội dung cần thanh tra, cụ thể làm căn cứ đánh giá sự trung thực của đối tượng thanh tra. Do vậy, khi xây dựng đề cương thanh tra cần phải gợi ra những vấn đề thật sát, liên quan đến nội dung thanh tra, báo cáo thanh tra phải có số liệu cụ thể và tự nhận xét ưu, khuyết điểm có biện pháp khắc phục. Đồng thời, Trưởng đoàn cũng phải nêu rõ cách thức báo cáo và thời gian nộp báo cáo thanh tra cụ

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 31 SVTH: Phạm Văn Minh

thanh tra, tránh tình trạng sa vào kể lể, báo cáo một cách qua loa, hoặc dây dưa không báo cáo.

Yêu cầu của một đề cương cần phải gợi ra những điểm thật sát với nội dung của cuộc thanh tra. Qua báo cáo của đối tượng thanh tra, có thể nắm tổng quát đặc điểm, tình hình, bối cảnh lịch sử cụ thể. Từđó, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của sự

việc. Đó là một trong nhũng căn cứ quan trong giúp cho kết luận thanh tra không sai lệch, phiến diện. Không tiết lộ những vấn đề vi phạm của đối tượng mà Đoàn thanh tra nắm

được, cũng như kế hoạch thanh tra để hạn sự bao che, chống đối của đối tượng. Yêu cầu từng đoàn viên thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra riêng cho mình truớc khi thực hiện nhiệm vụ. Khi xây dựng kế hoạch phải chỉ ra nội dung, cơ bản gồm: xây dựng văn bản kết luận thanh tra, thông qua kết luận thanh tra và hợp Đoàn rút kinh nghiệm, bàn giao hồ

sơ vào lưu trữ.

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 32)