Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thanhtra hành chính

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 56)

Trong quá trình thanh tra và kết luận thanh tra, nếu đối tượng thanh tra phát hiện thành viên đoàn thanh tra có những hành vi vi phạm pháp luật thì có quyền tố cáo đến người ra quyết định thanh tra. Nếu không đồng ý với một sốđiểm hoặc toàn bộ nội dung của kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra có thể khiếu nại để người ra quyết định chỉđạo Trưởng đoàn xem xét lại. Đây là quy định thể hiện tính dân chủ, công khai, công bằng trong hoạt động thanh tra, nhấn mạnh đến trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật một cách nghiêm túc, chặt chẽ của thành viên trong Đoàn thanh tra. Nó đảm bảo cho hoạt

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 55 SVTH: Phạm Văn Minh

động thanh tra không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra có quyền yêu cầu xem xét lại, quyền khiếu nại tố cáo trong suốt quá trình diễn ra công tác thanh tra của Đoàn thanh tra. Đây cũng là hành vi thể hiện quyền giám sát của đối tượng thanh tra đối với Đoàn thanh tra, tăng cường tính minh bạch trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời, nó cũng tạo

điều kiện cho cơ quan thanh tra, kiểm tra lại chính các quyết định, kiến nghị, yêu cầu của mình, đảm bảo cho chúng hoàn toàn phù hợp với pháp luật và thực tiễn quản lý hành chính nhà nước.

Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra đã có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính thể hiện ở các

Điều 40, 41 trong Luật Thanh tra 2010; Điều 55 trong Nghị định 86/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo tôi, những quy định như vậy có lẽ vẫn chưa có đủ sức nặng trong việc ràng buộc trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc xử lý kết luận, kiến nghị

của cơ quan thanh tra. Thiết nghĩ, cần có những quy định cụ thể hơn liên quan đến trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính. Thí dụ, sau khi cơ quan thanh tra gửi kết luận, kiến nghị tới thủ trưởng cơ quan hành chính, theo thẩm quyền của mình, thủ trưởng cơ

quan hành chính xem xét, sau đó phải ban hành các quyết định hành chính về việc thực hiện những kết luận, kiến nghị đó. Quyết định hành chính là văn bản có giá trị pháp lý chính thức và thể hiện rõ nét nhất trách nhiệm quản lý nhà nước của thủ trưởng cơ quan hành chính. Ngoài ra, cần có quy định cụ thể hơn nữa trong việc xử lý trách nhiệm của chủ thể này trong trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về xử lý kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra.

Như vậy, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước nơi ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét và trả lời cho đương sự sau 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày, đối với vụ việc phức tạp được kéo dài hơn nhưng không 45 ngày kể

từ ngày thụ lý. Còn những nơi vùng sâu, vùng xa di lại khó khăn thì thơi gian giải quyết là 45 ngày, được phép kéo dài không quá ngày đối với vụ việc phức tạp(30). Nếu trong trường hợp đương sự còn khiếu nại tiếp thì khiếu nại sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về Khiếu nại và Tố cáo.

Kết luận chung, công tác xử lý kết quả sau thanh tra là một lĩnh vực vừa khó khăn, vất vả và đòi hỏi cán bộ, thanh tra viên phải có kiến thức vững vàng, am hiểu về pháp luật, có tinh thần, trách nhiệm, có trình độ tổng hợp tốt thì mới đạt kết quả cao. Thiết

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 56 SVTH: Phạm Văn Minh

nghĩ, nếu có sự phối hợp giữa ngành chức năng với các tổ chức, cá nhân cấp trên trực tiếp của đơn vị sai phạm thì đạt được kết quả, nâng cao hiệu quả quản lý.

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 56)