Kết thúc thanhtra

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 43)

Khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải đưa ra được báo cáo kết quả thanh tra với người ra quyết định thanh tra. Yêu cầu của báo cáo kết quả thanh tra không chỉ phản ánh sự kiện, mà điều quan trọng là làm rõ tính chất, mức độ, tác hại của nó. Báo cáo kết quả thanh tra phải phân tích rõ được nguyên nhân khách quan, chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có sai phạm, trên cơ sởđó đề

xuất các biện pháp xử lý. Để kết thúc cuộc thanh tra cần phải căn cứ vào kết quả của cuộc thanh tra đạt được những yêu cầu về nội dung ghi trong quyết định thanh tra và đối chiếu các thủ tục mà Đoàn thanh tra đã thực hiện trong quá trình thẩm tra, xác minh các chứng cứ đã đủđiều kiện ra kết luận thanh tra một cách khách quan, toàn diện. Sựđòi hỏi bức xúc kết luận sớm nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu công tác quản lý, yêu cầu công luận, hoặc ở thời điểm có các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng như kỳ họp HĐND, họp Quốc hội, Đại hội Đảng. Nội dung thanh tra theo kế hoạch tiến hành đã thực hiện xong, mặc dù nội dung thanh tra vẫn còn. Đây là 3 căn cứ quan trọng cần phải xem xét trước khi kết thúc thanh tra. Trong báo cáo kết quả thanh tra phải có phần kiến nghị và, nội dung, biện pháp chấn chỉnh những sai phạm cũng như bổ sung, sữa đổi hoặc ban hành văn bản pháp luật, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nếu cần thiết. Điều đó cho thấy, nếu xét trên khía cạnh đánh giá về hiệu quả của một cuộc thanh tra thì giai đoạn kết thúc thanh tra phản ánh toàn diện và đầy đủ nhất. Đó là kết tinh của hai giai đoạn chuẩn bị và tiến hành thanh tra diễn ra trước đó, là thước đo chất lượng toàn bộ quy trình hoạt động của Đoàn thanh tra trong một cuộc thanh tra.

Đối với Trưởng đoàn thanh tra, giai đoạn kết thúc thanh tra bao hàm một loạt công việc vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, xây dựng báo cáo kết quả thanh tra sẽ trực tiếp tác động

đến người ra quyết định thanh tra trong việc áp dụng các biện pháp xử lý, nên báo cáo có trung thực, xác đáng, khách quan thì kết luận thanh tra mới đạt hiệu quả.

Đối với Người ra quyết định thanh tra, giai đoạn kết thúc này là phần nghiệm thu toàn bộ công việc mà mình đã chỉ đạo tiến hành, đôc đốc, giám sát. Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra trong trường hợp cuộc thanh tra vào giai đoạn kết thúc là vô cùng quan trọng. Người ra quyết định đồng thời là người ký kết luận thanh tra. Sản phẩm cuối cùng của cuộc thanh tra là tiêu chí xem xét đánh giá đúng sai, tinh thần chấp hành pháp luật cũng như những tiêu cực hạn chế của đối tượng thanh tra, giúp cơ quan quản lí

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 42 SVTH: Phạm Văn Minh

Đối với Đoàn thanh tra, kết thúc thanh tra là minh chứng cho hiệu quả hoạt động, tinh thần cũng như thái độ làm việc của tất cả thành viên đoàn. Vì mỗi thành viên có một nhiệm vụ khác nhau, để đưa ra kết quả thanh tra thỏa đáng, chính xác. Kết thúc thanh tra là lúc các thành viên họp bàn, nhìn nhận một cách nghiêm túc những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, những sai sót cần khắc phục ngay để công tác thanh tra đoàn tiếp theo dần dần toàn diện.

Trong giai đoạn này, Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh tra và gửi kết quả thanh tra cho người có thẩm quyền vằn văn bản. Người ra quyết định thanh tra sẽ ra văn bản kết luận thanh thanh tra. Văn bản kết luận này đuợc gửi đến người có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp sẽ xem xét và xử lý kết thanh tra.

2.2.3.1. Kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra

Chuẩn bị kết thúc thanh tra tại nơi thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp

đoàn thanh tra thống nhất các nội dung công việc cần thực hiện cho đến ngày kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra. Đồng thời, Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu các thành viên

Đoàn thanh tra sắp xếp công việc, hoàn thành đúng theo kế hoạch ban đầu đã đưa ra. Nếu có thành viên nào của Đoàn còn khó khăn, vướng mắc thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến người ra quyết định thanh tra giải quyết kịp thời để hoàn thành nhiệm vụđúng theo kế hoạch được phê duyệt.

Trưởng đoàn thanh tra báo cáo với người ra quyết định thanh tra về dự kiến kết thúc việc thanh tra tại nơi thanh tra bằng văn bản. Trong báo cáo phải nêu rõ thời gian dự kiến kết thúc thanh tra, nội dung khối lượng công việc đã hoàn thành được bao nhiêu và còn bao nhiêu khối lượng công việc sẽ hoàn thành tính đến ngày kết thúc thanh tra để người ra quyết định thanh tra nắm rõ và có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành công việc theo quyết định thanh tra đã ban hành.

Trưởng đoàn thông báo bằng văn bản về thời gian kết thúc thanh tra tại nơi thanh tra gửi cho Thủ trưởng cơ qua, tổ chức, cá nhân là đối tuợng thanh tra biết. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra có thể tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để

thông báo việc kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra. Buổi làm việc phải lập thành biên bản và được ký giữa Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra.

2.2.3.2. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra

Trong thời gian qua, để việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được thực hiện thống nhất, Luật Thanh tra năm 2010 và Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 43 SVTH: Phạm Văn Minh

16/10/2014 quy định khi kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải kết luận về các nội dung đã tiến hành thanh tra và kiến nghị các biện pháp xử lý.

Trưởng đoàn với tư cách là người quản lý, chỉ đạo, điều hành nên nắm chắc mục

đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra, tình hình kết quả, kết luận các sự việc qua thanh tra. Vì vậy, Trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết

định thanh tra về cuộc thanh tra “Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức xây dựng báo cáo kết quả thanh tra; tổ chức họp đoàn thanh tra để thảo luận về dự thảo báo cáo kết quả thanh tra. Trưởng hợp các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau thì trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”(24). Theo Luật thanh tra 2010, sau khi kết thúc thanh tra tại nơi cơ sở Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh tra với người ra quyết định thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra là căn cứ giúp người có thẩm quyền xem xét để đưa ra kết luận chính thức về vụ việc thanh tra. Cho nên, theo quy định của pháp luật, nó cần phải chính xác và phản ánh khách quan, đúng theo những gì nó đã diễn ra.

Việc chuẩn bị báo cáo kết quả thanh tra là một quá trình phải tích lũy, phân tích,

đánh giá các sự kiện thu thập trong quá trình tiến hành thanh tra. Khi cuộc thanh tra đã giải quyết được về cơ bản một số nội dung quan trọng, thì Trưởng đoàn thanh tra cần chuẩn bị đề cương và bắt đầu viết dự thảo báo cáo kết quả thanh tra. Do thời hạn thanh tra đã quy định chặt chẽ nên sau khi Đoàn thanh tra rút đi khỏi nơi được thanh tra mà báo cáo kết quả thanh tra chưa được hoàn chỉnh sẽ gây ra rất nhiều trở ngại. Trước hết, đối tượng thanh tra sẽ có một khoảng cách chờđợi kết luận thanh tra, gây lãng phí thời gian và tâm lý căng thẳng không cần thiết. Nếu quá trình chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả

thanh tra còn những vấn đề chưa đạt như yêu cầu, chưa thật yên tâm tin tưởng về tính

đúng đắn, chính xác thì cũng khó có điều kiện để xem xét, xác minh, bổ sung.

Như vậy, kết luận thanh tra sẽ thiếu chính xác và không được khách quan. Chuẩn bị

sớm dự thảo báo cáo kết quả thanh tra và luôn bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh trong quá trình thanh tra để đến khi các thành viên trong đoàn đã kết thúc nhiệm vụ của họ, thì về

cơ bản dự thảo báo cáo kết quả thanh tra đã viết xong. Muốn làm được việc này đòi hỏi ở

Trưởng đoàn phải làm việc theo một quá trình liên tục, suy nghĩ, kết hợp giữa yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra với những vấn đềđã được mỗi thành viên của Đoàn xem xét, kết luận để có cái nhìn tổng quát, kịp thời phát hiện những thiếu sót cụ thể trong việc xem xét, kết luận từng vụ việc đó.

Trong một số trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra có thể thông báo một phần dự thảo báo cáo kết quả thanh tra cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thanh tra (không

(24)

Khoản 2 Điều 29 nghịđịnh 86/ 2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật thanh tra.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 44 SVTH: Phạm Văn Minh

gửi phần kiến nghị, xử lý nếu thấy phức tạp). Trưởng đoàn và Đoàn thanh tra nghiên cứu các ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, trao đổi thẳng thắng với họ, những ý kiến

đúng được tiếp thu để sửa chữa, bổ sung vào dự thảo, những ý kiến nào cho là không

đúng thì giải thích cho họ hiểu. Có thể có những quan điểm mà đối tượng thanh tra không

đồng tình với báo cáo kết quả thanh tra nhưng quyền quyết định cuối cùng lại thuộc về

trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra. Việc báo cáo kết quả thanh tra là trách nhiệm của Trưởng đoàn. Nhưng, trước khi báo cáo chính thức thì Trưởng đoàn tranh thủ ý kiến của người ra quyết định thanh tra, của cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để bảo đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan.

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp, người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ

quan thanh tra cùng cấp. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra. Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có). Ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả

thanh tra (nếu có). Và đặc biệt là phải có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng. Khi nhận báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ

quan quản lý cùng cấp xem xét "trực tiếp các nội dung trong báo cáo, có thể giao cho cơ quan chuyên môn giúp việc nghiên cứu sau đó báo cáo lại"(25)

. Trong trường hợp cần thiết thì người ra quyết định thanh tra nghe Đoàn thanh tra báo cáo trực tiếp hoặc chỉđạo bằng văn bản yêu cầu bất kỳ ai đó trong Đoàn thanh tra báo cáo. Sau đó, Trưởng đoàn thanh tra phải hợp Đoàn để thảo luận hoàn chỉnh báo cáo kết quả thanh tra kèm theo ý kiến khác (nếu có).

Mặt khác, theo quy định tại Điểm k, Khoản 1, Điều 46 Luật thanh tra 2010 thì

"Trưởng Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo kết quả thanh tra". Trưởng đoàn thanh tra phải kết luận rõ, trung thực về

từng nội dung đã tiến hành thanh tra, còn văn bản kết luận chung của cuộc thanh tra do người ra quyết định thanh tra kết luận. Trường hợp, phát hiện vi phạm tham nhũng thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ

chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ: yếu kém về năng lực quản lý, thiếu trách nhiệm trong quản lý, bao che cho hành vi tham nhũng. Báo cáo kết quả thanh tra

(25)

Khoản 1 Điều 34 Thông tư 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 45 SVTH: Phạm Văn Minh

phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị xử lý.

Thực tiễn trong những năm vừa qua, các Đoàn thanh tra của thanh tra hành chính nhìn chung đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của các cuộc thanh tra. Đó là, xây dựng báo cáo kết quả thanh tra đúng thời gian và nội dung. Về nội dung, báo cáo kết quả thanh tra đã kết luận cụ thể từng nội dung đã tiến hành thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ

quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị biện pháp xử lý. Nêu rõ quy định pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý. Từ đó, các kết luận thanh tra của các cuộc thanh tra đã có sức thuyết phục cao biểu hiện ở tính đúng đắn, khách quan và thiết thực ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, phát huy các nhân tố tích cực để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít báo cáo kết quả thanh tra do các Đoàn thanh tra của các cơ quan nhà nước xây dựng đã không thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, thậm chí còn vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành thanh tra. Đó là, việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không chấp hành

đúng về thời hạn báo cáo, báo cáo kết quả thanh tra không bám sát nội dung, kế hoạch thanh tra, không nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra mà thường chung chung, chưa chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với nhưng vi phạm, không đưa ra những kiến nghị, biện pháp xử lý vi phạm hoặc đưa ra các kiến nghị, biện pháp xử lý không tương ứng phù hợp với những hành vi vi phạm; không nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứđể xác định hành vi vi phạm, tính chất, mức độ

vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả

thanh tra ở trường hợp cần thiết, Trưởng Đoàn thanh tra không tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để đảm báo cho các kết luận, xử lý được chính xác, khách quan cũng như không lấy ý kiến bằng văn bản các thành viên Đoàn thanh tra đối với dự thảo báo cáo kết quả thanh tra và hoàn chỉnh báo cáo kết quả thanh tra. Các khuyết điểm trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra trên đây do:

Người ra quyết định thanh tra chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc chỉđạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra nhất là việc chỉđạo, kiểm tra, giám sát việc thành lập báo cáo kết quả thanh tra mà thường phó mặc cho Trưởng đoàn thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra và từng thành viên đoàn thanh tra chưa nhận thức đúng đắn về quyền hạn và làm hết trách nhiệm, sử dụng đúng quyền hạn của mình theo quy định pháp luật trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra nên có thể dẫn đến tùy tiện, lạm

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 46 SVTH: Phạm Văn Minh

quyền hoặc né tránh, đùn đẩy những vấn đề nhạy cảm trong báo cáo kết quả thanh tra. Do kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực chính trị, kinh tế văn hóa – xã hội nhất là nghiệp vụ thanh tra còn hạn chế nên khi xây dựng báo cáo kết quả thanh tra chưa khách quan, chính xác, còn thể hiện chủ quan duy ý chí dẫn tới việc nhận xét, đánh giá chưa toàn diện thường bảo thủ, máy móc, xơ cứng.v.v… từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 43)