Tổ chức thực hiện thanhtra

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 33)

Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng bổ sung cho nhau trong việc thực hiện một cuộc thanh tra. Trong đó, giai đoạn tổ chức thực hiện thanh tra là yếu tố quyết định sự thành công trong thanh tra. Khi thực hiện giai đoạn thực hiện thanh tra thì ý nghĩa của sự chuẩn bị mới được bộc lộ.

Bước tiến hành thanh tra là bước hiện thực hoá giai đoạn chuẩn bị, đánh giá giai

đoạn chuẩn bịđã tốt hay chưa. Giai đoạn này thực hiện mục tiêu của cuộc thanh tra, như

tìm ra những sai phạm của đối tượng được thanh tra. Đặc biệt, khi tiến hành thanh tra không chỉ thực hiện được mục tiêu cuộc thanh tra mà còn rút ra được nhiều bài học. Đó là những bài học về kỹ năng thanh tra, thu thập thông tin, kinh nghiệm làm việc với đối tượng thanh tra.

Hơn nữa giai đoạn tiến hành thanh tra là sự quyết định cho giai đoạn kết thúc thanh tra. Trong giai đoạn này có kết luận thanh tra mà kết luận này phải dựa vào báo cáo kết quả thực hiện thanh tra. Giai đoạn thực hiện thanh tra nhanh hay chậm cũng nhưđạt kết quả tốt hay xấu sẻ ảnh hưởng tới giai đoạn kết thúc thanh tra. Không có giai đoạn thực hiện thanh tra thì không có giai đoạn kết thúc.

Hoạt động thanh tra chủ yếu thông qua hoạt động của Đoàn thanh tra, thanh tra viên và người được giao nhiệm vụ thanh tra độc lập. Trong đó, hoạt động của Đoàn thanh tra là thường xuyên và chủ yếu thông qua quy trình thanh tra để đưa tới kết luận thanh tra. Do vậy, nếu thực hiện tốt giai đoạn tiến hành thanh tra sẽ không chỉ có ý nghĩa lớn đối với quy trình thanh tra, và xa hơn nữa là hoạt động quản lý nhà nước.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 32 SVTH: Phạm Văn Minh

thanh tra. Căn cứ vào kế hoạch hoặc đề cương thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên lần lượt tiến hành công việc của mình.

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 33)