Xây dựng dự thảo kết luận thanhtra

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 48)

Theo quy định tại Điều 30, 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra xây dự thảo kết luận thanh tra và gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Sau đó, Trưởng

đoàn thanh tra nghiên cứu giải trình của đối tượng thanh tra về những vấn đề chưa nhất trí (nếu có) của đối tượng thanh tra với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra. Căn cứ

báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra, kết quả xem xét nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có) và các tài liệu liên quan. Trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện và

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 47 SVTH: Phạm Văn Minh

trình người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra gồm những nội dung theo quy định tại khoản 2 điều 50 Luật thanh tra 2010, cụ thể:

Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra. Kết luận về nội dung thanh tra trên cơ sở kết quả

thanh tra tiến hành nhận xét các ưu điểm khuyết điểm và các sai phạm nếu có, đánh giá mức độ tác hại, hậu quả của những sai phạm, phân tích những nội dung chủ quan, khách quan dẫn tới sai phạm. Đồng thời, quy kết trách nhiệm đối với các tập thể cá nhân trong các khuyết điểm, sai phạm nói trên…thực ra yêu cầu về trình tự và cách thể hiện những yêu cầu nói trên là mang tính tương đối và thuần túy lý luận. Để có được một bản kết luận thanh tra rõ ràng, chính xác, đúng pháp luật đòi hỏi người soạn thảo phải có nhiểu kinh nghiệm thực tế trong công tác thanh tra nói chung và việc xây dựng các văn bản thanh tra nói riêng. Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý. Kiến nghị những giải pháp để

chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý, về những vấn đề cần xử lý thuộc thẩm quyền như: thu hồi về kinh tế, xử lý kỷ luật hành chính…Quyết định xử lý theo thẩm quyền của người ra quyết định thanh tra. Kiến nghị với các cơ quan liên quan tới nội dung kết luận thanh tra (nếu có). Nếu các cơ quan này bao gồm cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của

đối tượng thanh tra, các cơ quan đơn vị tổ chức và cá nhân có liên quan. Những kiến nghị

này thường là yêu cầu bổ sung, sửa đổi, hủy bỏ hoặc ban hành các biện pháp quản lý thuộc thẩm quyền. Kiến nghị với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trên, nhằm thực hiện kiến nghị hoặc ra quyết định xử lý theo thẩm quyền bao gồm kiến nghị

về hành chính và kinh tế. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi, ban hành hoặc hủy bỏ các biện pháp quản lý, cơ chế chính sách quản lý…kiến nghị hồ sơ vi phạm pháp luật sang Cơ

quan điều tra.

Trong quá trình ra kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét, hoặc giao cho cơ quan chuyên môn, đơn vị nghiên cứu Dự thảo kết luận thanh tra để tham mưu

đề xuất cho mình hoàn thiện Dự thảo kết luận thanh tra. Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng, sai, tính chất, mức độ, hành vi vi phạm. Nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và đặc biệt phải quy rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Dự thảo kết luận thanh tra phải có sức thuyết phục, biểu hiện ở

tính đúng đắn, khách quan và có giá trị thiết thực về kinh tế, xã hội bao gồm: ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý sai phạm một cách nghiêm minh các hành vi vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 48 SVTH: Phạm Văn Minh 2.2.3.4. Ký và ban hành kết luận thanh tra

Kết luận thanh tra là văn bản quan trọng nhất của cuộc thanh tra. Căn cứ vào kết luận thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra, phát hiện được các sai phạm trong hoạt động quản lý, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân. Đồng thời, có các biện pháp khắc phục khiếm khuyết, sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật, xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm.

Từ tầm quan trọng của kết luận thanh tra vừa nêu, Luật thanh tra 2010 đã quy định cụ thể “chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra của Trưởng Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên và đối tượng thanh tra”(26)

. Trước khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra kết luận thanh tra có thể gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Đối tượng có quyền giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải kèm theo tài liệu, chứng cứđể chứng minh cho nội dung mà mình giải trình là họp lý, có căn cứ. Tất cả các ý kiến đề xuất phải lập văn bản và lưu vào hồ sơ thanh tra. Để giúp người ra quyết định thanh tra có được những đánh giá nhận xét chính xác, khách quan về nội dung đã thanh tra, có được những kiến nghị xác đáng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì

“Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình”(27) để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Những ý kiến giải trình cần cân nhắc trước khi ra kết luận thanh tra.

Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra giao cho Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, làm rõ thêm một số nội dung theo yêu cầu. Tranh thủ ý kiến của các đoàn thể quần chúng nơi thanh tra để củng cố thêm chứng cứ và nhận định cho chính xác khách quan. Việc này cũng có thể xúc tiến ngay từ khi tổ chức thảo luận văn bản dự thảo. Bởi vì nhiều khi những ý kiến của các đoàn thể quần chúng và những người biết sự việc có tác dụng rất lớn cho việc xây dựng và hoàn chỉnh văn bản kết luận thanh tra. Xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tổ chức thanh tra cấp trên và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Đây là việc làm cần thiết thường xuyên trong quá trình thực hiện quyết

định thanh tra. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra. Nội dung tiếp thu ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, ý kiến của lãnh đạo cấp trên, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan phải được Trưởng

(26)

Khoản 1 Khoản 3 Điều 50 Luật thanh tra 2010. (27)

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 49 SVTH: Phạm Văn Minh

đoàn báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra và được lưu trong hồ sơ

thanh tra.

Sau khi kết luận thanh tra được ký ban hành thì “chậm nhất là 15 ngày, người ra quyết định thanh tra phải gửi kết luận thanh tra tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và đối tượng thanh tra. Nếu Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận phải được gửi cho thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp”(28). Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là người xem xét và xử

lý kết luận thanh tra. Trên cơ sở của việc xem xét kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét và quyết định các biện pháp xử lý thích hợp. Tùy vào từng trường hợp cụ thể Thủ trưởng cơ quan quản lý sẽ quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý khác như khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, v.v…

Với những cuộc thanh tra có nhiều vấn đề phức tạp, người ra quyết tra chủđộng bố

trí thời gian dự hội nghị công bố kết luận thanh tra. Sau khi nghe công bố kết luận, đại biểu các đơn vị có liên quan phát biểu, đối tượng thanh tra giải trình, người ra quyết định phải có ý kiến kết luận. Ý kiến của người ra quyết định cần khẳng định những nội dung chính mà Đoàn thanh tra đã kết luận, kiến nghị trong văn bản kết luận và yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm túc những kiến nghị của Ðoàn thanh tra, những quyết

định xử lý về thanh tra.

Người ra quyết định chỉ đạo công bố công khai kết luận thanh tra theo quy định

Điều 39 Luật Thanh tra, Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ: “Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Trong các hình thức công khai theo quy định như trên thì hình thức công khai tại cuộc họp hoặc họp báo bắt buộc phải công khai. Đồng thời phải lựa chọn ít nhất một trong các hình thức còn lại để công khai. Người ra quyết định trực tiếp công khai kết luận thanh tra hoặc có thểủy quyền để Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Nội dung nhằm tuân thủ nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra, tạo điều kiện để

người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra khẳng định các nội dung thanh tra có căn cứ pháp lý, khách quan.

Tiếp đó, điều luật này cũng quy định hình thức, thời hạn 10 ngày phải công khai quyết định thanh tra làm cơ sở cho việc thực hiện quy định này trên thực tế. Công khai kết luận thanh tra sẽ làm minh bạch hóa các nối liên hệ giữa cơ quan thanh tra với các tổ

chức, cá nhân đơn vị có liên quan trong hoạt động thanh tra. Người ký kết luận có trách nhiệm cung cấp kết luận cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu. Tuy

(28)

Khoản 2 Điều 36 Thông tư 05/2014/TT-TTCPquy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 50 SVTH: Phạm Văn Minh

nhiên, việc cung cấp kết luận thanh ra là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, do đó Chính phủ

sẽ quy định chi tiết việc công khai kết luận thanh tra theo các hình thức đã ghi nhận trong Luật thanh tra 2010. Trưởng đoàn có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra chuẩn bị nội dung để chuẩn bị việc công khai kết luận thanh tra.

Kết luận chung, các giai đoạn của quy trình thanh tra thì giai đoạn nào cũng có đặc

điểm, vai trò quan trọng của nó. Nếu thiếu một trong các giai đoạn thì công tác thanh tra dẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra. Do vậy, việc nhấn mạnh vai trò của giai đoạn kết thúc thanh tra chỉ có tính tuơng đối, đặt trong mối tương quan tổng thể với các giai đoạn khác của toàn bộ quy trình.

2.2.4. Công tác sau thanh tra

2.2.4.1. Thực hiện kết luận thanh tra

Đây là công việc rất quan trọng, bởi lẽ hoạt động thanh tra thực sự chỉ có ý nghĩa khi quyết định xử lý vụ việc thanh tra được đảm bảo trên thực tế. Nếu cuộc thanh tra chỉ

dừng ở mức độ phát hiện sai phạm và kiến nghị thôi thì hiệu quả của cuộc thanh tra rất hạn chế, không có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Do đó cần tăng cuờng công tác chỉđạo điều hành tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Các biện pháp xử lý hoặc yêu cầu, kiến nghị phải ghi rõ nội dung, thời hạn, đối tượng thực hiện.

Luật thanh tra 2010 đã bổ sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra. Đây thực sự là điểm mới rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu thực hiện, đảm bảo trật tự kỷ cương trong thực hiện kết luận thanh tra. Trong thực tiễn công tác thanh tra thì sau khi có kết luận thanh tra việc xem xét, xử lý thuộc trách nhiệm và tuỳ thuộc vào quan điểm, ý chí của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nhiều kết luận thanh tra được xử lý kịp thời, người có hành vi vi phạm bị xử lý nghiêm minh, những sơ hở, yếu kém được sửa chữa, khắc phục nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó có không ít trường hợp đã có kết luận song chưa có ý kiến chỉ đạo để xử lý ngay đối với các hành vi vi phạm hay việc xử lý không đầy đủ, thiếu nghiêm minh đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm. Tình trạng đó đã và đang ảnh hưởng lớn

đến hiệu lực, hiệu quả thanh tra, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước. Để khắc phục vấn đề

này Điều 40 Luật thanh tra 2010 quy định rõ: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra. Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế. Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Xử lý vấn đề khác

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 51 SVTH: Phạm Văn Minh thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra”. Đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân, cơ quan có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Sau đó, họ phải báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó trước pháp luật. Trong trường hợp, họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý đúng như quy định của pháp luật.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cơ quan ra quyết định xử lý về thanh tra phải công khai với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức hữu quan về nội dung các biện pháp xử lý, yêu cầu, kiến nghị. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cơ quan, tổ

chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm chỉnh kết luận thanh tra, quyết định thanh tra.

Trong trường hợp, đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, kịp thời thì Thủ trưởng cơ quan áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm. Trên cơ sở những quy định của Luật thanh tra 2010, Nghịđịnh 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thanh tra đã tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ nội dung, phạm vi trách nhiệm của

đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Thủ truởng cơ quan quản lý

đối tượng thanh tra, v.v…Việc cụ thể hóa những nội dung này làm tiền đề, cơ sở quan trọng để áp dụng các quy định về thực hiện kết luận thanh tra trên thực tếđạt kết quả cao. Việc xử lý bằng các quy định pháp luật chỉ nên sử dụng khi vi phạm của đối tượng gây

ảnh hưởng lớn đến lợi ích cá nhân, tổ chức, xã hội cần xử lý mang tính răn đe. Để phát huy hiệu lực, hiệu quả của cuộc thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra cần giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy chế của Tổng Thanh tra và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trong một quá trình thanh tra. Báo cáo kết quả cuộc thanh tra lên cấp trên theo quy định của pháp luật. Quyết định các biện pháp tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 48)