Tuyển chọn cán bộ có tâm huyết, kinh nghiệm, năng lực

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 74)

Trình độ nhận thức, ý thức chính trị của cán bộ làm công tác thanh tra có vai trò quan trọng trong việc hình thành lập trường tư tưởng của Thanh tra viên. Bởi vì, lập trường, tư tưởng vững vàng sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động thanh tra

đúng với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là yếu tố giúp cho Thanh tra viên không rơi vào tình trạng , máy móc, tách rời các quy phạm pháp luật với lợi ích chung của xã hội. Ý thức chính trị của Thanh tra viên có được bản lĩnh để xử lý các tình huống trong thực tiễn một cách nhanh chóng, kịp thời và sáng tạo. Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp cho những người làm công tác thanh tra . Đặc biệt là các thanh tra viên để

họ nhận thức đúng đắn về mục đích của thanh tra, không bị sa ngã trước những cám dỗ, mua chuộc của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra hoặc ép buộc, đe dọa từ các thế lực khác (nếu có). Đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khách quan vô tư trong thực hiện công vụ được giao trong đó có việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra khi tham gia làm thành viên các Đoàn thanh tra. Nên coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nói chung và kỹ năng thanh tra nói riêng cho những cán bộ, công chức làm công tác thanh tra trong các cơ quan nhà nước, nhất là nhưng người làm Trưởng đoàn thanh tra và các Thanh tra viên để họ thực sự là những người có năng lực, trình độ tốt tham gia Đoàn thanh tra.

Ngoài ý thức, đạo đức nghề nghiệp, năng lực trình độ của người tiến hành thanh tra cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hướng không nhỏ tới kết quả hoạt động thanh tra. Chính vì vậy, pháp luật đòi hỏi người được bổ nhiệm Thanh tra viên phải có những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định như phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật, có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra, v.v... Sự am hiểu vềđời sống xã hội, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân cũng là yếu tố giúp cho Thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và do đó nó có ảnh hướng nhất định tới việc thưc hiện nhiệm vụ của Thanh tra viên. Do vậy,

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 73 SVTH: Phạm Văn Minh

cần tuyển chọn những cán bộ có năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất

đạo đức tốt và đặt biệt là tâm huyết với nghề. Ưu tiên những cán bộđã qua công tác quản lý, trong ngành thanh tra. Tránh tình trạng cán bộ thanh tra nắm vững nghiệp vụ bị

chuyển đi nơi khác làm công tác khác. Những cán bộ mới được điều động về hoặc tuyển mới có it kinh nghiệm, không nắm được nghiệp vụ. Việc tuyển chọn phải đi đôi với các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho tổ chức thanh tra.

3.2.3. Phổ biến quy trình và phương pháp mới cho các tổ chức thanh tra

Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, xây dựng các văn bản về nghiệp vụ thanh tra, ban hành và sử dụng thống nhất trong toàn ngành. Đây là nhiệm vụ bắt buộc và không thể thiếu trong chỉđạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra. Để thực hiện công tác này cần căn cứ vào các các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức Thanh tra, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên đã được xác định trong các văn bản quy phạm pháp luật thanh tra. Đồng thời, căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế hoạt động thanh tra mà khái quát lên thành các quy chế, quy định, quy trình, phương pháp, cách thức xử lý công việc, v.v…Hướng dẫn, chỉđạo thực hiện các quy định về nghiệp vụ thanh tra. Đây là một yêu cầu thực tế. Bởi lẽ, do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau có nhiều vấn đề về nghiệp vụ nhưng các văn bản nghiệp vụ chưa đề cập, hoặc nhiều vấn đề nghiệp vụ nếu không thông qua hướng dẫn, chỉ đạo, các tổ chức Thanh tra hoặc Thanh tra viên có thể hiểu và vận dụng khác nhau, tránh việc áp dụng một cách tùy tiện, máy móc, rập khuôn, xơ cứng.

Vì thế, nếu không làm tốt công tác hướng dẫn, chỉđạo nghiệp vụ thanh tra, rất có thể có tình trạng có đơn vị biết mà không dám vận dụng. Hoặc không biết, không hiểu mà vận dụng sai làm giảm hiệu quả thanh tra, có khi dẫn tới vi phạm các quy định của pháp luật. Cho nên, việc hướng dẫn chỉđạo thực hiện về nghiệp vụ thanh tra là rất cần thiết và cần được làm thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với yêu cầu và đìều kiện thực tế của từng ngành và địa phương. Ngoài hình thức hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp nói trên, có thể thông qua chương trình giảng dạy của Trường Cán bộ Thanh tra, thông qua Tạp chí Thanh tra, tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra để trang bị cho cán bộ thanh tra những kiến thức nghiệp vụ nhất định,

đáp ứng đòi hỏi của thực tế.Tăng cường kiểm tra công tác nghiệp vụ đối với cơ sở, đặc biệt là đối với các Đoàn thanh tra và Thanh tra viên đang trực tiếp thực thi công vụ, chấn chỉnh kịp thời những việc làm sai quy định về nghiệp vụ. Giải đáp và chỉ đạo giải quyết kịp thời những yêu cầu, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của các tổ chức Thanh tra. Đặc biệt là những vấn đề họ đang vướng mắc trong khi thực hiện các cuộc thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đẩy mạnh việc tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động thanh tra, thông qua đó rút ra những vấn đề có tính phổ biến bổ sung cho nghiệp vụ thanh

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 74 SVTH: Phạm Văn Minh

tra. Tổ chức thường xuyên các cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức Thanh tra với nhau. Đưa những vấn đề về nghiệp vụ vào chương trình nghiên cứu khoa học thanh tra và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế.

3.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra

Thủ trưởng cơ quan thanh tra có vai trò quyết định chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra cùng cấp. Người trực tiếp thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan thanh tra đó. Vì vậy, để nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan thanh tra cần thiết phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ

truởng cơ quan thanh tra, mà đặc biệt là Chánh thanh tra. Với vai trò trách nhiệm của người quản lý, Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải làm tốt chức năng đầu mối, tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, điều hoà phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong ngành thanh tra và trong các cơ quan có chức năng kiểm tra, khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp.

Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, các cấp, Thủ trưởng các cơ quan,

đơn vị trong công tác quản lý, thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố

cáo và phòng, chống tham nhũng. Tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền và Thủ trưởng cơ

quan cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, tránh phát sinh “điểm nóng”. Đối với các vụ việc có quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp, lãnh đạo bộ, ngành giám sát, kiểm tra và đôn đốc cấp dưới tổ chức thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, dứt điểm. Quan tâm cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khắc phục thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài ở tất cả

các khâu tiến hành thanh tra trực tiếp, báo cáo và kết luận thanh tra nhằm tránh phiền hà cho cơ sở và đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác quản lý điều hành của chính quyền cùng cấp.

3.2.5. Tăng cường mối quan hệ, phối hợp hoạt động với các đơn vị chức năng

Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra: cán bộ, đảng viên và người

đứng đầu các cơ quan thanh tra cần nhận thức đúng về vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc phối hợp công tác công tác thanh tra. Phối hợp phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ

của các cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan. Quá trình phối hợp phải căn cứ vào nội dung, cơ sở pháp lý để xác định cơ quan nào chủ trì, cơ quan phối hợp. Trong đó, cần chú trọng việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xử lý các kết luận, kiến nghị thanh tra, đảm bảo xử lý các sai phạm kịp

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 75 SVTH: Phạm Văn Minh

thời, có như vậy thì hoạt động thanh tra mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật

3.2.6. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra, cần tạo các điều kiện về cơ

sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cán bộ trong hoạt động thanh tra. Việc bổ sung cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra giúp cho các cán bộ, thanh tra viên có điều kiện làm việc tốt hơn, hoàn thành nhiệm vụ công tác đúng thời gian với chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó cần tập huấn, bổ sung các kiến thức, kỹ năng vận hành, khai thác, sử dụng các phương tiện được trang bị. nhìn chung trụ sở, phương tiện làm việc của thanh tra các cấp chưa ngang tầm với vai trò, chức năng nhiệm vụ cảu Đoàn thanh tra. Việc quản lý mua sắm trang thiết bị hiện nay còn cứng nhắc do các quy định về

quản lý tài chính chưa phù hợp, không căn cứ vào hoạt động đặc thù của công tác thanh tra. Vì vậy các cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương cần được hỗ trợ kinh phí

để hiện đại háo trang thiết bị làm việc, xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất cơ quan, có thể

nghiên cứu mô hình của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát để vận dụng.

3.2.7. Xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực của thanh tra viên

Khi Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên có vi phạm trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra thì phải được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Những cán bộ, thanh tra viên không hoàn thành nhiệm vụ trong các cuộc thành tra chưa đến mức xử lý cần phải được xem xét các danh hiệu thi đua, xếp loại cán bộ công chức hàng năm cũng như việc đề bạt, bổ nhiệm và tái bổ nhiệm các chức danh nhất là chức danh Thanh tra viên.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 76 SVTH: Phạm Văn Minh

KT LUN

Hoạt động thanh tra nói chung đang đi vào thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước như một công cụ hửu hiệu giúp cho cơ quan nhà nước có cơ sởđể đưa ra nhưng cơ chế, chính sách nhằm ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Để tiến hành một cuộc thanh tra phải trải qua ba giai đoạn: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra.

Trong quá trình chuẩn bị thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải phối hợp với người ra quyết định thanh tra để ban hành Kế hoạch thanh tra. Trưởng đoàn có trách nhiệm xây dựng, trình Người ra quyết định ký ban hành Kế hoạch. Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng phải xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra chuẩn bị các thông tin, tài liệu phục vụ việc báo cáo trong quá trình tiến hành thanh tra.

Trong giai đoạn tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải làm việc với cơ quan, tổ

chức, cá nhân là đối tượng thanh tra để công bố quyết định thanh tra, nếu mời đại diện cơ

quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải phối hợp để thực hiện việc công bố.

Khi tiến hành thanh tra, đối tượng thanh tra phải báo cáo trực tiếp với Đoàn thanh tra về những nội dung thanh tra theo đề cương khi được yêu cầu; quá trình thu thập, kiểm tra, xác minh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện yêu cầu của

Đoàn thanh tra, nhất là việc cung cấp các thông tin, tài liệu để làm rõ các nội dung quan trọng cần thanh tra.

Kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra biết. Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra, tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Đoàn thanh tra vào dự thảo Báo cáo. Khi được giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình người ra quyết

định. Đoàn thanh tra phải làm rõ các nội dung khi được người ra quyết định yêu cầu và

đối tượng thanh tra có quyền giải trình những vấn đề mà mình cho là chưa đúng hoặc chưa hợp lý.

Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc công bố kết luận thanh tra và nghiêm chỉnh thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra. Riêng đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp các thông tin mà mình biết được cho Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 77 SVTH: Phạm Văn Minh

trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ việc cơ

quan thanh tra biết.

Cả ba bước đều quan trọng, tuy nhiên xét về thời gian cũng như quy mô thì chúng ta thấy bước tiến hành thanh tra có ý nghĩa rất to lớn quyết định thành công một cuộc thanh tra. Quá tình tìm hiểu và phân tích bước tiến hành thanh tra chúng ta thấy thực tế vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập. Vì vậy, trong tương lai chúng ta cần ban hành một số

văn bản nhằm để hạn chế những khó khăn, bất cập đó. Nếu công tác thanh tra được thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và hạn chế những tiêu cực trong xã hội hiện nay.

Trong tổ chức đoàn thanh tra phải lựa chọn cán bộ thanh tra có năng lực phù hợp với nội dung thanh tra, sát hợp với nội dung, thời gian thanh tra. Tổ chức các đoàn thanh tra phải có tính khoa học, có thành phần, số luợng hợp lý. Trong chỉđạo, điều hành đoàn thanh tra phải luôn nắm bắt kịp thời, thông tin, diễn biến cuộc thanh tra. Xác định rõ trách nhiệm của từng đoàn viên thanh tra cũng như vai trò của lãnh đạo cơ quan thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ những nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu

để tập trung chỉđạo, đảm bảo ngắn gọn, chính xác.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 78 SVTH: Phạm Văn Minh

MỤC LỤC

Lời nói đầu ... 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH ... 3

1.1. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra ... 3

1.1.1. Khái niệm thanh tra ... 3

1.1.2. Khái niệm thanh tra hành chính ... 4

1.2.3. Khái niệm quy trình thanh tra hành chính...5

1.2. Các vấn đề chung về hoạt động thanh tra hành chính ... 6

1.2.1. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra hành chính ... 6

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 74)