Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanhtra

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 30)

Kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra là thể hiện phương án để Đoàn thanh tra triển khai lực lượng thực hiện quyết định. Đồng thời, nó là căn cứ để người ra quyết định thanh tra kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện hoạt động thanh tra. Sau khi thu thập thông tin, tài liệu, Trưởng đoàn tập hợp lại thành hồ sơ của vụ việc. Sau đó, Đoàn thanh tra họp và nghiên cứu kỹ quyết định thanh tra, xử lý tốt các thông tin thu thập được, và xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra. Kế hoạch phải cụ thể hóa mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, những trọng tâm và trọng điểm, bố trí lực lượng tiến hành và phương pháp tiến hành, chế độ báo cáo, thời hạn kết thúc, kinh phí, phương tiện vật chất cho cuộc thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra là tài liệu nội bộ của Đoàn thanh tra(11). Nội dung của kế

hoạch thanh tra như sau:

Phần mở đầu: tóm tắt nội dung của quyết định thanh tra. Nêu một số đặc điểm của

đơn vị liên quan tới cuộc thanh tra.

Phần thứ hai: phân bố thời gian hợp lý cho cuộc thanh tra bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành và thời gian kết thúc.

Phần trọng tâm: phân chia lực lượng thực hiện nhiệm vụ.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 29 SVTH: Phạm Văn Minh

Lực lượng của Đoàn là cán bộ, thanh tra viên có nghiệp vụ được trưng dụng vào

Đoàn thanh tra (không phải là những có quan hệ nghiệp vụ và quan hệ tình cảm đối với

đối tượng thanh tra và Đoàn thanh tra). Dự kiến kế hoạch tài chính cho Đoàn.

Chuẩn bị cơ sở vật chất tài chính, các thủ tục hành chính, các văn bản liên quan đến cuộc thanh tra.

Phân công lực lượng phải ưu tiên cho những trọng tâm, trọng điểm để hoàn thành nhiệm vụ theo tiến độ đã đề ra. Đối với những cuộc thanh tra phức tạp thì cần xây dựng hai kế hoạch thanh tra bao gồm kế hoạch thanh tra và kế hoạch phối hợp thanh tra.

Trong kế hoạch tiến hành thanh tra phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra và các biện pháp xử lý như tài liệu để xem xét không đủ, cán bộ nhân viên liên quan đến cuộc thanh tra ốm đau hoặc đi công tác dài ngày, đối tượng thanh tra có thể có những hành vi

đối phó chống lại hoạt động thanh tra,v.v... Mục đích là đảm bảo cho hoạt động thanh tra

đạt hiệu quả cao nhất. Công việc chuẩn bị càng cụ thể, chu đáo thì hiệu quả thực hiện hoạt động càng cao. Công việc này bao gồm kiểm tra hoàn tất các thủ tục hành chính,

điều kiện vật chất, phương tiện, tài liệu cần thiết và tập huấn nghiệp vụ để chuẩn bị tiến hành hoạt động thanh tra.

Dù kế hoạch thanh tra có kỷ tới đâu đi chăng nữa thì trong quá trình thanh tra cũng phát sinh những vấn đề ngoài ý nuốn. Do vậy, Trưởng đoàn thanh tra cần phải nhạy bén, nắm bắt tình hình kịp thời, báo cáo người ra quyết cho định thanh tra điều chỉnh kế hoạch thích hợp.

Sau khi dự thảo luận kế hoạch thanh tra được xây dựng, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm họp Đoàn thanh tra để thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra và trình người ra quyết định xem xét, phê duyệt. Nội dung cần thảo luận bao gồm mục đích yêu cầu nội dung của cuộc thanh tra. Trình tự các bước tiến hành thanh tra và phương pháp cụ

thể tiến hành thanh tra. Trách nhiệm cụ thể của mỗi người được phân công. Nguyên tắc, mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân trong công tác.

Yêu cầu đặt ra là mọi người phải nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ

chung cũng như nhiệm vụ riêng của từng bộ phận và cá nhân. Đồng thời qua đó, mỗi thành viên có những góp ý bổ sung, hoàn chỉnh bản kế hoạch thanh tra của Đoàn. Những ý kiến khác nhau phải được báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét trước khi phê duyệt. Nếu kế hoạch được phê duyệt thì kế hoạch đó được triển khai thực hiện. Nếu kế

hoạch chưa đạt yêu cầu thì Đoàn thanh tra phải bổ sung theo sự góp ý của người ra quyết

định thanh tra rồi mới trình phê duyệt và triển khai thực hiện.

Đặc thù của thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 30 SVTH: Phạm Văn Minh

pháp luật, nhiện vụ, quyền hạn được giao nên nhiệm vụ thanh tra thường rất đa dạng. Trong khi đó, thành phần tham gia Đoàn thanh tra còn bao gồm cán bộ có trình độ khác nhau, thuộc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị ngành khác nhau. Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ, sau khi kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra

được phê duyệt, Trưởng đoàn tổ chức họp Đoàn để quán triệt kế hoạch thanh tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Đoàn nhằm mục đích thống nhất quan điểm, phương pháp và cách thức tiến hành.

Khi cần thiết nên tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra. Đây là vấn đề

cần tiến hành nghiêm túc, vì nó giúp cho thành viên Đoàn thanh tra bổ sung thêm kiến thức về cơ chế quản lý, căn cứ pháp luật có liên quan đến nội dung thanh tra. Khi tập huấn nghiệp vụ Trưởng đoàn thành tra cần soạn thảo tài liệu tập huấn nghiệp vụ. Nội dung của tập huấn là quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung quyết định thanh tra và kế

hoạch tiến hành thanh tra. Nghiên cứu các chính sách pháp luật, cơ chế quản lý các lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra. Tìm hiểu tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra về nội dung được thanh tra. Các vấn đề khác (nếu có).

Căn cứ kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo các thành viên

Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phân công và báo cáo với Trưởng

đoàn thanh tra. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định, nhưng không quá 05 ngày kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp, đột xuất thì thời hạn không quá 03 ngày.

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 30)