Thực hiện kết luận thanhtra

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 52)

Đây là công việc rất quan trọng, bởi lẽ hoạt động thanh tra thực sự chỉ có ý nghĩa khi quyết định xử lý vụ việc thanh tra được đảm bảo trên thực tế. Nếu cuộc thanh tra chỉ

dừng ở mức độ phát hiện sai phạm và kiến nghị thôi thì hiệu quả của cuộc thanh tra rất hạn chế, không có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Do đó cần tăng cuờng công tác chỉđạo điều hành tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Các biện pháp xử lý hoặc yêu cầu, kiến nghị phải ghi rõ nội dung, thời hạn, đối tượng thực hiện.

Luật thanh tra 2010 đã bổ sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra. Đây thực sự là điểm mới rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu thực hiện, đảm bảo trật tự kỷ cương trong thực hiện kết luận thanh tra. Trong thực tiễn công tác thanh tra thì sau khi có kết luận thanh tra việc xem xét, xử lý thuộc trách nhiệm và tuỳ thuộc vào quan điểm, ý chí của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nhiều kết luận thanh tra được xử lý kịp thời, người có hành vi vi phạm bị xử lý nghiêm minh, những sơ hở, yếu kém được sửa chữa, khắc phục nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó có không ít trường hợp đã có kết luận song chưa có ý kiến chỉ đạo để xử lý ngay đối với các hành vi vi phạm hay việc xử lý không đầy đủ, thiếu nghiêm minh đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm. Tình trạng đó đã và đang ảnh hưởng lớn

đến hiệu lực, hiệu quả thanh tra, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước. Để khắc phục vấn đề

này Điều 40 Luật thanh tra 2010 quy định rõ: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra. Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế. Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Xử lý vấn đề khác

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 51 SVTH: Phạm Văn Minh thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra”. Đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân, cơ quan có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Sau đó, họ phải báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó trước pháp luật. Trong trường hợp, họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý đúng như quy định của pháp luật.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cơ quan ra quyết định xử lý về thanh tra phải công khai với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức hữu quan về nội dung các biện pháp xử lý, yêu cầu, kiến nghị. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cơ quan, tổ

chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm chỉnh kết luận thanh tra, quyết định thanh tra.

Trong trường hợp, đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, kịp thời thì Thủ trưởng cơ quan áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm. Trên cơ sở những quy định của Luật thanh tra 2010, Nghịđịnh 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thanh tra đã tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ nội dung, phạm vi trách nhiệm của

đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Thủ truởng cơ quan quản lý

đối tượng thanh tra, v.v…Việc cụ thể hóa những nội dung này làm tiền đề, cơ sở quan trọng để áp dụng các quy định về thực hiện kết luận thanh tra trên thực tếđạt kết quả cao. Việc xử lý bằng các quy định pháp luật chỉ nên sử dụng khi vi phạm của đối tượng gây

ảnh hưởng lớn đến lợi ích cá nhân, tổ chức, xã hội cần xử lý mang tính răn đe. Để phát huy hiệu lực, hiệu quả của cuộc thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra cần giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy chế của Tổng Thanh tra và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trong một quá trình thanh tra. Báo cáo kết quả cuộc thanh tra lên cấp trên theo quy định của pháp luật. Quyết định các biện pháp tuyên truyền, giáo dục

để nâng cao hiệu quả của cuộc thanh tra.

Đồng thời phải biết khen thưởng đúng lúc những người có thành tích trong hoạt

động thanh tra. Công tác khen thưởng những người có thành tích trong hoạt động cần luôn được quán triệt thực hiện tốt, không chỉ đối với thành viên đoàn thanh tra mà còn cả

những người có liên quan nếu có thái độ hợp tác tốt, cung cấp thông tin tư liệu quý giá cho Đoàn thanh tra. Đây là phần thưởng có tác dụng khích lệ vật chất và tinh thần kịp thời người có đóng góp xứng đáng. Đây là sự ghi nhận công khai, xác đáng của Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra đối với họ. Nội dung quan trọng này không chỉ

trong giai đoạn kết thúc thanh tra và còn cả sau thanh tra. Nhìn chung yếu tố tuyên truyền, giáo dục được xem là căn bản, mang tính phản ánh đúng đắn tôn chỉ của hoạt

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 52 SVTH: Phạm Văn Minh

động thanh tra, đề cao việc uôn nắm, giáo dục kịp thời để khắc phục sai sót, vi phạm. Ra quyết định xử lý thuộc thẩm quyền đối với những vấn đề Đoàn thanh tra đã phát hiện. Quyết định chuyển hồ sơ những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra xem xét để khởi tố hình sự. Trong quá trình thanh tra hoặc khi kết thúc thanh tra, cơ

quan thực hiện chức năng thanh tra "phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 05 ngày"(29)

, kể từ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định thanh tra phải chuyển hồ sơ vụ việc và bản kiến nghị khởi tốđến cơ quan điều tra để xem xét khởi tố vụ án hình sự.

Hồ sơ chuyển cho Cơ quan điều tra là các bản sao có chữ ký đóng dấu xác nhận sao y bản chính của cơ quan thanh tra. Cơ quan thanh tra giữ lại bản gốc. Khi bản giao phải lập biên bản và có chử ký của các bên. Đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền biết. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và bản kiến nghị khởi tố do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến. Trường hợp vụ

việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh ở nhiều nơi thì thời hạn trả

lời có thể dài hơn, nhưng không quá 60 ngày. Quá thời hạn này, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra không nhận được thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý của cơ quan

điều tra thì có quyền kiến nghị với Viện Kiểm sát cùng cấp để xem xét, giải quyết. Trong trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Viện Kiểm sát thì cơ quan thực hiện chức năng thanh tra kiến nghị với Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp để

chỉ đạo, giải quyết. Ngoài ra, để tăng cường trách nhiệm, ràng buộc nghĩa vụ và xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm của người có trách nhiệm, Khoản 2, Điều 40, Luật thanh tra 2010 cũng quy định rõ: “Người có trách nhiệm xử lý kết luận thanh tra mà không xử lý hoặc xử lý không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật”. Quy định này thể hiện nguyên tắc sự công bằng và tăng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thanh tra, nếu đã vi phạm thì bị xử lý như nhau theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trách nhiệm xử lý và chỉđạo thực hiện kết luận thanh tra trước hết thuộc về Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền phải xử lý ngay, nhất là việc xử lý những sai phạm về kinh tế. Với những nội dung vượt quá thẩm quyền thì phải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, bảo đảm cho các nội dung đã

được kết luận phải tổ chức thi hành đầy đủ, những sai phạm được xử lý kịp thời, nghiêm minh, góp phần nâng cao hiệu lực thanh tra, hiệu quả quản lý nhà nước.

(29)

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 53 SVTH: Phạm Văn Minh 2.2.4.2. Đánh giá kết quả thanh tra và rút kinh nghiệm

Vấn đề rút kinh nghiệm trong quá trình thanh tra là một nội dung quan trọng trong công tác của cơ quan thanh tra. Do vậy, nó phải được thực hiện thường xuyên sau mỗi cuộc thanh tra. Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ

chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. Họp kiểm điểm theo sự phân công ban đầu. Trưởng đoàn phải biết phân tích hoạt động của bản thân và từng thành viên trong đoàn. Sau đó, rút kinh nghiệm cho các cuộc thanh tra tiếp theo. Hình thức buổi họp cần gọn, nhẹ, vui vẻ cảm thông trong tình đồng nghiệp.

Điều 38, Thông tư 05/2010/TT-TTCP, ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, “Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra”. Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ

chức họp để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động Đoàn thanh tra và bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tham gia Đoàn thanh tra rất ít được quan tâm.

Đối với việc họp tổng kết rút kinh nghiệm, hầu hết các Đoàn thanh tra ít tổ chức họp sau khi có kết luận thanh tra, việc tổ chức họp Đoàn thanh tra gặp một số khó khăn do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan. Từ đó dẫn đến tình trạng, Trưởng đoàn thanh tra không có báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về

hoạt động của Đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ

trì cuộc thanh tra theo pháp luật quy định. Trên thực tế, do Đoàn thanh tra ít tổ chức họp

để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định do Thanh tra Chính phủ ban hành. Từđó chưa đánh giá được những mặt thuận lợi, khó khăn của từng

Đoàn thanh tra, chưa đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót, khó khăn (nếu có), cũng như chưa phát huy tính tích cực của các Đoàn thanh tra. Do đó, nó ảnh hưởng đến việc rút kinh nghiệm và bình bầu, đề nghị khen thưởng đối với các Đoàn thanh tra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các cá nhân có thành tích đóng góp qua hoạt động thanh tra. Có thể

thấy, việc họp tổng kết rút kinh nghiệm qua thanh tra là rất quan trọng. Trưởng Đoàn thanh tra cần phải xác định việc tổ chức họp rút kinh nghiệm là cần thiết, không nên phân biệt tính chất của từng Đoàn thanh tra (diện rộng, kế hoạch, đột xuất), họp tổng kết rút kinh nghiệm sau khi có kết luận thanh tra là một trong những quy trình bắt buộc, Trưởng

Đoàn thanh tra phải thực hiện nghiêm túc và tuân thủ theo quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

Khi đánh giá kết quả thanh tra cần chú ý đánh giá kết quả thanh tra so với mục

đích, yêu cầu cuộc thanh tra. Mỗi hoạt động thanh tra cụ thể có những mục đích, yêu cầu phù hợp với đặc điểm, tính chất của cuộc thanh tra đó. Khi đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, cơ quan, người có thẩm quyền nhất thiết phải xem lại một cách kỷ lưỡng mục

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 54 SVTH: Phạm Văn Minh

hoạt động thanh tra với mục đích, yêu cầu được đề ra đó và xác định xem mục đích, yêu cầu đề ra có đạt được hay không, đạt được như thế nào, bao nhiêu phần trăm và nguyên nhân của việc không đạt được mục đích đề ra là gì. Từđó có cách đánh giá khách quan, thực tế kết quả hoạt động thanh tra.

Kết quả hoạt động thanh tra còn phụ thuộc một phần vào năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Vì vậy, đánh giá kết quả hoạt động thanh tra giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá được năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra để

có biện pháp thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức này. Thực hiện vấn đề này chính là nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.

Qua đánh giá kết quả thanh tra sẽ rút ra nhiều bài học quý giá từ cuộc thanh tra. Nếu kết quả của hoạt động thanh tra đạt chất lượng và hiệu quả thì đó được coi là một kinh nghiệm tốt cần được tiếp tục phát huy. Còn nếu kết quả của hoạt động thanh tra không

đạt chất lượng và hiệu quả thì cần rút kinh nghiệm, khắc phục những việc chưa thực hiện

được. Thực hiện những điều này để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Thông qua đó, người lãnh đạo Đoàn thanh tra cũng như các thành viên của Đoàn có những kiến nghị, đề xuất

để hoàn thiện hơn quy trình cũng như phương pháp tiến hành thanh tra trên thực tiễn công tác của ngành.

Công tác tổng kết và rút kinh nghiệm có liên quan mật thiết với nhau. Chỉ có tổng kết, tổng hợp đầy đủ, đánh giá đúng những ưu khuyết điểm của công tác thanh tra mới rút ra được kinh nghiệm tốt trong chỉ đạo điều hành của cơ quan thanh tra nhà nước, của

đoàn thanh tra trên cơ sở chứng cứ xác thực, đối chiếu với quy định của Nhà nước. Đó còn là biện pháp để nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho cán bộ, thanh tra viên. Kết thúc việc tổng kết hoạt động của đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.

Một phần của tài liệu quy trình thanh tra hành chính lý luận và thực tiễn (Trang 52)