Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra: cán bộ, đảng viên và người
đứng đầu các cơ quan thanh tra cần nhận thức đúng về vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc phối hợp công tác công tác thanh tra. Phối hợp phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan. Quá trình phối hợp phải căn cứ vào nội dung, cơ sở pháp lý để xác định cơ quan nào chủ trì, cơ quan phối hợp. Trong đó, cần chú trọng việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xử lý các kết luận, kiến nghị thanh tra, đảm bảo xử lý các sai phạm kịp
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 75 SVTH: Phạm Văn Minh
thời, có như vậy thì hoạt động thanh tra mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật
3.2.6. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra, cần tạo các điều kiện về cơ
sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cán bộ trong hoạt động thanh tra. Việc bổ sung cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra giúp cho các cán bộ, thanh tra viên có điều kiện làm việc tốt hơn, hoàn thành nhiệm vụ công tác đúng thời gian với chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó cần tập huấn, bổ sung các kiến thức, kỹ năng vận hành, khai thác, sử dụng các phương tiện được trang bị. nhìn chung trụ sở, phương tiện làm việc của thanh tra các cấp chưa ngang tầm với vai trò, chức năng nhiệm vụ cảu Đoàn thanh tra. Việc quản lý mua sắm trang thiết bị hiện nay còn cứng nhắc do các quy định về
quản lý tài chính chưa phù hợp, không căn cứ vào hoạt động đặc thù của công tác thanh tra. Vì vậy các cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương cần được hỗ trợ kinh phí
để hiện đại háo trang thiết bị làm việc, xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất cơ quan, có thể
nghiên cứu mô hình của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát để vận dụng.
3.2.7. Xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực của thanh tra viên
Khi Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên có vi phạm trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra thì phải được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Những cán bộ, thanh tra viên không hoàn thành nhiệm vụ trong các cuộc thành tra chưa đến mức xử lý cần phải được xem xét các danh hiệu thi đua, xếp loại cán bộ công chức hàng năm cũng như việc đề bạt, bổ nhiệm và tái bổ nhiệm các chức danh nhất là chức danh Thanh tra viên.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 76 SVTH: Phạm Văn Minh
KẾT LUẬN
Hoạt động thanh tra nói chung đang đi vào thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước như một công cụ hửu hiệu giúp cho cơ quan nhà nước có cơ sởđể đưa ra nhưng cơ chế, chính sách nhằm ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Để tiến hành một cuộc thanh tra phải trải qua ba giai đoạn: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra.
Trong quá trình chuẩn bị thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải phối hợp với người ra quyết định thanh tra để ban hành Kế hoạch thanh tra. Trưởng đoàn có trách nhiệm xây dựng, trình Người ra quyết định ký ban hành Kế hoạch. Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng phải xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra chuẩn bị các thông tin, tài liệu phục vụ việc báo cáo trong quá trình tiến hành thanh tra.
Trong giai đoạn tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải làm việc với cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra để công bố quyết định thanh tra, nếu mời đại diện cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải phối hợp để thực hiện việc công bố.
Khi tiến hành thanh tra, đối tượng thanh tra phải báo cáo trực tiếp với Đoàn thanh tra về những nội dung thanh tra theo đề cương khi được yêu cầu; quá trình thu thập, kiểm tra, xác minh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện yêu cầu của
Đoàn thanh tra, nhất là việc cung cấp các thông tin, tài liệu để làm rõ các nội dung quan trọng cần thanh tra.
Kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra biết. Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra, tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Đoàn thanh tra vào dự thảo Báo cáo. Khi được giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình người ra quyết
định. Đoàn thanh tra phải làm rõ các nội dung khi được người ra quyết định yêu cầu và
đối tượng thanh tra có quyền giải trình những vấn đề mà mình cho là chưa đúng hoặc chưa hợp lý.
Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc công bố kết luận thanh tra và nghiêm chỉnh thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra. Riêng đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp các thông tin mà mình biết được cho Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 77 SVTH: Phạm Văn Minh
trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ việc cơ
quan thanh tra biết.
Cả ba bước đều quan trọng, tuy nhiên xét về thời gian cũng như quy mô thì chúng ta thấy bước tiến hành thanh tra có ý nghĩa rất to lớn quyết định thành công một cuộc thanh tra. Quá tình tìm hiểu và phân tích bước tiến hành thanh tra chúng ta thấy thực tế vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập. Vì vậy, trong tương lai chúng ta cần ban hành một số
văn bản nhằm để hạn chế những khó khăn, bất cập đó. Nếu công tác thanh tra được thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và hạn chế những tiêu cực trong xã hội hiện nay.
Trong tổ chức đoàn thanh tra phải lựa chọn cán bộ thanh tra có năng lực phù hợp với nội dung thanh tra, sát hợp với nội dung, thời gian thanh tra. Tổ chức các đoàn thanh tra phải có tính khoa học, có thành phần, số luợng hợp lý. Trong chỉđạo, điều hành đoàn thanh tra phải luôn nắm bắt kịp thời, thông tin, diễn biến cuộc thanh tra. Xác định rõ trách nhiệm của từng đoàn viên thanh tra cũng như vai trò của lãnh đạo cơ quan thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ những nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu
để tập trung chỉđạo, đảm bảo ngắn gọn, chính xác.
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 78 SVTH: Phạm Văn Minh
MỤC LỤC
Lời nói đầu ... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH ... 3
1.1. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra ... 3
1.1.1. Khái niệm thanh tra ... 3
1.1.2. Khái niệm thanh tra hành chính ... 4
1.2.3. Khái niệm quy trình thanh tra hành chính...5
1.2. Các vấn đề chung về hoạt động thanh tra hành chính ... 6
1.2.1. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra hành chính ... 6
1.2.2. Nội dung, đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính ... 6
1.2.3. Nguyên tắc tiến hành thanh tra hành chính ... 7
1.2.5. Nhiệm vụ quyền hạn của những người tiến hành thanh tra ... 13
1.2.6. Nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra ... 16
1.3. Khái quát chung về quy trình thanh tra hành chính ... 17
1.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy trình thanh tra ... 17
1.3.2. Quy định của pháp luật hiện nay về quy trình thanh tra hành chính ... 19
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH ... 22
2.1. Quy trình tiến hành cuộc thanh tra hành chính theo quy định hiện hành ... 22
2.1.1. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiến hành thanh tra ... 22
2.1.1.1. Xác định các vấn đề trọng tâm trong thanh tra hành chính ... 22
2.1.1.2.Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra .... 23
2.1.1.3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra ... 28
2.1.1.4. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo ... 30
2.2.2. Tổ chức thực hiện thanh tra ... 31
2.2.2.1. Gửi và công bố quyết định thanh tra ... 32
2.2.2.2. Thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra ... 33
2.2.3. Kết thúc thanh tra ... 41
2.2.3.1. Kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra ... 42
2.2.3.2. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra ... 42
2.2.3.3. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra ... 46
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung 79 SVTH: Phạm Văn Minh
2.2.4. Công tác sau thanh tra ... 50
2.2.4.1. Thực hiện kết luận thanh tra ... 50
2.2.4.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thanh tra hành chính ... 54
2.2.4.4. Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra ... 56
2.2. Sơđồ thanh tra hành chính theo thẩm quyền ... 57
2.2.2. Đối với Đoàn thanh tra ... 57
2.2.2. Đối với Đoàn thanh tra ... 58
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH CỦA THANH TRA TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY ... 59
3.1. Thực trạng việc thực hiện quy trình thanh tra hành chính của thanh tra tỉnh Đồng Tháp hiện nay ... 59
3.1.1. Khái quát chung về Tỉnh Đồng Tháp ... 59
3.1.1.1. Vềđịa lý, điều kiện kinh tế xã hội ... 59
3.1.1.3. Sơ lược về thanh tra tranh tỉnh Đồng Tháp ... 61
3.1.2. Thực trạng thực hiện quy trình thanh tra hành chính tại tỉnh Đồng tháp ... 66
3.1.2.1. Thực trạng ... 66
3.1.2.1. Đánh giá thực trạng ... 69
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính theo quy định hiện hành ... 71
3.2.1. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra ... 71
3.2.2. Tuyển chọn cán bộ có tâm huyết, kinh nghiệm, năng lực. ... 72
3.2.3. Phổ biến quy trình và phương pháp mới cho cá`c tổ chức thanh tra ... 73
3.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thanh tra ... 74
3.2.5. Tăng cường mối quan hệ, phối hợp hoạt động với các đơn vị chức năng ... 74
3.2.6. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra... 75
3.2.7. Xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực của thanh tra viên ... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003. 2. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004. 3. Luật Thanh tra năm 2010.
4. Luật Khiếu nại năm 2011. 5. Luật Tố cáo năm 2011.
6. Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một sốđiều của Luật Thanh tra năm 2010.
7. Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình thanh tra (hết hiệu lực ngày 31/11/2014).
9. Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2104 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra (có hiệu lực ngày 1/12/2014).
10. Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
11. Quyết định số 2278/2007/TTCP ngày 24/10/2007 của Tổng thanh tra Chính phủ 12. Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra Chính
phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo.
13. Quyết định số 2742/2009/QĐ-UBND ngày 14/8/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh.
14. Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
15. Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 04/6/2014 về tổ chức lại các Phòng thuộc Thanh tra tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp.
Các văn bản hành chính
1. Báo cáo số 126/BC-TTr ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp về báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2012.
2. Báo cáo số 111/BC-TTr, ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp vềđánh giá hoạt động của các Đoàn thanh tra hành chính trong năm 2013. 3. Báo cáo số 138/BC-TTr ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Thanh tra tỉnh Đồng
Tháp về báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2013.
4. Báo cáo số 122/BC-TTr ngày 16 tháng 12 năm 2014 của thanh tra tỉnh Đồng Tháp về Tổng kết công tác thanh tra năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 của ngành Thanh tra.
5. Báo cáo số 54/BC/UBND ngày 15 tháng 4 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về kết quả giải quyết khó khăn về sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh.
Sách, báo, tạp chí
1. Cục thống kê Đồng Tháp (2012), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2011,
Đồng Tháp.
2. PGS.TS. Lê Thị Hương; TS. Nguyễn Thị Phượng: Tập bài giảng Lý luận và pháp luật về thanh tra, Nxb, Hà Nội, 2012.
3. Khoa luật, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
4. Một số văn kiện về công tác thanh tra: Huấn thị của Hồ Chủ Tịch về công tác thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc ngày 19/04/1957, tr 7- 10.
5. Nguyễn Ngọc Tản: Các biện pháp dảm bảo thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị và giải quyết về thanh tra, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, tr36.
6. Nguyễn Như Ý, Đại từđiển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, h.1998, Tr 1529. 7. Nguyễn Văn Kim, Vai trò của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành
chính, Nghiên cứu lập pháp, số 11, T6/2009, Tr. 17-22.
8. Võ Nguyễn Nam Trung, Lâm Bá Khánh Toàn, Tài liệu huớng dẫn học tập môn học Pháp luật về thanh tra, (lưu hành nội bộ), Cần Thơ, 11/2012.
9. Viện ngôn ngữ học, Từđiển tiếng Việt, Nxb TP.HCM, TP.HCM, 2002, Tr 838.
10. Trường Đại học Luật Hà Nội, từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công
an Nhân dân, h.1999, Tr 106.
11. Trần Minh Hương (chủ biên), Giáo trình công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 12. Trần Minh Hương, Nguyễn mạnh Hùng: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012.
13. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006.
14. TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Phần 1:Những vấn đề chung của Luật hành chính" Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2009, Tr 188. 15. Trần Đức Lượng, Báo cáo nghiên cứu, đề tài khoa học cấp bộ, Thu thập, xác
minh chứng cứ trong hoạt động thanh tra kinh tế của các tổ chức thanh tra nhà nước, h.1999, Tr 156.
Trang thông tin điện tử
1. Viện khoa học thanh tra, Vai trò của hoạt động thanh tra hành chính trong hoàn thiện thể chế kinh tế ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Nga,
http://www.giri.ac.vn/vai-tro-cua-hoat-dong-thanh-tra-hanh-chinh-trong-hoan- thien-the-che-kinh-te-o-viet-nam_t104c2714n1790tn.aspx, Truy cập ngày 26/03/2014.
2. Bao thanh tra, Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, Lê Nguyên