Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
1,14 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)
Hệ đào tạo: Chính quy
Đề tài:
VĂN HÓA CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH- LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ths. Võ Duy Nam
Phan Bích Liễu
Bộ môn Luật Hành Chính
MSSV: S120039
Lớp: Luật văn bằng 2 ĐT
Cần Thơ, Tháng 10 Năm 2014
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ .........................................4
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG SỞ ................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm chung về công sở ...................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của công sở ................................................................................................ 5
1.2. KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CÔNG SỞ ..............................................6
1.2.1. Khái niệm văn hóa ...................................................................................................... 6
1.2.2. Khái niệm văn hóa công sở ........................................................................................ 7
1.2.3. Biểu hiện của văn hóa công sở................................................................................... 8
1.2.4. Khái quát văn hóa công sở của một số nƣớc trên thế giới ........................................ 9
1.3. VAI TRÕ, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN VĂN HÓA
CÔNG SỞ ......................................................................................................................... 12
1.3.1. Vai trò của văn hóa công sở ..................................................................................... 12
1.3.2. Mục đích của việc thực hiện văn hóa công sở ......................................................... 12
1.3.2. Ý nghĩa của văn hóa công sở ................................................................................... 14
1.4. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ
............................................................................................................................................14
1.4.1 Yêu cầu thực hiện quy chế văn hóa công sở ......................................................... 14
1.4.2. Nguyên tắc thực hiện quy chế văn hóa công sở ...................................................... 15
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC .............................................................................17
2.1. QUY ĐỊNH VỀ BÀY TRÍ CÔNG SỞ .....................................................................17
2.1.1. Quốc huy, quốc kỳ.................................................................................................... 17
2.1.2. Bài trí khuôn viên công sở ....................................................................................... 19
2.2. TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ........................... 24
2.2.1. Trang phục ................................................................................................................ 24
2.2.2. Lễ phục ..................................................................................................................... 27
2.2.3. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức............................................................................ 28
2.3. GIAO TIẾP ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ ..................................................................30
2.3.1. Giao tiếp trong hoạt động công vụ........................................................................... 30
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
2.3.2. Giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức trong nội bộ cơ quan, tổ chức ........... 31
2.3.3. Giao tiếp với nhân dân ............................................................................................. 34
2.3.4. Giao tiếp qua điện thoại ........................................................................................... 36
2.4. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TẠI CÔNG SỞ .............................................................. 37
2.4.1. Hành vi hút thuốc lá trong phòng làm việc ............................................................. 37
2.4.2. Hành vi sử dụng đồ uống có cồn tại công sở........................................................... 37
2.4.3. Hành vi Quảng cáo thƣơng mại tại công sở ............................................................ 38
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VĂN
HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC ....................... 39
3.1. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƢỚC...................................................................................................................... 39
3.1.1. Tổng quan về văn hóa công sở trƣớc khi chính phủ ban hành quy chế văn hóa
công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ................................................................... 39
3.1.2. Mặt tích cực về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ................ 41
3.1.3. Mặt hạn chế về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ................ 43
3.2. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC .......................................................................................... 47
3.2.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................................................... 47
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................................. 48
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC .............................................................................50
3.3.1. Nâng cao nhận thức về văn hóa công sở ................................................................. 50
3.3.2. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn hoá công
sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ............................................................................ 50
3.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán bộ,
công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc. ............................................ 51
3.3.4. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dƣỡng ........................................................... 53
3.3.5 Tăng cƣờng và phát huy hiệu quả công tác giám sát ............................................... 54
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ máy Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc thành lập với hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc từ
trung ƣơng đến địa phƣơng có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng với mục đích phục vụ và
mang lại lợi ích cho nhân dân. Nhằm đạt đƣợc mục đích này, ngày nay Nhà nƣớc đang
quan tâm thực hiện công cuộc cải cách hành chính, để góp phần vào việc thực hiện cải cách
hành chính có hiệu quả một trong những vấn đề quan trọng cần phải nói đến đó là văn hóa
công sở. Vì công sở là bộ mặt của Nhà nƣớc, của nhân dân, tại đó mọi phép tắc, luật lệ phải
đƣợc tuân thủ, không thể biến công sở thành sở hữu riêng để làm những điều có lợi, phục
vụ lợi ích riêng cuả cá nhân. Lâu nay văn hóa công sở của chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề
bất ổn, điều này thể hiện ở hai điểm: thứ nhất là bộ mặt công sở và thứ hai là cung cách
ứng xử của cán bộ công chức. Ở điểm thứ nhất về bộ mặt công sở, tình hình khá phổ biến
là một số công sở đƣợc xây dựng và bày trí chƣa đúng với quy định về tiêu chuẩn, định
mức trụ sở làm việc tại các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ xây dựng với diện tích vƣợt mức hoặc
thấp hơn tiêu chuẩn quy định, bày trí công sở theo ý kiến chủ quan của lãnh đạo cơ quan
nhƣ trang trí những món đồ đắc tiền, sang trọng nhƣng vẫn làm mất đi tính thẩm mỹ và
trang nhiêm của một công sở. Ở quan điểm thứ hai Ngƣời ta phiền lòng và thấy sự hạn chế
của văn hóa công sở chủ yếu là thái độ ứng xử của các cán bộ, công chức khi đến công sở
để liên hệ công việc. Thái độ nặng thì cửa quyền hách dịch, nhẹ thì hờ hững thiếu tận tâm.
Chính vì vậy để xây dựng và nâng cao chất lƣợng văn hóa công sở Thủ tƣớng chính phủ đã
ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 kèm theo Quy chế
Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc.
Xác định đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của Quy chế, các cơ quan hành chính đã
chủ động xây dựng Quy chế riêng cho cơ quan, đơn vị mình bƣớc đầu đã thu đƣợc những
kết quả khả quan, các hoạt động giao tiếp, ứng xử; bài trí khuôn viên, công sở; tình trạng
cán bộ, công chức đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ làm việc đã hạn chế và dần đi
vào nề nếp; chất lƣợng hiệu quả công tác đƣợc nâng lên, bộ mặt cơ quan đã thay đổi. Song
kết quả đó mới chỉ là bƣớc đầu, thiếu ổn định, thậm chí có những cơ quan, đơn vị chỉ xây
dựng Quy chế cho có nhƣng không triển khai thực hiện, hoặc thực hiện nửa vời, dẫn đến
chất lƣợng công tác thấp, không ít công sở diễn ra cảnh tƣợng nơi làm việc lộn xộn, đƣờng
đi, lối lại thiếu biển chỉ dẫn, xe cộ để lung tung; trong phòng làm việc vẫn còn tồn tại nhƣ
giấy tờ bề bộn, gạt tàn thuốc lá đầy có ngọn, đun nấu, ăn uống, đang mở máy lạnh, đông
ngƣời, kể cả có phụ nữ nam giới vẫn hút thuốc lá. Nghiêm trọng còn có hành vi: say rƣợu
bia trong giờ làm việc; sử dụng tuỳ tiện các tài sản công; trang phục của cán bộ, công chức
tuỳ vào sở thích; tác phong, thái độ khi tiếp dân không đúng mực. Một trong những nguyên
GVHD: Võ Duy Nam
1
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
nhân của tình trạng trên là do ý thức, thái độ thực hiện chƣa nghiêm túc của những công
chức đƣợc nhà nƣớc giao nhiệm vụ; bên cạnh đó là sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo một
số cơ quan, đơn vị chƣa sát sao, cụ thể; tính nể nang, thông cảm trong quan hệ hành chính
vẫn tồn tại; xây dựng Quy chế còn chung chung thiếu tính định hƣớng.
Vì những lý do trên và để thấy đƣợc nguyên nhân dẫn đến những hạn chế văn hóa
công sở tại các cơ quan hành chính nƣớc ta hiện nay từ đó tìm ra những giải pháp để giúp
cho việc thực hiện văn hóa công sở tốt hơn, ngƣời viết lựa chọn đề tài “ Văn hóa công sở
hành chính - Lý luận và thực tiễn” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Văn hóa công sở của nƣớc ta nói chung hiện nay còn nhiều hạn chế và yếu kém và
tùy vào hoàn cảnh điều kiện từng nơi, nhận thức của mỗi cán bộ công chức mà mỗi nơi
đều có những hạn chế và yếu kém nhất định về bộ mặt của văn hóa công sở cũng nhƣ vấn
đề về giao tiếp, ứng xử trong cơ quan Nhà nƣớc. Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề
văn hóa công sở cả về mặt lý luận và thực tiễn sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc thực tế vai trò và
tầm quan trọng của văn hóa công sở cũng nhƣ những mặt tích cực và hạn chế trong văn
hóa công sở cần nên tránh để từ đó có những giải pháp thích hợp xây dựng bộ mặt văn hóa
công sở phù hợp với quy định Nhà nƣớc ta hiện nay tạo nên một môi trƣờng làm việc thân
thiện có trật tự, một tâm lý thoải mái gần gũi khi ngƣời dân tiếp xúc với đội ngũ cán bộ,
công chức. Mang lại niềm tin cho nhân dân ta đối với Đảng với Nhà nƣớc.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài “ Văn hóa công sở hành chính-Lý luận và thực tiễn” chủ yếu nghiên cứu
xoay quanh vấn đề tìm hiểu lý luận về văn hóa công sở, thực tiễn văn hoá công sở tại một
số cơ quan hành chính nhà nƣớc và pháp luật hiện hành mà chủ yếu là Quyết định số
129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm thấy đƣợc thực trạng tìm
ra giải pháp để việc thực hiện văn hóa công sở có hiệu quả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở thực tiễn đƣa ra những luận chứng mang tính khoa
học pháp lý. Ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu, tổng hợp, phân tích,
đánh giá…
5. Cơ cấu của đề tài
Đề tài “Văn hóa công sở hành chính-Lý luận và thực tiễn” gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở
GVHD: Võ Duy Nam
2
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Quy định pháp luật về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nƣớc
Chƣơng 3:Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng văn hóa công sở tại các cơ
quan hành chính nhà nƣớc
GVHD: Võ Duy Nam
3
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG SỞ
1.1.1. Khái niệm chung về công sở
Trên phƣơng diện lịch sử, thuật ngữ “công sở” đƣợc sử dụng rỗng rãi ở Châu Âu từ
cuối thế kỷ thứ XVIII cùng với thuật ngữ “cơ quan”. Ở Việt Nam cũng tồn tại những quan
niệm khác nhau về “công sở” đồng nghĩa với “cơ quan”. Trên thực tế hai khái niệm “công
sở” và “cơ quan” tuy có chỗ tƣơng đồng về nội hàm nhƣng không hoàn toàn giống nhau,
không thể thay thế cho nhau trong mọi trƣờng hợp. Khái niệm cơ quan chủ yếu gắn liền
với quyền lực nhà nƣớc do luật định và các mối quan hệ quyền lực. Trong khi đó khái niệm
“công sở” còn gắn với cơ sở vật chất, địa điểm hoạt động của một cơ quan, nơi tổ chức
công việc tham mƣu phục vụ nhà nƣớc. Không thể nói đến công sở mà không nói đến vị trí
của nó trong một không gian xác định và các điều kiện vật chất khác. Hoạt động của một
cơ quan một tổ chức có thể diễn ra tại công sở nhƣng cũng có thể diễn ra ngoài công sở.
Còn khi nói đến hoạt động của công sở thì điều đó có nghĩa là nó phải diễn ra tại địa điểm
mà công sở đóng.
“Công sở” đƣợc xem xét ở hai góc độ rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, “công sở” để
chỉ một loại cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc đó là cơ quan quản lý nhà nƣớc hay cơ quan
hành chính nhà nƣớc, là những cơ quan công quyền, cơ quan thực hiện chức năng quản lý
bằng quyền lực công, tức là quyền lực nhà nƣớc (còn gọi là công sở hành chính). Theo
nghĩa này, “công sở” bao gồm các cơ quan Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân dân các cấp, các sở, phòng và trụ sở làm việc của những cơ quan này.
Theo nghĩa rộng, khái niệm “công sở” xuất phát từ sự phân định ranh giới giữa các
cơ quan, tổ chức hoạt động trong khu vực “công” nhằm mục đích phục vụ công cộng với
các tổ chức hoạt động trong khu vực “tƣ” là khu vực tƣ nhân nhằm phục vụ lợi ích cho
từng cá thể. Dƣới góc độ quản lý xã hội, “công sở” để chỉ các cơ quan, tổ chức là những
chủ thể cơ bản, quan trọng nhất có chức năng quản lý xã hội.
Xét trên ý nghĩa tổ chức Nhà nƣớc khái niệm công sở gần nghĩa với cơ quan trong
hệ thống bộ máy Nhà nƣớc. Từ đó có thể coi “công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của
Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập,
có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc
khuôn viên, trụ sở làm việc”1.
Từ phân tích trên, có thể hiểu: “Công sở là các tổ chức thực hiện cơ chế điều hành,
kiểm soát công việc của tổ chức, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công
1
Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 70, khoản 1
GVHD: Võ Duy Nam
4
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của tổ chức, nơi phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm
vụ đƣợc Nhà nƣớc, nhân dân giao phó là nơi tiếp nhận đề nghị, yêu cầu, khiếu nại của
dân”2.
1.1.2. Đặc điểm của công sở
Công sở thực hiện nhiệm vụ (thƣờng gọi là công việc) của khối gián tiếp, nhằm thực
hiện chức năng của tổ chức cơ quan. Ở đây cán bộ, công chức của bộ máy hành chính tham
gia vào các hoạt động chung nhƣ xây dựng văn bản, xử lý hồ sơ, thông tin tổ chức thực
hiện các quyết định hành chính…theo chức trách của mình và theo một quy chế nhất định.
Để thực hiện nhiệm vụ tại trụ sở phải có thiết bị cần thiết và phù hợp. Trong số các
thiết bị cần có, quan trọng nhất là các thiết bị thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho hoạt
động của công sở, nhằm đảm bảo thông tin cho quản lý. Làm việc trong các công sở là
công chức theo quy chế công cụ và lao động hợp đồng theo thỏa thuận. Nhìn chung công
sở hành chính có những nhiệm vụ chủ yếu dƣới đây:
- Quản lý công vụ theo pháp luật;
-Tổ chức, phối hợp công việc giữa các bộ phận của cơ quan;
- Tổ chức công tác thông tin trong cơ quan và giữa cơ quan với cơ quan khác;
- Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi công việc của cán bộ, công chức thuộc cơ quan
theo cơ chế chung và các quy chế khác do cơ quan đơn vị ban hành dựa trên các quy định
chung của nhà nƣớc;
- Tổ chức việc giao tiếp với dân, với các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc và các tổ
chức xã hội, làm đại diện cho nhà nƣớc để thực thi công vụ;
- Quản lý tài sản của cơ quan để sử dụng vào mục đích chung, quản lý ngân sách;
- Tham mƣu trong hoạt động, chính sách, xây dựng pháp luật, các quy chế, quyết
định cho cơ quan, tổ chức Nhà nƣớc có thẩm quyền
- Công sở là nơi phục vụ công dân thông qua việc giao tiếp, giải quyết các công việc
của dân, là hình ảnh nhìn thấy đƣợc của chính quyền, của các cơ quan Nhà nƣớc trong quy
trình hoạt động của mình.
Có nhiều tiêu chí khác nhau có thể áp dụng để phân loại và nghiên cứu công sở.
Nếu tính theo chất và nội dung hoạt động của công sở có thể xếp thành công sở hành chính,
công sở sự nghiệp. Nếu dựa trên phạm vi hoạt động, có thể phân loại công sở thành công
sở trung ƣơng, công sở của trung ƣơng đóng ở địa phƣơng, công sở do các cơ quan địa
phƣơng quản lý. Nhƣng dù phân loại theo nguyên tắc nào thì công sở nói chung cũng đều
có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
2
TS.Nguyễn Vũ Tiến, Giáo trình giao tiếp trong quản lý xã hội, NXB Hà Nội, 2009, tr.68
GVHD: Võ Duy Nam
5
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
- Là một pháp nhân;
- Là cơ sở để đảm bảo công vụ;
- Có quy chế cần thiết để thực hiện các chuyên môn do pháp luật quy định.
Để có cơ sở trong quá trình hoạt động, công sở đƣợc quy định những thẩm quyền cụ
thể và có một đội ngũ các bộ, công chức để thực thi công vụ. Các hành vi diễn ra trong
công sở đƣợc đặc trong những quy định pháp lý thích ứng và đƣợc gọi là các hành vi hành
chính. Khi giải quyết các vấn đề hành chính theo luật định đƣợc gọi là nghĩa vụ hành
chính. Những khiếu nại và khiếu kiện về các quyết định, hành vi hành chính đƣợc xem xét
tại cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc tòa hành chính theo quy định của pháp luật.
Mọi công sở đều có công quỹ và tài sản công. Quản lý công quỹ và tài sản công của
công sở là một trong những nhiệm vụ của công sở. Để thực hiện nhiệm vụ này, các công sở
hành chính đều phải dựa vào các quy định chung của luật pháp, đồng thời trong từng công
sở đều phải có những quy định cụ thể phù hợp với yêu cầu hoạt động của mình.
Là nơi thực hiện các giao dịch hành chính, công sở đƣợc thiết kế theo những mô
hình thích hợp và đặt ở vị trí thuận lợi cho giao dịch. Trong các công sở, theo nghĩa là trụ
sở hoạt động của cơ quan, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan do luật định, mỗi
cán bộ công chức khi làm việc điều giữ một vị trí nhất định, tức là điều có một công việc
nhất định của mình. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo vị trí đƣợc xác
định tại công sở, cán bộ công chức thuộc công sở sẽ đƣa ra những giải pháp theo quyền
hạn, trách nhiệm của mình và hợp tác với các cán bộ có liên quan đến công việc chung để
hoàn thành nhiệm vụ hay còn gọi đó là quy trình làm việc. Quy trình đề ra hợp lý thì hiệu
quả hoạt động của công sở sẽ cao; ngƣợc lại, quy trình thiếu khoa học quy định thiếu cụ thể
chồng chéo, không rõ ràng, không có sự hợp tác chặt chẽ giữ các bộ phận của công sở thì
hiệu quả hoạt động sẽ thấp.
1.2. KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CÔNG SỞ
1.2.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lƣu Hƣớng ngƣời Tây Hán đƣa ra đầu tiên. Nhƣng
lúc bấy giờ văn hóa có nghĩa là giáo hóa. Chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là
culture. Chữ này có nguồn gốc từ La tinh, culture nghĩa là trồng trọt, cƣ trú, luyện tập, lƣu
tâm…Đến giữa thế kỷ XIX khái niệm văn hóa đã thay đổi, ngƣời đầu tiên đƣa ra định
nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nƣớc Anh. Ông nói “Văn
hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật,
phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con ngƣời đang đƣợc trong xã hội”. Sau đó
các học giả đã đua nhau đƣa ra những định nghĩa về văn hóa. Trên cơ sở ấy ngƣời Nhật
Bản đã dùng hai chữ văn hóa để dịch chữ culture của phƣơng Tây.
GVHD: Võ Duy Nam
6
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
Ngày nay có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa văn hóa:
- Trong sách Việt Nam văn hóa sử cƣơng, xuất bản năm 1938, Đào Duy Anh viết:
“Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phƣơng diện sinh hoạt của loài ngƣời,
cho nên ta có thể nói rằng, văn hóa tức là sinh hoạt”
- Trong sách Văn hóa và đổi mới Phạm Văn Đồng viết: “Văn hóa là một đề tài bao
la nhƣ con ngƣời và sự sống, là cách nhìn bao trùm và cách ứng xử qua những hành động
thiết thực của con ngƣời với thiên nhiên và cộng đồng ngƣời trong xã hội. Theo nghĩa rộng
nói một cách đơn giản, văn hóa là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả
những gì do con ngƣời, ở trong con ngƣời và liên quan trực tiếp đến con ngƣời”.
- Trong tuyển tập khái niệm và quan niệm về văn hóa Trần Độ viết: “Văn hóa là
những quá trình hoạt động sáng tạo của con ngƣời theo hƣớng chân, thiện, mỹ và các sản
phẩm của hoạt động đó đƣợc lƣu truyền từ đời này qua đời khác. Những cái đó có tác dụng
phát triển các lực lƣợng bản chất của con ngƣời, bao gồm cả lực lƣợng thể chất và lực
lƣợng tinh thần (ý thức, khả năng, sáng tạo) do đó làm cho xã hội tiến bộ”.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu “Văn hóa là hệ thống các giá trị vật
chất và tinh thần , lƣu truyền và phát triển qua quá trình sáng tạo của con ngƣời trong sự
tƣơng tác với môi trƣờng tự nhiên và xã hội ”.3
1.2.2. Khái niệm văn hóa công sở
Để tìm hiểu văn hóa công sở trƣớc tiên ta tìm hiểu về văn hóa tổ chức nó có một ý
nghĩa tƣơng đồng với văn hóa công sở. Văn hóa tổ chức là một khái niệm đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu hành chính của các nƣớc tiên tiến đề cập với những góc độ khác nhau. Một số
nhà nghiên cứu về hành chính ở nƣớc ta cũng đã đề cập đến khái niệm này.
Nhìn chung văn hóa tổ chức đƣợc quan niệm là hệ thống những giá trị, niềm tin, sự
mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và
tạo nên những chuẩn mực hành động nhƣ những giả thiết không bị chất vấn về truyền
thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi ngƣời trong đó điều tuân theo khi làm
việc.
Chính văn hóa tổ chức cho phép ngƣời ta phân biệt đƣợc với các tổ chức với nhau
thông qua những phƣơng thức điều hành khác nhau. Gọi là văn hóa vì nó hƣớng tổ chức tới
những giá trị về tinh thần và ảnh hƣởng đến nếp suy nghĩ, làm việc của các thành viên khi
gia nhập vào tổ chức, chấp nhận nó nhƣ một truyền thống. Văn hóa tổ chức ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động của tổ chức, đến phƣơng thức tồn tại và phát triển của tổ chức.
Trên những ý nghĩa tƣơng đồng chúng ta có thể nói đến văn hóa tổ chức công sở
nhƣ một hệ thống giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm
3
Lƣơng Duy Thứ, Đại cƣơng văn hóa phƣơng Đông,Nxb Giáo dục, 1997, tr. 13.
GVHD: Võ Duy Nam
7
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
tin, giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hƣởng đến cách làm
việc của công sở và hiệu quả hoạt động của nó trong thực tế.
Thuật ngữ văn hóa công sở đƣợc các nhà nghiên cứu giải thích từ các góc độ rộng
hẹp khác nhau: “ Có ý kiến cho rằng văn hóa công sở đồng nghĩa với văn hóa giao tiếp ứng
xử trong công sở: “ Văn hóa công sở đƣợc hiểu là những quy tắc các chuẩn mực ứng xử
của cán bộ, công chức nhà nƣớc với nhau và với đối tƣợng giao tiếp là các công dân nhằm
phát huy tối đa năng lực của những ngƣời tham gia giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất trong
công việc công sở”
Trong từ điển tra cứu về quản lý nhà nƣớc và quản lý địa phƣơng của học viện công
vụ Liên bang Nga, văn hóa công sở (văn hóa cơ quan) đƣợc tiếp cận từ góc độ rộng hơn,
đó là “tập hợp các định hƣớng và giá trị,chuẩn mực do truyền thống hay thói quen tạo nên,
đặc trƣng riêng của hoạt động công vụ tại các cơ quan nhà nƣớc thể hiện ở mục tiêu của tổ
chức, quan điểm, thái độ của con ngƣời đối với công việc, cách xử lý các xung đột”.
Nhƣ vậy ta có thể thấy “văn hóa công sở xuất phát từ vai trò của chính công sở
trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính mà nó là một bộ phận cấu
thành. Trong khái niệm này chúng ta có thể kể đến những khía cạnh quan trọng nhất của nó
nhƣ quan hệ giữa cán bộ, công chức trong công việc, các chuẩn mực xử sự, nghi thức tiếp
xúc hành chính, phƣơng pháp giải quyết các bất đồng trong cơ quan, cách lãnh đạo, chỉ huy
và ý thức chấp hành kỹ luật trong và ngoài công sở của nhân viên”4.
1.2.3. Biểu hiện của văn hóa công sở
Biểu của văn hóa công sở có thể thấy trong các quy chế, quy định, nội quy, điều lệ
hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên của các cơ quan thực hiện. Những đặc
trƣng văn hóa đòi hỏi các quy chế, quy định qua một thời gian áp dụng lâu dài tại công sở
phải tạo nên những thói quen về nề nếp làm việc có tính chuẩn mực mà mọi ngƣời điều tự
giác thực hiện. Với mong muốn và tin tƣởng ở sự lớn mạnh của cơ quan mình, theo truyền
thống văn hóa công sở, các quy chế, điều lệ sẽ đƣợc các thành viên trong công sở thực hiện
mà không cần có một sự áp đặt thƣờng xuyên nào. Chính tính tự giác đó đã làm cho một
công sở này vƣợt lên khác với một công sở khác, cho dù đôi khi chúng có thể cùng hoạt
động trong một lĩnh vực và có một môi trƣờng nhƣ nhau.
Văn hóa công sở cũng có thể xem xét thông qua các mối quan hệ giữa các thành
viên trong công sở, chặt chẽ hay lõng lẻo; đoàn kết hay cục bộ…Nhƣ thế văn hóa công sở
trên một chừng mực nhất định phản ánh những giá trị xã hội có thực liên quan đến quá
trình điều hành công sở. Mối quan hệ giữa văn hóa công sở và văn hóa truyền thống của
dân tộc đòi hỏi các cơ quan, công sở trong khi xây dựng các chuẩn mực điều hành cần phải
4
PGS. TSKH Nguyễn Văn Thâm, Tổ chức điều hành hoạt động của các công sở, NXB Chính trị quốc gia, 2005, tr.
114
GVHD: Võ Duy Nam
8
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
hƣớng tới sự chấp nhận chung của xã hội, không thể cục bộ và càng không thể đối lập với
nhu cầu của cuộc sống cộng đồng rộng lớn. Vì vậy trong các công sở của chúng ta, thái độ
cầu thị đoàn kết, khiêm tốn luôn luôn đƣợc đề cao. Trái lại thói hách dịch, cục bộ, vô tổ
chức luôn bị lên án, mặc dù những điều đó không phải bao giờ cũng đƣợc ghi vào các quy
chế thành văn một cách đầy đủ.
Để xem xét các khía cạnh khác nhau của văn hóa tổ chức trong một công sở cụ thể,
mà ở đây đƣợc gọi là văn hóa công sở, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện cụ thể của
các hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó nhƣ sau:
- Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ, công chức làm việc tại công sở cao hay
thấp. Thái độ trách nhiệm trƣớc công việc và các cơ hội mà mọi ngƣời có đƣợc để vƣơn lên
luôn là biểu thị của môi trƣờng văn hóa cao trong công sở và ngƣợc lại.
- Mức độ áp dụng các quy chế để điều hành, kiểm tra công việc.
- Thái độ chỉ huy dân chủ hay độc đoán.
- Cán bộ, công chức của từng cơ quan và các đơn vị của cơ quan có tinh thần đoàn
kết, tƣơng trợ, tin cậy lẫn nhau nhƣ thế nào. Mức độ của bầu không khí cởi mở trong công
sở.
- Các chuẩn mực đƣợc đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo chuẩn
mực cao hay thấp. Một công sở làm việc không có chuẩn mực thống nhất là sự biểu hiện
của văn hóa công sở kém.
- Các xung đột nội bộ đƣợc giải quyết thỏa đáng hay không
Các biểu hiện hành vi của văn hóa công sở rất đa dạng và phong phú. Chúng đòi hỏi
phải xem xét tỷ mỉ mới có thể đánh giá đƣợc hết mức độ ảnh hƣởng của chúng tới năng
suất lao động quản lý, tới hiệu quả hoạt động của công sở nói chung.
1.2.4. Khái quát văn hóa công sở của một số nƣớc trên thế giới
* Nhật bản
Ở Nhật bản vấn đề đạo đức công vụ, cải cách thủ tục, mối quan hệ giữa Chính phủ
với nhân dân đƣợc Chính phủ rất quan tâm. Sau đây là một số bài học về văn hoá công sở
của Nhật Bản.
- Thứ nhất, tôn trọng danh thiếp: Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao
cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng - một nghi lễ đƣợc gọi là Meishi kokan.
Khi nhận danh thiếp, ngƣời ta sẽ cầm bằng cả hai tay, xem xét nội dung cẩn thận và sau đó
đọc to các thông tin đƣợc in trong tấm thiếp. Tiếp đến họ sẽ đặt vào trong một chiếc hộp
đựng danh thiếp hoặc đặt lên bàn trƣớc mặt họ để nhắc đến nó khi cần. Họ không bao giờ
bỏ danh thiếp vào túi áo vì hành động đó đƣợc coi là thiếu tôn trọng.
GVHD: Võ Duy Nam
9
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
- Thứ hai, làm hài lòng các cây cao bóng cả: Theo phong tục, trong một cuộc họp ở
Nhật Bản, ngƣời ta thƣờng đƣa ra những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm
hoặc thái độ của ngƣời có cấp cao nhất đang hiện diện ở đó. Không ai bày tỏ sự bất đồng
với ngƣời đó. Khi cúi đầu - một hình thức chào hỏi truyền thống của ngƣời Nhật - ngƣời ta
luôn luôn cúi xuống thấp nhất trƣớc ngƣời có địa vị cao nhất.
- Thứ ba, làm mặt lạnh: Bạn sẽ thấy đƣợc những khuôn mặt lạnh nhƣ tiền nhƣ
những khuôn mặt trong một văn phòng của ngƣời Nhật. Ngoại trừ đôi lúc cƣời đùa, nhân
viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài, đặc biệt là trong các cuộc họp. Họ
nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thƣờng nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý
tới ngƣời nói - một thói quen mà nhiều ngƣời nhầm lẫn là dấu hiệu của sự chán nản.
- Thứ tƣ, làm hăng say, chơi nhiệt tình: Sau một ngày thảo luận quyết liệt, các nhân
viên Nhật Bản sẵn sàng tìm cách xả strees. Đi đến các quầy bar là một hoạt động phổ biến
nếu không muốn nói là truyền thống. Nếu công sở là nơi đầy những lễ nghi hà khắc thì
quầy bar lại là nơi để các doanh nhân Nhật Bản đƣợc trút hết bầu tâm sự. Một điểm đến
đƣợc ƣa thích khác là các quán karaoke. Các điểm đến về đêm nhƣ thế này ngoài việc giúp
họ cân bằng công việc với giải trí thì còn là nơi để các đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thắt
chặt tình bạn hay củng cố tập thể.
Văn hoá công sở Nhật Bản cho thấy họ đã có những khuôn mẫu nhất định trong
công sở để rồi giờ đã trở thành thói quen không thể thiếu trong hoạt động tại các khu vực
công cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày. Một điểm nữa mà trong văn hoá công sở ở
Nhật Bản thực hiện rất tốt khi tiếp dân là: Khi ngƣời dân đến các cơ quan nhà nƣớc, nhân
viên trách nhiệm phải đứng lên chào niềm nở, tƣơi cƣời, sau đó mời ngƣời dân ngồi. Chỉ
sau khi ngƣời dân ngồi, thì nhân viên nhà nƣớc Nhật mới đƣợc ngồi. Ngoài ra luôn luôn
có các nhân viên chỉ dẫn, để hƣớng dẫn ngƣời dẫn cần đến bàn làm việc nào, phòng nào,
thủ tục hành chính làm thế nào. Nhân viên hƣớng dẫn không đƣợc ngồi, phải luôn luôn
đứng, và phải chủ động chạy đến phía ngƣời dân, nếu thấy ngƣời dân có vẻ chƣa tìm
đƣợc nơi cần liên hệ công việc. Nhân viên trực tiếp làm việc với dân cũng là ngƣời
hƣớng dẫn tận tình cách làm thủ tục hành chính. Nét mặt niềm nở, tƣơi cƣời luôn thể hiện
trên nét mặt của nhân viên nhà nƣớc Nhật khi làm việc với dân.
* Ấn Độ
Ấn Độ đang thực hiện chiến dịch chống nạn đi làm trễ giờ trong giới công chức Ấn
Độ với tiêu đề Ấn Độ trị bệnh lười. Chiến dịch này khởi động từ Bộ Nội Vụ. Bộ trƣởng Bộ
này, ông Palaniappan Chidambaram cho biết, ông luôn luôn đi làm đúng giờ để nêu gƣơng
cho nhân viên dƣới quyền trong nỗ lực nâng cao hiệu quả làm việc của giới viên chức Nhà
nƣớc đang bị dƣ luận xã hội kêu ca là ăn lƣơng mà không làm tròn chức trách, luôn đi
GVHD: Võ Duy Nam
10
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
muộn về sớm, tác phong làm việc lề mề chậm chạp gây phiền hà cho dân, lãng phí thời
gian và tiền bạc của Nhà nƣớc.
Ở Ấn Độ ngƣời ta dùng máy quét để quản lý giờ làm việc của công chức. Ở ta
không có máy thì phải quản lý bằng các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức tự giác của
mỗi ngƣời. Hiện nay, ta đang thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng về
tƣ tƣởng và đạo đức Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cơ quan, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân tổ chức
chƣơng trình hành động làm theo gƣơng Bác. Xây dựng một quy chế làm việc trong công
sở, từ giờ giấc đến thái độ lao động, từ trang phục đến lời ăn tiếng nói, sao cho văn minh và
hiện đại, lịch sự và hiệu quả, là một việc làm thiết thực và giàu ý nghĩa.
* Trung Quốc
Văn hóa công sở của Trung Quốc từ lâu đã trở thành quy tắc. Về trang phục, với
nam giới phổ biến là bộ comple truyền thống với màu xanh và cà vạt màu dịu. Màu sáng
dù bất cứ màu gì thì đều không coi là phù hợp. Với nữ, nên mặc quần áo có tính truyền
thống, đầm hay áo cách (dạng áo sơ mi) hoặc bất kỳ loại trang phục cao cấp nào. Áo mặc
nên có cổ cao và chỉ nên mặc những màu dịu, nhẹ nhƣ màu nâu. Trang phục này rất phổ
biến và rất quan trọng nhất là trong kinh doanh, đàm phán.
Giao tiếp, cách trả lời phủ định đƣợc xem là thiếu lịch sự. Thay vì nói không hãy trả
lời có thể, tôi sẽ xem xét rồi sau đó mới đi vào những chi tiết cụ thể. Trong khi giao tiếp
nên không nên hỏi kỹ những câu đại loại nhƣ Con anh bao nhiêu tuổi?, Anh đi làm được
bao lâu rồi? hoặc con anh học ở đâu? vì những câu này ngƣời Trung Quốc cho rằng muốn
tìm hiểu về tuổi tác và tình trạng hôn nhân. Qua đó cho thấy trong hoạt động giao tiếp họ rất
tôn trọng đời tƣ của nhau và nhƣ vậy cũng có nghĩa là họ muốn dành thời gian cho công việc.
Trao đổi danh thiếp, ngƣời Trung Quốc rất thích trao đổi danh thiếp vì thế cần mang
theo nhiều danh thiếp để phân phát. Cần nhớ rằng một mặt là tiếng Anh, mặt kia là tiếng
Trung Quốc, tiếng địa phƣơng thƣờng đƣợc ƣa chuộng hơn. Mục đích của danh thiếp ngoài
biết về thông tin đối tác mà điều quan trọng hơn họ biết ngƣời đang đó là ai, chức vụ nhƣ
thế nào và có thể quyết định đƣợc công việc mà họ đang quan tâm hay không. Nếu danh
thiếp đƣợc in bằng mực màu vàng biểu thị uy tín và sự thịnh vƣợng. Trao danh thiếp bằng
cả hai tay, mặt danh thiếp có chữ in Trung Quốc phải hƣớng về phía ngƣời nhận. Không
đọc thành lời danh thiếp khi vừa đƣợc nhận, sau đó đút ngay vào túi quần phía sau, hành vi
này sẽ vi phạm nghi thức ngoại giao.
Không đút tay vào miệng, vì hành vi này đƣợc coi là khiếm nhã. Cho nên, ở nơi
công cộng, tránh cắn móng tay, xỉa răng, và những thói quen tƣơng tự. Khạc nhổ nơi công
cộng không đƣợc chấp thuận.
GVHD: Võ Duy Nam
11
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
1.3. VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN VĂN
HÓA CÔNG SỞ
1.3.1. Vai trò của văn hóa công sở
Văn hóa công sở đƣợc hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa ngƣời đại
diện cho cơ quan hành chính nhà nƣớc với công dân và giữa cán bộ công chức với nhau
nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Khi văn
hóa công sở của cán bộ công chức đƣợc nâng cao thì văn hóa ứng xử của công dân đến
công sở cũng sẽ đƣợc nâng cao. Văn hóa công sở còn là một biểu hiện của một xã hội văn
minh, mọi hoạt động công vụ điều có nề nếp kỹ cƣơng; mỗi ngƣời công chức điều thấy rõ
trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc
giao. Do vậy nếu xét về bản chất ta có thể hiểu văn hóa công sở xuất phát từ chính vai trò
của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bản thân bộ máy hành chính.
Với xu thế phát triển nhƣ hiện nay văn hóa công sở ngày càng định vị đƣợc vai trò
của mình đối với sự phát triển của công sở thể hiện qua một số vai trò cơ bản nhƣ sau:
- Thứ nhất văn hóa công sở góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ
cƣơng, dân chủ. Tạo đƣợc tính đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi
trƣờng văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo đƣợc niềm tin của cán bộ, công chức với cơ quan,
với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở
- Thứ hai tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đƣa công sở này phát
triển vƣợt lên hơn so với công sở khác.
- Thứ ba văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn
hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tƣơng lai cho nên trong một chừng
mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính
bản thể của các thành viên. Việc hƣớng các cán bộ công chức đến một giá trị chung, tôn
trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở, đó chính là làm cho
cán bộ, công chức hoàn thiện mình
- Thứ tƣ mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công
sở. Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền
vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở phát huy
hết năng lực của cán bộ công chức, khuyến khích họ hăng sai với công việc, từ đó nhanh
chóng đạt đƣợc mục tiêu của công sở
1.3.2. Mục đích của việc thực hiện văn hóa công sở
Xây dựng đời sống văn hóa của cán bộ, công chức cần chú trọng hoạt động văn hóa
giáo dục nhằm nâng cao trình độ giác ngộ, phát triển toàn diện nhân cách, đặc biệt là các
phẩm chất liêm khiết trung thực, tiết kiệm, thật thà, chính trực. Mặc khác cần quan tâm tổ
GVHD: Võ Duy Nam
12
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, các hoạt động xã hội, xây dựng môi
trƣờng văn hóa…nhằm nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa.
Trong việc xây dựng môi trƣờng văn hóa nơi công sở, việc xây dựng bầu không khí
tâm lý có vai trò rất quan trọng. Bầu không khí tâm lý và sự hòa hợp tinh thần nơi công sở
tạo nên sức mạnh tinh thần, đảm bảo thành quả công việc. Bầu không khí tâm lý là tính
chất của các mối quan hệ qua lại giữa mọi ngƣời, tâm trạng chủ đạo trong tập thể, cũng nhƣ
mức độ thỏa mãn của cán bộ, công chức về công việc thực hiện. Vì vậy việc thực hiện văn
hóa công sở nhằm các mục đích sau đây:
- Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà
nƣớc: Mục đích của việc thực hiện văn hóa công sở nhằm bảo đảm tính trang nghiêm và
hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, xây dựng phong cách ứng xử,
chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hƣớng tới mục tiêu
xây dựng đội ngủ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ đƣợc giao.
- Phƣơng hƣớng hoạt động của công sở tạo nên gía trị cho nó: Công sở hoạt động vì
mục tiêu đặc thù mà không có tổ chức nào khác, đó là nhằm thực hiện chức năng quản lý
Nhà nƣớc và phục vụ lợi ích chung của xã hội, hƣớng tới phục vụ nhân dân, bảo vệ các
quyền lợi và nhu cầu chính đáng của nhân dân. Trong xu hƣớng chuyển từ nền hành chính
“cai trị” sang nền hành chính “phục vụ” cán bộ công chức là công bộc của dân và công
dân chính là “khách hàng” của Nhà nƣớc.
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp Ủy, Đảng, chính quyền các cấp, các
ngành từ trong cơ quan Nhà nƣớc đến ngoài xã hội, trong cán bộ Đảng viên, các tầng lớp
nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa nơi công sở và nhân tố con ngƣời đối với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Phối hợp và đẩy mạnh phong trào quần chúng hiện có trong phong trào chung
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đồng thời lồng ghép nội dung văn hóa vào
phong trào hiện có của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, cac địa phƣơng
- Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần những cái lỗi thời lạc hậu, hình thành
dần những tập quán mới, văn minh sống và làm việc theo pháp luật.
- Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nề nếp văn hóa. Huy
động nguồn lực của toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn
hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao dần mức hƣởng thụ văn
hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
GVHD: Võ Duy Nam
13
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
1.3.2. Ý nghĩa của văn hóa công sở
Văn hóa công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lƣợng,
hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đổi
ngũ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính nhà nƣớc.
- Khơi dậy và phát huy đƣợc nhân lực, tạo đƣợc nét văn hóa riêng cho mỗi công sở,
có sự đồng thuận chung của các cá nhân trong từng tổ, nhóm nói riêng và trong toàn tổ
chức nói chung.
- Nâng cao hiệu quả làm việc cho cán bộ, công chức mặt khác tạo nên bầu không
khí làm việc khoa học, công minh, tránh để các thành viên trong tổ chức nghi kị, không
phục cấp trên, khiến kiện…
- Tạo một môi trƣờng làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ…Tạo nhu cầu cho các
nhân viên, tập thể, cũng nhƣ các hoạt động giao lƣu giữa cá nhân, tổ, nhóm với nhau với
mục tiêu tăng cƣờng sự hợp tác, trao đổi sáng kiến, kinh nghiệm…Để hoàn thành nhiệm
vụ, chức năng của tổ chức. Qua đó tạo cơ hội để mỗi cán bộ, công chức có thể khẳng định
vị thế và thăng tiến trong cơ quan đơn vị mình.
1.4. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN QUY CHẾ VĂN HÓA
CÔNG SỞ
1.4.1 Yêu cầu thực hiện quy chế văn hóa công sở
- Cơ quan hành chính nhà nƣớc là một bộ phận cấu thành của bộ máy hành chính
nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối
với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, sự lớn mạnh của một quốc gia thể hiện ở
tính chuyên nghiệp, hiện đại trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc- một thiết chế không
thể thiếu đối với bất kỳ một nhà nƣớc nào, mà ở đó một thành phần rất quan trọng cho thiết
chế đó có sứ mệnh điều hành bộ máy chính là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc. Đây là
lực lƣợng thực thi công vụ, họ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hay nói cách khác đây là
khu vực dịch vụ công. Nhƣ vậy, lúc này cán bộ, công chức với vai trò là ngƣời phục vụ
ngoài sự đòi hỏi về chuyên môn cần phải thể hiện thái độ lịch thiệp, nhã nhặn, tôn trọng
ngƣời đến liên hệ công việc. Do vậy, sự cần thiết phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công
chức là một yêu cầu cấp bách đặt ra song song với quá trình cải cách hành chính nhà nƣớc.
- Để tiến hành cải cách hành chính đòi hỏi phải có bộ máy hành chính chuyên
nghiệp, hiện đại với các thủ tục nhanh gọn, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức
trong bộ máy đó phải nhiệt tình, niềm nở, đảm bảo cả về đức và tài. Bởi vậy, việc xây
dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực để sẵn sàng nhận
và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao đòi hỏi nhà nƣớc phải đƣa ra những chế tài cụ thể
nhằm điều chỉnh các quan hệ, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong khi thực thi
GVHD: Võ Duy Nam
14
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
công vụ. Qua đánh giá ở trên cho thấy thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức còn tồn tại và
bộc lộ những hạn chế về chất lƣợng và số lƣợng. Chẳng hạn, nhƣ vấn đề ngoại ngữ; khoa
học, công nghệ; văn hoá giao tiếp ứng xử, đặc biệt là thái độ phục vụ, ý thức trách nhiệm
và tự chịu trách nhiệm trong công việc.
- Nền hành chính do tính kế thừa, liên tục nhƣ cơ chế tồn tại nhiều năm nền kinh tế
tập chung, bao cấp đã đƣợc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng nhƣng đến nay cơ chế này
vẫn âm ỉ trong hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc. Theo đó, tự do về ý
thức chấp hành giờ giấc làm việc, ứng xử và giao tiếp của một bộ phận cán bộ, công chức
vẫn còn phổ biến. Trong khi sự phát triển chung của xã hội, trình độ dân trí ngày càng cao
và mọi ngƣời dân đều có khả năng nhận thức khá cụ thể về hoạt động và hiệu quả của các
cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc. Đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức công tác trong cơ
quan hành chính nhà nƣớc phải tự rèn luyện bản thân mình về văn hoá công sở nói chung.
Đã đến lúc không thể coi văn hoá công sở là chuyện nhỏ do ý thức của mỗi ngƣời nữa mà
đó là văn hoá của một quốc thể, là khuôn mẫu, hình ảnh về một cơ quan, tổ chức, đội ngũ
cán bộ, công chức nói riêng và về tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc Việt Nam nói
chung.
Tóm lại, từ sự phân tích ở trên cho thấy sự cần thiết phải thực hiện quy chế văn hoá
công sở mà chủ thể là cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc. Đó cũng là
nội dung quan trọng trong kế hoạch cải cách hành chính nhà nƣớc và mang tính tất yếu của
mọi quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Đó cũng là cách thức làm cho bộ máy
quản lý hành chính nhà nƣớc của ta hoạt động có hiệu quả hơn, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của
xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển bền vững góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc
cải cách nền hành chính Việt Nam xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.4.2. Nguyên tắc thực hiện quy chế văn hóa công sở
Xây dựng đời sống văn hóa công sở phải bắt đầu nhận thức rõ cán bộ công chức là
công bộc của dân, mọi hành vi của họ phải thể hiện tính nhân văn. Các chỉ tiêu xây dựng
cơ quan, công sở văn hóa phải dựa trên cơ sở các cuộc vận động của Nhà nƣớc, của địa
phƣơng, của ngành. Vì vậy việc thực hiện văn hóa công sở tuân thủ các nguyên tắc sau
đây:
- Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế xã hội
- Phù hợp với định hƣớng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên
nghiệp hiện đại
- Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính,
chủ trƣơng hiện đại hóa nền hành chính Nhà nƣớc.
GVHD: Võ Duy Nam
15
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
- Để thực hiện tốt các nguyên tắc trên thì Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng thực hiện
xây dựng đời sống văn hóa nơi công sở.
GVHD: Võ Duy Nam
16
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
Là một bộ phận cấu thành trong hoạt động của bộ máy hành chính, công sở chỉ làm
tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng đƣợc mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công
chức trong công việc, các chuẩn mực xử sự, các nghi thức tiếp xúc hành chính, các phƣơng
pháp giải quyết các bất đồng trong cơ quan, cách lãnh đạo, quản lý và ý thức chấp hành kỷ
luật trong và ngoài công sở của cán bộ, công chức. Tất cả những điều này thể hiện đƣợc vai
trò của nếp sống văn hóa trong công sở. Chính vì vậy để công sở hoạt động có hiểu quả và
ngày càng phát triển Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện
văn hóa công sở. Trong các văn bản quy định về việc thực hiện văn hóa công sở, văn bản
quy định cụ thể nhất để thực hiện văn hóa công sở đó là Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 8 năm 2007; Quyết định ban hành Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nƣớc bao gồm các nội dung sau:
2.1. QUY ĐỊNH VỀ BÀY TRÍ CÔNG SỞ
2.1.1. Quốc huy, quốc kỳ
* Quốc huy
“Quốc huy đƣợc treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà chính. Kích
cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hƣ
hỏng”5.
Trƣớc đây tiêu chuẩn Quốc huy đƣợc quy định trong Điều lệ số : 973-TTg ngày 21
tháng 7 năm 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc dùng Quốc huy nƣớc Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Quy định hình dáng Quốc huy gồm có: Hai bó lúa chín màu vàng sẫm uốn
cong, đặt trên nền vàng tƣơi, tƣợng trƣng nông nghiệp. Một bánh xe răng cƣa màu vàng
tƣơi đặt chỗ hai bó lúa buộc chéo, tƣợng trƣng công nghiệp. Một băng đỏ có chữ “Việt
Nam dân chủ cộng hoà” màu vàng quấn bánh xe và hai bó lúa với nhau. Trong lòng là hình
quốc kỳ, nền đỏ tƣơi, sao vàng tƣơi. Quốc huy có thể làm to nhỏ, tùy theo sự cần thiết. Các
màu vàng ở mẫu quốc huy có thể thay bằng màu vàng kim nhũ.
5
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 12
GVHD: Võ Duy Nam
17
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
Hiện nay Quốc huy đƣợc quy định Điều 142 chƣơng XI Hiến pháp nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Điều 13 chƣơng I Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. “…Quốc huy nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở
dƣới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”.
Nhìn chung Quốc huy phải theo đúng hình dáng quy định còn về kích cỡ thì không
có quy định cụ thể. Điều này là hợp lý vì không phải công sở nào cũng có diện tích nhƣ
nhau. Kích cở của Quốc huy đƣợc treo nơi công sở phụ thuộc vào không gian nơi đó, tùy
thuộc vào cổng chính hoặc tòa nhà của cơ quan hành chính mà có Quốc huy phù hợp.
* Quốc kỳ
“Quốc kỳ đƣợc treo nơi trang trọng trƣớc công sở hoặc toà nhà chính. Quốc kỳ phải
đúng tiêu chuẩn về kích thƣớc, màu sắc đã đƣợc Hiến pháp quy định.Việc treo Quốc kỳ
trong các buổi lễ, đón tiếp khách nƣớc ngoài và lễ tang tuân theo quy định về nghi lễ nhà
nƣớc và đón tiếp khách nƣớc ngoài, tổ chức lễ tang”6
Tiêu chuẩn Quốc kỳ đƣợc quy định trong Điều 141 chƣơng XI Hiến pháp nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Điều 13 chƣơng I Hiến pháp nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “…Quốc kỳ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có
ngôi sao vàng năm cánh…”. Ngoài ra văn bản hƣớng dẫn Số: 3420 /HD-BVHTTDL ngày
02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cũng đã hƣớng dẫn cụ thể về
tiêu chuẩn của Quốc kỳ; việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ nhƣ sau:
- Tiêu chuẩn Quốc kỳ
Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đƣờng chéo)
Quốc kỳ. Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều
dài của Quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hƣớng thẳng lên
phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ. Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh
sao đối diện là đƣờng thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. Hai mặt của Quốc
kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền Quốc kỳ màu đỏ tƣơi, ngôi sao màu vàng
tƣơi
- Treo Quốc kỳ trong trong các buổi lễ
Treo Quốc kỳ trong trong trang trí buổi lễ: Buổi lễ đƣợc tổ chức trong hội trƣờng
hoặc ngoài trời.
6
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc; điều 13, khoản 1,2
GVHD: Võ Duy Nam
18
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
+ Tổ chức trong hội trƣờng: Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu
hoặc trên cột cờ về phía bên trái của sân khấu; Quốc kỳ ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái
(nhìn từ phía hội trƣờng lên).
+ Tổ chức ngoài trời: Lễ đài đƣợc thiết kế vững chắc, bài trí tƣơng tự nhƣ trong hội
trƣờng. Quốc kỳ treo trên cột cao trƣớc lễ đài. Quanh lễ đài có cờ trang trí, băng khẩu hiệu
phù hợp.
Nhìn chung Quy chế văn hóa công sở quy định đối với việc treo Quốc kỳ trƣớc
công sở. Tiêu chuẩn Quốc kỳ và việc treo Quốc kỳ ở những nơi khác đã có văn bản riêng
hƣớng dẫn cụ thể. Ngày 02 tháng 10 năm 2012 Bộ văn hóa thể thao và du lịch đã ban hành
văn bản hƣớng dẫn Số: 3420 /HD-BVHTTDL đã tập hợp các văn bản để hƣớng dẫn cụ thể
về tiêu chuẩn của Quốc kỳ; việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nƣớc ngoài
và lễ tang. Điều này sẽ giúp cho việc treo Quốc kỳ tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc
đƣợc thống nhất.
2.1.2. Bài trí khuôn viên công sở
* Biển tên cơ quan
“Cơ quan phải có biển tên đƣợc đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi đầy đủ
bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan”7.
Để thực hiện Quy chế văn hóa công sở về biển tên tại các cơ quan hành chính nhà
nƣớc, Bộ Nội vụ đã ban hành thông tƣ số 05/2008/TT-BNV ngày 07 tháng 08 năm 2008,
Thông tƣ hƣớng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan của các cơ quan hành chính
nhà nƣớc nhƣ sau:
- Cách thể hiện biển tên cơ quan
Về tên gọi của cơ quan ghi trên biển tên của cơ quan:
+ Tên gọi của cơ quan hành chính nhà nƣớc ghi trên biển phải chính xác với tên cơ
quan quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập và đƣợc thể hiện bằng
tiếng Việt (chữ in hoa). Đối với các cơ quan nếu cần thể hiện tên gọi bằng tiếng Anh (chữ
in hoa), thì tên gọi bằng tiếng Anh đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn thống nhất của Bộ
Ngoại giao và bố trí ở phía dƣới tên gọi bằng tiếng Việt và cỡ chữ tiếng Anh có chiều cao
không lớn hơn 2/3 cỡ chữ tiếng Việt thể hiện trên biển tên cơ quan.
+ Về địa chỉ cơ quan: Địa chị cả cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thể hiện trên
biển tên cơ quan bằng tiếng Việt (chữ in hoa), có cỡ chữ không lớn hơn 1/3 cỡ chữ của tên
cơ quan bằng tiếng Việt và đƣợc xác định trên cơ sở một số yếu tố sau:
7
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 14, khoản 1
GVHD: Võ Duy Nam
19
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
+ Số nhà: Đƣợc xác định theo số nhà do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng mới cơ quan đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết
định theo Quy chế đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định số
05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 03 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng.
+ Tên đƣờng phố: Đƣợc xác định theo tên đƣờng phố nơi cơ quan đặt trụ sở chính.
+ Tên xã, phƣờng, thị trấn: Đƣợc xác định theo tên xã, phƣờng, thị trấn, nơi cơ quan
đặt trụ sở chính.
+ Tên quận, huyện. thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Đƣợc xác định theo tên quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nơi cơ quan đặt trụ sở chính.
+ Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng: Đƣợc xác định theo tên tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng, nơi cơ quan đặt trụ sở chính.
Tên đƣờng phố; tên xã, phƣờng, thị trấn; tên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh; tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc xác định theo quy định của pháp luật.
Đối với các cơ quan có biểu tƣợng ngành (logo), thì biểu tƣợng ngành (logo) đƣợc
bố trí trên biển tên cơ quan. Vị trí biểu tƣợng ngành (logo) đƣợc đặt tại vị trí chính giữa và
ở phía trên tên gọi cơ quan. Kiểu dáng, màu sắc của biểu tƣợng ngành (logo) phải phù hợp
với biểu tƣợng (logo) mẫu đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Trƣờng hợp trụ sở cơ quan ở sâu, ở xa đƣờng trục chính phải có biển chỉ dẫn
- Nội dung biển tên cơ quan
Nội dung biển tên cơ quan đƣợc thể hiện theo thứ tự từ trên xuống dƣới đối với các
cơ quan nhƣ sau:
+ Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố, tên tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ƣơng và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
+ Đối với các tổng cục, cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, có quan thuộc Chính phủ, có trụ sở riêng
Tên cơ quan chủ quản (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ): thể hiện
bằng tiếng Việt. Cỡ chữ của tên cơ quan chủ quản không lớn hơn 1/2 cỡ chữ của tên cơ
quan.
Tên của các tổng cục, cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: thể hiện bằng tiếng Việt và tên bằng tiếng
Anh (nếu có).
GVHD: Võ Duy Nam
20
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố, tên tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ƣơng và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
+ Đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc của Trung ƣơng đặt tại địa phƣơng
Tên cơ quan chủ quản (tên cơ quan hành chính nhà nƣớc của Trung ƣơng): thể
hiện bằng tiếng Việt. Cỡ chữ của tên cơ quan chủ quản không lớn hơn 1/2 cỡ chữ của tên
cơ quan.
Tên các cơ quan hành chính nhà nƣớc của Trung ƣơng đặt tại địa phƣơng: thể hiện
bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có).
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố, tên tỉnh hoặc
huyện hoặc xã và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
+ Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh .
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố, tên quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
+ Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện
Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh .
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố, tên xã, phƣờng, thị
trấn và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
+ Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh .
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố và cách nhau bằng
dấu phẩy (,).
+ Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trụ sở riêng
(Sở và tƣơng đƣơng)
Tên cơ quan chủ quản (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh): thể hiện bằng tiếng Việt, cỡ chữ
của tên cơ quan chủ quản không lớn hơn 1/2 cỡ chữ của tên cơ quan.
Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có).
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố, tên quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
+ Đối với các cơ quan hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh, có trụ sở riêng (Chi cục và tƣơng đƣơng)
GVHD: Võ Duy Nam
21
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
Tên cơ quan chủ quản (cơ quan chuyên môn cấp tỉnh quản lý trực tiếp): thể hiện
bằng tiếng Việt, cỡ chữ của tên cơ quan chủ quản không lớn hơn 1/2 cỡ chữ của tên cơ
quan.
Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt.
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố, tên quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
+ Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có tƣ cách pháp
nhân, có trụ sở riêng
Tên cơ quan chủ quản (Ủy ban nhân dân cấp huyện): thể hiện bằng tiếng Việt, cỡ
chữ của tên cơ quan chủ quản không lớn hơn 1/2 cỡ chữ của tên cơ quan.
Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có).
Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đƣờng phố, tên xã, phƣờng, thị
trấn thuộc huyện và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
- Chất liệu, kích thƣớc, màu sắc và vị trí gắn biển tên cơ quan
+ Chất liệu của biển đƣợc thiết kế bằng chất liệu bền, chắc, phù hợp với điều kiện
môi trƣờng của mỗi địa phƣơng và tổng thể cảnh quan chung của trụ sở cơ quan, bảo đảm
tính trang nghiêm của các cơ quan hành chính nhà nƣớc.
+ Kích thƣớc biển tên cơ quan đƣợc thiết kế hài hòa và kích thƣớc cổng chính cơ
quan nơi gắn biển, nhƣng không nhỏ hơn kích thƣớc sau: Chiều rộng: 450 mm; chiều cao:
350 mm
+ Màu sắc biển tên cơ quan: Nền biển và chữ thể hiện trên biển tên cơ quan đƣợc sử
dụng 02 màu khác nhau, phải đảm bảo sự tƣơng quan, hài hòa về màu sắc, bền đẹp và rõ.
Cụ thể gồm có các tổ hợp màu sắc (có phụ lục kèm theo) nhƣ sau: Biển đồng (màu vàng),
chữ màu đỏ; Biển Inox (màu trắng), chữ màu đỏ; Biển bằng chất liệu đá:Nền màu ghi, chữ
màu đỏ; Nền màu đỏ, chữ màu vàng hoặc Inox (màu trắng).
+ Vị trí gắn biển tên cơ quan: Biển tên cơ quan đƣợc gắn tại cổng chính, phải đảm
bảo tính trang nghiêm và phù hợp với kiến trúc của công trình.
Mặc dù Quy chế văn hóa công sở đã quy định về việc thực hiện gắn biển tên cơ
quan, nhƣng để thống nhất về cách thể hiện Bộ Nội vụ đã ban hành thông tƣ số
05/2008/TT-BNV ngày 07 tháng 08 năm 2008, Thông tƣ hƣớng dẫn thống nhất cách thể
hiện biển tên cơ quan của các cơ quan hành chính. Thông tƣ số 05/2008/TT-BNV đã quy
định rất cụ thể về tên gọi, địa chỉ cơ quan; chất lƣợng, kích thƣớc màu sắc; vị trí gắn biển
tên. Đây là văn bản hƣớng dẫn thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nƣớc, đảm bảo tổng
thể cảnh quan chung của trụ sở cơ quan, thể hiện tính trang nghiêm của các cơ quan hành
chính nhà nƣớc nhằm tạo bộ mặt văn hóa cho công sở. Tuy nhiên về vị trí gắn biển tên
GVHD: Võ Duy Nam
22
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
chỉ quy định đặt tại cổng chính mà không quy định là ở vị trí bên phải hay bên trái vấn đề
này là hợp lý vì tùy theo từng nơi và cách thiết kế xây dựng của mỗi công sở mà ta có
thể đặt biển tên ở bên nào cho có tính thẩm mỹ.
* Phòng làm việc
“Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ,
công chức, viên chức. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn
nắp, khoa học, hợp lý. Không lập bàn thờ, thắp hƣơng, không đun, nấu trong phòng làm
việc”8
Ngoài việc quy định biển tên của cơ quan hành chính đƣợc đặt tại cổng chính, Quy
chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc ban hành kèm theo Quyết
định số 129/2007/QĐ-TT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng quy
định trong phòng làm việc cũng phải có biển tên riêng.
Phòng làm việc cho cấp lãnh đạo và cấp chuyên viên cũng đƣợc bố trí và sắp xếp
khác nhau: “Phòng làm việc cho lãnh đạo tƣơng đƣơng cấp Vụ trở lên bố trí riêng, kề liền
với phòng tiếp khách và các phòng phục vụ, phụ trợ khác (tuỳ theo cấp lãnh đạo).Phòng
làm việc cho các chuyên viên trong đơn vị bố cục theo không gian mở, đa năng, linh hoạt,
đủ diện tích và chỗ làm việc theo số ngƣời. Mỗi chuyên viên có không gian làm việc riêng
theo các ô hở (cabin), đƣợc lắp dựng đồng bộ theo tiêu chuẩn, đƣợc trang bị tiện nghi hiện
đại”9
Phòng làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính cũng là một yếu tố
thể hiện văn hóa nơi công sở. Nhìn vào cách bày trí, sắp xếp phòng làm việc ta thấy đƣợc
phần nào nét văn hóa nơi công sở đó.
Các trang thiết bị trong mỗi phòng làm việc của cán bộ, công chức đƣợc trang bị
theo Quyết định Số: 170/2006/QĐ-TT ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ Tƣớng Chính
Phủ Về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phƣơng tiện làm
việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc. Tùy theo từng cơ quan, từng
chức vụ mà đƣợc cung cấp trang thiết bị theo quy định nhƣ: bàn và ghế ngồi làm việc; tủ
đựng tài liệu, trƣng bày; máy vi tính để bàn; máy vi tính xách tay; máy in; điện thoại cố
định. Đê tạo một không gian và tâm lý thoải mái khi làm việc, một yêu cầu tất yếu đặt ra là
mỗi phòng làm việc phải biết cách bày trí, sắp xếp trang thiết bị sao cho phù hợp đồng thời
8
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ quyết định ban
hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 15.
9
Quyết định của Bộ xây dựng số 20/2007/QĐ-BXD ngày 23 tháng 5 năm 2007 về việc ban hành mô hình công sở mẫu cơ quan
hành chính Nhà nƣớc, điều 15, khoản 3, điểm c.
GVHD: Võ Duy Nam
23
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
việc làm này cũng tạo nét thẩm mỹ của căn phòng, làm cho bộ mặt văn hóa công sở trở nên
trang trọng và lịch sự hơn.
* Khu vực để phƣơng tiện giao thông
“Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phƣơng tiện giao thông của cán bộ, công
chức, viên chức và của ngƣời đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phƣơng tiện giao
thông của ngƣời đến giao dịch, làm việc”10
“Căn cứ vào số lƣợng xe của cán bộ công chức và khách đến giao dịch làm việc để
bố trí chỗ để xe, tầng hầm để xe. Bố trí giao thông ra vào công sở rõ ràng, hợp lý, phù hợp
với tiêu chuẩn, thuận tiện cho việc bảo vệ và tránh ùn tắc khi có sự cố”11
Để đảm bảo trật tự nơi công sở thì cần phải có khu vực để phƣơng tiện giao thông
hợp lý. Ngày nay hầu hết mọi ngƣời đều sử dụng xe mô tô khi tham gia giao thông, việc bố
trí khu vự dành cho phƣơng tiện giao thông là một nhu cầu cần thiết, tránh việc làm mất đi
tính thẩm mỹ của cảnh quan nơi công sở. Nếu không bố trí sắp xếp nơi để thì không trách
khỏi hình ảnh những chiếc xe nằm ngang dọc trƣớc cổng cơ quan hành chính.
Quy định khu vực để phƣơng tiện giao thông là một nhu cầu thiết yếu vì công sở là
một tổ chức mang tính chất công ích chính vì vậy những ngƣời đến giao dịch và làm việc
tại đây không cần phải trả phí và họ có quyền đƣợc hƣởng chế độ nhƣ vậy.
2.2. TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
2.2.1. Trang phục
“Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch
sự. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp
luật”12
“Cái răng cái tóc là gốc con ngƣời” trang phục thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân.
Do văn hóa của một ngƣời đƣợc thể hiện thông qua trang phục của từng cá nhân. Chính vì
vậy mỗi cá nhân cần chú ý đến trang phục của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện cụ thể và đặc biệt trong hoạt động nơi công sở vấn đề trang phục cần đƣợc lƣu
tâm hơn.
10
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 16.
11
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 16.
12
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 5; khoản 1,2.
GVHD: Võ Duy Nam
24
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
Công sở là nơi làm việc, nơi thể hiện văn hóa trang trọng lịch sự. Điều này đƣợc thể
hiển qua từng cá nhân làm việc nơi công sở và chính các cá nhân này làm nên bộ mặt nơi
công sở. Vì vậy phong cách ăn mặc lựa chọn trang phục của cán bộ, công chức cũng góp
phần đánh giá đƣợc mức độ và phong thái làm việc nơi đó.
Trang phục theo cách hiểu thông thƣờng đó là cách ăn mặc, vẻ bề ngoài của con
ngƣời bao gồm: quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc,
mỗi dân tộc đều có trang phục riêng thể hiện nét văn hóa đặc trƣng, vừa mang tính truyền
thống và hiện đại. Mặc dù trang phục gắn liền với quyền nhân thân của mỗi cá nhân, mỗi
ngƣời có quyền lựa chọn cho mình cách ăn mặc theo sở thích và thẩm mỹ của mình nhƣng
cũng không nên làm mất đi bản sắc, nét truyền thống của mỗi dân tộc. Vì nó là biểu hiện
bên ngoài cuả bản sắc văn hóa dân tộc, là thành tố quan trọng của văn hóa tộc ngƣời, nó
còn biểu hiện tính thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục và phong cách sống của một dân tộc. Ví
dụ: Nhìn vào trang phục, chúng ta có thể biết ngƣời đó thuộc đất nƣớc nào nhƣ đặc trƣng
trang phục truyền thống của ngƣời Nhật là kimono, hay của ngƣời Hàn Quốc là hanbok,
ngƣời Việt Nam là áo dài…. Ngoài ra nhìn vào trang phục chúng ta cũng có thể biết đƣợc
trình độ văn hóa của mỗi ngƣời.
Văn hóa trang phục nơi công sở thể hiện tính văn minh, lịch sự, tôn trọng khách và
sự tôn trọng mình của mỗi cá nhân công chức, đồng thời thể hiện phong cách làm việc của
mỗi công sở, nhƣng trƣớc năm 1992 đất nƣớc có nhiều khó khăn về kinh tế, điều kiện sinh
hoạt và làm việc của các cơ quan và cán bộ còn nhiều hạn chế, Nhà nƣớc chƣa có những
quy định chính thức về trang phục của công chức Nhà nƣớc khi đón tiếp và làm việc với
các khách nƣớc ngoài cũng nhƣ khi làm việc trong các công sở. Do đó, trong nhiều buổi
đón tiếp, làm việc, thậm chí trong buổi lễ trang trọng, đã có tình trạng ăn mặc không thống
nhất, tuỳ tiện, luộm thuộm. Tình hình này để kéo dài ảnh hƣởng không tốt đến bộ mặt của
cơ quan Nhà nƣớc, chính vì vậy mà chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đã quyết định ra thông
báo số 11- TB ngày 18 tháng 02 năm 1992 quy định về y phục của công chức khi đón tiếp,
làm việc với khách nƣớc ngoài và trong giờ làm việc ở công sở nhƣ sau:
“ * Y phục trong các cuộc đón tiếp, làm việc, tiễn đƣa các khách nƣớc ngoài:
Khi tiếp khách nƣớc ngoài (khách Nhà nƣớc, khách từ các tổ chức quốc tế, các
chính khách, các nhà kinh doanh v.v...) mỗi công chức Nhà nƣớc cũng nhƣ viên chức các
tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự.
- Tuỳ theo thời tiết cụ thể của từng vùng, từng ngày (không nhất thiết chia một cách
máy móc mùa đông, mùa hè) và tuỳ theo từng đoàn, từng buổi hoạt động của khách mà có
trang phục phù hợp:
GVHD: Võ Duy Nam
25
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
+ Nam: Áo sơ-mi dài tay hoặc ngắn tay bỏ trong quần, quần âu dài, hoặc bộ ký giả,
bộ com-lê (tùy điều kiện, ngoài mặt áo khoác ấm nhƣ: pa-đờ-suy, blu-dông), có thắt cravát, đi giầy hoặc dép có quai hậu.
+ Nữ: Áo dài, bộ quần áo âu, bộ váy, ngoài mặc áo khoác ấm tuỳ điều kiện, đi giày
hoặc dép có quai hậu.
+ Quân đội, công an: Theo trang phục đã quy định.
- Đối với các buổi lễ, các cuộc đón tiếp, hội đàm, chiêu đãi, tiễn đƣa, v.v... các
khách Nhà nƣớc, Bộ Ngoại giao cần quy định cụ thể (ghi ngay trong giấy mời) trang phục
trong từng buổi của ngƣời dự theo các điểm quy định nói trên (phân biệt nam, nữ, quân
đội..). Trong các buổi có tính chất lễ tiết, ký kết văn bản, cần mặc màu sẫm, thì cũng cần
ghi rõ, để bảo đảm các ngƣời dự kể cả khách nƣớc ngoài ăn mặc thống nhất.
- Ở các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, bộ phận phụ trách lễ tân cũng cần quy định thống
nhất y phục của ngƣời dự trong từng buổi đón tiếp, làm việc...
* Y phục trong giờ làm việc ở các công sở:
Trong các công sở các cấp trong giờ làm việc, y phục của mỗi công chức cũng đều
phải chỉnh tề, văn minh. Trong tình hình đời sống còn khó khăn, y phục cần tiết kiệm, giản
dị, nhƣng nhất thiết không đƣợc tuỳ tiện, luộm thuộm, thiếu nghiêm túc và phải dần dần đi
vào nền nếp chính quy.
Tuỳ theo điều kiện từng cơ quan, xí nghiệp Nhà nƣớc, từng ngành, có thể hƣớng
dẫn quy định các y phục trong giờ làm việc ở cơ quan, xí nghiệp của công chức, công
nhân, tiến dần đến mặc đồng phục (trong toàn cơ quan, xí nghiệp hoặc từng bộ phận) hoặc
mỗi công chức, công nhân có đeo thẻ, ghi rõ tên, chức vụ và ảnh trong các công sở Nhà
nƣớc, trƣớc hết là các bộ phận làm việc trực tiếp với nhân dân, tiến dần đến có biển đề tên
và chức vụ của mỗi công chức ở cửa phòng và trên bàn làm việc.
Phải xoá ngay các cách ăn mặc thiếu nghiêm chỉnh nhƣ: Áo sơ-mi bỏ ngoài quần, đi
dép lê, đội mũ (mũ cát, mũ phớt, mũ len..) trong phòng họp; không đƣợc hút thuốc lá trong
phòng họp”
Quyết định của Hội đồng Bộ trƣởng đã góp phần để từng bƣớc đƣa phong cách làm
việc, cách ăn mặc, giao tiếp của cơ quan Nhà nƣớc vào nền nếp chính quy. Sau thời gian
thực hiện đến năm 2007 thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quy chế Văn hoá công sở tại các
cơ quan hành chính nhà nƣớc và đƣợc các cơ quan hành chính nghiêm chỉnh chấp hành
từng bƣớc hoàn thiện phong cách ăn mặc của cán bộ công chức nơi công sở
Nhìn chung theo nhƣ quy định trang phục nơi công sở của cán bộ, công chức cần
phải đảm bảo đúng theo quy định với những yêu cầu chủ yếu: gọn gàng, lịch sự trong khi
GVHD: Võ Duy Nam
26
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
làm việc, thoải mái trong khi nghỉ ngơi, trang trọng trong những ngày lễ tết. Những điều
này đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ sau:
- Đối với nam: Không để râu tóc quá dài; áo quần sạch sẽ tránh nhàu nát; có cút
đính đầy đủ; caravat hợp với quần áo, thắt nghiêm chỉnh, đeo bảng tên đúng nơi quy định.
- Đối với nữ: Luôn giữ tóc gọn gàng, sạch và đẹp; lịch sự, nghiêm chỉnh, tránh cầu
kỳ gây phản cảm, váy phải có độ dài quá đầu gối; không nên đi giày quá cao, nên dùng loại
an toàn và hoạt động.
2.2.2. Lễ phục
Bên cạnh những quy định về trang phục phải mặc khi thực hiện nghiệm vụ thì vào
những buổi lễ, các cuộc họp quan trọng hay khi tiếp khách nƣớc ngoài, trang phục cũng có
quy định riêng đƣợc gọi là lễ phục.
“Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức đƣợc sử dụng
trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nƣớc ngoài.
- Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat.
- Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức là ngƣời dân tộc thiểu số, trang phục ngày
hội dân tộc cũng coi là lễ phục”13
Tất cả những buổi lễ, cuộc hợp trọng thể, các cuộc tiếp khách nƣớc ngoài đều mang
một ý nghĩa quan trọng.Thông qua đó tạo nên sự giao lƣu, tiếp xúc giữa các cá nhân với cá
nhân đại diện cho một cơ quan, một tổ chức hay một tập thể với nhau. Những cá nhân đại
diện phải có một phong cách ăn mặc lịch sự, trang nghiêm để thể hiện sự tôn trọng khi giao
tiếp với ngƣời khác cũng nhƣ tạo cho buổi giao tiếp đƣợc trang trọng hơn.
Quy định về lễ phục của cán bộ, công chức nơi công sở phổ biến đối với nam và nữ
ngày nay là bộ comple vì đây là trang phục vừa thể hiện sự trang trọng, quí phái đồng thời
cũng rất đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Bên cạnh trang phục hiện đại yếu tố truyền thống
vẫn đƣợc duy trì và khuyến khích khi xem các trang phục ngày hội của ngƣời dân tộc là lễ
phục.
Căn cứ vào quy định, quy chế của mỗi cán bộ, công chức, viên chức sử dụng quyền
sao cho phù hợp nhƣ khi thực hiện nhiệm vụ mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải mặc
gọn gàng, lịch sự; mỗi cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo
quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, việc ăn mặc không quy định quá cụ thể phải nhƣ thế nào,
song mỗi mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải xử sự sao cho phù hợp với công việc và
13
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 6, khoản 1,2,3.
GVHD: Võ Duy Nam
27
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam, lƣu ý không ăn mặc lố lăng, gây phản cảm cho mọi
ngƣời.
Quy chế đặt ra nghĩa vụ cho mỗi mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải nhận thức
và nghiêm chỉnh thực hiện, không đƣợc lạm dụng những trang bị của cơ quan để thực hiện
một công việc nào đó ngoài nhiệm vụ đƣợc giao hay nói cách khác không đƣợc sử dụng
vào mục đích cá nhân. Một số cơ quan đƣợc trang bị trang phục riêng nhƣ lực lƣợng hải
quan, kiểm lâm, quản lý thị trƣờng để thực hiện nhiệm vụ nên mỗi cán bộ, công chức, viên
chức không đƣợc lợi dụng trang phục đó để thực hiện những việc làm mà cơ quan, đơn vị
và pháp luật quy định. Vì thế, mỗi mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện một
cách đúng đắn, tức là thực hiện quyền trong phạm vi quy chế và Luật Cán bộ, công chức đã
quy định, không đƣợc lợi dụng quyền của mình đề xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.
2.2.3. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức
“Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ. Thẻ cán bộ,
công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ,
công chức, viên chức. Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thống nhất mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với
cán bộ, công chức, viên chức”14
Căn cứ Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nƣớc. Đối với Thẻ cán bộ, công chức Bộ nội vụ đã ban hành Quyết định Số: 06/2008/QĐBNV ngày 22/12/2008, Quyết định về việc quy định mẫu thẻ về việc quản lý, sử dụng thẻ
đối với cán bộ, công chức, viên chức:
- Quy định chung về thẻ cán bộ, công chức, viên chức
+ Thẻ cán bộ, công chức, viên chức là công cụ để nhận biết và xác định vị trí, chức
danh của từng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Thẻ cán bộ, công chức, viên chức đƣợc làm bằng chất liệu giấy hoặc plastic.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thẻ từ hoặc thẻ có gắn chíp điện
tử để tăng thêm hiệu quả sử dụng.
- Mẫu thẻ cán bộ, công chức, viên chức
Thẻ hình chữ nhật, rộng 50mm; dài 90mm, trên hai mặt thẻ đƣợc in giống nhau các
tiêu chí thông tin sau đây:
14
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 8.
GVHD: Võ Duy Nam
28
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
+ Tên cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh và tƣơng đƣơng hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan,
tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ nhất): chữ
in hoa kiểu Times New Roman, size 14 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN6909/2001), chữ đậm, màu chữ vàng nhạt đƣợc in trên nền màu xanh da trời.
+ Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (ghi
ở hàng thứ hai): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 14 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng
Việt TCVN-6909/2001), chữ đậm, màu chữ vàng nhạt đƣợc in trên nền màu xanh da trời.
+ Họ và tên của cán bộ, công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ ba): chữ in hoa kiểu
Times New Roman, size 16 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001), chữ
đậm, màu đen đƣợc in trên nền màu trắng.
+ Chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ tƣ): chữ in hoa kiểu
Times New Roman, size 12 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001), đậm,
màu đen đƣợc in trên nền màu trắng. Đối với những ngƣời không giữ chức vụ lãnh đạo thì
ghi chức danh công việc hiện tại của cán bộ, công chức, viên chức đó.
+ Mã số thẻ cán bộ, công chức, viên chức theo hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ (ghi ở
hàng thứ năm) chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 14 (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng
Việt TCVN-6909/2001), đậm, màu đỏ đƣợc in trên nền màu trắng. Trong khi chờ quy định
mới về mã số thẻ cán bộ, công chức, viên chức, trƣớc mắt vẫn áp dụng số hiệu của thẻ
công chức theo hƣớng dẫn tại Công văn số 152/TCCP-VC ngày 05 tháng 5 năm 1994 của
Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về hƣớng dẫn làm phiếu, thẻ công
chức.
+ Ảnh màu cỡ 3 x 4cm của ngƣời đƣợc cấp thẻ ở vị trí phía dƣới bên trái thẻ.
+ Hình Quốc huy in màu theo quy định ở vị trí phía trên bên trái thẻ.
- Vị trí đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức
+ Thẻ cán bộ, công chức, viên chức đƣợc đeo ở vị trí trƣớc ngực bằng cách sử dụng
dây đeo hoặc ghim cài.
+ Khoảng cách từ cằm đến mặt cắt ngang ở mép trên của thẻ cán bộ, công chức,
viên chức là 200 – 300mm.
Việc quy định cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ nhằm mục đích xác định vị
trí và chức danh của cán bộ công chức. Thông qua đó giúp cán bộ, công chức dễ dàng hơn
trong việc giao tiếp và thể hiện đƣợc nề nếp làm việc của một cơ quan hành chính, giúp tôn
lên nét đẹp văn hóa nơi công sở. Đeo thẻ công chức, viên chức khi làm nhiệm vụ, công vụ
là nhằm tạo sự thuận lợi hơn trong quan hệ giao tiếp, giải quyết công việc giữa cơ quan,
đơn vị nhà nƣớc với tổ chức, công dân; vừa là trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức
trong việc thực hiện tác phong chuẩn mực trong xử sự; minh bạch, công khai hoá, tạo môi
GVHD: Võ Duy Nam
29
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
trƣờng thuận lợi cho nhân dân giám sát hoạt động công vụ. Đeo thẻ theo quy định cũng là
nhằm để tôn vinh nghề nghiệp, thƣờng xuyên tự chỉnh đốn bản thân mình, nâng cao ý thức
trách nhiệm để thực hiện đúng với chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.
2.3. GIAO TIẾP ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ
Giao tiếp trong công sở là quá trình trao đổi thông tin, suy nghĩ và bày tỏ tình cảm
giữa các thành viên trong cơ quan với nhau hoặc giữa cán bộ công chức với tổ chức công
dân nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định trong quản lý hành chính. Thông qua giao tiếp các
chủ thể có đƣợc các thông tin cần thiết để quyết định công việc của mình
“Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự,
tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát
nạt”15
Với đội ngủ làm việc nơi công sở là những ngƣời có trình độ trí thức. Cán bộ, công
chức nơi đây đại diện cho bộ mặt của công sở, chính vì vậy mọi hành vi cử chỉ của họ phải
thể hiện nét văn hóa nơi công sở. Hai vấn đề cần lƣu tâm trong giao tiếp, ứng xử là thái độ
và ngôn ngữ giao tiếp.
Với quy định trên thì mọi hành vi, cử chỉ dùng trong giao tiếp ứng xử của cán bộ,
công chức phải phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân
tộc, phải xem trọng và quý mến ngƣời khác, không nên dùng cách nói gián tiếp mang nghĩa
bóng, nói tục và thô lỗ. Giao tiếp và ứng xử nơi công sở bao gồm các hoạt động giao giếp
sau:
2.3.1. Giao tiếp trong hoạt động công vụ
Giao tiếp công vụ là toàn bộ hình thức giao tiếp đƣợc thực hiện trong bối cảnh thực
thi công vụ do các bên tham gia công vụ thực hiện để thực thi công vụ.
“Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định
về những việc phải làm và những việc không đƣợc làm theo quy định của pháp luật”16
Các quy định về những việc phải làm và những việc không đƣợc làm của cán bộ,
công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ đó đƣợc xem là Chuẩn mực xử sự của cán bộ,
công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Quy tắc xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền
địa phƣơng ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm
2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ đã quy định những việc phải làm và những việc không
15
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 8.
16
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 8.
GVHD: Võ Duy Nam
30
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
đƣợc làm của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ. Trong đó quy định về
giao tiếp ứng xử trong công vụ thuộc quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức
phải làm đó là: “Cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại công sở và trong thời gian
thực thi nhiệm vụ, công vụ phải mặc trang phục đúng quy định chung và quy định của từng
ngành, lĩnh vực; phải đeo thẻ công chức theo quy định; phải đeo phù hiệu của các lĩnh vực
đã đƣợc pháp luật quy định; phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng
nghiệp”
Nhìn chung vấn đề giao tiếp công vụ đƣợc quy định trong Quy tắc xử sự của cán bộ,
công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng ban hành kèm theo
Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ.
Trong quy định này vấn đề giao tiếp công vụ là một phần nằm trong các quy tắc xử sự của
cán bộ, công chức quy định về những việc mà công cán bộ, công chức phải làm. Trong
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ban hành kèm theo quyết
định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tƣớng chính phủ vấn đề giao tiếp công
vụ không thể hện rõ mà chỉ nói là phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thực
hiện theo quy định của pháp luật ở đây ta có thể hiểu đó là áp dụng các quy định của Quy
tắc xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng
ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ
trƣởng Bộ Nội vụ nhƣ đã nêu ở trên. Bên cạnh Quy tắc xử sự cán bộ, công chức, viên chức
làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng và Quy chế văn hóa công sở tại các cơ
quan hành chính nhà nƣớc có quy định về vấn đề giao tiếp công vụ thì tại khoản 3 điều 16
luật cán bộ, công chức năm 2008 cũng quy định cụ thể về vấn đề này “Khi thi hành công
vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ
gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp”
Khác với các hành vi giao tiếp khác, hành vi giao tiếp trong thi hành công vụ thuộc
một trong các hành vi bị xử lý kỹ luật theo quy định tại Nghị định số: 34/2011/NĐ-CP
ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc xử lý kỹ luật đối với công chức.
Điều này thể hiện tính bắt buộc về yêu cầu của giao tiếp công vụ so với các hành vi giao
tiếp khác.
2.3.2. Giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức trong nội bộ cơ quan, tổ
chức
* Giao tiếp với cấp trên
Giao tiếp với cấp trên là quá trình tƣơng tác gắn với phản hồi thông tin, đề đạt ý
kiến, nguyện vọng… tức là cấp dƣới báo cáo với cấp trên về các phƣơng pháp, cách thức
hoạt động, kết quả thực hiện công việc của chính bản thân họ, của đồng nghiệp và của tổ
chức với cấp trên thông qua các kênh giao tiếp khác nhau hoặc bằng văn bản.
GVHD: Võ Duy Nam
31
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
Giao tiếp từ dƣới lên trên : là sự phản hồi của dòng giao tiếp từ trên xuống dƣới, cấp
dƣới báo cáo lên cấp trên nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, nhiều khi thông
tin thiếu chính xác do việc báo cáo không trung thực của cấp dƣới. Chỉ có niềm tin mới
đảm bảo tính đáng tin cậy của chiều thông tin này.
Giao tiếp với cấp trên cũng là một trong những thành tố quan trọng trong giao tiếp
hành chính, thể hiện văn hóa nơi công sở của cán bộ, công chức nhƣng Quy chế văn hóa
công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ban hành kèm theo quyết định 129/2007/QĐTTg ngày 02/08/2007 của Thủ tƣớng chính phủ lại không quy định cụ thể về vấn đề này.
Hành vi này chủ yếu dựa vào quy định Quy tắc xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làm
việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐBNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ. “Cán bộ, công chức, viên
chức thừa hành chuyên môn nghiệp vụ phải tôn trọng địa vị của ngƣời lãnh đạo, phục tùng
và chấp hành nhiệm vụ đƣợc giao đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, dám chịu trách
nhiệm; có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của cơ quan, đơn vị
mình bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả.”. Mặc dù Quy tắc xử sự của
cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng có quy định
về giao tiếp với cấp trên nhƣng quy định này chỉ đề cập đến vấn đề giao tiếp trong khi thi
hành nhiệm vụ, công vụ đó là một hạn chế làm ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa cấp dƣới
và cấp trên khi quy định chƣa đầy đủ về cách giao tiếp này trong công sở, làm cho quá
trình giao tiếp một cách tự phát theo truyền thống gia đình hoặc theo nhận thức của mỗi cá
nhân, không có sự thống nhất rõ ràng.
* Giao tiếp với cấp dƣới
Giao tiếp từ cấp trên xuống cấp dƣới là hình thức giao tiếp từ thủ trƣởng tới nhân
viên, từ những ngƣời lập kế hoạch, chính sách tới những ngƣời thực hiện, tức là giao tiếp
theo cấu trúc thứ bậc của tổ chức. Sự giao tiếp đó mang tính chỉ thị hƣớng dẫn và tăng
cƣờng tham gia trong quản lý
Giao tiếp từ trên xuống : là dạng giao tiếp thuộc nội bộ, tổ chức, thông tin đi từ trên
xuống, từ thủ trƣởng xuống nhân viên, từ ngƣời xây dựng chính sách đến những ngƣời
thực hiện. Nhằm hƣớng dẫn công việc, phản hồi ý kiến ; khuyến khích sự tham gia ; động
viên gây cảm tình, tạo cảm hứng. Trong quá trình giao tiếp, thông tin dễ bị thất thoát do
hay bị cắt xén, bóp méo.
Tƣơng tự nhƣ vấn đề giao tiếp với cấp trên việc giao tiếp với cấp dƣới cũng là một
trong những biểu hiện văn hóa nơi công sở nhƣng Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nƣớc ban hành kèm theo quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007
của Thủ tƣớng chính phủ cũng không có quy định và chỉ đƣợc quy định trong Quy tắc xử
sự của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng ban
GVHD: Võ Duy Nam
32
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ
trƣởng Bộ Nội vụ. “Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong quản lý, điều hành hoạt
động của cơ quan, đơn vị phải nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, công chức, viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý để có cách thức điều hành phù hợp với từng đối tƣợng nhằm
phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; phát huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập và
phát huy sáng kiến của cán bộ, công chức, viên chức; tôn trọng và tạo niềm tin cho cán bộ,
công chức, viên chức khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bảo vệ danh dự của
cán bộ, công chức, viên chức khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.”.
Những quy định này cũng chỉ dành cho việc giao tiếp trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ công chức điều này đã dẫn đến một số hạn chế trong thái độ giao tiếp của cấp
trên đối với cấp dƣới đó là thái độ không tôn trọng cấp dƣới, chỉ một mình thủ trƣởng nói
rồi bắt mọi ngƣời trong đơn vị tuân theo.
* Giao tiếp với đồng nghiệp
- Giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp thực chất là giao tiếp giữa các cá nhân
và bộ phận cùng cấp trong cùng một cơ quan, tổ chức. Nếu quan hệ giao tiếp đồng nghiệp
trong cơ quan, tổ chức tốt nó sẽ góp phần vào việc giải quyết mục đích công việc chung,
củng cố tinh thần và thúc đẩy việc thực hiện các công việc của cơ quan, tổ chức lẫn mục
đích duy trì hoạt động nhóm.
- Để giao tiếp đồng nghiệp phát huy đƣợc vai trò của nó thì trong mỗi cơ quan, tổ
chức thậm chí trong mỗi cá nhân cần nỗ lực để xây dựng đƣợc mối quan hệ thân thiết
nhƣng thẳng thắn, bình đẳng, thông cảm, hiểu biết nhau. Quan hệ đồng nghiệp tốt không
phải hình thành một cách tự nhiên mà đòi hỏi chúng ta phải có những hiểu biết nhất định
và từ đó biến thành nghệ thuật giao tiếp ứng xử thì mới có thể đạt đƣợc.
- Giao tiếp với đồng nghiệp đƣợc quy định cụ thể hơn so với việc giao tiếp với cấp
trên và giao tiếp với cấp dƣới. Quy tắc xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làm việc
trong bộ máy chính quyền địa phƣơng ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐBNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ có quy định “Trong quan hệ
đồng nghiệp cán bộ, công chức, viên chức phải chân thành, nhiệt tình bảo đảm sự đoàn kết;
phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc đƣợc giải
quyết nhanh và hiệu quả”. Bên cạnh đó thì Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Quy chế
văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ban hành kèm theo quyết định
129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tƣớng chính phủ cũng có quy định nhƣ sau:
GVHD: Võ Duy Nam
33
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
“Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tƣ,
khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ”17
“Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có
thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác”18
Với những quy định trên đã làm cơ sở cho việc giao tiếp giữa đồng nghiệp tránh
vƣớng phải những lỗi thƣờng gặp trong giao tiếp nhƣ: ngắt lời ngƣời khác một cách tùy
tiện, nói xấu ngƣời khác, thái độ không thiện chí giữa hai bên…
2.3.3. Giao tiếp với nhân dân
Giao tiếp với nhân dân có những đặc điểm của giao tiếp công vụ nói chung, đồng
thời có những đặc thù riêng, khác với giao tiếp trong nội bộ cơ quan giữa cấp trên, cấp
dƣới và với đồng nghiệp, thể hiện ở những khía cạnh sau:
* Thứ nhất, về chủ thể tham gia giao tiếp: Đây là hoạt động giao tiếp mà một bên
là cán bộ, công chức – đại diện cho Nhà nƣớc, nhân danh cơ quan Nhà nƣớc và đƣợc sử
dụng quyền lực Nhà nƣớc và một bên là nhân dân có thể là các cá nhânvà tổ chức trong xã
hội. Giao tiếp của cán bộ, công chức với nhân dân chính là cầu nối giữa Nhà nƣớc với nhân
dân, thể hiện tích chất mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và nhân dân. Thái độ của ngƣời tiếp dân
chính là thái độ của Đảng và Chính phủ đối với nhân dân.
* Thứ hai, về mục đích giao tiếp: Giao tiếp của cơ quan Nhà nƣớc với nhân
dân nhằm hƣớng tới các mục tiêu cụ thể sau:
- Nắm bắt đúng vấn đề, vụ việc và giải quyết thấu đáo các nhu cầu, quyền lợi và
nghĩa vụ của công dân và tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao.
- Tác động tới nhận thức, thái độ của nhân dân, là kênh để truyền đạt, giải thích,
hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc.
- Tìm hiểu đời sống, nguyện vọng của ngƣời dân, phản ứng của ngƣời dân, thăm dò
ý kiến, dƣ luận, thu thập thông tin phản hồi, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, công tác quản lý của cơ quan đơn
vị để điều chỉnh các biện pháp quản lý và cách thức giao tiếp cho phù hợp, hiệu quả.
* Thứ ba, về các hình thức giao tiếp với nhân dân:
- Giao tiếp trực tiếp với nhân dân trong quá trình giải quyết công việc (cung cấp các
dịch vụ hành chính công, trình bày, giải thích, hƣớng dẫn, tuyên truyền, vận động, đối
thoại, gặp gỡ thăm hỏi, hòa giải, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm hành chính…).
17
18
Luật cán bộ, công chức 2008, điều 16, khoản 2.
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 10.
GVHD: Võ Duy Nam
34
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
- Giao tiếp và giải quyết công việc cho dân thông qua văn bản và các hình thức
thông tin khác nhƣ điện thoại, internet, hòm thƣ góp ý, đƣờng dây nóng… Đây là hình thức
giao tiếp gián tiếp để trao đổi thông tin giữa cơ quan nhà nƣớc với nhân dân.
Việc giao tiếp với nhân dân đƣợc quy định cụ thể trong 3 văn bản quy phạm pháp
luật sau :
Thứ nhất là Quy tắc xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy
chính quyền địa phƣơng ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26
tháng 02 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ quy định “Trong giao tiếp tại công sở và với
công dân, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, hòa nhã, văn minh. Khi
giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phƣơng tiện thông tin (điện
thoại, tƣ tín, qua mạng...) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ
quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hƣớng dẫn, trả lời.”. Với văn bản này thì vấn đề giao
tiếp với công dân chỉ quy định về việc giao tiếp của cán bộ, công chức với công dân tại nơi
công sở và giao tiếp trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Thứ hai là Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định “Cán bộ, công chức phải gần
gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp
phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc”19. Quy định này trong luật mở rộng phạm vi hơn so với
Quy tắc xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa
phƣơng, không chỉ quy định những hành vi phải thực hiện trong giao tiếp tại công sở hay
trong khi thi hành nhiệm vụ mà cả bên ngoài công sở.
Thứ ba là Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ban hành
kèm theo quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tƣớng chính phủ quy
đinh “Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn,
lắng nghe ý kiến, giải thích, hƣớng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải
quyết công việc. Cán bộ, công chức, viên chức không đƣợc có thái độ hách dịch, nhũng
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ”20. Quy định này quy định những
việc mà cán bộ công chức phải làm khi giải quyết công việc và trong khi thực hiện nhiệm
vụ.
Mỗi văn bản đều có những quy định riêng về việc giao tiếp với nhân dân nhƣng đều
cùng một mục đích giúp cho việc giao tiếp giữa cán bộ, công chức với nhân dân đƣợc tốt
hơn thể hiện đƣợc nét văn hóa nơi công sở để từ đó tạo niềm tin cho nhân dân đối với Đảng
và Nhà nƣớc.
19
Luật cán bộ, công chức 2008, điều 17, khoản 1.
20
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 9.
GVHD: Võ Duy Nam
35
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
2.3.4. Giao tiếp qua điện thoại
Trong quá trình làm việc của cán bộ công chức hiện nay, giao tiếp có mặt và tham
gia tích cực vào tất cả các khâu, phần lớn thời gian làm việc trong ngày ngƣời cán bộ công
chức dành cho hoạt động giao tiếp. Việc hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời thi hành công vụ
phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của hoạt động giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp này có thể
là trực tiếp hoặc gián tiếp. Hình thức giao tiếp gián tiếp phổ biến ngày nay là giao tiếp qua
điện thoại. Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc ban hành
kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ có quy định về việc giao tiếp qua điện thoại nhƣ sau: “Khi giao tiếp qua điện thoại, cán
bộ, công chức, viên chức phải xƣng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn,
tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột”. Quy tắc ứng xử của cán
bộ, công chức, viên chức kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của
Bộ trƣởng Bộ nội vụ cũng có quy định “Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành
chính hoặc qua các phƣơng tiện thông tin (điện thoại, thƣ tín, qua mạng…) phải đảm bảo
thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần
hƣớng dẫn, trả lời”
Với việc quy định cách giao tiếp nhƣ trên ta thấy có hai vấn đề cơ bản cần chú ý khi
giao tiếp qua điện thoại là cách chào hỏi và nội dung khi giao tiếp. Hai vấn đề này cần phải
đảm ngay cả khi gọi và nghe.
- Giao tiếp qua điện thoại khi gọi
+ Phải chuẩn bị trƣớc nội dung cần trao đổi (ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể).
+ Khi đầu dây bên kia có ngƣời nhấc máy thì có lời chào hỏi, xƣng tên, chức danh,
bộ phận làm việc của mình và đề nghị đƣợc gặp ngƣời cần gặp.
+ Trao đổi nội dung đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Âm lƣợng vừa đủ nghe, nói năng từ tốn,
rõ ràng, xƣng hô phải phù hợp với đối tƣợng nghe, không nói quá to, thiếu tế nhị gây khó
chịu cho ngƣời nghe.
+ Có lời cảm ơn, lời chào trƣớc khi kết thúc cuộc gọi.
- Giao tiếp qua điện thoại khi nghe
+Sau khi nhấc tổ hợp ống nghe, cần có lời chào hỏi, xƣng tên, chức danh, bộ phận
làm việc của mình, ví dụ: “Alô, Uỷ ban nhân dân phƣờng… quận… xin nghe”.
+ Không nên để đầu dây bên kia chờ quá 3 hồi chuông.
+ Nếu ngƣời gọi cần gặp đích danh mình thì trao đổi, trả lời rõ ràng, cụ thể từng nội
dung theo yêu cầu của ngƣời gọi. Âm lƣợng, cách nói năng, xƣng hô nhƣ khi gọi đi.
GVHD: Võ Duy Nam
36
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
+ Nếu ngƣời gọi cần gặp ngƣời khác hoặc nội dung không thuộc trách nhiệm của
mình thì chuyển điện thoại hoặc hƣớng dẫn ngƣời gọi liên hệ đến đúng ngƣời, địa chỉ cần
gặp.
+ Nên cầm sẵn bút và viết lại nội dung cuộc trao đổi.
+ Có lời cảm ơn, lời chào trƣớc khi kết thúc cuộc điện thoại.
+ Bên nghe (nhận cuộc gọi) phải chờ bên gọi đến cúp máy xong rồi mới gác máy.
2.4. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TẠI CÔNG SỞ
Để thể hiện văn hóa nơi công sở Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành
chính nhà nƣớc đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TT ngày 02 tháng 8
năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ đã quy định Các hành vi bị cấm tại công sở.
2.4.1. Hành vi hút thuốc lá trong phòng làm việc
“Thuốc lá là sản phẩm đƣợc sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc
lá, đƣợc chế biến dƣới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
Tác hại của thuốc lá là ảnh hƣởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra
cho sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng và sự phát triển kinh tế - xã hội”21
Do tác hại của thuốc lá nên hành vi hút thuốc lá bị cấm trong phòng làm việc, không
chỉ nhƣ vây năm 2012, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đƣợc ban hành có hiệu lực
thi hành từ 1/5/2013. Trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ công dân trong việc phòng,
chống tác hại thuốc lá: Yêu cầu ngƣời hút thuốc lá không hút thuốc tại địa điểm có quy
định cấm hút thuốc lá; vận động tuyên truyền ngƣời khác không sử dụng thuốc lá; cai
nghiện thuốc lá; yêu cầu cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý ngƣời có hành vi
hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; phản ánh hoặc tố cáo cơ quan,
ngƣời có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút
thuốc lá.
Thông qua quy định của luật phòng chống hút thuốc lá năm 2012 thì vấn đề cấm hút
thuốc lá đƣợc thực hiện triệt để hơn. Phòng làm việc của cán bộ, công chức là một trong
những “địa điểm cấm hút truốc lá hoàn toàn trong nhà”22. Với quy định nay cán bộ, công
chức bị cấm hoàn toàn ở nơi làm việc, không có nơi dành riêng cho việc hút thuốc lá.
2.4.2. Hành vi sử dụng đồ uống có cồn tại công sở
Tác hại của rƣợu, bia thì ai cũng biết không chỉ ảnh hƣởng đến sức khỏe mà còn ảnh
hƣởng đến tinh thần của nguời sử dụng. Hiện nay vẫn chƣa có luật quy định về việc phòng
chống rƣợu, bia. Nhƣng riêng ở nơi công sở thì có quy định về việc cấm “Sử dụng đồ uống
có cồn tại công sở, trừ trƣờng hợp đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên
21
22
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012, điều 2; khoản 1,4.
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012, điều 11, khoản 2.
GVHD: Võ Duy Nam
37
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao”23. Với quy định này thì hành vi uống rƣợu, bia nơi công
sở vẫn chƣa đƣợc hạn chế khi có quy định trƣờng hợp ngoại lệ. Một vấn đề cần nói đến là
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc ban hành kèm theo
Quyết định số 129/2007/QĐ-TT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ chỉ
quy định cấm sử dụng đồ uống có cồn tại nơi công sở. Nhƣ vậy cán bộ, công chức có thể
uống nơi khác rồi đến công sở làm việc, đây là một thiếu sót mà chƣa có văn bản chung
quy định. Thấy đƣợc mặt hạn chế, thiếu sót trong quy định cũng nhƣ tình trạng thực tế hiện
nay nhiều cán bộ, công chức khi làm việc nhƣng trong ngƣời vẫn còn mùi rƣợu, bia làm
ảnh hƣởng đến công việc cũng nhƣ nét văn hóa nơi công sở. Chính vì vậy Bộ tƣ pháp đã
ban hành chỉ thị số: 02/CT-BTP ngày 25/03/2013 Chỉ thị về việc cán bộ, công chức, viên
chức ngành tƣ pháp không uống rƣợu, bia trong ngày làm việc. Với quy định này thì hành
vi uống rƣợu bia đƣợc nghiêm cấm và xử lý triệt để hơn, hành vi uống rƣợu, bia bị cấm
ngay trƣớc và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trƣa của ngày làm việc, kể cả khi tổ chức hội
nghị, tiếp khách. Chỉ thỉ số: 02/CT-BTP là một biện pháp mạnh mẽ nhằm hạn chế tình
trạng cán bộ, công chức sử dụng rƣợu, bia trong giờ làm việc nhƣng đây chỉ là văn bản quy
định đối với cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành Tƣ pháp nên nó cũng hạn chế về
phạm vi áp dụng.
2.4.3. Hành vi Quảng cáo thƣơng mại tại công sở
Công sở với mục đích là nơi phục công cộng, là nơi thể hiện sự phân định ranh giới
giữa các cơ quan tổ chức hoạt động trong khu vực “công” với tổ tổ chức hoạt động trong
khu vực “tƣ” nhằm phục vụ lợi ích cho từng cá thể. Chính vì mục đích cũng nhƣ sự phân
định trên mà Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc ban hành
kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ quy định nghiêm cấm hành vi Quảng cáo thƣơng mại vì hoạt động Quảng cáo thƣơng
mại với mục đích trực tiếp là giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thƣơng mại và nhằm
mục tiêu lợi nhuận của thƣơng nhân, điều này đã trái với mục đích công sở.
23
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ
quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 4, khoản 2.
GVHD: Võ Duy Nam
38
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VĂN
HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
3.1. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƢỚC
Văn hoá công sở rất gần gũi với cuộc sống, công việc hàng ngày của mỗi cán bộ,
công chức viên chức, nhƣng lại thật phức tạp và không dễ ràng thực hiện đƣợc nếu nhƣ
sự nhận thức của cán bộ, công chức viên chức không đầy đủ; Chẳng hạn nhƣ hành vi
hút thuốc lá trong phòng làm việc là một thí dụ. Ai cũng biết hút thuốc lá là có hại cho
sức khoẻ không những cho ngƣời trực tiếp hút mà cả những ngƣời xung quanh, sẽ khó
thực hiện nếu ngƣời hút thuốc lá là lãnh đạo của cơ quan, tổ chức không thực hiện
nghiêm. Đấy chỉ là một thí dụ trong nhiều vấn đề mà ở các công sở đang tồn tại. Cần
tìm hiểu thực trạng văn hóa công sở để thấy đƣợc những hạn chế từ đó tìm ra giải pháp
giúp văn hóa công sở đƣợc thực ngày một tốt hơn.
3.1.1. Tổng quan về văn hóa công sở trƣớc khi chính phủ ban hành quy chế
văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc
Văn hoá công sở xuất hiện và tồn tại cùng sự ra đời của bộ máy nhà nƣớc. Theo thời
gian văn hoá công sở đã ngự trị hiện hữu trong mỗi cơ quan cũng nhƣ từng cán bộ, công
chức, viên chức. Trƣớc khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 129/2007/QĐTT ngày 02 tháng 8 năm 2007 thì tình hình văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính
nhà nƣớc tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập.
- Lối sống xa dân, hách dịch, cửa quyền đã tạo ra một khoảng ngăn cách giữa công
chức trong thi hành công vụ với nhân dân, mang nặng tính cai trị trong ứng xử công vụ,
không đúng với chức năng công chức là công bộc của dân, không thực hiện đúng vị trí của
ngƣời thừa hành công vụ trong cơ quan hành chính nhà nƣớc. Những tiêu cực này đã làm
giảm lòng tin trong dân, xấu đi hình ảnh của ngƣời công chức trong một nền hành chính
đang trên đƣờng phát triển và ảnh hƣởng uy tín của nhà nƣớc, một nhà nƣớc mà bản chất là
của dân, do dân và vì dân.
- Việc gắn biển cơ quan, phòng làm việc cũng là một thực trạng, do không thống
nhất về mẫu, kích thƣớc nên thực hiện một cách tuỳ tiện. Nhƣ lúc sinh thời, có dịp Chủ tịch
Hồ Chí Minh đến thăm Nhà máy cơ khí Gia Lâm do biển hiệu của cơ quan này không ghi
đủ dấu Nha may co khi Gia Lam, nên Ngƣời đã hóm hỉnh dịch Nhà mày có khỉ già lắm.
- Những trở ngại về mặt tâm lý rất lớn đối với ngƣời dân khi có việc phải đến các cơ
quan nhà nƣớc để giải quyết. Điều trƣớc tiên họ gặp khi đến cổng cơ quan là những lời nói
mệnh lệnh, trống không của những ngƣời bảo vệ, thƣờng trực cổng cơ quan. Đó có thể coi
GVHD: Võ Duy Nam
39
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
là trở ngại thứ nhất đối với một số ngƣời dân lần đầu tiên tới công sở. Tiếp theo, thiếu biển
chỉ dẫn của cơ quan, phòng làm việc, sự đón tiếp của cán bộ, công chức tại một số công sở
tiếp dân là thái độ lạnh lùng, thờ ơ, đặc biệt là rất tiết kiệm nụ cƣời, không hƣớng dẫn đầy
đủ các thủ tục cần thiết. Do đó, có việc dân làm không đúng, thiếu phải đi lại nhiều lần.
Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức là nam giới hút thuốc lá và nhả khói nghi ngút ra
không khí mặc cho mọi ngƣời xung quanh, say rƣợu bia trong giờ hành chính không hiếm
gặp ở một số cơ quan. Có thể những biểu hiện trên đây ít nhiều đã ảnh hƣởng đến uy tín và
chất lƣợng công tác của cán bộ, công chức, viên chức và nguy hại hơn là hình ảnh về cơ
quan công quyền nhìn nhận một cách méo mó, theo đó là hiệu lực hiệu quả quản lý nhà
nƣớc bị ảnh hƣởng, lòng tin của nhân dân với nhà nƣớc bị giảm sút và tình trạng đơn thƣ
khiếu nại, tố cáo của công dân cũng theo đó mà tăng lên.
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/1998/NĐ-CP
ngày 08 tháng 9 năm 1998 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan. Nhằm
phát huy quyền làm chủ của của cán bộ, công chức, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch,
vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm
chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của
đổi mới đất nƣớc; ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách
nhiễu dân. Trong quy chế quy định về dân chủ trong cơ quan nhƣ trách nhiệm của thủ
trƣởng cơ quan; trách nhiệm của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức phải
đƣợc biết; những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến, thủ trƣởng cơ quan quyết định;
những việc cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra. Và dân chủ trong quan hệ và giải quyết
công việc với công dân, cơ quan, tổ chức; với cơ quan cấp dƣới. Qua văn bản trên cho thấy
về cơ sở pháp lý đã có những văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo tại các công sở, trong
đó chủ yếu về giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và trong quan
hệ xã hội. Do đó, có thể nói đây là những tiền đề cần thiết cho việc ban hành quy chế văn
hoá công sở sau này. Tiếp theo đó Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV
ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ về quy tắc ứng xử của cán bộ, công
chức viên làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng. Mục đích của quy tắc nhằm quy
định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức viên khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và
trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không đƣợc làm nhằm đảm đảm
bảo sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức viên; Thực hiện công khai các
hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của cán bộ, công chức viên, nâng cao ý
thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức viên trong công tác phòng chống tham nhũng; Là
căn cứ để để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức
viên vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã
hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của
GVHD: Võ Duy Nam
40
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
cán bộ, công chức viên. Có thể nói đây là một trong những bộ quy tắc ứng xử ban hành
trƣớc khi có quy chế văn hoá công sở. Sự ra đời của bộ quy tắc này đã có tác dụng tích cực,
tạo hành lang cần thiết để mỗi cán bộ, công chức, viên chức xử sự trong từng trƣờng hợp,
hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, nếu công tác tuyên truyền, giáo dục đƣợc quán triệt một cách đầy
đủ nội dung của quy tắc xử sự có nghĩa là đã góp phần xây dựng nên một phong cách làm
việc, ứng xử có văn hoá, làm cho hiệu suất công việc đƣợc nâng lên, quan hệ giữa lãnh đạo
với nhân viên, giữa nhân viên với nhau, nhân viên với dân sẽ có sự đồng thuận trong hành
động, tạo ra môi trƣờng làm việc thân thiện. Đây là quy tắc ứng xử song có tác dụng nhất
định góp phần tạo nên văn hoá công sở ngày một hoàn thiện hơn thực sự là nền tảng về
nhận thức trong cách ứng xử của cán bộ, công chức viên làm việc trong bộ máy chính
quyền địa phƣơng.
3.1.2. Mặt tích cực về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc
Ngày 02 tháng 8 năm 2007 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quy chế văn hoá
công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐTTg. Sau khi quy chế ban hành và có hiệu lực thì hầu hết các cơ quan từ trung ƣơng đến
địa phƣơng đã tổ chức học tập quán triệt đúng tinh thần của quy chế, đồng thời căn cứ vào
tình hình thực tế đã xây dựng quy chế cho phù hợp với cơ quan, đơn vị nhƣ: Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Chỉ thị số 25/2007/CT-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2007
về việc nâng cao văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp của đội ngủ cán bộ, công chức,
viên chức; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 8 năm 2014 về Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nƣớc tỉnh Hà Giang; Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số
4085/QĐ-SNV n gày 30 tháng 5 năm 2013 về Quy chế văn hóa công sở và Quy tắc ứng
xử của cán bộ, công chức và lao động hợp đồng tại Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh;
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh long về ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-UBND ngày
28/11/2007 về ban hành Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long…..
Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện và trên cơ sở tổng hợp các báo cáo về
tình thình thực hiện Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tƣớng Chính phủ về ban hành Quy chế Văn hóa công sở tại một số cơ quan hành chính nhà
nƣớc lấy ví dụ điển hình nhƣ: Báo cáo số 288/BC-UBND của Ủy ban nhân dân thị xã
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ngày 28 tháng 11 năm 2013, báo cáo số 396/BC-UBND của
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ngày 04 tháng 12 năm 2013... Tình hình văn hóa công sở
tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc đã có những chuyển biến tích cực. Thủ trƣởng các cơ
quan, đơn vị đều tổ chức triển khai thực hiện quy chế, đồng thời cụ thể hóa lồng ghép các
nội dung trọng tâm của quyết định đƣa vào quy chế, nội quy hoạt động của cơ quan đơn vị
GVHD: Võ Duy Nam
41
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
làm cơ sở thực tiễn cho cán bộ, công chức, viên chức ý thức chấp hành và thực hiện. Bên
cạnh đó cũng làm cơ sở cho mọi tổ chức và công dân giám sát việc chấp hành các quy định
của Nhà nƣớc đối với cán bộ, công chức trong thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở.
Ngoài ra thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị cũng đƣa việc thực hiện tốt các nội dung của quy
chế văn hóa công sở vào kế hoạch phát động thi đua hàng năm và đƣợc xem là một trong
những tiêu chuẩn để xét khen thƣởng tổng kết hàng năm đối với cán bộ, công chức.
- Bài trí công sở: Việc thực hiện treo Quốc kỳ và chào cờ hàng tuần đƣợc các cơ
quan, đơn vị thực hiện một cách nghiêm túc. Quốc kỳ đƣợc treo xuyên suốt trƣớc trụ sở
của cơ quan, về màu sắc kích cỡ đảm bảo đúng theo quy định, khi màu cờ bị nhạt đƣợc
thay kịp thời, đảm bảo tính trân trọng. Chào cờ đƣợc thực hiện vào buổi sáng lúc 7 giờ thứ
hai hàng tuần. Về biển tên cơ quan đƣợc thực hiện nghiêm túc việc gắn biển tên cơ quan
đảm bảo đúng theo thông tƣ số 05/2008/TT-BNV ngày 07/8/2008 của Bộ nội vụ, hƣớng
dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nƣớc. Nhìn chung việc gắn biển tên theo đúng quy
định nhƣ: kích cỡ, màu sắc phù hợp với cổng và vẻ mỹ quan. tên đƣợc thể hiện bằng tiếng
Việt và tiếng anh theo quy định bao gồm tên cơ quan, đơn vị, địa phƣơng, địa chỉ tọa lạc và
số điện thoại liên lạc. Phòng làm việc đƣợc bố trí bàn, ghế làm việc cho từng công chức
chuyên môn đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, thẩm mỹ. Trên bàn làm việc đều có bố trí biển tên
cho từng vị trí làm việc của cán bộ, công chức. Trong bảng tên thể hiện đầy đủ họ tên, chức
vụ, chức danh đang phụ trách. Tuyệt đối trong phòng làm việc không tổ chức việc uống
rƣợu, bia, đun nấu…
- Trang phục của cán bộ, công chức: Các cơ quan, đơn vị duy trì và phát huy truyền
thống tốt đẹp của ngƣời Việt Nam đảm bảo trân trọng, lịch sự, sạch đẹp và tiết kiệm. Trang
phục hàng ngày khi đi làm phổ biến đối với cả nam và nữ là quần tây, áo sơ mi đơn giản,
đối với trang phục khi tham dự các buổi lễ thƣờng là bộ comple. Bên cạnh quần áo thì dày
dép cán bộ, công chức sử dụng đều có quai hậu.
- Thẻ cán bộ, công chức: Đều duy trì đeo thẻ công chức trong thực thi nhiệm vụ và
công vụ đƣợc giao cũng nhƣ thực hiện nhiệm vụ trong giờ hành chính tại trụ sở làm việc.
Việc cấp thẻ và quản lý sử dụng thẻ thực hiện đúng theo quyết định số 06/2008/QĐ-BNV
ngày 22/12/2008 của Bộ trƣởng bộ nội vụ, về việc quy định mẫu thẻ và việc quản lý , sử
dụng thẻ đối với cán bộ, công chức.
- Giao tiếp, ứng xử nơi công sở: Việc giao tiếp của cán bộ, công chức đƣợc cụ thể
hóa đƣa vào quy chế và nội quy làm việc của các cơ quan, đơn vị. Trong đó có quy định cụ
thể một số việc cán bộ, công chức không đƣợc làm trong giao tiếp nhƣ: thái độ hách dịch,
nhũng nhiễu…đối với nhân dân trong quan hệ công việc hành chính. Phần lớn các cán bộ,
công chức đều ý thức trong việc giao tiếp với thái độ tế nhị, lịch sự, phát ngôn rõ ràng,
mạch lạc. Tất cả cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ đều thực hiện nghiêm túc
GVHD: Võ Duy Nam
42
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
về vấn đề giao tiếp ở công sở, thực hiện những việc phải làm và không đƣợc làm. Cụ thể
khi thi hành công vụ tất cả cán bộ, công chức đều đeo thẻ, có thái độ lịch sự, hòa nhã, luôn
giữ gìn uy tín cho cơ quan, đơn vị. Luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao không đùn
đẩy, trốn tránh nhiệm vụ, kịp thời giải quyết mọi yêu cầu, thắc mắc của ngƣời dân.
Bên cạnh vấn đề giao tiếp trong công vụ đạt đƣợc tích cực thì việc giao tiếp giữa
lãnh đạo với cấp dƣới và giao tiếp giữa cán bộ, công chức với nhân dân cũng đƣợc thể hiện
những mặt tốt nhƣ sau:
+ Trong cách giao tiếp giữa lãnh đạo với cấp dƣới thì ngƣời lãnh đạo luôn đánh giá
công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ công việc đối với cấp dƣới, bên cạnh đánh giá cán
bộ lãnh đạo còn biết khen cán bộ có thành tích tốt biết phấn đấu trong công việc, song song
đó còn khích lệ một số cán bộ chƣa hoàn thành tốt công việc theo kế hoạch mà lãnh đạo đã
đề ra để đảm bảo đúng tiến độ. Cán bộ lãnh đạo rất quan tâm đến tâm tƣ nguyện vọng, biết
lắng nghe ý kiến và tiếp thu nhiều ý kiến cấp dƣới khi bàn về công việc. Thái độ làm việc
của các anh chị trong cơ quan rất nghiêm túc, tập trung, đồng nghiệp thì học hỏi lẫn nhau
qua điểm này cho thấy ngƣời lãnh đạo cơ quan rất linh hoạt trong công việc cụ thể nhƣ biết
trao quyền một cách hợp lý cho cấp dƣới để làm thay mình. Ngoài ra còn tạo nhiều cơ hội
cho các thành viên cơ quan mình đoàn kết, phối hợp giúp đỡ nhau thông qua các buổi giao
lƣu với các cơ quan khác qua các cuộc thi, các buổi lễ hội.
+ Trong việc giao tiếp giữa các đồng nghiệp biết giúp đỡ nhau trong công việc ,
cùng phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, có thái độ nhã nhặn, lịch sự
+ Trong việc giao tiếp với nhân dân, các bộ, công chức ngồi ngay thẳng, giao tiếp
một cách nghiêm túc. Cán bộ , công chức luôn có thái độ, tác phong, cử chỉ, lời nói lịch sự,
nhã nhặn, bình tỉnh, khiêm tốn, đúng mực ngay từ khi tiếp xúc với nhân dân.
3.1.3. Mặt hạn chế về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc
Bên cạnh những mặt tích cực đạt đƣợc thực trạng văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nƣớc vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi thực tiễn, còn nhiều hạn chế,
yếu kém cần khắc phục.
- Lấy ví dụ điển hình Ủy ban nhân dân thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp. Trụ sở cơ quan mặc dù đƣợc đặt ở nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông
nằm ở trung tâm gần quốc lộ 80 nhƣng do đã đƣợc thành lập lâu đời ( từ năm 1994) nên
cũng còn một số hạn chế, trụ sở đƣợc xây dựng từng phần, phòng làm việc chƣa đạt chuẩn
còn một số phòng nhỏ hẹp nhƣng lại bố trí nhiều ngƣời cùng làm việc. Do nằm ở vị trí
thuận tiện giao thông ngay quốc lộ nên không tránh khỏi những tiếng ồn và khói bụi phát
ra từ động cơ xe qua lại làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nơi công sở. Trụ sở xây dựng
không theo tiêu chuẩn quy định, phân chia thành từng phần (hội trƣờng, nhà ăn, nhà làm
GVHD: Võ Duy Nam
43
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
việc, trụ sở tiếp dân…) đan xen giữa cái cũ và cái mới nhìn tổng thể không hài hòa. Trang
thiết bị chƣa đáp ứng đƣợc hết các nhu cầu của cán bộ công chức nhƣ máy photo, máy vi
tính bố trí còn ít so với yêu cầu công việc (các phòng địa chính, phòng tiếp dân, văn phòng
chỉ có một máy photo để sử dụng) . Chƣa bố trí ngƣời giữ xe, mặt dù cơ quan có bố trí khu
vực để phƣơng tiện giao thông nhƣng nhiều cán bộ, công chức vẫn đậu xe một cách tùy ý
ngày trƣớc cổng chính cơ quan, làm mất đi tính thẩm mỹ.
- Nhiều cơ quan hành chính nhà nƣớc ở TP.Tam Kỳ tỉnh Quãng Nam và một số cơ
quan hành chính tại tỉnh Đồng Tháp nhƣ: Sở kế hoạch đầu tƣ, Sở tƣ pháp, Cục thống kê
chƣa thực hiện đúng theo Thông tƣ số 05/2008/TT-BNV, còn tùy tiện trong việc gắn biển
tên đơn vị. Ngƣời đi đƣờng dễ dàng nhìn thấy các loại tên biển hiệu đặt trƣớc trụ sở cơ
quan với đủ các loại kiểu dáng khác nhau, kèm theo màu sắc, kích cỡ đủ loại. Theo quy
định, biển tên cơ quan gắn tại cổng chính, kích thƣớc không nhỏ hơn 45cm (chiều rộng),
35cm (chiều cao). Thế nhƣng, nhiều cơ quan có biển hiệu làm quá nhỏ, phải lại thật gần,
căng mắt mới đọc rõ chữ; nhiều cơ quan khác lại làm biển hiệu quá khổ, to gấp 2 lần quy
định. Và biển hiệu cái thì treo trên tầng cao nhất của trụ sở, cái thì bị che khuất bởi cây
cối; nhiều nơi một trụ sở có nhiều cơ quan làm việc thì bên trái, bên phải cổng cũng đều
đƣợc trƣng dụng để treo biển hiệu, nhìn hoa cả mắt. Có nhiều nơi làm một trụ riêng, treo
biển hiệu cơ quan từ trên xuống dƣới, treo khắp hàng rào, tranh thủ quảng cáo luôn ngành
nghề mình đang quản lý...
- Một số nơi cán bộ, công chức viên chức vẫn còn giữ tình trạng lãng phí thời gian
đến muộn, về sớm, chƣa có tác phong làm việc đúng mực, không tích cực hoàn thành
nhiệm vụ đƣợc giao, lãng phí trong sử dụng trang thiết bị công sở nhƣ điện nƣớc, điện
thoại, phƣơng tiện, kỹ thuật, máy móc…Phòng làm việc nhếch nhác, lộn xộn, tồn tại một
số cá nhân nói chuyện riêng trong giờ họp, trang phục chƣa phù hợp khi đến công sở,
không đeo thẻ khi làm việc, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, chƣa giữ vệ sinh
chung, hút thuốc lá, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc đƣợc giao… Tất cả những
điều này đã làm ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc, đến đồng nghiệp, đến bộ mặt của cả
cơ quan đơn vị. Điển hình là “Ủy ban nhân dân xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh
Thanh Hóa, mới 10 giờ 12 phút nhƣng trụ sở Uỷ ban nhân dân xã đã vắng hoe, một số
phòng làm việc đã khóa cửa. Một số ngƣời dân địa phƣơng có mặt ở trụ sở ủy ban xã
giảng giải: Trƣớc kia, thông thƣờng xã chỉ làm việc vào buổi chiều, nhiều khi buổi sáng,
Chủ tịch xã có khi còn không đến trụ sở. Ngƣời dân có việc cần xin dấu đều phải đợi đến
chiều, nhiều khi lỡ việc và cảm thấy rất phiền phức nhƣng... đã quen. Bên cạnh đó nhiều
GVHD: Võ Duy Nam
44
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
cán bộ, công chức tại ủy ban không đeo thẻ, khi đƣợc hỏi vì sao thì phó chủ tịch xã thản
nhiên trả lời quê tôi như thế!”24
Vấn đề cần quan tâm tiếp theo đó là những thiết sót và hạn chế trong giao tiếp, ứng
xử của cán bộ, công chức tại các cơ quan. Phần lớn quá trình giao tiếp là tùy thuộc vào bản
chất của mỗi ngƣời và tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể về tâm trạng vui, buồn trong
quan hệ giao tiếp mà thể hiện giao tiếp nhẹ nhàng, lịch sự, văn minh, có văn hoá... hay
ngƣợc lại. Mặc dù trong thời gian qua, vấn đề văn hóa giao tiếp công sở đã đƣợc các cấp
lãnh đạo đặc biệt quan tâm thực hiện, nhƣng nhìn chung theo báo cáo về kết quả thực hiện
Quy chế văn hóa công sở một số nơi nhƣ: Lạng Sơn, Kiêng Giang, Bến Tre...Phải thừa
nhận rằng thực trạng văn hóa giao tiếp tại các cơ quan hành chính hiện chƣa đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Ví dụ nhƣ một số cán bộ, công
chức, viên chức chƣa có kỹ năng giao tiếp cần thiết đối với đồng nghiệp và với nhân dân.
- Trong quan hệ với đồng nghiệp thì còn xảy ra ganh ghét, nói xấu hạ uy tín của
nhau, không tôn trọng nhau, bằng mặt mà không bằng lòng. Một số ít cán bộ quản lý khi
giao tiếp với cấp dƣới và đồng nghiệp đôi lúc còn thiếu nhẹ nhàng, vui vẻ hoặc tỏ ra không
thật sự quan tâm, thân thiện, thỉnh thoảng có ngƣời còn bộc lộ sự nóng tính nếu có những
công việc chƣa kịp hoàn thành hoặc không vừa ý.
- Việc cán bộ, công chức phê bình đồng nghiệp không đúng nơi, đúng chỗ, thiếu tế
nhị, tạo tâm lý căng thẳng dễ dẫn đến mặc cảm và gây hiểu lầm lẫn nhau, hiện tƣợng bằng
mặt không bằng lòng vẫn còn xảy ra. Từ đó tạo ra không khí nặng nề căng thẳng, hiệu quả
và chất lƣợng công việc sẽ bị ảnh hƣởng là điều tất yếu.
- Có một số cán bộ, công chức chƣa nhiệt tình hƣớng dẫn nhân dân cặn kẽ, dùng lời
lẽ khó nghe, có thái độ hách dịch, cửa quyền. Tinh thần tự quản, tự giác của cán bộ, công
chức còn thấp, do tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, tâm lý làm cho có làm,
làm cho xong việc…. Trong giờ làm việc, cƣời nói giỡn với nhau, trong khi đó ngƣời dân
đang đợi, lơ là coi chuyện ngƣời dân chờ đợi là chuyện bình thƣờng. Một số ít là do chƣa
biết nhận thức phải làm nhƣ thế nào để có những hành vi, ứng xử văn minh, lịch sự nơi
công sở.
Ngoài việc dựa vào các báo cáo tình hình thực hiện quy chế văn hóa của một số
công sở để thấy đƣợc những hạn chế, yếu kém trong văn hóa công sở nhƣ trên. Ngƣời viết
còn tiến hành lập bảng hỏi để phỏng vấn 40 cán bộ, công chức và 40 ngƣời dân 2 tỉnh
Đồng Tháp, Vĩnh Long, qua việc thực hiện đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
24
Tuấn Linh, Xã hội, Phó chủ tịch xã không đeo thẻ công chức: “Quê tôi nhƣ thế!”, http://soha.vn/xa-hoi/pho-chutich-xa-khong-deo-the-cong-chuc-que-toi-nhu-the 20131109115338665.htm [Truy cập ngày 11- 9 -2014].
GVHD: Võ Duy Nam
45
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
- Đối với việc phỏng vấn cán bộ, công chức tại một số cơ quan hành chính nhà
nƣớc. Tất cả các ý kiến cho rằng văn hóa công sở tại cơ quan của họ đều đƣợc thực hiện tốt
nhƣng thực chất qua từng câu hỏi cụ thể đã thể hiện những hạn chế mà hầu nhƣ cơ quan
hành chính ở những nơi này đều có.
+ Biểu hiện cụ thể là phòng làm việc của cán bộ, công chức còn chật hẹp phòng làm
việc thƣờng từ ba ngƣời trở lên với 30 ngƣời trả lời (chiếm 75%). Còn lại số ngƣời trả lời
với 10 ngƣời trả lời (chiếm 25%) phòng làm việc có một hoặc hai ngƣời thƣờng là những
ngƣời giữ chức vụ lãnh đạo nhƣ chủ tịch hoặc bí thƣ.
+ Một số cán bộ, công chức vẫn chƣa thực hiện trang phục theo đúng quy định ăn
mặt theo sở thích với 5 ngƣời trả lời (chiếm 12,5%). Không đeo thẻ khi đi làm với 10
ngƣời trả lời (chiếm 25%). Với kết quả này có thể thấy việc thực hiện trang phục tại các cơ
quan hành chính vẫn chƣa đảm bảo đúng quy định hoàn toàn do một số cán bộ, công chức
vẫn chƣa có ý thức chấp hành quy định về văn hóa công sở.
+ Một số cán bộ, công chức vẫn còn hút thuốc trong giờ làm việc với 30 ngƣời trả
lời (chiếm 75%). Một số cán bộ, công chức đến cơ quan làm việc khi trong ngƣời có mùi
rƣợu bia với 10 ngƣời trả lời (chiếm 25%).
+ Một số cán bộ, công chức lãng phí thời gian thƣờng hay đến muộn, về sớm với 28
ngƣời trả lời (chiếm 70%).
+ Trong vấn đề giao tiếp ứng xử nơi công sở, có hai vấn đề cần quan tâm là hạn chế
trong cách giao tiếp với lãnh đạo với 20 ngƣời trả lời (chiếm 50%) và trong cách giao tiếp
với nhân dân với 15 ngƣời trả lời (chiếm 37,5%).
- Đối với việc phỏng vấn một số ngƣời dân khi đến giao dịch tại các cơ quan hành
chính nhà nƣớc. Với 30 ngƣời (chiếm 75%) có ý kiến nhận xét văn hóa công sở tại các cơ
quan hành chính nơi họ đến giao dịch đều thực hiện tốt, với 10 ngƣời (chiếm 25%) có ý
kiến văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính chƣa đƣợc tốt. Một số tiêu chí để họ nhận
xét về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc là:
+ Khi ngƣời dân đến các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc hƣớng dẫn nhiệt tình
với 30 ngƣời trả lời (chiếm 75%). Với 10 ngƣời trả lời (chiếm 25%) chƣa đƣợc hƣớng dẫn
nhiệt tình.
+ Thái độ của cán bộ, công chức khi giao tiếp với ngƣời dân vui vẻ, hòa nhã với 20
ngƣời trả lời (chiếm 50%). Thái độ tôn trọng, lịch sự với 10 ngƣời trả lời (chiếm 25%),
Thái độ quát nạt, lớn tiếng với 5 ngƣời trả lời (chiếm 12,5%). Đa số ngƣời dân hài lòng với
thái độ giao tiếp của cán bộ, công chức với 28 ngƣời trả lời (chiếm 70%), với 12 ngƣời trả
lời (chiếm 30%) không hài lòng.
GVHD: Võ Duy Nam
46
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
+ Trang phục của cán bộ, công chức đảm bảo trang nghiêm lịch sự với 35 ngƣời trả
lời (chiếm 87,5%), với 5 ngƣời trả lời (chiếm 12,5%) cán bộ, công chức ăn mặc theo sở
thích,. Đa số cán bộ, công chức đeo thẻ khi thi hành nhiệm vụ với 30 ngƣời trả lời (chiếm
75%), còn lại 10 ngƣời trả lời (chiếm 25%) cán bộ, công chức không đeo thẻ.
+ Ngƣời dân phải chờ đợi lâu khi đến dịch tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc với
15 ngƣời trả lời (chiếm 37,5%).
Thông qua kết quả quả phỏng vấn nhƣ trên có thể thấy những hạn chế về văn hóa
công sở vẫn đang tồn tại tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Mặc dù đã có quy chế quy
định về việc thực hiện văn hóa công sở, nhƣng có thể thấy hạn chế hiện nay là sự nhận thức
của cán bộ công chức đối với việc thực hiện quy chế văn hóa công sở vẫn chƣa triệt để. Đa
số cán bộ, công chức đến cơ quan chỉ quan tâm làm cho xong việc rồi về, chƣa quan tâm
nhiều đến văn hóa công sở. Hạn chế phổ biến trong văn hóa công sở qua kết quả phỏng vấn
là hành vi hút thuốc trong phòng làm việc, không đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ và tình
trạng đi muộn về sớm của cán bộ công chức. Vấn đề giao tiếp trong công sở, đối với thái
độ giao tiếp với ngƣời dân đang dần dần đƣợc cải thiện, qua kết quả phỏng vấn đa số ngƣời
dân đều hài lòng với thái độ giao tiếp của cán bộ, công chức với 28 ngƣời trả lời (chiếm
70%) đều này có thể thấy việc giao tiếp với ngƣời dân ngày càng đƣợc chú trọng và quan
tâm. Vấn đề giao tiếp cần chú ý xảy ra hiện nay cùng với thái độ giao tiếp với ngƣời dân là
thái độ giao tiếp giữa cấp trên với cấp dƣới, qua kết quả phỏng vấn một số cán bộ, công
chức về những hạn chế trong giao tiếp ứng xử nơi công sở với 20 ngƣời trả lời (chiếm
50%) đó là giao tiếp với lãnh đạo cơ quan. Đều này thể hiện hạn chế giao tiếp đang tồn tại
trong nội bộ cơ quan ở một số nơi, nó ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm trạng làm việc của cấp
dƣới, quyết định đến hiệu quả và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, ảnh hƣởng đến
bộ mặt văn hóa công sở.
3.2. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
Để khắc phục những hạn chế về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính vừa
nêu, thì phải tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Có thể nói những hạn chế
về văn hóa công sở đều xuất phát từ hai nguyên nhân chính yếu là nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan.
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên,
công tác kiểm tra của các ngành, các cấp chƣa đƣợc nề nếp. Cơ sở vật chất, phƣơng tiện
làm việc của cơ quan còn thiếu thốn, xuống cấp nhƣng chƣa đƣợc sữa chữa kịp thời.
GVHD: Võ Duy Nam
47
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
- Cán bộ, công chức chƣa đƣợc quán triệt sâu sắc văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử,
nội dung và hình thức tuyên truyền còn mang tính lý thuyết, chƣa đƣợc cụ thể hóa vào
công việc của mỗi đơn vị. Cán bộ, công chức ít đƣợc tiếp xúc với môi trƣờng làm việc
chuyên nghiệp, hiện đại, sự quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp còn
hạn chế cũng nhƣ chƣa tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức tự tìm tòi học hỏi
nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp hành chính. Hầu hết cán bộ, công chức đều chƣa qua đào
tạo nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nƣớc và cũng chƣa qua trƣờng lớp đào tạo kỹ năng
giao tiếp hành chính.
- Do chịu ảnh hƣởng của nền văn hóa truyền thống hầu nhƣ cán bộ, công chức đều
mang tâm lý ngƣời có quyền và muốn tạo khoảng cách với với công dân để thể hiện tính uy
nghiêm.
- Điều kiện kinh tế khó khăn, lƣơng của cán bộ, công chức vẫn chƣa đáp ứng nhu
cầu cuộc sống, nhƣng công việc lại nhiều tạo nên một áp lực về cuộc sống, khiến tinh thần
không thoải mái ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc cũng nhƣ quá trình giao tiếp.
- Cơ chế khen thƣởng và kỹ luật chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, ít xét
đến quy tắc xử sự của cán bộ, công chức vì chƣa có tiêu chi rõ ràng cho cách đánh giá này.
- Cơ chế giám sát chƣa cụ thể, chặt chẽ chƣa có chƣơng trình giám sát về thái độ
phục vụ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, giám sát còn mang tính hình thức, tâm lý cả
nể.
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan hạn chế về văn hóa công sở tại các cơ
quan hành chính nhà nƣớc thì nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến những hạn chế trên.
- Trƣớc tiên phải nói đến sự nhận thức của một số cán bộ, công chức chƣa thật sự
quan tâm đến vấn đề văn hóa nơi công sở. Mặc dù có văn bản hƣớng dẫn cụ thể nhƣng
phần lớn cán bộ, công chức chỉ thực hiện theo thói quen sinh hoạt của bản thân hoặc theo
nề nếp đã đƣợc định hình từ trƣớc. Nhận thức của cán bộ công chức nói chung và lãnh đạo
một số cơ quan, đơn vị chƣa đầy đủ và coi nhẹ do đó đã không thấy đƣợc tầm quan trọng
của việc xây dựng và thực hiện văn hoá công sở trong chƣơng trình cải cách hành chính
đang thực hiện.
- Do ảnh hƣởng của nền hành chính quan liêu, bao cấp trƣớc đây nên một bộ phận
cán bộ, công chức, viên chức đã không thấy đƣợc tầm quan trọng của văn hoá công sở mà
chủ yếu dựa trên những thói quen, nếp nghĩ cũ đã lỗi thời, lạc hậu. Chẳng hạn nhƣ: Hút
thuốc lá, lập bàn thờ và thắp hƣơng trong phòng làm việc; hay cách xƣng hô mang tích chất
gia đình nhƣ anh hai, chú sáu, chú cháu tại công sở. Hay việc lạm dụng thời giờ làm việc
GVHD: Võ Duy Nam
48
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
của nhà nƣớc để làm việc riêng cũng đang tồn tại nhƣ đi muộn, về sớm đến cơ quan còn
dành thời gian cho uống trà, tán gẫu, chơi game trên máy tính. Bên cạnh đó là nhận thức về
công việc còn cho rằng đang tồn tại cơ chế xin- cho trong quan hệ hành chính giữa cán bộ,
công chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc với nhân dân. Đạo đức của một số cán bộ,
công chức chƣa đƣợc rèn luyện trong đời sống quen với cách suy nghĩ là ngƣời có quyền,
có địa vị, có tri thức xem thƣờng nhân dân là những ngƣời có trình độ thấp, ngƣời dân đến
cơ quan không phải để đƣợc phục vụ mà đến để xin đƣợc sự giúp đỡ.
- Công chức nƣớc ta vẫn thiếu các kỹ năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ. Họ
chƣa biết nói chuyện bằng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ. Thay vì làm cho ánh mắt của
mình dễ chịu, thân thiện, họ lại thƣờng mang khuôn mặt lạnh lùng. Chúng ta cũng phải
thông cảm với họ là áp lực công việc cao, công việc phức tạp và đòi hỏi phải đầu tƣ về
mặt tâm trí rất lớn. Còn ngƣời dân khi đến các công sở thƣờng e dè, chƣa chủ động tìm
hiểu quy trình, luật lệ. Tâm lý thụ động này cũng tác động đến thái độ của công chức.
Chính những nguyên nhân đó ảnh hƣởng đến sự nghiêm trang của công sở, hiệu
quả, chất lƣợng công tác; sự lãng phí tiền của, thời gian của nhà nƣớc và nhân dân. Do vậy
đã không phát huy đƣợc giá trị văn hoá nơi công sở mà lẽ ra phải đƣợc hƣởng ứng và thực
hiện một cách nghiêm túc.
- Tình trạng ít quan tâm đến ý kiến đóng góp của ngƣời dân; chƣa công khai hoá các
thủ tục, quy trình tiếp dân cũng nhƣ chế độ công tác, những việc phải làm và không đƣợc
làm của cán bộ, công chức đối với từng công việc cụ thể để nhân dân biết, thuận tiện cho
việc thực hiện và làm tốt vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cán bộ,
công chức trong thực thi công vụ.
- Chƣa chú trọng tới việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về văn hoá công sở
thông qua các cơ sở đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc nhằm
trang bị kiến thức về văn hoá công sở, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng các tiêu chí để
thực hiện tốt văn hoá công sở, kế hoạch lộ trình cải cách hành chính cũng nhƣ những
lợi ích của việc thực hiện thành công cải cách hành chính nhà nƣớc. Do vậy, nhận
thức của cán bộ, công chức về văn hoá công sở còn mang tính khuôn mẫu, chƣa hiểu
hết giá trị cũng nhƣ tầm quan trọng của việc thực hiện văn hoá công sở.
- Công tác quản lý, tổ chức cán bộ chƣa đƣợc coi trọng thƣờng xuyên ở một số
nơi nhƣ việc mất dân chủ trong quy trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ thiếu sự kiểm
tra, quản lý cán bộ theo quan điểm chỉ quản lý cán bộ trên cơ sở kết quả công tác mà
không quan tâm tới việc giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, nắm bắt tâm tƣ tình cảm, những
khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ dƣới quyền, bởi công việc
thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
GVHD: Võ Duy Nam
49
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
Trong những nguyên nhân trên, có thể nói sự nhận thức cán bộ, công chức là
nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hạn chế vế văn hóa công sở. Mỗi cán bộ, công
chức nếu không có sự nhận thức đúng đắn, không thực hiện theo đúng quy định của
quy chế về văn hóa công sở thì vấn đề văn hóa công sở sẽ không thực hiện đƣợc.
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
3.3.1. Nâng cao nhận thức về văn hóa công sở
Nói đến văn hoá công sở là nói đến một nền nếp văn hoá làm việc khoa học, có kỷ
cƣơng, dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng nhƣ toàn bộ thành viên của
công sở phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn nhƣ vậy
cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, công sở, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong
việc ứng xử với mọi ngƣời, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại
bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội. Nhƣ thế niềm tin của cán bộ với công sở sẽ đƣợc củng
cố, phát triển cùng với quá trình xây dựng cơ quan, công sở. Biểu hiện của văn hoá công
sở có thể thấy ngay trong các quy chế, quy định, nội quy điều lệ hoạt động có tính chất
bắt buộc mọi thành viên của cơ quan thực hiện. Nhƣng đặc trƣng của văn hoá đòi hỏi các
quy chế, quy định qua một thời gian áp dụng lâu dài tại công sở phải tạo nên những thói
quen về nền nếp làm việc có tính chuẩn mực mà mọi ngƣời đều phải tự giác thực hiện. Vì
ƣớc muốn và tin tƣởng ở sự lớn mạnh của cơ quan mình, theo truyền thống văn hoá công
sở, các quy chế, điều lệ sẽ đƣợc các thành viên trong công sở thực hiện mà không cần có
một sự áp đặt thƣờng xuyên nào. Chính tính tự giác đó làm cho một công sở này vƣợt lên
khác hẳn một công sở khác, cho dù đôi khi chúng có thể cùng hoạt động trong một lĩnh
vực và có một môi trƣờng nhƣ nhau. Nhƣ vậy, sự nhận thức đúng đắn về văn hoá công sở
sẽ là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện văn hoá công sở một cách tự nguyện.
3.3.2. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn
hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc
- Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, cần dự kiến kinh phí và đầu tƣ trang bị
về cơ sở vật chất tại công sở, chẳng hạn nhƣ mô hình một cửa hiện nay đã tạo cho công
sở có một phong cách chuyên nghiệp, ngăn nắp, hiện đại, phải chú ý đến yếu tố thẩm mỹ,
tránh tƣ tƣởng phô trƣơng tại phòng làm việc; hay trang bị về trang phục, lễ phục cho cán
bộ, công chức, viên chức nhằm tạo ra thƣơng hiệu riêng cho từng công sở.
- Lắp đặt hệ thống camera tự động đối với những bộ phận thƣờng xuyên tiếp xúc
với nhân dân nhƣ: Phòng công chứng, kê khai và nộp thuế, tiếp nhận và giải quyết đơn
thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân. Hệ thống này sẽ truyền thông tin đến một hệ thống
trung tâm có khả năng lƣu trữ đầy đủ các dữ liệu liên quan đến các hoạt động trong suốt
GVHD: Võ Duy Nam
50
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
thời gian cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở các tiêu chí về văn
hoá công sở đã quy định nhƣ: Phải tƣơi cƣời, niềm nở khi tiếp dân, phải hƣớng dẫn tận
tình, trách nhiệm khi có công dân đến liên hệ công việc, trang phục trong khi thực thi
công vụ, các hành vi gây phiền hà, tiêu cực đòi hối lộ. Kịp thời phát hiện, tiến hành lập
biên bản và áp dụng các biện pháp xử lý nếu phát hiện sai phạm. Qua đó, biết đƣợc chất
lƣợng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ nhƣ thế nào.
- Xây dựng tiêu chí và định mức khen thƣởng, kỷ luật bằng vật chất trong quá
trình thực hiện văn hoá công sở. Thiết nghĩ, nếu thực hiện việc khen thƣởng bằng vật chất
đối với những cán bộ, công chức thực hiện tốt văn hoá công sở nhƣ thái độ vui vẻ niềm
nở, nhiệt tình khi tiếp dân; phát hiện và kịp thời ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, đòi
hối lộ của đồng nghiệp thì sẽ kích thích sự hƣng phấn trong thực thi công vụ, tạo ra
phong trào thi đua giữa các cá nhân, giữa tập thể này với tập thể khác trong cùng cơ
quan. Ngƣợc lại, nếu khônng áp dụng biện pháp xử lý vi phạm bằng vật chất đối với
những cán bộ, công chức có những hành vi sai trái trong thực hiện văn hoá công sở sẽ
làm cho tình trạng vi phạm tăng lên, hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật sẽ hạn
chế tác dụng.
- Thực hiện và triển khai tốt chủ trƣơng cải cách chế độ tiền lƣơng và các chính
sách ƣu đãi khác cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở những vùng khó khăn về
kinh tế, xã hội; những công việc thƣờng xuyên tiếp xúc với dân. Để cho họ yên tâm công
tác và chấp hành tốt các nội quy, kỷ luật làm việc.
3.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hoá công sở cho cán
bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Từ thực tế cho thấy, việc ban hành pháp luật là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý
để cho mọi chủ thể thực hiện. Tuy nhiên, để những quy định đó đƣợc thực thi một cách đầy
đủ và hiệu quả thật không đơn giản. Một trong những nguyên nhân của sự hạn chế đó là sự
thiếu hiểu biết về pháp luật do trình độ nhận thức thấp; hoặc hiểu luật nhƣng lợi dụng sự sơ
hở của luật để thực hiện hành vi trái luật mà ta vẫn thƣờng quen gọi là lách luật; cũng có
thể là có đủ các chế tài của luật song các thiết chế để đảm bảo thực thi không đủ mạnh dẫn
đến tình trạng luật không phát huy hiệu quả. Vì vậy, để các văn bản quy phạm pháp luật
nói chung và Quy chế văn hoá công sở nói riêng phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc
sống thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện pháp luật là một trong
những giải pháp quan trọng. Cụ thể cần làm tốt một số nội dung sau:
- Bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại
chúng, các cuộc thi, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, toạ đàm, triển khai học tập nghị quyết
để lồng ghép tuyên truyền về văn hoá công sở, nhƣ vậy sẽ tránh nhàm chán và cách thức
tiếp nhận cũng phong phú, dễ nhớ, dễ thực hiện. Hay thông qua các cuộc họp bằng biện
GVHD: Võ Duy Nam
51
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
pháp nêu gƣơng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt và nhắc nhở những tồn tại, hạn chế
mà ở tổ chức hay cá nhân khác do thực hiện chƣa nghiêm.
- Cơ quan hành chính nhà nƣớc phải công khai nội dung, tiêu chí văn hoá công sở
để nhân dân biết, hàng tháng thông qua lịch tiếp dân, qua hòm thƣ góp ý để lắng nghe ý
kiến phản hồi của nhân dân đánh giá, góp ý về văn hoá công sở của cán bộ, công chức,
viên chức. Qua đó, phát huy quyền làm chủ, thực hiện vai trò giám sát của nhân dân góp
phần xây dựng và phát triển văn hoá công sở.
- Lãnh đạo đơn vị, ngƣời đứng đầu các tổ chức phải gƣơng mẫu thực hiện gắn thực
hiện văn hoá công sở với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình phụ trách thể
hiện ở việc đƣa ra các quy định cụ thể, dễ thực hiện; tránh hình thức theo phong trào và
phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm để nhắc nhở và có
biện pháp cần thiết nếu cá nhân, tổ chức cấp dƣới vi phạm. Làm tốt công tác giáo dục
chính trị, tƣ tƣởng cho công chức về ý thức trách nhiệm trong công việc, quản lý, bảo quản
tài sản công; Lễ tiết, tác phong, thái độ trong thực thi công vụ. Làm cho cán bộ, công chức,
viên chức tin tƣởng vào lãnh đạo cơ quan, yên tâm công tác, yêu mến công việc đƣợc giao
và quan hệ tốt với đồng nghiệp. Trái lại, sẽ thất bại hay chỉ tồn tại về mặt hình thức nếu ở
cơ quan, đơn vị đó vẫn có những lãnh đạo ngại thực hiện hay vì lý do cá nhân không
nghiêm túc chỉ đạo nhằm tạo ra không khí ôn hoà, hay tƣ tƣởng bình quân chủ nghĩa, nể
nang, ngại va chạm, sợ ảnh hƣởng đến vị trí, chức vụ công tác nhất là những dịp chuẩn bị
quy hoạch, bổ nhiệm, bầu cử để bảo toàn vị trí công tác. Do vậy, đây là một trong những
yêu cầu rất quan trọng để văn hoá công sở đƣợc đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
- Từng cơ quan, đơn vị xây dựng cho đƣợc quy chế văn hoá công sở, bộ quy tắc ứng
xử riêng trên sở cụ thể hoá các quy định của pháp luật về văn hoá công sở và Luật Cán bộ,
công chức năm 2008. Trong quá trình xây dựng quy chế cần chú ý đến một số nội dung
nhƣ lấy ý kiến rộng rãi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan về dự thảo quy chế.
Trang bị những kiến thức cơ bản, thiết yếu về văn hoá công sở cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, bởi lẽ chỉ có sự nhận thức một cách đầy đủ và thấy đƣợc tầm quan trọng
cần phải thay đổi tƣ duy, quan niệm về văn hoá công sở mới có đƣợc đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức mẫu mực, trung thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức về văn hoá truyền thống của dân tộc
Việt Nam trong giao tiếp, ứng xử, ăn mặc. Bởi lẽ, hoạt động văn hoá dựa trên nền tảng văn
hoá truyền thống. Sự nhận thức về văn hoá truyền thống bị mai một, sai lệch cũng có
nghĩa là hành vi ứng xử văn hoá của cán bộ, công chức sẽ bị ảnh hƣởng.
GVHD: Võ Duy Nam
52
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
3.3.4. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dƣỡng
- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tổ chức cán bộ là giải pháp then chốt để
xây dựng phong cách chuẩn mực cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ.
Đồng thời, đảm bảo sự công bằng, minh bạch các quy trình tuyển dụng, tuyển chọn,
phát hiện, đào tạo, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp,
vững vàng về chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến
thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Có cơ chế và chính sách
phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, trọng dụng những ngƣời có đức, có
tài.
Để thực hiện tốt văn hoá công sở thì công tác cán bộ cần tập chung vào một số
nội dung chủ yếu nhƣ: Chú trọng bồi dƣỡng phẩm chất, đạo đức của ngƣời cán bộ, đảng
viên; xây dựng ý thức tự rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, phấn đấu
làm theo tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ;
Xây dựng quy hoạch cán bộ và bồi dƣỡng cán bộ theo hƣớng đáp ứng nhiệm vụ trƣớc
mắt và lâu dài, có tính đến nhu cầu và khả năng phát triển; Làm tốt công tác đánh giá,
bố trí, sử dụng cán bộ dựa trên cơ sở lấy hiệu quả công việc làm thƣớc đo phẩm chất,
năng lực cán bộ; Thực hiện chế độ quản lý cán bộ nhất là quản lý chất lƣợng chính trị
trong tình hình hiện nay để bảo vệ vững chắc chính trị nội bộ; Đổi mới và chỉnh đốn bộ
máy làm công tác cán bộ.
- Biên soạn giáo trình đƣa vào giảng dạy chƣơng trình đào tạo cử nhân Hành
chính môn học Văn hoá công sở; Mở các chuyên đề bài giảng cho học viên tham gia
học các lớp bồi dƣỡng chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.. của Học
viện Hành chính.
- Trang bị, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ lãnh đạo nói
riêng kiến thức về kỹ thuật tổ chức và điều hành công sở. Một trong những nguyên
nhân mà các nhà lãnh đạo không hoặc chậm khắc phục để công sở hoạt động kém hiệu
quả là: Lề lối làm việc trong công sở không thống nhất; thiếu những cán bộ chỉ huy có
năng lực; hiểu biết về công việc của cán bộ, công chức trong công sở không đều, làm
việc theo cảm tính, kinh nghiệm chủ nghĩa; thiếu phƣơng tiện làm việc, thiếu sự cải tiến
về môi trƣờng làm việc; hoạt động công sở phải diễn ra công khai, liên tục, phân công
rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong công sở,
dân chủ hoá trong quá trình điều hành. Trong quá trình điều hành chƣa xác định cụ thể
từng nội dung, phần việc phải làm cho khoa học, cụ thể nhƣ hoạt động thiết kế và phân
tích công việc trong công sở, phân công công việc, tổ chức điều hành công việc, xây
dựng quy chế làm việc, tổ chức và điều hành các cuộc họp và kiểm tra, kiểm soát công
GVHD: Võ Duy Nam
53
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
việc. Mặc dù đây là những hoạt động bình thƣờng trong công sở nhƣng nếu không đƣợc
xây dựng và thực hiện một cách khoa học để phát huy đƣợc hiệu quả công việc, điều
này cũng đồng nghĩa với sự hạn chế về năng lực lãnh đạo điều hành, ý thức trách nhiệm
của từng cán bộ, công chức và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động,
đến mối quan hệ trong tổ chức. Đó cũng là điều mà trong phạm vi văn hoá công sở
hƣớng tới và điều chỉnh.
3.3.5 Tăng cƣờng và phát huy hiệu quả công tác giám sát
Hiện nay vấn đề về văn hóa công sở và kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức
của cơ quan đã có văn bản chỉ đạo và hƣớng dẫn nhƣng công tác giám sát vẫn chƣa đƣợc
thực hiện triệt để vì vậy chƣa mang lại hiệu quả thiết thực. Chƣa có văn bản nào quy định
cụ thể về cơ chế giám sát đối với vấn đề giao tiếp của cán bộ, công chức. Chính vì vậy cơ
quan cần xây dựng, ban hành cơ chế giám sát về quy tắc, thái độ ứng xử của cán bộ, công
chức. Đồng thời thực hiện việc giám sát nghiêm túc, khách quan theo chức năng, nhiệm
vụ theo luật định. Để việc giám sát đƣợc tiến hành một cách khách quan tốt nhất là tạo
điều kiện cho nhân dân thực hiện việc giám sát bằng những cơ chế rõ ràng, đầy đủ và
đảm bảo kết quả giám sát đƣợc công nhận công khai.
Để thu nhận kết quả giám sát và phản hồi từ phía ngƣời dân cơ quan cần lập hộp
thƣ tại trụ sở. Đồng thời thiết lập, phổ biến công khai đƣờng dây nóng, tổ chức các buổi
tiếp xúc trực tiếp thu nhận ý kiến phản ánh từ phía ngƣời dân. Quan trọng hơn cả là khi
đã tiếp nhận các phản ánh từ phía ngƣời dân thì cần công khai, minh bạch, cƣơng quyết
trong xử lý các kết quả giám sát.
Để công tác giám sát thực sự mang lại hiệu quả cần xây dựng đội ngũ giám sát có
đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, có tinh thần thật sự vì lợi ích của nhân dân, không
bị ảnh hƣởng bởi các mối quan hệ quyền lực, thân thiết để dẫn đến tình trạng cả nể, bao
che…
Tóm lại công tác giám sát chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi có một cơ chế nghiêm
khắc, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân thực hiện quyền giám sát của mình.
GVHD: Võ Duy Nam
54
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình tiến hành cải cách thủ tục hành chính, việc thực hiện văn hóa
công sở và đặc biệt là cải cách tƣ duy phục vụ của mỗi cán bộ, công chức khi giao tiếp với
dân đang ngày càng đƣợc Đảng và nhà nƣớc quan tâm, ban hành nhiều chủ trƣơng và
chính sách thực hiện nhƣ: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức kèm theo
Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trƣởng Bộ nội vụ quy định quy
định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính
quyền địa phƣơng trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; trách nhiệm
của cán bộ, công chức, viên chức, của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc thực
hiện,xử lý vi phạm và Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc
ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ
tƣớng Chính phủ quy định bài trí công sở, trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Điều này thể
hiện những nổ lực của Chính phủ đồng thời phản ánh nhu cầu chính đáng của nhân dân về
một nền hành chính công, trong sạch và vững mạnh. Tuy nhiên việc thực hiện quan điểm
chỉ đạo ấy không hoàn toàn dễ dàng. Qua việc tìm hiểu cụ thể về “Văn hóa công sở hành
chính-Lý luận và thực tiễn” giúp ta thấy rõ những yếu kém và hạn chế về văn hóa công sở
đang tồn tại phổ biến và khó khắc phục nhất hiện nay là tình trạng một số cán bộ, công
chức, viên chức vẫn còn hút thuốc lá trong phòng làm việc; không đeo thẻ khi thực hiện
nhiệm vụ; đi muộn về sớm và cách giao tiếp ứng xử giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa một số
cán bộ, công chức với ngƣời dân chƣa tốt. Hạn chế đó là do những nguyên khách quan và
chủ quan từ đó ngƣời viết đã nếu lên một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đối với
văn hóa công sở nhƣ: Nâng cao nhận thức về văn hóa công sở; tăng cƣờng cải tiến cơ sở
vật chất, kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan hành
chính nhà nƣớc; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức thực hiện văn hóa công sở cho
đội ngũ cán bộ công chức tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc; tổ chức cán bộ đào tạo,
bồi dƣỡng; tăng cƣờng và phát huy hiệu quả công tác giám sát. Từ những giải pháp vừa
nêu thông qua đề tài ngƣời viết hy vọng sẽ giúp ích cho các cơ quan hanh chính thấy đƣợc
những hạn chế của từng cơ quan đơn vị của mình đề dần dần tìm ra giải pháp phù hợp cải
thiện đƣợc những hạn chế trong văn hóa công sở nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt
hơn, góp phần cùng với việc đƣa công cuộc cải cách hành chính tiến tới những thành công
hơn.
GVHD: Võ Duy Nam
55
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
PHỤ LỤC 1
BẢNG HỎI
(Dành cho cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc)
Kính chào quý Ông/Bà!
Tôi là Phan Bích Liễu, hiện là sinh viên lớp Luật văn bằng hai Đồng Tháp Trƣờng Đại học Cần Thơ. Tôi đang thực hiện nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp đại
học chuyên ngành Luật hành chính với đề tài “Văn hóa công sở hành chính-Lý luận và
thực tiễn”. Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nƣớc, thấy đƣợc những mặt tích cực và hạn chế để từ đó tìm ra các giải
pháp giúp cho văn hóa công sở đƣợc thực hiện tốt hơn . Đƣợc sự cho phép của Lãnh đạo
khoa Luật, trƣờng ĐH Cần Thơ, và lãnh đạo cơ quan, đơn vị của ng/Bà tiến hành phỏng
vấn bằng bảng hỏi. Mọi thông tin do ng/Bà cung cấp chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu
đề tài và hoàn toàn đƣợc bảo mật. Sự hợp tác của ng/Bà góp phần quan trọng cho việc
hoàn thiện đề tài. Rất mong sự hợp tác từ các ng/ Bà. Xin chân thành cảm ơn!
I Thông tin chung:
1. Tuổi: …………….
2. Giới tính: Nam
Nữ
3. Chức vụ: ..........................................................................................................
4. Chuyên môn: .................................................................................................
5. Đơn vị công tác: .............................................................................................
II. Nội dung
1. Ông/Bà hiểu thế nào là văn hóa công sở?
a. Quan hệ giữa cán bộ, công chức trong công việc
b. Các chuẩn mực xử sự, nghi thức tiếp xúc hành chính và phƣơng pháp giải quyết
các bất đồng trong cơ quan
c. Cách lãnh đạo, chỉ huy và ý thức chấp hành kỹ luật trong và ngoài công sở của
nhân viên
d. Tất cả ý trên
2. Cơ quan của Ông/Bà, có xây dựng quy chế về văn hóa công sở chƣa?
a. Chƣa xây dựng
b. Đã xây dựng
c. Chuẩn bị xây dựng
d. Không xây dựng
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
3. Cơ quan của Ông/Bà triển khai thực hiện quy chế văn hóa công sở nhƣ thế
nào?
a. Không triển khai thực hiện
b. Triển khai thực hiện rất ít
c. Triển khai thực hiện nhiều
d. Triển khai thực hiện rất nhiều
4. Phòng làm việc của Ông/Bà có khoảng bao nhiêu ngƣời?
a. Một ngƣời
b. Hai ngƣời
c. Ba ngƣời
d. Nhiều hơn ba
5. Cơ quan của Ông/Bà có bố trí khu vực để phƣơng tiện giao thông hay
không?
a. Có
b. không
6. Cơ quan của Ông/Bà bố trí khu vực để phƣơng tiện giao thông để cho
những ngƣời sau đây sử dụng.
a. Lãnh đạo cơ quan
b. Tất cả cán bộ, công chức cơ quan
c. Ngƣời dân
d. Tất cả ý trên
7. Trang phục của Ông/Bà khi làm việc là
a. Áo thun, quần jean
b. Áo sơ mi, quần tây
c. Bộ comple
d. Tùy theo sở thích
8. Ông/ Bà có thƣờng xuyên đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ hay không?
a. Không
b. Có
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
9. Theo Ông/ Bà giao tiếp ứng xử tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc bao
gồm:
a. Giao tiếp trong hoạt động công vụ
b. Giao tiếp với đồng nghiệp, giữa cấp trên với cấp dƣới và ngƣợc lại
c. Giao tiếp với nhân dân
d. Tất cả các ý trên
10. Theo Ông/Bà nhận định về thực trạng văn hóa công sở tại cơ quan m nh
nhƣ thế nào?
STT
Nội dung
1
Một số cán bộ, công chức vẫn còn
hút thuốc trong phòng làm việc
2
Không
Ít khi
Thƣờng
xuyên
Một số cán bộ, công chức đến cơ
quan khi trong ngƣời có sử dụng
rƣợu bia
3
Một số cán bộ, công chức lãng phí
thời gian đến muộn, về sớm
5
Một số cán bộ, công chức lôi kéo,
bè phái
6
Một số cán bộ, công chức trốn
tránh trách nhiệm
7
8
Một số cán bộ, công chức trong
giao tiếp với đồng nghiệp thì còn
xảy ra ganh ghét, nói xấu hạ uy tín
của nhau
Một số cán bộ, công chức trong
giao tiếp với nhân dân có thái độ
hách dịch, cửa quyền.
11. Trong cơ quan Ông/Bà nhận thấy những hạn chế trong giao tiếp nào sau
đây là phổ biến.
a. Giao tiếp trong công vụ
b. Giao tiếp với lãnh đạo
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
c. Giao tiếp với đồng nghiệp
d. Giao tiếp với nhân dân
12. Theo Ông/Bà, yếu tố nào ảnh hƣởng đến quá tr nh giao tiếp ứng xử nơi
công sở
a. Động cơ, cảm xúc, tình cảm, tính cách, …
b. Điều kiện kinh tế khó khăn
c. Những thói quen, nếp nghĩ cũ đã lỗi thời, lạc hậu
d. Tất cả ý trên
13. Ông/Bà, có t m hiểu về quy chế văn hóa công sở hay không?
a. Có
b. Không
14. Vấn đề mà ông bà quan tâm khi làm việc tại công sở m nh là g ?
a. Tiền lƣơng
b. Cách làm việc của lãnh đạo
c. Hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao
d. Văn hóa công sở
15. Ông/Bà có nhận x t g về văn hóa công sở tại cơ quan m nh
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
h n thành cả
GVHD: Võ Duy Nam
n sự h
t c c a ng à
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
PHỤ LỤC 2
BẢNG HỎI
(Dành cho ngƣời dân khi đến giao dịch tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc)
Kính chào quý Ông/Bà!
Tôi là Phan Bích Liễu, hiện là sinh viên lớp Luật văn bằng hai Đồng Tháp Trƣờng Đại học Cần Thơ. Tôi đang thực hiện nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp đại
học chuyên ngành Luật hành chính với đề tài “Văn hóa công sở hành chính-Lý luận và
thực tiễn”. Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nƣớc, thấy đƣợc những mặt tích cực và hạn chế để từ đó tìm ra các giải
pháp giúp cho văn hóa công sở đƣợc thực hiện tốt hơn . Đƣợc sự cho phép của Lãnh đạo
khoa Luật, trƣờng ĐH Cần Thơ tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi. Mọi thông tin do
ng/Bà cung cấp chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài và hoàn toàn đƣợc bảo mật. Sự
hợp tác của ng/Bà góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện đề tài. Rất mong sự hợp tác
từ các ng/ Bà. Xin chân thành cảm ơn!
I Thông tin chung:
1. Tuổi: …………….
2. Giới tính: Nam
Nữ
3. Nghề nghiệp: ...................................................................................................
4. Nơi cƣ trú: .....................................................................................................
II. Nội dung
1. Ông/Bà có bao giờ đến cơ quan hành chính nhà nƣớc không?
a. Có
b. Không
2. Khi đến cơ quan hành chính nhà nƣớc Ông/Bà có đƣợc hƣớng dẫn nhiệt
tình hay không?
a. Có
b. Không
3. Ông/Bà có thấy ngại khi giao tiếp với cán bộ, công chức hay không?
a. Có
b. Không
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
4. Khi đến cơ quan hành chính nhà nƣớc Ông/Bà thƣờng để phƣơng tiện giao
thông ở đâu?
a. Khu vực nhà xe
b. Trƣớc cổng cơ quan
5. Thái độ của cán bộ, công chức khi giao tiếp với Ông/Bà nhƣ thế nào?
a. Vui vẻ, hòa nhã
b. Tôn trọng, lịch sự
c. Quát nạt, lớn tiếng
d. Hách dịch, cửa quyền
6. Ông/Bà có nhận x t g về trang phục của cán bộ, công chức của cơ quan
hành chính nhà nƣớc
a. Trang nghiêm, lịch sự
b. Theo sở thích
7. Khi giao tiếp với Ông/Bà cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà
nƣớc có đeo thẻ hay không
a. Có
b. Không
8. Ông/ Bà có phải chờ đợi quá lâu khi đến làm việc tại các cơ quan hành
chính nhà nƣớc hay không?
a. Có
b. Không
9. Cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính nhà nƣớc có sai hẹn đối với
Ông/Bà hay không
a. Có
b. Không
10. Cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính nhà nƣớc có đòi hối lộ, nhũng
nhiễu Ông/Bà hay không?
a. Có
b. Không
11. Ông/ Bà có hài lòng đối với thái độ giao tiếp của cán bộ, công chức tại các
cơ quan hành chính nhà nƣớc không?
a. Có
b. Không
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
12. Ông/Bà có nhận x t g về t nh h nh văn hóa công sở tại các cơ quan hành
chính nhà nƣớc hiện nay?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
h n thành cả
GVHD: Võ Duy Nam
n sự h
t c c a ng à
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
PHỤ LỤC 3
HÌNH ẢNH THỂ HIỆN MỘT SỐ HẠN CHẾ VỀ MẶT VĂN HÓA
CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
1. Hình ảnh Sở kế hạch và đầu
tƣ tỉnh Đồng Tháp thực hiện việc gắn
biển tên cơ quan có kích thƣớc nhỏ
hơn so với quy định tại Thông tƣ
05/2008/TT-BNV
2. Hình ảnh Cục thống kê
Đồng Tháp thực hiện việc gắn biển
tên cơ quan và treo Quốc kỳ không
đúng quy định về quy chế văn hóa
công sở tại các cơ quan hành chính
nhà nƣớc.
3. Hình ảnh sở Tƣ pháp tỉnh
Đồng Tháp thực hiện việc gắn biển
tên cơ quan và không bố trí khu
vực để phƣơng tiện giao thông theo
quy định về quy chế văn hóa công
sở tại các cơ quan hành chính nhà
nƣớc.
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 1992 (sữa đổi bổ sung năm 2001)
2. Hiến pháp năm 2013
3. Luật cán bộ, công chức 2008
4. Nghị định 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 quy định về nghi thức
nhà nƣớc trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà
nƣớc, huân chƣơng, huy chƣơng, cờ thi đua của chính phủ, bằng khen của Thủ tƣớng
Chính phủ
5. Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỹ luật đối với công chức
6. Quyết định 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 07 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính
phủ Về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phƣơng tiện làm
việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc
7. Quyết định 213/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nƣớc
8. Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính
phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc.
9. Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ
nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy
chính quyền địa phƣơng
10. Quyết định 20/2007/QĐ-BXD ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ xây
dựng về việc ban hành mô hình công sở mẫu cơ quan hành chính nhà nƣớc
11. Thông tƣ 05/2008/TT-BNV ngày 07 tháng 8 năm 2008 của Bộ nội vụ hƣớng
dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nƣớc
12. Chỉ thị 02/CT-BTP ngày 25 tháng 03 năm 2013 của Bộ tƣ pháp về việc cán bộ,
công chức, viên chức ngành tƣ pháp không uống rƣợu, bia trong ngày làm việc
13. Chỉ thị 25/CT-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp Về việc nâng cao văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức
II. Sách, giáo trình, tạp chí
1. Đào Thị Ái Thi: Hoàn thiện kỹ năng thuyết trình trong giao tiếp hành chính, Tạp
chí quản lý nhà nƣớc, số 3 (134), 2007, tr. 32-34
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
2. Học viện hành chính: Giáo trình kỹ năng giao tiếp trong quản lý hành chính nhà
nƣớc, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2010, tr. 17-18
3. Lƣơng Duy Thứ: Đại cƣơng văn hóa phƣơng Đông, Nxb Giáo dục, 1997, tr. 1213.
4. Lƣu Kiếm Thanh: Ngôn ngữ phƣơng tiện giao tiếp công vụ, Tạp chí quản lý nhà
nƣớc, số 6 (161), 2009, tr. 32-35
5. Nguyễn Thị Thủy: Về tổ chức thực hiện quy chế văn hóa công sở trong cơ quan
nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nƣớc, số 6 (185), 2011, tr. 30-33
6. Nguyễn Văn Thâm: Giáo trình kỹ thuật tổ chức công sở, Nxb Giáo dục, 2005, tr.
56-58
7. Nguyễn Văn Thâm: Tổ chức điều hành hoạt động của các tổ chức công sở, Nxb
Chính trị quốc gia, 2005, tr. 112-120
8. Nguyễn Vũ Tiến: Giao tiếp trong quản lý xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội, 2009, tr. 67-70
9. Phạm Thị Hƣơng: Vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa đặc trƣng của văn hóa hành
chính và cách ứng xử văn hóa trong các cơ quan công sở hành chính, Tạp chí quản lý nhà
nƣớc, số 6 (197), 2012, tr. 26-29
10. Trƣờng chính trị tỉnh Đồng Tháp: Kỷ yếu hội thảo khoa học về giao tiếp trong
công sở, Nxb Đồng Tháp, 2012, tr.6-12, 16-19, 26-29
11. Vũ Dƣơng Ninh: Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục,2005, tr. 7.
III. Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Đặng phong, Báo Đồng Khởi: thực hiện quy chế văn hóa công sở,
http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=35078, [Truy cập ngày 3-6-2014]
2. Đào Quốc Việt, Sở ngoại vụ Tiền Giang: Văn hóa giao tiếp công vụ,
http://songoaivu.tiengiang.gov.vn/SNNV/62/936/1738/2922/Nghiep-vu-ngoai-giao/Vanhoa-giao-tiep-cong-vu-.aspx [truy cập ngày 08-09-2014]
3. Hà Chiến, Kiên Giang: Kết quả thực hiện Quy chế văn hoá công sở trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang,http://www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=722&articleId=17340,
[Truy cập ngày 3-6-2014]
4. Mỹ Phƣơng, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ: Kết quả thực hiện
quy chế văn hóa công sở tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ,
://vpub.cantho.gov.vn/Default.aspx?tabid=36&categoryid=15&itemid=95, [Truy cập
ngày 3-6-2014]
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn
5. Nguyễn Thị Thu Đông, Trƣờng chính trị Phạm Hùng: Tăng cƣờng bồi dƣỡng kỹ
năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động công vụ,
http://tctph.gov.vn/modules.php?name=Noisan&id=172 , [Truy cập ngày 3/6/2014] 3. Kỹ
năng giao tiếp hành chính, http://congchuc-vienchuc.com/bvct/tai-lieu-thi-cong-chuc-bhxhthue-kbnn-hai-quan-nhnn-bo-tai-chinh/362/ky-nang-giao-tiep-hanh-chinh-2014.html [Truy
cập ngày ngày 17-08-2014]
6. Tuấn Linh, Xã hội, Phó chủ tịch xã không đeo thẻ công chức: “Quê tôi nhƣ
thế!”, http://soha.vn/xa-hoi/pho-chu-tich-xa-khong-deo-the-cong-chuc-que-toi-nhu-the
20131109115338665.htm [Truy cập ngày 11- 9 -2014].
7. Vi Tiên Cƣờng, Viện nghiên cứu và phát triển nội vụ Quảng Ninh: Kỹ năng giao
tiếp hành chính của đội ngũ công chức đối với mục tiêu cải cách hành chính,
http://www.quangninh.gov.vn/viVN/huyenthi/HuyenBinhLieu/Trang/Tin%20chi%20ti%E
1%BA%BFt.aspx?newsid=789&dt=2014-04-25&cid=16 [truy cập ngày 03-06-2014
GVHD: Võ Duy Nam
SVTH: Phan Bích Liễu
[...]... hiện đại hóa nền hành chính Nhà nƣớc GVHD: Võ Duy Nam 15 SVTH: Phan Bích Liễu Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn - Để thực hiện tốt các nguyên tắc trên thì Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng thực hiện xây dựng đời sống văn hóa nơi công sở GVHD: Võ Duy Nam 16 SVTH: Phan Bích Liễu Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI... tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn 1.3.2 Ý nghĩa của văn hóa công sở Văn hóa công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lƣợng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đổi ngũ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính nhà nƣớc - Khơi dậy và phát huy đƣợc nhân lực, tạo đƣợc nét văn hóa riêng... vào miệng, vì hành vi này đƣợc coi là khiếm nhã Cho nên, ở nơi công cộng, tránh cắn móng tay, xỉa răng, và những thói quen tƣơng tự Khạc nhổ nơi công cộng không đƣợc chấp thuận GVHD: Võ Duy Nam 11 SVTH: Phan Bích Liễu Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn 1.3 VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ 1.3.1 Vai trò của văn hóa công sở Văn hóa công sở đƣợc hiểu... ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 16 11 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 16 12 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ quyết định ban hành. .. ngoài công sở của cán bộ, công chức Tất cả những điều này thể hiện đƣợc vai trò của nếp sống văn hóa trong công sở Chính vì vậy để công sở hoạt động có hiểu quả và ngày càng phát triển Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện văn hóa công sở Trong các văn bản quy định về việc thực hiện văn hóa công sở, văn bản quy định cụ thể nhất để thực hiện văn hóa công sở đó là Quyết định số... trên cơ sở một số yếu tố sau: 7 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 14, khoản 1 GVHD: Võ Duy Nam 19 SVTH: Phan Bích Liễu Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn + Số nhà: Đƣợc xác định theo số nhà do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố... quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 5; khoản 1,2 GVHD: Võ Duy Nam 24 SVTH: Phan Bích Liễu Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn Công sở là nơi làm việc, nơi thể hiện văn hóa trang trọng lịch sự Điều này đƣợc thể hiển qua từng cá nhân làm việc nơi công sở và chính các cá nhân này làm nên bộ mặt nơi công sở Vì vậy phong cách ăn mặc... trƣờng hoặc ngoài trời 6 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc; điều 13, khoản 1,2 GVHD: Võ Duy Nam 18 SVTH: Phan Bích Liễu Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn + Tổ chức trong hội trƣờng: Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu...Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận và thực tiễn Ngày nay có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa văn hóa: - Trong sách Việt Nam văn hóa sử cƣơng, xuất bản năm 1938, Đào Duy Anh viết: “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phƣơng diện sinh hoạt của loài ngƣời, cho nên ta có thể nói rằng, văn hóa tức là sinh hoạt” - Trong sách Văn hóa và đổi mới Phạm Văn Đồng viết: Văn hóa là một... sao vàng tƣơi Quốc huy có thể làm to nhỏ, tùy theo sự cần thiết Các màu vàng ở mẫu quốc huy có thể thay bằng màu vàng kim nhũ 5 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc-Quyết định 129/2007 của Thủ tƣớng chính phủ quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, điều 12 GVHD: Võ Duy Nam 17 SVTH: Phan Bích Liễu Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận ... tài Văn hóa công sở hành chính- Lý luận thực tiễn gồm chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận văn hóa công sở GVHD: Võ Duy Nam SVTH: Phan Bích Liễu Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận thực tiễn. .. Đề tài “ Văn hóa công sở hành chính- Lý luận thực tiễn chủ yếu nghiên cứu xoay quanh vấn đề tìm hiểu lý luận văn hóa công sở, thực tiễn văn hoá công sở số quan hành nhà nƣớc pháp luật hành mà...Đề tài: Văn hóa công sở hành chính- Lý luận thực tiễn MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG SỞ 1.1.1