... cách có sở khoa học giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang, hay nói khác ñi giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang ñáng giá tiền nhìn từ góc ñộ giải trí du lịch du khách Thứ hai, kết... thuyết giá trị kinh tế tài nguyên môi trường nói chung mà cụ thể mô hình chi phí du hành theo vùng ñể ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch, ... trường vịnh Nha Trang khía cạnh giải trí du lịch - Ước lượng thặng dư tiêu dùng khách du lịch thực du lịch vịnh Nha Trang - Phân tích yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí du khách ñối với vịnh Nha Trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG TRẦN NGỌC SANH ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG CỦA VỊNH NHA TRANG NHÌN TỪ KHÍA CẠNH GIẢI TRÍ DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG TRẦN NGỌC SANH ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG CỦA VỊNH NHA TRANG NHÌN TỪ KHÍA CẠNH GIẢI TRÍ DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành : Kinh tế Nông nghiệp Mã số : 60 62 01 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG MẠNH CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG KHOA SAU ðẠI HỌC TS. NGUYỄN VĂN NGỌC Khánh Hòa – 2015 i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Ngọc Sanh ii LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn, giúp ñỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy cô Trường ðại học Nha Trang và bạn bè học viên. Trước tiên, tôi xin gởi lời chân thành cảm ơn ñến quý Thầy cô Trường ðại học Nha Trang, ñặc biệt là Khoa Kinh tế và Khoa sau ñại học Trường ðại học Nha Trang ñã truyền ñạt kiến thức và hỗ trợ, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc ñến Tiến sĩ Phạm Hồng Mạnh, người thầy ñã nhiệt tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng ñề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi ñã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành sâu sắc và quý báu của các Thầy cô ñể luận văn ñược hoàn thiện, ñạt giá trị học thuật cao. Nha Trang, tháng 01 năm 2015 Học viên Trần Ngọc Sanh iii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN.................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ðỒ .............................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, ðỒ THỊ, SƠ ðỒ ..................................................... ix MỞ ðẦU.......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................... 7 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................... 7 1.1.1. Giá của hàng hóa môi trường............................................................. 7 1.1.2. Sự cần thiết phải ñánh giá chất lượng môi trường............................. 8 1.1.3. Lý thuyết về ñánh giá giá trị môi trường: tiếp cận từ mô hình chi phí du hành theo vùng (ZTCM) ................................................................................. 9 1.2. ƯỚC LƯỢNG LỢI ÍCH/ CHI PHÍ ðỐI VỚI HÀNG HÓA MÔI TRƯỜNG TỪ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH ...................................................... 13 1.2.1. Lợi ích từ việc giải trí....................................................................... 13 1.2.2. Lợi ích/ chi phí khi chất lượng môi trường, cảnh quan thay ñổi ..... 14 1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ðIỂN HÌNH LIÊN QUAN ðẾN ðỀ TÀI .................................................................................................................... 14 1.3.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 14 1.3.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................... 15 1.3.3. ðánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan ................. 16 1.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...... 17 1.4.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................... 17 1.4.2. Mô hình nghiên cứu ñề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ............. 17 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1: ................................................................................ 19 iv CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 20 2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20 2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ............................................................................... 21 2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC .................................................................. 23 2.3.1. Bản câu hỏi....................................................................................... 23 2.3.2. Mẫu nghiên cứu................................................................................ 24 2.3.3. Mô hình kinh tế lượng...................................................................... 25 2.3.4. Nguồn số liệu sử dụng ..................................................................... 27 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu .......................................... 28 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2: ................................................................................ 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 29 3.1. ðẶC ðIỂM CỦA ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................ 29 3.1.1. Vị trí ñịa lý ....................................................................................... 29 3.1.2. ðặc ñiểm khí hậu ............................................................................. 31 3.1.3. Tài nguyên của vịnh Nha Trang....................................................... 33 3.1.4. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội ................................................................. 44 3.1.5. Những thuận lợi và thách thức của sự phát triển ngành du lịch ñối với vịnh Nha Trang................................................................................................... 45 3.2. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG CỦA VỊNH NHA TRANG............................................................................................................... 48 3.2.1. Khái quát về mẫu ñiều tra ................................................................ 48 3.2.2. Hoạt ñộng du lịch của du khách tại Nha Trang .............................. 52 3.2.3. ðánh giá của du khách về hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang... 57 3.2.4. Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang ........ 60 Vùng ................................................................................................................... 61 3.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH ðỐI VỚI VỊNH NHA TRANG.......................................................... 69 3.4. ƯỚC LƯỢNG GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CỦA KHÁCH DU LỊCH .......71 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3...........................................................................74 v CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO TỒN VỊNH NHA TRANG..................................................................... 75 4.1. QUAN ðIỂM PHÁT TRIỂN VỀ DU LỊCH CỦA NHA TRANG – KHÁNH HÒA.................................................................................................................... 75 4.1.1. Quan ñiểm ........................................................................................ 75 4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................... 76 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT DU KHÁCH VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VỊNH NHA TRANG......... 77 4.2.1. Chi phí du lịch.................................................................................. 77 4.2.2. Chi phí ñến ñịa ñiểm thay thế .......................................................... 79 4.2.3. Giáo dục ........................................................................................... 79 4.2.4. Những giải pháp khác ...................................................................... 80 4.2.5. Phát triển quỹ bảo vệ môi trường bằng công tác xã hội hóa từ việc ñóng góp của du khách ........................................................................81 4.3. GIỚI HẠN CỦA ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 84 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4.................................................................................. 85 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 88 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên ñầy ñủ Nghĩa giải thích CVM : Contingent Valuation Method Phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên GNP : Gross National Product Tổng thu nhập quốc dân GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GEF : Global Environmental Facility Quỹ Môi trường toàn cầu ITCM : Individual Travel Cost Method Phương pháp chi phí du hành cá nhân IUCN : The World Conservation Union Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới Loc : Vùng MPI : Ministry of Planing and Investment SDC : Swiss Agency for Development Cơ quan hợp tác & phát triển Thụy Sỹ and Cooperation Bộ kế hoạch và ñầu tư ZTCM : Zonal Travel Cost Method Phương pháp chi phí du hành theo vùng TCM Phương pháp chi phí du hành : Travel Cost Method UNDP : United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc PARK : ðiểm du lịch WB : World Bank Ngân hàng thế giới WTP : Willingness to Pay Giá sẵn lòng trả UBND : Ủy ban nhân dân KBTB Khu bảo tồn biển : TNHH : Trách nhiệm hữu hạn ðVT : ðơn vị tính VNð : Việt Nam ñồng vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ðỒ Bảng 3.1. Số lượng du khách ñến lưu trú tại Nha Trang – Khánh Hòa từ năm 2010 – 2013......43 Bảng 3.2. Thông tin về ñộ tuổi của du khách .......................................................... 49 Bảng 3.3. ðặc ñiểm về nơi ñến của du khách ......................................................... 50 Bảng 3.4. ðặc ñiểm về trình ñộ học vấn của du khách ........................................... 51 Bảng 3.5. Thông tin về thu nhập của du khách trong mẫu khảo sát từ tháng 7 ñến tháng 11 năm 2014 ................................................................................................... 52 Bảng 3.6. Mục ñích chuyến thăm của du khách trong mẫu ñiều tra....................... 53 Bảng 3.7. Số lần thăm Nha Trang của du khách trong mẫu ñiều tra ...................... 54 Bảng 3.8. Những lý do chủ yếu ñể du khách ñến thăm Nha Trang ........................ 55 Bảng 3.9. Số lần dự ñịnh thăm lại Nha Trang của du khách................................... 56 Bảng 3.10. Lý do chọn Nha Trang ñể du lịch theo ñặc ñiểm giới tính................... 58 Bảng 3.11. Sự khác biệt về mức thu nhập với lý do chọn Nha Trang làm ñiểm du lịch của du khách...................................................................................................... 59 Bảng 3.12. Những vấn ñề tồn tại về môi trường du lịch tại Nha Trang ................. 60 Bảng 3.13. Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch..................................... 61 Bảng 3.14. Vùng phân chia theo tỉ lệ viếng thăm của khách du lịch...................... 62 Bảng 3.15. Chi phí du lịch theo vùng của du khách .............................................. 62 Bảng 3.16. Tổng chi phí du hành và chi phí du hành trung bình của du khách ..... 64 Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa tỉ lệ viếng thăm và chi phí du lịch ........................... 65 Bảng 3.18. Hai dạng thức của hồi quy phương trình ñường cầu giải trí................. 66 Bảng 3.19. Giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng của khách du lịch ở các vùng..... 67 Bảng 3.20. Giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng của du khách ở từng vùng.......... 69 Bảng 3.21. Kết quả mô hình hồi qui về yếu tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang ................................................................................. 70 Bảng 3.22. Mức sẵn lòng chi trả của du khách ....................................................... 72 Bảng 3.23. Cách thức chi trả của du khách ñể duy trì cảnh quan môi trường cho vịnh Nha Trang ........................................................................................................ 73 Bảng 3.24. Mức ñộ chắc chắn về mức chi trả của du khách ñể duy trì cảnh quan môi trường cho vịnh Nha Trang .............................................................................. 74 Bảng 4.1. Những vấn ñề về du lịch của Nha Trang mà du khách ñề xuất.............. 81 viii Biểu ñồ 3.1. Số khách du lịch trong nước và quốc tế lưu trú tại Nha Trang giai ñoạn năm 2010 – 2013 ...........................................................................................................41 Biểu ñồ 3.2. Tổng số cơ sở lưu trú và tổng số phòng tại Nha Trang giai ñoạn 2010 – 2013 ..41 Biểu ñồ 3.3. Doanh thu của ngành du lịch từ năm 2010 – 2013 ...................................42 Biểu ñồ 3.4. ðặc ñiểm về giới tính trong mẫu ñiều tra .................................................48 Biểu ñồ 3.5. Thông tin về tình trạng gia ñình của du khách .........................................50 Biểu ñồ 3.6. Hình thức du lịch tới Nha Trang của du khách........................................53 Biểu ñồ 3.7. Ý ñịnh trở lại Nha Trang của du khách.....................................................56 Biểu ñồ 3.8. Những lý do ñể du khách ñến với Nha Trang...........................................57 Biểu ñồ 3.9. ðánh giá của du khách về khả năng sẵn lòng chi trả................................72 ix DANH MỤC CÁC HÌNH, ðỒ THỊ, SƠ ðỒ Hình 1.1. Ý tưởng của Hotelling - từ chi phí du hành ñến cầu giải trí..........................10 Hình 1.2. ðường cầu giải trí của du khách....................................................................11 Hình 1.3. ðồ thị hàm cầu giá trị môi trường .................................................................13 Hình 1.4. Chênh lệch giá trị do chất lượng môi trường thay ñổi ..................................14 Hình 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí du lịch .............................................19 Hình 3.1. Bản ñồ ñịa chính Thành phố Nha Trang .......................................................30 Hình 3.2. Sản phẩm yến sào thiên nhiên Khánh Hòa...................................................34 Hình 3.3. Bãi biển Nha Trang .......................................................................................36 Hình 3.4. ðảo Hòn Mun – Nha Trang...........................................................................37 Hình 3.5. Hòn Tằm - ñiểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang ............................................39 Hình 3.6. San lấp xây dựng khu du lịch tại ñảo Hòn Tằm ............................................47 ðồ thị 3.1. ðồ thị ñường cầu giải trí của du khách (chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày)..............................................................................................67 ðồ thị 3.2. ðồ thị ñường cầu giải trí của du khách (chi phí thời gian bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày) .....................................................................................68 Sơ ñồ 2.1 Qui trình nghiên cứu .....................................................................................20 1 MỞ ðẦU 1. Cơ sở hình thành ñề tài Là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa ñược thiên nhiên ban tặng vị thế ñịa lý tuyệt vời, với ñường bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn ñảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển ñẹp như: vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh,... Khánh Hòa mang trong mình tiềm năng lớn ñể phát triển ngành du lịch biển ñảo. Những năm ñầu thế kỷ 21, du lịch Khánh Hòa ñã có bước phát triển ñột phá với những chiến lược phù hợp xu thế hội nhập của ngành công nghiệp không khói rất ấn tượng và ñược ví như “Nàng tiên” ñang ñược ñánh thức. Chính phủ và Tổng cục Du lịch Việt Nam xác ñịnh Khánh Hòa là một trong các Trung tâm du lịch biển của quốc gia và chiến lược phát triển du lịch Việt Nam ñến năm 2020, tầm nhìn 2030 ñã chỉ rõ mục tiêu phát triển du lịch biển là khâu ñột phá thứ 4 sẽ có mức ñóng góp khoảng 14-15% GDP của nền kinh tế biển quốc gia, trong khi kinh tế biển và ven biển ñóng góp khoảng 53-55% GDP cả nước (Chính phủ, 2013). Trong các vịnh biển của Khánh Hòa, vịnh Nha Trang nằm ở phía ñông thành phố Nha Trang, diện tích rộng khoảng 507km2, với 19 ñảo, trong ñó ñảo lớn nhất là Hòn Tre - diện tích chừng 36 km2. Vịnh Nha Trang có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, khí hậu mát mẻ ôn hòa, nhiệt ñộ trung bình khoảng 260C, hầu như quanh năm tràn ngập ánh nắng, phong cảnh sơn thủy hữu tình, với nhiều ñiểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng như: AnaMandara, Worldhotel Amiana, Vinpearl Resort, MerPerle Hòn Tằm... Môi trường biển ở vịnh Nha Trang ñược các nhà khoa học ñánh giá là quan trọng mang tầm cỡ quốc tế. ðặc biệt khu bảo tồn biển Hòn Mun có các hệ sinh thái san hô phong phú, ña dạng với khoảng 350 loài san hô và hơn 230 loài cá ñây là khu bảo tồn biển ñầu tiên ở nước ta ñược thiết lập vào năm 2001. Thành phố Nha Trang là ñịa bàn hội tụ ñậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm ñô thị phát triển với ñầy ñủ các giá trị văn hóa, nhân văn, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn, thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá: Tháp Bà Ponagar, Chùa Long Sơn, Viện Pasteur, Viện Hải dương học… trong thành phố ñã hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang ñậm nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Năm 2003, vịnh Nha Trang ñược Hiệp hội các vịnh ñẹp quốc tế công nhận là thành viên thứ 29 2 của Câu lạc bộ các vịnh ñẹp nhất thế giới. Những chuyên gia du lịch thế giới ñánh giá, với những tiềm năng vốn có, thành phố biển Nha Trang hội tụ ñầy ñủ các lợi thế ñể trở thành một trung tâm du lịch biển của thế giới như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan). Theo số liệu thống kê số lượng khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú ở Khánh Hòa trong 03 năm (2011 - 2013): Năm 2011, ñón 2,18 triệu khách (nội ñịa: 1,74 triệu; quốc tế : 0,44 triệu), doanh thu ñạt 2.252 tỷ ñồng; năm 2012 ñón 2,31triệu khách (nội ñịa: 1,78 triệu; quốc tế : 0,53 triệu), doanh thu ñạt 2.569 tỷ ñồng; Năm 2013, ñón 3,03 triệu khách (nội ñịa: 2,39 triệu; quốc tế : 0,63 triệu), doanh thu ñạt 3.350 tỷ ñồng. Qua số liệu cho thấy số lượng khách trong nước và quốc tế ñến du lịch tại Nha Trang ngày càng tăng, Nha Trang ñã trở thành ñiểm ñến hấp dẫn, an toàn cho du khách, ñưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng ñiểm với nhiều sản phẩm du lịch ñộc ñáo: lặn biển, câu cá, nghỉ dưỡng, tắm bùn... Hoạt ñộng du lịch ñã có những ñóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ñóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và nâng cao ñời sống cho người dân ñịa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP du lịch - dịch vụ ngày càng tăng và tác ñộng mạnh mẽ ñến các ngành kinh tế khác. Bên cạnh những lợi ích ñem lại cho ñịa phương từ hoạt ñộng du lịch thì hoạt ñộng du lịch cũng ñã và ñang gây ra những vấn ñề về môi trường cho vịnh Nha Trang như việc xả rác của du khách, hoạt ñộng xả thải của các tàu du lịch, hoạt ñộng san lấp ngay trong vịnh ñể xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch ñã tạo ra những ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái môi trường biển. Nên về lâu dài, nếu những vấn ñề về môi trường không ñược giải quyết một cách thỏa ñáng thì giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khó phát huy ñược tác dụng của nó, ñặc biệt là giá trị giải trí du lịch ñối với du khách. Do ñó, việc ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang không chỉ giúp cho chính quyền ñịa phương có những thông tin quan trọng về giá trị kinh tế của ñịa ñiểm du lịch biển quan trọng này mà còn làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển, ñầu tư tài chính và ñặc biệt là việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang ñể khai thác và phát triển một cách bền vững, nhất là phát triển du lịch kết hợp sinh thái biển ñảo, ñây là việc làm quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, tác giả chọn ñề tài: “Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch” làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế cho mình. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu chung của ñề tài là vận dụng các phương pháp và mô hình lý thuyết về giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường nói chung mà cụ thể là mô hình chi phí du hành theo vùng ñể ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch, ñồng thời giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách khi thực hiện các hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang. Từ ñó nhằm tìm ra một số giải pháp và chính sách quan trọng tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý có những chính sách phù hợp ñối với việc sử dụng và khai thác tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang nói riêng và ngành du lịch Nha Trang – Khánh Hòa nói chung. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể của ñề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau: - Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang dưới khía cạnh giải trí du lịch. - Ước lượng thặng dư tiêu dùng của khách du lịch khi thực hiện du lịch tại vịnh Nha Trang. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí của du khách ñối với vịnh Nha Trang ñể tìm ra mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố này ñối với cầu giải trí của du khách. - Xác ñịnh mức sẵn lòng trả của du khách cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang. - Gợi ý các chính sách góp phần khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang trong việc phát triển du lịch. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Giá trị giải trí du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang là gì ? - Lợi ích thu ñược từ hoạt ñộng du lịch của du khách tại Nha Trang ñược tính toán phù hợp từ phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) có lớn hơn tổng doanh số thu ñược từ hoạt ñộng du lịch của du khách tại Nha Trang ? - Có phải những nhân tố như chi phí du hành, thu nhập và các ñặc ñiểm kinh tế xã hội của du khách ảnh hưởng tới cầu giải trí ñối với vịnh Nha Trang ? 4 - Mức sẵn lòng trả của du khách cho quĩ môi trường của vịnh Nha Trang là bao nhiêu? 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là giá trị giải trí của vịnh Nha Trang và các vấn ñề liên quan ñến giá trị giải trí của khách du lịch ñối với vịnh Nha Trang ðối ñượng khảo sát: Là những du khách trong nước và quốc tế khi thực hiện các hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của ñề tài: Số liệu thứ cấp của ngành du lịch Nha Trang – Khánh Hòa ñược thu thập trong giai ñoạn 2010 – 2014. Số liệu sơ cấp ñược thu thập từ du khách trong nước và quốc tế ñến thực hiện các hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang trong thời gian từ tháng 07/2014 ñến tháng 11/2014. - Về mặt không gian: ðề tài tập trung ñiều tra hoạt ñộng giải trí của du khách tại một số ñịa ñiểm du lịch nằm trong vịnh Nha Trang. - Về phạm vi lý thuyết: Nghiên cứu sử dụng lý thuyết kinh tế tài nguyên môi trường trong việc ñánh giá giá trị giải trí du lịch. 5. Phương pháp nghiên cứu ðề tài sử dụng phương pháp ñánh giá giá trị giải trí tài nguyên môi trường của kinh tế môi trường ñể thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Trong ñó mô hình chi phí du hành theo vùng ñược lựa chọn và sử dụng. Phương pháp này phù hợp với ñặc ñiểm và tính chất của ñịa ñiểm nghiên cứu vịnh Nha Trang – là ñịa ñiểm du lịch. Bên cạnh ñó, phương pháp phân tích thống kê ñược sử dụng ñể ước lượng mức giá sẵn lòng trả của khách du lịch cho việc tái tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường vịnh Nha Trang. Ngoài ra, phương pháp phân tích ñịnh lượng thông qua kỹ thuật hồi qui ña biến cũng ñược sử dụng ñể nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang. Phương pháp nghiên cứu chi tiết của ñề tài luận văn ñược trình bày chi tiết trong chương 2 của luận văn. 5 6. Những ñóng góp của ñề tài ðề tài này là một trong số ít những nghiên cứu ứng dụng sử dụng phương pháp ñánh giá giá trị giải trí của tài nguyên môi trường mà cụ thể là mô hình chi phí du hành theo vùng (ZTCM) trong lĩnh vực tài nguyên môi trường kết hợp với du lịch. Do ñó, nó có nhiều ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học và thực tiễn, cụ thể: Về mặt khoa học: ðề tài ñã góp phần hệ thống hóa những vấn ñề cơ bản về lý thuyết và mô hình nghiên cứu của phương pháp chi phí du hành và các ứng dụng của nó trong nghiên cứu giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường nói chung và giá trị giải trí du lịch của ñịa ñiểm du lịch vịnh Nha Trang nói riêng, ñồng thời khẳng ñịnh khả năng vận dụng các mô hình này vào việc nghiên cứu và giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch và khả năng sẵn lòng trả của du khách khi thành lập quỹ bảo vệ môi trường. Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của ñề tài cho phép nhìn nhận một cách có cơ sở khoa học về giá trị về cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang, hay nói khác ñi là giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang ñáng giá bao nhiêu tiền nếu nhìn từ góc ñộ giải trí du lịch của du khách. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã giải thích ñược một số nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách và khả năng sẵn lòng trả của họ cho quỹ phát triển môi trường của vịnh Nha Trang. Thứ ba, ñề tài ñã góp phần ñề xuất về mặt chính sách ñối với các cơ quan quản lý nhà nước, ñặc biệt là ngành Du lịch Thương mại và ngành Tài nguyên Môi trường trong việc sử dụng và khai thác hợp lý nguồn Tài nguyên Môi trường của vịnh Nha Trang thông qua ước lượng thặng dư tiêu dùng và giá sẵn lòng trả của du khách khi thực hiện các hoạt ñộng giải trí du lịch tại vịnh Nha Trang. ðây chính là những nền tảng quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch sinh thái bền vững của ngành du lịch Nha Trang nói riêng, ngành du lịch Khánh Hòa nói chung. Thứ tư, các kết quả nghiên cứu của ñề tài là một trong những tiền ñề cho việc tạo cơ hội ñể các kết quả nghiên cứu của Việt Nam có thể có tiếng nói chung hòa nhập với các kết quả nghiên cứu của nước ngoài trong ñiều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Cuối cùng, một ñóng góp có ý nghĩa trực tiếp và thiết thực nhất của ñề tài là làm tài liệu học tập và nghiên cứu tình huống ñối với phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) cho sinh viên ngành kinh tế tại Trường ðại học Nha Trang. 6 7. Kết cấu của ñề tài Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở ñầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của ñề tài bao gồm các nội dung chủ yếu sau ñây: Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Nội dung chương 1 luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về giá của hàng hóa môi trường và sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xác ñịnh giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường. Các phương pháp ñánh giá môi trường phổ biến hiện nay ñang áp dụng và tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan cũng như mô hình nghiên cứu ñề xuất cho ñề tài luận văn. Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chương 2, luận văn sẽ nêu khái quát toàn bộ qui trình và phương pháp tiếp cận nghiên cứu của ñề tài ở hai giai ñoạn nghiên cứu ñịnh tính và nghiên cứu ñịnh lượng. Bên cạnh ñó, cơ sở khoa học của việc chọn mẫu, nội dung của phiếu ñiều tra, các mô hình kinh tế lượng cũng như các phương pháp phân tích xử lý dữ liệu thống kê cũng ñược trình bày trong nội dung của chương này. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong chương 3, luận văn sẽ nêu những ñặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu, mô tả khái quát về ñặc ñiểm của mẫu nghiên cứu cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí của du khách và ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang. Bên cạnh ñó, luận văn còn trình bày về mức sẵn lòng trả của du khách cho quĩ phát triển môi trường vịnh Nha Trang. Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO TỒN VỊNH NHA TRANG Trong chương 4 này, luận văn sẽ nêu quan ñiểm, mục tiêu phát triển về du lịch của Khánh Hòa và gợi ý các chính sách xuất phát từ kết quả nghiên cứu của luận văn. Bên cạnh ñó, luận văn còn tổng kết các mô hình về phát triển kinh tế du lịch kết hợp với hoạt ñộng bảo vệ môi trường ñể gợi ý chính sách về khai thác, duy trì và bảo vệ tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.1. Giá của hàng hóa môi trường Trên thị trường, người tiêu dùng luôn phải thực hiện phép só sánh giữa khả năng chi trả của mình và giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ mà mình muốn mua. Nếu khả năng chi trả của người tiêu dùng lớn hơn giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ thì họ sẽ quyết ñịnh mua hàng hóa ñó. Tuy nhiên, do tính chất ñặc thù mà một số loại hàng hóa không có giá trên thị trường, chẳng hạn như hàng hóa môi trường: không khí, nước …hoặc cảnh quan vịnh Nha Trang. Những loại hàng hóa này không ñược bán trên thị trường và vì thế không thể xác ñịnh giá cả trực tiếp của chúng như các loại hàng hóa thông thường khác, mặc dù ai cũng có thể thấy rằng giá trị của chúng là rất lớn. Thông thường những loại hàng hóa và dịch vụ phi thị trường ña phần là những hàng hóa công cộng. Do vậy, hàng hóa và dịch vụ môi trường có thể coi là hàng hóa phi thị trường. ðể nhận biết và ñánh giá giá trị của hàng hóa phi thị trường, các nhà nghiên cứu sử dụng những thông tin về mối quan hệ giữa hàng hóa thị trường và phi thị trường. Theo Markandya và Richardson (1993), có thể chia các phương pháp ñánh giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường thành 3 nhóm. - Nhóm 01: Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như giá trị tài sản, tiền lương, chi tiêu cho những loại hàng hoá liên quan…phương pháp tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp chi phí du hành (TCM). - Nhóm 02: Các phương pháp dựa trên thông tin ñược phát biểu trực tiếp qua bảng phỏng vấn khi thị trường không hiện hữu. Phương pháp tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên (CVM). - Nhóm 03: Các phương pháp dựa trên dữ liệu, liều lượng ñáp ứng giữa sự thay ñổi môi trường và ô nhiễm. Theo Freeman (1993), từ góc ñộ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống môi trường có hai ñặc ñiểm quan trọng. Thứ nhất, giá trị kinh tế của các dịch vụ này 8 phụ thuộc vào ñặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên. Thứ hai, chức năng cung cấp dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra không thông qua thị trường. ðiều này có nghĩa là khi hưởng thụ những dịch vụ giải trí tại một ñịa ñiểm nào ñó người ta ñã không phải trả tiền hoặc chỉ trả một giá trị danh nghĩa mà không phản ánh nguồn lực mà xã hội bỏ ra ñể cung cấp dịch vụ ñó. Vì vậy, không thể dùng vé vào cổng ñể ño lường giá trị của dịch vụ giải trí, mà phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa có giá trên thị trường và hàng hóa môi trường thông qua những hành vi mà thị trường quan sát ñược ñể xây dựng hàm cầu giải trí. ðể ño lường giá trị của giải trí không có giá thị trường phương pháp thông thường là xem xét mối quan hệ giữa hàng hoá có giá trên thị trường như chi phí tàu xe, khách sạn, ăn uống…và dịch vụ vui chơi giải trí thông qua hành vi và lựa chọn trên thị trường quan sát. Mỗi một cá nhân ñến du lịch tại một ñịa ñiểm nào ñó phải chịu một chi phí nhất ñịnh. Các cá nhân khác nhau du lịch ñến một ñịa ñiểm phải chịu những chi phí khác nhau. ðối với một số trường hợp, ñể có những chính sách ñầu tư hiệu quả cho các chương trình, dự án quan trọng cho việc duy trì hay phát triển môi trường thì cần phải tiến hành xác ñịnh giá trị kinh tế của loại hàng hóa môi trường với tư cách là một loại hàng hóa ñặc biệt. 1.1.2. Sự cần thiết phải ñánh giá chất lượng môi trường Hiện nay người ta ñã phải thừa nhận chất lượng môi trường là một loại hàng hóa và nó có sự trao ñổi mua bán trên thị trường. Tuy nhiên loại hàng hóa này có tính chất ñặc thù: Có thể nó là hàng hóa mang tính cá nhân như tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng có thể là hàng hóa công cộng, không thể trao ñổi mua bán như hàng hóa cá nhân như: nguồn nước, không khí, cảnh quan môi trường… Chính vì vậy kinh tế học môi trường cho rằng cần phải ñánh giá những loại hàng hóa này phù hợp với giá trị của nó và nguyên lý tiếp cận trong kinh tế học cũng như môi trường. Việc ñịnh giá ñúng và ñủ chất lượng môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển. Từ ñó làm nền tảng cho việc xây dựng chính sách môi trường có hiệu quả. Thứ nhất, cần phải khẳng ñịnh rằng, chất lượng môi trường cũng là hàng hóa, tức là nó có giá trị và giá trị sử dụng. Mà ñã là hàng hóa thì việc ñịnh giá là cần thiết, từ ñó tránh ñược những thất bại của thị trường. 9 Thứ hai, khi chất lượng môi trường ñược ñịnh giá ñúng và chính xác khi ñó cách nhìn nhận, quan niệm, hành vi của con người từ ñó cũng có những thay ñổi tích cực hơn. Là cơ sở của nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền ” Thứ ba, việc ñánh giá chất lượng môi trường sẽ cho phép chúng ta xem làm thế nào ñể ñạt ñược cân bằng chuẩn giữa chất lượng môi trường và GNP (tổng thu nhập quốc dân). Muốn ñạt ñược sự cân bằng ñó cần phải có sự quản lý nghiêm ngặt ñối với các nguồn tài nguyên. Như vậy, việc ñịnh giá chất lượng môi trường có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên, các hệ sinh thái. Chúng ta có ñược những phương thức ñánh giá những hàng hóa môi trường này và ñưa chúng vào việc hình thành chính sách, thì chúng ta có thể ñưa ra những quyết ñịnh về môi trường sáng suốt so với những quyết ñịnh về môi trường hiện hành. Trong kinh tế môi trường có một số phương pháp ñược sử dụng rộng rãi như phương pháp chi phí du hành theo vùng ZTCM (Zonal Travel Cost Method - ZTCM), phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên CVM (Contingent Valuation Method - CVM) hay phương pháp thay ñổi năng suất. 1.1.3. Lý thuyết về ñánh giá giá trị môi trường: tiếp cận từ mô hình chi phí du hành theo vùng (ZTCM) Phương pháp này ñược coi là phương pháp lâu ñời nhất trong các phương pháp ñánh giá hàng hóa và dịch vụ phi thị trường (Hanley và Spash, 1993). Ý tưởng về phương pháp này bắt nguồn từ Harold Hotelling (1947) và ñược Clawson và Knetsch phát triển chính thức từ năm 1966. Phương pháp chi phí du hành ñã ñược phát triển ñể ñịnh giá các lợi ích của việc giải trí, nhưng nó có thể ñược áp dụng ñể ñánh giá bất cứ hoạt ñộng nào khi số lượng biến ñổi tương ứng với chi phí du hành bỏ ra ñể thực hiện hoạt ñộng ñó. Phương pháp chi phí du hành ñược coi là một trong những phương pháp phổ biến nhất ñược sử dụng ñể tính giá trị môi trường với tư cách là một loại hàng hóa không thể mang ra thị trường ñể bán hay trao ñổi. Thông thường phương pháp chi phí du hành ñược sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp tính toán giá trị của các ñịa ñiểm dành cho các mục tiêu nghỉ ngơi, giải trí thăm thú cảnh quan thiên nhiên. Mục tiêu của phương pháp này là ño lường lợi ích thu ñược từ việc thăm những cảnh quan này một 10 cách gián tiếp thông qua việc tính toán các chi phí mà khách du lịch phải bỏ ra ñể ñến ñược ñịa ñiểm ñó. Trên thực tế, những chi phí này thường bao gồm chi phí du hành (kể cả chi phí thời gian bỏ ra cho chuyến du hành ñó), phí ra vào cửa tại các ñịa ñiểm tham quan, các chi phí của du khách bỏ ra trong khi ñang tham quan, các phí tổn cho các thiết bị tiêu dùng cần thiết. Do vậy, xét về mặt bản chất, chi phí du hành ñược thực hiện nhằm ño lường giá trị sử dụng của một ñịa ñiểm, khu du lịch cụ thể. Phương pháp chi phí du hành không thể ño lường bất kỳ giá trị phi sử dụng nào. ðối với phương pháp chi phí du hành ñược phân làm hai loại: chi phí du hành cá nhân (ITCM) và chi phí du hành theo vùng (ZTCM). Phương pháp chi phí du hành cá nhân là xem xét giá trị giải trí và chi phí du hành bỏ ra của từng cá nhân cụ thể, ngược lại phương pháp chi phí du hành theo vùng là việc phân chia khu vực xung quanh ñịa ñiểm du lịch thành các vùng (Loc) khác nhau so với ñịa ñiểm du lịch ñó. Việc chia vùng này có thể ñược thực hiện dưới dạng các ñường tròn ñồng tâm, có tâm ñiểm là khu du lịch ( PARK) và cũng có thể dựa trên việc phân chia ñịa danh hành chính hiện hành. Cách chia theo ñịa danh hành chính có lợi thế ở chỗ nó cho phép người thực hiện phương pháp chi phí du hành dễ dàng có ñược các thông tin về mức ñộ phân bổ dân cư của từng vùng, làm căn cứ ñể dự báo số lượng chuyến du lịch có thể phát sinh trong mỗi vùng. Số lượng các vùng có thể là rất lớn. Nguồn: (World Bank, 2005) Hình 1.1. Ý tưởng của Hotelling - từ chi phí du hành ñến cầu giải trí 11 Trong phương pháp chi phí du hành, việc xác ñịnh chi phí du hành là rất quan trọng trong phân tích và tính toán giá trị giải trí. Chi phí du hành của du khách theo phương pháp chi phí du hành theo vùng ñược xác ñịnh bởi công thức: TCi = TC(DCi,Ti, Fi) Trong ñó: TCi: chi phí du hành của du khách từ vùng i. DCi: chi phí di chuyển của du khách từ vùng i. Ti: chi phí thời gian của du khách từ vùng i. Fi: chi tiêu của du khách từ vùng i tại ñịa ñiểm du lịch. Theo OECD (1994), chi phí viếng thăm của một ñịa ñiểm bao gồm ba phần: (i) Chi phí phát sinh trực tiếp từ việc ñến và rời khỏi ñịa ñiểm, thông thường là chi phí xe cộ, bao gồm vé xe, xăng dầu và chi phí phát sinh khác. ðối với những vùng gần ñịa ñiểm nghiên cứu, chi phí di chuyển chính là chi phí xăng xe ñể ñến ñược ñịa ñiểm và chi phí bảo trì phương tiện ñi lại. Chi phí di chuyển của khách nước ngoài ñược tính dựa trên phương tiện di chuyển là máy bay; (ii) Chi phí thời gian di chuyển bao gồm cả thời gian ở tại ñịa ñiểm. Chi phí thời gian chính là chi phí cơ hội của khách du lịch. Chi phí của thời gian ñược tính bằng 1/3 lương theo giờ. Mức lương ñược ước tính trên cơ sở thu nhập trung bình của cư dân ñô thị trong vùng hoặc có thể dựa vào số liệu ñiều tra thực ñịa của du khách và (iii) Phí vào cửa, phí hướng dẫn và các loại phụ phí khác. ðường cầu giải trí du lịch của du khách có dạng như sau (Hình 1.2) Chi phí du lịch ðường cầu về du lịch P2 P1 V2 V1 Lượng khách Nguồn: Phạm Hồng Mạnh (2008) Hình 1.2. ðường cầu giải trí của du khách 12 Hàm cầu du lịch ñược ước lượng có dạng: Vi = V(TCi, POPi, Si) Trong ñó: - Vi: số lượng các chuyến du hành từ vùng i ñến ñịa ñiểm du lịch. - POPi: là dân số của vùng i - Si : là biến thể hiện các ñặc ñiểm kinh tế xã hội khác như thu nhập bình quân của dân cư vùng i. Trong mô hình trên, biến số phụ thuộc thường ñược biểu hiện dưới dạng (Vi/POPi) – số chuyến du lịch bình quân ñầu người. Khi ñã tính toán ñược hàm cầu, có thể sử dụng ñường cầu này ñể ñánh giá giá trị giải trí của khu du lịch và thặng dư tiêu dùng mà khách du lịch nhận ñược từ chuyến du lịch của họ. Một cách cụ thể, các bước ñể tiến hành thực hiện mô hình chi phí du hành theo vùng bao gồm: Bước 1: Xác ñịnh số vùng của du khách xung quanh ñịa ñiểm nghiên cứu. Bước 2: Thu thập những thông tin về du khách từ mỗi vùng và số lượng du khách ñã ñến thăm từ năm trước. Bước 3: Thu thập và ñiều tra mẫu. Bước 4: Tính tỉ lệ du khách cho từng vùng. Bước 5: Ước lượng chi phí du lịch. Bước 6: Xây dựng ñường cầu và ước lượng thặng dư tiêu dùng. Bước 7: Ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách. Mặc dù phương pháp chi phí du hành theo vùng ñược áp dụng khá phổ biến trong việc ñánh giá giá trị của hoạt ñộng giải trí, xong phương pháp này cũng có những hạn chế nhất ñịnh. Phương pháp này khó chính xác trong trường hợp du khách khi thực hiện một hành trình du lịch tại nhiều ñịa ñiểm du lịch khác nhau hoặc thực hiện du lịch ña mục tiêu, kết hợp với nhiều mục ñích khác nhau, v.v.. nên vấn ñề là việc bóc tách chi phí như thế nào trong tổng chi phí người ta thực hiện tại ñiểm ñánh giá là vấn ñề mà người làm ñánh giá phải có cách xử lý phù hợp. Nếu không kết quả trong phần tính chi phí sẽ phản ảnh sai dẫn ñến việc ước lượng giá trị cảnh quan môi trường không chuẩn xác 13 Bên cạnh ñó, phương pháp này khó xác ñịnh những chi phí ñến các ñịa ñiểm du lịch thay thế, bởi bản thân các ñịa ñiểm du lịch thay thế này thường không ñồng nhất với ñịa ñiểm mà du khách ñang thực hiện hoạt ñộng du lịch. Tóm lại: Phương pháp chi phí du hành theo vùng chỉ ñại diện cho giá sẵn lòng chi trả cho một mức chất lượng môi trường. Do ñó, phương pháp này ñược sử dụng hạn chế trong phân tích lợi ích chi phí, tuy nhiên nó lại rất hữu dụng trong việc tính giá trị kinh tế của một khu vực một ñịa ñiểm du lịch như vịnh Nha Trang. 1.2. ƯỚC LƯỢNG LỢI ÍCH/ CHI PHÍ ðỐI VỚI HÀNG HÓA MÔI TRƯỜNG TỪ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH 1.2.1. Lợi ích từ việc giải trí ðể ñánh giá giá trị của hàng hóa môi trường, các nhà kinh tế môi trường dựa trên cơ sở lý thuyết nền tảng kinh tế học và những vấn ñề môi trường ñã ñưa ra những kỹ thuật ñánh giá có cơ sở khoa học thực tiễn ñược áp dụng và phổ biến khá rộng rãi trên thế giới. Trong ñó vấn ñề cốt lõi cuối cùng là phải xác ñịnh ñược giá của chất lượng môi trường. giá ðường cầu về giải trí Vùng dưới ñường cầu = lợi ích của giải trí = lợi ích của hàng hóa môi trường ( theo giả ñịnh) Lượng khách tham quan Nguồn: (World Bank, 2005) Hình 1.3. ðồ thị hàm cầu giá trị môi trường Phương pháp xác ñịnh giá của chất lượng môi trường ñược sử dụng thông dụng nhất hiện nay là phương pháp sử dụng ñường cầu (Hình 1.3). Về bản chất, phương pháp sử dụng hàm cầu dựa trên nguyên lý hàm lợi ích có ñược từ sự bằng lòng chi trả của khách hàng ñể thỏa mãn một nhu cầu nào ñó về hàng hóa và dịch vụ, phần giới 14 hạn phía dưới hàm cầu chính là tổng lợi ích có ñược. ðây là phương pháp dùng ñể ño lường phúc lợi là cơ sơ ñể xác ñịnh tổng giá trị về lợi ích môi trường. 1.2.2. Lợi ích/ chi phí khi chất lượng môi trường, cảnh quan thay ñổi Theo Field, B. và Olewiler, N. (2005), có thể sử dụng phương pháp chi phí du hành ñể ñánh giá giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường bằng cách xây dựng ñường cầu tại thời ñiểm nghiên cứu và ñường cầu so sánh ñã nghiên cứu ở thời ñiểm trước tại cùng một ñịa ñiểm ñể ước lượng. Muốn thực hiện ñiều này phải có kết quả nghiên cứu ñánh giá chất lượng môi trường tại ñiểm nghiên cứu ở thời kỳ trước (chất lượng môi trường ở 2 thời kỳ khác nhau nên có sự khác nhau về cầu du lịch). Phần diện tích giữa ñường cầu tại thời ñiểm nghiên cứu với ñường cầu thời ñiểm so sánh là giá trị chênh lệch do chất lượng môi trường thay ñổi. ðồ thị dưới ñây minh họa cho giả thiết này (Hình 1.4). Giá ðường cầu thời ñiểm nghiên cứu Giá trị chênh lệch do chất lượng môi trường thay ñổi ðường cầu thời ñiểm so sánh Lượng khách tham quan Nguồn: Field & Olewiler (2005) Hình 1.4: Chênh lệch giá trị do chất lượng môi trường thay ñổi 1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ðIỂN HÌNH LIÊN QUAN ðẾN ðỀ TÀI 1.3.1. Nghiên cứu ngoài nước Phần lớn các nghiên cứu về giá trị giải trí của tài nguyên môi trường ñều sử dụng phương pháp chi phí du hành (TCM) hoặc phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên (CVM). Driml (1999) ñã sử dụng phương pháp thay ñổi năng suất ñể tìm ra giá trị của Rặng San Hô Lớn (Great Barrier Reef) ở bờ biển phía ðông nước Úc là 769 triệu ñô la Úc. Giá trị tính ñược chỉ bao gồm chi tiêu của du khách du lịch cho các hoạt ñộng giải trí (giá trị tài chính) nhưng ñã không phản ánh ñược tổng giá trị của rặng san hô. 15 Hundle (1990) sử dụng phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên ñể ñánh giá giá trị thặng dư tiêu dùng trong một năm của khách du lịch tại Úc là khách quốc tế ñối với “ Khu vực san hô” ở Úc tương ứng là 117.500.000 ñô la Úc và 26.700.000 ñô la Úc và phân bổ 105.600.000 ñô la Úc là giá trị của san hô trong ñiều kiện có tính tới tất cả các ñặc tính của “ Khu vực san hô”. Ngoài ra tác giả còn so sánh phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên với phương pháp chi phí du hành. Dixon và cộng sự (1993) ñã sử dụng phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên ñể ước lượng giá sẵn lòng trả cho công viên bờ biển Bonaire. Giá sẵn lòng trả trung bình là 27,4 ñô la Mỹ và thặng dư tiêu dùng là 325.000 ñô la Mỹ. DuYaping (2003) ñã sử dụng phương pháp chi phí du hành và phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên ñể ñánh giá giá trị của việc cải thiện chất lượng nước cho mục ñích giải trí ở hồ phía tây Wuhan, Trung Quốc. Giá trị của việc cải thiện chất lượng nước của hồ này ñược xác ñịnh là 41,62 triệu Nhân dân tệ và thặng dư tiêu dùng khi chất lượng nước của hồ ñược cải thiện là 1,911 triệu Nhân dân tệ. Churaitapvong và Jittapatr Kruavan (2003) cũng ñã sử dụng phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên trong nghiên cứu ñiển hình về cải thiện chất lượng nước của sông Chaopraya, Thái Lan với mẫu nghiên cứu ñiều tra 1100 hộ gia ñình sống ven sông này. Giá sẵn lòng trả của mỗi hộ gia ñình cho việc cải thiện chất lượng nước con sông này ñược tìm ra là 100,81 bath/ tháng. 1.3.2. Nghiên cứu trong nước Bộ kế hoạch và ñầu tư (MPI), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và cơ quan hợp tác & phát triển Thụy Sỹ (SDC) (2001) ñã sử dụng phương pháp chi phí du hành và phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên ñể ước lượng giá trị giải trí của vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là 27 triệu ñô la Mỹ và thặng dư tiêu dùng là 7,5 triệu ñô la Mỹ trong năm 2000, giá sẵn lòng trả thêm cho việc thuê phòng ñể thành lập ra một quỹ duy trì hoạt ñộng bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường của vịnh Hạ Long trung bình là 2,32 ñô la Mỹ cho một ngày ñêm nghỉ. Nguyễn Thị Hải và Trần ðức Thành (1996) ñã sử dụng phương pháp chi phí du hành và phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên (CVM) ñể ñánh giá giá trị giải trí của vườn quốc gia Cúc Phương. Tổng thặng dư tiêu dùng của du khách là 105 triệu ñồng vào năm 1995. Giá sẵn lòng trả trung bình của du khách nội ñịa là 4.311 ñồng và của khách quốc tế là 42.167 ñồng cho việc cải thiện ñường xá, khoanh nuôi các nơi bảo tồn ñộng vật tại ñây. 16 Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam (2001) ñã sử dụng phương pháp chi phí du hành và phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên ñể ñánh giá trị giải trí của cụm ñảo san hô – Hòn Mun, Nha Trang. Giá trị giải trí của cụm ñảo san hô Hòn Mun ñược ước tính là 259,8 tỷ ñồng vào năm 2000. Trần Thu Hà & Vũ Tấn Phương (2006), ñã sử dụng phương pháp chi phí du hành ñể ñánh giá giá trị cảnh quan của Vườn Quốc gia Ba Bể và khu du lịch Hồ Thác Bà. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách nội ñịa ñối với ñịa ñiểm này là 1.552 triệu ñồng và của Hồ Thác bà là 586 triệu ñồng. Nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008) ñã tìm ra giá trị giải trí du lịch của du khách trong nước ñối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, ñồng thời tìm ra mức sẵn lòng trả trong việc duy trì cảnh quan và tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh NhaTrang. Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) ñược sử dụng ñể xây dựng ñường cầu và ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang. Phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên (CVM) cũng ñược sử dụng ñể ñánh giá mức sẵn lòng trả của du khách cho việc bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước ñối với vịnh Nha Trang là 23.281,281 tỉ ñồng và thặng dư tiêu dùng là 7.760,427 tỷ ñồng hàng năm (năm 2007). Giá sẵn lòng trả của du ñược tính vào phụ phí tiền phòng tại khách sạn của Nha Trang cho 1 ngày ñêm nghỉ là 7875 ñồng/ du khách/ ñêm và tổng mức sẵn lòng trả của du khách xấp xỉ là 21,224 tỉ ñồng. Phạm Hồng Mạnh và Trương Ngọc Phong (2010) ñã ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm ñảo Hòn Mun. Bằng việc sử dụng phương pháp chi phí du lịch (du hành) theo vùng (ZTCM) ñể xây dựng ñường cầu giải trí của du khách khi viếng thăm Hòn Mun. Kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra rằng sau 7 năm thành lập và ñi vào hoạt ñộng thì giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm ñảo này giai ñoạn 2000 - 2007 ước ñạt con số 28,3 tỷ ñồng. ðây không phải là giá trị tổng thể của việc cải thiện chất lượng môi trường mà chỉ là một phần giá trị nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch của du khách nội ñịa. 1.3.3. ðánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, ña phần các nghiên cứu khi ñánh giá giá trị của tài nguyên môi trường rất thường sử dụng hai phương pháp phổ biến, ñó là phương pháp chi phí du hành và phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên. ðặc biệt khi sử dụng phương pháp chi phí du hành thường dùng ñể ñánh giá giá trị của tài nguyên môi 17 trường dưới góc ñộ của giá cả thị trường mà cụ thể là những chi tiêu của du khách, trong khi ñó phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên dùng ñể ñánh giá mức giá sẵn lòng trả hay sẵn lòng chấp nhận của người hưởng thụ hoặc người chịu ảnh hưởng những thiệt hại của môi trường nếu muốn bảo vệ duy trì và tái tạo tài nguyên môi trường ñó. 1.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.4.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết ñã trình bày, cũng như từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan trên cho thấy các nghiên cứu thực nghiệm khi ñánh giá hay ước lượng giá trị tài nguyên môi trường ñối với thị trường không hiện hữu ñều sử dụng phương pháp TCM hay phương pháp CVM. Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu giải trí của du khách chủ yếu là các ñặc ñiểm kinh tế xã hội, như: ñặc ñiểm về ñộ tuổi, giới tính, trình ñộ học vấn, thu nhập, chi phí du lịch hay chi phí thay thế. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này sẽ kế thừa về khung phân tích và các nghiên cứu thực nghiệm trước ñây ñể ñánh giá giá trị cảnh quan môi trường ñối với vịnh Nha Trang dưới khía cạnh giải trí du lịch. 1.4.2. Mô hình nghiên cứu ñề xuất và các giả thuyết nghiên cứu Dựa trên các cơ sở như ñã trình bày, mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới cầu giải trí du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang ñược trình bày trong Hình 1.5 (tr. 19). Trong ñó: Cầu giải trí du lịch: Là biến phụ thuộc, thể hiện tỉ lệ viếng thăm của du khách ñối với từng vùng khác nhau. Thời gian di chuyển: là biến số thể hiện thời gian tính bằng giờ từ nơi ñến của du khách ñến ñịa ñiểm du lịch, kỳ vọng mang dấu âm (-). Từ lý thuyết và thực tiễn cho thấy, khoảng cách nơi ñến hay thời gian di chuyển của du khách càng lớn thì cầu về giải trí của du khách càng giảm. Chính vì vậy, biến số này rất cần ñược kiểm ñịnh trong nghiên cứu của luận văn. Chi phí du lịch: Là biến thể hiện toàn bộ chi thực tế và chi phí cơ hội mà du khách bỏ ra ñi du lịch, kỳ vọng mang dấu âm (-). Trong lý thuyết kinh tế, ñối với hàng hóa thông thường, giá càng cao thì cầu thường có xu hướng giảm xuống. Do vậy, trong nghiên cứu kỳ vọng rằng, khi chi phí du lịch càng cao, tỉ lệ viếng thăm của du khách giảm xuống. Chi phí thay thế: biến số này ñược hiểu là chi phí bỏ ra ñể ñi du lịch ñến ñịa ñiểm thay thế, kỳ vọng mang dấu dương (+). Trong lý thuyết kinh tế, chi phí của một loại hàng hóa càng cao thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang tiêu dùng một loại hàng hóa thay thế khác và ngược lại. Trong các nghiên cứu thực nghiệm trứơc ñây của Trần Võ Hùng Sơn & Phạm Khánh Nam (2001), của Phạm Hồng Mạnh 18 (2008)…ñã cho thấy chi phí ñến ñịa ñiểm thay thế của du khách càng cao, tỉ lệ viếng thăm của du khách ñến ñịa ñiểm du lịch ñược xác ñịnh càng cao và ngược lại. Do vậy, trong nghiên cứu này chi phí thay ñến ñịa ñiểm thay thế ñược kỳ vọng mang dấu dương. Tuổi của du khách: Biến số tuổi tính từ năm sinh của du khách và kỳ vọng mang dấu dương (+). Thực tiễn cho thấy, những du khách có tuổi ñời lớn hơn thường ñã có công việc ổn ñịnh và ñiều kiện về thu nhập ñể ñi du lịch. Mặt khác, theo các nghiên cứu thực nghiệm trước ñây như của Trần Võ Hùng Sơn, Phạm Khánh Nam (2001), Phạm Hồng Mạnh (2008)…cho rằng tuổi của du khách sẽ ñồng biến với cầu ñi du lịch. Trong nghiên cứu, biến số này ñược giả ñịnh là tuổi của du khách có quan hệ thuận chiều với cầu giải trí du lịch của du khách. Giới tính: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu du khách là nam giới, nhận giá trị 0 cho du khách là nữ giới, kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (-). Do ñặc ñiểm giới tính, nữ giới thường phải ñảm nhận các công việc gia ñình và vì vậy ít có ñiều kiện ñể ñi du lịch hơn nam giới. Vì vậy, ñặc ñiểm của giới tính cũng rất cần ñược kiểm ñịnh trong nghiên cứu này. Tình trạng hôn nhân: là biến thể hiện ñặc ñiểm về hôn nhân của du khách, nhận giá trị 1 nếu du khách ñã có gia ñình, nhận giá trị 0 những trường hợp khác, kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (+). Các nghiên cứu thực nghiệm trước ñây ñã cho thấy bằng chứng, biến số tình trạng hôn nhân có tác ñộng thuận chiều ñến cầu giải trí của du khách. Vì vậy trong nghiên cứu, biến số này ñược kỳ vọng tác ñộng dương ñến tỉ lệ viếng thăm của du khách. Trình ñộ học vấn: thể hiện số năm ñi học trung bình của du khách, kỳ vọng mang dấu dương (+). Khi trình ñộ học vấn của du khách càng cao, càng có ñiều kiện ñể tìm kiếm những công việc có thu nhập cao hơn và có ñiều kiện ñể ñi du lịch. Do ñó, trong nghiên cứu này, biến số trình ñộ học vấn ñược kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với cầu giải trí của du khách Nghề nghiệp: là biến thể hiện ñặc trưng nghề nghiệp của du khách. Du khách có nghề nghiệp ổn ñịnh thường có ñiều kiện về thời gian và thu nhập, chẳng hạn như: kinh doanh buôn bán, công viên chức hay nhân viên văn phòng. Vì vậy, họ thường có những ñiều kiện ñi du lịch nhiều hơn những du khách có nghề nghiệp không ổn ñịnh. Thu nhập: là biến thể hiện thu nhập thực tế của du khách. Thu nhập này là thu nhập từ các hoạt ñộng nghề nghiệp chính thức và phi chính thức. Kỳ vọng trong kết quả mô hình mang dấu dương (+). Các nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008), Trương Ngọc Phong (2010) hay Trần Võ Hồng Sơn (2001)… cho thấy, thu nhập của du 19 khách càng cao càng có nhiều ñiều kiện ñể ñi du lịch. Do vậy, trong nghiên cứu biến số này ñuợc kỳ vọng tác ñộng thuận chiều ñến tỉ lệ viếng thăm Nha Trang của du khách. Thời gian di chuyển Chi phí du lịch Chi phí thay thế Tuổi du khách Cầu giải trí du lịch Giới tính Tình trạng hôn nhân Trình ñộ học vấn Nghề nghiệp Thu nhập Nguồn: Xây dựng của tác giả Hình 1.5: Các nhân tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí du lịch TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1: Trong chương 1 của ñề tài ñã trình bày cơ sở lý thuyết về giá của hàng hóa môi trường, sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xác ñịnh giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường. Các phương pháp ñánh giá môi trường phổ biến hiện nay ñang áp dụng. Qua ñó giúp ta hiểu sâu hơn về việc phải coi giá trị cảnh quan môi trường là hàng hóa và cần có các phương pháp tiếp cận và ñánh giá tổng giá trị của nó ñiều ñó sẽ giúp ích cho công tác nghiên cứu và bảo tồn. Chương này chủ yếu tập trung vào phương pháp chi phí du hành và phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên ñây là hai phương pháp phổ biến nhất hiện nay ñược dùng ñể ñánh giá giá trị chất lượng môi trường, bao gồm: các cách tiếp cận, các bước thực hiện, ưu ñiểm và hạn chế của nó. Bên cạnh ñó, nghiên cứu cũng ñã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài luận văn, ñể tìm ra cơ hội nghiên cứu cho ñề tài cũng như xây dựng mô hình và khung phân tích, các giả thuyết nghiên cứu cho ñề tài luận văn. 20 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ðể ñạt ñược các mục tiêu của ñề ra thì qui trình nghiên cứu của ñề tài ñược tổ chức hai giai ñoạn bao gồm nghiên cứu ñịnh tính và nghiên cứu ñịnh lượng. Nghiên cứu ñịnh tính bao gồm 2 nội dung cơ bản là nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của mô hình chi phí du hành theo vùng ZTCM (Zonal Travel Cost Method), và cầu giải trí du lịch, ñồng thời tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước ñây nhằm hình thành khung phân tích và xác ñịnh mô hình nghiên cứu của ñề tài. Giai ñoạn 1: Nghiên cứu tài liệu và phát triển bản hỏi Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu giá trị tài nguyên môi trường (Lý thuyết giá trị tài nguyên môi trường, mô hình ZTCM) ðịnh hướng mô hình lý thuyết Phỏng vấn thử Bản câu hỏi mẫu Giai ñoạn 2: Nghiên cứu thực ñịa và phân tích tổng hợp Bản câu hỏi chính thức Hoàn thiện bản câu hỏi Nghiên cứu chính thức (N = 600) Phân tích thống kê mô tả Phân tích hồi qui Ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách ðưa ra gợi ý chính sách về phát triển du lịch sinh thái bền vững Nguồn: Xây dựng của tác giả Sơ ñồ 2.1 Qui trình nghiên cứu 21 Bước tiếp theo là tổ chức phỏng vấn thử tại các ñịa ñiểm du lịch khác nhau của Vịnh Nha Trang như Công viên bờ biển Nha Trang, khu vui chơi giải trí Vinpearl, Hòn Chồng, v.v…ñể bước ñầu khám phá những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt ñộng giải trí du lịch và giá sẵn lòng trả của du khách. Cùng với những kết quả nghiên cứu trước của các tác giả khác thì việc phỏng vấn thử còn là cơ sở ñể xây dựng bảng câu hỏi ñiều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu ñịnh lượng tiếp theo. Toàn bộ qui trình nghiên cứu này ñược tóm tắt trong sơ ñồ 2.1 Qui trình nghiên cứu nêu trên. 2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ Bảng câu hỏi sơ bộ ñược thiết kế ñể xem xét và ñánh giá về hành vi du lịch của du khách trong và ngoài nước. Các câu hỏi ñược lựa chọn ñưa vào bảng câu hỏi sơ bộ ñược tổng hợp từ ba nguồn: (i) từ các nghiên cứu trước; (ii) từ ý kiến tư vấn của giáo viên hướng dẫn và (iii) từ kết quả của việc phân tích phỏng vấn nhóm. Các thông tin cơ bản trong bảng câu hỏi bao gồm: mục ñích của chuyến du lịch tại Nha Trang, chi phí cho chuyến du lịch, những hoạt ñộng du lịch của du khách tại Nha Trang, những thông tin cá nhân của du khách như: tuổi, thu nhập, trình ñộ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính và một số thông tin cá nhân khác. Ngoài ra, ñể xác ñịnh mức sẵn lòng trả của du khách cho quĩ bảo tồn biển vịnh Nha Trang, những thông tin về giá sẵn lòng trả của du khách cũng ñược ñưa vào bảng câu hỏi. Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ là bước ñầu nhận dạng những nhân tố nào ảnh hưởng ñến giá trị giải trí du lịch và giá sẵn lòng trả của du khách ở các ñịa ñiểm khác nhau, các ñộ tuổi khác nhau, v.v…khi thực hiện du lịch tới Nha Trang, cụ thể: - Nhận dạng xem có phải yếu tố về môi trường, cảnh quan của vịnh Nha Trang nói riêng và Nha Trang nói chung là những nhân tố ñể du khách thực hiện du lịch tới Nha Trang. - Nhận dạng về các yếu tố như chi phí, ăn ở, v.v.. của du khách ảnh hưởng như thế nào ñến tần suất du lịch ñến Nha Trang. - Ảnh hưởng của các ñặc ñiểm kinh tế - xã hội ñối với cầu giải trí và giá sẵn lòng trả của du khách tại Nha Trang. - Nhận dạng về giá sẵn lòng trả của du khách về giá trị giải trí du lịch của vịnh Nha Trang nếu tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang ñược duy trì, bảo tồn phát triển tốt hơn. 22 Trong phỏng vấn sơ bộ, nghiên cứu ñã chọn 50 du khách trong và ngoài nước từ các nơi khác nhau ñể thực hiện phỏng vấn. Kết quả của phỏng vấn sơ bộ cho thấy: - Mục ñích ñể du khách ñến vịnh Nha Trang: Lý do chủ yếu ñể du khách ñến vịnh Nha Trang là du lịch nghỉ ngơi, tham quan, giải trí vì vịnh Nha Trang có thời tiết ấm áp, phong cảnh bãi biển ñẹp. ðến Nha Trang ñể ñược hưởng một bầu không khí trong lành của biển với nhiều hoạt ñộng giải trí du lịch thú vị. Cầu về du lịch của du khách ñối với Nha Trang nói chung và vịnh Nha Trang nói riêng là có thực. - Về hình thức di chuyển: Du khách nước ngoài ñến Nha Trang chủ yếu bằng ñường hàng không, khách nội ñịa ở các tỉnh phía bắc ñi từ 01 ñến 04 người thường ñi bằng ñường hàng không. Những du khách ở phía nam, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung gần thành phố Nha Trang thì ñi bằng nhiều hình thức khác nhau như máy bay, tàu lửa, ô tô... - Những ñặc ñiểm về kinh tế xã hội của du khách: Du khách ñến Nha Trang làm nhiều nghề nghiệp khác nhau như: giáo viên, nhân viên văn phòng, nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu, ca sĩ, người mẫu.... ðộ tuổi của du khách từ 18 ñến 56 tuổi; trình ñộ học vấn của họ cũng rất ña dạng từ phổ thông trung học ñến sau ñại học. ða phần họ là những người ñã có gia ñình. - Những thông tin về chi phí du lịch: Du khách ñều cho rằng những chi phí cơ bản của chuyến du lịch bao gồm: chi phí ñi lại, chi phí phòng nghỉ tại khách sạn, chi phí cho ăn uống, chi phí tham quan các ñảo và những chi phí cho việc mua quà hay ñồ lưu niệm, v.v... ðại ña số khách ñược phỏng vấn cho rằng nếu không ñi du lịch tại Nha Trang họ sẽ ở nhà làm việc hoặc ñi du lịch một nơi khác với mức chi phí bằng hoặc cao hơn mức chi phí bỏ ra cho chuyến du lịch tại Nha Trang. - Về thu nhập của du khách: Thu nhập hàng tháng của du khách cũng rất khác nhau, phổ biến từ 10 triệu ñồng ñến 100 triệu ñồng. Những người có thu nhập trung bình thường là công nhân làm việc tại các công ty. ða phần những ñối tượng này thực hiện bằng các tour du lịch, chi phí ñi du lịch ñều phụ thuộc vào các công ty lữ hành. Bên cạnh ñó, những du khách có thu nhập cao hơn thường là du khách nước ngoài hoặc các du khách ñến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ña phần trong số họ là doanh nhân hoặc công chức. Họ thường tổ chức ñi du lịch theo gia ñình ñến Nha Trang. - Những thông tin ñánh giá cảnh quan môi trường vịnh Nha trang của du khách: Khách du lịch quốc tế cho rằng cảnh quan ñẹp, môi trường trong lành sạch sẽ và họ 23 thích nhất ở Nha trang có thời tiết ấm áp, phong cảnh bãi biển ñẹp và thái ñộ của người Nha Trang mến khách và không hài lòng vì thói quen xả rác bừa bãi, sản phẩm du lịch chưa phong phú, thường bị làm phiền bỡi người bán hàng rong, còn khách trong nước thì cho rằng cảnh quan ñẹp nhưng môi trường còn bị ô nhiễm cần cải tạo cho ñẹp hơn và không hài lòng với thói quen xả rác bừa bãi của du khách và người dân ñịa phương. - Giá sẵn lòng trả của du khách cho quỹ phát triển môi trường của vịnh Nha Trang: ðể nhận dạng về giá sẵn lòng trả của du khách về việc ñóng góp quỹ phát triển môi trường cho vịnh Nha Trang, tác giả ñã khảo sát về những phương cách ñóng góp của họ. ða số họ ñều sẵn lòng trả thêm các khoản phí ñể bảo vệ môi trường biển của vịnh Nha Trang. Cách thức mong muốn ñóng góp của các du khách này cũng rất khác nhau, như: trả thêm khoản phí từ việc tính thêm tiền phòng tại khách sạn, trả thêm phí trong việc tham quan các ñảo trong vịnh Nha Trang, v.v.. Có thể nói rằng, việc nghiên cứu sơ bộ ñã bước ñầu nhận dạng các ñặc ñiểm kinh tế xã hội của du khách trong và ngoài nước, những hoạt ñộng giải trí du dịch của du khách ñối với Nha Trang. ðồng thời, kết quả phỏng vấn sơ bộ ñã bước ñầu nhận dạng về giá sẵn lòng trả và cách thức ñóng góp của du khách cho quỹ phát triển môi trường của vịnh Nha Trang. Tất cả những yếu tố trên sẽ là cơ sở quan trọng trong việc thiết kế bảng câu hỏi ñiều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. 2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 2.3.1. Bản câu hỏi Bản câu hỏi là một công cụ dùng ñể thu thập các thông tin cần thiết ñể giải quyết vấn ñề nghiên cứu của ñề tài. Từ việc nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thí ñiểm ñể xây dựng và ñiều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với thời gian thực hiện và mục tiêu nghiên cứu của ñề tài. Bản câu hỏi sẽ tập trung vào việc thu thập các thông tin quan trọng mà mục tiêu nghiên cứu của ñề tài ñã ñặt ra. Xuất phát từ mục tiêu của ñề tài mà bảng câu hỏi (Phụ lục 1) ñược thiết kế với các nội dung chủ yếu sau ñây: - Phần thứ nhất: những câu hỏi về ñặc ñiểm kinh tế xã hội của khách du lịch như: tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ñịa phương, v.v…Phần này cung cấp những thông tin quan trọng phản ánh một cách tổng quan các ñặc tính của khách du lịch ñể phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 24 - Phần thứ hai: là những câu hỏi về hoạt ñộng giải trí du lịch của du khách như: chi phí du hành tại Nha Trang, chi phí tham quan, số lần viếng thăm Nha Trang, các hoạt ñộng giải trí của du khách tại ñịa ñiểm du lịch, v.v… Nội dung của phần này là cung cấp những thông tin về chi phí du hành của du khách ñối với từng khu vực. ðây chính là cơ sở cho việc ước lượng ñường cầu giải trí du lịch ñối với vịnh Nha Trang và tính toán thặng dư tiêu dùng của du khách ở từng vùng. - Phần thứ ba: Trong phần này những câu hỏi sẽ tập trung mô tả về giá trị tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang, áp lực và những vấn ñề môi trường ñối với vịnh Nha Trang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, ñặc biệt là kinh tế du lịch ñể du khách có thể thấy ñược những lợi ích bị mất ñi nếu như tài nguyên môi trường của Nha Trang bị suy thoái và sẽ chung tay trong việc phục hồi tài nguyên môi trường cảnh quan của vịnh Nha Trang và khả năng ñóng góp về mặt tài chính cho mục tiêu cải thiện cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang nói riêng và ở thành phố Nha Trang nói chung. Mức sẵn lòng trả trong bảng câu hỏi ñược thiết kế ñể mở cho du khách tự ñưa ra mức sẵn lòng trả của mình và một hình thức khác là ñóng góp qua giá phòng lưu trú của khách. Ngoài ra, các phương án ñóng góp khác cũng ñược ñưa vào ñể xác ñịnh khả năng thu ñược mức sẵn lòng trả của du khách. 2.3.2. Mẫu nghiên cứu - Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu là quá trình chọn lựa một bộ phận tương ñối nhỏ từ một tổng thể, với tư cách là ñại diện cho tổng thể nghiên cứu. Chọn mẫu nghiên cứu là phương pháp ưu việt hơn phương pháp ñiều tra tổng thể. Việc chọn mẫu ñược tiến hành ñiều tra các ñối tượng mang tính ñại diện cho tổng thể. Sau khi có thông tin thu ñược từ mẫu nghiên cứu sẽ suy rộng cho các ñặc tính của tổng thể nghiên cứu. Cụ thể, mẫu nghiên cứu trong ñề tài mẫu ñược chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. - Kích thước mẫu cần thu thập: Trong phân tích thống kê kích thước mẫu cần thu thập phải ñủ lớn ñể ñạt ñược mục tiêu của ñề tài và cần phải ñạt ñược ñộ tin cậy nhất ñịnh. Do số lượng du khách ñến Nha Trang khá lớn, nên việc ñiều tra mẫu ñể ñảm bảo tính hệ thống là rất khó khăn. Vì vậy, trong nghiên cứu phương pháp chọn mẫu thuận tiện ñược lựa chọn và kích thước mẫu ñiều tra ñược dựa vào các cơ sở chủ yếu của mô hình ước lượng. Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) thì số mẫu tối thiểu cho một biến cần ước lượng trong phân tích hồi quy 25 là 10 (Hanke, Reitsch & Wichern, 2000, tr. 107 – 108). Tabachnick và Fidell (1991) thì cho rằng, số mẫu tối thiểu trong phân tích hồi quy OLS bằng 50 + 5k (với k là số biến ñộc lập). Tuy nhiên, xuất phát từ ñặc ñiểm của tổng thể nhằm ñảm bảo tính ñại diện, nâng cao ñộ tin cậy trong kết quả phân tích, nghiên cứu thực hiện khảo sát 600 du khách trong nước và quốc tế khi thực hiện các hoạt ñộng giải trí du lịch tại vịnh Nha Trang. 2.3.3. Mô hình kinh tế lượng Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai loại mô hình kinh tế lượng ñể tìm ra những nhân tố kinh tế xã hội có tác ñộng thực sự ñến cầu du lịch và giá sẵn lòng trả của khách du lịch tại vịnh Nha Trang, ñồng thời xác ñịnh xác suất sẵn lòng trả của du khách cho quỹ phát triển môi trường của vịnh Nha Trang. Từ các mô hình này sẽ phục vụ cho việc gợi ý các chính sách về phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những mô hình này bao gồm: (i) Mô hình hồi qui ña biến xác ñịnh những nhân tố tác ñộng ñến cầu giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang; (ii) Mô hình hồi quy ñơn biến về xây dựng ñường cầu giải trí du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang. Các biến cụ thể ñưa vào những mô hình kinh tế lượng này ñược diễn giải cụ thể dưới ñây. Mô hình hồi quy ña biến xác ñịnh những yếu tố ảnh hưởng tới cầu giải trí du lịch của du khách ðể thiết lập mô hình nhằm tìm ra những mức ñộ của các yếu tố ảnh hưởng tới cầu giải trí du lịch của du khách khi thực hiện hoạt ñộng tại vịnh Nha Trang, mô hình hồi quy ña biến ñược xác ñịnh có các dạng như sau: N = β 0 + β1TIME + β 2TC + β 3 STC + β 4 AGE + β 5 MR + β 6 MAR + β 7 EDU + β 8 PRO + β 9 INC + ε Vì số lần ñến Nha Trang (N) là một dãy số luôn dương, nên phân phối của nó lệch phải. ðể giảm bớt ñộ lệch trong biến số này, cần lấy logarit của nó. Vì vậy, phương trình hàm cầu trên có thể ñược viết dưới dạng: LnN = β0 + β1TIME + β2TC + β3 STC + β4 AGE + β5 MR + β6 MAR + β7 EDU + β8 PRO + β9 INC + ε 26 Trong ñó: N - Là số lần thực hiện du lịch giải trí tại vịnh Nha Trang TIME – Là biến thời gian di chuyển của du khách ñến Nha Trang, tính bằng giờ. TC – Là biến chi phí du lịch của du khách. Kỳ vọng của biến số này mang dấu âm (-). Theo lý thuyết kinh tế cùng với kết quả các nghiên cứu trước ñó cho rằng chi phí du lịch sẽ nghịch biến với số lần ñi du lịch của du khách. STC – Biến chi phí ñến ñịa ñiểm du lịch thay thế. Kỳ vọng của biến này mang dấu âm (-). Theo những kết của nghiên cứu trước, cùng với lý thuyết kinh tế cho rằng biến số chi phí ñến ñịa ñiểm du lịch thay thế có quan hệ nghịch biến với số lần du lịch tại ñịa ñiểm nghiên cứu. AGE - Biến số tuổi tính từ năm sinh của du khách. Kỳ vọng mang dấu (+). Cũng theo ñiều tra cùng với các nghiên cứu về giá trị giải trí du lịch khác, cho rằng tuổi của du khách sẽ ñồng biến với số lần ñi du lịch. MR – Là biến giới tính (Biến giả), nhận giá trị 0 nếu du khách là nữ, nhận giá trị 1 nếu du khách là nam. Kỳ vọng mang dấu (+). Cũng theo ñiều tra mức về hoạt ñộng du lịch và các nghiên cứu khác cho rằng tại các nước khu vực Châu Á, phụ nữ nói chung là ít có ñiều kiện ñi du lịch. ðây chính là tư tưởng “trọng nam” nên hệ quả là phụ nữ có cơ hội ít hơn nam giới trong việc ñi du lịch. MAR – Biến tình trạng hôn nhân (là biến giả), nhận giá trị 0 nếu du khách chưa có gia ñình và giá trị 1 nếu du khách ñã có gia ñình. Kỳ vọng mang dấu dương (+). Theo ñiều tra cùng với kết quả của các nghiên cứu trước ñó, cho rằng biến số tình trạng hôn nhân có quan hệ ñồng biến với số lần du lịch của du khách, bởi ña phần những người ñã có gia ñình họ thường có cuộc sống ổn ñịnh và do vậy họ có nhu cầu, ñiều kiện ñi du lịch nhiều hơn. EDU - Là biến thể hiện số năm ñi học của du khách. Kỳ vọng mang dấu dương (+). Trình ñộ học vấn của du khách càng cao càng có khả năng ñược giao lưu và ñiều kiện ñi du lịch ở nhiều nơi. Nghiên cứu giả ñịnh rằng trình ñộ học vấn của du khách có mối quan hệ ñồng biến với số lần ñi du lịch. PRO – Là biến giả, thể hiện tình trạng nghề nghiệp của du khách. Biến số này nhận giá trị bằng 1 nếu du khách làm công việc kinh doanh buôn bán, bằng 0 cho những trường hợp còn lại; nhận giá trị bằng 1 nếu du khách làm công nhân viên chức 27 nhà nước và bằng không cho những trường hợp còn lại ; nhận giá trị bằng 1 nếu du khách làm công việc văn phòng và bằng không cho những trường hợp còn lại. IN – Biến số thu nhập của du khách. Kỳ vọng nghiên cứu mang dấu dương (+). Theo kinh nghiệm và kết quả ñiều tra cùng với những nghiên cứu khác về giá trị giải trí cho rằng biến số thu nhập sẽ ñồng biến với số lần thực hiện du lịch của du khách. ε là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể khi các giả ñịnh truyền thống của hàm hồi qui tổng thể ñược thoả mãn. Mô hình hồi quy ñơn biến ước lượng ñường cầu giải trí của du khách ðường cầu giải trí du lịch của du khách ñược xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa tỉ lệ viếng thăm của du khách với chi phí du hành. Việc ước lượng ñường cầu có thể bằng mô hình hồi qui tuyến tính hoặc hồi quy bán logarit, có dạng sau: VR = β 0 + β 1TC + ε hay Ln(VR) = β 0 + β 1TC + ε Trong ñó: VR là tỉ lệ viếng thăm của du khách. Tỉ lệ viếng thăm của du khách ở từng vùng ñược tính toán dựa trên số liệu thu thập ñược từ nguồn số liệu thứ cấp của Sở Du lịch và Thương mại Khánh Hòa. Tỉ lệ viếng thăm của mỗi vùng ñược tính toán bởi công thức: VR i = Ni Pi Trong ñó: VRi : là tỉ lệ viếng thăm của du khách vùng i Ni : là số lượt khách trung bình trong một năm của vùng i Pi : là dân số trưởng thành của vùng i TC – là biến số chi phí du lịch của du khách. Kỳ vọng của biến chi phí du lịch trong mô hình này mang dấu âm (-) 2.3.4. Nguồn số liệu sử dụng Số liệu sơ cấp ñược thu thập từ quá trình ñiều tra, phỏng vấn trực tiếp ñối với du khách tại các ñịa ñiểm du lịch, nghỉ dưỡng quanh khu vực vịnh Nha Trang ñể thu thập những thông tin về du khách: chủ yếu là thông tin về chi phí du hành và những thông tin kinh tế - xã hội của du khách. 28 ðể thực hiện nghiên cứu này, tác giả ñã tổ chức ñiều tra du khách tại các ñịa ñiểm khác nhau xung quanh vịnh Nha Trang, bao gồm: Công viên bờ biển Nha Trang các khách sạn dọc bờ biển Nha Trang, các khu nghỉ mát: Amiana, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Tre (Vinperland), Hòn Chồng, v.v… Số liệu thứ cấp ñược thu thập chủ yếu từ Sở Thương mại và Du lịch Khánh Hoà. Ngoài ra những số liệu thứ cấp khác ñược thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Sở Tài nguyên và môi trường Khánh Hoà và tài liệu của Cục thống kê Khánh Hoà, Tổng Cục Thống Kê, World Bank và một số trang web của ngành du lịch. 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu Các thông tin thu thập ñược cần ñược kiểm tra và chỉnh lý nhờ quá trình ñọc soát lại ñể tránh sai sót, mâu thuẫn. Sau ñó tất cả các thông tin thu thập ñược mã hóa các câu trả lời (hoặc có thể mã hóa trước các câu hỏi ñóng) và tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Các phần mềm thống kê ñược sử dụng ñể mô tả hoặc phân tích, kiểm ñịnh giả thiết ñối với các biến số cần nghiên cứu. Hai công cụ chính ñể tóm tắt và trình bày các kết quả nghiên cứu là việc xây dựng các bảng biểu thống kê và nghiên cứu khẳng ñịnh. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 ñể nhập dữ liệu ñiều tra và xử lý số liệu thô. Sau giai ñoạn làm sạch dữ liệu căn bản, chuyển số liệu sang phần mềm SPSS 16.0 ñể lọc dữ liệu giai ñoạn hai và tạo các bảng số liệu thống kê ñồng thời thực hiện các kiểm ñịnh Chi-Square, phân tích Anova. Kế tiếp, ñể chạy các mô hình kinh tế lượng, phần mềm SPSS 16.0 tiếp tục ñược sử dụng. TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2: Nội dung cơ bản của chương 2 là khái quát toàn bộ qui trình nghiên cứu của ñề tài ở hai giai ñoạn là nghiên cứu ñịnh tính và nghiên cứu ñịnh lượng. Nghiên cứu sơ bộ nhận dạng các ñặc ñiểm kinh tế xã hội của du khách và khám phá những nhân tố ảnh hưởng ñến hoạt ñộng giải trí du dịch và giá sẵn lòng trả của du khách ñối với vịnh Nha Trang, làm cơ sở thiết kế bảng câu hỏi ñiều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu ñịnh lượng ở giai ñoạn nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức ñược tiến hành ñiều tra thu thập mẫu nghiên cứu và phân tích xử lý dữ liệu trên các mô hình kinh tế lượng ñể tìm ra những nhân tố kinh tế xã hội có tác ñộng thực sự ñến cầu du lịch và giá sẵn lòng trả của du khách, xác ñịnh xác suất sẵn lòng trả của du khách cho quỹ phát triển môi trường của vịnh Nha Trang. 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ðẶC ðIỂM CỦA ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Vị trí ñịa lý Khánh Hòa là một phần của Vương quốc Chăm pa, năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân vào tận Phan Rang ñánh chiếm ñất. Vua Chăm là Bà Tấm ñầu hàng và nhượng ñất từ phía ñông sông Phan Rang ñến Phú Yên cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn chấp nhận và ñặt dinh Thái Khang và chia khu vực thành hai phủ: Thái Khang và Diên Ninh. Tên tỉnh Khánh Hòa ñược ñặt vào năm 1832 thời Minh Mạng, chia thành 2 phủ và 4 huyện: Phủ Diên Khánh gồm các huyện Phước ðiền và Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm các huyện Quảng Phước và Tân ðịnh. Trong thời Pháp thuộc sau triều Nguyễn, tỉnh lỵ ñược ñóng tại thành Diên Khánh, nhưng ñược chuyển ñến thị xã Nha Trang vào năm 1945. Sau khi thống nhất ñất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang ñược nâng cấp thành Thành phố Nha Trang. Quốc hội quyết ñịnh sát nhập quần ñảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có 140 ñơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn; 03 huyện ñồng bằng: Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm; 02 huyện miền núi: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn; 01 huyện ñảo Trường Sa; 01 thị xã Ninh Hòa; 02 thành phố Nha Trang và Cam Ranh. Diện tích tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa là 5.217,7 km2 cả trên ñất liền và hơn 200 hòn ñảo lớn nhỏ ven bờ, vùng biển rộng gấp nhiều lần ñất liền và bờ biển dài khoảng 385 km, diện tích tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa ñứng vào loại trung bình so với cả nước. Thành phố Nha Trang là tỉnh lỵ của Khánh Hòa, một thành phố biển với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh và cũng là một trung tâm du lịch lớn trong cả nước và có vị trí ñặc biệt quan trọng trong hoạt ñộng phát triển kinh tế xã hội của Khánh Hòa. Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 252,6 km2, với dân số 401.966 người (2013), mật ñộ: 1.591 người/ km2, có bờ biển dài hơn 10 km. Phía Bắc 30 giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía ðông giáp Biển ðông. Nha Trang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh gần 450 km, cách thủ ñô Hà Nội 1.280 km. Hệ thống ñơn vị hành chính của thành phố Nha Trang: gồm 27 ñơn vị hành chính, trong ñó có 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, v.v..), và 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, v.v… Từ năm 2000 ñến nay, do tốc ñộ phát triển ñô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới ñã ñược hình thành như: khu dân cư Hòn Rớ, các khu ñô thị: Vĩnh Thái, Vĩnh ðiềm Trung, Thánh Gia, v.v… Nguồn: Cổng thông tin ñiện tử Khánh Hòa (2014) Hình 3.1 Bản ñồ ñịa chính Thành phố Nha Trang Nha Trang ñược thiên nhiên ưu ñãi cùng với vị trí thuận lợi của mình, hệ thống cơ sở hạ tầng tương ñối khá, là nơi tập trung trụ sở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các viện nghiên cứu, các trường ñại học, nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn và nhiều cơ sở văn hoá xã hội, danh lam thắng cảnh, ñặc biệt thành phố Nha Trang có vịnh Nha Trang ñược Câu lạc bộ các vịnh ñẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 07 năm 2003. Vịnh Nha Trang nằm ở phía Nam của biển Việt Nam trải dài từ 109013’ ñến 109022’ ñộ Kinh ðông và từ 12012’ ñến 12018’ ñộ vĩ Bắc với diện tích 249,65km2, trong ñó diện tích mặt nước là 211,845km2, bao gồm trung tâm thành phố Nha Trang và 19 hòn ñảo lớn nhỏ bao quanh, trong ñó có 7 ñảo lớn gồm: Hòn Tre, Hòn Miếu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau và Hòn Vung. ðảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 31 3250 ha nằm che chắn ngoài khơi khiến vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng; Hòn Nọc là ñảo nhỏ nhất có diện tích khoảng 4 ha. Hiện nay trong vùng vịnh Nha Trang, hoạt ñộng kinh tế nổi bật nhất là các hoạt ñộng dịch vụ du lịch, bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ, khu vực tham quan, thể thao, giải trí, nhà hàng…; các hoạt ñộng kinh tế khác bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, ñánh bắt thủy sản, khai thác yến sào, vận tải hàng hoá. ðặc biệt, trong vịnh Nha Trang có khu bảo tồn biển Hòn Mun nơi tập trung các hệ sinh thái san hô phong phú, ña dạng với khoảng 350 loài san hô và hơn 230 loài cá, ñây là khu bảo tồn biển ñầu tiên ở nước ta ñược thiết lập vào năm 2001. Với vị trí trên, thì vịnh Nha Trang thực sự là ñiều kiện hết sức thuận lợi cho nhiều hoạt ñộng kinh tế biển trong ñó có du lịch. 3.1.2. ðặc ñiểm khí hậu Vịnh Nha Trang có khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng Giêng ñến tháng Tám và mùa mưa kéo dài từ tháng Chín ñến tháng Mười Hai. 3.1.2.1. Nhiệt ñộ và bức xạ: Tổng số giờ nắng ở vịnh Nha Trang là 2.498 giờ/ năm, ánh sáng và nắng dồi dào. Các tháng có giờ nắng trên 200 giờ/ tháng kéo dài từ tháng Hai ñến tháng Tám, các tháng có số giờ nắng từ 125 – 180 giờ kéo dài từ tháng Chín ñến tháng Giêng năm sau. Cán cân bức xạ trung bình năm từ 90 – 90,8 Kcal/ cm2/ năm. Tổng lượng bức xạ trung bình năm khoảng 238 Kcal/ cm2/ năm và bức xạ thực tế là 143,2 Kcal/ cm2/ năm. Nhiệt ñộ trung bình hàng năm khoảng 270C. Trung bình tháng cao nhất là 29,10C (tháng Năm) và trung bình thấp nhất là 24,70C (tháng Giêng), trong ñó ngày có nhiệt ñộ trung bình nóng nhất là 35,40C và ngày có nhiệt ñộ trung bình thấp nhất là 20,20C. Biên ñộ chênh lệch nhiệt ñộ giữa ñêm và ngày của trung bình tháng là 4,8 – 6,80C tùy theo tháng trong năm . 3.1.2.2. ðộ ẩm, bốc hơi và mưa: ðộ ẩm tương ñối trung bình các tháng trong năm là 78%, tháng có ñộ ẩm cao nhất từ tháng Chín ñến tháng Mười một (khoảng 82 - 83%), thấp nhất là tháng Mười hai và tháng Giêng (khoảng 72 -74%). Lượng bốc hơi trung bình năm là 143,37 mm. Tháng Mười hai và tháng Giêng là các tháng có lượng bốc hơi trung bình cao nhất (6,8 - 5,9 mm). Tháng Chín là tháng có lượng bốc hơi trung bình ít nhất (3,6 mm). Lượng mưa trung bình năm giao ñộng khá lớn giữa các vùng trong tỉnh. Vùng ven biển có lượng mưa thấp, số ngày mưa ít. Thành phố Nha Trang có lượng mưa trung bình là 32 1.365 mm/ năm. Mưa tập trung từ tháng Chín ñến tháng Mười Một với lượng mưa từ 249 - 466 mm/ tháng. Mùa khô kéo dài từ tháng Mười hai ñến tháng Tám, tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm là tháng Năm với lượng mưa trung bình 5,6 mm/ tháng. 3.1.2.3. Bão và gió: Bão ít khi xuất hiện ở vùng biển vịnh Nha Trang, một năm khoảng 01 ñến 02 cơn bão có khả năng ảnh hưởng ñến vùng biển vịnh Nha trang gây mưa và gió nhưng không ảnh hưởng nhiều ñến hoạt ñộng du lịch của du khách Sự ảnh hưởng của gió mùa ở vịnh Nha Trang là không ñáng kể. Gió mùa ðông Bắc thổi vào mùa ñông và gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè. Gió mùa ðông Bắc thường thổi mạnh từ tháng Mười ñến tháng Ba năm sau. Hàng năm có tới 5 - 6 ñợt gió cấp 4 - 6. Tốc ñộ gió trung bình theo hướng ðông Bắc là 5 m/sec. Trong thời kỳ này còn xuất hiện gió hướng Bắc với tốc ñộ 5 – 5,8 m/ sec. Gió ðông Bắc gây biển ñộng ảnh hưởng lớn tới hoạt ñộng du lịch trên biển. Gió mùa ðông Nam thường thổi vào tháng Tư ñến tháng Chín hàng năm. Tốc ñộ gió trung bình theo hướng ðông Nam là 3,8 – 4,5 m/sec. Trong thời kỳ này còn xuất hiện gió hướng Tây Bắc với tần số thấp, tốc ñộ trung bình 2 m/ sec (Số liệu thống kê năm 2013) Sự ảnh hưởng của chế ñộ gió, bão dù không nhiều song cũng có tác ñộng bất lợi tới hoạt ñộng kinh tế biển nói chung và ngành du lịch của Khánh Hòa nói riêng. 3.1.2.4. ðộ mặn của nước biển: ðộ mặn của nước ở vịnh Nha Trang cao nhất ñạt vào khoảng từ 35 – 35,82 ‰. ðộ mặn của nước ven bờ thường dao ñộng trong khoảng 31,9 ñến 33,9‰, ñộ mặn giao ñộng ở các cửa sông thường giao ñộng trong khoảng từ 29 ñến 33,8‰. Với ñộ mặn của nước trong vịnh Nha Trang ñã là ñiều kiện khá lý tưởng ñể du khách có thể thực hiện các hoạt ñộng giải trí như: tắm biển,bơi lặn.v.v.. 3.1.2.5. Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi ñổ vào vịnh Nha Trang tương ñối ngắn và dốc. Có hai con sông chảy từ phía ðông – Bắc dãy Trường Sơn xuống vịnh Nha Trang là sông cái ở phía Bắc và sông Cửa Bé ở phía Nam. Do dãy Trường Sơn nằm rất gần và thậm chí có chỗ còn nhô ra biển nên ñồng bằng ở ñây rất nhỏ hẹp và vì vậy tốc ñộ nước chảy của các con sông này biến ñộng rất nhiều theo mùa (từ mùa mưa sang mùa khô), lưu tốc trung bình của dòng nước ñổ ra biển là khoảng 70,58 m3/s. ðiều này làm cho chất lượng nước trong vịnh thay ñổi nhanh chóng vào những mùa bão gió, ảnh hưởng tới hoạt ñộng bơi lặn của du khách. 33 Nói chung, với vị trí thuận lợi, cùng với ñiều kiện tự nhiên ưu ñãi là ñiều kiện lý tưởng ñể vịnh Nha Trang phát triển hoạt ñộng du lịch biển ñảo. Du khách có thể tận hưởng không khí biển ở vịnh Nha Trang quanh năm vì khí hậu luôn ấm áp. 3.1.3. Tài nguyên của vịnh Nha Trang Tài nguyên của vịnh Nha Trang khá phong phú, giàu ñộng thực vật biển như các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, cỏ gai, cỏ và rong biển, v.v.. Tính ña dạng sinh học của vịnh Nha Trang rất cao, có ba hệ sinh thái quan trọng là rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và rạn san hô. Các nhà nghiên cứu ñã tìm thấy ở ñây có khoảng 350 loài san hô tạo rạn, chiếm gần 45% số loài san hô tạo rạn trên toàn thế giới, trên 336 loài cá rạn, 339 loài da gai, 355 loài giáp xác, 490 loài thân mềm, v.v.. Khu bảo tồn vịnh Nha Trang ñược ñề xuất trở thành vườn quốc gia. ðặc biệt với 350 loài san hô thuộc bốn tập ñoàn san hô khác biệt nhau, trong ñó có 93 loài thuộc bộ san hô ñá, 26 loài thuộc nhóm san hô mền,v.v...ðây là rạn san hô có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với số lượng loài san hô nhiều nhất ñược quan sát thấy ở Việt Nam. San hô trong vịnh Nha Trang phân bố tập trung chủ yếu xung quanh các ñảo như Hòn Mun, Hòn Vung, Hòn Cau và phía ðông Bắc ñảo Hòn Tre.. Ngoài hệ san hô ña dạng, vịnh Nha Trang còn có hệ rừng ngập mặn khá phong phú. Rừng ngập mặn rất quan trọng trong chu trình sống của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế góp phần thêm sự ña dạng sinh học và sinh thái của vịnh Nha Trang. Bên cạnh ñó còn có 14 loài cây ngập mặn và có 7 loài cỏ biển khác. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ khoảng 20 ha nhưng ñây là nơi cư trú quan trọng của nhiều loài ñộng vật thủy sinh. Cỏ biển tập trung chủ yếu ở khu vực Hòn Tre, Hòn Miễu trong vịnh Nha Trang. Ngoài những tài nguyên quý giá trên, vịnh Nha Trang còn có những loại tài nguyên ñặc thù và có gía trị kinh tế cao khác, như thủy sản, chim yến, v.v… 3.1.3.1. Thủy sản Vịnh Nha Trang có sự ña dạng sinh vật cao và có nguồn lợi sinh vật biển khá phong phú và ña dạng có rất nhiều loài cá có giá trị dinh dưỡng cao như: cá thu, cá bóp, cá chim, tôm hùm, ốc, mực, hải sâm... Trước ñây, cộng ñồng dân cư trong vịnh Nha Trang chủ yếu sống dựa vào nguồn tài nguyên thủy sản này. Tuy nhiên sau khi khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang ñược thiết lập các hoạt ñộng khai thác thủy sản dường như còn không ñáng kể. Trong những năm gần ñây, các cơ quan chức năng ñã quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm, ốc hương, cá bóp, cá mú... tại vùng ñệm của vịnh Nha Trang. Hoạt ñộng này 34 hàng năm mang về cho ñịa phương một nguồn thu ñáng kể nhưng nó cũng là hoạt ñộng nuôi trồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường của vịnh Nha Trang do lượng thức ăn dư thừa thải trực tiếp ra biển. 3.1.3.2. Chim Yến Yến sào (tổ yến) là loại thực phẩm, vị thuốc quí cho con người, là thứ ñược kể ñến ñầu tiên trong bát trân (8 loại thức ăn quý): tổ yến, hải sâm, bào ngư, hầu lớn, gân hươu nai, óc cửu khổng, sừng tê giác, bàn tay gấu. Ngày xưa, yến sào là loại thức ăn chỉ dành cho các bậc ñế vương với tác dụng bồi bổ cơ thể: bổ huyết, thanh nhiệt, tăng sức ñề kháng, chống lão hoá, tăng tuổi thọ… Khánh Hòa là nơi có số lượng quần thể ñảo có yến làm tổ và cho sản lượng dẫn ñầu cả nước với 32 ñảo và 169 hang yến. Chất lượng của Yến ñảo thiên nhiên Khánh Hòa ñã ñược các chuyên gia dinh dưỡng ñánh giá tốt nhất thế giới. ðặc biệt, chỉ có một số hang ñảo thiên nhiên tại các ñảo yến Khánh Hòa có tổ yến huyết, tổ yến hồng với hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tổ yến huyết là loại tổ yến có màu ñỏ tươi có giá cao nhất trong các loại tổ yến vì rất hiếm và có nhu cầu tiêu thụ cao. Số lượng yến huyết và yến hồng chiếm chưa ñầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa là ñơn vị quản lý, khai thác Yến sào với sản lượng tăng dần hàng năm, cụ thể: năm 2011 khai thác 3.153kg; năm 2012 khai thác 3.236kg; năm 2015 khai thác 3.346kg giá yến ñảo hiện nay dao ñộng từ 6,5 ñến 7,5 triệu ñồng/lạng (tương ñương từ 300 ñến 350USD/lạng). Hàng năm công ty nộp cho ngân sách tỉnh Khánh Hòa hơn 300tỷ ñồng từ nguồn thu yến sào. Yến huyết Yến trắng Nguồn: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa (2014) Hình 3.2 Sản phẩm yến sào thiên nhiên Khánh Hòa 35 Theo Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa (2014), tổ yến chứa carbohydrat, acid amin và muối khoáng, trong ñó glycoprotein chiếm ñến 50%. Trong số các carbohydrat thì acid sialic là thành phần chính chiếm 9% có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, ngoài ra còn galatosamine 7,2% và glucosamin 5,3 % giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp, galactose 16,9% và fucose 0,7%. Tổ yến còn chứa các acid amin bao gồm acid aspartic, acid glutamic, proline, threonin và valine. Các muối khoáng chính trong tổ yến bao gồm natri, calci, magne, kẽm, mangan, sắt. Trong ñó, acid aspartic và acid proline rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô, cơ, tái tạo tế bào, acid glutamic kích thích sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng não bộ con người, acid threonin rất tốt cho hoạt ñộng gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc ñẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám, bảo vệ da giúp làn da sáng mịn, acid valine có tác dụng ñiều hòa protein hỗ trợ bạn trong quá trình ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao. Các muối khoáng chính trong tổ yến bao gồm natri, calci, magne, kẽm, mangan, sắt rất có lợi cho thần kinh, trí nhớ, hệ tiêu hóa giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. 3.1.3.3. Một số ñiểm du lịch quan trọng của vịnh Nha Trang Bãi tắm bờ biển Nha Trang: Dọc theo vòng cung trên bờ vịnh Nha Trang là một dải cát vàng trải rộng suốt chiều dài khoảng 5km; một công viên bờ biển ñan xen với những công trình khách sạn lớn, nhỏ hướng tầm nhìn ra biển xa ñể du khách ñược tận hưởng những làn gió mát trong lành của vịnh. Vịnh Nha Trang cũng là cửa ngõ cho những con tàu du lịch khổng lồ, mỗi năm ñưa hàng ngàn du khách ñến tham quan thành phố Nha Trang. ðây cũng là khu vực ñược chăm lo trong vấn ñề làm sạch môi trường nhất, do khi ñến Nha Trang thì bãi biển cũng là bộ mặt của thành phố. 36 Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Khánh Hòa (2014) Hình 3.3. Bãi biển Nha Trang Hòn Mun Nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, ñược gọi là Hòn Mun vì phía ðông Nam của ñảo có những mỏm ñá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang ñộng, ñặc biệt ñá ở ñây ñen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Trong những hang ñộng ñá ñen của Hòn Mun hàng năm ñều có chim yến về làm tổ. Ngoài ra, Hòn Mun còn nổi tiếng về những bãi lặn – nơi có rạn san hô phong phú và ña dạng sinh học nhất Việt Nam. Do ñịa thế của ñảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích ñạo ñưa tới nên thích hợp với ñiều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt ñới cũng về ñây quần tụ, ñáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, ña dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và du khách muốn tìm hiều về biển. 37 Nguồn: Công Ty TNHH Dịch Vụ Và Du Lịch Vietsense (2014) Hình 3.4: ðảo Hòn Mun – Nha Trang Dự án thí ñiểm Khu bảo tồn biển (KBTB) Hòn Mun ñược Bộ Thủy sản Việt Nam, UBND tỉnh Khánh Hòa và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (The World Conservation Union – IUCN) thực hiện từ năm 2001-2005 và ñược Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environmental Facility – GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Quốc tế ðan Mạch (Danida), IUCN và chính phủ Việt Nam. Khu bảo tồn biển Hòn Mun nằm trong vịnh Nha Trang. Với diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng 38km2 mặt ñất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các ñảo, nơi có rạn san hô phong phú và ña dạng nhất Việt Nam. Nó có tầm vóc quốc tế vì có số loài tương tự như ở trung tâm thế giới về ña dạng san hô ở khu vực Ấn ðộ - Thái Bình Dương và người ta cũng ñã tìm thấy có 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới, vượt khỏi tầm hiểu biết trước ñây. Mục ñích của dự án nhằm “Bảo tồn một mô hình ñiển hình về ña dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và ñang bị ñe doạ” và ñạt ñược các mục tiêu “giúp các cộng ñồng dân cư tại các ñảo nâng cao ñời sống và cộng tác với các bên liên quan khác ñể bảo vệ và quản lý có hiệu quả ña dạng sinh học biển tại KBTB Hòn Mun, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý cho các Khu bảo tồn biển của Việt Nam”. Do có dự án khu bảo tồn biển nên hiện nay Hòn Mun chỉ chủ yếu khai thác du lịch là dịch vụ lặn và bơi lội, các hoạt ñộng ñánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong khu vực bảo tồn biển Hòn Mun ñược hạn chế và kiểm soát, quản lý chặt chẽ. 38 Hòn Tre Hòn Tre nằm ñối diện trước thành phố biển Nha Trang, trên ñảo có núi Hòn Tre, hay còn gọi là núi ðàm Mông sừng sững như hình con cá sấu ñang trườn mình xuống biển, che chắn cho vịnh Nha Trang. ðảo hòn Tre ñã trở thành một ñiểm ñến vui chơi và nghỉ dưỡng ñầy hấp dẫn của du lịch biển Nha Trang. ðặc biệt là ñộ tinh khiết của nước biển và môi trường xung quanh. Bãi cát nơi ñây trắng và rất mịn, dưới làn nước trong xanh có thể nhìn suốt tận ñáy, bờ cát thoai thoải dần ñi ra xa nhưng vẫn êm mịn và chắc. Nơi ñây rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với những chương trình thể thao ñầy tính khám phá. Thiên nhiên của Hòn Tre thu hút du khách thập phương bởi vẻ ñẹp diệu kỳ của nó. Tại Hòn Tre có khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Vinperlan, có nhiều bãi tắm xinh ñẹp như Bãi Trũ, Bãi Me, Vũng Ngán, Bích ðầm. ðặc biệt là Bãi Trũ, là một bãi tắm tự nhiên thuộc hàng lý tưởng. Trong Bãi Trũ là sườn núi rợp bóng cây. Biển, ñảo, rừng, núi vây quanh tạo những cảm giác tuyệt vời mà chỉ thiên nhiên mới có thể ban tặng. Hay ñến Con Sẻ Tre, một khu nghỉ dưỡng tuyệt vời với những căn nhà nghỉ toàn bằng tre nằm nép bên bờ ñảo. Hòn Tằm Nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nằm giữa tuyến ñảo, cách ñất liền 5km. Gọi là Hòn Tằm là bởi khi nhìn từ trên cao hòn ñảo trông giống như một con tằm màu xanh lục ñầu hướng về phía ðông. Cách ñây khoảng hơn 10 năm, Hòn Tằm còn là một hoang ñảo. ðảo Hòn Tằm nằm trong vịnh Nha Trang, cách ñất liền 5km, còn hoang sơ với thảm rừng nhiệt ñới xanh 4 mùa, ñịa hình chủ yếu là ñất ñồi, núi, ñộ dốc tương ñối cao, bờ là các ghềnh ñá nhấp nhô, phía hướng về ñất liền có bãi cát tắm tự nhiên, sóng nhẹ, biển êm. ðảo Hòn Tằm rộng 250km2 với 10 ñảo lớn, nhỏ và quan trọng hơn cả là có rất nhiều loại san hô, chiếm hơn 40% loài san hô tạo ra trên thế giới. Công ty Cổ phần Hòn Tằm biển Nha Trang ñã ñầu tư kinh doanh biến Hòn Tằm trở thành một khu du lịch sinh thái biển ñảo bề thế. Với diện tích 10 ha, Hòn Tằm ñược xây dựng thành 2 khu liên hoàn gồm một bãi tắm hình vòng cung, bờ cát mịn, là một nơi lý tưởng và ñủ tiêu chuẩn ñể phục vụ cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế và một khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp ñược thiết kế ñẹp nhà nghỉ mang sắc Á ðông. Tất cả biệt thự ñều hướng mặt ra biển khơi ñể ñón những làn sóng và gió hào phóng nồng nàn hương vị ñại dương. 39 Nguồn: Công Ty Du Lịch Long Giang Travel (2014) Hình 3.5. Hòn Tằm - ñiểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang Hòn Miếu Cách ñất liền chỉ 2km, ñi 10 phút về tới cảng Cầu ðá. Nơi ñây có hai ñiểm du lịch là hồ cá Trí Nguyên và Bãi Sỏi. Một tên gọi khác của ñảo Hòn Miếu chính là Bồng Nguyên. Hồ cá vì thế có tên gọi là Trí Nguyên. Nó ñược xây dựng từ năm 1971 theo sáng kiến khá ñộc ñáo của một người dân vùng biển này. Hồ ñược ngăn lại bằng hệ thống kè ñá. Trong hồ có hàng trăm loại sinh vật biển quý hiếm như cá, rùa biển ñược nuôi thả tại ñây. Nó chính là một bảo tàng sống về biển. ðặc biệt một thế giới thủy cung ñược giới thiệu với du khách qua thủy cung Trí Nguyên, một công trình kiến trúc ñộc ñáo hình chiếc tàu buồm cổ ñược xây dựng theo mô hình một con tàu hoá thạch dài 60m và cao 30m, cấu trúc như thuỷ cung trong chuyện cổ tích, nuôi khá nhiều loài hải sản ñể du khách tham quan. Có thể băng qua ñảo từ hồ cá ñến Bãi Sỏi, cách vài trăm mét. Bãi Sỏi hướng mặt về phía Hòn Tằm. Gọi Bãi Sỏi vì ở ñây, bãi biển không có cát như trong ñất liền mà toàn các hòn sỏi nhỏ. Du khách có thể lặn ở những ghềnh ñá gần Bãi Sỏi và sẽ thấy thế giới san hô và cầu gai. ðây cũng là một trong những ñảo có mật ñộ dân số ñông nhất và phát triển nhất trong cụm ñảo ở vịnh Nha Trang. Ở ñây ñã ñược kéo dây ñiện thắp sáng từ hệ thống ñiện lưới quốc gia và ñã có một trường tiểu học. 40 3.1.3.4. Hoạt ñộng du lịch Hoạt ñộng du lịch, dịch vụ và xây dựng ñô thị phát triển nhanh chóng trong vài năm trở lại ñây ở vùng ven bờ và trên mặt nước của vịnh Nha Trang. ðây là hướng ñi ñúng nhằm phát huy khai thác có hiệu quả tiềm năng của vịnh Nha Trang. Câu lạc bộ các vịnh ñẹp nhất thế giới ñã kết nạp vịnh Nha Trang làm thành viên thứ 29 của tổ chức này. Thành phố Nha Trang thu hút khách du lịch không chỉ có bãi cát mịn, nước biển xanh, sóng êm, mà còn những hòn ñảo thơ mộng ngoài khơi, lãng mạn không kém PhuKet của Thái Lan, hoặc Cannens ở miền ðông nước Pháp. Với lợi thế của hệ thống các ñảo, núi, vịnh và bãi biển tạo thành quần thể du lịch ña dạng và liên hoàn. vịnh Nha Trang hấp dẫn du khách bởi quần thể du lịch sinh thái, làng du lịch Bãi Trú, ðầm Già trên ñảo Hòn Tre, khu du lịch Sông Lô.v,v… Trong vịnh Nha Trang có khá nhiều các tổ chức cá nhân hoạt ñộng dịch vụ du lịch như: Công ty du lịch Khánh Hòa (quản lý Hồ cá Trí Nguyên); công ty cung ứng tàu biển thương mại và dịch vụ Nha Trang (Quản lý khu nghỉ mát Hòn Tằm); doanh nghiệp tư nhân Con Sẻ Tre; Công ty TNHH thương mại và du lịch Hòn Tre (Làng du lịch 5 sao Hòn Ngọc Việt – VinPearl Lan); Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa, Công ty TNHH Thế giới biển, các tàu chở khách du lịch của các chủ tàu, v.v… và một số hộ kinh doanh nhà hàng khác ở các làng chài. Cho tới thời ñiểm hiện tại ñã có 5 ñơn vị cung cấp dịch vụ lặn biển, có trên 150 tàu, canô và 04 tàu ñáy kính phục vụ khách du lịch trong vịnh Nha Trang. Với những hoạt ñộng kể trên, số lượng du khách ñến tham quan vịnh Nha Trang và ñăng ký lưu trú tăng lên hàng năm. Năm 2010 vịnh Nha Trang ñón 1.843.153 du khách nội ñịa và quốc tế, ñến năm 2013 con số này ñã lên tới 3.033.758 du khách. Trong cơ cấu du khách ñến vịnh Nha Trang, khách nội ñịa vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhưng tốc ñộ tăng thì khách nội ñịa và quốc tế ñều tăng với tốc ñộ gần bằng nhau. Nếu như trong năm 2010, số lượng du khách nội ñịa là 1.457.942 người thì ñến năm 2013 số lượng du khách nội ñịa ñạt 2.397.832 người, tăng 64,46% so với năm 2010. Năm 2010, số lượng du khách quốc tế là 385.211 người thì ñến năm 2013, số lượng du khách quốc tế ñạt 635.926 người, tăng 65,08% so với năm 2010. Biểu ñồ 3.1 trình bày sự biến ñộng lượng khách trong nước và quốc tế ñăng ký lưu trú tại Nha Trang giai ñoạn 2010 – 2013 41 3500000 3000000 2500000 Tổng số lượt khách lưu trú (người) 2000000 Khách quốc tế 1500000 Khách nội ñịa 1000000 500000 0 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Khánh Hòa Biểu ñồ 3.1. Số khách du lịch trong nước và quốc tế lưu trú tại Nha Trang giai ñoạn năm 2010 – 2013 Cùng với sự gia tăng lượng lớn du khách ñến Nha Trang, ngành du lịch ñã ñầu tư nhiều khách sạn cao cấp ñể ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Tổng số cơ sở lưu trú và số phòng ñã gia tăng liên tục trong thời gian qua. Nếu như năm 2010, số cơ sở lưu trú chỉ là 472 cơ sở với tổng số phòng phục vụ là 10.506 phòng thì ñến năm 2013, tổng số cơ sở lưu trú của Nha Trang ñã tăng lên 523 cơ sở với tổng số phòng lên ñến 13.015 phòng. Sự biến ñộng của cơ sở lưu trú và tổng số phòng khách sạn giai ñoạn 2010 – 2013 ñược trình bày trong Biểu ñồ 3.2. 14000 12000 10000 2010 2011 2012 2013 8000 6000 4000 2000 0 Tổng cơ sở lưu trú Tổng phòng Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Khánh Hòa Biểu ñồ 3.2. Tổng số cơ sở lưu trú và tổng số phòng tại Nha Trang giai ñoạn 2010 – 2013 42 Doanh thu từ hoạt ñộng du lịch tại thành phố Nha Trang cũng tăng khá nhanh hàng năm. Nếu như năm 2010 doanh thu của ngành du lịch là 1.877,2 tỷ ñồng thì ñến năm 2013 con số này ñã là 3.350,2 tỷ ñồng. Tốc ñộ tăng bình quân từ năm 2010 - 2013 là 21,48%. ðiều này cho thấy hoạt ñộng du lịch tại ñây ngày càng hấp dẫn ñược nhiều du khách viếng thăm góp phần nâng cao doanh thu của ngành du lịch Nha Trang. 4000 3500 3000 2500 2000 Doanh thu (Tỷ ñồng) 1500 1000 500 0 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Khánh Hòa Biểu ñồ 3.3. Doanh thu của ngành du lịch từ năm 2010 – 2013 Tình hình doanh thu và du khách ñến tham quan và ñăng ký lưu trú tại Nha Trang – Khánh Hòa hàng năm ñược thể hiện qua Bảng 3.1 (tr. 45) 43 Bảng 3.1. Số lượng du khách ñến lưu trú tại Nha Trang – Khánh Hòa từ năm 2010 – 2013 2011/2010 Năm 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch 1- Tổng số lượt khách % 2012/2010 Chênh lệch % 2013/2010 Chênh lệch % 2012/2011 Chênh lệch % 2013/2011 Chênh lệch % 2013/2012 Chênh lệch Tốc ñộ tăng bình % quân (%/ năm) 1843153 2180008 2318071 3033758 336855 18.28 474918 25.77 1190605 64.60 138063 6.33 853750 39.16 715687 30.87 18.49 - Khách quốc tế 385211 440090 532112 54879 14.25 146901 38.14 250715 65.09 92022 20.91 195836 44.50 103814 19.51 18.22 - Khách nội ñịa 1457942 1739918 1785959 2397832 281976 19.34 328017 22.50 939890 64.47 46041 2.65 657914 37.81 611873 34.26 18.75 lưu trú (người) 2 -Tổng cơ sở lưu trú 3-Tổng phòng 635926 472 516 518 523 44 9.32 46 9.75 51 10.81 2 0.39 7 1.36 5 0.97 3.56 10506 11969 12463 13015 1463 13.93 1957 18.63 2509 23.88 494 4.13 1046 8.74 552 4.43 7.49 2252.1 2569.4 3350.2 374.9 19.97 692.2 36.87 1473 78.47 317.3 14.09 1098.1 48.76 780.8 30.39 21.48 4- Doanh thu (Tỷ ñồng) 1877.2 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Khánh Hòa 44 3.1.4. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Trước khi trở thành phần ñất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như tháp Bà Ponaga. Nha Trang chỉ mới thực sự thay ñổi một cách nhanh chóng từ năm 1998. Nguồn gốc dân cư ở thành phố Nha Trang xuất phát từ mọi miền của ñất nước, ñiều này hình thành nên nhiều nét văn hóa từ các vùng miền khác nhau rất ña dạng và phong phú. Cấu trúc tuổi của người dân thuộc dạng tháp dân số trẻ do ñó số hộ gia ñình không ngừng tăng lên. Bên cạnh ñó, mức sống của người dân luôn ñược cải thiện nhờ vào tốc ñộ tăng trưởng của tỉnh nhà liên tục duy trì ở mức cao trên 12% /năm trong suốt nhiều năm qua. ðiều này ñã ảnh hưởng quan trọng ñến việc ñầu tư cơ sở hạ tầng, ñặc biệt là hạ tầng du lịch. Trên ñịa bàn thành phố Nha Trang có nhiều trường, viện, ñặc biệt Trường ðại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu biển Hải dương học, Viện Paster Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III là những tổ chức mà hoạt ñộng của chúng có ảnh hướng rất lớn tới hoạt ñộng ñào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học nhằm khai thác có hiệu quả ñiều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế biển của ñịa phương này. Ngoài những trường, viện lớn của Trung ương ñóng trên ñịa bàn Nha Trang, Nha Trang còn có nhiều cơ sở ñào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch như Trường Cao ñẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Trường Cao ñẳng nghề Nha Trang và Trường nghiệp vụ du lịch Khánh Hòa. ðây là những cơ cở ñào tạo quan trọng không chỉ phục vụ cho ngành du lịch Nha Trang mà còn ñáp ứng nguồn nhân lực cho các tỉnh Nam Trung Bộ và cả nước. Với một thành phố mà ngành du lịch là mũi nhọn, Nha Trang ñã không ngừng ñầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt ñộng phát triển du lịch. Cảng Nha Trang với công suất bốc dỡ 800.000 tấn/ năm. Trong tương lai sẽ trở thành cảng du lịch. Sân bay Cam Ranh là sân bay nội ñịa có chuyến bay quốc tế, nằm ở phía Bắc bán ñảo Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 30Km có 04 ñường băng dài 3.040m, hiện nay tỉnh ñang ñầu tư mới ñường băng số 2 ñủ ñiều kiện ñón các chuyến 45 bay quốc tế có trọng tải lớn. ðây là ñiều kiện rất thuận lợi trong việc giao thương giữa các vùng miền trong cả nước khu vực và quốc tế tới Nha Trang. Tuyến ñường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy suốt chiều dài của tỉnh, ga Nha Trang là ga chính nằm trong thành phố, thuận tiện cho việc ñi lại của hành khách và luôn chuyển hàng hoá. Ga Nha Trang ngoài những ñoàn tàu thống nhất còn có nhiều chuyến tàu du lịch nối với các ñịa phương và các thành phố lớn trong khu vực ñặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh ñó Nha Trang có các tuyến ñường bộ huyết mạch ñi qua như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 26 nối với ðăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. Tuyến ñường mới nối Nha Trang với một trung tâm du lịch lớn của cả nước ñó là ðà Lạt ñã rút ngắn khoảng cách Nha Trang ñi ðà Lạt còn 140 km. ðây là ñiều kiện tốt ñể phát triển hai thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam. ðiều này ñã tạo cho thành phố Nha Trang bộ mặt mới ñáp ứng ngày càng tốt hơn cho hoạt ñộng phát triển của ngành du lịch ñịa phương. Ngoài ra cơ sở hạ tầng của ngành bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng ở Nha Trang ñã ñược ñầu tư nâng cấp khá ñồng bộ. Các ngân hàng thương mại, hệ thống thu ñổi ngoại tệ, hệ thống rút tiền tự ñộng ngày càng hoàn thiện, ñáp ứng kịp thời các giao dịch của du khác và người dân ñịa phương. Với ñiều kiện tự nhiên và ñặc ñiểm kinh tế - xã hội của Nha Trang có thể thấy Nha Trang là một trong những thành phố du lịch biển có rất nhiều lợi thế như nguồn tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên ưu ñãi, lại ñược sở hữu một trong những vịnh ñẹp của thế giới với khu bảo tồn biển ñầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh ñó, Nha Trang lại ñược sự quan tâm ñầu tư về cơ sở hạ tầng ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho du khách ở nhiều vùng miền trong cả nước và du khách quốc tế ñến Nha Trang bằng nhiều phương tiện như: ñường bộ, ñường hàng không, ñường sắt. ðây chính là những ñiều kiện hết sức quan trọng thúc ñẩy ngành du lịch của Nha Trang phát triển. 3.1.5. Những thuận lợi và thách thức của sự phát triển ngành du lịch ñối với vịnh Nha Trang Sự phát triển của ngành du lịch cung cấp cho con người những cơ hội như mở rộng tầm nhìn, mở rộng kiến thức, gặp gỡ ñược nhiều người ở nhiều vùng miền khác nhau, hiểu biết ñược những phong tục tập quán của nhau và việc tiếp xúc, giao tiếp với 46 người nước ngoài giúp chúng ta nâng cao ñược trình ñộ ngoại ngữ, hiểu ñược những suy nghĩ và thái ñộ của họ, biết về lối sống và niềm tin của họ, học hỏi kinh nghiệm từ sự thất bại và sự thành công của họ, thiết lập mối quan hệ, ñẩy lùi mối nghi ngờ, hợp tác và trao ñổi ý kiến, kiến thức với nhau. Tuy nhiên sự phát triển ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa ñã làm cho vịnh Nha Trang ñứng trước những thách thức, khó khăn không nhỏ. Cụ thể, theo báo cáo của Viện Hải dương học Nha Trang chỉ tính từ năm 1994 ñến 2005 ñộ phủ của san hô sống ñã giảm từ 52,4% xuống 21,2%; tốc ñộ giảm trung bình 2,8%/năm. Nếu duy trì mức ñộ suy giảm như hiện nay, 30 năm nữa rạn san hô trong vịnh Nha Trang sẽ không còn. Hòn Tằm và Hòn Miễu là vùng rạn san hô bị suy thoái trầm trọng nhất và rong rêu ñang bắt ñầu phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này là việc khai thác thủy sản mang tính hủy diệt bằng chất nổ, thuốc ñộc, các hoạt ñộng dân sinh, nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông vận tải ñã gây áp lực rất lớn ñến môi trường trong vịnh, ñặc biệt với tốc ñộ tăng trưởng khá mạnh của nuôi trồng thủy sản và lượng khách du lịch ñến tham quan khá lớn, các công trình xây dựng mọc lên khá nhanh. Chính vì vậy mà vịnh Nha Trang ñang phải ñối mặt với một số vấn ñề về môi trường, như : Rác thải: Các hố rác, bãi rác tự nhiên trên các ñảo không ñược xây ñúng quy cách ñể chống thấm, hoặc làm mái che. Có bãi rác nằm ngay cạnh mép nước, mỗi khi sóng ñánh ñã cuốn luôn rác ra biển, nguy cơ gây ô nhiễm cao. Nước thải: Tại bờ biển khu vực ñường Phạm Văn ðồng nước thải sinh hoạt chưa xử lý ñược thải trực tiếp vào vịnh Nha Trang, một số nhà hàng nổi ở ñảo Trí Nguyên và khu du lịch Con Sẻ Tre, nước thải nhà bếp chưa ñược xử lý ñạt tiêu chuẩn môi trường ñã xả thải ra nguồn, chủ yếu là cho tự thấm, một vài cơ sở còn cho xả trực tiếp xuống biển. Chất thải: Các chất thải từ hoạt ñộng nuôi trồng thủy sản với hàng nghìn lồng nuôi tôm hùm cùng với sự phát triển thiếu quy hoạch trong những năm qua ñã tạo ra một cảnh quan rất xấu và gây ô nhiễm môi trường nước tại một số vùng nước trong vịnh Nha Trang. Mặt khác, một số hộ dân sống trên các ñảo trong vịnh và khu vực cửa sông Cái Nha Trang có thói quen làm nhà vệ sinh trên sông, biển, phóng uế ra bãi biển là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm vùng vịnh Nha Trang. 47 Dầu mỡ: Hoạt ñộng giao thông vận tải biển từ: tàu thuyền vận tải hàng hóa, tàu du lịch, thuyền ñánh cá và chuyển tải dầu thải là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ở một số khu vực nước ven bờ ở Khánh Hòa nói chung và ở vịnh Nha Trang nói riêng, ñặc biệt là xung quanh khu vực cảng Nha Trang. Hàng năm, có hàng chục vụ xả thải dầu mỡ ñược ghi nhận, gây ô nhiễm diện rộng cho một số vùng biển ở Khánh Hòa, trong ñó có bãi tắm Nha Trang. Gia tăng trầm tích, dinh dưỡng: Việc thi công các công trình ven bờ, nhất là các dự án san lấp ñất lấn biển ñể xây dựng các khu dân cư, ñô thị mới: khu dân cư sinh thái Phú Quý, khu ñô thị mới Vĩnh Hòa (Nha Trang)… và việc phát triển các lồng bè nuôi hải sản tại một số vực nước trong vịnh Nha Trang trong thời gian gần ñây ñã và ñang làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước ven biển ở một số khu vực trong vịnh Nha Trang. Hàm lượng chất thải rắn lơ lửng gia tăng trong nước làm gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng và tăng sự lắng ñọng trầm tích trên các rạn san hô, cỏ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến ña dạng sinh học biển trong vùng vịnh Nha Trang. Nguồn: Báo ñiện tử Vietnamnet (2006) Hình 3.6. San lấp xây dựng khu du lịch tại ñảo Hòn Tằm Ngoài ra, các hoạt ñộng du lịch còn gây hại cho rạn san hô do rác thải từ tàu du lịch, do neo ñậu tàu thuyền, giẫm ñạp của du khách khi bơi lặn và ñánh bắt sinh vật 48 biển, v.v… Chính vì thế, môi trường vịnh Nha Trang vốn ñược xem là trong sạch nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy giảm. Theo các nhà khoa học, việc ñánh giá ñúng tình hình vịnh Nha Trang ñể có các giải pháp thích hợp, nhằm kịp thời hạn chế ñến mức thấp nhất ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội ñến tài nguyên, môi trường vịnh Nha Trang là ñiều vô cùng cần thiết. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Khánh Hòa là bảo vệ, tái tạo các giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường vịnh Nha Trang ñể phát triển bền vững. 3.2. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG CỦA VỊNH NHA TRANG 3.2.1. Khái quát về mẫu ñiều tra Mẫu nghiên cứu ñịnh lượng chính thức ñược ñiều tra là 600 mẫu thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện ñối với du khách trong nước và quốc tế ở các ñịa ñiểm giải trí của vịnh Nha Trang. Tuy nhiên, có một số mẫu du khách không trả lời hoàn chỉnh hoặc cung cấp những thông tin thiếu thực tế nên không ñáp ứng ñược yêu cầu của nghiên cứu. Vì vậy, số mẫu ñáp ứng ñược yêu cầu này chỉ là 346 mẫu, trong ñó có 224 phiếu của du khách trong nước và 122 phiếu của du khách quốc tế. ðặc ñiểm về giới tính: Trong 346 du khách ñược khảo sát có 182 du khách là nam giới, tương ứng với 53% và 164 du khách là nữ giới, chiếm 47% so với tổng du khách trong mẫu ñiều tra. 47% 53% Nam Nữ Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Biểu ñồ 3.4. ðặc ñiểm về giới tính trong mẫu ñiều tra 49 ðặc ñiểm về ñộ tuổi: ðộ tuổi của du khách tương ñối ña dạng, trải dài từ 18 ñến 76 tuổi, trung bình du khách cả trong nước và quốc tế ñến Nha Trang là 35 tuổi. Nhìn chung, tuổi du khách tập trung chủ yếu từ 25 ñến 40 tuổi chiếm tỉ lệ lớn, với 65,3%, tuổi du khách từ 41 ñến 55 tuổi chiếm 18,8%. ðộ tuổi từ 56 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ không ñáng kể, chỉ chiếm 3,5%. Cơ cấu ñộ tuổi của du khách ñược trình bày trong Bảng 3.2 dưới ñây: Bảng 3.2. Thông tin về ñộ tuổi của du khách ðộ tuổi Số lượng (du khách) Tỉ lệ (%) Dưới 25 tuổi 43 12.4 Từ 25 ñến 40 tuổi 226 65.3 Từ 41 ñến 55 tuổi 65 18.8 Từ 56 tuổi trở lên 12 3.5 346 100.0 Tổng Nhỏ nhất 18 Lớn nhất 76 Trung bình 34,97 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra ðặc ñiểm về tình trạng hôn nhân: Trong 346 du khách ñược ñiều tra, số du khách ñã có gia ñình là 234, tương ứng với 67,63%, số du khách chưa có gia ñình là 112, chiếm 32,37% trong tổng số du khách trong mẫu ñiều tra. ðặc ñiểm về tình trạng hôn nhân của du khách trong mẫu nghiên cứu ñược trình bày trong Biểu ñồ 3.5. 50 32.37 67.63 Có gia ñình Chưa có gia ñình Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Biểu ñồ 3.5. Thông tin về tình trạng gia ñình của du khách ðặc ñiểm nơi ñến: Hầu hết du khách ñến Nha Trang từ rất nhiều ñịa phương và các quốc gia khác nhau. Kết quả ñiều tra cho thấy, du khách ñến từ vùng 1 và 2 chiếm tỉ lệ 9% trong tổng mẫu ñiều tra, vùng 3 chiếm tỉ lệ 25,1%. Vùng 4 và 5 chiếm tỉ lệ lần lượt là 9,5% và 12,1%. Tỉ lệ vùng 6 chiếm 35,3%. Số lượng và tỉ lệ du khách ñến theo các ñịa phương và quốc gia khác nhau ñược trình bày trong Bảng 3.3 Bảng 3.3. ðặc ñiểm về nơi ñến của du khách Vùng ñến 1 2 ðịa phương ñến Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận Lâm ñồng, ðắk Lắk, ðăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Thuận, Bình ðịnh, Số lượng (du khách) Tỉ lệ (%) 31 9.0 31 9.0 87 25.1 Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, ðồng Nai, 3 Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Quảng Nam, Quảng Ngãi, ðà Nẵng, 51 Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu 4 Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TT-Huế, 33 9.5 42 12.1 122 35.3 346 100.0 Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam 5 ðịnh, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú thọ, ðiện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. Norway, Canada, Russia, America, Hong Kong, Thai Lan, Korean, Kazakhtan, Australian, 6 England, Japan, Spain, Germany, Wales, Sweden, South, Africa, Thailand, China, Britain, Hongkong, Italy, Switzerland, Newziland, Canada. Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Trình ñộ học vấn: Trình ñộ học vấn của du khách cũng khá ña dạng, trải ñều ở mọi cấp học. Tuy nhiên, tỉ trọng du khách có trình ñộ cao từ bậc cao ñẳng, ñại học chiếm tỉ lệ khá lớn, chiếm 92,5%. Tỉ lệ du khách từ bậc trung cấp trở xuống và sau ñại học chiếm tỉ lệ không ñáng kể. ðặc ñiểm trình ñộ học vấn của du khách ñược trình bày trong bảng 3.4 dưới ñây. Bảng 3.4. ðặc ñiểm về trình ñộ học vấn của du khách Bậc học Số lượng (du khách) Tiểu học 3 Trung cấp 18 Cao ñẳng 94 ðại học 226 Sau ñại học 5 Tổng 346 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Tỉ lệ (%) .9 5.2 27.2 65.3 1.4 100.0 52 Về thu nhập: Thu nhập du khách có sự khác biệt lớn giữa du khách nội ñịa và du khách quốc tế. Phần lớn du khách nội ñịa ñều có mức thu nhập từ 50 triệu ñồng trở xuống, trong khi ñó phần lớn khách quốc tế có mức thu nhập khá cao, từ 50 triệu ñồng trở lên. Trong 346 du khách trong nước và quốc tế ñược ñiều tra, du khách có mức thu nhập trung bình tháng thấp nhất là 3 triệu ñồng và cao nhất là 848 triệu ñồng. Thu nhập bình quân tính cả du khách nội ñịa và quốc tế ñạt 54,30 triệu ñồng. Kết quả phân tích cho thấy, tỉ lệ du khách có thu nhập dưới 50 triệu ñồng chiếm tới 70,5% trong tổng du khách ñược ñiều tra; du khách có thu nhập từ 50 ñến 100 triệu ñồng chiếm 13,3%. Số du khách có mức thu nhập từ 100 – 150 triệu ñồng chiếm 6,1%, từ 150 – 200 triệu ñồng chiếm 4,6% và trên 200 triệu ñồng chiếm 5,5%. Kết quả phân tích ñược trình bày chi tiết trong Bảng 3.5 dưới ñây. Bảng 3.5. Thông tin về thu nhập của du khách trong mẫu khảo sát từ tháng 7 ñến tháng 11 năm 2014 Mức thu nhập (triệu ñồng) Dưới 50 triệu ñồng Số lượng (du khách) 244 Tỉ lệ (%) 70.5 Từ 50 ñến 100 triệu ñồng 46 13.3 Từ 100 – 150 triệu ñồng 21 6.1 Từ 150 – 200 triệu ñồng 16 4.6 Trên 200 triệu ñồng 19 5.5 Tổng 346 100.0 Thấp nhất 3 Cao nhất 848 Trung bình 54.30 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra 3.2.2. Hoạt ñộng du lịch của du khách tại Nha Trang Hầu hết du khách ñến Nha Trang với mục ñích ñể thực hiện du lịch là chủ yếu. Có tới hơn 71,7% số du khách ñến Nha Trang là thực hiện du lịch nghỉ ngơi giải trí, hơn 10% số du khách ñến Nha Trang thực hiện du lịch và tìm kiếm cơ hội kinh doanh; 19,4% du khách là ñi du lịch kết hợp với thăm người thân. Số còn lại ñến Nha Trang 53 ñể học tập, nghiên cứu hay tham dự hội thảo, nghiên cứu. Bảng 3.6. Mục ñích chuyến thăm của du khách trong mẫu ñiều tra Số lượng Tỉ lệ (Người) (%) Du lịch, nghỉ ngơi giải trí 248 71.7 Hội thảo/ Hội nghị 30 8.7 Kinh doanh 36 10.4 Thăm bạn bè/ người thân 67 19.4 Học tập/ nghiên cứu 38 11.0 Thông tin báo chí 1 0.3 Khác 4 1.2 Mục ñích chuyến thăm Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Trong số du khách nội ñịa ñến Nha Trang có tới 71% số du khách thực hiện ñi riêng lẻ và 29% số du khách tham gia tour. Hình thức du lịch tới Nha Trang của du khách ñược thể hiện qua biểu ñồ dưới ñây. Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Biểu ñồ 3.6. Hình thức du lịch tới Nha Trang của du khách 54 ðặc ñiểm thời gian di chuyển: Với mẫu khảo sát bao gồm cả du khách nội ñịa và quốc tế ñến thăm vịnh Nha Trang, nên thời gian cho chuyến ñi của du khách là rất khác nhau tùy theo vùng ñến. ðối với du khách nội ñịa, du khách ñến từ nhiều ñịa phương khác nhau, như: các tỉnh, thành phía Bắc, bao gồm: Hà nội, Nam ðịnh, Hải Phòng, Bắc Ninh, v.v…và gần nhất chính là ñịa bàn của Nha Trang – Khánh Hòa và các ñịa phương lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận. Trong khi ñó, du khách quốc tế ñến Nha Trang từ rất nhiều quốc gia khác nhau, như: Mỹ, Anh, Australia, Nga… Kết quả ñiều tra cho thấy, thời gian di chuyển từ nơi ở gần nhất tới ñịa ñiểm tham quan là 0,5 giờ, thời gian dài nhất là 24 giờ. Thời gian của du khách ñến thăm các ñịa ñiểm du lịch tại Nha Trang trung bình là 9,9 giờ. Kết quả khảo sát trong mẫu nghiên cứu cũng cho thấy, trong 346 du khách ñến thăm các ñiểm du lịch tại vịnh Nha Trang, du khách ñã ñến thăm vịnh Nha Trang ít nhất là 1 lần và nhiều nhất 30 lần. Số lần trung bình ñến thăm vịnh Nha Trang của du khách là 3 lần. Tuy vậy, phần lớn du khách ñến thăm Nha Trang từ 3 lần trở xuống với 79,8%; tỉ lệ du khách ñã thăm vịnh Nha Trang từ 3 – 5 lần chiếm 12,4%. Số còn lại chiếm tỉ lệ không ñáng kể. Số lần thăm Nha Trang của du khách ñược thể hiện trong Bảng 3.7 dưới ñây: Bảng 3.7. Số lần thăm Nha Trang của du khách trong mẫu ñiều tra Số lần thăm Nha Trang Số lượng (du khách) Tỉ lệ (%) Dưới 3 lần 276 79.8 Từ 3 ñến 5 lần 43 12.4 Từ 5 ñến 7 lần 9 2.6 Từ 7 ñến 10 lần 12 3.5 Trên 10 lần 6 1.7 346 100.0 Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Như vậy, có thể nói rằng những du khách trước ñây ñã từng ñến Nha Trang thì 55 nay họ vẫn chọn Nha Trang làm ñịa ñiểm cho các hoạt ñộng du lịch và giải trí. Những du khách thăm vịnh Nha Trang nhiều lần chủ yếu là những du khách nằm các khu vực gần vịnh Nha Trang như thành phố Nha Trang, hay các ñịa phương của Khánh Hòa, Ninh Thuận, v.v…Những du khách ở các vùng xa cũng ñến thăm vịnh Nha Trang ít nhất một lần. Số du khách này thường rơi vào các ñịa phương xa Nha Trang hay các quốc gia khác. Từ kết quả ñiều tra phỏng vấn du khách cho thấy, lý do ñể du khách thực hiện du lịch ñến Nha Trang là rất khác nhau. Có tới 69,2% lượt du khách cho rằng thực hiện du lịch ñến Nha Trang vì thành phố Nha Trang có phong cảnh và bãi biển ñẹp. Trong khi ñó 53,70% lượt du khách cho rằng ñến Nha Trang vì Nha Trang có thời tiết ấm áp; 37,0% số du khách chọn Nha Trang vì Nha Trang có các món ăn ñặc trưng của biển; 21,4% lượt du khách cho rằng ñến Nha Trang do chất lượng phục vụ các ñiểm tham quan và Nha Trang lại có vịnh Nha Trang mà sự ña dạng sinh học của nó là ñiểm hấp dẫn với 24,3% lượt du khách trả lời. Bảng 3.8. Những lý do chủ yếu ñể du khách ñến thăm Nha Trang Khách du lịch thích nhất ở Nha Trang Số lượt trả lời (du khách) Tỉ lệ (%) Phong cảnh, bãi biển ñẹp 236 69.2 Thời tiết ấm áp 183 53.7 Những món ăn ñặc trưng của biển 126 37.0 Sự ña dạng sinh học của vịnh Nha Trang 83 24.3 73 21.4 67 19.6 Chất lượng phục vụ tại các ñiểm tham quan, lưu trú Thái ñộ thân thiện của người Nha Trang Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra ða phần du khách mong muốn trở lại du lịch tại Nha Trang. Kết quả ñiều tra cho thấy rằng có tới 318 du khách (tương ñương với 91,91%) sẽ có ý ñịnh trở lại Nha Trang, 24 du khách, tương ñương với 6,94% không có ý ñịnh trở lại và chỉ có 4 du khách, tương ñương với 1,16% là không có ý kiến. 56 Trong số những du khách có ý ñịnh trở lại Nha Trang, họ sẽ thăm Nha Trang ít nhất là một lần và nhiều nhất là 5 lần trong một năm. Số lần dự ñịnh thăm trung bình của du khách là 2,53 lần trong một năm. Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Biểu ñồ 3.7. Ý ñịnh trở lại Nha Trang của du khách Kết quả ñiều tra cũng cho thấy, số lần thăm của du khách trong một năm cũng rất khác nhau và phổ biến là một năm một lần, chiếm tỉ lệ 35,5%. Số du khách thăm một lần duy nhất trong thời gian tới với tỉ lệ thấp hơn, với 31,2%. Những du khách có ý ñịnh thăm Nha Trang từ 2 ñêm 3 lần hay nhiều hơn trong một năm chỉ chiếm tỉ lệ trên 32%. Bảng 3.9. Số lần dự ñịnh thăm lại Nha Trang của du khách Một lần duy nhất Số lượng (du khách) 108 Tỉ lệ (%) 31.2 Một năm một lần 123 35.5 Hai năm một lần 67 19.4 Từ hai ñến ba lần một năm 44 12.7 Không ý kiến 4 1.2 346 100.0 Số lần dự ñịnh thăm lại Nha Trang Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra 57 3.2.3. ðánh giá của du khách về hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang Vịnh Nha Trang ñã trở thành ñiểm du lịch biển quan trọng không chỉ của Việt Nam. ðiều này ñã thu hút một lượng khách du lịch khá lớn ñến ñây tham quan, nghỉ dưỡng. Những lý do mà du khách chọn Nha Trang làm nơi tham quan nghỉ dưỡng như: thời tiết ấm áp, có phong cảnh bãi biển ñẹp hay những món ăn ñặc trưng của nơi ñây cũng là những lý do ñể du khách tìm ñến…Trong các du khách ñược ñiều tra, có tới 69.2% lượt du khách cho rằng thích Nha Trang là do có phong cảnh, bãi biển ñẹp, 53.7% lượt du khách cho rằng thích Nha Trang là do có thời tiết ấm áp, 37% lượt du khách trả lời thích Nha Trang là do có các món ăn ñặc trưng của biển. Trong khi ñó, có 24.3% thích Nha Trang vì nơi ñây có sự ña dạng sinh học của vịnh Nha Trang…. Những lý do ñể du khách thích và ñến Nha Trang ñược thể hiện trong Biểu ñồ 3.8. Biểu ñồ 3.8. Những lý do ñể du khách ñến với Nha Trang Nguồn: Tính toán từ dữ liệu ñiều tra Những lý do này cũng khá khác nhau nếu xem xét theo khía cạnh giới tính hay thu nhập của du khách. Thời tiết ấm áp của Nha Trang ñem lại sự thích thú hơn ñối với những du khách là nam, trong khi ñó phong cảnh và bãi biển của vịnh Nha Trang lại ñem lại lý do chính ñể những du khách là nữ giới ñến với Nha Trang. Những yếu tố làm cho du khách thích ñến Nha Trang nhất ñược trình bày trong Bảng 3.10. 58 Bảng 3.10. Lý do chọn Nha Trang ñể du lịch theo ñặc ñiểm giới tính Giới tính Lý do chọn ñến du lịch tại Nha Trang Nam Nữ Số lượt trả lời Tỉ lệ Số lượt trả lời Tỉ lệ (du khách) (%) (du khách) (%) Thời tiết ấm áp 102 57.0 81 50.0 Phong cảnh, bãi biển ñẹp 122 68.2 114 70.4 43 24.0 40 24.7 64 35.8 62 38.3 37 20.7 30 18.5 42 23.5 31 19.1 179 100.0 162 100.0 Sự ña dạng sinh học của vịnh Nha Trang Những món ăn ñặc trưng của biển Thái ñộ thân thiện của người dân Nha Trang Chất lượng phục vụ các ñiểm tham quan Tổng Nguồn: Tính toán từ dữ liệu ñiều tra Bên cạnh ñó, khi xem xét những lý do ñể du khách ñến Nha Trang cho thấy, phần lớn các du khách có các mức thu nhập khác nhau ñều cho rằng thời tiết ấm áp và phong cảnh, bãi biển ñẹp là lý do chủ yếu ñể chọn Nha Trang làm ñịa ñiểm du lịch. Trong khi ñó, những du khách có mức thu nhập từ 50 ñến 100 triệu ñồng/ tháng lại cho rằng những món ăn ñặc trưng của biển cũng là lý do chính ñể những du khách này chọn. Nha Trang. Rõ ràng, ñặc ñiểm cảnh quan, môi trường của Nha Trang ñã ñem lại sự thích thú cho du khách khi du lịch tại nơi này. Sự khác biệt về mức thu nhập với lý do chọn Nha Trang làm ñiểm du lịch của du khách ñược trình bày trong Bảng 3.11. 59 Bảng 3.11. Sự khác biệt về mức thu nhập với lý do chọn Nha Trang làm ñiểm du lịch của du khách Lý do chọn du lịch tại Nha Trang Thời tiết ấm áp Dưới 50 triệu ñồng Số lượt Tỉ lệ trả lời (%) (du khách) 110 46.0% Từ 50 ñến 100 triệu ñồng Số lượt Tỉ lệ trả lời (%) (du khách) 29 63.0% Từ 100 – 150 triệu ñồng Số lượt Tỉ lệ trả lời (%) (du khách) 16 76.2% Từ 150 – 200 triệu ñồng Số lượt Tỉ lệ trả lời (%) (du khách) 12 75.0% Trên 200 triệu Tổng ñồng Số lượt Tỉ lệ Số lượt Tỉ lệ trả lời (%) trả lời (%) (du (du khách) khách) 16 84.2% 183 53.7% Phong cảnh, bãi biển ñẹp 156 65.3% 36 78.3% 15 71.4% 13 81.3% 16 84.2% 236 69.2% Sự ña dạng sinh học của vịnh Nha Trang 62 25.9% 10 21.7% 4 19.0% 4 25.0% 3 15.8% 83 24.3% Những món ăn ñặc trưng của biển 85 35.6% 24 52.2% 6 28.6% 7 43.8% 4 21.1% 126 37.0% Thái ñộ thân thiện của người dân Nha Trang 28 11.7% 22 47.8% 7 33.3% 6 37.5% 4 21.1% 67 19.6% Chất lượng phục vụ các 42 17.6% ñiểm tham quan Tổng 239 100.0% Nguồn: Tính toán từ dữ liệu ñiều tra 17 37.0% 4 19.0% 4 25.0% 6 31.6% 73 21.4% 46 100.0% 21 100.0% 16 100.0% 19 100.0% 341 100.0% 60 Bên cạnh ñó, kết quả khảo sát du khách cho thấy, ngoài những thành công của du lịch Nha Trang thì vẫn còn có những hạn chế làm cho môi trường du lịch Nha Trang chưa thật sự làm vừa lòng du khách. Gần 50% lượt du khách cho rằng, vẫn còn thói quen xả rác của người dân và nhiều du khách; du khách vẫn còn bị làm phiền bởi người bán hàng rong (39.5%) hay du khách còn bị gian lận khi mua bán hàng hóa…Những vấn ñề về môi trường du lịch tại Nha Trang mà du khách ñánh giá ñược trình bày trong Bảng 3.12. Bảng 3.12. Những vấn ñề tồn tại về môi trường du lịch tại Nha Trang Vấn ñề du Khách không hài lòng khi Số lượt trả lời Tỉ lệ du lịch tại Nha Trang (du khách) (%) Môi trường cảnh quan chưa hấp dẫn 63 19.0 Thói quen xả rác 160 48.2 46 13.9 Sản phẩm dịch vụ chưa phong phú 57 17.2 Bị gian lận khi mua bán hàng hóa 103 31.0 Bị làm phiền bởi người bán hàng rong 131 39.5 Giá cả ñắt ñỏ 27 8.1 Yếu tố khác 2 0.6 332 177.4 Chất lượng phục vụ các ñiểm tham quan lưu trú kém Tổng Nguồn: Tính toán từ dữ liệu ñiều tra 3.2.4. Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang 3.2.4.1. Phân tích cấu trúc chi phí du hành của du khách Trong việc ñiều tra nghiên cứu chính thức, ñề tài ñã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện ñể ñiều tra du khách từ các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam và du khách quốc tế. Trong mô hình nghiên cứu theo vùng ñối với du khách trong nước, ñề tài ñã chia ñiểm xuất phát của du khách thành 6 vùng và du khách nước ngoài thành 1 vùng: 61 Bảng 3.13. Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch Khoảng Tỉnh, thành phố cách (Km) 1 110 Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận Vùng 2 250 Dân số (1000 người) 2663.1 Lâm ñồng, ðắk Lắk, ðăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Thuận, Bình ðịnh. 8172.0 Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, ðồng Nai, 3 410 Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Quảng Nam, Quảng Ngãi, ðà Nẵng. 23219,3 Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, ðồng 4 750 Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TT-Huế, Quảng 12604,0 Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam ðịnh, 5 >750 Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, 19254,2 Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú thọ, ðiện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. 6 Norway, Canada, Russia, America, Hong Kong, Thai Lan, Korean, Kazakhtan, Australian, England, Japan, Spain, Germany, Wales, Sweden, South, Africa, Thailand, China, Britain, Hongkong, Italy, Switzerland, Newziland, Canada. 2444360 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống Kê, 2014. Tỉ lệ du khách (VR) ñược tính bằng cách chia tổng số lượt du khách tới thăm vịnh Nha Trang hàng năm của mỗi vùng chia cho tổng dân số trưởng thành của mỗi vùng. Kết quả phân tích cho thấy khoảng cách từ vùng sinh sống của du khách tới ñiểm du lịch càng ngắn thì tỉ lệ dân cư của vùng ñó tới thăm ñiểm du lịch càng cao. Du khách từ vùng 1 là vùng gần các ñịa ñiểm du lịch của vịnh Nha Trang, ñặc biệt là dân cư của thành phố Nha Trang và các vùng lân cận Nha Trang có tỉ lệ lớn nhất với tỉ lệ lượt viếng thăm trên tổng số dân trưởng thành là 29,45%. ða phần những du khách từ 62 vùng này thường ñi và về trong ngày. Trong khi ñó, những vùng càng xa Nha Trang thì tỉ lệ viếng thăm càng giảm dần và tỉ lệ du khách, ñặc biệt là khách quốc tế ñến Nha Trang với tỉ lệ thăm viếng chỉ ñạt 0.026%. Tỉ lệ viếng thăm của du khách từ các vùng khác nhau ñược trình bày trong Bảng 3.14 dưới ñây. Bảng 3.14. Vùng phân chia theo tỉ lệ viếng thăm của khách du lịch Vùng 1 Số lượt khách/ năm (1000 người) 784.28 Tổng dân số trưởng thành (1000 người) 2663.1 Tỉ lệ ñi du lịch/ 1000 dân 29.450 2 750.19 8172.0 9.180 3 982.18 23219.3 4.230 4 395.77 12604.0 3.140 5 433.22 19254.2 2.250 6 635.53 2444360 0.026 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, WB (2014) và Sở văn hóa thể thao và du lịch Khánh Hòa (2014) Một vấn ñề quan trọng trong phương pháp chi phí du hành ñó là việc ước lượng chi phí du lịch của du khách. Chi phí du lịch của du khách khi ñến du lịch tại Nha Trang bao gồm chi phí ñi lại, chi phí thời gian và những khoản chi phí khác như chi phí ăn ở, vé vào cửa v.v….Cơ cấu chi phí du hành của du khách từ sáu vùng khác nhau ñược tổng hợp qua bảng sau: Bảng 3.15. Chi phí du lịch theo vùng của du khách ðVT: triệu ñồng Vùng 1 Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí khác ñi lại phòng ăn uống tham quan 22.53 25.55 30.70 27.82 7.70 Chi thêm 21.00 Chi phí thời gian 22.06 Tổng 157.36 2 34.91 56.23 43.15 45.00 24.13 41.80 69.65 314.87 3 165.05 234.60 172.20 141.60 88.09 151.90 330.93 1284.37 4 74.96 106.00 79.30 71.60 90.09 69.10 116.96 608.01 5 155.50 239.00 161.90 144.50 92.70 237.00 550.13 1580.73 6 3243.09 1886.34 1638.22 2045.22 2414.82 3691.16 7023.99 21942.83 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra 63 - Chi phí ñi lại: ðây là chi phí cho việc ñi lại của du khách. Chi phí này phụ thuộc vào khoảng cách từ ñiểm xuất phát của chuyến ñi và phương tiện ñược sử dụng ñể ñến các ñiểm du lịch của vịnh Nha Trang. Những chi phí này bao gồm chi phí máy bay, tàu, xe ñể ñến Nha Trang, chi phí tàu thuyền từ cảng Nha Trang ñến các ñảo du lịch. ða phần những du khách ñến từ Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc thường di chuyển bằng máy bay, một số khác bằng tàu hỏa. Số còn lại là xe ñò. Những du khách ñến từ thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lân cận như ðồng Nai, Vũng Tàu, v.v…cũng thường di chuyển bằng máy bay. ða phần số du khách này là những doanh nhân, hoặc là cán bộ công chức. ðây là những người có ñiều kiện về tài chính. Số còn lại phổ biến di chuyển bằng tàu hỏa hoặc là xe ñò. Trong quá trình ñiều tra cho thấy những du khách ñến từ các tỉnh ðồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thì phổ biến chọn hình thức di chuyển bằng xe ñò, số khác lại di chuyển bằng xe máy. - Chi phí thời gian: Chi phí thời gian ñược tiếp cận dựa trên ngày công lao ñộng trung bình. Trong nghiên cứu ñã sử dụng tiền lương thời gian cho một ngày công dựa theo ñiều tra thu nhập của du khách. Thời gian của du khách ñược xác ñịnh bằng toàn bộ thời gian bỏ ra ñể di chuyển tới ñịa ñiểm du lịch, thời gian ở lại tại ñịa ñiểm du lịch và thời gian không làm việc. - Chi phí khác: các chi phí khác bao gồm phí vào cửa (phí tham quan các ñảo trên vịnh), chi phí cho các hoạt ñộng như: ăn ở, mua sắm ñồ lưu niệm, v.v,.. Dựa vào kết quả ñiều tra và tính toán cho thấy chi phí trung bình cho một du khách ở các vùng từ mẫu khảo sát ñược trình bày trong Bảng 3.16. Như vậy có thể thấy rằng, chi phí du lịch là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi thực hiện du lịch của du khách. Bất kỳ một sự lựa chọn về ñịa ñiểm du lịch, du khách ñều phải cân nhắc tới yếu tố chi phí cho hoạt ñộng du lịch của du khách. Chi phí ñể thực hiện du lịch tới ñịa ñiểm du lịch càng cao thì càng ít có sự lựa chọn ñối với du khách, ñặc biệt ñối với những người có thu nhập thấp. Ngoài chi phí mà du khách thực bỏ ra, trong nghiên cứu của ñề tài còn tính toán tới chi phí cơ hội của việc thực hiện du lịch tới Nha Trang. Như chương tổng quan về kết quả nghiên 64 cứu ñã trình bày, chi phí cơ hội của việc ñi du lịch của du khách ñược xác ñịnh bằng 1/3 tiền lương theo thời gian hoặc là toàn bộ tiền lương theo thời gian của du khách. ðây chính là khoản thu nhập có ñược nếu không ñi du lịch tại Nha Trang. Dựa trên kết quả ñiều tra và tỉ lệ viếng thăm của du khách từng vùng ñể tính toán chi phí du hành cho du khách trung bình trong năm của từng vùng. Bảng 3.16. Tổng chi phí du hành và chi phí du hành trung bình của du khách ðVT: 1000 ñồng Vùng Số khách (Người) Chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày Chi phí du lịch Chi phí bình quân cho 1 du khách 5.08 Chi phí thời gian bằng một phần ba toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày. Chi phí Chi phí bình quân 1 du lịch du khách 142.65 4.60 1 31 157.36 2 31 314.87 10.16 268.44 8.66 3 87 1284.4 14.76 1063.8 12.23 4 33 608.01 18.42 530.04 16.06 5 42 1580.7 37.64 1214 28.90 6 122 21943 179.86 17260 141.48 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Trong kết quả ñiều tra này cho thấy rằng mức chi phí thay ñổi từ vùng 1 ñến vùng 6. Những du khách càng gần vùng 1 thì chi phí cho việc thực hiện du lịch tại Nha Trang càng ít và càng tăng lên khi du khách càng tiến tới gần vùng 6. ðiều này cũng có nghĩa rằng, càng gần ñịa ñiểm du lịch thì chi phí du lịch càng thấp và càng xa ñịa ñiểm du lịch thì chi phí du lịch càng cao. Như vậy, kết quả nghiên cứu chính thức cũng phù hợp với kỳ vọng, với mục tiêu của ñề tài trong việc ước lượng chi phí du hành của du khách. 3.2.4.2. Mối quan hệ giữa chi phí du hành và tỷ lệ viếng thăm ðể ước lượng ñược giá trị giải trí của du khách ñối với vịnh Nha Trang thì cần thiết lập mối quan hệ giữa tỉ lệ du khách của từng vùng và chi phí du lịch của từng vùng. ðây chính là cơ sở cho việc ước lượng ñường cầu du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang. 65 Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa tỉ lệ viếng thăm và chi phí du lịch Vùng Tỉ lệ lượt du Chi phí trung bình (với chi phí Chi phí trung bình (với chi khách viếng thời gian bằng toàn bộ tổng phí thời gian bằng 1/3 tổng thăm/1000 dân thu nhập trung bình ngày) thu nhập trung bình ngày) (%) triệu ñồng) (triệu ñồng) 1 29.450 157.36 142.65 2 9.180 314.87 268.44 3 4.230 1284.4 1063.8 4 3.140 608.01 530.04 5 2.250 1580.7 1214 6 0.026 21943 17260 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Nếu gọi tỉ lệ du khách của mỗi vùng ñược giả ñịnh là biến phụ thuộc và tổng chi phí trung bình cho cả chuyến ñi của du khách là biến biến ñộc lập. Nghiên cứu ñã tiến hành ước lượng bằng phương pháp hồi quy với chi phí du hành (chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày) và chi phí du hành (với chi phí thời gian bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày). Phương trình hồi quy có dạng LnVR = a + b.lnTC Trong ñó: VR là tỉ lệ viếng thăm TC là tổng chi phí du lịch cho cả chuyến ñi của du khách tại từng vùng Kết quả hồi quy theo hai mô hình trong cả hai trường hợp chi phí du hành bao gồm toàn bộ chi phí thời gian và chi phí du hành với một phần ba chi phí thời gian ñược thể hiện ở Bảng 4.18. 66 Bảng 3.18. Hai dạng thức của hồi quy phương trình ñường cầu giải trí Chi phí du hành (với chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày) Biến Biến ñộc lập Hằng số Chi phí du hành Ký hiệu lnVR Hồi quy (tuyến tính) Logarit tỉ lệ viếng thăm Thống kê t Mức ý nghĩa (Sig.) β0 10.3815 9.4042 0.0007 lnTC -1.3642 -8.8132 0.0009 R Square 0.9510 Adjusted R Square 0.9388 Chỉ số F 77.6728 Chi phí du hành (với chi phí thời gian bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày) Biến Ký hiệu Hồi quy (tuyến tính) Biến ñộc lập VR Logarit tỉ lệ viếng thăm Hằng số β0 Chi phí du hành TC Mức ý Thống kê t nghĩa (Sig.) 10.4290 9.9714 0.0006 -1.4077 -9.3477 0.0007 R Square 0.9562 Adjusted R Square 0.9453 Chỉ số F 87.3801 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra 3.2.4.3. Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang với chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày Từ kết qủa mô hình hồi quy tuyến tính với chi phí du hành bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày cho thấy khả năng giải thích sự biến ñộng của mô hình hồi quy là khá tốt với R2 = 93,88. Các hệ số hồi quy ñều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Dựa vào kết qủa hồi quy tuyến tính, nghiên cứu ñã sử dụng ñể xây dựng hàm cầu giải trí của du khách như sau: - ðối với trường hợp chi phí du hành (với chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày). Phương trình hàm cầu có dạng: LnVR = 10.3815 - 1.3642x LnTC 67 Với phương trình trên, ñồ thị hàm cầu giải trí của du khách ñối với vịnh Nha Trang có dạng như sau: 2500.00 2000.00 1500.00 1000.00 500.00 0.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra ðồ thị 3.1. ðồ thị ñường cầu giải trí của du khách (chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày) Trong phương pháp TCM, diện tích nằm dưới ñường cầu chính là giá trị giải trí của du khách ñối với vịnh Nha Trang. Dựa vào giá trị chi phí du hành trung bình (TC) và tỷ lệ viếng thăm (VR) của từng vùng, ước lượng giá trị thặng dư của khách du lịch từ các vùng ñã ñược tính toán với kết quả thể hiện qua Bảng 3.19. Bảng 3.19. Giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng của khách du lịch ở các vùng (ðVT: Tỷ ñồng) Vùng Giá trị giải trí 1 34275.14 2 19671.08 3 7643.99 4 7765.10 5 24774.09 524.81 6 Tổng 94654.21 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Thặng dư tiêu dùng 57413.60 27192.30 8577.03 8839.60 34832.72 529.29 137384.54 Như vậy, chỉ tính riêng ñối với khách du lịch ñã cho thấy giá trị giải trí dưới dạng tiền tệ của vịnh Nha Trang là rất lớn trên 94.654.21 tỷ ñồng trong năm 2014. ðây chính là giá trị mà vịnh Nha Trang ñem lại cho nền kinh tế trong một năm. Giá trị này lớn hơn rất nhiều doanh thu của ngành du lịch của Nha Trang – Khánh Hòa trong năm 68 2014 là trên 5.552 tỷ ñồng. Giá trị này trước hết ñược phân phối cho du khách khi thăm vịnh Nha Trang, những người ñạt ñược các lợi ích bằng các hoạt ñộng vui chơi giải trí dưới hình thức là thặng dư tiêu dùng, tiếp ñó là những doanh nghiệp hoạt ñộng trong lĩnh vực vận tải dịch vụ, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, v.v… dưới hình thức chi tiêu. Thặng dư của du khách là 137.384.54 tỷ ñồng. Có thể ñây chính là lợi ích mang lại của khách du lịch khi họ thực hiện các hoạt ñộng vui chơi giải trí tại vịnh Nha Trang. Nói cách khác thì ñây chính là giá trị mà khách du lịch ñạt ñược hay là giá tăng thêm khi họ ñến du lịch và hưởng thụ các giá trị cảnh quan, tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. 3.2.4.4. Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang với chi phí thời gian bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày Từ kết qủa mô hình hồi quy tuyến tính với chi phí du hành bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày cho thấy khả năng giải thích sự biến ñộng của mô hình hồi quy là khá tốt với R2 = 0.9453. Các hệ số hồi quy ñều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Từ kết qủa hồi quy tuyến tính, nghiên cứu ñã sử dụng ñể xây dựng hàm cầu giải trí của du khách giữa tỉ lệ viếng thăm của du khách với chi phí du hành theo vùng (với chi phí thời gian bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày). Phương trình hàm cầu có dạng: LnVR = 10,43 - 1.4077 x lnTC 1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra ðồ thị 3.2. ðồ thị ñường cầu giải trí của du khách (chi phí thời gian bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày) 69 Từ chi phí du hành trung bình (TC) và tỷ lệ viếng thăm (VR) của từng vùng ñể ước lượng giá trị thặng dư của khách du lịch từ các vùng. Kết qủa ñã ñược tính toán thể hiện qua Bảng 3.20. Bảng 3.20. Giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng của du khách ở từng vùng (ðVT: Tỷ ñồng) Vùng 1 Giá trị giải trí 32203.46 Thặng dư tiêu dùng 30253.72 2 17531.36 16910.74 3 6533.15 6457.04 4 6602.25 6515.23 5 12046.84 11595.17 6 16687.60 16502.74 Tổng 91604.67 88234.63 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Giá trị giải trí của du khách trong trường hợp này ñược ước tính bằng 91604.67 tỷ ñồng và thặng dư tiêu dùng là 88234.63 tỷ ñồng. Giá trị giải trí chỉ tính riêng du khách ñã lớn hơn rất nhiều so với doanh thu của hoạt ñộng du lịch hàng năm, và du khách ñược hưởng một lợi ích từ hoạt ñộng du lịch này dưới dạng thặng dư tiêu dùng. Trong cả hai trường hợp ñều cho thấy thặng dư tiêu dùng của du khách là rất lớn: 137384.54 tỷ ñồng ñối với trường hợp chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày và 88234.63 tỷ ñồng ñối với trường hợp chi phí thời gian bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày. ðây chính là lợi ích có ñược của du khách khi thực hiện du lịch tại Nha Trang. 3.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH ðỐI VỚI VỊNH NHA TRANG Việc xác ñịnh những nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch ñối với vịnh Nha Trang có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạch ñịnh chính sách ñối với ngành du lịch. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới cầu giải trí của du khách ñược xây dựng từ 70 chương 2. Mô hình này nhằm thực hiện ñể kiểm ñịnh giả thiết rằng cầu giải trí của khách du lịch phụ thuộc vào chi phí du hành, chi phí ñến ñịa ñiểm du lịch thay thế, thu nhập và các ñặc ñiểm kinh tế xã hội của du khách. Kết quả phân tích cho thấy, bộ dữ liệu mẫu ñiều tra ñã giải thích ñược 33,3% sự biến thiên của các yếu tố ñến cầu du lịch của du khách. Các chỉ số thống kê cũng như các kết quả kiểm ñịnh giả thuyết ñối với mô hình hồi qui, như: ña cộng tuyến, phương sai thay ñổi, ….ñều ñược thỏa mãn và ñược trình bày trong phần Phụ Lục 2. ðiều này cho thấy, mô hình phân tích là thích hợp và có thể sử dụng ñược. Các hệ số hồi qui mang dấu dương có nghĩa là, nếu các yếu tố khác không ñổi, việc tăng 1% của biến ñộc lập sẽ làm cầu du lịch của du khách tăng lên ở mức β % (với β là hệ số hồi qui) và ngược lại. Trong các biến số của mô hình phân tích, chỉ có 1/3 số biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% , 5% và hầu hết các biến giải thích ñều có dấu như mong ñợi, bao gồm: Chi phí du lịch, chi phí ñến ñịa ñiểm thay thế và trình ñộ học vấn. Sau khi loại các biến không có ý nghĩa thống kê theo phương pháp Backward, Kết quả phân tích mô hình ñược trình bày trong Bảng 3.21. Bảng 3.21. Kết quả mô hình hồi qui về yếu tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang Hệ số hồi Hệ số hồi qui Thống kê Mức ý Biến Ký hiệu qui chuẩn chưa chuẩn hóa -t nghĩa hóa Biến ñộc lập Std. B Error Beta Hằng số (Constant) 2.662 0.284 9.382 0.000 Chi phí du lịch TC -0.170 0.028 -0.461 -6.110 0.000 Chi phí ñến ñịa STC -0.068 0.033 -0.154 -2.041 0.043 ñiểm thay thế Trình ñộ học EDU 0.347 0.150 0.130 2.306 0.022 vấn Số quan sát 346 2 R 0.343 2 R ðiều chỉnh 0.333 Chỉ số F (Sig.) 36.308 (Sig. = 0.000) Thống kê 1.825 Durbin-Watson Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Thống kê ña cộng tuyến Tolera nce VIF 0.553 1.808 0.552 1.812 0.997 1.003 71 - ðối với chi phí du hành: hệ số ước lượng của biến chi phí du hành ở mô hình cho dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. ðiều này có nghĩa là khi chi phí du lịch tăng lên 1% thì cầu du lịch của du khách giảm xuống 0.17%. Rõ ràng, chi phí du lịch ñã tác ñộng ngược chiều ñến số lần du lịch ñến vịnh Nha Trang. Như vậy, nếu du khách phải trả chi phí càng cao họ sẽ giảm số lần viếng thăm vịnh Nha Trang. Kết quả này cũng tương ñồng với nghiên cứu trước ñây của Trần Võ Hồng Sơn & Phạm Khánh Nam (2001) và Phạm Hồng Mạnh (2008)….ðiều này cũng là phù hợp với cầu giải trí hàng hoá nói chung và hàng hóa dịch vụ môi trường nói riêng. - Chi phí ñến ñịa ñiểm thay thế: Từ hệ số hồi quy và chỉ số thống kê t cho thấy rằng ñã có mối liên hệ giữa chi phí ñến ñịa ñiểm thay thế và cầu du lịch ñến vịnh Nha Trang và có dấu không như mong ñợi. ðiều này có thể là những du khách ñến Nha Trang nhiều lần sẽ mong muốn ñến khám phá các ñịa ñiểm du lịch mới. Mặt khác, phần lớn các du khách quốc tế việc ñi du lịch có nhiều ñiều kiện về thu nhập ñể lựa chọn các ñịa ñiểm thay thế mà ít quan tâm ñến chi phí ñến ñiểm du lịch ñó. Tuy vậy, thực tế thường du khách cũng không có những ý tưởng rõ ràng tới một ñịa ñiểm thay thế nếu không thực hiện du lịch tới Nha Trang. Mặt khác, mặc dù có thể xác ñịnh ñược ñịa ñiểm thay thế thì quy mô của ñiểm thay thế ñó cũng ít tương ñồng với ñịa ñiểm nghiên cứu. - Trình ñộ học vấn: Từ chỉ số thống kê t và hệ số hồi quy cho thấy trình ñộ học vấn của du khách tác ñộng thuận chiều tới số lần ñến thăm vịnh Nha Trang trong cả hai mô hình, ñiều này có nghĩa là những người có trình ñộ học vấn cao hơn sẽ ñến thăm vịnh Nha Trang nhiều hơn. Mặt khác trong mẫu khảo sát phần lớn có số lượng du khách có trình ñộ cao ñẳng - ñại học và sau ñại học. Vấn ñề này có thể phù hợp với Nha Trang là một trong những ñịa ñiểm du lịch và nghiên cứu khoa học biển quan trọng của Việt Nam. Kết quả này cũng tương ñồng với nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2008) hay Phạm Hồng Mạnh & Trương Ngọc Phong (2010). 3.4. ƯỚC LƯỢNG GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CỦA KHÁCH DU LỊCH Trong tổng số 346 ñược hỏi về việc có sẵn lòng trả thêm tiền ñể phát triển quỹ môi trường cho vịnh Nha Trang có tới 261 (75,43%) du khách cho biết về khả năng sẵn lòng chi trả, 81 (23,41%) du khách không sẵn lòng chi trả và có 4 (1,16%) du khách không ý kiến về mức sẵn lòng trả này. 72 75.43 80 70 60 50 40 23.41 30 20 1.16 10 0 Có sẵn lòng trả Không sẵn lòng trả Không ý kiến Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Biểu ñồ 3.9. ðánh giá của du khách về khả năng sẵn lòng chi trả Mức sẵn lòng trả nhấp nhất là 10 ngàn ñồng và nhiều nhất là 700 ngàn ñồng. Trung bình mức sẵn lòng trả của du khách là 107,89 nghìn ñồng. Trong 261 du khách cho biết mức sẵn lòng trả, tỉ lệ du khách có mức sẵn lòng trả dưới 100 nghìn ñồng chiếm chủ yếu với tỉ lệ 57.23%, từ 100 – 300 nghìn ñồng chiếm tỉ lệ 11.56%. Tỉ lệ du khách có mức sẵn lòng trả từ 300 nghìn ñồng trở lên chiếm tỉ lệ 6.56%. Mức sẵn lòng trả của du khách ñược trình bày trong Bảng 3.22. Bảng 3.22. Mức sẵn lòng chi trả của du khách ðVT: 1000 ñồng Mức sẵn lòng trả Số lượng (du khách) 198 40 21 2 81 4 346 Dưới 100 Từ 100 ñến 300 Từ 300 ñến 500 Trên 500 Không sẵn lòng chi trả Không ý kiến Tổng Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Tỉ lệ (%) 57.23 11.56 6.07 0.58 23.41 1.16 100.0 10.00 700.00 107.89 73 Có thể thấy hầu hết các du khách ñược ñiều tra ñều ñược hỏi về mức sẵn lòng trả của họ trong việc sẵn lòng chi trả một khoản tài chính ñể duy trì và bảo vệ tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. Kết quả khảo sát cho thấy du khách có rất nhiều các phương án ñóng góp về mức giá sẵn lòng trả khác nhau. Kết quả ñiều tra về phương thức ñóng góp của du khách ñược thể hiện qua Bảng 3.23 sau: Bảng 3.23. Cách thức chi trả của du khách ñể duy trì cảnh quan môi trường cho vịnh Nha Trang Phương thức ñóng góp quỹ Số lượng Tỉ lệ (du khách) (%) Các công ty tổ chức tour du lịch 91 34.87 Trực tiếp thông qua thuê phòng tại khách sạn 61 23.37 Phí ñược cộng vào dịch vụ nhà hàng 18 6.90 Trả thêm phí tham quan các ñảo 70 26.82 Hình thức khác 21 8.05 Tổng 261 100.00 Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Trong 261 du khách trả lời về phương thức ñóng góp cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang có tới 34,87% số du khách ñồng ý trả phí cho quỹ bão vệ tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang bằng cách cộng thêm phí cho các công ty tổ chức tour; 23.37% du khách ñồng ý trả phí thêm bằng cách cộng trực tiếp thông qua thuê phòng tại khách sạn; 26.82% tỉ lệ du khách ñồng ý trả thêm phí tham quan các ñảo. Tỉ lệ du khách ñồng ý trả thêm phí bằng cách cộng vào dịch vụ nhà hàng và hình thức khác chiếm tỉ lệ dưới 10%. Trong số các du khách ñược hỏi về mức ñộ chắc chắn ñể trả thêm phí cho việc duy trì tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang cho thấy, có 46.74% là chắc chắn ñóng góp và 32,18% tương ñối chắc chắn số còn lại 21.07% là không chắc chắn. Mức ñộ chắc chắn trong việc chi trả thêm một khoản phí môi truờng cho vịnh Nha Trang ñối với du khách ñuợc thể hiện trong Bảng 3.24 dưới ñây: 74 Bảng 3.24. Mức ñộ chắc chắn về mức chi trả của du khách ñể duy trì cảnh quan môi trường cho vịnh Nha Trang Mức ñộ chắc chắn về mức chi trả Rất không chắc chắn Số lượng (du khách) 39 Tỉ lệ (%) 14.94 Tương ñối không chắc chắn 16 6.13 Tương ñối chắc chắn 84 32.18 Chắc chắn 86 32.95 Rất chắc chắn 36 13.79 261 100.00 Tổng Nguồn: Tính toán từ số liệu ñiều tra Mức sẵn lòng trả của du khách ñược coi như là một sự ñịnh giá giá trị cảnh quan của vịnh Nha Trang ñối với du khách. Với lượng du khách ñến thăm Nha Trang trong năm 2013 là 3,03 triệu du khách. Do vậy, số tiền mà du khách sẵn lòng trả cho việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường cho vịnh Nha Trang ít nhất cũng sẽ là: (3.030.000 du khách* 107,89 nghìn ñồng/ du khách * 46,74% ) = 152,7962 tỷ ñồng. ðây là một nguồn lực tài chính khá lớn mà du khách sẵn lòng chi trả cho quỹ bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang. Rõ ràng trong ñiều kiện ngân sách của ñịa phương còn hạn chế, việc huy ñộng thêm các nguồn lực tài chính khác giúp cho việc duy trì và tôn tạo cảnh quan của vịnh Nha Trang là cần thiết và là một hướng ñi bền vững. Nếu so với những nghiên cứu trước ñây như của Phạm Hồng Mạnh (2008),…có thể thấy mức chi trả bình quân của du khách ñã tăng lên ñáng kể, từ 20,960 nghìn ñồng trong năm 2007 ñã lên ñến 107,89 nghìn ñồng. ðiều này cũng phù hợp với ñiều kiện thực tiễn, khi mà nhận thức về vai trò của tài nguyên thiên nhiên ñối với cuộc sống của con người, cũng như thu nhập của du khách tăng lên thì mức chi tiêu và sẵn lòng chi trả cũng tăng theo. TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3 Trong chương 3 tác giả nêu các nội dung chính sau: Thứ nhất, ñặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu như vị trí ñịa lý, khí hậu, tài nguyên chủ yếu của vịnh, ñặc ñiểm kinh tế xã hội và những thuận lợi, thách thức ñối với vịnh Nha Trang. Thứ hai, phân tích và ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang từ kết quả ñiều tra phỏng vấn của du khách. Thứ ba, phân tích dò tìm các yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí của du khách ñối với vịnh Nha Trang . Thứ tư, ước lượng giá sẵn lòng trả của du khách ñối với việc thành lập quĩ bảo vệ môi trường vịnh Nha Trang. 75 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO TỒN VỊNH NHA TRANG 4.1. QUAN ðIỂM PHÁT TRIỂN VỀ DU LỊCH CỦA NHA TRANG – KHÁNH HÒA 4.1.1. Quan ñiểm Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành du lịch trong tình hình mới, trên cơ sở bốn quan ñiểm và mục tiêu phát triển mà quy hoạch 1995 ñã ñề xuất, tỉnh Khánh Hòa ñã xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa ñến năm 2020 trong ñó các quan ñiểm phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà ñược bổ sung và ñiều chỉnh phù hợp với ñường lối phát triển kinh tế của ðảng và Nhà nước, với Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam, của khu vực miền Trung - Tây Nguyên ñược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết ñịnh số 251/2006/Qð-TTg ngày 31/10/2006 với các quan ñiểm, ñó là: Thứ nhất, phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá trong ñó chú trọng phát triển du lịch sinh thái biển ñể khai thác tối ña các tiềm năng, nội lực của tỉnh. Thứ hai, phát triển du lịch có trọng tâm, trọng ñiểm song song với việc nâng cao chất lượng và ña dạng hoá sản phẩm ñể tạo ra bước ñột phá. Phát huy các lợi thế về vị trí ñịa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có, ñẩy mạnh tốc ñộ phát triển du lịch, từng bước ña dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch. Thứ ba, phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội ñịa, trong ñó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm ñộng lực thúc ñẩy du lịch nội ñịa và các ngành dịch vụ phát triển. Thứ tư, phát triển du lịch Khánh Hoà với vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là ñầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tài nguyên du lịch phong phú và nổi trội, có vị trí thuận lợi, có hai khu du lịch Quốc gia, do vậy ñây là một trong những quan ñiểm thiết thực ñể phát huy lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà. 76 Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo ñảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là ñộng lực thúc ñẩy ñể phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. ðẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy ñộng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng ñồng ñầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Thứ sáu, phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng ñối với công cuộc xoá ñói giảm nghèo. Phát triển du lịch bền vững phải ñặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội, có cơ chế phối hợp ñồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm tác ñộng lẫn nhau cùng phát triển, bảo vệ môi trường tài nguyên sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch và xóa ñói giảm nghèo. Ngoài ra, ñối với Khánh Hoà tỉnh có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, phát triển du lịch phải gắn liền với ñảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 4.1.2. Mục tiêu ðại hội ðảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác ñịnh: Xây dựng Khánh Hòa trở thành Trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của cả nước. ðến năm 2020, du lịch Khánh Hòa phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực, làm ñộng lực ñể thúc ñẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Các chỉ tiêu cụ thể ñó là: Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch: phấn ñấu ñến năm 2015 ñón 2.300 ngàn lượt trong ñó có gần 900 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2020 ñón ñược 3.400 ngàn lượt khách trong ñó có khoảng 1.400 ngàn lượt khách quốc tế. Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn ñấu ñến năm 2015 khoảng 5.000 tỷ VNð (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 ñạt 10.700 tỷ VNð (doanh thu du lịch ñạt 7.000 tỷ); ñưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 ñạt 2.400 tỷ (9,94%) và năm 2020 ñạt gần 5.000 tỷ VNð ( chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh). 77 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: ðầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường ñầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên ñề quốc gia trên ñịa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và ñịa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, ñiểm du lịch quốc gia và ñịa phương trên ñịa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú ñảm bảo ñến năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng ñạt tiêu chuẩn xếp hạng trong ñó có 2.200 phòng ñạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao; năm 2020 ñạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng ñạt tiêu chuẩn xếp hạng, trong ñó có 4.000 phòng ñạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao. Nhu cầu vốn ñầu tư cho cả giai ñoạn cần khoảng 23.100 tỷ VNð, trong ñó giai ñoạn 2011 - 2015 khoảng 8.500 tỷ VNð, với gần 1.700 tỷ (chiếm 20%) ñầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, ñào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường... ; giai ñoạn 2016 - 2020 gần 10.100 tỷ VNð, với khoảng 2.000 tỷ (chiếm 20%) ñầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, ñào tạo nhân lực, môi trường... Lao ñộng và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn ñấu ñến năm 2015 ñảm bảo hơn 60.000 lao ñộng (trong ñó có khoảng 20.000 lao ñộng trực tiếp) và năm 2020 có hơn 113.000 lao ñộng (trong ñó có hơn 38.000 lao ñộng trực tiếp). 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT DU KHÁCH VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VỊNH NHA TRANG 4.2.1. Chi phí du lịch Từ kết quả nghiên cứu của mô hình kinh tế lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới cầu giải trí du lịch của du khách ñã chỉ ra rằng, chi phí du lịch ảnh hưởng lớn nhất tới số lần thực hiện du lịch của du khách tới các ñiểm du lịch của vịnh Nha Trang và có tác ñộng nghịch tới số lần du lịch tới Nha Trang. ðiều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của thị trường, vì trong hoạt ñộng mua bán hàng hóa nói chung, người tiêu dùng bao giờ cũng cân nhắc giữa lợi ích của hàng hóa ñó mang lại so với chi phí mà họ phải bỏ ra và ñối với sản phẩm du lịch thì cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Các loại chi phí chính mà du khách bỏ ra khi thực hiện du lịch ñến Nha Trang ñó là chi phí ñi lại, chi phí khách sạn, chi phí ăn uống.v.v…Do vậy, nếu cơ sở hạ tầng giao thông và phương tiện ñến Nha Trang thuận tiện; giá thuê phòng, các dịch vụ giải trí, vệ sinh an 78 toàn thực phẩm và an ninh tại Nha Trang ñược kiểm soát, quản lý tốt sẽ làm cho du khách hài lòng khi ñến du lịch tại Nha Trang và là cơ sở nền tảng cho việc lựa chọn sự quay lại của du khách ñối với vịnh Nha Trang. Một thực tế trong những năm gần ñây, khi vịnh Nha Trang ñược biết tới là một trong 29 vịnh biển ñẹp nhất của thế giới và Nha Trang là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia và quốc tế như thi Hoa hậu thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu trái ñất và một số hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế... thì số lượng du khách ñến Nha Trang ngay càng tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng khách ñến không ñều trong các tháng, họ ñến tập trung vào mùa hè và các dịp lễ tết, cùng với ñó việc các nhà hàng tăng giá hàng ăn uống, các khách sạn, nhà nghỉ qui mô nhỏ lợi dụng tăng giá phòng một cách tự phát.... là một trong những vấn ñề khó chấp nhận ñối với du khách và làm cho hình ảnh du lịch Khánh Hòa xấu ñi. Do vậy, ñể du khách ñến và có ấn tượng ñẹp với vịnh Nha Trang thì những người làm chính sách về du lịch cần phải có chiến lược ñầu tư ñể giảm các chi phí của du khách và làm tốt công tác quản lý nhà nước ñối với ngành du lịch, cụ thể : + Cần có qui hoạch phát triển thành phố biển Nha Trang trở thành một "thành phố xanh", thành phố không có khói bụi ô nhiễm, phương tiện ñi lại trong thành phố bằng hệ thống xe ñiện, xe ñạp và ñi bộ, ñiều này rất phù hợp ñối với thành phố Nha Trang một thành phố có diện tích nhỏ và ñường giao thông nhỏ, hẹp. Trồng nhiều cây xanh dọc bờ biển Nha Trang, trồng rừng ngập mặn tại khu bảo tồn biển Hòn Mun tạo ñiều kiện phục hồi sinh thái biển, tạo nơi cho cá sinh sản tăng tác dụng bảo tồn biển. Khuyến khích các nhà hàng khách sạn và các hộ dân trong thành phố trồng nhiều cây xanh, ñặc biệt là tận dụng trồng cây xanh trên ban công nhà ở và trên diện tích bê tông trần nhà tạo ấn tượng riêng cho thành phố... có như vậy du khách sẽ có ấn tượng ñến với thành phố Nha Trang là thành phố xanh và là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng của du khách. + Cần có chính sách ñầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông như nâng cấp Cảng Hàng không Cam Ranh với qui mô ñón ñược những loại máy bay vận tải hành khách cỡ lớn, nâng cấp Cảng hàng hóa Nha Trang thành Cảng ñón tàu du lịch biển, kiến nghị với Trung ương ñầu tư hệ thống ñường sắt cao tốc Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh có ñược hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, sẽ làm cho chi phí vận chuyển ñến vịnh Nha Trang giảm và lượng du khách ñến với vịnh Nha Trang ngày càng tăng lên. 79 + Có biện pháp khuyến khích du khách ñến Nha Trang vào các tháng mùa ñông bằng các chính sách khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc công khai giá phòng, giá các sản phẩm du lịch và giá các mặt hàng ăn uống tại các nhà hàng khách sạn. + Tăng cường công tác ñảm bảo an ninh cho du khách và ñảm bảo an toàn giao thông khi khách qua ñường, ñảm bảo công tác cứu hộ khi khách tắm biển.... Có như vậy, lượng du khách ñến với vịnh Nha Trang mới ổn ñịnh và ngày một nhiều hơn. 4.2.2. Chi phí ñến ñịa ñiểm thay thế Từ kết quả hồi quy cho thấy chi phí ñến ñịa ñiểm thay thế và cầu du lịch ñến vịnh Nha Trang có mối liên hệ tác ñộng lẫn nhau. Rõ ràng, khi kinh tế phát triển, thu nhập du khách ngày càng cải thiện. Chất lượng ñiểm ñến là ñiều kiện và nền tảng quan trọng trong việc thu hút du khách. Mặt khác, từ thực tiễn cho thấy khi chi phí cho chuyến du lịch ñến vịnh Nha Trang tăng lên trong khi chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch không tăng, không ñổi mới, du khách sẽ tìm ñến cái mới bằng cách lựa chọn những ñịa ñiểm du lịch khác. Việc tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng tương ñồng hoặc cao hơn chất lượng của sản phẩm cùng loại ở ñịa ñiểm du lịch khác là một vấn ñề quan trọng mà các nhà chính sách và các nhà kinh doanh phải tính ñến, chẳng hạn như: ðào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và trình ñộ ngoại ngữ cho ñội ngũ cán bộ, nhân viên các nhà hàng khách sạn ñể nâng cao khả năng ứng xử, giao tiếp với du khách và trình ñộ phục vụ mang tính chuyên nghiệp cao. Tạo ra những sản phẩm du lịch mới như bãi tắm "thanh niên" tại các ñảo, các hoạt ñộng thể thao dưới nước, câu cá giải trí ban ñêm... 4.2.3. Giáo dục Kết quả nghiên cứu cho thấy trình ñộ giáo dục ảnh hưởng dương tới số lần ñến vịnh Nha Trang, ñiều này có nghĩa rằng du khách có trình ñộ học vấn càng cao thì số lần tới Nha Trang càng nhiều hơn. ðiều này có hàm ý cho rằng người có học vấn cao thường có thu nhập cao, họ làm việc cực nhọc, họ rất muốn tìm tới nơi có không khí trong lành, nơi có phong cảnh ñẹp, hoang sơ gần gũi với thiên nhiên ñể nghỉ ngơi an dưỡng và khám phá những ñiều kỳ thú của thiên nhiên. ðặc biệt ñối vịnh Nha Trang nơi có thể nói là có bảo tàng sinh vật biển “sống” của Việt Nam và thế giới nó vừa 80 thực hiện chức năng giải trí vừa thực hiện các chức năng về nghiên cứu – giáo dục tài nguyên môi trường biển. Do ñó, các nhà làm chính sách cần chỉ ñạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường biển cho người dân ñịa phương và du khách. Tiếp tục triển khai làm tốt công tác bảo tồn khu bảo tồn biển Hòn Mun và nhân rộng mô hình bảo tồn tại các rạn san hô tại khu vực vịnh Văn Phong và Vịnh Cam Ranh. ðồng thời ñịnh hướng cho các doanh nghiệp ñầu tư khai thác lợi thế về du lịch khám phá bảo tàng sinh vật biển bằng các sản phẩm du lịch như: Du lịch du thuyền, Du lịch kết hợp giữa nghỉ dưỡng, học tập và nghiên cứu, Du lịch lặn biển, Du lịch trên tàu ñáy kính ngắm nhìn san hô sống, cá và và sinh vật biển... 4.2.4. Những giải pháp khác Ngoài những giải pháp trên thì những ñánh giá và ñề xuất của du khách ñối với ngành du lịch cũng là cơ sở quan trọng ñể chính quyền và ngành du lịch của Nha Trang – Khánh Hòa xem xét, ñó là: (i) Thứ nhất cần tăng cường công tác tuyên truyền ñối với người dân và du khách về ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi. ðiều này vừa làm ảnh hưởng xấu ñến hoạt ñộng của ngành du lịch, vừa gây ra các vấn ñề về môi trường; (ii) Thứ hai, ñầu tư thêm các nhà vệ sinh, thùng rác công cộng ñể du khách thuận lợi trong sinh hoạt khi du lịch. Hoạt ñộng du lịch là hoạt ñộng của con người trong quá trình tiêu dùng. Ngoài việc tiêu dùng hàng hóa môi trường (cảnh quan,…) thì du khách cũng còn phải sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác ñể ñáp ứng ñược các nhu cầu của họ. Do ñó, chính quyền và ngành du lịch của Nha Trang nói chung và Khánh Hòa nói riêng cần thiết kế, bổ sung các nhà vệ sinh ñảm bảo sự thuận lợi cho du khách; (iii) Thứ ba, tăng cường thu gom và xử lý rác thải trên bờ cũng như các khu vực bãi biển ñể ñảm bảo khu vực biển luôn sạch sẽ. (iv) Thứ tư, cần ñầu tư cải tạo hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt ñể xử lý trước khi thải ra môi trường … Những ñề xuất của du khách về cải thiện môi trường du lịch tại Nha Trang ñược trình bày chi tiết trong Bảng 4.1. 81 Bảng 4.1. Những vấn ñề về du lịch của Nha Trang mà du khách ñề xuất Kiến nghị của du khách về công tác quản lý môi trường vịnh Nha Trang Giữ gìn vệ sinh, người dân không nên xả rác Số lượt du khách trả lời (du khách) 158 Tỉ lệ (%) 67.8 Cần thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng 30 12.9 Mở rộng dịch vụ, ña dạng và phong phú hơn 6 2.6 Không bán hàng ăn tại khu tắm của du khách 4 1.7 Giảm bớt nạn ăn xin và bán hàng rong 29 12.4 Không thả cho ra ñường gây nguy hiểm cho du khách 2 0.9 4 1.7 33 14.2 15 6.4 233 120.6 Quản lý chặt chẽ công viên bãi biển và có hình thức xử phạt việc xả rác Thu dọn và xử lý rác thải trên bờ, bãi biển Các công ty du lịch cần thường xuyên nhắc nhở du khách khi tham gia du lịch Tổng Nguồn: Tính toán từ dữ liệu ñiều tra 4.2.5. Phát triển quỹ bảo vệ môi trường bằng công tác xã hội hóa từ việc ñóng góp của du khách 4.2.5.1. Tổng kết các kinh nghiệm từ các mô hình du lịch kết hợp bảo vệ tài nguyên môi trường Môi trường cảnh quan thiên nhiên luôn luôn vận ñộng và biến ñổi, nó biến ñổi theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực tùy theo sự tác ñộng của các ngoại tác. Sự phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia, một ñịa phương, một ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn ñề về môi trường. ðặc biệt ñối với sự phát triển của ngành du lịch dịch vụ, ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Môi trường ñược xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp ñến chất lượng và tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch dịch vụ, qua ñó ảnh hưởng ñến khả năng thu hút khách, ñến sự tồn tại của hoạt ñộng du lịch. Ngành du lịch dịch vụ phát triển ñồng nghĩa với việc gia tăng lượng du khách ñến các ñịa ñiểm tham quan du lịch và nghỉ dưỡng, cơ sở hạ tầng giao thông ñô thị, nhà hàng, khách sạn cũng phát triển ñáp ứng nhu cầu của du khách và nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng tăng 82 lên, v.v.., từ ñó dẫn ñến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch ñến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc ñộ phát triển quá nhanh của hoạt ñộng du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý của Nhà nước nên ñã tạo sức ép lớn ñến khả năng ñáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung về môi trường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những ô nhiễm, suy thoái cục bộ này ñã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Mặt khác, hoạt ñộng du lịch của du khách xét về mặt kinh tế của hàng hóa môi trường chính là sự tiêu dùng hàng hóa tài nguyên môi trường. Các lý thuyết về kinh tế học của hàng hóa chất lượng môi trường ñã chỉ rõ: Do không ñược trao ñổi, hoặc mua bán trên thị trường hay nói khác ñi là chúng không có giá trên thị trường nên những loại hàng hóa chất lượng môi trường này có xu hướng sử dụng quá mức. Giá vé “vào cửa” của hoạt ñộng du lịch không phản ánh ñầy ñủ những ñặc tính giá trị của loại hàng hóa này. Chính vì vậy, việc bảo vệ tái tạo tài nguyên và cảnh quan môi trường là yêu cầu cấp bách, ñảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch và toàn xã hội. Tại vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Cúc Phương là những ñịa ñiểm du lịch nổi tiếng, hoạt ñộng du lịch dựa chủ yếu vào sự ña dạng của tài nguyên môi trường, cảnh quan của những nơi này. Các nhà nghiên cứu ñã có một ñề nghị cho việc thành lập một quỹ môi trường nhằm duy trì, bảo tồn và tái tạo tài nguyên môi trường cảnh quan từ việc ñóng góp của du khách. Tại vịnh Hạ Long – là một kỳ quan thiên nhiên thế giới, quỹ môi trường ñược thành lập dựa trên sự ñóng góp của du khách bằng việc tính thêm giá thuê phòng cho một ngày ñêm nghỉ. Các quốc gia trên thế giới ñã sử dụng giá sẵn lòng trả ñể ño lường giá trị hưởng thụ của du khách ñối với tài nguyên môi trường và cảnh quan tại ñịa ñiểm du lịch. Nó hoàn toàn hợp lý nếu như một khoản phí thu ñược từ quá trình “tiêu dùng” loại hàng hóa này của du khách ñể ñầu tư trở lại cho quá trình tái tạo tài nguyên môi trường – cái mà du khách ñược hưởng thụ. 4.2.5.2. Phát triển quỹ bảo vệ môi trường cho vịnh Nha Trang Thành phố biển Nha Trang là một trong những thành phố du lịch biển quan trọng của Việt Nam. Hoạt ñộng du lịch của Nha Trang ñều dựa vào tiềm năng và thế mạnh 83 từ vịnh Nha Trang. Vịnh Nha Trang ñược sở hữu một trong những vịnh ñẹp của thế giới với cảnh quan và tài nguyên biển ña dạng. Hoạt ñộng du lịch tại Nha Trang ñã và ñang gây ra nhiều vấn ñề về môi trường như việc xả rác, xả nước thải tại các ñiểm du lịch gây phương hại cho hệ sinh thái biển v,v…Mặt khác, hoạt ñộng du lịch sinh thái biển cần nhiều nguồn lực, ñặc biệt về tài chính cho công tác bảo vệ, tái tạo và duy trì tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. Theo kết quả nghiên cứu từ mẫu ñiều tra cho thấy có tới 75,43% số lượng du khách ñược hỏi ñồng ý sẵn lòng trả thêm tiền ñể duy trì quỹ môi trường cho vịnh Nha Trang với mức ñộ 46,74% là chắc chắn ñóng góp và 32,18% tương ñối chắc chắn, mức sẵn lòng trả trung bình của du khách là 107,89 nghìn ñồng. Những số liệu trên ñã thể hiện sự ñồng thuận của khách du lịch ñối với việc bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang là rất lớn Kết qủa nghiên cứu cũng cho thấy hàng năm trung bình khoảng 3.033.758 du khách tới thăm vịnh Nha Trang và ñã ñem lại cho du khách giá trị giải trí lên tới 94654,21 tỷ ñồng. Tuy nhiên, chỉ một phần rất nhỏ ñến ñược với ñịa phương (khoảng 3.350,2 tỷ ñồng). Do vậy, sẽ là hợp lý hơn khi thiết lập một quỹ phục vụ cho hoạt ñộng bảo vệ môi trường cho vịnh Nha Trang. Dựa vào kết qủa nghiên cứu cũng cho thấy thặng dư tiêu dùng ước tính của du khách khi thực hiện du lịch tại vịnh Nha Trang là khoảng 137384.54 tỷ ñồng. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tỉ lệ du khách ñồng ý trả thêm một khoản ñóng góp bằng cách cộng thêm một khoản phí vào giá thuê phòng của du khách. Giá sẵn lòng trả của du khách cho một ngày ñêm nghỉ tại khách sạn ở Nha Trang là 107,89 nghìn ñồng. Do vậy, việc ñề nghị với chính quyền ñịa phương sử dụng chính sách thuế, hoặc lệ phí khi sử dụng nguồn tài nguyên của vịnh Nha Trang bằng cách tính thêm khoản phí vào tiền thuê phòng khách sạn tại Nha Trang. ðây cũng chính là một trong những vấn ñề cốt yếu trong việc giải quyết vấn ñề hàng hóa công – hàng hóa chất lượng môi trường. Lẽ ñương nhiên, việc áp dụng thu phụ phí phòng nghỉ, hay các loại phí từ các hoạt ñộng vui chơi giải trí của du khách trong vịnh Nha Trang với tư cách là một công cụ kinh tế. Nếu thu một khoản lệ phí tại các khách sạn của Nha trang chắc chắn sẽ không tránh khỏi những phản ứng ban ñầu từ nhiều phía. Trước hết, là phản ứng của những người làm du lịch (các chủ khách sạn, các hướng dẫn viên du lịch, các công ty 84 kinh doanh du lịch…), hoặc từ phía một bộ phận du khách. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng các công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường và các di tích lịch sử ñã chỉ ra rằng, có thể giảm bớt những phản ứng tiêu cực này bằng nhiều cách; và thậm chí có thể biến những phản ứng ban ñầu ñó thành sự ửng hộ tích cực. Sự ủng hộ này có thể dễ dàng thấy ñược qua mức ñộ sẵn lòng chi trả các khoản ñóng góp cho mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một trong những biện pháp phổ biến nhất thường ñược sử dụng ñể ñạt ñược mục tiêu này là: Các cơ quan tuyên truyền, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành du lịch, thuế, tài nguyên môi trường phải làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích rõ, cặn kẽ ñể khách du lịch và những người làm du lịch hiểu rằng việc duy trì tốt chất lượng môi trường là việc cần thiết ñể bảo vệ quyền lợi của chính họ, việc ñóng góp của khách du lịch hay của bản thân ngành du lịch vào các hoạt ñộng này, về lâu dài, là ñể hỗ trợ, chứ không gây hại cho thanh danh hoặc lợi nhuận của ngành du lịch. Tuyên truyền ñể các bên liên quan hiểu rằng các loại phí môi trường, nếu ñược sử dụng tốt, chính là công cụ chính sách hữu hiệu nhằm tạo các nguồn thu bền vững cho công tác bảo vệ môi trường. Một chính sách khác ñồng thời cần ñược thực hiện là kêu gọi sự ñóng góp của cộng ñồng một cách tự nguyện, ñặc biệt là từ phía du khách. Ngoài ra, sự sẵn lòng ủng hộ của các tổ chức, các doanh nghiệp ñặc biệt là các tổ chức quốc tế cũng nên cần ñược tính tới. ðây chính là những nguồn lực tài chính rất quan trọng góp phần duy trì, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường của Nha Trang. Quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường vịnh Nha Trang phải ñược sử dụng có hiệu quả, ñúng mục ñích, mục tiêu và ñặt dưới sự quản lý của một Ban quản lý, với sự tham gia của các bên có liên quan. Hoạt ñộng của quỹ phải ñảm bảo nguyên tắc minh bạch, ñược kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và báo cáo công khai hàng năm nhằm ñảm bảo ñộ tin cậy và duy trì sự ủng hộ lâu dài. Chính vì vậy, các nhà hoạch ñịnh chính sách về phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa cần tổng kết các kết quả áp dụng chính sách bảo vệ môi trường vịnh Nha Trang trong thời gian qua, ñặc biệt phát huy hiệu quả của công tác bảo tồn biển Hòn Mun ñể ñiều chỉnh quy hoạch tổng thể vịnh Nha Trang ñảm bảo lợi ích trước mắt cũng như lâu dài trong việc khai thác giá trị cảnh quan tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. 4.3. GIỚI HẠN CỦA ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU Giới hạn của ñề tài theo tác giả thiết nghĩ rằng ñề tài mới chỉ tập trung ñiều tra mẫu ở một số ñịa ñiểm du lịch của vịnh Nha Trang. Ngoài ra, ñề tài chọn mẫu bằng 85 phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên tính ñại diện của mẫu không cao và qui mô ñiều tra nhỏ so với số lượng du khách ñến Nha Trang hàng năm do thời gian thực hiện ñề tài và khả năng tài chính còn hạn hẹp mặc dù ñã tận dụng và kế thừa những nghiên cứu trước ñó. Mặt khác, những ñiều gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu chỉ xuất phát từ nghiên cứu ñịnh lượng thông qua hai phương pháp cơ bản của kinh tế tài nguyên môi trường: Phương pháp chi phí du hành theo vùng và phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên tác giả thiết nghĩ sẽ có những phương pháp tiếp cận khác trong việc ước lượng giá trị giải trí thuyết phục hơn, chẳng hạn như phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM). ðề tài chưa phân tầng theo loại khách và theo vùng nên chưa giải thích ñược mối liên hệ giữa chi phí du hành và cầu du lịch theo loại khách. Nhìn chung, tiếp cận theo phương pháp này là cần thiết, hữu ích và cũng là những phương pháp ñiển hình về ñánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường nói chung và giá trị giải trí du lịch nói riêng, xong nó vẫn chưa thể khái quát hóa toàn bộ giá trị giải trí du lịch của vịnh Nha Trang. ðể nghiên cứu này ñược trọn vẹn hơn thì cũng rất cần thiết cho những nghiên cứu mang tính dài hơi hơn của những nhà nghiên cứu khác. Bên cạnh ñó, mô hình kinh tế lượng cũng ñã hạn chế trong việc giải thích một số nhân tố khác khá quan trọng như: Thu nhập, ñộ tuổi, giới tính, ñặc ñiểm về dân tộc hay ñặc ñiểm về mùa du lịch. Nói một cách khái quát, ñể thực hiện ñược những nội dung như vậy rất cần thiết của các ñề tài nghiên cứu khác. TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4 Trong chương này tác giả trình bày bốn nội dung chủ yếu. Thứ nhất, nêu quan ñiểm và mục tiêu phát triển về du lịch của Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa. Thứ hai, ñưa ra những gợi ý chính sách xuất phát từ kết quả nghiên cứu của mô hình hồi qui ña biến xác ñịnh nhưng nhân tố ảnh hưởng ñến cầu du lịch giải trí. Thứ ba, ñề tài sẽ tổng kết một số mô hình của ngành du lịch về phát triển kinh tế du lịch kết hợp với hoạt ñộng bảo vệ môi trường ñã thực hiện thành công ở Việt Nam ñể tìm ra những bài học kinh nghiệm có thể phục vụ cho quá trình làm chính sách về khai thác, duy trì và bảo vệ tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang ñồng thời ñánh giá hiệu quả sử dụng các chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường vịnh Nha Trang trong thời gian qua. Cuối cùng, trong chương này tác giả cũng trình bày những ñiểm yếu mà mô hình kinh tế lượng là công cụ nghiên cứu chủ yếu của ñề tài chưa giải quyết trọn vẹn khi phân tích thực tế ñối với phương pháp chi phí du hành và phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên. 86 KẾT LUẬN Trong ñiều kiện hiện nay không chỉ ở Việt nam nói riêng và thế giới nói chung khi mà du lịch ñang phát triển mạnh và các dự án bảo vệ môi trường nhận ñược nhiều sự quan tâm thì những kỹ thuật ñánh giá phi thị trường tỏ ra hữu dụng trong việc ñịnh giá các lợi ích của cảnh quan môi trường. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng ñể ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nếu du khách phải trả số tiền lớn hơn ñể ñược hưởng cảnh quan và môi trường sinh thái biển vịnh Nha Trang càng lớn thì số lần ñến thăm vịnh Nha Trang sẽ giảm xuống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí du lịch tác ñộng ngược chiều ñến số lần du lịch ñến vịnh Nha Trang, cụ thể nếu du khách phải trả chi phí du lịch ñến Nha Trang càng cao thì họ sẽ giảm số lần viếng thăm vịnh Nha Trang và ñều thú vị trình ñộ học vấn cũng ảnh hưởng khá rõ tới cầu giải trí của du khách nó tác ñộng thuận chiều tới số lần ñến thăm vịnh Nha Trang, ñiều này có nghĩa là những người có trình ñộ học vấn cao hơn sẽ ñến thăm vịnh Nha Trang nhiều hơn. Vấn ñề này có thể phù hợp với Nha Trang là một trong những ñịa ñiểm du lịch và nghiên cứu khoa học biển quan trọng của Việt Nam và thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy Nha Trang là một ñiểm du lịch hết sức hấp dẫn với những giá trị vốn có về nhiều mặt như phong cảnh, bãi biển sạch ñẹp, tính ña dạng sinh học tại các ñảo trong vịnh Nha Trang, giá trị văn hoá - lịch sử ñiển hình. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch tới Nha Trang trong những năm gần ñây không ngừng gia tăng. Mỗi năm có khoảng 3.033.758 du khách trong ñó có 2.397.832 du khách nội ñịa và 635926 du khách quốc tế ñến thăm và ñăng ký lưu trú tại vịnh Nha Trang. Chỉ tính riêng trong năm 2014, giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang tính dưới dạng tiền tệ là 94.654.21 tỷ ñồng, ñây chính là giá trị mà vịnh Nha Trang ñem lại cho nền kinh tế trong một năm. Thặng dư của du khách là 137.384.54 tỷ ñồng. (ñối với trường hợp chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng thu nhập trung bình ngày). Trong trường hợp chi phí thời gian bằng một phần ba tổng thu nhập trung bình ngày thì giá trị giải trí ñược ước tính là 91.604.67 tỷ ñồng và thặng dư tiêu dùng là 88.234.63 tỷ ñồng. 87 Hầu hết du khách sẵn lòng chi trả cao hơn mức phí vào cửa hiện tại của các ñiểm du lịch ñể ñược thưởng thức cảnh quan và góp phần cải tạo, duy trì và bảo vệ cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang. Mức sẵn lòng chi trả của du khách là 107,89 nghìn ñồng / du khách/ ngày ñêm và tổng mức sẵn lòng trả của du khách hàng năm ñối với vịnh Nha Trang là khoảng 152,7962 tỷ ñồng. ðây là một nguồn lực tài chính khá lớn mà du khách sẵn lòng chi trả cho quỹ bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang. Nếu so với các nghiên cứu trước ñây của Phạm Hồng Mạnh (2008) ñã dùng phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) xây dựng ñường cầu và ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang, kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước ñối với vịnh Nha Trang là 23.281,281 tỉ ñồng và thặng dư tiêu dùng là 7.760,427 tỷ ñồng trong năm 2007. Nay tác giả dùng lại phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) xây dựng ñường cầu và ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang, kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước và quốc tế ñối với vịnh Nha Trang là 94654,21 tỉ ñồng và thặng dư tiêu dùng là 137384,54 tỷ ñồng hàng năm (năm 2013). Như vậy, qua 06 năm nổ lực thực hiện các chính sách của công tác bảo vệ môi trường, kết quả nghiên cứu ñã cho thấy lợi ích từ hoạt ñộng du lịch của vịnh Nha Trang mang lại là khá rõ 71.372,93 tỷ ñồng, việc so sánh này tuy không chính xác tuyệt ñối vì ñối tượng và số mẫu nghiên cứu ở hai thời kỳ chưa ñồng nhất nhưng kết quả nghiên cứu cũng ñã thể hiện ñược các chính sách trong công tác bảo vệ cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa ñang áp dụng trong thời gian qua là có hiệu quả, cần phát huy. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Cục Thống kê Khánh Hòa (2014), Niên giám thống kê Khánh Hòa 2013, Nha Trang, Khánh Hòa. 2. Lê Bảo Lâm và cộng sự (2005), Giáo trình Kinh tế Vi mô, NXB Thống Kê. 3. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản ðại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. 4. Phạm Hồng Mạnh (2008), ðánh giá giá trị giải trí du lịch của du khách nội ñịa ñối với vịnh Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường ðại học Nha Trang. 5. Phạm Hồng Mạnh (2009), “Yếu tố ảnh hưởng tới cầu giải trí du lịch của du khách nội ñịa ñối với Vịnh Nha Trang”, Tạp chí KH &CN Thủy sản (số ñặc biệt), tr. 216 – 222 6. Phạm Hồng Mạnh và Trương Ngọc Phong (2010), “Ứớc lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm ñảo Hòn Mun: nhìn từ góc ñộ giải trí du lịch”, Tạp chí KH &CN Thủy sản, (số 04), tr. 53 – 59 7. Phạm Hồng Mạnh (2010), “Tài trợ cho hoạt ñộng bảo vệ môi trường của Vịnh Nha Trang: Vai trò của khách du lịch”, Tạp chí KH &CN Thủy sản, (số 01), tr. 79 – 87 (2010) 8. Sở Văn Hóa – Thể thao – Du lịch Khánh Hòa (2012), Các ñịa ñiểm du lịch tại Nha Trang, Nha Trang, Khánh Hòa. 9. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết ñịnh số 251/2006/QðTTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa ñến năm 2020, Hà nội. 10. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê. 11. Tỉnh ủy Khánh Hòa (2010), Nghị quyết ðại hội ðảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010 – 2015, Nha Trang, Khánh Hòa. 12. Viện Hải dương học Nha Trang (2007), Vì sự phát triển bền vững Vịnh Nha trang (Báo cáo tham luận của Viện Hải dương học Nha Trang tại hội thảo do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhân Festival biển Nha trang tháng 6 năm 2007), Nha Trang, Khánh Hòa. 89 13. Báo ñiện tử Vietnamnet (2006), San lấp vịnh Nha Trang xây dựng khu du lịch Hòn Tằm http://www.vnexpress.net/GL/Xahoi/2006/04/3B9E8563/ 14. Chính Phủ (2013), Quyết ñịnh phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam ñến năm 2020, tầm nhìn ñến năm 2030, truy cập từ http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungquyhoachnganh? docid=1698&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do ngày 14 tháng 7 năm 2014 15. Cổng thông tin ñiện tử Khánh Hòa (2014), Bản ñồ ñịa hành chính Tp Nha Trang, truy cập từ http://www.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=f9a533b8-601e4330-8fdf-71a480412e05 ngày 25 tháng 7 năm 2014. 16. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa (2014), chế biến dưỡng bổ yến truy sào, cập từ http://www.yensaokhanhhoa.com.vn/chebien_boduong ngày 30 tháng 9 năm 2014. 17. Công Ty TNHH Dịch Vụ Và Du Lịch Vietsense (2014), Hòn Mun – Nha Trang, truy cập từ http://nhatrangsensetravel.com/hon-mun--nha-trang-n.html ngày 14 tháng 8 năm 2014. 18. Công Ty Du Lịch Long Giang Travel (2014), Kinh nghiệm du lịch Nha Trang, truy cập từ http://www.dulichgiaitri.net/ ngày 17 tháng 10 năm 2014. 19. Sở văn hóa thể thao và du lịch Khánh Hòa (2014), Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa: ðiểm du lịch, truy cập từ http://www.nhatrang- travel.com/v_pages/video/album.asp) ngày 15 tháng 9 năm 2014. Tiếng Anh 20. Barry Field and Oliwiler (2005), Environmental Economics, Updated second Canadian Edition. 21. Churaitapvong và Jittapatr Kruavan (2003), A Contigent Valueation Study of the Chao Phraya river, Economy & Environment Program for Southeat Asia, reseach reports 2004. 22. Clawson, M. & Knetsch J.L. (1966), Economics of Outdoor Recreation. Baltimore: John Hopkins University Press. 90 23. Driml, S. (1999) Dollar Values and Trends of Major Direct Uses of the Great Barrier Reef Marine Park, Research Publication no. 56, Great Barrier Reef Marine Park Authority, Townsville. 24. DuYaping (2003), The vaulue of Improved water quality for Receation in East Lake, Wuhan, China: An application of Contingent Value and Travel Cost Methods, Economy & Environment Program for Southeat Asia, reseach reports 2004. 25. Freeman, Myrick.A. (2003), The Measurement of Environmental and Resource Values: Theory and Methods, 2nd edition. Washington, DC: Resources for the Future. 26. Francico,. H. & Glover, D. (1999), Economy & Environment – Case in Vietnam, Economy & Environment Program for Southeat Asia (EEPSEA), p.122-150. 27. Haab, T.C. and K.E. McConnell (2002) Valuing Environmental and Natural Resources – The Econometrics of Non-market Valuation, Cheltenham and Northampton: Edward Elgar 28. Hanke, E.J., Reitsch, G.A., Wichern, W.D. (2000), Business Forecasting. London: Prentice Hall, Inc. pp. 107-108. 29. Huldoe.T (1990), Measuring the value of the Great Barrier Reef, Journal of the Royal Australian Institute of Parks and Recreation, p.11-15. 30. John A Dixon, Louis Fallon Scura, Richard A Carpenter and Paul B Sherman (1994), Economic analysis of Environmental Impact, Earthscan Publications Ltd, chap 5, p. 63-83 31. Markandya, A., and Richardson, J. (1994), 'Macroeconomic adjustment and the environment', in A. Markandya (ed.), Policies for Sustainable Development:Four Essays, FAO Economic and Social Development Paper 121, FAO, Rome, 153-204. 32. Ministry of Planing and Investment, United Nations Development Programme & Swiss Agency for Development and Cooperation (2001), Financing environmental Protection Activities in Quang Ninh Province: The role of the tourism sector, United Nations Development Programme. Technical report No.1 33. Pham Khanh Nam and Tran Vo Hung Son (2001), Analysis of the Recreational Value of Coral – surrounded Hon Mun Islands in Vietnam, Economy & Environment Program for Southeat Asia (EEPSEA) 91 34. Organnisation For Economic Co-operation and Development –OECD (1995), The Econmic Appraisal of Environmental Projects and Policies – Apractacial Guide, Economic Development Institute of the Work Bank – Paris. 35. Spash, C. L., and Hanley, N. (1995): Preferences, information and biodiversity preservation. Environmental Economics, 12, pp.191-208. 36. Tabachnick, B.G & Fidell, L.S (1991), Using Multivariate Statistics, 3ed, NY: Harper Collin. 37. Timothy C. Haab, Kenneth E. McConnell (2002), Valuing Environmental and Natural Resources: The Econometrics of Non-Market Valuation, Edwad Eglar Publishing Limited 38. World Bank (2005), Estimating The Cost Of Environmental Degradation: A Training Manual in English, French and Arabic, Washington D. C. 39. World Bank (2014), data.worldbank, truy cập từ http://data.worldbank.org/country ngày 15 tháng 08 năm 2014. 40. Hanley và Spash ( 1993) 41. Harold Hotelling (1947) PHỤ LỤC 1: PHIẾU ðIỀU TRA PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CỦA DU KHÁCH DU LỊCH TẠI VỊNH NHA TRANG Kính chào các ông (bà). Quí ông (bà) ñã biết Vịnh Nha Trang ñược Hiệp hội các Vịnh ñẹp quốc tế công nhận là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh ñẹp nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện nay cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang ñang phải ñối mặt với những vấn ñề về môi trường như việc xả rác bừa bãi của người dân và khách Trong những nỗ lực ñể tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn ñề môi trường ñể bảo vệ cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang, chúng tôi mong quí khách bỏ ít thời gian hợp tác giúp chúng tôi thực hiện cuộc ñiều tra này. 01 02 03 04 05 06 Xin vui lòng cho biết (ông/ bà) ñến từ ñịa phương/ quốc gia nào? Ông bà mất bao nhiêu thời gian ñể ñến Nha Trang? Mục ñích chính trong chuyến ñi này của ông bà có phải là lao ñộng, ñịnh cư hoặc có ý ñịnh ở lại Việt Nam từ 01 năm trở lên hay không ? Giới tính ðịa phương /Tên nước: ........................................................ Khoảng thời gian:………………..giờ Khoảng cách:…………................ km 1. □ Có 2. □ Không 1. □ Nam 2. □ Nữ Ông (bà ) năm nay bao nhiêu tuổi (năm sinh)? …………………. Bậc học cao nhất của ông (bà) 1. □ Tiểu học 2. □Trung học 3. □ ðại học 4. □ Sau ñại học 6. □ khác. (cụ thể)…………. 07 Nghề nghiệp hiện tại của ông (bà) ………………………………………….… …………………………………. 08 09 Ông bà ñã lập gia ñình chưa ? 1. □ ñã lập 2. □ chưa lập Mục ñích chính của chuyến thăm 1. □ Du lịch nghỉ ngơi, tham quan, giải trí thành phố biển Nha trang của ông 2. □ Hội thảo bà là ? 3. □ Kinh doanh 4. 4. □ Thăm bạn bè (người thân) 10 11 12 13 14 15 16 5. □ Học tập / nghiên cứu 6. □ Thông tin báo chí 7. □ Khác (cụ thể)…………. Ông bà ñến Nha trang bằng tour 1. □ chọn gói phải không ? 2. □ có không Trường hợp ñến bằng tour: Tổng số tiền ông bà ñã trả cho tour là bao nhiêu/ người ? (ghi rõ loại tiền ) Chi phí toàn bộ tour bao gồm: 1. Chi phí vận chuyển :……………… 2. Chi phòng ngủ:…………………… 3. Chi ăn, uống:……………………... 4. Chi Tham quan, ngắm cảnh……… 5. Chi dịch vụ khác:………………… Bên cạnh chi phí cho cả gói ông (bà) dự kiến sẽ chi tiêu thêm bao ………………………… nhiêu ở Nha trang (ghi rõ loại tiền ) Trường hợp ông bà ñến tự túc Dự kiến Tổng chi phí cả chuyến ñi ñến Nha không qua tour: Tổng số tiền ông bà trang:……………………………. ước lượng cho chuyến ñi là bao Trong ñó: nhiêu? (tính bình quân cho 01 1. Chi phí vận chuyển: ………………. người) ghi rõ loại tiền ? 2. Chi phí phòng ngủ: ……………….. 3. Tiền ăn, uống::…………………….. 4. Tiền tham quan, ngắm cảnh:……. 5. Chi mua hàng hóa, quà lưu niệm:…. 6. Chi dịch vụ khác :…………………. ðoàn của ông bà có bao nhiêu Số người:………………… người Ông bà có ý ñịnh ở lại Nha trang bao nhiêu ngày ? …………………Ngày 17 Trường hợp ông bà không ñi du 1. □ lịch ở Nha Trang ông bà sẽ làm gì? 2. □ □ 4. □ 3. 18 19 20 4. 4. □ 5. □ 22 ở nhà ði du lịch nơi khác (cụ thể:…) Khác (cụ thể:……………… ) Trường hợp ñi du lịch ở nơi khác ông bà dự kiến sẽ chi tiêu bao nhiêu cho chuyến ñi ñó? ……………………………… Ông/ bà sẽ mất bao nhiêu tiền thu nhập nếu ông/ bà không ñi làm ñể ñi du lịch ở Nha trang? ………………………………. Ông bà thích nhất về ñiều gì ở 1. □ Thời tiết ấm áp thành phố biển Nha trang? 2. □ Phong cảnh, bãi biển ñẹp 3. □ trang 21 Làm việc ở cơ quan Sự ña dạng sinh học của vịnh Nha Những món ăn ñặc trưng của biển Thái ñộ của người Việt Nam 6. □ Chất lượng phục vụ tại các ñiểm tham quan, lưu trú tốt. Số Lần:……………………. Ông bà ñã ñến Nha trang mấy lần ? ( tính cả lần này) Ông bà ñánh giá như thế nào về 1. □ Cảnh quan ñẹp, môi trường trong cảnh quan, môi trường của Vịnh lành, sạch sẽ Nha Trang? 2. □ Cảnh quan ñẹp, môi trường còn bị ô nhiễm 3. □ Cảnh quan chưa ñẹp, môi trường trong lành sạch sẽ 4. 4. □ Cảnh quan chưa ñẹp, môi trường còn ị ô nhiễm 5. □ 23 Theo ông bà, ñể môi trường, cảnh quan của Vịnh Nha Trang ngày càng sạch và ñẹp hơn, Tp Nha Trang cần phải làm những gì? (Xin nêu cụ thể) Khác (xin nêu cụ thể)…………….. ………………….……………………. ………………….……………………. ………………….……………………. ………………….……………………. 24 25 26 27 Ông bà có ý ñịnh ñến du lịch tại Nha Trang trong thời gian tới? 1. 2. Nếu có, Ông bà dự ñịnh ñến Nha 1. □ trang mấy lần/ năm? 2. □ □ Có □ Không 01 lần duy nhất 01 năm 01 lần 3. □ 02 năm 01 lần 4. □ 02 - 03 lần một năm Nếu không có dự ñịnh, ông/bà có ………………….……………………. thể cho biết nguyên nhân vì sao? ………………….……………………. ………………….……………………. ………………….……………………. Ông bà không hài lòng những gì 1 □ Môi trường cảnh quan chưa hấp dẫn. khi du lịch ở Nha Trang ? 2 □ Thói quen xả rác bừa bãi 3 □ Chất lượng phục vụ tại các ñiểm tham quan, lưu trú kém. 4□ Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú. 5□ Bị gian lận khi mua hàng hóa, dịch vụ 6 □ Bị làm phiền bỡi người bán hàng rong 7□ Giá cả ñắt ñỏ 8 □ Yếu tố khác……………………. 28 29 ðể cảnh quan và môi trường của 1 □ Có Vịnh Nha Trang ngày càng ñẹp và tốt hơn, ông bà có sẵn lòng trả thêm 1 2 □ Không khoản phí góp phần cải tạo môi trường, cảnh quan của Vịnh Nha Trang? Ông/ bà sẵn lòng trả thêm khoản 1□ ðóng thông qua các công ty tổ chức phí bằng cách nào? tour du lịch 2 □ ðóng trực tiếp thông qua tiền thuê phòng tại khách sạn 3 □ Phí ñược cộng thêm vào giá các dịch vụ nhà hàng 4 □ Trả thêm phí khi tham quan các ñảo trong Vịnh Nha trang 5□ Hình thức khác (cụ thể)……… 30 31 32 33 34 Mức sẵn lòng trả của ông bà là bao nhiêu? (ghi rõ loại tiền ) ………………….……………………. Ông bà ñánh giá mức ñộ chắc chắn 1. □ Rất không chắc chắn của mình như thế nào trong việc sẵn lòng trả thêm một khoảng phí trên ? 2. □ Tương ñối không chắc chắn 3. □ Tương ñối chắc chắn Nếu giá phòng tại các khách sạn ở Nha trang có sự tăng nhẹ nhằm gây Quĩ phát triển môi trường cho Vịnh Nha trang, ông bà có sằng lòng du lịch ñến Nha trang không? Ông bà có sẵn lòng ñến thăm Nha Trang trong tương lai nếu giá phòng ở khách sạn sẽ tăng từ: 4. □ Chắc chắn 5. □ Rất chắc chắn 1. □ có 2. □ không 1. □ 1-2 % so với giá hiện tại 2. □ 3-4 % so với giá hiện tại 3. □ 5-6 % so với giá hiện tại 4. □ 7-8 % so với giá hiện tại 5. □ 8-10% so với giá hiện tại 6. □ Trên 10% so với giá hiện tại Ông/ bà có thể cung cấp thông tin về thu nhập hàng tháng của ông bà ………………………………..USD là bao nhiêu ? (Mọi thông tin chúng tôi sẽ giữ kín) ………………………….. Triệu ñồng Họ tên người ñược phỏng vấn:.......................................................................... ðịa chỉ nơi phỏng vấn....................................................................................... Ngày phỏng vấn:............................................................................................... Cảm ơn ông bà ñã dành thời gian trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Nếu bạn có một ñề nghị gì cho việc thành lập quỹ phát triển môi trường cho Vịnh Nha Trang, xin bạn có thể nêu ra: …………………………………………………………………………………............... ........................................................................................................................................... Chúng tôi hy vọng chuyến thăm tới của các ông bà ñến thành phố biển Nha Trang sẽ có nhiều ñiều thú vị và chắc chắn cảnh quan môi trường của Vịnh Nha Trang sẽ trong lành hơn, bãi biển sẽ sạch sẽ hơn, các ông bà ñược ngắn nhiều rạng san hô còn nguyên vẹn, ñược thấy những ñàn cá với nhiều màu sắc dưới ñáy biển bằng kính lặn… Cảm ơn và hẹn gặp lại! Phiếu ñiều tra bằng tiếng Anh INFORMATION COLLECTION FORM FOR TOURIST IN NHA TRANG BAY Dear Sir/Madam, As you know, Nha Trang Bay is recognized by International Beautiful Bay Association is the 29th member of the World’s most beautiful bays. However, at the moment,environment and landscape of Nha Trang Bay are facing with environmental problems such as littering by people and tourist, the fishing activities by extirpation, …In order to find effective solutions for solving environmental problems to protect the environmental landscape of Nha Trang Bay, would you please take your valuable time to assist us complete this investigation. 01 Would you please let us know where Country are you from? .................................................................. 02 How many minutes do you take to Time:………………………. hours arrive Nha Trang? Distance: ………………………….km 03 Your purpose for this trip is for work, 1. □ for settlement, or for staying back in 2. □ Viet Nam above 01 year? 04 Gender Yes No 1. □ Male 2. □ Female 05 How old are you? (year of birth) …………………. 06 Your highest education level 1. □ Primary 2. □ High School 3. □ University 4. □ After University 6. □ 07 What is your current job ? Other (specific) ……………. ………………………………………. ………………………………………. 08 09 Are you married? 1. □ Yes 2. □ No What is your main purpose for this Nha 1. □ Trang trip? 2. □ Business □ 5. □ 6. □ 7. □ Visit friends (relative) Do you arrive Nha Trang by package 1. □ tour? 2. □ 11 For package tour: How much did you pay per person? (clarify currency) 12 The package fee is including: Seminar 3. □ 4. 4 10 Travelling, sightseeing, entertainment Study/ research Media Other (specific)……………… Yes No 1. Transportation fee : …………......... 2. Room fee: …………………………. 3. Food and beverage fee: ………….. 4. 4 .Tours, sightseeing fee: ………………. 5. Other (specific): …………………..... 13 Beside package tour fee, how much are you planning for the extra service? (clarify currency) ………………………… 14 For Individual Travelling: how much Estimated fee for whole Nha Trang trip: do you estimate for your whole trip for …………………………………………… one person? (clarify currency) In which: 1. Transportation fee : …………......... 2. Room fee: …………………………. 3. Food and beverage fee: ………….. 4. 4. Tours, sightseeing fee: ……………. 5. Goods, souvenirs fee: ……………… 6. Other (specific): …………………..... 15 How many people are there in your Quantity of people:…………………….. group? 16 Are you planning to stay in Nha Trang for how long? ………………… Days 17 What do you do if you don’t visit Nha 1. □ Trang? 2. □ Working Stay at home Travelling in other 3. □ (specific)……………………… 4. 18 □ place Other (specific): ……………… If you travel in other place, how much are you planning for spending? ……………………………… 19 How much income do you lost if you don’t go to work cause visiting Nha Trang? ………………………………. 20 What do you like best in Nha Trang? 1. □ Warm weather 2. □ View, beautiful beach □ 4. 4. □ 5. □ 6. □ 3. Nha Trang Bay’s biology diversity Specific foods Vietnamese’s attitude Good services in Hotel/ Resort/ Sights 21 How many times do you vist Nha Times: …………………….. Trang? (including this times) 22 How do you evaluate about the 1. □ Beautiful landscape, fresh and clean environment & landscape of Nha environment. Trang Bay ? 2. □ Beautiful landscape, pollution environment. 3. □ Unbeautiful landscape, fresh and clean environment. 4. 4. □ Unbeautiful landscape, pollution environment. 5. □ Other (specific): ……………… 23 According to you, what should Nha ………………….……………………. Trang does so that Nha Trang Bay has ………………….……………………. beautiful landscape, fresh and clean ………………….……………………. environment? ………………….……………………. 24 Do you come back Nha Trang in the 1. □ future? 2. □ Yes If yes, how many times are you 1. □ planning to visit Nha Trang per year? 2. □ Once 25 26 If no, can you give reason? No Once per year 3. □ Twice per year 4. □ 02-03 times per year ………………….……………………. ………………….……………………. ………………….……………………. ………………….……………………. 27 What are you unsatisfied during your 1□ Uninterested environment and landscape. travelling in Nha Trang? 2 □ Littering habit 3 □ Bad services in Hotel/ Resort/ Sights 4□ Travelling service product is not rich 5 □ Cheating in selling goods, services □ Be borthered by vendors 7 □ unreasonable price 8 □ Others …………………………… 6 28 29 In order to improve environment and 1 □ landscape of Nha Trang Bay, are you 2□ willing to pay an extra fee for that? How do you pay for that extra fee? Yes No 1□ Through Travel Agents 2□ Directly at Hotel/Resort 3□ Adding in Restaurant services fee. 4 □ Adding in fee of Island Tours on Nha Trang Bay 5□ 30 Other (specific): …………………… How much are you willing to pay? ………………….……………………. 31 32 33 How do you evaluate your sureness for 1. □ willing to pay an extra fee? 2. □ If Hotel/Resort’s room rate in Nha Trang will increase a little bit for Nha Trang Bay Environment Development Fund, are you still willing to visit Nha Trang? Are you still willing to visit Nha Trang if the Hotel/ Resort’s room rate increases from: Very not sure Not sure 3. □ Fairly sure 4. □ Sure 5. □ Very sure 1. □ Yes 2. □ No 1. □ 1-2 % compared to the current 2. □ 3-4 % compared to the current 3. □ 5-6 % compared to the current 4. □ 7-8 % compared to the current 5. □ 8-10 % compared to the current 6. □ Over 10 % compared to the current 34 Can you share your monthly income?(we will keep confidential) ………………………………..USD Full name of interviewee: …………………………………………………… Address of interview place: ………………………………………………………… Date of interview: …………………………………………………………….. Thank you very much for spending your time to answer our questions. If you have any idea for establishment “Nha Trang Bay Environment Development Fund”, would you please list below: …………………………………………………………………………………....... ........................................................................................................................................... ...................................................................................................................... We hope there are much more interest for your next visiting Nha Trang. And we trust the environment and landscape of Nha Trang is fresher, the beach is cleaner. You can contemplate whole corals, colorful fishes in bottom of the sea. Thank you and see you again ! Phiếu ñiều tra bằng tiếng Nga Поделись этой информации, собранной Посетителя ТУРИЗМ залива Нячанг Дорогие гости Как вы знаете, залив Нячанг признан Международной Красивой Ассоциацией заливов является 29-м членом самых красивых заливов мира. Тем не менее, на данный момент, окружающей среды и ландшафта залива Нячанг сталкиваются с экологическими проблемами, такими как мусор по людям и туриста, рыбацкие мероприятия истребления. Для того, чтобы найти эффективные решения для решения экологических проблем по защите окружающей среды ландшафт Нячанг залив, не могли бы вы взять свое драгоценное время, чтобы помочь нам завершить это расследование. 01 Откуда Вы ? город и страна ………………….................... 02 Сколько времени вы берете, чтобы время ………………..час добраться до Нячанг Расстояние:…………................ km 03 Основная цель этой поездки 1. □ да, является ваш сотрудник, проживающий или планируете 2. □ нет остановиться во Вьетнаме в течение 01 лет или нет? 04 пол 1. □ мужской 2. □ женский 05 Сколько вам лет (год рождения)? …………………. 06 Ваш уровень образования 1. □ Первичный 2. □ Средняя школа 3. □ Университет 4. □ After University 6. □ Другое (специфические) ………. 07 …………………………………………. Профессия, род занятий …………………………………………. 08 Семейное положение 1. □ да, 2. □ нет 09 Основная цель визита прибрежном городе Нячанг в 1. □ Туристический отдыха, экскурсии, развлечения 2. □ Cеминар 3. □ Бизнес 4. □ Посещение друзей (родственников) 5. □ изучение / Исследования 6. □ Журналистика 7. □ Другое (укажите) …………. 10 Вы прибываете путевке? в Нячанг на 1. □ да, 11 Для путевки: Сколько вы платите за человека? (уточнить валюту) 12 Полная стоимость 2. □ нет 1. Транспортные расходы :…………… 2. Расходы по аренде спальня ............. 3. расходы на напитки: ………... продукты питания, 4. стоимость тутура, экскур................... 5. Расходы на другие:………………… 13 Кроме путевки плату, сколько вы планируете для дополнительной услуги? (уточнить валюту) ………………………… 14 Для индивидуального Путешествия: сколько вы оцениваете для всей поездки для одного человека? (уточнить валюту) Полная сметная стоимость поездки в Нячанге:……………………………. 1. Транспортные расходы: ……………. 3. расходы на напитки::……. продукты питания, 4. стоимость тутура, кскурсии:….......…... 5. Оплата за приобретение товаров и сувениров:…….................................. 6. Расходы услуги:……................. на 15 Сколько людей приходят сюда со Количество человек :……………… своей группой? 16 сколько дней Вы будете проживать в Нячанге? …………………дней 17 Что вы будете делать, если вы не 1. □ посещаете Нячанг? 2. □ другие Работа в определенных органах отдыхать дома 3. □ Путешествия в другом месте (удельный)… 4. □ Другое (конкретных):………….. 18 Если вы путешествуете в другом месте, сколько вы планируете для расходов ……………………………… 19 Какой доход вы потеряли, если вы не идете на работу из-за посещения Нячанг? ………………………………. 20 Что вам больше всего нравится в 1. □ Нячанге 2. □ 3.□ Теплая погода Декорации, прекрасные пляжи Биоразнообразие в заливе НяЧанг □ 5. □ 6. □ 4. 4 Фирменное блюдо из моря Отношение Вьетнама Лучше качество обслуживания в достопримечательностях 21 Сколько раз вы посещаете Нячанг? Pаз :……………………. 22 Как вы оцениваете ландшафт и 1. □ Красивые пейзажи, окружающая среда залива Нячанг? окружающая среда, чистый чистая 2. □ красивый пейзаж, окружающая среда была загрязнена 3. □ здоровая окружающая среда чистый, но никакой красивые пейзажи, 4. □ загрязненная окружающая среда, нет никакой красивые пейзажи 5. □ Другое (укажите) ……………….. 23 По-вашему, что должно Нячанг …………………….……………………. делает так, что Нячанг Bay имеет …………………….……………………. красивый пейзаж, свежий и чистую …………………….……………………. окружающую среду? …………………….……………………....... ................................................................... 24 Вы вернуться Нячанг в будущем? 25 26 1. □ да, 2. □ нет Если да, то сколько раз вы 1. □ планируете посетить Нячанг в год? 2. □ Если нет, вы можете дать повод? Всего 01 раз раз в год 3. □ раз в 2 года 4. □ 02 - 03 раза в год …………………….……………………. …………………….……………………. …………………….……………………. 27 Что вы неудовлетворенный во 1.□ Незаинтересованные окружающей время Вашего путешествия в среды и пейзаж. Нячанге? 2. □ Замусоривание привычка 3. □ Плохие услуги в отель / курорт / Достопримечательности 4. □ Туристических продуктов и услуг не богаты. 5. □ Обман в продаже товаров, услуг 6.□ Быть обеспокоенным коробейников 7. □ Необоснованное цена 8. □ Другие факторы …………………. 28 В целях улучшения окружающей 1. □ да, среды и ландшафт залива Нячанг, вы готовы платить 2. □ нет дополнительную плату за это? 29 Как вы платить дополнительную плату? за это 1. □ 2.□ через туристические агентства Непосредственно в отель / курорт Плата добавляется 3.□ ресторанных услуг к цене 4. □ Доплата за посещения островов в Нячанг □ Другие 5. (специфические)…………… 30 Сколько вы готовы платить? 31 Как вы оцениваете ваш 1. □ уверенность для готов платить за 2. □ дополнительную плату? Очень не уверен 3. □ Довольно уверен 4. □ Конечно формы …………………….……………………. Не уверен 5. □ Очень уверен 32 Если стоимость номера Отель / 1. □ да, курортный отель 'ы в Нячанге увеличится немного для Фонда 2. □ нет развития Нячанг Bay окружающей, вы все еще готовы посетить Нячанг? 33 Вы по-прежнему готовы посетить 1. □ 1-2% по сравнению с током Нячанг, если ставка увеличивается 2. □ 3-4% по сравнению с током номер в отель / курорт от: 3. □ 5-6% по сравнению с током 4. □ 7-8% по сравнению с током 5. □ 8-10% по сравнению с током 6. □ Более 10% по сравнению с током 34 Можете ли вы поделиться ваш ежемесячный доход? (Мы будем держать конфиденциально) ……………………………….. рублей интервьюер: .......................................................................... Адрес, где интервью ....................................................................................... Дата интервью: ............................................................................................... Спасибо вам большое за тратить время, чтобы ответить на наши вопросы. Если у вас есть какие-либо идеи для учреждения «Нячанг фонда залив среда разработки", не могли бы вы перечислить ниже: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Мы надеемся, что есть намного больше интереса для вашего следующего появления в Нячанге. И мы верим окружающей среды и ландшафт Нячанг свежее, пляж чище. Вы можете созерцать целые кораллы, красочные рыбы в дно моря. Спасибо и надеемся видеть Вас снова! PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUI Variables Entered/Removed(b) Model 1 Variables Variables Entered Removed Method LNTHUNHA , BAHOC, BUONBAN, LNTHOIGI, COVICHUC , LNTUOI, . Enter NHANVIEN, LNCPTTHE , LNCPDL(a) 2 Backward (criterion: . BUONBAN Probability of F-toremove >= .100). 3 Backward (criterion: . COVICHUC Probability of F-toremove >= .100). 4 Backward (criterion: . LNTHOIGI Probability of F-toremove >= .100). 5 Backward (criterion: . LNTHUNHA Probability of F-toremove >= .100). 6 Backward (criterion: . LNTUOI Probability of F-toremove >= .100). 7 Backward (criterion: . NHANVIEN Probability of F-toremove >= .100). a All requested variables entered. b Dependent Variable: LNSLAN Model Summary(h) Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin- Square the Estimate Watson 1 .592(a) .350 .321 .48926 2 .592(b) .350 .325 .48806 3 .591(c) .350 .328 .48696 4 .591(d) .349 .330 .48615 5 .590(e) .348 .332 .48544 6 .588(f) .346 .334 .48480 7 .585(g) .343 .333 .48495 1.825 a Predictors: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, BUONBAN, LNTHOIGI, COVICHUC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL b Predictors: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTHOIGI, COVICHUC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL c Predictors: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTHOIGI, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL d Predictors: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL e Predictors: (Constant), BAHOC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL f Predictors: (Constant), BAHOC, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL g Predictors: (Constant), BAHOC, LNCPTTHE, LNCPDL h Dependent Variable: LNSLAN ANOVA(h) Sum of Model 1 Squares Regressio 9 2.908 Residual 48.594 203 .239 Total 74.768 212 26.175 8 3.272 Residual 48.594 204 .238 Total 74.768 212 26.156 7 3.737 Residual 48.612 205 .237 Total 74.768 212 26.082 6 4.347 Residual 48.686 206 .236 Total 74.768 212 25.989 5 5.198 Residual 48.779 207 .236 Total 74.768 212 25.882 4 6.471 Residual 48.886 208 .235 Total 74.768 212 25.616 3 8.539 Residual 49.152 209 .235 Total 74.768 212 Regressio n 3 Regressio n 4 Regressio n 5 Regressio n 6 Regressio n 7 Mean Square 26.175 n 2 df Regressio n F Sig. 12.149 .000(a) 13.735 .000(b) 15.758 .000(c) 18.393 .000(d) 22.057 .000(e) 27.531 .000(f) 36.308 .000(g) a Predictors: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, BUONBAN, LNTHOIGI, COVICHUC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL b Predictors: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTHOIGI, COVICHUC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL c Predictors: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTHOIGI, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL d Predictors: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL e Predictors: (Constant), BAHOC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL f Predictors: (Constant), BAHOC, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL g Predictors: (Constant), BAHOC, LNCPTTHE, LNCPDL h Dependent Variable: LNSLAN Coefficients(a) Model Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients Collinearity T Sig. Std. B 1 2 Error (Constant) 3.200 .609 LNTHOIGI -.022 .038 LNCPDL -.171 LNCPTTHE Correlations Statistics ZeroBeta order Partial Part Tolerance VIF 5.251 .000 -.037 -.565 .572 -.271 -.040 -.032 .743 1.346 .035 -.462 -4.855 .000 -.560 -.323 -.275 .354 2.828 -.077 .037 -.176 -2.074 .039 -.455 -.144 -.117 .447 2.236 LNTUOI -.132 .157 -.053 -.840 .402 -.241 -.059 -.048 .806 1.241 BAHOC .363 .155 .136 2.343 .020 .110 .162 .133 .955 1.047 BUONBAN .002 .094 .001 .020 .984 .028 .001 .001 .624 1.603 NHANVIEN -.094 .101 -.069 -.930 .354 .050 -.065 -.053 .587 1.703 COVICHUC -.023 .101 -.016 -.228 .820 -.045 -.016 -.013 .626 1.597 LNTHUNHA .025 .043 .056 .574 .567 -.428 .040 .032 .340 2.939 (Constant) 3.202 .605 5.295 .000 LNTHOIGI -.022 .038 -.037 -.567 .572 -.271 -.040 -.032 .746 1.341 LNCPDL -.171 .035 -.462 -4.877 .000 -.560 -.323 -.275 .355 2.818 LNCPTTHE -.077 .037 -.176 -2.084 .038 -.455 -.144 -.118 .449 2.229 LNTUOI -.132 .156 -.053 -.842 .401 -.241 -.059 -.048 .806 1.240 BAHOC .363 .155 .136 2.351 .020 .110 .162 .133 .956 1.045 NHANVIEN -.095 .087 -.069 -1.090 .277 .050 -.076 -.062 .786 1.272 COVICHUC -.024 .087 -.017 -.277 .782 -.045 -.019 -.016 .839 1.193 LNTHUNHA 3 4 5 6 .025 .043 (Constant) 3.192 .602 LNTHOIGI -.021 .038 LNCPDL -.172 LNCPTTHE .577 .565 -.428 .040 .033 .341 2.933 5.300 .000 -.037 -.561 .576 -.271 -.039 -.032 .746 1.340 .035 -.465 -4.949 .000 -.560 -.327 -.279 .359 2.783 -.078 .037 -.177 -2.116 .036 -.455 -.146 -.119 .451 2.216 LNTUOI -.125 .154 -.050 -.811 .418 -.241 -.057 -.046 .825 1.212 BAHOC .356 .152 .133 2.342 .020 .110 .161 .132 .983 1.017 NHANVIEN -.087 .082 -.064 -1.060 .290 .050 -.074 -.060 .879 1.138 LNTHUNHA .026 .042 .058 .609 .543 -.428 .043 .034 .344 2.903 (Constant) 3.197 .601 5.317 .000 LNCPDL -.176 .034 -.475 -5.156 .000 -.560 -.338 -.290 .373 2.684 LNCPTTHE -.082 .036 -.186 -2.265 .025 -.455 -.156 -.127 .468 2.138 LNTUOI -.119 .154 -.048 -.777 .438 -.241 -.054 -.044 .829 1.206 BAHOC .361 .152 .135 2.379 .018 .110 .164 .134 .986 1.014 NHANVIEN -.077 .080 -.056 -.958 .339 .050 -.067 -.054 .928 1.077 LNTHUNHA .026 .042 .060 .627 .531 -.428 .044 .035 .345 2.900 (Constant) 3.026 .536 5.649 .000 LNCPDL -.165 .029 -.445 -5.629 .000 -.560 -.364 -.316 .503 1.987 LNCPTTHE -.074 .034 -.167 -2.190 .030 -.455 -.150 -.123 .539 1.855 LNTUOI -.101 .151 -.041 -.672 .502 -.241 -.047 -.038 .859 1.164 BAHOC .364 .151 .136 2.406 .017 .110 .165 .135 .987 1.013 NHANVIEN -.084 .079 -.061 -1.066 .288 .050 -.074 -.060 .950 1.053 (Constant) 2.724 .289 9.409 .000 LNCPDL -.171 .028 -.461 -6.121 .000 -.560 -.391 -.343 .553 1.808 LNCPTTHE -.073 .034 -.166 -2.179 .030 -.455 -.149 -.122 .539 1.854 .362 .151 .135 2.400 .017 .110 .164 .135 .988 1.013 NHANVIEN -.084 .079 -.061 -1.064 .289 .050 -.074 -.060 .950 1.053 (Constant) 2.662 .284 9.382 .000 LNCPDL -.170 .028 -.461 -6.110 .000 -.560 -.389 -.343 .553 1.808 LNCPTTHE -.068 .033 -.154 -2.041 .043 -.455 -.140 -.114 .552 1.812 .347 .150 .130 2.306 .022 .110 .158 .129 .997 1.003 BAHOC 7 BAHOC a Dependent Variable: LNSLAN .056 Collinearity Diagnostics(a) Dimensio Model n Condition Eigenvalue Index Variance Proportions LNTHOIG (Constant) 1 2 3 4 LNCPDL LNCPTTHE LNTUOI BAHOC I BUONBAN NHANVI COVI LNTHU EN CHUC NHA 1 7.421 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 2 1.022 2.695 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .08 .30 .04 .00 3 1.001 2.723 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .18 .00 .28 .00 4 .261 5.334 .00 .12 .00 .00 .00 .00 .53 .23 .46 .02 5 .149 7.062 .00 .74 .00 .00 .00 .02 .09 .25 .09 .02 6 .094 8.896 .00 .03 .00 .00 .00 .08 .09 .20 .10 .34 7 .037 14.173 .01 .03 .01 .01 .01 .86 .00 .00 .00 .07 8 .007 31.927 .04 .07 .28 .38 .14 .02 .02 .00 .01 .37 9 .007 32.432 .00 .00 .70 .50 .00 .01 .00 .01 .00 .05 10 .002 64.511 .94 .00 .00 .11 .85 .01 .00 .00 .01 .13 1 7.143 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 2 1.015 2.652 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .32 .28 .00 3 .531 3.668 .00 .02 .00 .00 .00 .00 .40 .62 .00 4 .158 6.728 .00 .81 .00 .00 .00 .03 .18 .02 .00 5 .100 8.458 .00 .06 .00 .00 .00 .06 .08 .02 .37 6 .037 13.889 .01 .03 .01 .01 .01 .87 .00 .01 .07 7 .007 31.055 .04 .07 .33 .34 .13 .02 .01 .04 .39 8 .007 31.816 .00 .00 .66 .54 .00 .01 .01 .00 .04 9 .002 63.203 .94 .00 .00 .11 .86 .01 .00 .01 .13 1 6.892 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 2 .793 2.948 .00 .01 .00 .00 .00 .00 .76 .00 3 .160 6.561 .00 .81 .00 .00 .00 .03 .17 .00 4 .102 8.230 .00 .08 .00 .00 .00 .06 .05 .37 5 .037 13.578 .01 .03 .01 .01 .01 .88 .00 .07 6 .008 29.963 .04 .07 .33 .32 .13 .01 .00 .38 7 .007 31.251 .00 .00 .66 .55 .00 .01 .01 .03 8 .002 61.802 .95 .00 .00 .11 .85 .01 .00 .14 1 6.089 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .01 .00 2 .751 2.848 .00 .00 .00 .00 .00 .87 .00 3 .105 7.610 .00 .00 .00 .00 .09 .12 .34 4 .038 12.605 .01 .01 .01 .01 .87 .00 .09 5 .008 27.252 .04 .29 .30 .13 .02 .00 .39 6 .007 29.374 .00 .69 .57 .00 .01 .01 .04 5 6 7 7 .002 58.089 .95 .00 .12 .86 .01 .00 1 5.212 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .01 2 .719 2.692 .00 .00 .00 .00 .00 .93 3 .045 10.716 .00 .03 .02 .00 .87 .02 4 .015 18.815 .08 .28 .06 .07 .11 .03 5 .007 27.029 .00 .59 .87 .02 .00 .01 6 .002 50.301 .92 .09 .06 .91 .01 .00 1 4.229 1.000 .00 .00 .00 .00 .01 2 .709 2.443 .00 .00 .00 .00 .92 3 .044 9.756 .00 .05 .02 .83 .02 4 .011 19.713 .74 .45 .00 .16 .02 5 .007 25.435 .25 .50 .98 .01 .02 1 3.937 1.000 .00 .00 .00 .00 2 .046 9.300 .00 .05 .02 .81 3 .011 18.823 .78 .41 .00 .18 4 .007 24.291 .21 .54 .97 .01 .14 a Dependent Variable: LNSLAN Excluded Variables(g) Collinearity Statistics Model Beta In t Sig. Partial Correlation Tolerance VIF Minimum Tolerance 2 BUONBAN .001(a) .020 .984 .001 .624 1.603 .340 3 BUONBAN .010(b) .157 .875 .011 .836 1.197 .342 COVICHUC -.017(b) -.277 .782 -.019 .839 1.193 .341 BUONBAN .007(c) .120 .904 .008 .839 1.192 .342 COVICHUC -.016(c) -.262 .793 -.018 .839 1.192 .341 LNTHOIGI -.037(c) -.561 .576 -.039 .746 1.340 .344 BUONBAN .011(d) .175 .861 .012 .846 1.182 .501 COVICHUC -.020(d) -.324 .746 -.023 .848 1.180 .501 LNTHOIGI -.038(d) -.580 .563 -.040 .747 1.339 .483 LNTHUNHA .060(d) .627 .531 .044 .345 2.900 .345 BUONBAN .006(e) .100 .921 .007 .856 1.168 .538 COVICHUC -.012(e) -.206 .837 -.014 .873 1.146 .539 LNTHOIGI -.034(e) -.529 .597 -.037 .751 1.332 .520 .046(e) .491 .624 .034 .357 2.799 .357 -.041(e) -.672 .502 -.047 .859 1.164 .503 BUONBAN .027(f) .485 .628 .034 .992 1.008 .552 COVICHUC .008(f) .134 .893 .009 .966 1.035 .548 -.017(f) -.272 .786 -.019 .792 1.262 .525 4 5 6 LNTHUNHA LNTUOI 7 LNTHOIGI LNTHUNHA .060(f) .644 .521 .045 .365 2.737 .365 LNTUOI -.040(f) -.667 .505 -.046 .859 1.164 .503 NHANVIEN -.061(f) -1.064 .289 -.074 .950 1.053 .539 a Predictors in the Model: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTHOIGI, COVICHUC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL b Predictors in the Model: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTHOIGI, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL c Predictors in the Model: (Constant), LNTHUNHA, BAHOC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL d Predictors in the Model: (Constant), BAHOC, LNTUOI, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL e Predictors in the Model: (Constant), BAHOC, NHANVIEN, LNCPTTHE, LNCPDL f Predictors in the Model: (Constant), BAHOC, LNCPTTHE, LNCPDL g Dependent Variable: LNSLAN Residuals Statistics(a) Minimum Maximum Mean Std. Deviation N Predicted Value -.3669 1.3630 .6306 .34761 213 Std. Predicted Value -2.870 2.107 .000 1.000 213 .03416 .16961 .06105 .02631 213 -.4156 1.3623 .6303 .34847 213 -1.0541 1.5013 .0000 .48151 213 Std. Residual -2.174 3.096 .000 .993 213 Stud. Residual -2.190 3.139 .000 1.003 213 -1.0701 1.5435 .0003 .49161 213 -2.210 3.208 .001 1.008 213 Mahal. Distance .057 24.938 2.986 4.418 213 Cook's Distance .000 .075 .005 .011 213 Centered Leverage Value .000 .118 .014 .021 213 Standard Error of Predicted Value Adjusted Predicted Value Residual Deleted Residual Stud. Deleted Residual a Dependent Variable: LNSLAN 30 20 10 0 Std. Dev = .99 Mean = 0.00 N = 213.00 75 2. 25 2. 75 1. 25 1. 5 .7 5 .2 5 - .2 5 - .7 5 .2 -1 5 .7 -1 5 .2 -2 Undefined error #61635 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en Undefined error #61625 - Cannot open text file "C:\Program Files\S Undefined error #61644 - Cannot open text file "C:\Program 1.00 .75 .50 .25 0.00 0.00 .25 .50 .75 1.00 Undefined error #61634 - Cannot open text file "C:\Program Files\SPSS\en PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU GIẢI TRÍ 1. Chi phí bằng toàn bộ chi phí thời gian du lịch SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.975205 R Square 0.9510 Adjusted R Square 0.9388 Standard Error 0.595459 Observations 6 ANOVA Df SS MS F 77.67275 Regression 1 27.54054 27.54054 Residual 4 1.418286 0.354571 Total 5 28.95882 Coefficients Standard Error Intercept 10.3815 1.1039 9.4042 0.0007 TC1 -1.3642 0.1548 -8.8132 0.0009 t Stat P-value Significance F 0.000915 Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% 7.316548 13.44652 7.316548 13.44652 -1.79394 -0.93442 -1.79394 -0.93442 2. Chi phí bằng 1/3 chi phí thời gian du lịch SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.9779 R Square 0.9562 Adjusted R Square 0.9453 Standard Error 0.5629 Observations 6.0000 ANOVA Df SS MS Regression 1 27.6912 27.6912 Residual 4 1.267621 0.316905 Total 5 28.95882 Coefficients Standard Error Intercept 10.4290 1.0459 9.9714 TC2 -1.4077 0.1506 -9.3477 t Stat F 87.38006 P-value Significanc eF 0.000729 Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% 0.0006 7.5251 13.3328 7.5251 13.3328 0.0007 -1.8258 -0.9896 -1.8258 -0.9896 TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA CÁC PHẢN BIỆN Câu 1: Phương pháp chọn mẫu của tác giả có ưu, nhược ñiểm gì ? Trả lời: Chọn mẫu là quá trình chọn lựa một bộ phận tương ñối nhỏ từ một tổng thể, với tư cách là ñại diện cho tổng thể nghiên cứu. Sau khi có thông tin thu ñược từ mẫu nghiên cứu sẽ suy rộng cho các ñặc tính của tổng thể nghiên cứu. Do lượng khách ñến Nha Trang trong năm lớn hơn 3 triệu khách nên không thể ñiều tra toàn bộ vì không khả thi cả về 03 tiêu chí: nhân lực, tài chính và thời gian. - Mẫu nghiên cứu trong ñề tài mẫu ñược chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, Phương pháp này có những ưu, nhược ñiểm ñó là: + Ưu ñiểm: Tiến hành lấy mẫu nhanh, thuận tiện và ít tốn kém về chi phí + Nhược ñiểm: Tính ñại diện của mẫu không cao, nên ñộ tin cậy trong kết quả phân tích có hạn chế. Mặt dù tác giả thấy ñược nhược ñiểm của phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhưng ñây là ñề tài tốt nghiệp nhằm học hỏi phương pháp nghiên cứu khoa học nên tác giả chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện ñể thực hiện. Câu 2: Với các kết quả nghiên cứu thu ñược, theo tác giả làm thế nào ñể ñưa các kết quả ấy vào trong chính sách quản lý và thông tin ñến du khách? Trả lời: Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang rất lớn so với giá trị kinh tế mà ngành du lịch mang lại trong một năm, theo tác giả ñể kết quả ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang trở thành con số biết nói, ñi vào chính sách quản lý và ñược thông tin ñến du khách - Thứ nhất: cần tổ chức các cuộc hội thảo khoa học ñể trình bày kết quả nghiên cứu và các nhà khoa học phản biện, từ ñó các nhà quản lý thấy rõ giá trị kinh tế của vịnh Nha Trang làm cơ sở tiếp thu và chỉ ñạo xây dựng kế hoạch bảo tồn, tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang, ñồng thời ñưa ra các giải pháp, chính sách quan trọng, phù hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên môi trường vịnh Nha Trang, ñặc biệt là việc khai thác tài nguyên môi trường vịnh Nha Trang ñể phát triển ngành du lịch một cách bền vững - Thứ hai: Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức: trực quan, báo chí, ñài phát thanh... cho người dân và du khách thấy rõ giá trị kinh tế của vịnh Nha Trang mà nghiên cứu ñã chỉ ra. - Thứ ba: làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên từ trong trường học các cấp 121 Câu 3. Tác giả cho biết mối quan hệ giữa chi phí du hành và cầu du lịch theo loại khách về mặt lý luận và thực tiễn tại ñịa bàn nghiên cứu? Trả lời: Theo kết quả nghiên cứu chi phí du hành và cầu du lịch có mối quan hệ tác ñộng lẫn nhau, tuy nhiên trong ñề tài nghiên cứu chưa phân tầng loại khách theo vùng: khách thu nhập cao, thu nhập trung bình, thu nhập thấp...theo từng vùng. Do ñó, ñề tài chưa nêu ra ñược mối quan hệ giữa chi phí du hành và cầu du lịch theo loại khách về mặt lý luận và thực tiễn tại ñịa bàn nghiên cứu, ñây cũng là một hạn chế của ñề tài, cần có các nghiên cứu khác sâu hơn, dùng phương pháp thu thập mẫu thích hợp hơn ñể xác ñịnh mối quan hệ giữa chi phí du hành và cầu du lịch theo loại khách về mặt lý luận và thực tiễn tại ñịa bàn nghiên cứu. Tác giả ñề tài Trần Ngọc Sanh [...]... khoa học về giá trị về cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang, hay nói khác ñi là giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang ñáng giá bao nhiêu tiền nếu nhìn từ góc ñộ giải trí du lịch của du khách Thứ hai, kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã giải thích ñược một số nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách và khả năng sẵn lòng trả của họ cho quỹ phát triển môi trường của vịnh Nha Trang Thứ ba,... ngành du lịch Nha Trang – Khánh Hòa nói chung Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể của ñề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau: - Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang dưới khía cạnh giải trí du lịch - Ước lượng thặng dư tiêu dùng của khách du lịch khi thực hiện du lịch tại vịnh Nha Trang - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí của du khách ñối với vịnh Nha Trang ñể tìm... của các nhân tố này ñối với cầu giải trí của du khách - Xác ñịnh mức sẵn lòng trả của du khách cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang - Gợi ý các chính sách góp phần khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang trong việc phát triển du lịch 3 Câu hỏi nghiên cứu - Giá trị giải trí du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang là gì ? - Lợi ích thu ñược từ hoạt ñộng du lịch của du. .. tài: Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế cho mình 3 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu chung của ñề tài là vận dụng các phương pháp và mô hình lý thuyết về giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường nói chung mà cụ thể là mô hình chi phí du hành theo vùng ñể ước lượng giá trị cảnh quan môi trường. .. suất du lịch ñến Nha Trang - Ảnh hưởng của các ñặc ñiểm kinh tế - xã hội ñối với cầu giải trí và giá sẵn lòng trả của du khách tại Nha Trang - Nhận dạng về giá sẵn lòng trả của du khách về giá trị giải trí du lịch của vịnh Nha Trang nếu tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang ñược duy trì, bảo tồn phát triển tốt hơn 22 Trong phỏng vấn sơ bộ, nghiên cứu ñã chọn 50 du khách trong và ngoài nước từ các... yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí của du khách và ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang Bên cạnh ñó, luận văn còn trình bày về mức sẵn lòng trả của du khách cho quĩ phát triển môi trường vịnh Nha Trang Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO TỒN VỊNH NHA TRANG Trong chương 4 này, luận văn sẽ nêu quan ñiểm, mục tiêu phát triển về du lịch của Khánh Hòa và gợi ý các... bao gồm: Bước 1: Xác ñịnh số vùng của du khách xung quanh ñịa ñiểm nghiên cứu Bước 2: Thu thập những thông tin về du khách từ mỗi vùng và số lượng du khách ñã ñến thăm từ năm trước Bước 3: Thu thập và ñiều tra mẫu Bước 4: Tính tỉ lệ du khách cho từng vùng Bước 5: Ước lượng chi phí du lịch Bước 6: Xây dựng ñường cầu và ước lượng thặng dư tiêu dùng Bước 7: Ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách... những ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái môi trường biển Nên về lâu dài, nếu những vấn ñề về môi trường không ñược giải quyết một cách thỏa ñáng thì giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khó phát huy ñược tác dụng của nó, ñặc biệt là giá trị giải trí du lịch ñối với du khách Do ñó, việc ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang không chỉ giúp cho chính quyền... trường vịnh Nha Trang nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch, ñồng thời giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du khách khi thực hiện các hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang Từ ñó nhằm tìm ra một số giải pháp và chính sách quan trọng tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý có những chính sách phù hợp ñối với việc sử dụng và khai thác tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang nói riêng và ngành du lịch. .. ñược sử dụng ñể xây dựng ñường cầu và ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang Phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên (CVM) cũng ñược sử dụng ñể ñánh giá mức sẵn lòng trả của du khách cho việc bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước ñối với vịnh Nha Trang là 23.281,281 tỉ ñồng và thặng dư