1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao bảo vệ môi trường

105 755 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --- oOo --- SỬ THỊ OANH HOA ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

- oOo -

SỬ THỊ OANH HOA

ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN NHẰM NÂNG CAO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Quản lý môi trường

Mã số: 608510

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA–ĐHQG–HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Phùng Chí Sỹ Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS Lê Văn Khoa Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS.Phan Thị Giác Tâm Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày …26…tháng……01……năm…2013……

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 PGS.TS.Nguyễn Phước Dân

2 PGS.TS.Phùng Chí Sỹ

3 TS Lê Văn Khoa

4 TS Phan Thị Giác Tâm

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Sử Thị Oanh Hoa MSHV: 09260529

Ngày, tháng, năm sinh: 06 – 02 – 1985 Nơi sinh: Nha Trang

Chuyên ngành: Quản lý môi trường Mã số: 608510

I TÊN ĐỀ TÀI: Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng

phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao

bảo vệ môi trường

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Nêu tầm quan trọng của việc đánh giá giá trị hàng hóa, dịch vụ phi thị trường

- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường và tiến hành dự báo

xu hướng các vấn đề môi trường trên đảo Phú Quốc khi phát triển du lịch

- Phương pháp luận đánh giá giá trị kinh tế môi trường hàng hóa phi thị trường

- Thiết kế nghiên cứu: bản câu hỏi khảo sát trực tuyến và tiến hành khảo sát thu

thập dữ liệu

- Kết luận đề xuất kiến nghị thông qua các kết quả thu được

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 2/07/2012

III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Phùng Chí Sỹ

Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2012

TRƯỞNG KHOA

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi rất may mắn đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ các thầy cô và bạn bè Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Phùng Chí Sỹ đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là thầy TS Võ Lê Phú, thầy TS Lê Văn Khoa, chị Mai Minh Phương đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình tôi và bạn bè những người đã luôn bên tôi, động viên giúp tôi vượt qua khó khăn

Sử Thị Oanh Hoa

Trang 5

Từ khóa: Bảo tồn thiên nhiên, phương pháp chi phí du hành, phương pháp đánh giá

ngẫu nhiên

Trang 6

ABSTRACT

Nature environment has a close relationship to human activities and development However, due to unstainable development, a lack of understanding ‘s environmental value, inhabitants, authorities and stakehoders have protected environment insufficiently and the investment in nature conservation has not corresponded to its value Applying methods of economic valuation to non-market goods, the research applied simultaneously travel cost and contingent valuation methods to tourists in Phu Quoc island to estimate the island’s value to increase environmental protection The result shows the huge tourism benefit for multi-beneficiaries and confirms the importance of nature as a recreational asset It also explores the possibility for local authorities to apply market-based instruments to environmental management Tourists are willing to pay for hypothetical scenario of nature conservation at rate of 4.46USD/person/trip

Keywords: nature conservation, travel cost method, contingent valuation method

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2012

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

LỜI CAM ĐOAN vi

DANH MỤC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU LUẬN VĂN 4

1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.6 TÍNH MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 8

1.1 GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA MÔI TRƯỜNG 8

1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG CỦA HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ PHI THỊ TRƯỜNG 9

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 9

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 12

2.1 ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA LÝ VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 12

2.4.1 Điều kiện về đia lý 12

2.1.1 Điều kiện khí hậu thủy văn: 13

2.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 13

2.2.1 Tình hình kinh tế 13

2.2.2 Tình hình xã hội 14

2.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 14

2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 15

Trang 9

2.4.1 Hiện trạng môi trường nước huyện đảo Phú Quốc 15

2.4.2 Hiện trạng môi trường đất huyện đảo Phú Quốc 17

2.4.3 Chất lượng môi trường không khí 20

2.4.4 Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học 23

2.5 DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI 24

2.5.1 Vấn đề ô nhiễm suy thoái môi trường nước 24

2.5.2 Vấn đề gia tăng ô nhiễm môi trường không khí 24

2.5.3 Vấn đề suy thoái môi trường biển 24

2.5.4 Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, các nguồn lợi thủy sản 25

2.5.5 Vấn đề ô nhiễm, suy thoái tài nguyên môi trường đất 26

CHƯƠNG 3: ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ KINH TẾ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 27

3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 27

3.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH 29

3.2.1 Cơ sở lý thuyết 29

3.2.2 Các bước tiến hành 32

3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN 36

3.3.1 Cơ sở lý thuyết 36

3.3.2 Các bước tiến hành 38

CHƯƠNG 4: THU THẬP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 41

4.1 THU THẬP DỮ LIỆU 41

4.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn du khách 41

4.1.2 Thiết kế khảo sát thu thập dữ liệu 44

4.2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 45

4.2.1 Phương pháp chi phí du hành 45

4.2.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM HẢO 70

PHỤ LỤC 74

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Vị trí huyện đảo Phú Quốc 3

Hình 2: Tổng giá trị kinh tế hàng hóa, dịch vụ môi trường 9

Hình 3: Bảng đồ hành chánh huyện đảo Phú Quốc 12

Hình 4: Biểu đồ biểu diễn giá trị NO2 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo Phú Quốc 22

Hình 5: Biểu đồ biểu diễn NH3 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo 22

Hình 6: Phương pháp đánh giá giá trị kinh tế 29

Hình 7: Giá trị giải trí khu du lịch 31

Hình 8: Du khách đánh giá điều kiện môi trường, vệ sinh trên đảo Phú Quốc 48

Hình 9: Du khách xếp hạng thứ tự các vấn đề ưu tiên trên đảo 49

Hình 10: So Sánh trình độ học vấn giữa du khách quốc tế và nội địa 51

Hình 11: Số lần du khách du lịch Phú Quốc 53

Hình 12: Số ngày nghỉ trên đảo 53

Hình 13: Thu nhập hàng tháng giữa du khách trong và ngoài nước 57

Hình 14: Trình độ học vấn giữa du khách trong và ngoài nước 57

Hình 15: Cách thức du khách sẵn lòng chi trả chương trình bảo tồn thiên nhiên 61

Hình 16: Cách thức du khách sẵn lòng chi trả cho chương trình cải thiện môi trường 61

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Chất lượng nước mặt khu vực Phú Quốc 16

Bảng 2: Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ 17

Bảng 3: Tổng hợp thông tin các bãi chôn lấp rác trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc 19

Bảng 4: Chất lượng không khí vùng Hải Đảo 21

Bảng 5: Chi tiêu của du khách cho chuyến du lịch ở Phú Quốc 46

Bảng 6: Thu nhập hàng tháng của du khách quốc tế và nội địa 46

Bảng 7: Thống kê phương tiện giao thông ra Đảo Ngọc 47

Bảng 8: Thống kê các hoạt động vui chơi của du khách trên đảo 47

Bảng 9: Nhận định của du khách về thực trạng môi trường tự nhiên và thứ tự ưu tiên các vấn đề môi trường trên đảo 50

Bảng 10: Bảng tóm tắt dữ liệu phân tích theo phương pháp chi phí du hành 52

Bảng 11: Kết quả phân tích hồi quy Poisson bằng phương pháp chi phí du hành 55

Bảng 12: Tác động biên sau khi phân tích mô hình hồi quy Poisson 56

Bảng 13: Mô tả các thông số phân tích theo phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 58

Bảng 14: Tóm tắt số liệu mức sẵn long chi trả của du khách 59

Bảng 15: Phương pháp chi trả cho chương trình bảo tồn thiên nhiên và chương trình cải thiện môi trường trên đảo 60

Bảng 16: Phân tích hồi quy Probit để xác địng quyết định đóng góp của du khách cho chương trình thiên nhiên môi trường đề xuất 62

Bảng 17: Tác động biên của các hệ số sau khi phân tích Probit 63

Bảng 18: Phân tích hồi quy Tobit về mức du khách sẵn lòng đóng góp 64

Bảng 19: Tác động biên sau phân tích hồi quy Tobit 65

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn du khách (Bảng tiếng Việt) 74 PHỤ LỤC 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn du khách (Bảng tiếng Anh) 84

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CE Phương pháp lựa chọn thực nghiệm

CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

DLST Du lịch sinh thái

EEPSEA Chương trình kinh tế và môi trường các nước Đông Nam Á

NOAA Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ

TCM Phương pháp chi phí du hành

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc

WTA Mức giá chấp nhận đền bù

WTP Mức giá sẵn lòng chi trả

WWF Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên

ZTCM Phương pháp chi phí du hành theo vùng

Trang 14

MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nằm trong quần thể đảo ven bờ biển Tây Nam, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là một vùng đảo giữ vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, đây còn là nơi giao lưu thương mại, dịch vụ mang ý nghĩa quốc tế và khu vực Cách Hà Tiên 40km, được mệnh danh là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc có biển trời mênh mang, xanh ngát, có núi cao rừng già bao phủ Bên trong những dãy núi trùng điệp là những con sông, dòng suối uốn lượn đổ ra biển khơi Theo ông Thái Thành Lượm (2010), Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Kiên Giang, huyện đảo Phú Quốc có nhiều hệ sinh thái đặc trưng, bao gồm: hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc; hệ sinh thái dưới nước; hệ sinh thái biển Trong đó, rừng nguyên sinh (chiếm khoảng 75% tổng diện tích đảo) đã và đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ mực nước ngầm và điều hoà khí hậu quanh năm mát mẻ trên đảo Hệ sinh thái dưới nước nằm lọt lòng trong khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang nổi tiếng với rạn san hô phong phú, đầy màu sắc và thảm cỏ biển độc nhất vô nhị ở nước ta Nơi đây còn là nơi trú ngụ của quần thể Bò biển (Dugong dugon) quý hiếm, tuy nhiên chúng đang bị đe doạ bởi sự đánh bắt lấy thịt và buôn bán các bộ phận cơ thể để làm thuốc Ngoài ra, khu vực này còn xuất hiện các loài rùa biển quý như: vích, đồi mồi, rùa da…

Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều bãi tắm đẹp, hệ sinh thái đa dạng, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, vài năm gần đây Phú Quốc đã trở thành một điểm đến nổi tiếng, hằng năm thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghĩ dưỡng

Với mục tiêu xây dựng đảo Phú Quốc thành một đảo du lịch tầm cỡ khu vực

và thế giới, đón tiếp 2- 3 triệu lượt khách/năm vào năm 2020 (Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg), những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch, kinh tế huyện đảo trong đó có Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến

Trang 15

năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 – 2020” đã nhấn mạnh “ưu tiên cho phát triển kinh tế bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái”

Phú Quốc đang trên đà đổi mới, sự phát triển nhanh tạo sức ép lên môi trường

tự nhiên trên đảo đặc biệt là do những tác động từ biến đổi khí hậu và áp lực do gia tăng dân số, các hoạt động kinh tế Mặc dù được định hướng phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường và được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2008/QĐ-TTg vào ngày 10 tháng 10 năm 2008, phê duyệt “Đề án tổng thể bảo

vệ môi trường đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” nhưng môi trường tự nhiên trên đảo vẫn bị xâm hại nghiêm trọng và đang suy thoái dần Những năm gần đây, các dự án khai thác tài nguyên, quá trình di dân từ đất liền ra đảo và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cư dân địa phương đã gián tiếp, hoặc trực tiếp tác động tiêu cực đến môi trường Phú Quốc có tiềm năng to lớn để phát triển trở thành một điểm du lịch đẳng cấp quốc tế sánh ngang với thiên đường du lịch Bali, Phuket ở Đông Nam Á

Tuy nhiên hiện nay, Phú Quốc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, những vấn đề ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học, làm xấu đi hình ảnh thiên đường trong mắt du khách trong và ngoài nước Vấn đề lựa chọn giữa khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế hay ưu tiên cho công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường đang là vấn đề hóc búa cho các nhà quản lý hiện nay Phát triển bao nhiêu là tốt nhất cho nền kinh tế ở huyện đảo Phú Quốc để tối đa hóa lợi ích xã hội, nhưng mặt khác vẫn bảo vệ tốt môi trường thiên nhiên đảm bảo cho phát triển bền vững? Một khi giá trị thực của tài nguyên môi trường không được nhận biết, các tác động, hậu quả đến con người ngày càng lớn

Đề tài “Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao bảo vệ môi trường” sẽ cung cấp thông tin hữu ích để giải quyết bài toán khó khăn này Kết quả giá trị kinh tế du lịch của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để các nhà quản lý lựa chọn các dự án tối ưu để phát triển bền vững Ngoài ra kết quả của đề tài cũng

Trang 16

góp phần nâng cao nhận thức về môi trường của người dân và du khách, hiểu được cái quý giá của tự nhiên và họ đang sở hữu hay đang chiêm ngưỡng từ đó có những hành động bảo vệ tích cực và thiết thực hơn

(Nguồn: Trích từ trang web http://thanhphohochiminhcity.jaovat.com)

Hình 1: Vị trí huyện đảo Phú Quốc

Trang 17

1.2 MỤC TIÊU LUẬN VĂN

Mục tiêu của luận văn là lượng giá giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc, đi sâu vào việc phân tích, đánh giá kinh tế các thành phần tài nguyên, môi trường du lịch trên đảo theo đơn vị tiền tệ

Cuối cùng, dựa trên những kết quả thu được, luận văn sẽ đề xuất sử dụng công cụ kinh tế , công cụ quản lý mềm vào công tác quản lý môi trường ở địa phương nhằm tạo nguồn ngân sách phục vụ cho công tác bảo tồn và đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thiên nhiên trên đảo của người dân và du khách

1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Bao gồm toàn bộ phần đất liền của đảo Phú Quốc, vùng biển ven bờ đảo Phú Quốc, các điểm DLST ở quần đảo An Thới, đặc biệt là vườn quốc gia Phú Quốc và khu bảo tồn thiên nhiên biển, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển

1.3.2 Phạm vi thời gian:

Đề tài được thực hiện từ đầu năm 2012 bắt đầu từ việc tổng quan tài liệu, thu thập các dữ liệu thứ cấp liên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển du lịch đảo, hiện trạng môi trường cũng như dự báo diễn biến môi trường trên đảo Phú Quốc từ năm 2005 đến 2011 Đầu năm 2012, tiến hành khảo sát trực tuyến thu thập dữ liệu sơ cấp liên quan đến hành vi du lịch của du khách, mức du khách sẵn lòng chi trả cho kịch bản bảo tồn trên đảo cũng như cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trên đảo và đặc điểm của du khách tới đảo để tính toán giá trị kinh

tế đảo

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: du khách đã từng và du khách chưa từng đến du lịch Phú Quốc nhưng có mong muốn đi trong tương lai gần

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài ước lượng giá trị kinh tế huyện đảo Phú Quốc thông qua hai phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Nội dung nghiên cứu gồm 05 phần chính:

Trang 18

- Giá trị môi trường và tầm quan trọng của việc đánh giá giá trị hàng hóa, dịch

vụ phi thị trường Đề tải tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế về vấn đề này, phân tích lý do thực hiện đề tài

- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường và tiến hành dự báo

xu hướng các vấn đề môi trường trên đảo Phú Quốc khi phát triển du lịch

- Trình bày phương pháp luận và chi tiết hai phương pháp được áp dụng để đánh giá giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc: phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

- Thiết kế nghiên cứu: bản câu hỏi khảo sát trực tuyến và tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu để tính toán giá trị kinh tế môi trường đảo

- Dựa vào kết quả thu được nhận xét đánh giá giá trị kinh tế môi trường đảo đồng thời đề xuất áp dụng các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng những phương pháp cơ bản được trình bày dưới đây Ngoài ra, đối với phương pháp đánh giá giá trị hàng hóa phi thị trường, luận văn áp dụng hai phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp chi phí

du hành và đánh giá ngẫu nhiên sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 3 để đánh giá giá trị kinh tế môi trường Phú Quốc

- Phương pháp kế thừa: đề tài sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế khái quát phương pháp luận đánh giá giá trị kinh tế hàng hóa, dịch vụ phi thị trường đồng thời phân tích lý do lựa chọn đề tài

- Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến chuyên gia về nội dung bản câu hỏi khảo sát, đề xuất áp dụng công cụ kinh tế vào công tác quản lý môi trường ở địa phương Các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học nghiên cứu về bảo tồn thiên nhiên, các nhà môi trường, kinh tế môi trường, cũng như các nhà quản lý, đề xuất chính sách ở địa phương

- Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng trong đề tài để đánh giá giá trị kinh tế môi trường đảo bao gồm hàm chi phí du hành, mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ môi trường

Trang 19

Các mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở lý các lý thuyết kinh tế, được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, được chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các trục trặc và lỗi kỹ thuật phát sinh

- Phương pháp điều tra xã hội học: được tiến hành khảo sát trực tuyến với đối tượng tham gia là du khách tham quan

- Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê STATA; dữ liệu, thông tin thu thập được chỉ được sử dụng phục vụ việc nghiên cứu và thực hiện đề tài

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện đề tài Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết Các biện pháp và qui trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp

- Phương pháp đánh giá giá trị hàng hóa dịch vụ phi thị trường: áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm trong nhóm phương pháp phát biểu sự ưa thích (Stated preference method) và phương pháp chi phí du hành nằm trong nhóm phương pháp bộc lộ sự ưa thích (Reaved preference method) để ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc

1.6 TÍNH MỚI, Ý NGHĨA HOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Tính mới: Việc đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên và môi trường ở nước ta

được bắt đầu vào giữa những năm 90 cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào đánh giá thiệt hại và

áp dụng chủ yếu phương pháp giá thị trường Phương pháp này thường bỏ qua giá trị của các hàng hóa dịch vụ môi trường chưa được định giá trên thị trường, do đó giá trị tính được chưa thể hiện đầy đủ mức thiệt hại Những năm gần đây, đánh giá giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ môi trường phi thị trường được quan tâm tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện và mới chỉ dừng ở việc đánh giá giá trị kinh tế khu bảo tồn hay vườn quốc gia Đề tài đánh giá giá trị kinh tế môi trường đảo, hải đảo nhằm khẳng định môi trường là tài sản để phát triển du lịch đảo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân và du khách là vấn đề rất mới mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực

Trang 20

- Tính khoa học: dựa vào tình hình phát triển du lịch, thực trạng môi trường đảo

đề tài áp dụng phương pháp chi phí du hành và đánh giá ngẫu nhiên để ước lượng giá trị kinh tế huyện đảo Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát du khách và

số liệu thứ cấp từ các cơ quan chuyên ngành, các đề tài nghiên cứu về Phú Quốc trước đây

- Tính thực tiễn: góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân

và du khách tới đảo Ngoài ra giá trị thu được sẽ là cơ sở khoa học cho các cấp quản

lý, chính quyền địa phương đánh giá đầy đủ lợi ích chi phí của dự án mà không bỏ qua yếu tố môi trường vào

Trang 21

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA MÔI TRƯỜNG

Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện cho chúng ta sống, hoạt động và phát triển Theo quan điểm hiện đại, môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên như đất, nước, không khí… và các yếu tố xã hội, nhân văn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống và hoạt động của con người Môi trường có mối quan hệ vô cùng mật thiết đối với sự phát triển của con người thể hiện qua bốn chức năng chính: cung cấp nơi sống, chỗ cư trú an toàn, đủ điều kiện để con người phát triển; cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho hoạt động sản xuất; nơi chứa đựng và tự làm sạch chất thải do con người tạo ra; và cuối cùng là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin Tuy nhiên do tập trung phát triển kinh tế, chúng ta đã và đang làm môi trường bị suy thoái, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên diện rộng Giá trị của hàng hóa, dịch vụ môi trường thường hay bị đánh giá thấp, hoặc bị lờ đi hoặc thậm chí bị bỏ quên

Theo quan điểm kinh tế, giá trị của hàng hóa chính là giá mà cá nhân sẵn sàng chi trả để có được hàng hóa đó Giá trị này dễ dàng được nhận biết thông qua giá cả của hàng hóa đó trên thị trường Hàng hóa dịch vụ môi trường có loại được buôn bán được trên thị trường và rất có giá trị như các sản phẩm từ rừng, khoáng sản, dầu mỏ than đá, kim loại…nhưng còn lại đa phần là các loại hàng hóa không buôn bán được hay còn gọi hàng hóa môi trường phi thị trường như nước sạch, các khu bảo tồn, vườn quốc gia Giá trị của loại hàng hóa này không được biểu hiện rõ ràng và thường bị quy là vô giá trị Một khi không nhận thức được giá trị này, người dân, người ra quyết định có xu hướng bỏ qua nó, sử dụng thừa thải, không hợp lý và không có ý thức, hành động bảo vệ chính đáng

Giá trị môi trường lần đầu tiên được các nhà kinh tế học đề cập đến từ những năm 1950 nhằm quy đổi giá trị theo dòng tiền trong việc xem xét yếu tố môi trường, đánh giá toàn diện chi phí lợi ích của dự án Pearce và Tunner (1990) tổng kết tổng giá trị môi trường bao gồm: giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng là các sản phẩm, dịch vụ môi trường cung cấp cho con người một cách trực tiếp (giá

Trang 22

trị lâm sản, khoáng sản, giá trị du lịch…) hoặc gián tiếp (giá trị chống xói mòn, giá trị hấp thụ cácbon…) Giá trị phi sử dụng bao gồm các giá trị mà xã hội bằng lòng chi trả để có thể được sử dụng các dịch vụ của hệ sinh thái, môi trường trong tương lai

Hình 2: Tổng giá trị kinh tế hàng hóa, dịch vụ môi trường

(Nguồn: Dịch lại từ Pearce, Atkinson & Mourato, 2006)

1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG CỦA HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ PHI THỊ TRƯỜNG

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ môi trường xuất hiện đầu tiên ở Mỹ từ những năm 1950, ngày nay các phương pháp, kỹ thuật đánh giá đã được phát triển hoàn thiện và áp dụng rộng rãi tại nhiều nước Các nước phát triển như Úc, Canada , các nước ở khu vực Bắc Âu sử dụng chúng như là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình ban hành chính sách phát triển có tác động lớn đến môi trường Hiện nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái lan, Philipin, Indonesia…cũng tiến hành thực hiện đánh giá các giá trị kinh tế môi trường phục vụ cho phát triển bền vững

Được sự hỗ trợ của WWF, Garcia (2006) đã sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để tìm ra giá trị sẵn lòng chi trả của du khách khi tham quan đảo Puerto

Trang 23

Galera ở Philipin là 70 PhP cho du khách nội địa và 530 PhP đối với du khách quốc

tế Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc minh bạch việc phân bổ nguồn phí môi trường thu được và nguồn phí này phải nhằm vào mục đích phục vụ cho du lịch địa phương phát triển bền vững Tác giả đồng thời kiến nghị thực hiện đánh giá giá trị này thường xuyên để xác định mức phí thu hợp lý

Gần đây Arif Rahman Hakim, Sri Subanti và Mangara Tambunan (2011) đã tiến hành đánh giá giá trị du lịch ở hồ Rawapening, Indonesia Các tác giả sử dụng

cả hai phương pháp chi phí du hành và đánh giá ngẫu nhiên thông qua du khách tính được tổng giá trị môi trường lần lượt là 741 tỷ Rp/năm và 1654 tỷ Rp/năm Kết quả của nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của hồ Rawapening trong phát triển

du lịch ở địa phương

Bishop và cộng sự (2011) trong một nghiên cứu của NOAA đã áp dụng đánh giá ngẫu nhiên du hành thông qua khảo sát trực tuyến với hơn 3200 hộ dân để xác định giá trị kinh tế rặn san hô vùng biển Hawaii Nhóm nghiên cứu tiến hành hỏi mức sẵn lòng chi trả của người dân cho hai vấn đề: bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái rặng san hô bằng cách giảm các tác động xấu từ việc đánh bắt hải sản và phục hồi rặn bị tàn phá do tàu bè Giá trị này được ước tính lên tới 33.57 triệu đô la Mỹ mỗi năm thể hiện người dân rất quan tâm đến đa dạng sinh học nơi đây và sẵn sàng hỗ trợ chính quyền địa phương trong công tác bảo tổn

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, việc đánh giá giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ môi trường bắt đầu vào giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường 1993 trong đó đòi hỏi việc xác định thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra trong đó sử dụng chủ yếu các phương pháp giá thị trường Gần đây, việc đánh giá thiệt hại về tài nguyên và môi trường càng trở nên cấp bách cùng với áp lực phát triển kinh tế Vì thế, đã có xuất hiện nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này và các phương pháp được sử dụng ngày càng đa dạng hơn Hiện nay, nhiều tác giả đã quan tâm đến việc áp dụng phương pháp đánh giá giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ môi trường phi thị trường đặc biệt là phương pháp phương pháp Chi phí du lịch (Travel Cost Method - TCM) và Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method -

Trang 24

CVM) Các phương pháp này dựa trên các thị trường sẵn có hoặc xây dựng các thị trường giả định để đánh giá phúc lợi (welfare) của người sử dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách Mở đầu bằng nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999) về giá trị du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương thông qua việc sử dụng phương pháp TCM Tiếp sau

là nghiên cứu của hai tác giả Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn (2000) về đánh giá giá trị kinh tế môi trường Hòn Mun, Nha Trang Khánh Hòa áp dụng phương pháp du hành theo vùng (ZTCM) để xây dựng đường cầu giải trí của du khách nội địa khi đến thăm đảo Hòn Mun Giá trị giải trí của Hòn Mun được ước tính khoảng 45,4 tỷ đồng vào năm 2000 Giá trị này thể hiện tiềm năng du lịch to lớn của đảo Hòn Mun, mặc dù giá trị giải trí chỉ phản ánh một phần trong tổng giá trị kinh tế đảo Hòn Mun nhưng nó cũng đã cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại khu vực này giai đoạn 2000-2007 Năm 2008, nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh và Trương Ngọc Phong cho ra kết quả giá trị cải thiện chất lượng môi trường đảo Hòn Mun được ước tính đạt 28.3 tỷ đồng

Ngoài phương pháp TCM, phương pháp CVM cũng được áp dụng phổ biến

để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi ích của việc tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường Phương pháp này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của tác giả Bùi Dũng Thể (2005) để xác định mức chi trả của người dân để bảo tồn rừng đầu nguồn tại Huế và tác giả Đinh Đức Trường (2008) để xác định sự suy giảm giá trị của hệ sinh thái san hô do sự cố dầu tràn tại Quảng Nam Gần đây, một phương pháp đánh giá mới dựa trên thị trường giả định và lựa chọn hành vi (Choice modelling) cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng (2008) để xác định giá trị của bảo tồn đất ngập nước ở Vườn Quốc gia Tràm Chim Phương pháp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà sinh thái học để xây dựng các kịch bản bảo tồn phù hợp, từ đó tính ra lợi ích của từng kịch bản

Trang 25

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI

TRƯỜNG HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 2.1 ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA LÝ VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

2.4.1 Điều kiện về địa lý

Nằm ở cực tây nam vùng biển Việt Nam, thuộc vùng vịnh Thái Lan, Phú Quốc có tổng diện tích tự nhiên là 589,23km2 Mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý, cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và thị xã Hà Tiên là 25 hải lý Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại về phía Nam Chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km

Quần đảo Phú Quốc bao gồm 1 đảo chính và khoảng trên 20 đảo nhỏ Trên đảo chính có hai thị trấn : Dương Đông, An Thới và 8 xã: Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa

Cạn, Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, Hòn Thơm, Thổ Chu

Hình 3: Bảng đồ hành chánh huyện đảo Phú Quốc

(Nguồn: Website tỉnh Kiên Giang, 2011)

Trang 26

2.1.1 Điều kiện khí hậu thủy văn:

Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau

+ Nhiệt độ: cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5

+ Độ ẩm: có độ ẩm trung bình 78%

+ Hướng gió: tốc độ gió trung bình 4,5 m/s, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s

- Mùa mưa: Mùa mưa mây nhiều, Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục

+ Độ ẩm cao, từ 85 đến 90%

+ Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng

Phú Quốc có 130 km bờ biển, 4 hướng là biển của vịnh Thái Lan, do địa hình phức tạp, núi bị chia cắt liên tục nên có nhiều suối rạch, lượng mưa tập trung trong mùa mưa nên lượng nước mặt thường chảy nhanh, tạo ra sự bào mòn và rửa trôi đất mặt, mùa khô thường bị nhiễm mặn và khô cạn Các rạch lớn như rạch Cửa Cạn, rạch Đầm, rạch Dương Đông, rạch Tràm … là nơi thoát nước ngọt ra biển và thường để nước mặn xâm nhập vào đảo trong mùa khô

2.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.1 Tình hình kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Phú Quốc đã có những bước chuyển biến khá ổn định với tốc độ cao Cơ cấu nền kinh tế đã dần chuyển theo hướng tích cực, phù hợp với thị trường, đó là tăng dần tỷ lệ các ngành mũi nhọn dịch vụ, du lịch, đánh bắt và chế biến hải sản (Trần Hồng Hà, 2008) Đáng kể nhất là Phú Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 22%/năm, GDP năm 2012 ước đạt 2.145 tỉ đồng, gấp gần năm lần năm 2004 Hiện thu nhập bình quân đầu người của Phú Quốc đạt 50 triệu đồng/người/năm, bằng 5,78 lần so với tám năm trước

Trang 27

2.2.2 Tình hình xã hội

Dân số Phú Quốc năm 2006 là 86.900 người tăng lên 110.000 năm 2010 với mật độ khoảng 186ngừơi/km2 và dự báo đến năm 2020 có quy mô khoảng 340.000 người, trong đó dân số đô thị từ 160.000 - 180.000 người (Niên giám thống kê Kiên Giang, 2011)

Cơ cấu lao động có xu hướng giảm trong các ngành sản xuất nông-lâm-thủy sản và tăng nhanh các ngành dịch vụ,du lịch Tuy nhiên Phú Quốc đang gặp trở ngại lớn là nguồn nhân lực thiếu hụt nghiêm trọng, nhất là nhân lực chất lượng cao Theo thống kê, huyện Phú Quốc có khoảng 1.500 người phục vụ trong hơn 150 cơ

sở du lịch nhưng có tới 80% chưa qua đào tạo chuyên môn, 20% nhân viên còn lại cũng chỉ được đào tạo ngắn hạn, trình độ nghiệp vụ còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này Trên địa bàn huyện hiện chỉ có một trường dạy nghề tư thục; một số lớp trung cấp du lịch, quản lý nhà hàng, khách

sạn (Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2011)

2.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

Huyện đảo Phú Quốc đã xây dựng các quy hoạch phát triển tổng thể và các quy hoạch chuyên ngành ở đảo Phú Quốc, được Nhà nước và tỉnh phê duyệt Các quy hoạch đó theo hệ thống từ tổng thể đến đơn tính, theo thứ tự thời gian, chủ yếu bao gồm:

Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 178/2004/QĐ - TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nhấn mạnh định hướng phát triển Phú Quốc theo hướng đa ngành mà trọng tâm là du lịch cao cấp

Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1197/QĐ - TTg ngày 09 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch là bước đi tiếp theo để thực hiện những định hướng cơ bản của Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, trong đó xác định rõ hơn quy mô đất đai cho xây dựng; định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan; định hướng phát triển kết cấu hạ tầng với những chương trình, dự án ưu tiên trong 5-10 năm tới Một yêu cầu rất lớn đặt ra trong quy hoạch này là quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng, có kế hoạch sử dụng quỹ đất phù hợp với nguồn vốn và năng lực của các

Trang 28

chủ đầu tư, tránh tình trạng giữ đất và sử dụng đất sai mục đích đảm bảo khai thác quỹ đất trên đảo hiệu quả

Quy hoạch phát triển giao thông đảo Phú Quốc giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính Đây là quy hoạch thuộc loại xây dựng cơ

sở hạ tầng, chiếm dụng khá nhiều diện tích đất của đảo

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006 – 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Theo đó mục tiêu chung của quy hoạch là: phấn đấu đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc, gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng

2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

2.4.1 Hiện trạng môi trường nước huyện đảo Phú Quốc

a/ Chất lượng nước mặt khu vực Phú Quốc

Phú Quốc đang bị tác động xấu bởi ô nhiễm dầu từ hoạt động của các phương tiện thủy, chất thải từ các khu vực môi trồng thủy sản, từ các hệ thống cảng

cá và các cảng giao thông, từ các khu đô thị, KCN ven biển, đảo, từ hoạt động du lịch… nếu không có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu thì sự phát triển của các lĩnh vực này kéo theo ô nhiễm môi trường ngày càng lớn hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn Biển ở Kiên Giang trở thành một “túi” chứa chất thải khổng lồ, chứa tất

cả những loại chất thải chưa được xử lý từ bản thân hoạt phát triển kinh tế xã tại tỉnh Kiên Giang và từ thượng nguồn theo lưu vực sông Hậu và sông Giang Thành

đổ về

Trang 29

Bảng 1: Chất lượng nước mặt khu vực Phú Quốc

(Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)

Stt Chỉ tiêu Đơn vị

08:2008 (A2)

MS1: Tại cảng An Thới – thị trấn An Thới

MS2: Cầu Nguyễn Trung Trực thị trấn Dương Đông

Qua kết quả ở bảng trên cho thấy nước mặt ở đây ô nhiễm nhẹ đến trung bình Tình trạng ô nhiễm do các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ xãy ra cục bộ tại vị trí cầu Nguyễn Trung Trực do đây là nơi tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nước mắm dọc theo 2 bờ sông Dương Đông Nguồn nước mặt trong vùng đã bị

ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ, đặc biệt là tại huyện đảo Phú Quốc

b/ Chất lượng nước ngầm khu vực Phú Quốc

Trang 30

Tiến hành lấy 10 mẫu nước ngầm tại tất cả các xã của huyện phân tích, nhìn chung chất lượng nước ngầm khu vực có chất lượng tốt, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nước mềm Chất lượng nước trong vùng cũng chưa bị ô nhiễm bởi các chi tiêu vi sinh, dinh dưỡng và các kim loại nặng

c/ Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ khu vực Phú Quốc

Đặc tính tự nhiên của nước biển ven bờ vùng Biển và Hải Đảo là kiềm nhẹ, chưa bị ô nhiễm vi sinh Tuy nhiên chất lượng nước ở đây đã bị ô nhiễm chỉ tiêu chất rắn lơ lửng và COD Kết quả quan trắc được cho ở bảng sau:

Bảng 2: Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ

BS16 Khu vực Đông Dương

2.4.2 Hiện trạng môi trường đất huyện đảo Phú Quốc

Phú Quốc chủ yếu là đất cất diện tích chiếm khoảng 1,36% tổng diện tích tự nhiên Nhìn chung, đất nông nghiệp đảo Phú Quốc bị chua hóa do việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV Hàm lượng đạm và dinh dưỡng khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước Ảnh hưởng của các hoạt động đô thị hóa, du lịch, khai thác cảng biển… chưa tác động mạnh mẽ đến chất lượng đất ở khu vực đảo Phú Quốc

Hiện tại, tình hình đô thị hóa của đảo chưa cao nên các tác động đến môi trường đất là không đáng kể, chủ yếu là sự thay đổi mục đích sử dụng đất từ nông

Trang 31

nghiệp, lâm nghiệp sang mục đích dân dụng Các tuyến đường, diện tích đất trước kia được sử dụng cho công tác trồng trọt, chăn nuôi thì nay đã được bêtông hóa, nhựa hóa làm thay đổi hệ sinh thái trong đất

Hiệu suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ đạt hiệu quả cao ở các khu vực trung tâm, khu đô thị đạt 70 – 85% Các vùng ven, khu vực nông thôn năng suất thu gom vẫn còn rất hạn chế do thiếu nhân lưc, trang thiết bị và điều kiện đi lại khó khăn Đa số người dân khu vực nông thôn tự thu gom rồi đốt bỏ hoặc thải trên kênh rạch gây ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đường thủy, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản Các loại chai lọ, vỏ bao bì đựng thuốc rất ít được người dân thu gom xử lý (chủ yếu tập trung lại đào hố chôn, bán phế liệu ) Ngoài ra, một số nhà máy xay xát ven sông còn thải trấu, rác thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường

Rác thải sau khi được thu gom đều được tập trung tới các bải chôn lấp Hiện tại hầu như huyện nào cũng có bãi rác tập kết, rác thải gom vào bãi chứa rác Các bãi rác này đều là các bãi rác hở, không có hệ thống thu gom cũng như xử lý nước rỉ rác hợp quy trình, nên khả năng phát tán nước rỉ rác vào nguồn nước ngầm và nước mặt rất lớn, mùi hôi thối từ các bãi rác còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm do phát sinh muỗi, ruồi có khả năng lây truyền các vi trùng gây bệnh

Trang 32

Bảng 3: Tổng hợp thông tin các bãi chôn lấp rác trên địa bàn huyện đảo Phú

Quốc ( Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang, 2010 )

Huyện

Bãichôn lấp

Quy

mô, diện tích

Vị trí

Phương thức

xử lý

∑ Lượng rác phátsinh(tấn/ngày)

Tỷ lệ thugom rác (%)

về mùa khô thì được đốt cháy

tự nhiên

92 m3/ngày 60% Bãi rác

Ruộng

Muối

5 ha

Xã Dương

Đối với chất thải y tế, các bệnh viện đều đã tiến hành phân loại chất thải, thu gom vận chuyển chất thải theo đúng quy chế xử lý chất thải Tất cả các bệnh viện đều có hợp đồng xử lý rác thải y tế nguy hại Tuy nhiên, việc vận chuyển, lưu giữ chất thải nguy hại chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường Hiện nay bệnh viện đa khoa huyện đảo Phú Quốc đã có trang bị lò đốt chất thải rắn y tế theo công nghệ cao Tất cả bệnh viện còn lại vẫn xử lý chất thải y tế bằng phương pháp thủ công (đốt, chôn lấp) gây ảnh hưởng đến môi trường

Chất thải công nghiệp: các nhà máy và xí nghiệp thu gom sơ bộ rồi đổ vào các bãi rác công cộng chiếm khoảng 30% lượng chất thải phát sinh Hiện tại các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa có biện pháp thu gom, xử lý riêng các chất thải nguy hại, riêng rác thải sinh hoạt được hợp đồng với công ty Công trình Đô thị thu gom và xử lý

Trang 33

Hiện nay huyện đảo Phú Quốc đã hình thành các Công ty, Hợp tác xã và Doanh nghiệp tư nhân đảm trách việc thu gom và vận chuyển về các điểm xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương Tuy nhiên công tác thu gom chỉ đạt kết quả cao ở các khu vực trung tâm, các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn bỏ ngõ, chủ yếu do người dân tự thu gom lấy Bên cạnh đó, việc thu gom và xử lý hầu hết chưa hợp vệ sinh, phương tiện thu gom vận chuyển lạc hậu và không đồng bộ Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn tỉnh chủ yếu được đổ tại các bãi rác hở của địa phương, phương thức xử lý thủ công, kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu của bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh như được phê duyệt trong quy hoạch Rác được xử lý bằng cách phun hóa chất diệt ruồi muỗi, về mùa khô thì được đốt cháy tự nhiên Các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh này đang là các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

2.4.3 Chất lượng môi trường không khí

Chất lượng không khí vùng huyện đảo Phú Quốc được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang quan trắc thực hiện từ năm 2005 đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:

Trang 34

Bảng 4: Chất lượng không khí vùng Hải Đảo

3)

SO2(µg/m3)

Bụi lơ lửng

(µg/m3)

NH3 (µg/m3)

- KK12: Thị trấn An Thới – huyện Phú Quốc

- KK13: Thị trấn Dương Đông – huyện phú Quốc Chất lượng môi trường không khí khu vực huyện đảo Phú Quốc cũng như các khu vực khác trong tỉnh đã bị ô nhiễm các khí độc hại NO2 và NH3 Trong đó

NO2 vượt TCVN 5937 – 2005 (TB 1 giờ) từ 1,02 lần đến 2,049 lần Khí NH3 vượt TCVN 5938 – 2005 (TB 1 giờ) từ 11,36 lần đến 56,79 lần Tuy nhiên mức độ ô nhiễm có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây Các chỉ tiêu SO2 và bụi nhìn chung đa số đều thấp dưới tiêu chuẩn cho phép

Trang 35

Hình 4: Biểu đồ biểu diễn giá trị NO 2 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực

huyện đảo Phú Quốc (Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)

Hình 5: Biểu đồ biểu diễn NH 3 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo

(Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)

Về tiếng ồn nhìn chung khu vực huyện đảo Phú Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi

ô nhiễm tiếng ồn Giới hạn độ ồn nhìn chung đều nằm đạt so với TCVN 5949 –

1998 Tuy nhiên mức độ ồn đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây ở khu vực

Nhìn chung chất lượng môi trường không khí Phú Quốc đều đã bị ô nhiễm khí độc hại NO2 ở mức độ nhẹ và khí NH3 ở mức độ khá cao Các chỉ tiêu SO2 và bụi lơ lửng chỉ bị ô nhiễm cục bộ Một số điểm quan trắc có các chỉ tiêu ô nhiễm thường tập trung tại các khu vực dân cư tập trung đông đúc, hoặc là tại các chợ, bến

xe, bến tàu Do việc thu dọn vệ sinh ở các khu vực này chưa được tốt và mật độ phương tiên giao thông qua lại cao nên phát sinh khí thải gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực và đôi khi lan truyền sang các khu vực lân cận Một số điểm khác do sơ chế

Trang 36

thủy sản tràn lan và chất thải từ các công ty, các nhà máy trung các khu vực sản xuất công nghiệp chưa được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra bên ngoài Tuy nhiên, các chỉ tiêu ô nhiễm có xu hướng giảm mạnh qua các năm gần đây, đặc biệt là khí

NH3 Điều này chứng tỏ môi trường không khí đang có xu hướng được cải thiện rõ rệt nhờ việc phát triển hệ thống giao thông (thực hiện chương trình bê tông hóa đường giao thông), di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong các đô thị vào KCN, CCN tập trung và sử dụng nguồn năng lượng sạch (điện, gas) thay thế cho các nguồn chất đốt gây ô nhiễm (than, củi) như trước đây

Ô nhiễm do tiếng ồn ở Phú Quốc bị ô nhiễm cục bộ và ở mức độ nhẹ, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm này đang có xu hướng gia tắng trong những năm gần đây Nguyên nhân là do nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ngày càng cải thiện tạo điều kiện cho giao thông liên vùng được mở rộng, lượng xe qua lại tấp nập hơn, đặc biệt là gia tăng lượng khách du lịch

2.4.4 Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học

Vườn Quốc gia Phú Quốc là nơi tập trung 3 luồng thực vật di cư gồm hệ thực vật Mã Lai - Inđonexia, Hymalaya - Vân Nam, Quỳ Châu (Trung Quốc) và hệ thực vật

Ấn Độ - Miến Điện Tổng diện tích 31.422 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ 33 ha

VQG Phú Quốc có nhiều hệ sinh thái còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều loài động thực vật, cảnh quan, địa hình có ý nghĩa về mặt khoa học, giáo dục, du lịch giải trí Theo kết qủa điều tra thống kê được khoảng 530 loài thực vật bậc cao gồm 118 họ và 365 chi, có 155 loài cây dược liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa bệnh hiểm nghèo) và 23 loài phong lan (có một loài mới ghi nhận tại Việt Nam) đã được phát hiện Khu hệ động vật cũng khá đa dạng với 26 loài thú, 84 loài chim và 29 loài bò sát San hô ở Phú Quốc có tổng diện tích hơn 470 ha với khoảng

260 loài Ngoài ra, trong vùng san hô Phú Quốc còn có hơn 150 loài cá cảnh, 48 loài động vật thân mềm, 25 loài da gai và có hơn 50 loài rong biển Khu vực này có

42 loài được ghi vào sách Đỏ trong đó có 11 loài tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, 20 loài quý hiếm, 8 loài bị đe dọa và 3 loài nguy

Trang 37

2.5 DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI

2.5.1 Vấn đề ô nhiễm suy thoái môi trường nước

Theo quy hoạch phát triển quy mô dân số Phú Quốc đến năm 2020 là 340.000 người tổng lượng nước cấp 40.800 (m3/ngày), Lượng nước thải sinh hoạt

32640 ( m3/ngày) Với lượng nước thải lớn như vậy nếu không có quy hoạch thu gom xử lý hợp lý, đây sẽ là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm, tác động đến các hệ sinh thái xung quanh Nguồn nước được cấp từ 5 hồ chứa gồm hồ Dương Đông, hồ Suối lớn, hồ Cửa cạn, hồ Rạch tram, hồ Rạch cá, ngoài ra sử dụng thêm nước mưa, nước tái sử dụng do vậy nếu không thực hiện quy hoạch thu gom, cấp nước sẽ không những ảnh hưởng từ lượng nước thải mà còn gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn nước cấp

Mặt khác, vấn đề nhận thức chưa đầy đủ và thiếu thông tin của cộng đồng về

an toàn nguồn nước mặt tại các vùng sinh thái, có thể dẫn đến tình hình khai thác quá mức thiếu kiểm soát và bảo vệ mà hậu quả là sẽ dẫn đến tình hình nước mặn xâm nhập vào đất liền, nguồn nước ngọt trên đảo sẽ bị suy thoái

2.5.2 Vấn đề gia tăng ô nhiễm môi trường không khí

Việc xử lý không triệt để các khu sản xuất thủy sản không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, theo quy mô dân số được đề cập như trên thì ô nhiễm không khí được nhận định từ các hoạt động giao thông, sinh hoạt sản xuất của nhân dân trong Đảo, mùi hôi từ các bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm cho vùng (CH4,

H2S, CH3)

2.5.3 Vấn đề suy thoái môi trường biển

Theo quy hoạch phát triển, đảo Phú Quốc có tổng cộng 6 bến cảng đường biển, chiếm diện tích 130 ha vào năm 2010 và tăng lên 260 ha vào năm 2020 Sự gia tăng các cảng biển đồng nghĩa với sự gia tăng lượng tàu bè giao thông và neo đậu tại các khu vực ven vùng biển Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung Việc phát triển hệ thống cảng biển và gia tăng lượng tàu thuyền trong tương lai đồng nghĩa với việc gia tăng lượng chất ô nhiễm vào môi trường Đồng thời, với

số lượng vận chuyển nhiều của tàu bè sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn

Trang 38

trên biển khi đó một lượng lớn dầu sẽ tràn ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường và biến đổi các hệ sinh thái

Sự phát triển nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng nước biển ven bờ bị suy giảm đáng kể do sự thay đổi trạng thái tự nhiên của dòng chảy, gia tăng chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước

2.5.4 Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, các nguồn lợi thủy sản

Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái ở đảo Phú Quốc mang tính đặc trưng riêng của một vùng biển nhiệt đới phía Nam Chức năng giá trị của hệ sinh thái và

đa dạng sinh học trên vùng đảo là có ý nghĩa cực kỳ quan trọng như lưu giữ khí nhà kính CO2, vùng chuyển tiếp giữa hệ sinh thái trên cạn và thuỷ vực, nơi lưu giữ nhiều loài quý hiếm…nhưng lại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương

Mùa khô kéo dài là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho kiểm soát việc phòng chống cháy rừng đặc biệt là vườn quốc gia Phú Quốc, sự mất rừng

do nuôi trồng thủy sản

Phú Quốc là một trung tâm du lịch sinh thái biển chất lượng cao Theo kế hoạch phát triển năm 2010 và định hướng đến năm 2020, số khách du lịch sẽ đạt đến 2 - 3 triệu lượt người/năm thì việc thăm và lặn để quan sát rạn san hô là một trong những nhu cầu của khách du lịch sinh thái và các sản phẩm quà lưu niệm từ san hô cũng sẽ gia tăng đáng kể Mặt khác các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch cũng sẽ tăng theo Khi số khách du lịch lặn biển tăng cùng với việc khai thác thủy hải sản cũng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu bằng những phương tiện hủy diệt như dùng thuốc nổ, lưới vét, chất độc hóa học sẽ là nguy cơ lớn đến sự biến đổi diện tích

và làm tổn thương đến rạn san hô Tác động này không những gây ra thiệt hại đáng

kể cho ngành thủy sản kể cả du lịch sinh thái, mà còn gây ra những ảnh hưởng đáng

kể với cộng đồng dân cư đã từng dựa vào nguồn tài nguyên biển để sinh kế, làm giảm đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài của khu vực, chẳng hạn sản lượng tôm, cá

sẽ giảm, số lượng rùa biển cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng

Một điều đặc biệt không kém quan trọng là sự đa dạng sinh học của đảo Phú Quốc nằm gần khu vực các sân golf, nhất là tại 3 khu sân golf lớn tại Vịnh Đầm, Bãi Vòng, Cửa Cạn Các hoạt động chăm sóc cỏ tại các sân golf đòi hỏi phải cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng và hóa chất thuốc bảo vệ thực vật Các hóa chất

Trang 39

này chỉ được cỏ hấp thụ khoảng 10%, lượng còn lại được phát tán vào không khí hoặc theo dòng nước cuốn trôi xuống môi trường nước Các hóa chất bón cho cỏ thường chứa hàm lượng N, K, P cao, nhất là hàm lượng đạm rất cao Những chất này theo nước đi vào môi trường sẽ làm cho môi trường nước bị nhiễm Nitrate, môi trường nước mặt bị hiện tượng phú dưỡng hóa, xuất hiện nhiều tảo gây mùi hôi thối

và tình trạng thiếu oxi cho các loài thủy sinh Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ hủy diệt trứng và ấu trùng của các loài thủy sinh làm mất cân đối của hệ sinh thái

2.5.5 Vấn đề ô nhiễm, suy thoái tài nguyên môi trường đất

Theo quy hoạch diện tích đất sẽ phân chia theo từng đơn vị không gian, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần và thế vào đó là đất dành cho công nghiệp, xây dựng nên cũng dẫn đến suy giảm về đa dạng sinh học các loài trong đất, ngoài ra còn ảnh hưởng do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ tiêu rác thải 0.7 Kg/người.ngày kết hợp với quy mô dân số thì Phú Quốc tương lai sẽ có lượng rác rất lớn, nếu không xử lý, thu gom hợp lý triệt để sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, gây khó khăn cho giao thông thủy nếu lượng rác được vứt xuống sông, kêng rạch Ngoài ra còn lượng chất thải rắn từ thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ô nhiễm cho nước, đất

Trang 40

CHƯƠNG 3: ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ KINH TẾ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Khái niệm giá trị kinh tế môi trường có nền tảng lý thuyết từ kinh tế học phúc lợi với giả định rằng mục tiêu của các hoạt động kinh tế là nhằm gia tăng phúc lợi của từng thành viên trong xã hội, và mỗi cá nhân là người đánh giá tốt nhất phúc lợi của mình được hưởng trong từng tình huống cụ thể Phúc lợi cá nhân không chỉ dựa trên tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thông thường mà còn cả số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ môi trường như cải thiện chất lượng không khí, nước sinh hoạt cung cấp cho cộng đồng dân cư, hay bảo tồn thiên nhiên…Do đó, nền tảng của việc đo lường lợi ích chi phí về thay đổi của thiên nhiên môi trường chính

là đo lường sự thay đổi về phúc lợi của con người (Bockstale và Freeman, 2002, trang 24)

Nổi bật trong lý thuyết kinh tế phúc lợi là hiệu quả Kaldor-Hick Sự thay đổi được cho là có hiệu quả nếu làm cho tổng phần phúc lợi có thêm (the gain) nhiều hơn phần tổng phúc lợi mất đi (the loss) Khi đó những người được lợi sẽ có thể bù đắp cho những người bị thiệt hại thông qua các biện pháp phân phối lại Đây chính

là cơ sở cho nguyên tắc “người hưởng lợi hay người gây ô nhiễm phải trả tiền” được nhiều nước quốc gia trên thế giới áp dụng trong các chính sách quản lý môi trường nhằm tạo ra công bằng xã hội

Có hai nhóm phương pháp chính để ước tính giá trị kinh tế môi trường: phương pháp không sử dụng đường cầu và phương pháp sử dụng đường cầu Trong nghiên cứu này để tài áp dụng các phương pháp trong nhóm sử dụng đừng cầu để ước lượng giá trị môi trường nên tập trung bàn luận nhóm phương pháp này

Hàng hóa dịch vụ môi trường thường không có sẵn giá trên thị trường, nên phương pháp sử dụng đường đòi hỏi xây dựng các thị trường thay thế hay thị trường giả định Đi sau vào, nhóm phương pháp xây dựng thị trường thay thế để ước tính giá trị môi trường được gọi là nhóm phương pháp bộc lộ sự ưa thích và xây dựng thị trường giả định thuộc nhóm phương pháp phát biểu sự ưa thích

Phương pháp bộc lộ sự ưa thích sẽ đánh giá giá trị hàng hóa và dịch vụ của tài nguyên, môi trường một cách gián tiếp Trong đó, nhà nghiên cứu sẽ xây dựng thị trường thay thế và quan sát hành vi lựa chọn hàng hóa của cá nhân trên các thị

Ngày đăng: 18/04/2015, 20:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w