Phương pháp chi phí du hành là phương pháp đánh giá giá trị giải trí khu du lịch một cách gián tiếp dựa trên việc xây dựng đường cầu từ quan sát thực tế. Phương pháp được nhà kinh tế học Harold Hotelling đề xuất lần đầu tiên năm 1947 để đánh giá giá trị kinh tế môi trường cho các công viên quốc gia Mỹ nhằm mục đích xác định thứ tự ưu tiên bảo tồn các công viên. Tiếp sau đó, phương pháp được phát triển bởi các nghiên cứu của Jack Clawson và Marion Knetsch (1966). Năm
30 1971 tác giả Burt và Brewer bổ sung chi phí thời gian vào tổng chi phí du hành trong nghiên cứu của mình với lập luận đây là một loại chi phí cơ hội và được nhiều nhà nghiên cứu khác đồng tình. Cùng thời gian này, các nghiên cứu cũng xem xét đến ảnh hưởng của hàng hóa thay thế đối với hàm cầu của du khách, ở đây đó chính là những khu du lịch khác có đặc điểm tương tự với khu đang xét.
Phương pháp chi phí du hành đặt giả định nhu cầu của du khách đối với địa điểm vui chơi du lịch được thể hiện dưới dạng số chuyến tham quan đến điểm đó và chi phí để thực hiện chuyến đi. Số chuyến đi và chi phí cho chuyến đi đến điểm đang xét là hai đại lượng để xác định hàm cầu du lịch của du khách. Chi phí du hành để đến địa điểm được xem như giá ẩn hay giá thay thế của chuyến đi, và những thay đổi trong chi phí du hành sẽ dẫn đến thay đổi số lượng chuyến đi. Quan sát các thay đổi này qua nhiều cá nhân sẽ cho phép ước lượng các hàm cầu và giá trị của điểm du lịch.
Theo Parsons (2003) nhu cầu du lịch của du khách đến một khu vui chơi được thể hiện thông qua số chuyến đi, dưới dạng một hàm số phụ thuộc vào các biến chi phí, biến thu nhập và đặc tính du khách. Có bốn loại chi phí chính cho một chuyến đi bao gồm: chi phí đi lại, chi phí lưu trú, chi phí ăn uống và các chi phí vui chơi, giải trí, mua sắm quà lưu niệm… Tuy nhiên chỉ có chi phí đi lại phản ánh mức sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch. Bên cạnh đó, dựa trên nghiên cứu của Burt và Brewer (1971) đề tài bổ sung chi phí thời gian vào tổng chi phí đi lại, xem nó là cũng là một dạng của chí phí cơ hội. Đề tài sử dụng cách tính chi phí thời gian bằng 1/3 thu nhập theo giờ theo nhiều nghiên cứu trước đây đã thực hiện (Englin & Shonkwiler, 1995; Sohngen, Lichtkoppler, & Bielen, 2000).
r = f(tcr , tcs , y , z) (1) (Parsons, 2003) Trong đó:
r: số chuyến đi
tcr: chi phí đi lại bao gồm chi phí đi lại (xe cộ, tàu thuyền, máy bay) và chi phí thời gian
tcs: chi phí đi lại đến nơi khác, bao gồm chi phí đi lại và chi phí thời gian
31
z: đặc tính du khách gồm du khách nội địa/quốc tế, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn.
Phương trình hồi quy có dạng:
(2)
Với βi là các hệ số ước lượng, và u là sai số
tcr: chi phí đi lại bao gồm chi phí đi lại (xe cộ, tàu thuyền, máy bay) và chi phí thời gian
tcs: chi phí đi lại đến nơi khác, bao gồm chi phí đi lại và chi phí thời gian
y: thu nhập
z: đặc tính du khách gồm du khách nội địa/quốc tế, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn.
Hình 7: Giá trị giải trí khu du lịch
(Nguồn: Parson, 2003)
Giá trị giải trí của khu du lịch chính là thặng dư tiêu cá nhân
Phương pháp chi phí du hành sử dụng kỹ thuật điều tra dựa trên cơ sở điều tra khảo sát khách du lịch đến điểm vui chơi để thu thập các thông tin về chuyến đi (chi phí, khoảng cách từ nơi xuất phát đến điểm du lịch, và các điểm đến khác trong
32 chuyến đi) và các đặc điểm kinh tế xã hội khác (thu nhập, tuổi, trình độ học vấn và giới tính). Phương pháp này có thể được sử dụng để đo lường giá trị sử dụng của một khu vực giải trí hay một địa điểm lịch sử, cũng như ước lượng những gia tăng trong giá trị sử dụng nếu địa điểm đó được cải tạo. Một ứng dụng của phương pháp này là xem xét liệu một địa điểm vui chơi giải trí có tổng giá trị sử dụng lớn hơn giá trị dự kiến nếu phát triển công nghiệp, đô thị hay sản xuất nông nghiệp không. Mục đích sử dụng phương pháp này đặc biệt thích hợp khi địa điểm thuộc sở hữu công và chính phủ đang dự tính cải tạo địa điểm hay thay đổi mục đích sử dụng của nó, và địa điểm đó có thể không có giá trị nhiệm ý (option value) hay giá trị không sử dụng (non-use value) đáng kể.
Phương pháp chi phí du hành có cơ sở lý thuyết vững chắc và khá đơn giản. Tuy nhiên trong thực tế du khách thường hay đi tour kết hợp nhiều điểm đến trong chuyến hành trình (multi-destination trip) gây khó khăn trong việc xác định chính xác chi phí đi lại đến vùng nghiên cứu. Cách tính lấy tỷ số thời gian ở vùng nghiên cứu trên thời gian chuyến đi nhân với tổng chi phí đi lại của cả chuyến đi được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng (Knapman & Stanley, 1991; Stoeckl, 1994).
Ngoài ra, với những chuyến đi có nhiều mục đích (multi-purpose trip) như công tác, hội họp, thăm viếng người thân… hơn là mục đích du lịch vui chơi, giải trí đơn thuần thì chỉ một phần chi phí bỏ ra thực hiện chuyến đi phản ánh mức sẵn lòng du khách chi trả để vào khu vui chơi, do đó nó làm sai lệch giá trị thật. Cách đơn giản để xử lý vấn đề này là bổ sung câu hỏi về mục đích chuyến đi của du khách nhằm loại bỏ mẫu không thích hợp.