PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Một phần của tài liệu Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao bảo vệ môi trường (Trang 40 - 42)

Khái niệm giá trị kinh tế môi trường có nền tảng lý thuyết từ kinh tế học phúc lợi với giả định rằng mục tiêu của các hoạt động kinh tế là nhằm gia tăng phúc lợi của từng thành viên trong xã hội, và mỗi cá nhân là người đánh giá tốt nhất phúc lợi của mình được hưởng trong từng tình huống cụ thể. Phúc lợi cá nhân không chỉ dựa trên tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thông thường mà còn cả số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ môi trường như cải thiện chất lượng không khí, nước sinh hoạt cung cấp cho cộng đồng dân cư, hay bảo tồn thiên nhiên…Do đó, nền tảng của việc đo lường lợi ích chi phí về thay đổi của thiên nhiên môi trường chính là đo lường sự thay đổi về phúc lợi của con người (Bockstale và Freeman, 2002, trang 24).

Nổi bật trong lý thuyết kinh tế phúc lợi là hiệu quả Kaldor-Hick. Sự thay đổi được cho là có hiệu quả nếu làm cho tổng phần phúc lợi có thêm (the gain) nhiều hơn phần tổng phúc lợi mất đi (the loss). Khi đó những người được lợi sẽ có thể bù đắp cho những người bị thiệt hại thông qua các biện pháp phân phối lại. Đây chính là cơ sở cho nguyên tắc “người hưởng lợi hay người gây ô nhiễm phải trả tiền” được nhiều nước quốc gia trên thế giới áp dụng trong các chính sách quản lý môi trường nhằm tạo ra công bằng xã hội.

Có hai nhóm phương pháp chính để ước tính giá trị kinh tế môi trường: phương pháp không sử dụng đường cầu và phương pháp sử dụng đường cầu. Trong nghiên cứu này để tài áp dụng các phương pháp trong nhóm sử dụng đừng cầu để ước lượng giá trị môi trường nên tập trung bàn luận nhóm phương pháp này.

Hàng hóa dịch vụ môi trường thường không có sẵn giá trên thị trường, nên phương pháp sử dụng đường đòi hỏi xây dựng các thị trường thay thế hay thị trường giả định. Đi sau vào, nhóm phương pháp xây dựng thị trường thay thế để ước tính giá trị môi trường được gọi là nhóm phương pháp bộc lộ sự ưa thích và xây dựng thị trường giả định thuộc nhóm phương pháp phát biểu sự ưa thích.

Phương pháp bộc lộ sự ưa thích sẽ đánh giá giá trị hàng hóa và dịch vụ của tài nguyên, môi trường một cách gián tiếp. Trong đó, nhà nghiên cứu sẽ xây dựng thị trường thay thế và quan sát hành vi lựa chọn hàng hóa của cá nhân trên các thị

28 trường này để tính phúc lợi của họ khi tham gia thị trường, từ đó ước tính được giá trị của các hàng hóa và dịch vụ môi trường. Có hai phương pháp truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du lịch (travel cost method) và giá trị hưởng thụ (hedonic price method).

Ngược lại với nhóm phương pháp trên, phương pháp phát biểu sự ưa thích ước tính giá trị hàng hóa dịch vụ môi trường một cách trực tiếp, các cá nhân được yêu cầu định giá hàng hóa dịch vụ môi trường theo kịch bản giả định nhà nghiên cứu đặt ra. Khi đó, cá nhân sẽ phát biểu sự thay đổi về phúc lợi của mình khi số lượng hoặc/và chất lượng hàng hóa dịch vụ môi trường thay đổi. Nói cách khác, các cá nhân sẽ nêu mức sẵn lòng chi trả (WTP) hay mức giá chấp nhận đền bù (WTA) theo kịch bản giả định. Phương pháp này có ưu điểm đánh giá được cả những giá trị không sử dụng và giá trị bảo tồn. Kết quả của nhóm phương pháp này phụ thuộc rất lớn vào kịch bản giả định được xây dựng và phương thức đặt câu hỏi về mức sẵn lòng chi trả hoặc chấp nhận đền bù. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp điển hình cho nhóm phương pháp bộc lộ sự ưa thích

Sự khác biệt cơ bản giữa hai nhóm phương pháp phát biểu sự ưu thích và bộc lộ sự ưu thích đó chính là dữ liệu thu được. Dữ liệu thu thập được từ phương pháp phát biểu sự ưa thích là dữ liệu trực tiếp. Bằng cách xây dựng thị trường giả định, các cá nhân sẽ tự ước tính sự thay đổi phúc lợi của mình rồi trả lời cho nhà nghiên cứu. Trong khi đó, dữ liệu từ phương pháp bộc lộ sự ưa thích được thu thập một cách gián tiếp thông qua hành vi cá nhân. Dựa vào các đại lượng biểu hiện nhu cầu, nhà nghiên cứu sẽ xây dựng đường cầu cho hàng hóa môi trường rồi ước tính giá trị hàng hóa bằng chính thặng dư tiêu dùng cá nhân (Bockstael & Freeman III, 2002, trang 43).

29

Hình 6: Phương pháp đánh giá giá trị kinh tế

(Nguồn: Dịch từ Turner, Pearce & Bateman; 1994)

Đề tài này đồng thời áp dụng hai phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên vào đánh giá giá trị kinh tế môi trường đảo Phú Quốc. Phương pháp chi phí du hành được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế môi trường du lịch đảo trong khi đó phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thiết kế kịch bản bảo tồn để đánh giá giá trị không sử dụng và giá trị bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trên đảo đối với đối tượng du khách. Giá trị du khách sẵn lòng chi trả để bảo tồn thiên nhiên trên đảo sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng mức phí môi trường, giúp người dân địa cũng như chính quyền địa phương có được nguồn kinh phí ổn định phục vụ công tác bảo tồn.

Một phần của tài liệu Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao bảo vệ môi trường (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)