Trong những năm gần đây, nền kinh tế Phú Quốc đã có những bước chuyển biến khá ổn định với tốc độ cao. Cơ cấu nền kinh tế đã dần chuyển theo hướng tích cực, phù hợp với thị trường, đó là tăng dần tỷ lệ các ngành mũi nhọn dịch vụ, du lịch, đánh bắt và chế biến hải sản (Trần Hồng Hà, 2008). Đáng kể nhất là Phú Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 22%/năm, GDP năm 2012 ước đạt 2.145 tỉ đồng, gấp gần năm lần năm 2004. Hiện thu nhập bình quân đầu người của Phú Quốc đạt 50 triệu đồng/người/năm, bằng 5,78 lần so với tám năm trước.
14
2.2.2 Tình hình xã hội
Dân số Phú Quốc năm 2006 là 86.900 người tăng lên 110.000 năm 2010 với mật độ khoảng 186ngừơi/km2 và dự báo đến năm 2020 có quy mô khoảng 340.000 người, trong đó dân số đô thị từ 160.000 - 180.000 người (Niên giám thống kê Kiên Giang, 2011).
Cơ cấu lao động có xu hướng giảm trong các ngành sản xuất nông-lâm-thủy sản. và tăng nhanh các ngành dịch vụ,du lịch. Tuy nhiên Phú Quốc đang gặp trở ngại lớn là nguồn nhân lực thiếu hụt nghiêm trọng, nhất là nhân lực chất lượng cao. Theo thống kê, huyện Phú Quốc có khoảng 1.500 người phục vụ trong hơn 150 cơ sở du lịch nhưng có tới 80% chưa qua đào tạo chuyên môn, 20% nhân viên còn lại cũng chỉ được đào tạo ngắn hạn, trình độ nghiệp vụ còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này. Trên địa bàn huyện hiện chỉ có một trường dạy nghề tư thục; một số lớp trung cấp du lịch, quản lý nhà hàng, khách sạn (Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2011).
2.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC
Huyện đảo Phú Quốc đã xây dựng các quy hoạch phát triển tổng thể và các quy hoạch chuyên ngành ở đảo Phú Quốc, được Nhà nước và tỉnh phê duyệt. Các quy hoạch đó theo hệ thống từ tổng thể đến đơn tính, theo thứ tự thời gian, chủ yếu bao gồm:
Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 178/2004/QĐ - TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nhấn mạnh định hướng phát triển Phú Quốc theo hướng đa ngành mà trọng tâm là du lịch cao cấp.
Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1197/QĐ - TTg ngày 09 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch là bước đi tiếp theo để thực hiện những định hướng cơ bản của Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, trong đó xác định rõ hơn quy mô đất đai cho xây dựng; định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan; định hướng phát triển kết cấu hạ tầng với những chương trình, dự án ưu tiên trong 5-10 năm tới. Một yêu cầu rất lớn đặt ra trong quy hoạch này là quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng, có kế hoạch sử dụng quỹ đất phù hợp với nguồn vốn và năng lực của các
15 chủ đầu tư, tránh tình trạng giữ đất và sử dụng đất sai mục đích đảm bảo khai thác quỹ đất trên đảo hiệu quả.
Quy hoạch phát triển giao thông đảo Phú Quốc giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính. Đây là quy hoạch thuộc loại xây dựng cơ sở hạ tầng, chiếm dụng khá nhiều diện tích đất của đảo.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006 – 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó mục tiêu chung của quy hoạch là: phấn đấu đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc, gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng.
2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
2.4.1. Hiện trạng môi trường nước huyện đảo Phú Quốc
a/ Chất lượng nước mặt khu vực Phú Quốc
Phú Quốc đang bị tác động xấu bởi ô nhiễm dầu từ hoạt động của các phương tiện thủy, chất thải từ các khu vực môi trồng thủy sản, từ các hệ thống cảng cá và các cảng giao thông, từ các khu đô thị, KCN ven biển, đảo, từ hoạt động du lịch… nếu không có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu thì sự phát triển của các lĩnh vực này kéo theo ô nhiễm môi trường ngày càng lớn hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn. Biển ở Kiên Giang trở thành một “túi” chứa chất thải khổng lồ, chứa tất cả những loại chất thải chưa được xử lý từ bản thân hoạt phát triển kinh tế xã tại tỉnh Kiên Giang và từ thượng nguồn theo lưu vực sông Hậu và sông Giang Thành đổ về.
16
Bảng 1: Chất lượng nước mặt khu vực Phú Quốc
(Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008) Stt Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu mẫu QCVN 08:2008 (A2) MS1 MS2 1 pH - 7,93 6,53 6 – 8,5 2 BOD5 mgO2/l 16 27 6 3 COD mgO2/l 53 69 15 4 DO mgO2/l 7,14 5,06 ≥ 5 5 SS mg/l 65 40 30 6 Amoni mg/l 0,66 1,42 0,2 7 Nitrat mg/l 1,29 3,16 5 8 Nitrit mg/l 0,01 0 0,02 9 Cl- mg/l 14.083 12.309 400 10 Tổng Sắt mg/l 0,96 2,26 1 11 Chì mg/l 0,014 0,030 0,02 12 Dầu mỡ mg/l 0,42 0,31 0,02 13 TổngColiform MPN/100ml 5.700 23.000 5.000 Ghi chú:
MS1: Tại cảng An Thới – thị trấn An Thới
MS2: Cầu Nguyễn Trung Trực thị trấn Dương Đông.
Qua kết quả ở bảng trên cho thấy nước mặt ở đây ô nhiễm nhẹ đến trung bình. Tình trạng ô nhiễm do các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ xãy ra cục bộ tại vị trí cầu Nguyễn Trung Trực do đây là nơi tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nước mắm dọc theo 2 bờ sông Dương Đông. Nguồn nước mặt trong vùng đã bị ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ, đặc biệt là tại huyện đảo Phú Quốc.
17 Tiến hành lấy 10 mẫu nước ngầm tại tất cả các xã của huyện phân tích, nhìn chung chất lượng nước ngầm khu vực có chất lượng tốt, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nước mềm. Chất lượng nước trong vùng cũng chưa bị ô nhiễm bởi các chi tiêu vi sinh, dinh dưỡng và các kim loại nặng.
c/ Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ khu vực Phú Quốc
Đặc tính tự nhiên của nước biển ven bờ vùng Biển và Hải Đảo là kiềm nhẹ, chưa bị ô nhiễm vi sinh. Tuy nhiên chất lượng nước ở đây đã bị ô nhiễm chỉ tiêu chất rắn lơ lửng và COD. Kết quả quan trắc được cho ở bảng sau:
Bảng 2: Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ
(Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)
Vị trí lấy mẫu Các chỉ tiêu phân tích vùng Hải Đảo
pH Coliform SS (mg/l) COD (mg/l) BS15 8,106 240 172,8 5 BS16 8,112 <3 143,6 4,32 QCVN10:2008 (vùng nuôi trồng thủy 6,5-8,5 1.000 50 3 Ghi chú: BS15: Khu vực An Thới BS16 Khu vực Đông Dương
2.4.2. Hiện trạng môi trường đất huyện đảo Phú Quốc
Phú Quốc chủ yếu là đất cất diện tích chiếm khoảng 1,36% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung, đất nông nghiệp đảo Phú Quốc bị chua hóa do việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Hàm lượng đạm và dinh dưỡng khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Ảnh hưởng của các hoạt động đô thị hóa, du lịch, khai thác cảng biển… chưa tác động mạnh mẽ đến chất lượng đất ở khu vực đảo Phú Quốc.
Hiện tại, tình hình đô thị hóa của đảo chưa cao nên các tác động đến môi trường đất là không đáng kể, chủ yếu là sự thay đổi mục đích sử dụng đất từ nông
18 nghiệp, lâm nghiệp sang mục đích dân dụng. Các tuyến đường, diện tích đất trước kia được sử dụng cho công tác trồng trọt, chăn nuôi thì nay đã được bêtông hóa, nhựa hóa làm thay đổi hệ sinh thái trong đất
Hiệu suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ đạt hiệu quả cao ở các khu vực trung tâm, khu đô thị đạt 70 – 85%. Các vùng ven, khu vực nông thôn năng suất thu gom vẫn còn rất hạn chế do thiếu nhân lưc, trang thiết bị và điều kiện đi lại khó khăn. Đa số người dân khu vực nông thôn tự thu gom rồi đốt bỏ hoặc thải trên kênh rạch gây ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đường thủy, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản ... Các loại chai lọ, vỏ bao bì đựng thuốc rất ít được người dân thu gom xử lý (chủ yếu tập trung lại đào hố chôn, bán phế liệu ...). Ngoài ra, một số nhà máy xay xát ven sông còn thải trấu, rác thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường.
Rác thải sau khi được thu gom đều được tập trung tới các bải chôn lấp. Hiện tại hầu như huyện nào cũng có bãi rác tập kết, rác thải gom vào bãi chứa rác. Các bãi rác này đều là các bãi rác hở, không có hệ thống thu gom cũng như xử lý nước rỉ rác hợp quy trình, nên khả năng phát tán nước rỉ rác vào nguồn nước ngầm và nước mặt rất lớn, mùi hôi thối từ các bãi rác còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm do phát sinh muỗi, ruồi có khả năng lây truyền các vi trùng gây bệnh.
19
Bảng 3: Tổng hợp thông tin các bãi chôn lấp rác trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc ( Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang, 2010 )
Huyện Bãichôn lấp Quy mô, diện tích Vị trí Phương thức xử lý ∑ Lượng rác phátsinh(tấn/ngày) Tỷ lệ thugom rác (%) Phú Quốc Bãi rác Đồng Cửa Cạn 3 ha xã Cửa Dương Bãi rác lộ thiên. Rác được xử lý bằng cách phun hóa chất diệt ruồi muỗi, về mùa khô thì được đốt cháy tự nhiên 92 m3/ngày 60% Bãi rác Ruộng Muối 5 ha Xã Dương Tơ
Đối với chất thải y tế, các bệnh viện đều đã tiến hành phân loại chất thải, thu gom vận chuyển chất thải theo đúng quy chế xử lý chất thải. Tất cả các bệnh viện đều có hợp đồng xử lý rác thải y tế nguy hại. Tuy nhiên, việc vận chuyển, lưu giữ chất thải nguy hại chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường. Hiện nay bệnh viện đa khoa huyện đảo Phú Quốc đã có trang bị lò đốt chất thải rắn y tế theo công nghệ cao. Tất cả bệnh viện còn lại vẫn xử lý chất thải y tế bằng phương pháp thủ công (đốt, chôn lấp) gây ảnh hưởng đến môi trường.
Chất thải công nghiệp: các nhà máy và xí nghiệp thu gom sơ bộ rồi đổ vào các bãi rác công cộng chiếm khoảng 30% lượng chất thải phát sinh. Hiện tại các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa có biện pháp thu gom, xử lý riêng các chất thải nguy hại, riêng rác thải sinh hoạt được hợp đồng với công ty Công trình Đô thị thu gom và xử lý.
20 Hiện nay huyện đảo Phú Quốc đã hình thành các Công ty, Hợp tác xã và Doanh nghiệp tư nhân đảm trách việc thu gom và vận chuyển về các điểm xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương. Tuy nhiên công tác thu gom chỉ đạt kết quả cao ở các khu vực trung tâm, các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn bỏ ngõ, chủ yếu do người dân tự thu gom lấy. Bên cạnh đó, việc thu gom và xử lý hầu hết chưa hợp vệ sinh, phương tiện thu gom vận chuyển lạc hậu và không đồng bộ. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn tỉnh chủ yếu được đổ tại các bãi rác hở của địa phương, phương thức xử lý thủ công, kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu của bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh như được phê duyệt trong quy hoạch. Rác được xử lý bằng cách phun hóa chất diệt ruồi muỗi, về mùa khô thì được đốt cháy tự nhiên. Các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh này đang là các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.4.3. Chất lượng môi trường không khí
Chất lượng không khí vùng huyện đảo Phú Quốc được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang quan trắc thực hiện từ năm 2005 đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:
21
Bảng 4: Chất lượng không khí vùng Hải Đảo
(Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)
Vị trí
lấy mẫu Năm
Các chỉ tiêu phân tích NO2 (µg/m 3) SO2 (µg/m3) Bụi lơ lửng (µg/m3) NH3 (µg/m3) Tiếng ồn (dBA) KK12 2005 KPH - - - - 2006 409,8 285,1 - 11.358,6 61-80 2007 204,9 KPH - 1.514,5 69-76 2008 KPH 285,1 143,29 2.271,7 65-77 KK13 2005 - - - - - 2006 200 290 156 7.570 62-69 2007 204,9 285,1 91 2.271,7 68-75 2008 204,9 570,2 50,5 151,4 65-70 TCVN 5937-2005 (TB 1 giờ) 200 350 300 TCVN 5938-2005 (TB 1 giờ) 200 TCVN 5949-1998 75 Ghi chú:
- KK12: Thị trấn An Thới – huyện Phú Quốc. - KK13: Thị trấn Dương Đông – huyện phú Quốc
Chất lượng môi trường không khí khu vực huyện đảo Phú Quốc cũng như các khu vực khác trong tỉnh đã bị ô nhiễm các khí độc hại NO2 và NH3. Trong đó NO2 vượt TCVN 5937 – 2005 (TB 1 giờ) từ 1,02 lần đến 2,049 lần. Khí NH3 vượt TCVN 5938 – 2005 (TB 1 giờ) từ 11,36 lần đến 56,79 lần. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Các chỉ tiêu SO2 và bụi nhìn chung đa số đều thấp dưới tiêu chuẩn cho phép.
22
Hình 4: Biểu đồ biểu diễn giá trị NO2 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo Phú Quốc (Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)
Hình 5: Biểu đồ biểu diễn NH3 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo
(Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)
Về tiếng ồn nhìn chung khu vực huyện đảo Phú Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn. Giới hạn độ ồn nhìn chung đều nằm đạt so với TCVN 5949 – 1998. Tuy nhiên mức độ ồn đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây ở khu vực.
Nhìn chung chất lượng môi trường không khí Phú Quốc đều đã bị ô nhiễm khí độc hại NO2 ở mức độ nhẹ và khí NH3 ở mức độ khá cao. Các chỉ tiêu SO2 và bụi lơ lửng chỉ bị ô nhiễm cục bộ. Một số điểm quan trắc có các chỉ tiêu ô nhiễm thường tập trung tại các khu vực dân cư tập trung đông đúc, hoặc là tại các chợ, bến xe, bến tàu. Do việc thu dọn vệ sinh ở các khu vực này chưa được tốt và mật độ phương tiên giao thông qua lại cao nên phát sinh khí thải gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực và đôi khi lan truyền sang các khu vực lân cận. Một số điểm khác do sơ chế
23 thủy sản tràn lan và chất thải từ các công ty, các nhà máy trung các khu vực sản xuất công nghiệp chưa được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra bên ngoài. Tuy nhiên, các chỉ tiêu ô nhiễm có xu hướng giảm mạnh qua các năm gần đây, đặc biệt là khí NH3. Điều này chứng tỏ môi trường không khí đang có xu hướng được cải thiện rõ rệt nhờ việc phát triển hệ thống giao thông (thực hiện chương trình bê tông hóa đường giao thông), di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong các đô thị vào KCN, CCN tập trung và sử dụng nguồn năng lượng sạch (điện, gas) thay thế cho các nguồn chất đốt gây ô nhiễm (than, củi) như trước đây.
Ô nhiễm do tiếng ồn ở Phú Quốc bị ô nhiễm cục bộ và ở mức độ nhẹ, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm này đang có xu hướng gia tắng trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ngày càng cải thiện tạo điều kiện cho giao thông liên vùng được mở rộng, lượng xe qua lại tấp nập hơn, đặc biệt là gia tăng lượng khách du lịch.
2.4.4. Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học
Vườn Quốc gia Phú Quốc là nơi tập trung 3 luồng thực vật di cư gồm hệ thực vật Mã Lai - Inđonexia, Hymalaya - Vân Nam, Quỳ Châu (Trung Quốc) và hệ thực vật