Chất lượng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao bảo vệ môi trường (Trang 33 - 36)

Chất lượng không khí vùng huyện đảo Phú Quốc được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang quan trắc thực hiện từ năm 2005 đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:

21

Bảng 4: Chất lượng không khí vùng Hải Đảo

(Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)

Vị trí

lấy mẫu Năm

Các chỉ tiêu phân tích NO2 (µg/m 3) SO2 (µg/m3) Bụi lơ lửng (µg/m3) NH3 (µg/m3) Tiếng ồn (dBA) KK12 2005 KPH - - - - 2006 409,8 285,1 - 11.358,6 61-80 2007 204,9 KPH - 1.514,5 69-76 2008 KPH 285,1 143,29 2.271,7 65-77 KK13 2005 - - - - - 2006 200 290 156 7.570 62-69 2007 204,9 285,1 91 2.271,7 68-75 2008 204,9 570,2 50,5 151,4 65-70 TCVN 5937-2005 (TB 1 giờ) 200 350 300 TCVN 5938-2005 (TB 1 giờ) 200 TCVN 5949-1998 75 Ghi chú:

- KK12: Thị trấn An Thới – huyện Phú Quốc. - KK13: Thị trấn Dương Đông – huyện phú Quốc

Chất lượng môi trường không khí khu vực huyện đảo Phú Quốc cũng như các khu vực khác trong tỉnh đã bị ô nhiễm các khí độc hại NO2 và NH3. Trong đó NO2 vượt TCVN 5937 – 2005 (TB 1 giờ) từ 1,02 lần đến 2,049 lần. Khí NH3 vượt TCVN 5938 – 2005 (TB 1 giờ) từ 11,36 lần đến 56,79 lần. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Các chỉ tiêu SO2 và bụi nhìn chung đa số đều thấp dưới tiêu chuẩn cho phép.

22

Hình 4: Biểu đồ biểu diễn giá trị NO2 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo Phú Quốc (Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)

Hình 5: Biểu đồ biểu diễn NH3 qua các năm 2005 – 2008 tại khu vực huyện đảo

(Nguồn: Trần Hồng Hà, 2008)

Về tiếng ồn nhìn chung khu vực huyện đảo Phú Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn. Giới hạn độ ồn nhìn chung đều nằm đạt so với TCVN 5949 – 1998. Tuy nhiên mức độ ồn đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây ở khu vực.

Nhìn chung chất lượng môi trường không khí Phú Quốc đều đã bị ô nhiễm khí độc hại NO2 ở mức độ nhẹ và khí NH3 ở mức độ khá cao. Các chỉ tiêu SO2 và bụi lơ lửng chỉ bị ô nhiễm cục bộ. Một số điểm quan trắc có các chỉ tiêu ô nhiễm thường tập trung tại các khu vực dân cư tập trung đông đúc, hoặc là tại các chợ, bến xe, bến tàu. Do việc thu dọn vệ sinh ở các khu vực này chưa được tốt và mật độ phương tiên giao thông qua lại cao nên phát sinh khí thải gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực và đôi khi lan truyền sang các khu vực lân cận. Một số điểm khác do sơ chế

23 thủy sản tràn lan và chất thải từ các công ty, các nhà máy trung các khu vực sản xuất công nghiệp chưa được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra bên ngoài. Tuy nhiên, các chỉ tiêu ô nhiễm có xu hướng giảm mạnh qua các năm gần đây, đặc biệt là khí NH3. Điều này chứng tỏ môi trường không khí đang có xu hướng được cải thiện rõ rệt nhờ việc phát triển hệ thống giao thông (thực hiện chương trình bê tông hóa đường giao thông), di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong các đô thị vào KCN, CCN tập trung và sử dụng nguồn năng lượng sạch (điện, gas) thay thế cho các nguồn chất đốt gây ô nhiễm (than, củi) như trước đây.

Ô nhiễm do tiếng ồn ở Phú Quốc bị ô nhiễm cục bộ và ở mức độ nhẹ, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm này đang có xu hướng gia tắng trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ngày càng cải thiện tạo điều kiện cho giao thông liên vùng được mở rộng, lượng xe qua lại tấp nập hơn, đặc biệt là gia tăng lượng khách du lịch.

Một phần của tài liệu Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao bảo vệ môi trường (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)