PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN

Một phần của tài liệu Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao bảo vệ môi trường (Trang 49 - 54)

3.3.1 Cơ sở lý thuyết

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên lần đầu tiên được đưa ra bởi Davis (1963) trong lĩnh vực phân tích marketing, sau đó được Ronald Ridker (1976) áp dụng để tính toán giá trị bồi thường do ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện. Điểm nhấn

37 của nghiên cứu này chính là việc tác giả sử dụng hình ảnh minh họa cho từng kịch bản ô nhiễm giúp người được hỏi dễ dàng hình được kịch bản. Năm 1989, phương pháp được Carson và các cộng sự sử dụng để tính toán bồi thường thiệt hại cho vụ tràn dầu Exxon Valdez gây được tiếng vang lớn tuy nhiên vẫn có các nhà khoa học vẫn hoài nghi về độ tin cậy của phương pháp. Để có câu trả lời xác đáng cho vấn đề này, một nhóm các nhà khoa học của NOAA dưới sự chủ trì của nhà kinh tế học Kenneth Arrow đã thực hiện nghiên cứu xem xét độ tin cậy của phương pháp phục vụ cho việc tính toán bồi thường thiệt hại môi trường. Kết quả khẳng định phương pháp có đủ độ tin cậy để có thể tiến hành tính toán giá trị kinh tế môi trường phi thị trường đồng thời tác giả cũng đưa ra hướng dẫn thiết kế kịch bản, bảng câu hỏi và thực hiện điều tra khảo sát đạt chất lượng cao.

Nằm trong nhóm phương pháp bộc lộ sự ưa thích (stated preference method), phương pháp đặt ra tình huống giả định thay đổi chất lượng hàng hóa dịch vụ môi trường để tiến hành khảo sát lấy ý kiến cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu được yêu cầu nêu mức sẵn lòng chi trả (willing to pay) để cải thiện chất lượng môi trường hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (willing to accep) đền bù thiệt hại do chất lượng bị suy giảm. Điểm quan trọng của phương pháp này là tình huống giả định đặt ra phải cụ thể, mang tính khả thi và thuyết phục cao. Người được hỏi hiểu rõ cái được và mất trong tình huống giả định đó để đưa ra quyết định của mình (Carson & Hanemann, 2002).

Thông qua việc xây dựng các kịch bản về giả định về chất lượng môi trường và thu thập thông tin về hành vi và sự lựa chọn tiêu dùng của cá nhân đối với kịch bản giả định này, chúng ta có thể ước lượng được sự thay đổi trong phúc lợi của cá nhân khi chất lượng môi trường thay đổi. Từ đó tính được thặng dư tiêu dùng của cá nhân khi tham gia thị trường giả định; lợi ích này đo lường giá trị của môi trường đối với chính cá nhân đó. Phương pháp này thường được sử dụng để lượng giá các giá trị phi sử dụng của môi trường vì các giá trị này thường không có thị trường. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được phân loại dựa trên cách thức đặt câu hỏi để lấy thông tin về mức sẵn lòng chi trả hoặc sẵn lòng chấp nhận đền bù. Hiện nay có 4 cách thức hỏi, mỗi cách đều có sự sai lệch (bias) và độ tin cậy khác nhau (Whitehead, 2006).

38 Câu hỏi mở (open-ended question): hỏi trực tiếp đối tượng nghiên cứu về mức giá mà họ sẵn lòng chi trả hoặc chấp nhận đề bù trong tình huống giả định đặt ra. Không đưa ra mức giá đề xuất ban đầu mà để người trả lời tự quyết định.

Thẻ chi trả (payment card): đưa ra các khoảng mức giá ví dụ như 1 – 5 USD; 5 – 10 USD; 10 -15 USD; lớn hơn 15 USD. Người trả lời sẽ lựa chọn khoảng mức giá đề xuất cao nhất theo mức sẵn lòng chi trả hoặc chấp nhận đền bù.

Đưa ra mức giá khởi điểm (biding question) rồi tăng dần mức giá đó lên theo hình thức đấu giá đến khi người trả lời không chấp nhận nổi thì bắt đầu hạ mức giá xuống đến khi bằng với mức họ sẵn lòng chi trả hoặc chấp nhận đền bù.

Câu hỏi có-không (dichotomous choice hay referendum): là hình thức đưa ra mức giá cố định để hỏi đối tượng nghiên cứu có sẵn lòng chi trả hay chấp nhận đền bù trong tình huống giả định không.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cách thức chi trả (payment vehicle) có ảnh hưởng lớn đến quyết định cũng như mức giá trị sẵn lòng chi trả hoặc chấp nhận đền bù (Whitehead, 2006). Đề xuất cách thức chi trả cần phù hợp với khu vực và đối tượng nghiên cứu. Cách thức chi trả được đề xuất phổ biến ở những khu du lịch vui chơi cho đối tượng du khách là thu phí vào cổng; phí du lịch thu theo hóa đơn tiền phòng hoặc tiền vé máy bay, tàu thuyền, xe cộ đến khu vui chơi; hoặc hình thức quyên góp.

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có ưu điểm nổi bật là định được giá trị các loại hàng hóa môi trường phi thị trường đặc biệt tính các giá trị bảo tồn (existence value) thuộc nhóm giá trị không sử dụng (nonuse value) hay giá trị lựa chọn (option value). Phương pháp được áp dụng rộng rãi từ việc định giá dự án bảo tồn, cải thiện môi trường đến việc tính tổn thất để đền bù thiệt hại.

3.3.2 Các bước tiến hành

Phương pháp đánh giá phụ thuộc vào tình huống giả định được sử dụng để đánh giá hàng hóa, chất lượng môi trường bằng cách xây dựng một thị trường giả định và ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân (WTP - Willingness To Pays) đặt ra trong một tình huống giả định. CVM được áp dụng cho rất nhiều để đánh giá giá trị môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, bảo tồn các loài động vật hoang dã…Các bước tiến hành:

39

Bước 1: Xác định hàng hoá cần đánh giá và thiết lập thị trường giả định.

Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu thập được sau này. Nội dung của thiết lập thị trường giả định gồm: mô tả các dịch vụ được định giá; xác định các tình huống giả định mà trong đó dịch vụ được cung cấp cho đối tượng nghiên cứu; xác định phương thức chi trả: thông thường có thể có các phương thức chi trả như thuế, phí, đóng góp từ thiện hoặc có thể chi trả thông qua tài khoản hay thẻ tín dụng.

Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và công cụ khảo sát.

Đối tượng khảo sát là tất cả các đối tượng có khả năng/tiềm năng hưởng lợi từ hàng hoá, dịch vụ đó. Đối với lượng hóa giá trị hệ sinh thái rừng trên cạn, đối tượng phỏng vấn có thể là những du khách tham quan hoặc những người có ý định đến tham quan.

Công cụ khảo sát tuỳ thuộc vào hàng hoá cần định giá để lựa chọn các hình thức khảo sát khác nhau như thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi, thư, điện thoại. Dù lựa chọn hình thức khảo sát nào thì việc xây dựng bảng hỏi và cách thức phỏng vấn phải đảm bảo sao cho người được hỏi dễ dàng trả lời là rất quan trọng.

Bước 3: Thu nhận các giá được trả

Sau khi đã tiến hành xây dựng thị trường giả định, người nghiên cứu có thể thực hiện cuộc khảo sát. Mục đích của cuộc khảo sát là xác định mức sẵn lòng chi trả WTP lớn nhất của đối tượng cho những cải thiện chất lượng môi trường.

Bước 4: Tính WTP trung bình

Sử dụng các kỹ thuật thống kê và kinh tế lượng để tính số trung bình và số trung vị của giá sẵn lòng trả sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ. Sử dụng các mô hình phân tích hồi quy để tính toán giá trị WTP và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới WTP. Vì vậy, WTP được coi là biến phụ thuộc và chúng ta cần xác định hàm hồi quy đối với một loạt các biến độc lập như thu nhập, giới tính, độ tuổi, hay trình độ học vấn.

Nghiên cứu sử dụng hồi quy Probit và hồi quy Tobit để phân tích và tính toán giá trị WTP. Hồi quy Probit được sử dụng để làm rõ quyết định của du khách đồng ý đóng góp vào kịch bản giả định.

40 Phương trình hàm hồi quy Probit:

y = 0 if y* ≤ 0 = 1 khác

Sau khi phân tích được quyết định đóng góp của du khách đối với từng kịch bản giả định, nghiên cứu áp dụng hồi quy Tobit để tính toán giá trị WTP.

Phương trình hàm hồi quy Tobit có dạng:

y = 0 if y* ≤ 0

= y* khác Với : y* = b0 + b1 + x + u

Trong đó:

b0 : hằng số

b1: hệ số hồi quy của biến độc lập x. u: sai số

- Bước 5: Tổng hợp dữ liệu xác định tổng WTP

Tổng hợp dữ liệu nhằm xác định tổng mức sẵn lòng chi trả của toàn bộ các cá nhân tại địa điểm nghiên cứu cho hàng hóa, dịch vụ môi trường. Để xác định tổng giá trị WTP cho toàn bộ dân số có thể áp dụng theo một trong hai cách sau: - Nếu mẫu mang tính đại diện, có thể nhân WTP trung bình của mẫu cho tổng số dân là một ước lượng điểm tốt cho tổng giá trị.

- Nếu mẫu phản ánh sai lệch tổng thể là dân số liên quan, cần thực hiện các điều chỉnh bằng các kỹ thuật của kinh tế lượng.

- Bước 6: Đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành

Cuối cùng cần phải đánh giá lại chất lượng cuộc khảo sát. Để đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành cần trả lời các câu hỏi: Cuộc khảo sát có nhiều đối tượng trả lời mức sẵn lòng chi trả mang tính chống đối không? Có bao nhiêu người trả lời phỏng vấn đã hiểu về thị trường giả định? Các mức sẵn lòng chi trả đưa ra có phù hợp so với các kết quả nghiên cứu trước đó không? Trong trường hợp này, có thể làm các kiểm định để xác định độ tin cậy của các câu trả lời.

41

CHƯƠNG 4: THU THẬP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

Một phần của tài liệu Ước lượng giá trị kinh tế môi trường huyện đảo Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm nâng cao bảo vệ môi trường (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)