SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA CỤM ĐẢO SAN HÔ HÒN MUN, TỈNH KHÁNH HÒA PHẦN I: GIỚI THIỆU 1.. Đo lường giá trị giải trí mà cụm đảo mang lại cho nền ki
Trang 1SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA CỤM ĐẢO SAN HÔ HÒN MUN, TỈNH KHÁNH HÒA
PHẦN I: GIỚI THIỆU
1 Đặt vấn đề
Khu vực duyên hải đóng vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn phát triển kinh tế của nước ta Đây là khu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn, là nơi tồn tại các hệ sinh thái khác nhau và duy trì tính đa dạng sinh học Tuy nhiên theo báo cáo của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi Trường năm 1994 (Sơn, 1998) về tình hình môi trường biển, sự suy thoái và ô nhiễm đã bắt đầu xuất hiện tại các vùng biển của Việt Nam; có quá nhiều hệ sinh thái tài nguyên môi trường bị khai thác quá mức; và do đó tính đa dạng sinh học môi trường biển bị xuống cấp nhanh chóng Chính phủ đã cố gắng giải quyết vấn đề này nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn do mâu thuẫn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường Một số khu vực sinh thái du lịch biển như Vịnh Hạ Long, bán đảo Sơn Trà tại Đà Nẵng, đảo Hòn Mun ở Nha Trang đóng góp giá trị rất lớn cho nền kinh tế nhưng hiện tại đang bị suy thoái do quản lý yếu kém
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở khu vực Nam Trung Bộ có dân số khoảng 1 triệu người Thành phố Nha Trang là tỉnh lỵ của Khánh Hòa với dân số khoảng trên 300.000 người Nha Trang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km, cách Thủ Đô Hà Nội 1.280 km Nằm trên tuyến quốc lộ 1 nối liền miền Bắc và miền Nam, có sân bay và hải cảng, với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như san hô và yến sào, Nha Trang là một trong những điểm du lịch biển quan trọng nhất của Việt Nam
Cụm đảo Hòn Mun, định vị tại 12o’N và 109o15’E, nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, cách bờ biển khoảng 8km, là một trong những điêểm du lịch quan trọng nhất của Nha Trang Cụm đảo Hòn Mun được xác định là một nhóm các đảo nhỏ, bao gồm Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Tằm, Hòn Miếu và một phần đảo Hòn Tre Cụm đảo này đóng vai trò là môi trường sống cho các loài sinh vật biển như san hô nhánh, tảo biển, cá rặng san hô… Theo kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học Việt Nam (Sơn, 1998), cụm đảo Hòn Mun là khu vực có mức đa dạng sinh học biển cao nhất ở Việt Nam Viện Hải Dương Học (1998) tại Nha Trang đã tiến hành điều tra và ghi nhận
Trang 2khu vực này có mức đa dạng sinh học biển cao thứ nhì trong khu vực với 65 loài, ít hơn một chút so với ‘trung tâm đa dạng sinh học’ ở Indônêxia (70 loài) Ngoài ra cụm đảo còn có vị trí rất thuận lợi cho ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản của Nha Trang
Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý khu vực này Tuy nhiên có thể xem cụm đảo gần như là khu vực tự do khai thác: ngư dân vẫn dùng thuốc nổ và các chất hóa học có hại để đánh bắt hải sản, san hô vẫn bị khai thác bừa bãi để bán cho khách
du lịch, thậm chí dùng làm vật liệu xây dựng…Về mặt quản lý du lịch, mỗi hòn đảo trong cụm đảo được giao cho một công ty du lịch của nhà nước quản lý và khai thác Các công ty này thông thường chỉ cung cấp một số dịch vụ du lịch đơn giản như bãi tắm, nghế ngồi, thức ăn v.v Mọi hoạt động khác do các công ty du lịch tư nhân đảm nhiệm và cũng không có nguyên tắc quản lý thống nhất nào
Cảng Nha Trang, là một trong những cảng trung tâm của khu vực miền Trung, có lượng luân chuyển 640.000 tấn hàng hóa và 18.000 lượt khách trong năm 2000, đang có kế họach mở rộng gần gấp đôi, từ 171 m cầu cảng lên thành 204 m (Bộ Giao thông Vận tải, 1998) Ước tính sau khi nâng cấp, cảng có thể đón nhận lượng hàng hóa gấp 1.8 lần và lượng hành khách gấp 3 lần
Với tình hình quản lý như vậy, trong những năm gần đây môi trường biển Nha Trang và đặc biệt cụm đảo Hòn Mun bị xuống cấp nghiêm trọng Các nguồn tài nguyên biển đã và đang bị khai thác không bền vững San hô bị ngư dân khai thác, bị neo của tàu thuyền du lịch phá hủy Đa dạng sinh vật biển bị suy thoái dần bởi khai thác quá mức và không đúng cách (đèn, thuốc nổ)
Cảng Nha Trang mở rộng sẽ tiếp nhận lượng tàu bè lớn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và không khí cho khu vực lân cận mà Hòn Mun là một điển hình Cần nhớ rằng cụm đảo Hòn Mun nằm trên con đường vào cảng của tàu bè
Tất cả những điều đó cho thấy rằng môi trường biển khu vực đảo Hòn Mun đang bị suy thoái, dẫn đến sự biến mất dần của các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển Điều này ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng cung cấp các dịch vụ du lịch của cụm đảo Mà hoạt động du lịch của cụm đảo được cho rằng đóng góp vai trò quan trọng không chỉ cho cộng đồng cư dân địa phương mà còn cho cả nền kinh tế nói chung
Đo lường giá trị giải trí mà cụm đảo mang lại cho nền kinh tế, phân tích các yếu tố tác động lên nó, so sánh với lợi ích mang lại từ việc ở rộng cảng Nha Trang, nghiên cứu khả năng thành lập khu bảo tồn biển trở thành một nhu cầu rõ ràng trong giai đoạn hiện nay vì lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương
Trang 3Nghiên cứu này cũng nhằm đúc kết phương pháp đánh giá giá trị của hàng hóa và dịch vụ môi trường không có giá thông qua điển hình thực tiễn tại Việt Nam Phương pháp và kết quả nghiên cứu sẽ được dùng làm bài tập tình huống minh họa cho chương “Các phương pháp đánh giá” (là 1 trong những chương khó nhất và quan trọng nhất) trong môn học Phân tích lợi ích chi phí và Kinh tế môi trường
2 Mục tiêu nghiên cứu
a Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun
b Đánh giá giá trị giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun
c Đưa ra kiến nghị về mặt chính sách: định hướng phát triển du lịch bền vững, bảo tồn tài nguyên san hô, vấn đề mở rộng cảng Nha Trang
d Tổng kết phương pháp luận nghiên cứu giá trị tài nguyên môi trường tại Việt Nam nói chung và cho khu vực duyên hải nói riêng
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Nghiên cứu thực chất không phải là loại phân tích lợi ích chi phí mà chỉ tập trung phân tích đánh giá mặt lợi ích Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp bao gồm phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS) để liên hệ biến nhu cầu du lịch đến Hòn Mun và tập hợp các biến hành vi du lịch nhằm xác định các yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch Phương pháp Chi phí du hành theo vùng (ZTCM – Zonal Travel Cost Method) được sử dụng để xây dựng đường cầu du lịch cho Hòn Mun và để định giá giá trị du lịch cho khách trong nước và khách nước ngoài
Số liệu và phương pháp thu thập
Số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của Tổng Cục Thống Kê, Sở Du lịch Khánh Hòa, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Khánh Hòa, Viện Nghiên cứu biển Nha Trang, Ban quản lý Cảng Nha Trang
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng phỏng vấn, bao gồm các thông tin về hành vi du lịch và thông tin kinh tế xã hội cá nhân Đối tượng phỏng vấn là cá nhân khách du lịch
Thu thập số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thống Khoảng 400 mẫu được thu thập
Trang 4PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Nền tảng lý thuyết
Trên thị trường, một sản phẩm luôn có xu hướng có thể nhận biết được và có giá thị trường Ở khía cạnh khác, có một số loại hàng hóa và dịch vụ lại không có giá cả thị trường (gọi là hàng hóa và dịch vụ phi-thị trường) Rất nhiều hàng hóa và dịch vụ môi trường là hàng hóa công cộng, có những đặc tính không thể giao dịch trên thị trường Cho nên có thể xem hàng hóa và dịch vụ môi trường như là loại hàng hóa và dịch vụ phi thị trường Để đánh giá đo lường giá trị loại hàng hóa và dịch vụ phi-thị trường này, các nhà nghiên cứu sử dụng thông tin về mối quan hệ giữa hàng hóa thị trường và hàng hóa phi thị trường Theo Markandya và Richardson (1993), có thể chia các phương pháp đánh giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường thành 3 nhóm:
(1) Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như giá trị tài sản, tiền lương, chi tiêu cho những loại hàng hóa liên hệ v.v Phương pháp tiêu biểu của nhóm này là phương pháp Chi phí du hành (TCM)
(2) Các phương pháp dựa trên thông tin được phát biểu trực tiếp qua bảng phỏng vấn khi thị trường không hiện hữu Phương pháp tiêu biểu của nhóm này là phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
(3) Các phương pháp dựa trên dữ liệu liều lượng đáp ứng giữa sự thay đổi môi trường và ô nhiễm
Theo Freeman (1993), từ góc độ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống môi trường có 2 đặc điểm quan trọng Thứ nhất, giá trị kinh tế của các dịch vụ này phụ thuộc vào đặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên Thứ hai, chức năng cung cấp dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra không thông qua thị trường Một cách khác, khi hưởng thụ dịch vụ giải trí tại một địa điểm nào đó người ta không trả tiền hoặc chỉ trả một giá danh nghĩa không phản ánh đúng nguồn lực bỏ ra cung cấp dịch vụ đó Do đó không thể dùng vé vào cổng để đo lường giá trị của dịch vụ giải trí Phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa có giá trên thị trường và hàng hóa môi trường thông qua những hành vi thị trường quan sát được để xây dựng hàm cầu giải trí
Để tìm ra giá trị của dịch vụ giải trí (không có giá), phương pháp thích hợp là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa thị trường (chi phí tàu xe, khách sạn, ăn uống,…) và dịch vụ vui chơi giải trí (du lịch) thông qua những hành vi và lựa chọn trên thị trường quan sát
Trang 5Mỗi cá nhân đến du lịch tại một địa điểm nào đó phải chịu một chi phí nhất định Các cá nhân khác nhau du lịch đến một địa điểm phải chịu những chi phí du lịch khác nhau Phương pháp Chi phí du hành ước lượng giá trị của một điểm du lịch dựa trên phản hồi của khách du lịch với những chi phí khác nhau Hàm ước lượng:
V = f(pv, y, q, ps, s) V: cầu du lịch
pv: chi phí du hành y: thu nhập q: đặc điểm của địa điểm du lịch ps: chi phí du lịch đến điểm thay thế
s : đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch
Hình 1: Đường cầu giải trí
Phương pháp chi phí du hành đã được phát triển để địùnh giá các lợi ích của việc giải trí, nhưng nó cũng có thể áp dụng để đáùnh giá bất cứ hoạt động nào khi số lượng biến đổi tương ứng với chi phí du hành bỏ ra để thực hiện hoạt động đó
Theo Hanley và Spash (1993), Chi phí du hành là phương pháp lâu đời nhất trong các phương pháp đánh giá hàng hoá và dịch vụ phi thị trường Ý tưởng về phương pháp này bắt nguồn từ Harold Hotelling năm 1947, và được Clawson và Knetsch phát triển chính thức vào năm 1966 Phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển và gần đây đã được áp dụng tại các nước đang phát triển Tại Việt Nam, phương pháp đã được áp dụng để đánh giá giá trị du lịch của rừng quốc gia Cúc Phương
Trang 62 Tóm lược một số kết quả nghiên cứu
Phần dưới đây tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trên thế giới về giá trị giải trí của san hô, là loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng được xem như đem lại giá trị giải trí lớn nhất tại cụm đảo Hòn Mun Có ba phương pháp phổ biến thường được dùng để đo lường giá trị giải trí: (1) Phương pháp thay đổi năng suất (2) phương pháp chi phí du hành (TCM) và (3) phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Driml (1999) đã sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để tìm ra giá trị giải trí của Rặng San Hô Lớn (Great Barrier Reef) ở bờ biển phía đông nước Úc là 769 triệu đô
la Úc Giá trị tính được này chỉ là giá trị tài chính, bao gồm chi tiêu của khách du lịch cho các hoạt động giải trí Driml nhấn mạnh rằng giá trị tài chính này là một chỉ số hữu dụng về mức độ sử dụng và xu hướng phát triển của dịch vụ giải trí và do đó có thể có đóng góp xác đáng cho việc quản lý các quỹ về bảo tồn Tuy nhiên, giá trị tính được này lại không phản ánh được tổng giá trị giải trí1 của rặng san hô
Hodgson và Dixon (1988) cũng sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để đo lường tổng doanh thu du lịch từ san hô vùng đảo Palawan ở Philippines Các tác giả đã sử dụng số liệu về khả năng tiêp nhận của khách sạn, số khách, tỷ lệ lưu trú hàng ngày để tính toán Giá trị du lịch được đưa về hiện tại là 6.280 đô la nếu cho phép khai thác san hô, và 13.334 đô la nếu cấm khai thác san hô, dựa trên giả định là tất cả giá trị này đều có thể quy cho tình trạng chất lượng san hô
Phần lớn các nghiên cứu về giá trị giải trí của san hô đều sử dụng phương pháp Chi phí du hành hoặc phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên để ước lượng thặng dư tiêu dùng của khách du lịch Hundle (1990) sử dụng phương pháp TCM đánh giá giá trị thặng dư tiêu dùng một năm của khách du lịch Uùc và khách quốc tế đối với ‘Khu vực san hô’ ở Uùc tương ứng là 117.500.000 đô la và 26.700.000 đô la Tác giả tiếp đó phân bổ 105.600.000 đô la (thặng dư tiêu dùng, không phải tổng giá trị) là giá trị giải trí của san hô trong điều kiện có tính tới tất cả các đặc tính của ‘Khu vực san hô’ Hơn nữa, tác giả còn sử dụng phương pháp CVM để ước lượng giá trị của san hô và so sánh kết quả với kết quả của phương pháp TCM
Dixon và cộng sự (1993) sử dụng phương pháp CVM để ước lượng giá sẵn lòng trả cho Công viên biển Bonaire Giá sẵn lòng trả trung bình là 27,4 đô la và tổng thặng
dư tiêu dùng là 325.000 đô la
Giá trị giải trí dường như chiếm phần quan trọng nhất trong tổng giá trị kinh tế của san hô Spurgeon (1992) cho rằng du lịch đem lại nguồn lợi tài chính trực tiếp lớn nhất
1 Giá trị giải trí của Driml chỉ bao gồm giá trị tài chính Tổng giá trị giải trí dùng trong nghiên cứu này bao gồm thặng dự người tiêu dùng và chi tiêu của khách du lịch (giá trị tài chính)
Trang 7trong tất cả các khả năng sử dụng của san hô Theo Costanza và cộng sự (1997, 1998),
trích trong Ruitenbeek (1999), giá trị trung bình của san hô trên toàn thế giới là 6.075
đô la trên một héc ta một năm, trong đó giá trị giải trí vào khoảng 3.008 đô la trên
một héc ta một năm
Phần III: Mô Hình Ứng Dụng
1 Mô hình Chi phí du hành theo vùng
Từ mô hình lý thuyết được đề cập ở phần II, mô hình Chi Phí Du Hành Theo Khu Vực
được dùng để ước lượng giá trị du lịch của cụm đảo Hòn Mun Tính toán giá trị du lịch
bao gồm sự tính toán của hai bộ phận: lợi ích đạt được từ hoạt động của khách du lịch
trong nước và lợi ích đạt được từ hoạt động của khách du lịch ngoại quốc Các bước
tiến hành mô hình Chi Phí Du Hành Theo Khu Vực như sau:
1 Chọn địa điểm
2 Phân chia vùng
4 Tính tỷ lệ khách du lịch cho từng vùng
5 Ước lượng chi phí du lịch
6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch
7 Xây dựng đường cầu
8 Ước lượng thặng dư người tiêu dùng
Phần sau đây trình bày một số bước chính:
Chọn địa điểm
Địa điểm nghiên cứu là cụm đảo san hô Hòn Mun nằm ở phía nam vịnh Nha Trang,
thuộc tỉnh Khánh Hòa
Phân chia vùng
Bảng 1 trình bày sự phân chia vùng dùng mô hình Chi Phí Du Hành cho Hòn Mun
dành cho khách du lịch trong nước
Bảng 1: Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch
Vùng Khoảng cách (km) Tỉnh, thành phố hành chính Dân số
Cam Ranh, Vạn Ninh
Trang 84 217 Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, 687.500
Vũng Tàu, Đồng Nai
Quảng Nam, Quảng Ngãi
Cà Mau, Tiền Giang
Định, Thanh Hóa, Nghệ An
Bảng 2 trình bày sự phân chia khu vực dùng mô hình Chi Phí Du Hành cho Hòn Mun
dành cho khách du lịch nước ngoài
Bảng 2: Khu vực phân chia theo nguồn gốc khách du lịch
Lấy mẫu
Thông tin về khách du lịch đến Hòn Mun được thu thập thông qua bảng phỏng vấn
Bảng phỏng vấn được thiết kế để thu thập thông tin về: 1) hành vi vui chơi giải trí tại
điểm du lịch; 2) kinh nghiệm và chi phí du hành; và 3) các yếu tố kinh tế xã hội của
khách tham gia hoạt động giải trí
Bảng 3: Tổng số mẫu thu thập
TCM
Phương pháp lấy mẫu là phương pháp hệ thống, được thực hiện tại đảo Hòn Mun và
tại Cảng Nha Trang
Tính tỷ lệ khách du lịch cho từng vùng
Số chuyến viếng thăm của từng vùng được tính toán dựa trên số liệu số liệu thu thập
được từ bảng phỏng vấn Tỷ lệ viếng thăm trên 1.000 dân của mỗi vùng được tính
theo công thức sau:
Trang 9với VR : tỷ lệ viếng thăm (số chuyến/1,000/năm)
Vi : số khách từ vùng i
n : kích thước mẫu
N : tổng số khách trong một tháng
P : dân số vùng i
Ước lượng chi phí du hành
Chi phí đến thăm một địa điểm bao gồm ba phần (theo OECD, 1994):
1) Chi phí phát sinh trực tiếp từ việc đến và rời đi khỏi địa điểm, thông thường là chi phí xe cộ, bao gồm vé xe, xăng dầu và các phí phát sinh khác Đối với vùng 1 và 2 là những vùng gần địa điểm nghiên cứu, chi phí di chuyển chính là chi phí xăng cho xe máy để đến được địa điểm và chí phí bảo trì phương tiện di chuyển Chi phí đơn vị được ước lượng vào khoảng 200 đồng/km/người Đối với vùng 3 và 4, phương tiện di chuyển chính là xe khách nên chi phí đơn vị bằng 155 đồng/km/người Với các vùng còn lại, chi phí di chuyển dựa trên vé tàu hỏa, được ước tính 240 đồng/km/người
Chi phí di chuyển của khách nước ngoài được tính dựa trên phương tiện di chuyển là máy bay
2) Chi phí thời gian di chuyển, bao gồm cả thời gian ở tại địa điểm Chi phí thời gian chính là chi phí cơ hội của khách du lịch Chi phí cơ hội của thời gian được tính bằng 1/3 lương theo giờ Mức lương được ước tính trên cơ sở thu nhập trung bình của dân cư đô thị trong vùng
3) Phí vào cửa, phí hướng dẫn và các phụ phí khác tại địa điểm
Một trong những vấn đề quan trọng khi tính toán chi phí du hành là việc phân chia chi phí du hành cho địa điểm nghiên cứu như thế nào trong trường hợp chuyến du lịch của khách là đa mục đích Nghĩa là khách du lịch có thể đến thăm rất nhiều địa điểm, chi phí du lịch tính toán được ở trên là chi phí tổng cộng cho tất cả các địa điểm Cho nên cần có một cách thức nào đó để phân bổ chi phí du hành cho địa điểm nghiên cứu Việc phân bổ được thực hiện dựa trên tiêu chí thời gian, nghĩa là thông tin thời gian dùng cho cả chuyến đi và thời gian cho Hòn Mun được thu thập để tính hệ số chuyển đổi Chí phí du hành đến Hòn Mun được tính dựa vào hệ số chuyển đổi này
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch
Các biến sử dụng cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí tại Hòn Mun của khách du lịch trong nước được trình bày trong bảng 4 Hồi quy OLS được sử dụng, trong đó Ln(N) là biến phụ thuộc
Trang 10Bảng 4: Mô tả biến
Ln(N) Logarit của số
lần đến Hòn Mun
Logarit của số lần đến Hòn Mun
TC Chi phí du lịch Tổng cộng chi phí cho chuyến đi (đồng) -
Ps Chi phí thay thế Chi phí đến điểm thay thế (đồng) +
MA Giới tính Bằng 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ +
MAR Tình trạng hôn
nhân Bằng 1 nếu có gia đình, 0 nếu không có gia đình x
EDU Trình độ học vấn Bằng 1 nếu đại học hoặc trên, 0 cho
các trường hợp còn lại
+
‘+’: Dấu mong đợi là dấu dương
‘-’: Dấu mong đợi là dấu dương
‘x’: Dấu mong đợi không dự đoán được
Thành lập đường cầu và đo lường giá trị
Hàm cầu được thành lập sử dụng hồi quy OLS Hàm chức năng để thành lập đường
cầu có thể ở dạng tuyến tính hoặc bán-logarit
với i đại diện cho vùng i và Vi đại diện cho tỷ lệ khách du lịch trên 1000 dân tại mức
vé vào cửa bằng 0
Dựa trên hàm cầu giải trí được xác định, có thể ước lượng thặng dư tiêu dùng Thặng
dư người tiêu dùng được tính toán dựa vào công thức tính tích phân Công thức tính
cho từng vùng như sau:
với CSi là thặng dư tiêu dùng của vùng i, TC0 là chi phí du hành hiện tại của khách du
lịch từ vùng i, và POPi là dân số vùng i
)(
POP
,
i
TC
i i i i
CS
Trang 11Phần IV: Kết Quả Nghiên Cứu
1 Đặc điểm cụm đảo Hòn Mun
Cụm đảo Hòn Mun được xác định là một nhóm các đảo nhỏ, bao gồm Hòn Một, Hòn
Tằm, Hòn Miếu, Hòn Mun và một phần đảo Hòn Tre Hòn Mun là đảo quan trọng
nhất trong cụm với rặng san hô bao phủ và tổ chim yến trên đảo, nằm tại 12°10'N và
101°15'E phía nam vịnh Nha Trang, cách bờ biển Nha Trang 8 km
Đặc điểm nổi bật nhất của Hòn Mun là " trung tâm đa dạng san hô ở Việt Nam" (Viện
Hải Dương Học, 1998) cùng phong cảnh biển hấp dẫn với nước xanh trong và nhiều
bãi biển đẹp Những điều kiện này đưa Hòn Mun trở thành một khu nghỉ ngơi giải trí
thu hút khách du lịch
Bảng 5 trình bày doanh thu và số lượng khách du lịch đến tỉnh Khánh Hòa (đến Nha
Trang) từ năm 1994 đến năm 2000
Bảng 5: Doanh thu và số lượng khách du lịch từ 1994 đến 2000
Đơn vị 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Doanh thu Tỷ đồng 60.661 85.110 115.000 115.200 147.700 150.500 197.200 Số lượng khách Người 260.000 317.000 390.000 315.500 331.400 370.000 397.000Trong đó khách
ngoại quốc Người 73.500 91.500 109.000 105.000 99.600 130.000 118.700
Nguồn: Sở Du Lịch Khánh Hòa (1998, 1999, 2000)
Số liệu thống kê số lượng khách du lịch đến cụm đảo cho đến nay vẫn không có cơ
quan nào thực hiện Số lượng khách du lịch sử dụng trong nghiên cứu này được xem
như bằng 70 phần trăm số khách du lịch đến Khánh Hòa
Bảng 6 trình bày số liệu thống kê sự tham gia của khách du lịch vào các hoạt động
chính tại cụm đảo Hòn Mun, ví dụ có 55% khách du lịch Việt Nam tắm nắng khi đến
đảo Rặng san hô vàcá cảnh rặng san hô là những đặc điểm phân biệt Hòn Mun với
các địa điểm vui chơi giải trí khác nhưng việc khai thác sử dụng ưu thế này còn quá ít,
chỉ hấp dẫn khách du lịch nước ngoài thông qua việc lặn bằng bình dưỡng khí Bên
cạnh đó các dịch vụ trên mặt nước như lướt ván, ca nô không được khai thác đúng
mức
Trang 12Bảng 6: Sự tham dự vào các hoạt động tại Hòn Mun (%)
Hoạt động Khách trong nước Khách nước ngoài
Số người Phần trăm (%) Số người Phần trăm (%)
Nguồn: số liệu điều tra
2 Các yếu tố tác động đến cầu giải trí của Hòn Mun
Kỹ thuật hồi quy bội được thực hiện để kiểm tra giả thiết rằng cầu giải trí của Hòn
Mun phụ thuộc vào chi phí du hành, chi phí đến điểm thay thế, thu nhập và các đặc
điểm kinh tế xã hội Phân tích này không thực hiện đối với khách ngoại quốc bởi vì
biến đo lường cầu giải trí Hòn Mun của họ không biến đổi (hầu hết đều chỉ thực hiện
1 lần du lịch đến Hòn Mun)
Bảng 7: Hai dạng thức của hàm hồi quy cầu giải trí
(chỉ số t)
Bán-Logarit (chỉ số t) Biến phụ thuộc Số lần Logarit của số lần
(-0,92) -0,006350 * (-1,69)
Nam giới (biến ảo) 0,405930 *** 0,187193 ***