TÁC ĐỘNG của GIÁ TRỊ KINH tế môi TRƯỜNG đến VIỆC QUẢN lý CHẤT THẢI SINH HOẠT ở QUẬN BÌNH THẠNH – THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

10 460 0
TÁC ĐỘNG của GIÁ TRỊ KINH tế môi TRƯỜNG đến VIỆC QUẢN lý CHẤT THẢI SINH HOẠT ở QUẬN BÌNH THẠNH – THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG II Giảng viên: Nguyễn Hữu Dũng Học viên: Phạm Viết Hùng - Lớp KTPT K19 Tên đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VIỆC QUẢN CHẤT THẢI SINH HOẠT QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A. Đặt vấn đề: Chất thải rắn đô thị hiện đang là một vấn đề quan trọng đối với nhiều đô thị không chỉ Việt Nam mà còn cả các đô thị trên thế giới. Cách giải quyết vấn đề này là đưa chất thải rắn đô thị từ các khu vực nội thành nơi rất thiếu không gian ra vùng ven đô nơi có nhiều không gian để xử lý. Mặc dầu vậy, nhưng người ta vẫn lo ngại nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do các bãi chôn lấp được xây dựng sơ sài và không khí khu vực này bị ô nhiễm từ việc đốt rác. Ô nhiễm là một vấn đề mà những người có trách nhiệm luôn phải đối mặt. Chất thải rắn đô thị là một vấn đề đặc biệt lớn những nơi có tỉ lệ tăng dân số cao và thiếu không gian để xây dựng bãi chôn lấp, đây là vấn đề cơ bản phải tìm cách xử chất thải rắn đô thị sao cho có hiệu quả. Việc cải thiện chất lượng môi trường cho quy trình xử đó có thể làm gia tăng phúc lợi cho con người và xã hội do vậy về nguyên tắc, phải thực sự sẵn lòng trả cho việc cải thiện này (Hartwick et al, 1998.) 1 . Có vài nghiên cứu thực nghiệm độc lập về giá trị của hàng hoá công tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi phân tích việc lựa chọn thu gom rác thải sinh hoạt và hệ thống lựa chọn đối với các cư dân của quận Bình Thạnh, một khu vực trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, có tỷ lệ tăng dân số cao và rất thiếu không gian để xây dựng bãi xứ rác thải rắn đô thị. Theo các nghiên cứu đánh giá ngẫu 1 Trích trong María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira Mayett Cuevas (2001): Economic Valuation Of The Environmental Impact Of Solid Waste Management: A Case Study nhiên, sự sẵn lòng trả tiền cần phản ánh giá trị mà cộng đồng có thể nhận được một môi trường tốt hơn. Để đánh giá điều này, chúng ta cần đề nghị các thành viên trong cộng đồng rằng họ sẵn lòng trả một khoản chi phí để thực hiện dự án quản chất thải rắn đô thị của thành phố hay không. Dự án này đòi hỏi các cá nhân phân chia riêng biệt chất thải hữu cơ và vô cơ. Khi chôn lấp chất thải đã thu gom trải qua công đoạn xứ đặc biệt. Lợi ích của hệ thống quản chất thải này là tăng tuổi thọ làm việc của bãi rác, tránh ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm không khí do các hạt bụi lơ lửng gây ra, đồng thời làm tăng việc tái chế các vật liệu được coi là bỏ đi và sử dụng phân trộn như là phân bón hữu cơ Từ góc độ kinh tế, mục tiêu là xác định giá trị để cộng đồng có được một hệ thống quản chất thải như vậy và sử dụng giá trị này trong quá trình ra quyết định trả toàn bộ chi phí quản chất thải. Nghiên cứu sử dụng giá trị của môi trường như là một phần cho thấy của tầm quan trọng của môi trường đối các phúc lợi của xã hội Việc này là xác định giá trị để cộng đồng có một môi trường tốt hơn và sạch hơn. Trong khi không có thị trường cho một hàng hoá hay dịch vụ về môi trường, chúng tôi chỉ đơn giản yêu cầu người dân thực hiện những gì mà họ sẽ làm trong một tình huống giả thuyết. Phương pháp này được gọi là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Đánh giá ngẫu nhiên bao gồm việc thu thập thông tin trực tiếp từ các cá nhân về sự lòng trả hoặc sẵn lòng chấp nhận của họ cho những thay đổi về chất lượng môi trường. Phương pháp đáng giá ngẫu nhiên đã được sử dụng trong việc xác định giá trị hàng hoá công cộng, chủ yếu là trong xác định giá trị của môi trường (Ciriacy-Wantrup, 1947; Davis, 1963; Krutilla, năm 1967, Boyle y Bishop, 1987; Mitchel và Carson, 1989 và một số người khác) 2 2 Xem trong María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira Mayett Cuevas (2001): Economic Valuation Of The Environmental Impact Of Solid Waste Management: A Case Study Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định xác định giá trị môi trường thông qua phương pháp sẵn lòng trả (WTP) đối với số lượng bổ sung của hàng hoá công. Trong trường hợp này WTP từ việc cải thiện chất lượng môi trường được định nghĩa là một hàm số của thu nhập (biến chạy), sự giàu có (biến có sẵn), giáo dục, số lượng trẻ em, sự tín nhiệm chính phủ, và môi trường đạo đức cá nhân. Để làm được điều này chúng tôi sử dụngphương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để có được ước lượng kinh tế của mô hình. Kết quả quan trọng nhất đó là thu nhập bình quân đầu người khá phù hợp trong việc giải thích sự sẵn lòng trả cho môi trường. Dựa trên độ co giãn thu nhập cho thấy rằng hàng hoá này được coi là bình thường hoặc cần thiết đối với cư dân trong quận. Cấu trúc của nghiên cứu này bao gồm 5 phần: Phần thứ nhất: Nêu khái quát vấn đề chất thải rắn đô thị Việt Nam và trình bày một số thống kê có liên quan. Phần này cũng điểm lại các dự án quản chất thải tương tự các vùng khác của Việt Nam và đưa ra thông tin cần thiết về việc xử chất thải thành phố Hồ Chí Minh. Phần thứ hai: Trình bày các thuyết kinh tế giải thích việc cung cấp chất lượng môi trường kém tối ưu và thảo luận về đánh giá ngẫu nhiên cũng như các ưu và khuyết điểm của nó cùng với việc điểm lại các nghiên cứu thực nghiệm trước. Phần thứ ba: Giới thiệu giả thuyết nghiên cứu và mô tả các phương pháp lấy mẫu trong điều tra số liệu thực tế. Thảo luận về cấu trúc của cuộc khảo sát, định nghĩa của sản phẩm đánh giá, những méo mó của cuộc khảo sát, các mô hình WTP dự kiến, và kết quả kỳ vọng. Phần thứ tư: Trình bày các ước tính và kết quả hồi quy các đặc tính khác nhau của mô hình. Cuối cùng, phần Thứ năm: Kết luận và nêu các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu sau. B. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu của nghiên cứu này là xác định sự sẵn sàng của người dân để trả cho các cải tiến trong chất lượng của môi trường mang lại bởi một hệ thống thu gom rác thải. Sự thay đổi này dẫn đến một mức độ phúc lợi cao hơn cho các cá nhân phải được sẵn sàng trả (Hartwick et al, 1998.). Mục tiêu chính của nghiên cứu này là ước tính và so sánh sự sẵn lòng trả (WTP) để cải thiện môi trường đối với dự quản chất thải rắn đô thị, sử dụng hai hình thức dự kiến thanh toán là thanh toán hàng tháng và thanh toán toàn bộ một lần. Nghiên cứu này cố gắng trả lời các câu hỏi sau: 1. Tình trạng thu góm, xử chất thải rắn đô thị hiện nay có tác động thế nào đến môi trường và những khó khăn gặp phải trong việc xử chúng ? 2. Các hộ gia đình có sẵn sàng trả cho việc cải thiện môi trường của dự án quản chất thải rắn đô thị không và mức tiền mà họ sẵn sàng trả là bao nhiêu? 3. Các yếu tố nào quyết định đến sự sẵn lòng trả này? C. Phương pháp nghiên cứu: Thị trường không có khả năng gửi các tín hiệu chính xác trong trường hợp hàng hoá công vì chúng là một loại thất bại thị trường. Chất lượng môi trường là một dạng đặc biệt của hàng hoá công và do đó việc kiểm soát sử dụng là không tối ưu. Việc thiếu thị trường đối với chất lượng môi trườngchất thải rắn đô thị làm cho nó không thể xác định được mức giá mà nó phản ánh giá trị của mình đối với xã hội. Như vậy, một phương pháp thay thế phải được sử dụng để xác định giá trị của chất lượng môi trường. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên bao gồm việc yêu cầu các cá nhân sẵn lòng trả của họ cho bổ sung lượng hàng hoá công cụ thể là cải thiện chất lượng môi trường. Các sẵn lòng trả của một cá nhân phụ thuộc nhiều yếu tố như thu nhập, thái độ đối với xã hội và môi trường, mức độ thông tin, mở rộng không gian của các hàng hoá công, tần số và cường độ sử dụng. WTP này phản ánh sở thích cá nhân và phần nào bị hạn chế bởi mức thu nhập. Việc lựa chọn mô hình đánh giá ngẫu nhiên là một phương pháp thích hợp để ước tính việc sẵn lòng trả cho việc cải thiện môi trường dựa trên các nghiên cứu thực tiễn trước đây đã tiến hành tại các nước đang phát triển, đó phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được sử dụng để ước tính cho cả giá trị sử dụng và không sử dụng. Đánh giá ngẫu nhiên (CV) là một phương pháp để đánh giá các lợi ích xã hội nhận được từ hàng hoá công. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên đã trở thành một phương pháp phổ biến của các ước tính giá trị bằng tiền cho hàng hoá không thị trường. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào đầu năm 1960 (Davis, 1963). Một lượng lớn các nghiên cứu đã sử dụng CV để ước tính giá trị của dự án đầu tư nhằm vào phúc lợi xã hội. đây các nhà nghiên cứu hỏi những câu hỏi giả định để suy ra số người được hỏi sẵn sàng trả cho các cải tiến về chất lượng dịch vụ hay hàng hóa mà họ nhận được. Phương pháp khác là hỏi số người được hỏi sẵn sàng chấp nhận từ bỏ các dịch vụ hiện tại mà họ đang được hưởng. Phương pháp tiếp cận thứ nhất được gọi là phương pháp sẵn lòng trả (WTP) và phương pháp thứ hai được gọi là sẵn lòng chấp nhận (WTA). Từ nhiều năm qua kể từ khi đánh giá ngẫu nhiên tạo ra thị trường giả định cho hàng hoá phi thị trường, nó được sử dụng để đo lường giá trị của tiện nghi môi trường trong nghiên cứu. Nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên đã trở thành một phương pháp phổ biến trong việc đánh giá giá trị bằng tiền trên các khía cạnh khác nhau của môi trường (Spash, 2000) 3 . Kỹ thuật đáng giá ngẫu nhiên có tính linh hoạt tuyệt vời, nó cho phép xác định giá trị đa dạng hơn đối với hàng hoá và dịch vụ phi thị trường so với các kỹ thuật gián tiếp. Trong thực tế, nó là phương pháp duy nhất hiện có khả năng ước lượng 3 Theo Jubin Antony and Aruna Rao - Contingent Valuation: A review with Emphasis on Estimation Procedures giá trị không sử dụng. Trong tài nguyên thiên nhiên, các nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên thường nhận được giá trị thông qua sự khám phá sự sẵn lòng trả của người trả lời để tránh gây thương tích cho tài nguyên thiên nhiên hoặc khôi phục lại các tổn thương của tài nguyên thiên nhiên. Phương pháp mô hình đánh giá ngẫu nhiên (CVM) đã trở thành một công cụ quan trọng để ước lượng giá trị của tài nguyên thiên nhiên như nước đặc biệt là các nước đang phát triển (Whittington, năm 1998 và Merret, 2002). Trong hai thập kỷ qua một loạt các nghiên cứu CVM đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả nhu cầu nước và dịch vụ vệ sinh các hộ gia đình nông thôn các nước đang phát triển như: Whittington et al. (1990) phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu nước miền Nam Haiti; Whittington et al. (1998) thực hiện nghiên cứu đánh giá nhu cầu hộ gia đình cho nước sạch và dịch vụ vệ sinh Lugazi, Uganda; Goldblatt (1999) xem xét ảnh hường nhu cầu đối với cải thiện dịch vụ cung cấp nước trong hai khu định cư chính thức tại Johannesburg, Nam Phi; Raje et al. (2002) khảo sát sự sẵn lòng trả của hộ gia đình đối với việc sử dụng nước đô thị thành phố Mumbai, Ấn Độ và nhiều nghiên cứu khác 4 CVM là một phương pháp phát biểu ưa thích mà người trả lời được yêu cầu mức tối đa mà họ sẵn lòng trả (WTP) (hoặc mức tối thiểu mà họ sẵn lòng chấp nhận bồi thường) cho một sự gia tăng nhất định hoặc giảm chất lượng môi trường. Trong kiểu lựa chọn đánh đổi của CVM, người trả lời được cung cấp một thay đổi về số lượng, chất lượng hàng hoá tốt với một chi phí nhất định, và người được phỏng vấn hoặc chấp nhận hoặc từ chối thanh toán chi phí đã được đề xuất. CVM được sử dụng để ước tính giá trị của nhiều loại tài nguyên môi trường. Đánh giá ngẫu nhiên vốn là một công cụ linh hoạt hơn các kỹ thuật phát biểu ưa thích như là phương thức đánh giá thụ hưởng và hàm sản xuất hộ gia đình. Điều 4 Xem Phillipa Kanyoka 2008: Water value and demand for multiple uses in the rural areas of South Africa: The case of Ga-Sekororo này là do về nguyên tắc người ta có thể sử dụng đánh giá ngẫu nhiên để xem xét hàng hoá môi trường và các điều khoản cung cấp chúng nó khác với những gì đã được nhận thấy hiện nay hoặc trong quá khứ. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là nó dựa trên hành vi thực tế và cho kết quả nghiên cứu hoàn toàn chính xác về mặt thuyết đồng thời nó là phương pháp duy nhất có thể đánh giá được giá trị không sử dụng và hàng hoá đưa ra trong mô hình này có thể là hàng hoá giả định. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này người ta phải đối mặt với việc số liệu không phản ánh được thực tế do bị chệch hướng, nguyên nhân của việc chệch hướng là do: - Hàng hoá đưa ra trong mô hình này là hàng hoá giả định không nhất thiết phải tồn tại do vậy đòi hỏi không những người được phỏng vấn mà người phỏng vấn cũng phải hiểu rõ về đối ựong nghiên cứu. - Khó xác định chính xác mức giá để hỏi. - Sở thích, mức độ quan tâm đến đối tượng nghiên cứu của người được phỏng vấn. - Thái độ và trách nhiệm của người hỏi khi thực hiện phỏng vấn. - Cách thức phỏng vấn không tạo được sự quan tâm đúng mức của người được hỏi. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có tốt hay không là do việc thiết kế bảng câu hỏi, người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều phải hiểu rất rõ về đối tượng phỏng vấn Đối với nguồn dữ liệu: Nghiên cứu này sử dụng hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: a. Nguồn dữ liệu sơ cấp: Các tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thu được từ các bảng hỏi bằng việc thực hiện phỏng vấn trực tiếp thông qua phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để có được mẫu đại diện. Cụ thể quận Bình Thạnh được chia thành các cụm dân cư không trùng lắp nghĩa là các phường. cụm dân cư (khu phố) được chọn ngẫu nhiên từ mỗi phường. Sau khi chọn được các cụm dân cư có chứa mẫu tiến hành chọn ngẫu nhiên hộ gia đình. b. Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tham khảo dữ liệu về thu nhập, mức sống dân cư ….từ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2008 do Tổng Cục thống kê công bố và số liệu thống kê lấy từ Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh. Các cuộc phỏng vấn cá nhân được thực hiện tại nhà người được phỏng vấn dựa theo cách đấu thầu để xác định WTP. Ban đầu, một con số bao gồm tất cả các chi phí của dự án được đưa cho người được phỏng vấn. Nếu họ sẵn sàng trả số tiền đó, con số này đã tăng gấp đôi. Nếu không, một số lượng nhỏ hơn đã được đưa ra cho đến khi người được phỏng vấn chấp nhận nó (Azqueta, 1994) 5 . Bảng cau hỏi phỏng vấn này được xây dựng theo ba phần: 1. Thông tin về dự án. Trong phần này dự án và những lợi ích do dự án mang lại được miêu tả một cách khái quán nhằm mục đích thông tin cho người được phỏng vấn về sản phẩm mà họ cần phải trả tiền. 2. Định giá. đây đưa ra tất cả các câu hỏi để xác định giá trị của hàng hoá. Trong phần này người phỏng vấn hỏi người được phỏng vấn cụ thể về sự sẵn lòng trả của họ. 3. Thông tin kinh tế xã hội. Câu hỏi được hỏi để tìm hiểu đặc điểm của người được phỏng vấn như thu nhập, giáo dục, các thành viên gia đình, trẻ em, và quan điểm môi trường. Tất cả những là yêu cầu này dùng để suy luận WTP trong hoàn cảnh cụ thể Mô hình thuyết Những thông tin thu được từ cuộc điều tra được sử dụng để kiểm tra các mô hình mà nó giải thích WTP của người dân đối với việc cải thiện môi trường đã đề 5 Xem trong María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira Mayett Cuevas (2001): Economic Valuation Of The Environmental Impact Of Solid Waste Management: A Case Study cập trước là một hàm đa biến bao gồm thu nhập bình quân đầu người (Ypc), sự giàu có (W), năm học (Edu), trẻ em (Desc), tuổi (Eda), quan điểm môi trường (Ea), trách nhiệm của chính quyền (Cg). Các câu hỏi cũng đánh giá WTP nếu dự án do doanh nghiệp tư nhận thực hiện (DAPE). Với nghiên cứu này xác định lòng tin của người vào chính quyền trong việc cải thiện môi trường. Mô hình kinh tế của nghiên cứu này được đề xuất như sau: DAP i = β 1 + β 2 logY pc + β 3 W + β 4 Edu + β 5 Ea + β 6 Desc + β 7 Eda + β 8 Gen + β 9 Cg + ω Để tạo ước tính cho mô hình này nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhất (OLS). Giá tri thu nhập được logarit hoá (LnY) nhằm mục đích để độ co giãn của thu nhập gần với WTP đối với chất lượng môi trường 6 . Các giả thuyết cần được kiểm tra là: i) WTP về chất lượng môi trườngmối quan hệ đồng biến với số năm học, vì nó sẽ nâng cao nhận thức về những lợi ích từ môi trường sạch hơn (González, 1995) 7 . ii) Các gia đình có trẻ nhỏ sẽ tăng WTP vì tâm giữ cho thế hệ sau. iii) Người cao tuổi sẽ có WTP cao hơn, cũng vì tâm thế hệ iv) Nhà giàu sẽ tăng WTP vì sự giàu có cho phép người ta chi tiêu nhiều hơn cho các loại hàng hóa, môi trường là một trong số đó. v) Quan điểm môi trường đồng biến WTP, nó nói lên sự gắn kết giữa suy nghĩ và hành động của họ 6 Xem trong María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira Mayett Cuevas (2001): Economic Valuation Of The Environmental Impact Of Solid Waste Management: A Case Study 7 Xem trong María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira Mayett Cuevas (2001): Economic Valuation Of The Environmental Impact Of Solid Waste Management: A Case Study D. Tài liệu tham khảo: 1. María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira Mayett Cuevas (2001): Economic Valuation Of The Environmental Impact Of Solid Waste Management: A Case Study. 2. Sabah Abdullah and P. Wilner Jeanty No. 26/09: Demand for Electricity Connection in Rural Areas: The Case of Kenya. 3. Jubin Antony and Aruna Rao: Contingent Valuation: A review with Emphasis on Estimation Procedures. 4. Richard t. Carson, w. Michael hanemann : Chapter 17: Contingent Valuation. 5. L. Venkatachalam: The contingent valuation method: a review. 6. Dr. P. Wattage (2002): Literature Review Contingent Valuation Method. 7. Phillipa Kanyoka (2008): Water value and demand for multiple uses in the rural areas of South Africa: The case of Ga-Sekororo 8. Các bài giảng môn Kinh tế môi trường II của thày Nguyễn Hữu Dũng và Phùng Thanh Bình tại lớp KTPT K19

Ngày đăng: 01/01/2014, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan