1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh đồng nai

7 1,5K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 5,68 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶTĐỒNG NAI GVGD: TS. Nguyễn Hồng Quân HVTH: Đinh Thị Mỹ Loan 11261036 Khounvotha Souphavanh TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013 i Tiểu luận môn học “Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai” MU ̣ C LU ̣ C 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2. TÁC ĐÔ ̣ NG CU ̉ A BIÊ ́ N ĐÔ ̉ I KHÍ HÂ ̣ U ĐÊ ́ N TA ̀ I NGUYÊN NƯƠ ́ C Ở VIỆT NAM 1 3. HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶTTỈNH ĐỒNG NAI .3 3.1 Giới thiệu chung về tỉnh Đồng Nai .3 3.2 Hiện trạng nguồn nước mặt tại tỉnh Đồng Nai .4 3.3 Chất lượng nguồn nước mặt và hiện tượng xâm nhập mặn trên sông Đồng Nai 5 3.3.1 Chất lượng nguồn nước mặt .5 3.3.2 Xâm nhập mặn .8 3.4 Lưu lượng nguồn nước mặt trên sông Đồng Nai .8 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNGNAI 9 4.1 Kịch bản BĐKH của tỉnh Đồng Nai .9 4.1.1 Kịch bản về nhiệt độ 9 4.1.2 Kịch bản về lượng mưa 16 4.1.3 Xâm nhập mặn .22 4.2 Đánh giá tác động của BĐKH đến nguồn nước mặt 29 4.2.1 Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến lưu lượng nước .29 4.2.2 Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình xâm nhập mặn .31 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BĐKH ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI 32 5.1 Các giải pháp thích ứng về quản lý .32 5.2 Giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu của tài nguyên nước .33 5.3 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng hợp lý và cải thiện chất lượng nguồn nước 34 6. KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .36 Tiểu luận môn học “Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai” 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) thật sự đã trở thành một thách thức lớn cho nhân loại trong thế kỷ 21. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định những hậu quả của BĐKH toàn cầu trực tiếp tác động đến sinh tồn của loài người, cụ thể đến Tài nguyên nước, Năng lượng, Sức khỏe con người, Nông nghiệp và an ninh lương thực và Đa dạng sinh học. Trong đó, tài nguyên nước là yếu tố giữ vai trò quan trọng và là nhân tố tác động, chi phối các yếu tố khác. Tỉnh Đồng Nai và Tp. Biên Hòa nói riêng được xem là một trong tám vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Đồng Nai cũng góp phần làm gia tăng khí nhà kính dẫn đến BĐKH. BĐKH sẽ làm thay đổi sự phân bố tài nguyên nước, dòng chảy các sông, chất lượng nước và việc cung cấp nước Lưu vực sông Đồng Nainguồn cấp nước chính và đóng vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và 11 tỉnh, thành với hơn 20 triệu dân hiện đang sinh sống trên lưu vực này. Do đó, để quản lý bền vững nguồn nước mặt tại tỉnh Đồng Nai là rất cần thiết và cấp bách để đảm bảo cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. 2. TÁC ĐÔ ̣ NG CU ̉ A BIÊ ́ N ĐÔ ̉ I KHÍ HÂ ̣ U ĐÊ ́ N TA ̀ I NGUYÊN NƯƠ ́ C Ở VIỆT NAM BĐKH gây nên nhiều biến động đến hệ thống thủy văn của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 28/64 tỉnh, thành phố có biển. Kinh tế biển đã thực sự trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. BĐKH sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống con người, đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào biển và hai đồng bằng rộng lớn (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) thì tác động này thật sự là một mối đe dọa khi mực nước biển dâng cao. Khi đó, các vùng ven biển Việt Nam sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ do tác động của BĐKH như bão, lũ lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn,… Đó cũng là các nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tỷ lệ nghèo đói và làm giảm khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trang 1 Tiểu luận môn học “Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai” Việt Nam có khoảng 830 -840 tỷ m 3 nước mặt, trong đó lượng nước ngoài lãnh thổ chiếm khoảng 2/3 tổng lượng nước có được. Trong khoảng 2360 con sông có chiều dài lớn hơn 10km thì có 10/13 lưu vực sông chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000 km 2 có quan hệ với các nước láng giềng tạo ra nhiều ràng buộc và khó khăn trong công tác quản lý cũng như sử dụng. [1] Theo báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu đến lưu vực sông Hồng của Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội thì Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước với tổng bình quân đầu người đối với nước mặtnước dưới đất trên phạm vi lạnh thổ là 4.400 m 3 /người.năm so với bình quân thế giới là 7.400 m 3 /người.năm.[2] Theo báo cáo của Bộ TNMT ngày 29/10/2008 thì trong vòng 5 năm qua, lượng nước mùa kiệt của cả nước đã giảm đến 50 – 60% so với trước. Trong mùa khô, nguồn thủy sản bổ sung từ thượng nguồn đã giảm đi nhiều. Do BĐKH, các trận lũ ngày càng tăng ở các đồng bằng sông Hồng, sông Mêkông và các đồng bằng ven biển. Ở các vùng núi và cao nguyên có rất nhiều lũ quét, lũ ống, sạt lỡ do mưa nhiều ở những thời điểm bất ngờ. [3] Theo Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, BĐKH và nước biển dâng sẽ tác động rất lớn tới tài nguyên nước nói chung và chất lượng nước nói riêng của Việt Nam. Còn trong ngắn hạn, Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước và Môi trường cũng vừa đưa ra cảnh báo tình hình hạn hán gay gắt, nước từ thượng nguồn về ít khiến tình trạng xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn tăng mạnh, hàng triệu người có nguy cơ thiếu nước. [4] Việt Nam là một nước đang phát triển, với tốc độ tăng dân số ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng nước cũng ngày một tăng lên. Trong khi đó, chất lượng và trữ lượng nước ngày càng giảm một phần phụ thuộc vào việc sử dụng nước của các quốc gia ở láng giềng và sự suy giảm chất lượng nguồn nước do các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp trong nước. Do đó, công tác quản lý tài nguyên nước trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trang 2 Tiểu luận môn học “Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai” 3. HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶTTỈNH ĐỒNG NAI 3.1 Giới thiệu chung về tỉnh Đồng Nai Hình 1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên: 590.723,63 ha và vị trí được xác định như sau: • Phía Đông: giáp tỉnh Bình Thuận; • Phía Bắc và Đông: giáp tỉnh Lâm Đồng; • Phía Bắc và Tây Bắc: giáp tỉnh Bình Dương; • Phía ĐôngĐông Nam: giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; • Phía Tây và Tây Nam: giáp thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí địa lý thuận lợi nêu trên, Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng Naicửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối giữa các tỉnh Đông Nam Bộ với các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và cả nước nhờ các tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 1A, quốc lộ 20 và đường sắt Bắc Nam). Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai có vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. [5] Trang 3 Tiểu luận môn học “Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai” 3.2 Hiện trạng nguồn nước mặt tại tỉnh Đồng Nai Tỉnh Đồng Naimật độ sông suối khoảng 0,5 km/km 2 , song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng Tây Nam. Nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai được cung cấp bởi các sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai gồm các dòng sông chính: sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé. Bên cạnh những dòng sông chính này, tỉnh Đồng Nai còn có các nhánh sông lớn đáng kể như: sông Lá Buông, sông Thị Vải, sông Ray, sông Dinh. Tổng lượng nước mặt hàng năm tỉnh Đồng Nai nhận được từ hệ thống sông Đồng Nai và các sông suối nhỏ khác là 26,545 tỷ m 3 [6]. Tổng hợp trữ lượng nước một số sông, suối chính tỉnh Đồng Nai được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Tổng hợp trữ lượng nước một số sông, suối chính tỉnh Đồng Nai Stt Tên lưu vực Tổng diện tích lưu vực (km 2 ) Diện tích thuộc tỉnh Đồng Nai (km 2 ) Lưu lượng- Q tb (m 3 /s) Trữ lượng-W (triệu m 3 ) Các sông lớn 1 Sông Đồng Nai tại Tà Lài 8850 449,03 346,86 10938,68 2 Sông Đồng Nai tại Trị An 14800 1269,11 590,81 18631,88 3 Sông La Ngà (cửa sông) 4100 1032,75 186 5865,55 4 Sông Bé (cửa sông) 7650 537,46 255,47 8056,5 5 Sông Đồng Nai tại Biên Hòa 22425 - 770,65 24303,22 Các sông suối nhỏ khác 48,07 6 Sông Lá Buông 473,86 473,86 11,31 356,67 7 Suối Nước Trong – Bưng Môn 232,55 232,55 4,66 146,96 8 Suối Cả (Sông Thị Vải) - 436,53 11,79 371,69 9 Sông Ray 1250 545,07 14,41 454,43 10 Suối Gia Ui – Sông Dinh - 208,04 5,90 186,06 11 Các sông, suối nhỏ khác - 710,33 23,04 726,68 Tổng trữ lượng dòng chảy qua tỉnh Đồng Nai 26.545,72 Nguồn: [7]. Trang 4 Sg. Đa Dung Tiểu luận môn học “Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai” Hình 2. Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai 3.3 Chất lượng nguồn nước mặt và hiện tượng xâm nhập mặn trên sông Đồng Nai 3.3.1 Chất lượng nguồn nước mặt Căn cứ đặc thù, mục đích sử dụng nước theo Quyết định số 16/2010/QĐ.UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có thể đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai theo từng đoạn sông như sau: Đoạn 1: Từ bến đò Nam Cát Tiên đến bến phà 107, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán; Đoạn 2: Từ dưới hồ Trị An ngã ba sông Bé - sông Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu đến cầu Hóa An - xã Hóa An, Tp. Biên Hòa; Đoạn 3: Từ cầu Hóa An - xã Hóa An, Tp. Biên Hòa đến cầu Đồng Nai - phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hòa; Đoạn 4: Từ dưới cầu Đồng Nai - phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hòa đến ngã 3 sông Cái Mép - sông Gò Gia - xã Phước An, huyện Nhơn Trạch. Chất lượng nước sông Đồng Nai cũng được đánh giá qua các đoạn như sau:  Chất lượng nước sông Đồng Nai - Đoạn 1 & Đoạn 2 Từ năm 2006 - 2010, nhìn chung chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn 1 và đoạn 2 còn tương đối tốt và đáp ứng yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, một số thời điểm quan trắc vẫn phát hiện ô nhiễm do các chất hữu cơ. Vào mùa mưa hàng năm, lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về gây ra hiện tượng nước sông bị đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và sắt tổng (Fe) vượt quy chuẩn môi trường quy định [8].  Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai - Đoạn 3 Trang 5 . biến đổi khí hậu. Trang 1 Tiểu luận môn học Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai Việt Nam có khoảng 830 -840 tỷ m 3 nước mặt, . chảy qua tỉnh Đồng Nai 26.545,72 Nguồn: [7]. Trang 4 Sg. Đa Dung Tiểu luận môn học Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai Hình

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w