Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT lý thái tổ, tỉnh bắc ninh

55 745 0
Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT lý thái tổ, tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... tắc tính đảng dạy học • • • • o %/ o o • %/ • môn GDCD ỏ trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh 1.1.1 Nguyên tắc, nguyên tắc dạy học, nguyên tắc dạy học môn GDCD trường THPT 1.1.1.1 Nguyên tắc Trong. .. trạng việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trường THPT Lý Thái Tổ Đưa số giải pháp nhằm thực tốt việc vận dụng nguyên tắc tính đảng dạy học môn GDCD trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh Đóng góp... Cơ sở lý luận chung nguyên tắc dạy học nguyên tắc tính đảng dạy học môn GDCD Nghiên cứu vận dụng nguyên tắc tính đảng vào giảng dạy môn GDCD trường THPT Lý Thái Tổ 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRẦN THỊ CÚC Sự VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TÍNH ĐẢNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THÁI TỔ, TỈNH BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Sư VÂN DUNG NGUYÊN TẮC TÍNH ĐANG TRONG DẠY HỌC MON GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THÁI TỔ, TỈNH BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT Ngưòi hướng dẫn khoa học Th S. NGUYỄN QUANG T HUẬN HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Trong quá trình triến khai đề tài khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Giáo Dục Chính Trị trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của thầy giáo - ThS. Nguyễn Quang Thuận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới nhà Trường, Ban chủ nhiệm khoa Giáo Dục Chính Trị và đặc biệt là tới thầy giáo - ThS. Nguyễn Quang Thuận. Tôi mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của trường, của khoa, của các thầy giáo, cô giáo hướng dẫn trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu sau này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, các em học sinh trường THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh và tất cả các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xỉn chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2015 Tác giả khóa luận Trần Thị Cúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - ThS Nguyễn Quang Thuận. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2015 Tác giả khóa luận Trần Thị Cúc DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDCD: Giáo dục công dân THPT : Trung học phổ thông. SGK : Sách giáo khoa MỤC LỤC PHU LUC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang từng ngày, từng giờ đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo vai trò quan trọng trong việc tham gia bồi dưỡng nhân lực con người, phát triển toàn diện về trí tuệ , về thế chất, về tinh thần, trong sáng về đạo đức , là động lực và mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực tiễn công cuộc đối mới đất nước càng đòi hỏi con người không chỉ giỏi về năng lực chuyên môn mà quan trọng hơn là phải có thế giới quan khoa học Mác Lênin, có nhân sinh quan cộng sản , có hành vi đạo đức phù họp với chuấn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa. Kinh nghiệm các nước phát triến cho thấy , để có nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong những giải pháp có chiến lược lâu dài là đối mới và không ngừng nâng cao chất lượng nền giáo dục quốc dân trong đó gióa dục phố thông phải được coi là bước đột phá quan trọng . Bởi giáo dục phố thông vốn được coi là cơ sở, nền tảng khơi dậy niềm đam mê khám phá và nuôi cấy nững tư chất ban đầu của tư duy, nhận thức của mỗi cá nhân sau này. Đối mới giáo dục là một quá trình đối mới toàn diện cả nội dung và phương pháp. Muốn thay đối về chất của quá trình đó chúng ta phải nhất thiết tuân thủ những luận điếm mang tính quy luật của quá trình dạy học . Đó là những nguyên tắc dạy học. Trong các nguyên tắc dạy học thì nguyên tắc đảm bảo tín h đảng là một nguyên tắc có tác dụng trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức phố thông cơ bản và thiết thực về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh, về đạo đức, pháp luật, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp tục củng cố và phát triển niềm tin của học sinh vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vào sự lãnh đạo ngày càng đúng 1 0 đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam . Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt Nam , nguyên tắc này chưa thật sự có một vị trí xứng đáng đúng như hiệu quả mà nó mang lại. Với đặc thù tri thức môn GDCD mang tính khái quát cao , tính trùn tượng, tính logic về kinh tế, chính trị - xã hội, pháp luật, đạo đức............trực tiếp giúp cho học sinh bước đầu biết tìm hiếu phân tích đánh giá và rút ra kết luận đúng đắn về những vấn đề nóng bỏng của đất nước vả thế giới. Thực tế cho thấy rằng, nguyên tắc tính đảng chưa được sử dụng thường xuyên hoặc nếu có sử dụng thì lại rơi vào tình trạng dạy còn đơn giản , mang tính hình thức. Từ những vấn đề có tính cấp thiết trên , tôi đã lựa chon đề tài: “Vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh.” 2. Mục đích và nhiệm yụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ bản chất, vai trò quan trọng của nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD, trên cơ sở đó luận chứng sự cần thiết khách quan phải vận dụng nguyên tắc tính đảng và xây dựng quy trình vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu bản chất việc giảng dạy bộ môn GDCD, vị trí, chức năng, tầm quan trọng của môn học. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ - tỉnh Bắc Ninh. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để giảng dạy và học tập bộ môn GDCD đạt hiệu quả cao. 3. Lịch sử nghiên cún Vấn đề vận dụng nguyên tắc tính đảng trong quá trình dạy và học đã có từ rất sớm, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của nhiều tác giả được công bố trên sách báo và các tạp chí. 1 1 Nhiều tác giả đã đề cập đến vai trò của nguyên tắc tính đảng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tác giả Đinh Văn Đức - Dương Thúy Nga (đồng chủ biên) trong cuốn “Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường THPT ” đã viết: “ Nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT là kiên quyết bảo vệ những luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác được đăng trên các tạp chí và sách báo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún 4.1. Đối tượng nghiên cứu Cơ sở lý luận chung của nguyên tắc dạy học và nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD. Nghiên cứu sự vận dụng nguyên tắc tính đảng vào giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chú trọng tập trung nghiên cứu việc vận dụng nguyên tắc tính đảng của môn GDCD ở trường THPT 5. Phương pháp nghiên cún 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về nguyên tắc tính đảng, về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhìn nhận lại thực trạng của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng ở trường THPT Lý Thái Tổ. 1 2 Đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh. 6. Đóng góp của đề tài Đe tài nghiên cứu việc vận dụng một nguyên tắc cụ thể - nguyên tắc tính đảng vào giảng dạy môn GDCD ở một trường THPT cụ thể - trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh. Do đó có thể nói chủ đề nghiên cứu của đề tài không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố. Trên cơ sở đó cái mới của đề tài được phản ánh tập trung ở một số vấn đề sau: Thứ nhất, trên cơ sở thực trạng việc dạy và học môn GDCD hiện nay ở các trường THPT nói chung và trường THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đề tài đã đưa ra được những nhận định, đánh giá về tình hình vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD, những vấn đề đặt ra đối với nguyên tắc này. Thứ hai, trên cơ sở những yêu cầu của môn học, của hệ đào tạo, của yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ở trường THPT.... Đe tài đã đưa ra những định hướng, những yêu cầu và một số giải pháp cơ bản để vận dụng một cách hiệu quả nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của khóa luận gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TAC TÍNH ĐẢNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỎ, TỈNH BẮC NINH 1.1. Cơ %/ sở lý luận của việc yận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học • • • • ơ o %/ o 1 3 o • %/ • môn GDCD ỏ trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh 1.1.1. Nguyên tắc, nguyên tắc dạy học, nguyên tắc dạy học môn GDCD ở trường THPT 1.1.1.1. Nguyên tắc Trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng những khái niệm rất gần nhau như nội quy, quy chế, quy tắc, nguyên tắc và được hiếu chung đó là những yêu cầu bắt buộc mọi người phải tuân theo khi tiến hành một hoạt động nào đó. Thực ra đây là những khái niệm khác nhau về nội hàm, về ý nghĩa cần phải phân biệt được. Theo Ăngghen “Nguyên tắc không phải là điếm xuất phát , mà nguyên tắc là kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu khách quan” [4; 580] Theo Hồ Chí Minh “Nguyên tắc là những điều cơ bản đã được quy định để dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội . Nguyên tắc của chúng ta thì phải vững chắc nhưng chiến lược của ta thì phải linh hoạt” [7; 469] Theo từ điển Triết học “Nguyên tắc là kết quả nghiên cứu có tính chất lý thuyết, dẫn đường và quyết định giới hạn cho thực hành ; là điều thỏa thuận lưu truyền hoặc thành văn dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ , xã giao, chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau” [12; 556] Theo tiếng Latinh , nguyên tắc - “Pricipium” là tư tưởng chỉ đạo , quy tắc cơ bản , yêu cầu cơ bản đối với hoạt động , được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu bản chất, quy luật của hoạt động Nguyên tắc được hiếu như là điếm chủ yếu đầu tiên , là luận điểm cơ bản, là điểm xuất phát , là tiền đề của một lý luận nào đó . Trên cơ sở của nguyên tắc này toàn bộ lý luận được xây dự ng theo một hệ thống xác định , chặt chẽ. Nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trinh xây dựng lý luận, và do đó, chỉ đạo cả quá trình vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn của con người Trong nguyên tắc bao gồm những yêu cầu bắt buộc con người phải tuân theo, nếu tuân theo con 1 4 người sẽ đạt được hiệu quả cao . Ngược lại, nếu không tuân theo con người sẽ dễ phạm phải những sai lầm Nguyên tắc là những luận điếm có tính định hướng , được rút ra từ mục đích công việc , từ những quy luật , điều kiện khách quan cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn . Nguyên tắc có giá trị chỉ dẫn các hoạt động có đông người tham gia. Nguyên tắc bao giờ cũng mang tính khách quan, mặc dù nguyên tắc được con người nêu ra khi khái quát kinh nghiệm hoạt động của mình nhưng nó không phải là sản phẩm của tư duy thuần túy , ý chí chủ quan của con người. Nguyên tắc có thể được xây dựng trên cơ sở của một quy luật , và cũng có thế được xây dựng trên cơ sở của một tập hợp quy luật . Nhưng nguyên tắc và quy luật không đồng nhất với nhau. Quy luật là vốn có của hiện thực khách quan, biêu thị các mối liên hệ và quan hệ phô biến, bản chất, bền vững của các sự vật hiện tượng. Còn nguyên tắc chỉ tồn tại khi xác lập được mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể trong mọi quá trình hoạt động cụ thẹnhất định nào đó. Nguyên tắc khác với nội quy , quy định và quy chế, nội quy, quy định và quy chế là những điều khoản đặt ra mà các thành viên trong tổ chức nào đó phải thực hiện - nó thuộc về lĩnh vực quản lý , điều hành hoạt động xã hội . Nguyên tắc khác với quy tắc , quy tắc được hiếu như những quy trình có tính kỹ thuật và thường được rút ra từ các thí nghiệm , thực nghiệm khoa học . So với nguyên tắc , quy tắc có phạm vi hẹp hơn , nó được suy ra từ nguyên tắc , phản ánh nhũng luận điểm riêng của một nguyên tắc nào đó. 1.1.1.2. Nguyên tắc dạy học Dạy học là một hoạt động xã hội có tính khoa học , tính kỹ thuật và nghệ thuật, để đảm bảo cho quá trình dạy học đạt được kết quả tối ưu thì cần phải có các nguyên tắc dẫn đường. Cũng như bất cứ một quá trình nào trong thế giới khách quan, quá trình dạy học là một chỉnh thể toàn vẹn, luôn vận động và phát triến. Nó đòi hỏi các chủ thể 1 5 phải thực sự sáng tạo , phải tổ chức điều khiển quá trình dạy học theo hướng đã định sao cho đạt kết quả tối ưu , đáp ứng được nhu cầu của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nói chung, đối với hoạt động dạy học nói riêng mà thực chất là đối với hoạt động nhận thức độc đáo của học sinh............nghĩa là , nó phải bị chi phối bởi những nguyên tắc nhất định - nguyên tắc dạy học. Do đó, có thể coi các nguyên tắc dạy họ c là những tính quy luật có khả năng rất lớn trong việc tố chức, điều khiến quá trinh dạy học một cách họp quy luật; là những luận điếm chỉ đạo toàn bộ hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò một cách họp quy luật. Nói cách khác, chúng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức tố chức dạy học và thực hiện được tốt nhất các nhiệm vụ dạy học . Hiệu quả của việc vận dụng các nguyên tắc dạy học phụ thuộc vào trình độ vận dụng của thầy và trò cùng với các điều kiện và môi trường dạy học. Tóm lại, nguyên tắc dạy học là những luận điêm cơ bản có tính quy luật, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ dạy học đã đề ra Vận dụng các nguyên tắc dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng của lý luận dạy học. Tuy nhiên, không thể có nguyên tắc chung cho tất cả các môn học, cấp học. Phải căn cứ vào đặc thù tri thức của môn học , căn cứ vào đặc trưng của cấp học , của một nền giáo dục...........để có hệ thống các nguyên tắc dạy học phù hợp. I.I.I.3. Nguyên tắc dạy học môn GDCD GDCD là một trong những hoạt động giáo dục rất quan trọng trong trường THPT, hoạt động này chủ yếu được thực hiện thông qua quá trình truyền thụ những tri thức khoa học của môn GDCD cho học sinh . Nguyên tắc dạy học môn GDCD được hinh thành và củng cố trong quá trình này . Đó là nhũng luận điềm cơ bản , những tiền đề mang tính quy luật đê xây dựng lỷ ỉuận dạy học môn GDC, 1 6 có tác dụng chỉ đạo toàn bộ quả trình giảng dạy và học tập môn GDCD nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ của môn học này ở trường THPT. Là những luận điểm cơ bản chỉ đạo việc tổ ch^ođiều khiến quá trình dạy và học môn GDCD, cho nên các nguyên tắc dạy học của môn GDCD tất yếu phản ánh các quy luật cơ bản của quá trình dạy và học bộ môn này góp phần to lớn vào việc điều chỉnh quá trình dạy của giáo viên và học của học sinh Các nguyên tắc dạy học môn GDCD ở trường THPT chỉ đạo toàn bộ hoạt động của cả giáo viên và học sinh từ việc xác định nội dung , lựa chọn phương pháp đến việc quyết định hình thức tố chức dạy học sao cho phù hợp với quy luật nhận thức và đặc điếm tâm sinh lý của học sinh nhằm thực h iện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn GDCD ở trường THPT. Các nguyên tắc dạy học môn GDCD là những luận điểm cơ bản chỉ đạo những hoạt động đang tồn tại và phát triến trong mối quan hệ biện chứng với nhau của toàn bộ tiế n trình dạy học môn GDCD ở trường THPT . Vì vậy, không thể quan niệm rằng các nguyên tắc dạy học chỉ có tác dụng chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên , hiếu như vậy sẽ cường điệu hóa vai trò của giáo viên mà không th ấy được vai trò của học sinh với tư cách là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động học tập. Nguyên tắc dạy học là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy học , đảm bảo cho quá trình dạy học môn GDCD đạt được mục ti êu. Do đó, nhận thức và vận dụng đúng đắn các nguyên tắc dạy học GDCD người giáo viên mới có khả năng đạt hiệu quả cao trong giảng dạy , hòa thành tốt nhiệm vụ của môn GDCD nói riêng và nhiệm vụ giáo dục nói chung. Nguyên tắc dạy học môn GDCD không chỉ được hình thành từ những nguyên tắc chung của hoạt động dạy và học , mà nó còn bị quy định bởi đối tượng, kết cấu logic và mục tiêu của quá trình dạy học bộ môn GDCD ở trường THPT, bị chi phối 1 7 bởi những quy tắc, quy luật nhận thức của lứa tuối, của môi trường dạy học môn này ở trường THPT.... Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ là sự nhận thức nhanh nhạy của con người, các nguyên tắc dạy học vẫn đang được các nhà khoa học sư phạm nghiên cún, trong các tài liệu về lý luận dạy học cũng đã đề cập đến nhiều hệ thống các nguyên tắc dạy học khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng hệ thống các nguyên tắc dạy học đang dần được hoàn thiện và vận dụng, tuy nhiên, việc lựa chọn, sắp xếp các nguyên tắc dạy học thành một hệ thống nhất định cho tất cả các môn học thì vẫn chưa đạt được sự nhất trí. Do đó, mỗi môn học lại có một nguyên tắc dạy học phù hợp với đặc điểm riêng của nó. Trên cơ sở phân tích mục tiêu, nhiệm vụ của môn GDCD, căn cứ vào nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Leenin, dựa vào các quy luật của quá trình dạy học môn GDCD, từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, có thể nêu lên một số nguyên tắc cơ bản của môn GDCD ở trường THPT như sau: - Nguyên tắc tính khoa học - Nguyên tắc tính thực tiễn - Nguyên tắc tính đảng - Nguyên tắc tính vừa sức 1.1.2. Nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD Tính đảng của việc nghiên cứu và giảng dạy bất kỳ bộ môn khoa học nào được thể hiện ở quan điếm, lập trường, ý thức chính trị của người nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học đó, nghĩa là nghiên cứu và giảng dạy theo quan điếm duy tâm hay duy vật, đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột hay giai cấp bị bóc lột, phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào.... Tính đảng của việc nghiên cứu và giảng dạy môn GDCD là tính đảng cộng sản tức là nghiên cứu và giảng dạy môn học này theo quan điếm của chủ nghĩa duy vật biện chứng , đứng trên lập trường của giai cấp công nhân , bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 1 8 Nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT là kiên quyết bảo vệ những ỉuận đỉêm khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chỉ Minh , đường loi chỉnh trị đủng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT không thể xa dời tính khoa học. Bởi vì tính đảng trong môn GDCD trang bị cho học sinh những tri thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng do đó giáo viên cần cung cấp đầy đủ, chính xác hệ thống tri thức cơ bản, thiết thực hiện đại phù họp với thực tiễn của môn học và đặc điếm nhận thức của học sinh. Hệ thống tri thức này được trình bày dưới dạng khái niệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật, luận điểm và được khái quát từ thực tiễn, phản ánh đúng đắn bản chất của hiện tượng. Cho nên khi trình bày cần phải thuyết minh và làm rõ các căn cứ khoa học của nó. Không thể áp đặt học sinh thừa nhận một tri thức khi tri thức chưa được luận giải và chứng minh trên cơ sở khoa học. Nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD luôn gằn liền với thực tiễn. Trong môn GDCD thực tiễn là đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Cơ sở của những đường lối, chủ trương, chính sách đó là các kiến thức về tự nhiên, xã hội , tư duy được khái quát từ các bộ môn Triết học, Kinh tế chính trị học, Đạo đức học, Pháp luật học.... nó còn là những diễn biến xảy ra trong đời sống kinh tế kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta và trên thế giới mà SGK không thế phản ánh được một cách đầy đủ, nhanh chóng. Trong bài giảng nếu chỉ ra được nguồn gốc thực tiễn của các tri thức khoa học, của các khái niệm, phạm trù, nguyên lí và quy luật thì học sinh sẽ hiểu được căn cứ thực tiễn, cơ sở khoa học của những tri thức mà họ cần lĩnh hội và thấy được những tri thức đó là rất cần thiết cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, 1 9 1.1.2.1. Cơ sỏ’ và ý nghĩa cuả nguyên tắc tính đảng Nguyên tắc tính đảng là vốn có của khoa học , đặc biệt là khoa học xã hội. Môn GDCD ở trường THPT là một môn khoa học xã hội , nhiệm vụ của môn GDCD là trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức phố thông cơ bản và thiết thực về chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đạo đức, pháp luật, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Narọtiếp tục củng cố và phát triến niềm tin của học sinh vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vào sự lãnh đạo ngày càng đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam... nhiệm vụ đó cho thấy nội dung môn GDCD mang tính đảng rõ rệt hon các bộ môn khoa học khác Trong dạy học và giáo dục, giáo viên phải đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa tính khoa học và tính tư tưởng (tính đảng). Tính khoa học càng cao thi tính tư tưởng càng vững chắc , càng dễ dàng thâm nhập vào học sinh , dễ khiến học sinh biến tri thức thành niềm tin và hành động theo lẽ phải. Điều đó cho thấy việc truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin thông qua giảng dạy các tri thức khoa học của môn GDCD chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi dựa trên các cơ sở khoa học, thực sự coi nó là khoa học. Giáo dục và dạy học phụ thuộc rất lớn vào xã hội, xã hội phát triển đến mức độ nào thì giáo dục và dạy học sẽ phát triển tương ứng , sẽ đào tạo được những con người phục vụ cho xã hội đó . Vì thế, nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD chính là đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần to lớn vào sự phát triến của xã hội trong thời đại ngày nay , khi chủ nghĩa xã hội đang ở giai đoạn khủng hoảng toàn diện, sâu sắc, nghiêm trọng, khi chủ nghĩa tư bản đang ra sức xóa bỏ chủ nghĩa chủ hội, khi cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, các trào lưu tư tưởng phản động đang tìm mọi cách kể cả trắng trợn và tinh vi nhằm xuyên tạc học thuyết khoa học Mác -Lênin thì nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD càng trỏ’ nên đặc biệt quan trọng. Thực hiện nguyên tắc này không chỉ góp phần 2 0 định hướng cho nhận thức và hoạt động của giáo viên, học sinh mà còn là sự đóng góp có hiệu quả, thiết thực vào việc bảo vệ và phát triến những di sản lý luận quý báu của học thuyết Mác -Lênin, truyền bá hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại , ngăn chặn và đấy lùi sự tấn công điên cuồng của hệ tư tưởng tư sản , giữ vững và củng cố niềm tin có cơ sở khoa học cho học sinh. Đảm bảo nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, củng cố, phát triển và nâng cao ý thức pháp quyền trong điều kiện thực hiện dân chủ hóa ở nước ta , phát huy ý thức đạo đức truyền thống của dân tộc ta , hình thành những nhân tố đạo đức mới cho những thế hệ công dân tương lai. 1.1.2.2. Những yêu cầu cơ bản của việc đảm bảo nguyên tắc tính đảng Một là, giữ vững và phát triến các quan điếm khoa học của học thuyết Mác Lênin trong quá trình dạy học. Đảm bảo bản chất cách mạng và khoa học vốn là đặc tính căn bản của học thuyết Mác - Lênin. Do đó, trong quá trình dạy học môn GDCD đòi hỏi giáo viên phải công khai đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam đế truyền thụ chính xác các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của học thuyết Mác - Lênin. Giáo viên phải biết vận dụng những lý luận của học thuyết Mác - Lênin đế làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh trong hoạt động thực tiễn, trong sự phát triến của tự nhiên và đời sống xã hội . Giáo vên phải tự luôn luôn bố sung những tri thức mới , tự làm giàu thêm vốn tr i thức của minh bằng việc nghiên cứu , đào sâu, suy nghĩ về những vấn đề lý luận đang và sẽ đặt ra , luôn xây dựng niềm tin vào chân lý của các khoa học Mác - Lênin. Sự phát triến lý luận khoa học của học thuyết Mác - Lênin trong dạy học môn GDCD là yêu cầu rất quan trọng đối với giáo viên môn GDCD . Nó được coi là nền tảng để giáo viên thể hiện nghệ thuật, lòng say mê và năng lực nghề nghiệp của bản thân . Song, điều đó không có nghĩa là tiếp nhận và giảng dạy một cách giáo điều , máy móc các quan điểm khoa học của học 2 1 thuyết Mác - Lênin. Giáo viên cần và có thể tham gia sự phát triển sáng tạo các luận điểm của nó , phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thế mới của thời đại, thế giới và dân tộc. Hai là, đảm bảo tính chiến đấu của học thuyết MácLênin trong dạy học Bản thân nguyên tắc tính đảng đã bao hàm tính chiến đấu. Trong lịch sử hình thành và p hát triển của mình , học thuyết Mác - Lênin đã phải không ngùng đấu tranh chống lại các quan điểm thù địch : thời kỳ hình thành là cuộc đấu tranh của Ảngghen chống lại Đuyrinh, thời kỳ phát triến là cuộc đấu tranh chống lại các trào lun triết học , kinh tế chính trị học phản động . Ngày nay, đứng trước những biến đối lớn lao của thời đại và thế giới, cuộc đấu tranh bảo vệ những di sản lý luận của học thuyết Mác - Lênin đang là vấn đề trung tâm, cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn . Những người cộng sản chân chính và các nhà khoa học đích thực khi nghiên cứu học thuyết Mác Lênin đang phải tiến hành cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt chống lại sự tấn công điên cuồng của các quan điểm lý luận không đúng đắn như : quan điếm xét lại, cải lương, cơ hội dưới mọi hình thức . Như vậy, sự hình thành và phát triển của học thuyết Mác - Lênin luôn gắn liền với quá trình đấu tranh quyết liệt chống lại các quan điểm đối nghịch . Vì thế khi giảng dạy môn GDCD , giáo viên cần phê phán những nhận thức lệch lạc , cần nhạy bén, linh hoạt, kiên quyết vạch trần những thủ đoạn, những hành vi công khai chống học thuyết Mác, đặc biệt là cần thẳng thắn phê phán sự vận dụng máy móc , giáo điều học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Đương nhiên đế bảo vệ và phát triển học thuyết Mác Lênin thì sự phê phán đó phải được luận dựa giải trên cơ sở khoa học. Nguyên tắc tính đảng là nguyên tắc cơ bản trong dạy học môn GDCD ỏ' trường THPT, thực hiện nguyên tắc này không chỉ nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học bộ môn mà cò n góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát triến học thuyết Mác -Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. 2 2 1.2. CƠ sỏ’ thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học • • • • o o %/ o o • %/ • môn GDCD ỏ’ trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh. 1.2.1. Kháỉ quát về trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh Trường THPT Lý Thái Tổ xây dựng tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là vùng đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng. Nằm trên mảnh đất văn hiến giàu truyền thống văn hiến lịch sử và cách mạng, có nền kinh tế - xã hội phát triến nhanh và năng động: trường THPT Lý Thái Tố đã và đang kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Từ trường Tiểu học Kim Bị Đình Bảng đến trường THPT Lý Thái Tổ ngày nay là một chặng đường không ngừng phát triển của ngôi trường 85 năm tuổi này. Suốt 3Á chặng đường thế kỷ ấy, các thế hệ thầy và trò vẫn không ngừng phấn đấu lập nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập. Trải qua 85 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Lý Thái Tổ là ngôi trường có truyền thống lâu đời nhất và bề dày thành tích của thị xã Từ Sơn, nhà trường đã kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp cuả quê hương, xây dựng và làm nên truyền thống vẻ vang “Dạy tốt, học tốt”. Từ trường Kim Bị ban đầu trải qua chiến tranh trường đã qua nhiều lần đổi tên trong đó từ năm 1962 được gọi là trường THPT cấp 3 Từ Sơn và đến ngày 28/12/1994 thì được ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ký quyết định đổi tên thành trường THPT Lý Thái Tổ, vị hoàng đế khởi nghiệp vương trều Lý, khai sáng kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Từ ngôi trường đã có hàng vạn học sinh tốt nghiệp phổ thông, hàng ngàn lượt học sinh đã tốt nghiệp cao đẳng đại học. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã và đang giữ các trọng trách trong các cơ quan đoàn thế ở Trung ương và địa phương, nhiều người cũng đã thành danh trong nhiều lĩnh vực... Nhiều học sinh của trường đạt giải trong các cuộc thi: học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia và có học sinh giỏi quốc tế. chất lượng giáo dục toàn diện của nha trường luôn luôn ổn định, giữ vững và phát triển. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm đều đạt từ 99 đến 100%. Tỷ lệ đỗ đại học đạt từ 65 đến 75% đứng tốp 100 và 200 trường trong cả nước có tỷ lệ học sinh đỗ điểm cao. Các hoạt động 2 3 khác như giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục quốc phòng - an ninh, văn nghệ, thể thao, các hoạt động xã hội luôn được nhà trường quan tâm và đánh giá cao. Trường vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba, “Anh hùng lao động trong thời kỳ đối mới”........ Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên tận tâm với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, gần 50 giáo viên có trình độ Thạc sĩ, nhiều giáo viên là cán bọ cốt cán chuyên môn của Sở. Trường có ba nhà giáo ưu tú, nhiều cán bộ giáo viên là chiến sỹ thi đu cấp tỉnh, cấp cơ sở và dạy giỏi cấp tỉnh, cấp cơ sở. liên tục 9 năm liền( từ 1996 đến 2004) trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, được ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc, tỉnh Bắc Ninh tặng “cờ dẫn đầu” khối trung học phố thông cùng với nhiều phần thưởng cao quý khác.... Tập thể sư phạm đoàn kết, chi bộ “trong sạch vững mạnh”, công đoàn, đoàn thanh niên luôn đạt danh hiệu “vững mạnh” Năm học 2014 - 2015, trường THPT Lý Thái Tổ có 45 lớp học và có hon 1700 học sinh, 122 cán bộ giáo viên trong đó 100% đạt chuấn và trên chua. Hệ thống cơ sở vật chất tương đối khang trang, đầy đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tự hào với truyền thống vẻ vang, thầy và trò trường THPT Lý Thái Tổ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, nỗ lực phấn đấu vươn lên những tầm cao mới xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới mà chủ tịch nước vừa trao tặng. Trong thực tế hiện nay của trường THPT Lý Thái Tố môn GDCD chưa được xem trọng, chưa có vị trí, vai thông.trò xứng đáng cần phải có trong suy nghĩ và thái độ học tập cũng như trong nhà trường, việc đưa ra biện pháp để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ có ý nghĩa đến công tác giáo dục đạo đức, bước đầu giúp học sinh định hướng bước đi tới những thành công bước đầu trong tương lai của mình. 2 4 Thứ nhất, về đội ngũ cán bộ quản lý. Nhìn chung quan điểm của ban lãnh đạo ở trường vẫn thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình của bộ giáo dục và đào tạo đề ra. Trên cơ sở của bộ giáo dục và đào tạo, các cấp lãnh đạo chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng theo phân phối chương trình của bộ môn GDCD, yêu cầu giáo viên lên lóp theo đúng quy định, kiểm tra giáo án trước khi lên lớp, với học sinh yêu cầu phải nghiêm túc. Song bên cạnh đó các ban lãnh đạo của nhà trường còn bị chi phối nặng nề về tâm lý khoa cử, chạy theo thành tích mà quên mất tính giáo dục toàn diện trong trường phổ thông, thiếu quan tâm, quán triệt với cong tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Trong khi chỉ chú ý đến môn học mà Bộ quy định thi tốt nghiệp và đại học mà quên mất vai trò của bộ môn GDCD trong nhà trường. Dường như ban lãnh đạo nhả trường đều coi môn GDCD là môn phụ, môn học bố trợ cho nên không thấy rằng những tri thức của bộ môn GDCD rất cần thiết với học sinh, chuẩn bị cho học sinh hành trang bước vào đời một cách tự tin, vững vàng, những kiến thức thiết thực đối với một người đang chập chững bước vào ngưỡng cửa cuộc đời với nhiều thử thách và chông gai. Do nhận thức không đúng thì dẫn đến những sai lầm trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD. Thứ hai, về đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy bộ môn GDCD trong trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh Thực tế môn học qua khảo sát trường THPT Lý Thái Tổ cho thấy đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn còn thiếu nghiêm trọng, giáo viên dạy nhiều tiết trong một tuần. Từ trước đến nay, môn GDCD chưa được coi trọng, trong quan niệm của dư luận xã hội, thậm chí ngay cả trong quan niệm của ngành giáo dục huyện Từ Sơn cũng chưa thực sự coi trọng. Điều này thể hiện ở việc phòng giáo dục và đào tạo chă bao giờ tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cho môn học này,ngay cả việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi môn GDCD cũng chưa được tố chức. Có chăng chỉ là những lần 2 5 hội giảng của giáo viên tại trường để chào mừng những ngày lễ lớn như: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lâp đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.............Chính điều này đưa tới hậu quả là “ thầy không muốn dạy, trò không muốn học”. Một số giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, vẫn dạy học theo một khuôn mẫu học sinh tiếp thu một cách thụ động, liên hệ với thực tế chưa sâu, không gợi được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Khi lên lớp có những kiến thức họ truyền đạt cho học sinh còn khô khan, trùn tượng, học xong học sinh không biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống xung quanh và lý giải những mâu thuẫn trong bản thân mình với thực tiễn xung quanh. Một bài giảng tốt thì đòi hỏi phải có tính lý luận và thực tiễn cao nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được điều đó mà ở đây giá viên chưa gây được hứng thú học tập bộ môn này cho học sinh.. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành đồi mới phương pháp dạy học thì các giáo viên cũng đang từng bước đối mới. Họ cũng đã bắt đầu vận dụng các phương pháp dạy học tiến bộ vào bài giảng, khắc phục tình trạng thầy đọc trò chép mà thay vào đó là phương pháp lấy người học làm trung tâm. Giáo viên lên lóp với với sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, có sự ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng cho sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo ra tâm lý thoải mái cho học sinh. Hiện nay, tình trạng giáo viên dạy không đúng chuyên môn đã không còn, đa số giáo viên trong trường đều giảng dạy theo đúng chuyên ngành, từ đó họ có một lòng yêu nghề và nhiệt huyết đối với môn học của mình. Các giáo viên lên lớp đều đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung kiến thức của bài học cho học sinh, các thầy cô đều đã vận dụng các phương pháp dạy học và các nguyên tắc dạy học vào trong bài giảng của mình. Trong các bài học thì đều có liên hệ với thực tế để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng vào trong cuộc sống hang ngày. Có thế thấy rằng, hiện nay đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD đều tâm huyết với nghề, yêu nghề, đều mong muốn trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về 2 6 đạo đức, pháp luật, kinh tế - xã hội, các phấm chất mà một người công dân cần phải có để bước vào đời. Thứ ba, về phía học sinh Có một thực trạng cũng khá phổ biến là có rất nhiều học sinh trường THPT Lý Thái Tố không nhận thức được hết tầm quan trọng của môn giáo dục công dân và cho rằng đây là môn học phụ nên ít quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học. Cá biệt có một số học sinh tỏ ra thực sự thờ ơ, hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này. Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc phàn lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên. Đen khi kiểm tra thì lại quay cóp, sư dụng tài liệu. Hiện tượng học sinh không mặn mà trong môn GDCD đã tồn tại từ lâu, trở thành “ nếp” tạo nên sức ì về mặt tâm lý mà muốn khắc phục không phải dễ dàng. Đối với học sinh thì bộ môn GDCD chỉ là môn học phụ, không đem lại lợi ích gì thiết thực với bản thân, mục đích cuối cùng của các em là thi đỗ tốt nghiệp và thi vào một trường đại học, cao đắng nào đó nên nghĩ môn GDCD sẽ không giúp được gì trong việc đó. Ngoài ra, do giáo viên bộ môn này không hiểu tâm lý học sinh, áp đặt môn này với học sinh quá nặng nề khiến học sinh cảm thấy chán ghét môn học này. Mỗi khi đến tiết học môn này hầu hết học sinh trong trường đều cảm thấy căng thẳng, không hào hứng ngồi lắng nghe và tiếp thu tri thức môn này như là sự ép buộc, do đó chất lượng thu được rất thấp và hầu hết học sinh THPT Lý Thái Tổ đều không vận dụng được tri thức của bộ môn. Với khối lượng kiên thức đa tầng và phức tạp, đòi hỏi người và người học phải giải quyết một cách thấu đáo, triệt để thì quả thực không đon giản. Các em phải nhận thức và giải quyết hàng loạt các vấn đề của triết học, đạo đức học, một số vấn đề nổi cộm, nhức nhối mang tầm vóc và hơi thở của thời đại. Thời lượng giảng dạy quá ít. SGK mặc dù đã có sự điều chỉnh, bố sung nhưng vẫn còn khá dài, các định nghĩa, khái niệm làm công cụ nhận thức lại khá khô khan, trừu tượng dẫn đến việc học sinh học vẹt mà không hiểu bản chất. 2 7 Qua khảo sát trường THPT Lý Thái Tổ trên địa bàn huyện Từ Sơn cho thấy môn GDCD đang dần dần có vị thế. Các thầy cô đều quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho môn học này. Nhà trường đẫ tổ chức cho học sinh nhiều cuộc thi tìm hiểu về môn học này. Đa số học sinh đều tham gia đầy đủ và khá hứng thú. Trong các giờ học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh cũng tiếp thu tri thức một cách nhanh chóng và ham học hỏi, tìm tòi những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. Tri thức môn giáo dục công dân gắn bó mật thiết với hiện thực, phản ánh một cách sinh động đời sống hiện thực. Neu việc dạy học những tri thức của môn giáo dục công dân tách khỏi thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ mất hết ý nghĩa và tác dụng. Bởi lẽ, dạy học giáo dục công dân là dạy để học sinh trở thành người công dân có tinh thần trách nhiệm của một thành viên hữu ích cho đất nước, có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Do đó, quá trình dạy học bộ môn phải gắn trực tiếp, cụ thể với đời sống, với việc rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Đe có thể đuổi kịp và hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới, Đảng và nhà nước ta đã xác định nhân tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh t ế - x ã hội. Chính vì vậy phải bằng phương pháp giáo dục, thông qua giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới khoa học công nghệ thì mới thì mới vượt qua tụt hậu, chống tụt hậu. Muốn thực hiện được mục tiêu trên không có cách nào khác là phải phát triển nguồn nhân lực, hướng vào việc xây dựng con người Việt Nam toàn diện, nghĩa là có cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Vì vậy giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta. Đe học sinh có sự hiểu biết, nắm bắt và thực hiện đúng những thay đổi của đất nước hiện nay, người giáo viên dạy môn giáo dục công dân phải chú trọng đến nguyên tắc tính đảng trong môn giáo dục công dân. Vì đặc trưng của môn giáo dục công dân là giáo dục cho các em về vấn đề đạo đức, Đảng và pháp luật cho nên vai trò giáo dục nhân cách học sinh, kịp thời uốn nắn các em trở thành những công dân 2 8 có ích cho xã hội để các em vừa sống có đạo đức vừa thực hiện theo đúng Hiến pháp và pháp luật là nhiệm vụ quan trọng cuả người giáo viên. Môn giáo dục công dân giáo dục cho học sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng của người công dân trong giai đoạn hiện nay. Là môn học giáo dục đường lối, chủ trương, môn giáo dục công dân trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức phổ thông cơ bản và thiết thực về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh, về đạo đức, pháp luật, đường lối chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tiếp tục củng cố và phát triển niềm tin của học sinh vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vào sự lãnh đạo ngày càng đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do đó, trong dạy học môn giáo dục công dân cần thiết phải vận dụng nguyên tắc tính đảng. Trên cơ sở đó, các em nâng cao được ý thức, biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù họp với các giá trị xã hội, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, đấu tranh phê phán với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù họp với lứa tuổi. Thông qua nội dung chương trình học sinh được trang bị những tri thức về đạo đức một cách khái quát và có hệ thống, giúp các em hiểu biết và biết giữ gìn các giá trị đạo đức như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phấm, danh dự và hạnh phúc của bản thân và xã hội. Từ đó, biết đặt mục tiêu phấn đấu, coi trọng việc rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân, giao tiếp và ứng xử có văn hóa, họp tác và cạnh tranh lành mạnh. Hiểu đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Có hiểu biết về truyền thống yêu nước của dân tộc, luôn có ý thức học tập, rèn luyện đế góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, qua đó tăng thêm tính tự giác trong hành vi của mình, phát triển lỷ tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên tắc tính đảng giúp cho người giáo viên có một lòng nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh 2 9 không khoan nhượng với những khuynh hướng sai lầm đi ngược lại với quan điểm của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc tính đảng sẽ hình thành cho học sinh thái độ và hành động kiên quyết đấu tranh chống lại hiện tượng tiêu cực ở xung quanh nơi mình đang sống. Các em biết tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì những lý do trên, trong dạy học môn giáo dục công dân, người giáo viên cần phải áp dụng nguyên tắc tính đảng để trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức đầy đủ và hoàn chỉnh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của xã hội, góp phần to lớn vào sự phát triển của xã hội. 1.2.1. Sự cần thiết phải vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh. Trong văn kiện hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “ nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tố quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư tuy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”. Điều 2, chương 1 của luật giáo dục năm 2005 ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triến toàn diện, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ, tí tuệ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 3 0 Điều 27, mục 3 chương III của luật giáo dục năm 2005 khẳng định mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tồ quốc”. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh về số lượng tuy có nhiều tiến bộ nhung về cơ bản vẫn thiếu nhiều giáo viên, số giáo viên có nhu cầu được đào tạo nâng cao trình độ ( cử nhân, thạc sĩ) còn rất thấp. Thực tế cho thấy năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên GDCD còn nhiều hạn chế, bất cập. Các giáo viên tuổi nghề còn ít, vốn sống chưa nhiều, chưa có kinh nghiệm giảng dạy, chưa có đủ thời gian tích lũy kiến thức chuyên môn và xã hội. Từ đó, việc truyền thụ kiến thức đến học sinh còn thiếu sót, nhất là ở phần liên hệ thực tế với cuộc sống, thực tiễn coi nhẹ việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh. Phương pháp giảng dạy môn GDCD của giáo viên gần như không có sự đổi mới, vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống là đọc - chép, độc thoại một chiều... Nội dung chương trình môn GDCD ở trường THPT có những phần rất khô khan, trừu tượng, khó hiếu liên quan đến các quan điếm, đường lối của Đảng và nhà nước, do đó giáo viên cần phải có những hiểu biết sâu rộng, đa chiều để lý giải cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng được vào cuộc sống. Từ đó hình thành cho học sinh thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, các em biết tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, giáo viên cần vận dụng nguyên tắc tính đảng trong giảng dạy môn GDCD. 3 1 Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TẤC TÍNH ĐẢNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỒ, TỈNH BẮC NINH 2.1. Đặc điễm nhận thức của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh nói riêng 2.1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh THPT nói chung Trong giáo dục để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững đặc điểm về tâm sinh lý lứ tuổi, đặc điểm nhận thức của học sinh ở các lứa tuổi khác nhau - đó là một trong những cơ sở thực tiễn khách quan để lựa chọn nguyên tắc dạy học. Ở lứa tuổi của mình, học sinh THPT đang hình thành và khẳng định “ cái tôi”, các mối quan hệ xã hội được mở rộng - đang “ chuẩn bị thành người người lớn”.... vì vậy, cần phải được cư sử phù hợp với vị thế đó. Mặt khác, học sinh THPT lại đang phải đứng trước một cách thức khách quan của cuộc sống - phải tìm tòi và chuẩn bị cho mình hướng đi và mục tiêu của cuộc sống. Do đó, ở lứa tuổi này bắt đầu xuất hiện những nhu cầu tìm hiểu xã hội và những chuận mực trong quan hệ xã hội để khẳng định mình. Nhu cầu khám phá thế giới và khẳng định cái tôi là nét tâm sinh lý quan trọng của học sinh THPT. Các em không chịu áp đặt một chiều, giản đơn mà cần sự giảng giải, giải thích thấu đáo nếu không các em sẵn sang tự tìm tòi, cắt nghĩa các vấn đề của mình. Đặc điểm nhận thức và tâm lý lứa tuổi cũng phụ thuộc vào môi trường, điều kiện kinh tế - xã hội mà các em sinh sống và học tập. vì vậy đế vận dụng có hiệu quả nguyên tắc tính đảng thì cần khảo sát nét đặc thù về nhận thức và tâm sinh lý cùa học sinh trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh. Đối với học sinh THPT, tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát ở các em trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. tuy nhiên quan sát của các 3 2 em sẽ khó đạt được hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hướng sự quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa có đầy đủ các sự kiện. Với học sinh THPT ghi nhớ có chủ đích giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng lên rõ rệt. 2.1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh trường THPT Lý Thái Tổ Ở lứa tuổi học sinh THPT, học sinh trường THPT Lý Thái Tồ đang phát triến mạnh mẽ cả về thế chất, tâm lí, trí tuệ. Tư duy trừu tượng, khái quát ngày càng phát triển, các em rất ham học hỏi. Các em muốn được người lớn tôn trọng, tin tưởng và khắng định tính độc lập của mình. Các em muốn được hoạt động chung, muốn được bạn bè tôn trọng, thừa nhận khả năng của mình. Các em rất năng động, sáng tạo, chủ động trong việc học tập, tiếp thu tri thức, chăm chỉ học. Đa phần các em đã xác định được môn mà mình thích để đầu tu* thời gian nhiều hơn cho môn đó. Trí nhớ của các em phát triển rõ rệt, các em đã biết sử dụng nhiều phương pháp ghi nhớ chứ không chỉ ghi nhớ một cách máy móc ( học thuộc). Khả năng tư duy của học sinh phát triến mạnh, các em đã có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Những năng lực như phân tích so sánh, phân tích tổng hợp cũng được phát triển. Sự tự ý thức cũng được phát triển, các em đã biết tự tìm hiểu và tự đánh giá đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Các em đã có những định hướng nghề nghiệp cho tương lai. 2.2. Thực trạng vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh Cùng với sự thay đổi và phát triển liên tục của nhà trường, môn giáo dục công dân với tư cách là một môn khoa học xã hội - nhân văn, nhằm trang bị cho học sinh 3 3 những hiều biết về thế giới quan, nhân - sinh quan, hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật, thể chế chính trị và những phương hướng phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Môn học này góp phần quan trọng vào mục tiêu giáo dục THPT, trực tiếp rèn luyện kỹ năng cách thức để đạt được các phẩm chất năng lực chủ yếu của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong trường THPT Lý Thái Tổ môn giáo dục công dân có 4 giáo viên tham gia giảng dạy - trong đó cả 4 giáo viên đều được đào tạo đúng chuyên ngành. Nhà trường cùng với ngành giáo dục đã không ngừng tạo điều kiện tố chức các đợt hội thảo chuyên đề để nâng cao trình độ và thu hút được sự chú ý của học sinh. Đe tìm hiểu vấn đề này, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân ở trường THTP Lý Thái Tổ bằng việc phát phiếu điều tra cho 4 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn giáo dục công dân trong nhà trường ( cụ thể nội dung phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi). Qua thống kê số liệu đã được điều tra và nghiên cứu từ thực trạng giảng dạy của trường THPT Lý Thái Tổ tôi thu được kết quả như sau: Câu 1: Xin thầy (cô) cho biết mức độ hiểu biết của mình về nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân? STT Mức độ hiêu biêt Sô lượng giáo viên % 1 Hiêu rõ bản chât 0 0 2 Hiêu bản chât 1 25 3 Hiêu chưa vững chăc 3 75 4 Chưa hiêu rõ bản chât 0 0 Qua bảng 1.1 kết qủa điều tra trên cho thấy, việc hiểu biết và nắm rõ bản chất của nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân cũng đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Trong khi chỉ có 1 giáo viên (chiếm 25%) cho rằng mình đã hiểu bản chất của nguyên tắc tính đảng trong dạy học, thì đại đa số giáo viên ( chiếm 3 4 75%) đã bước đầu nắm được bản chất của nguyên tắc tính đảng trong dạy học nhưng còn ở mức độ chưa vững chắc, điều đó theo tôi sẽ ảnh hưởng lớn tới việc vận dụng nguyên tắc tính đảng vào việc giảng dạy môn giáo dục công dân. Do đó, việc trang bị bản chất của nguyên tắc tính đảng và cách thức, yêu cầu vận dụng nguyên tắc này váo việc nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân là rất cần thiết. Câu 2: Theo thầy (cô) có cần thiết phải vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân không? Bảng 2.2: Mức độ đánh giá của giáo viên về sự cần thiết phải vận dụng nguyên tắc tỉnh đảng STT Y kiên đánh giá Sô lượng giáo viên % 1 Rât cân thiêt 3 75 2 Cân thiêt 1 25 3 Bình thường 0 0 4 Không cân thiêt 0 0 3 5 Ket quả trên cho thấy phần lớn giáo viên dạy môn giáo dục công dân đã nhận thức được sự cần thiết của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân. Nó khẳng định một điều rằng : hầu hết giáo viên dạy môn học này đều am hiểu về vai trò, tầm quan trọng của các nguyên tắc dạy học nói chung và nguyên tắc tính đảng nói riêng. Câu 3: Mục đích của thầy ( cô) khi vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân là gì? Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về mục đích vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân. STT Y kiên đánh giá 1 2 3 4 Sô lượng giáo viên Học sinh dê dàng lĩnh hội kiên thức mới On tập, củng cô kiên thức Khái quát hóa, hệ thông hóa kiên thức Liên hệ lý luận và thực tiễn % 3 75 1 25 1 25 2 50 Từ kết quả trên cho thấy các giáo viên đều mong muốn giúp học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức mới. Điều này phản ánh phần nào đặc thù tri thức môn giáo dục công dân là môn khoa học hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và thực hành cho học sinh. Tất cả những tiêu chí trên đều chiếm những tý lệ nhất định đối với mục đích giáo dục của giáo viên trong nhà trường. Câu 4: Mức độ vận dụng các nguyên tắc dạy học của thầy (cô) đối với môn giáo dục công dân như thế nào? Mức độ Thường xuyên STT Nguyên tắc Sô % lượng Thỉnh thoảng Sô lượng 3 6 % Chưa bao giờ Sô lượng % 1 Tính vừa sức 2 50% 2 50% 0 0% 2 Tính đảng 1 25% 2 50% 1 25% 3 Tính khoa học 2 50% 1 25% 1 25% 4 Tính thực tiễn 3 75% 1 25% 0 0% Ket quả thu được cho thấy: nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và nguyên tắc đảm bảo tính khoa học đóng vai trò quan trọng trong các nguyên tắc dạy học mà giáo viên vận Ket quả thu được cho thấy: nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và nguyên tắc đảm bảo tính khoa học đóng vai trò quan trọng trong các nguyên tắc dạy học mà giáo viên vận dụng ( chiếm 75%, 50% tỷ lệ) trong khi đó, các nguyên tắc dạy học khác cụ thế là nguyên tắc tính đảng chỉ được giáo viên vận dụng ở ức độ thỉnh thoảng và chưa có sự đầu tư đúng mức. Qua đó ta thấy rằng nguyên tắc tính đảng mặc dù được giáo viên nhận thức là rất cần thiết phải vận dụng trong quá trình dạy học nhưng trên thực tế số lượng giáo viên vận dụng nguyên tắc này còn chưa cao như tỷ lệ ở mức thường xuyên thấp đạt 25%, ở mức độ thỉnh thoảng là 50%. Câu 5: Trong quá trình dạy học môn giáo dục công dân thầy (cô) đã vận dụng nguyên tắc tính đảng trong phạm vi nào? STT Y kiên đánh giá Sô lượng giáo viên % 1 Toàn bộ môn học 0 0 2 Trong một sô bài học 1 25 3 75 3 Một hay một vài phân cụ thê của bài học Qua bảng trên ta thấy, các giáo viên chỉ quen với việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong một vài phần cụ thể của bài học, rất ít người vận dụng nguyên tắc 3 7 này trong toàn bộ bài học và không có ai vận dụng trong toàn bộ chương trình. Với đặc thù là môn học hình thành nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh đòi hỏi giáo viên cần phải có sự am hiếu các kiến thức sâu sắc về đường lối, chủ chương, chính sách của đảng, nhà nước và pháp luật để vận dụng vào nội dung bài giảng. Mục đích của người làm thầy là làm sao để học sinh biết vận dụng kiến thức của môn học vào giải quyết được các vấn đề xã hội đang diễn ra hiện nay. Muốn làm được điều đó thì không gì hiệu quả bằng việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân để hình thành cho học sinh những kiến thức về chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về đạo đức, pháp luật.................do đó cần phải vận dụng nguyên tắc này trong toàn bộ nội dung bài học. Câu 6: Khó khăn của thầy (cô) gặp phải khi vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân? STT Y kiên đánh giá 1 2 3 Sô lượng giáo viên Thiêu thời gian, tài liệu tham khảo Trình độ nhận thức của học sinh không đều Năng lực của giáo viên còn hạn chê % 1 25 2 50 1 25 Từ bảng trên ta thấy, phần lớn khó khăn giáo viên gặp phải khi vận dụng nguyên tắc tính đảng là do trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Điều này đã khiến cho hiệu quả của nguyên tắc này bị hạn chế rất nhiều. Nguyên nhân nữa là do thiếu thời gian, chưa có tài liệu tham khảo và năng lực vận dụng nguyên tắc tính đảng của giáo viên còn chưa được tốt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của bài giảng, tuy nhiên, tất cả những khó khăn trên có thể khắc phục được nếu như chúng ta xây dựng được một quy trình hoàn chỉnh về vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học. 3 8 Câu 7: Thầy ( cô) nhận thấy chất lượng bài giảng khi vận dụng nguyên đảng như thế nào? Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về chất lượng bài giảng khi vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân. STT Y kiên đánh giá Sô lượng % 1 Bài giảng đạt chât lượng cao, hiệu quả giáo viên 3 2 Chât lượng bài giảng như cũ 1 25 0 0 3 Chât lượng bài giảng thâp, không khả thi 75 Ket quả trên cho thấy việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân đa phần đem lại chất lượng bài giảng tốt. Đây là cơ sở đế khuyến khích họ xây dựng một quy trình hoàn chỉnh về vận dụng nguyên tắc tính đảng trong quá trình dạy học để có thể thu được kết quả tốt. Câu 8: Xin thầy ( cô) cho biết thái độ của học sinh đối với bài giảng khi giáo viên vận dụng nguyên tắc tính đảng như thế nào? Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về thái độ của học sinh đối vói bài giảng vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân. STT 1 Y kiên đánh giá Thích thú chủ động, tích cực Sô lượng giáo viên % 3 75 1 25 0 0 chiếm lĩnh tri thức môn học 2 Bình thường như những bài giảng khác 3 Không hứng thú, thụ động lười suy nghĩ Kết quả trên cho thấy phần lớn học sinh đều tỏ ra quan tâm, hứng thú với bài giảng có vận dụng nguyên tắc tính đảng, điều đó đã phản ánh phần nào thái độ ủng 3 9 hộ phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Đây sẽ là động lực thúc đấy giáo viên giành nhiều thời gian đầu tư hơn nữa vào nguyên tắc tính đảng trong dạy học. Câu 9: Theo thầy ( cô) việc xây dựng thành công quy trình vận dụng nguyên tắc tính đảng sẽ mang lại kết quả như thế nào? STT Ý kiến đánh giá 1 2 Phát huy tính tích cực tự giác của người học Tạo đà cho sự phát triên của nguyên tăc tính đảng Sô lượng giáo viên 3 % 75 2 50 3 trong quá trình dạy học, nâng cao chất lượng giáo Có một sô thay đôi nhưng không đáng kê 0 0 4 Không có tác dụng gì đôi với việc dạy học 0 0 Ket quả trên cho thấy, tất cả giáo viên dạy bộ môn giáo dục công dân đều ủng hộ việc xây dựng quy trình vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học. điều đó đồng nghĩa với việc họ luôn mong muốn có được một quy trình hoàn chỉnh về nguyên tắc này để nâng cao chất lượng bài giảng. Bên cạnh việc trưng cầu ý kiến của giáo viên, để có cái nhìn toàn diện hơn, tôi đã tiến hành khảo sát điều tra 200 học sinh khối 11 mà trong quá trình thực tập tại trường tôi đã giảng dạy. Qua thống kê số liệu đã được điều tra và nghiên cứu từ thực trạng học tập của học sinh tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 2.10. Đánh giá của học sinh về thực trạng giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT Lý Thái Tổ TT Ý kiến đánh giá 1 Giáo viên cung câp lượng kiên thức mới nhiêu 2 Giáo viên đôi khi mới vận dụng nguyên tăc tính đảng 4 0 Sô lượng % học sinh 153 76.5 119 9.5 3 Giáo viên thường xuyên vận dụng nguyên tăc tính 13 6.5 đảng 4 Giáo viên chưa bao giờ vận dụng các nguyên tăc dạy 5 2.5 học Từ kết quả ở bảng 2.10 ta thấy rằng các giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân của trường THPT Lý Thái Tổ đều đã vận dụng các nguyên tắc dạy học trong quá trình giảng dạy. Có 153/200 học sinh đã đánh giá phần lớn giáo viên chỉ truyền đạt những tri thức mới có trong sách giáo khoa hay ngoài thực tiễn. Việc vận dụng nguyên tắc tính đảng thường xuyên trong các bài giảng thì rất ít chỉ có 13/200 học sinh (chiếm 6.5 %) nhận xét giáo viên đã vận dụng nguyên tắc tích cực này. Trên thực tế giáo viên đôi khi mới vận dụng nguyên tắc tính đảng vào bài bài giảng (chiếm 59.5%) số học sinh được điều tra. Ngoài kết quả trên, tôi còn thu được những ý kiến khác của học sinh nhận xét về thực trạng giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT Lý Thái Tổ. Bảng 2.11. Hứng thú học môn giáo dục công dân của học sinh khi giáo viên vận dụng nguyên tắc tính đảng vào các bài giảng STT Y kiên đánh giá Sô lượng học sinh % 1 Hứng thú 138 69 2 Bình thường 41 20.5 3 Không hứng thú 12 6 4 Chán nản và mệt mỏi 9 4.5 Qua bảng trên ta thấy có 138 học sinh (chiếm 69%) cảm thấy hứng thú học tập khi giáo viên vận dụng nguyên tắc tính đảng, ở mức độ bình thường có 41 học sinh (chiếm 20.5 %), không hứng thú có 12 học sinh ( chiếm 6%), và số học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi là 9 học sinh (chiếm 4.5%). Qua đó ta thấy học sinh trường THP Lý Thái Tổ đã thấy hứng thú học tập môn giáo dục công dân khi giáo viên vận dụng nguyên tắc tính đảng vào bài giảng. Thực tế đã chứng minh rằng khi học sinh có hứng 4 1 thú với môn học thì kết quả học tập thường rất cao bởi khi đó các em sẽ dồn cả tâm trí của mình để tìm hiểu tri thức phong phú của môn học. Ngược lại nếu không khơi dậy được ở các em hứng thú học tập thì kết quả đạt được thường thấp hơn. điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự nỗ lực, cố gắng trong đó có sự vận dụng nguyên tắc tính đảng kết họp với các nguyên tắc dạy học khác và các phương pháp dạy học tích cực đế làm cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, thu hút được sự chú ý của học sinh. Qua việc tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT Lý Thái Tổ tôi thấy rằng các giáo viên dạy giáo dục công dân trong nhà trường đều nhiệt tình, yêu nghề và có nhiều cố gắng trong quá trình giảng dạy, đã có sự vận dụng các nguyên tắc dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhưng do đặc thù môn học nên việc vận dụng chưa được thường xuyên và chưa đem lại hiệu quả cao. 2.4. Nhũng nguyên nhân ảnh hưởng tói việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường THPT Lý Thái Tổ Tỉnh Bắc Ninh. • Nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân dẫn đến việc vận dụng nguyên tắc tính đảng chưa đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy môn giáo môn GDCD là bởi vì nội dung chương trình của môn GDCD còn nhiều điếm chưa hợp lý, nặng giáo dục chính trị, nhẹ giáo dục kỹ năng sống, coi trọng lý thuyết , chưa chú ý vận dụng thực hành. Nhiều bài học trong SGK GDCD còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm, tâm lí của học sinh. Một số kiến thức triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học khá trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông. Mặt khác, học sinh thường không mấy mặn mà với môn học này, học sinh qua niệm môn GDCD là môn “ phụ”, hơn nữa môn này không có mặt trong các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp hay thi đại học nên học sinh thường học cho đủ điểm qua, bỏ qua vấn đề suy ngẫm, tìm hiểu thêm kiến thức sau mỗi bài học. Thời lượng giành cho môn GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần là quá ít trong 4 2 khi lượng kiến thức nhiều nên học sinh càng cảm thấy ngại học. Chính vì vậy, việc học môn GDCD rơi vào tình trạng bị động và đối phó. • Nguyên nhân chủ quan. Đe nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD trong nhà trường thì yếu tố quan trọng là phải biết được nguyên nhân đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả vạn dụng nguyên tắc này. Tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra đến cả giáo viên và học sinh, kết quả thu được như sau: + Từ phía giáo viên Bảng 2.12. các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD TT Các nguyên nhân cơ bản Sô lượng % giáo viên 2 50 2 Thiêu tài liệu, thiêu thời gian 1 25 3 3 75 1 Kỹ năng tô chức hoạt động học tập Giáo viên chưa năm chăc vê bản chât của nguyên tắc tính đảng 4 Kỹ năng đặt câu hỏi và lựa chọn kiên thức 3 5 2 Kiên thức chuyên môn của giáo viên còn hạn chê 50 Từ kết quả trên ta thấy rằng nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới kết quả vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD là từ phía giáo viên như giáo viên chưa nắm chắc về bản chất của nguyên tắc tính đảng và kỹ năng đặt câu hỏi và lựa chọn kiến thức. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng tối chất lượng của bài giảng. Các nguyên nhân còn lại cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong quá trình dạy học. + Từ phía học sinh Bảng 2.13.nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh. 4 3 STT Ng.nhân a.hưởng đến hứng thú học tập của học sinh Sô lượng học sinh 20 % 1 Tâm quan trọng của môn học 10 2 Năng lực học tập của bản thân 31 3 Phương pháp dạy của giáo viên chưa phù hợp 103 4 Nội dung môn học khó học 10 15. 5 51. 5 5 5 Kiên thức giáo viêm đưa ra quá khó 30 15 6 Kiên thức giáo viên đưa ra quá dê 6 3 Kết quả trên cho thấy những nguyên nhân tác động tới hứng thú học tập của học sinh chủ yếu là do phương pháp dạy học của giáo viên chưa phù họp, câu hỏi đưa ra quá khó hoặc quá dễ. như vậy ta thấy nguyên tắc tính đảng đã được giáo viên giảng dạy môn GDCD vận dụng nhưng chỉ là vận dụng một cách tự phát, không thường xuyên và chưa đem ại hiệu quả cao. Mặc dù các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc này nhưng khi vận dụng vào thực tế thì lại gặp không ít khó khăn vì kỹ năng còn lúng túng. Cách đặt và giải quyết vấn đề chưa tạo được sự cuốn hút đối với người nghe. Tất cả những điều này làm cho giờ giảng môn GDCD không tạo được sự chú , sự thích thú của học sinh bởi nó vốn đã khô khan và trừu tượng. Do đó, việc nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dạy và học của môn GDCD có ý nghĩa quan trọng, đó sẽ là cơ sở để chúng ta có những biện pháp cần thiết giúp cho việc giảng dạy đạt được kết quả cao. Chương 3 MỘT SÒ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT VIỆC YẬN DỤNG NGUYÊN TẤC TÍNH ĐẢNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỎ, TỈNH BẮC NINH Xuất phát từ thực trạng của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, từ những nghiên cứu lý luận, tác giả đã đưa 4 4 ra một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt việc vận dụng nguyên tắc này ở trường THPT Lý Thái Tố, tỉnh Bắc Ninh. 3.1. về các cấp quản lý Các cấp quản lý Sở Giáo dục - Đào tạo cũng như ban giám hiệu ở các trường THPT phải có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, chức năng môn học GDCD để thấy rõ tầm quan trọng của bộ môn. Từ đó chỉ đạo giảng dạy môn học sao cho họp lý, đúng với vị trí môn học. Chấm dứt việc lồng ghép, bố trí các giáo viên thuộc các môn khác đảm nhiệm dạy môn GDCD, vì giáo viên không được đào tạo đúng chuyên môn sẽ dẫn tới việc cung cấp nội dung kiến thức không đảm bảo, không đmả bảo việc vận dụng các nguyên tắc dạy học, đặc biệt là nguyên tắc tính đảng vào trong dạy học môn GDCD. Do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học bộ môn này. Ở trường THPT, môn GDCD là môn học giữ vai trò quan trọng nhung thực tế cho thấy môn học này bị xem nhẹ, là môn phụ nên một số học sinh đã coi thường. Vì vậy các cấp quản lý, lãnh đạo cần phải quan tâm và có sự tác động tới vấn đè này. Phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ và bồi dưỡng sư phạm, trao đổi sách, báo, tài liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm của các giáo viên về các phương pháp dạy học, nguyên tắc dạy học đặc biệt là nguyên tắc tính đảng trong dạy học. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên ở các trường trong địa bàn, tỉnh, khu vực.... với nhau hằng năm sau đó lấy ý kiến chuyên viên để tìm ra ý kiến đóng góp hay nhất. Bộ giáo dục nên tổ chức các cuộc thanh tra chéo để nắm được thực tế môn học GDCD từ đó có những phương pháp giải quyết cũng như áp dụng các phương pháp, nguyên tắc dạy học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc giảng dạy. Xây dựng cơ sở vật chất trong các trường học phải phù hợp. Một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học đó chính là những hạn chế về thiết bị và phương tiện dạy học. Trong nhà trường cần có thư viện 4 5 điện tử hiện đại, mạng internet, các sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo.... phục vụ cho môn học, chứng minh những tri thức mới trong SGK. Phải thực “hiện học đi đôi với hành” bằng cách tố chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, nhà bảo tang, phong cảnh quê hương đất nước....hàng năm để học sinh mở rộng tàm hiểu biết và khắc sâu những tri thức mà các em được tiếp thu qua sách vở. Sau những buối tham quan phải có thu hoạch và báo cáo để thấy được tác dụng của việc đi tham quan đối với học sinh. Từ đó kích thích hứng thú học tập của học sinh. Cần phải có biện pháp cụ thể, thiết thực động viên thầy dạy giỏi trò học giỏi, khuyến khích lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề. Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ, trường thống nhất chỉ đạo xây dựng kế hoach đồi mới phương pháp dạy học. Từng bước chuyển từ dạy học truyền thống sang các phương pháp và các nguyên tắc dạy học tiến bộ. 3.2. về phía giáo viên: Hơn lúc nào hết nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục đó chính là đội ngũ giáo viên cho nên thay đổi được thực trạng của bộ môn GDCD hiện nay cần: Trước tiên phải trung thực với chủ nghĩa Mác - Lênin : điều đó đòi hỏi người giáo viên GDCD phải là một chiến sĩ trên mặt trận Văn hóa - Tư tưởng của Đảng. Do đó cần phải trung thực với chủ nghĩa Mác - Lênin mà sự trung thực ở đây không phải là sự trung thực trên từng câu chữ, mà là trong thực chất hành động cách mạng và khoa học vốn là hai đặc tính căn bản kết họp làm một trong bản thân của chủ nghĩa Mác Lênin. Trung thực vói chủ nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi người giáo viên GDCD phải công khai giữ vững lập trường của giai cấp công nhân, của Đảng mà giảng dạy. Lênin nói rằng: Chủ nghĩa duy vật bắt buộc chúng ta mỗi khi đánh giá một sự kiện phải công khai dứt khoát đứng về một tập đoàn xã hội nhất định (quan điểm giai cấp). Người giáo viên GDCD phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ hiểu biết một cách thấu đáo về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chủ trương, đường lối chính sách của 4 6 Đảng, đồng thời phải không ngừng rèn luyện bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng, trong hai diều đó thì lòng nhiệt tình cách mạng là cái gốc. Neu như trước đây trong các giờ học hoạt động của người thầy là trung tâm, với phương pháp dạy học truyền thống giáo viên là chủ thể học sinh là khách thể, thầy đọc SGK, trò chép, thầy nói trò nghe mà không tư duy thì nay ta phải thay bằng vận dụng các nguyên tắc dạy học để làm sinh động bài giảng, có sự tác động qua lại giữa người học và người dạy, kích thích tính tư duy, tích cực, sáng tạo của học sinh. Đồng thời đế vận dụng tốt nguyên tắc tính đảng trong dạy học thì người giáo viên cần phải có kiến thức đa dạng, sâu rộng, cập nhật thông tin một cách nhạy bén và có khả năng truyền tải những kiến thức đó vào trong bài giảng. Cần có sự đầu tư, chu đáo trong việc soạn giáo án, soạn thật kỹ và chi tiết, tránh soạn giáo án chỉ để đối phó với công tác kiểm tra của nhà trường. Giáo án cần soạn theo hướng đổi mới phát huy tích cực chu động, sáng tạo của học sinh. Đó là các kỹ năng thiết kế tổ chức , giao tiếp, nhận thức, kỹ năng giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó người giáo viên cần phải có kỹ năng soạn giáo án, biết tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, kiếm tra đánh giá.... Người giáo viên cũng cần có lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề có như vậy mới có thể truyền tải đến học sinh những kiến thức bổ ích và đúng đắn Giáo viên cần phải có kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp. 3.3. về phía học sinh Yêu cầu học sinh tự giác học tập, có thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn va khoa học khi lĩnh hội tri thức, cần chỉ rõ cho học sinh hiểu rõ môn GDCD là một môn khoa học- xã học trong trường THPT. Nó giúp các em phát triển hài hòa cả về trí và đức. từ đó học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học đối với bản thân và thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Đó cũng là nhân tố giúp cho việc thực hiện nguyên tắc tính đảng trong giảng dạy môn GDCD. 4 7 Tích cực và sôi nổi trong giờ học, khi thực hiện hoạt động của giáo viên với học sinh phải tích cực, chủ động, khi đứng lên phát biểu ý kiến của mình phải mạnh dạn, không e dè, ngại ngùng, phải tự tin... Không ngừng cập nhật thông tin mang tính thiwf sự một cách nhạy bén, luôn luôn lĩnh hội các tri thức mang tính tích cực cao. Học sinh phải có thái độ học tập đúng đắn và nghiêm túc, có tư tưởng cầu tiến trong học tập, có mục đích học tập rõ ràng và luôn tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Phải có phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách học hiệu quả, khoa học, người học không thụ động ngồi nhge và ghi chép bài như trước nữa mà người học phải tham gia quá trình dạy học, là chủ tiết học của mình, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn kiến thức, hỗ trợ khi người học gặp vướng mắc, học sinh phải làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, có phương pháp học tập đúng đắn thì nền tảng tri thức mà họ lĩnh hội, khám phá được sẽ nhanh chóng trở thành những kiến thức của bản thân Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi về thực trạng dạy - học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ. Hy vọng rằng vói sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, lòng yêu nghề, trách nhiệm, lương tâm với nghề của đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD cũng như sự nhìn nhận đúng đắn của học sinh, các bậc phụ huynh và dư luận xã hội về môn học thì môn GDCD sẽ ngày càng được quan tâm hơn để xứng đáng với vai trò, vị tri của nó trong hệ thống các môn khoa học ở trường THPT Lý Thái Tố. Đồng thời phủ họp với mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta được cụ thể hóa tại mục 1 điều 27 luật Giáo dục năm 2005 như sau: “ Mục tiêu của giáo dục phô thng là giúp học sinh phát triến toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thế chất, thấm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát trỉến năng lực cả nhân, tỉnh năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuấn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc song lao động sản xuất, tham gia xây dụng và bảo vệ Tố quốc. ” 4 8 3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh Đe việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh, tôi đưa ra một số kiến nghị sau: 3.4.1. ĐỔÌ mới phương pháp dạy học. Đe đổi mới phương pháp dạy học, các nhà quản lý cần từng bước nâng cao chất lượng, thiết kế nội dung, chương trình, biên soạn SGK và tài liệu tham khảo theo hướng phát huy tích cực chủ động và vận dụng sáng tạo của người học. Đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh (sử dụng SGK, đài báo, tìm kiếm thông tin....) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, đọc lập, sáng tạo của tư duy. 3.4.2. Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Phải đảm bảo có đội ngũ giáo viên với trình độ chuẩn và trên chuấn, có bản lĩnh chính trị, đạo đức và nghiệp vụ sư phạm tốt, nắm vững bản chất của các phương pháp, nguyên tắc dạy học cũng như vận dụng chúng một cách phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng nọi dung để đảm bảo việc dạy và học đạt kết quả cao. 3.4.3. cần phải thay đỗi phương pháp thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh. Phương pháp thi, tổ chức kiểm tra có ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh do đó có tác dụng điều chỉnh hành vi của người học. Hiện nay, các bài kiểm tra của học sinh vẫn còn tồn tại dưới hình thức chủ quan nên đôi khi không tránh khỏi sự thiếu công bằng. Cách thức ra đề thi, chấm thi cũng chưa được chặt chẽ. Do đó, chúng ta nên khuyến khích ra đề thi dưới dạng thi trắc nghiệm, vì nó có lợi cho cả người học và người chấm bài. 4 9 3.4.4. Giáo viên cần có sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD Cần từ bỏ thói quen sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống thay vào đó là dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng các nguyên tắc dạy học trong đó có nguyên tắc tính đảng. Giáo viên cần thường xuyên theo dõi thông tin thời sự, những thông tin của đảng và nhà nước có liên quan đến nội dung bài học để cung cấp cho học sinh, góp phần làm cho nội dung bài thêm phong phú và thu hút được sự chú của học sinh. 3.4.5. Giáo viên cần đầu tư thêm thòi gian, công sức hơn nữa cho việc soạn giáo án, thiết kế giáo án điện tử Soạn giáo án, thiết kế bài giảng là khâu quan trọng trong tiến trình dạy học. Mọi ý tưởng mà giáo viên muốn truyền đạt, phương pháp dạy học chỉ trở thành hiện thực thông qua việc soạn giáo án, thiết kế bài giảng. Vì đặc trưng của nguyên tắc tính đảng là các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nó mang tính đúng đắn sâu sắc nên khi soạn giáo án cần chắt lọc những kiến thức cơ bản nhất của bài học để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng nhung vẫn phải đảm bảo tính chính xác của nội dung. Khi thực hiện bài giảng, mỗi giáo viên phải đánh giá được sự nhận thức của học sinh, đó là sự ham học học, tìm tòi, khám phá và lĩnh hội tri thức khoa học. Giáo viên cần nâng cao các ký năng cho học sinh như trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra, giúp các em tự mình tìm đến các chân lý khách quan của các đon vị kiến thức trong nội dung bài học. 3.4.6. Giáo viên luôn khích lệ, động viên tinh thần học tập sáng tạo, chủ động tích cực của học sinh Giáo viên cần dạy cho học sinh những phương pháp học tập, cách học , cách tư duy, tự học mọi lúc mọi nơi, làm cho học sinh cùng chia sẻ kinh nghiệm học tập với nhau, học hỏi nhau. Qua đó hình thành cho các em kỹ năng trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày để làm hành trang cho các em bước vào cuộc sống. 5 0 3.4.7. về sách giáo khoa Nội dung trong SGK cần được diễn đạt logic, khoa học, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo tính hệ thống, những tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong SGK gần gũi trong cuộc sống, cần tăng cường câu hỏi , những bài tập tình huống để tạo sự kích thích tư duy, suy nghĩ của học sinh, giảm bớt nhưng thông tin mang tính bắt buộc phải thừa nhận và máy móc. Có như vậy học sinh mới dễ tiếp thu tri thức và có hứng thú đối với môn học. KẾT LUẬN Làm công tác giáo dục cũng như người làm nghệ thuật, đó là công việc đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài, bền bỉ mà người thực hện nó phải có tâm huyết và quyết tâm cao. Người giáo viên muốn thành công trong các giờ giảng thì phải có sự tìm tòi nghiên cứu và phải có cả sự kiên trì, nhẫn nại. Trước khi chuẩn bị một bài giảng thì người giáo viên phải nắm bắt được cả nhũng điều kiện khách quan, chủ quan để thực hiện bài giảng mang lại hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đó hình thành hệ thống những hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng người học. Trong các giờ học giáo viên phải đảm bảo vận dụng các nguyên tắc dạy học phù họp với từng đơn vị kiến thức và quan trọng là không thể thiếu được nguyên tắc tính đảng trong dạy học. Bởi lẽ nội dung của môn GDCD là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, những đường lối, chính sách của Đảng cho nên việc truyền thụ kiến thức phải mang tính đảng. Đe làm được điều đó giữa người giáo viên và học sinh cần phải có sự tác động qua lại với nhau trong giờ học. Bằng vốn kiến thức đã trau dồi được, người giáo viên sẽ truyền thụ cho học sinh bằng cả tâm huyết của mình, luôn hướng dẫn, định hướng cho học sinh trong học tập, không áp đặt kiến thức cũng như không gạt bỏ những thông tin hoặc ý kiến của học sinh cho dù là thiếu chính xác, luôn lắng nghe mọi ý kiến của học sinh, điều chỉnh và giúp đỡ tạo điều kiện cho học sinh liên hệ thực tiễn, phán xét và đưa ra kết luận, khuyến khích sự tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức mà học sinh tự tìm ra. Qua đó, sẽ hình thành cho các em thái độ và hành 5 1 động kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực ở xung quanh nơi mình đang sống. Các em sẽ biết vận động, tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, việc vận dụng các nguyên tắc dạy học vào trong dạy học, đặc biệt là nguyên tắc tính đảng không phải là việc một sớm một chiều mà đó là cả một quá trình lâu dài và không tránh khỏi những hạn chế, những khó khăn. Do đó, người giáo viên cần phải không ngừng trau dồi kiến thức, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp để khắng định nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD là tất yếu, không thể thiếu và luôn giữ một vị trí quan trọng nhất. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tác giả trong bước đầu vận dụng nguyên tắc này. Vì thế trong quá trình thực hiện sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn và tất cả mọi người để đề tài được hoàn thiện hơn 5 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đình Bảy ( 2010), Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT, Nxb GDVN, Hà Nội. 2. Phùng Văn Bộ ( 1999), Lý luận dạy học môn GDCD ở trường THPT, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Đinh Văn Đức - Dương Thị Thúy Nga(Đồng chủ biên), (2009) “ Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT”, Nxb Đại học Sư phạm . 4. Nguyễn Minh Đức, Đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào là đúng, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 26/2013. 5. C.Mác và Ảnghen ( 1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Chiến lược phát triến giáo dục 2001 - 2010( 2002), Nxb Giáo dục Hà Nội. 7. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức ( 2008), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm. 8. Phạm Minh Hạc - Lê Thanh - Trần Trọng Thủy ( 1989), Tâm lí học tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 10.Luật Giáo dục ( 2005), Nxb Lao Động, Hà Nội. 11.Tạp chí Giáo dục và thời đại ( số 22/ 2013). 12.Tạp chí lý luận Giáo dục, số 10/ 2005. 13. Tìm hiểu Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của luật giáo dục ( 2010), Nxb Thống kê, Hà Nội. 14.Từ điển triết học ( 1986), Nxb Tiến bộ, Mátxcova, tr 234, tr 242 15. Phan Trọng Ngọ ( 2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm 16.C.Mác và Ảnghen ( 1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Ngọc Quang (1988), Lý luận dạy học đại cương, tập 1, Trường Cán bộ giáo dục Trung ương. 5 3 PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIÉN (Dành cho giáo viên dạy môn GDCD) Nhằm nghiên cứu và đảm bảo thành công nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD, xin các thây cô vui lòng cho bỉêt ý kiên của mình băng cách đánh dấu (X) vào ô cho phù hợp. Câu 1: Thầy (cô) cho biết mức độ hiểu biết của mình về nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD. a. b. c. ST T d. NGƯYEN TAC e. MỨC Độ h. Thư ờng j. Thỉ nh i. k. thoả p. xuy l. Ch ưa m. 1 n. Tính vừa sức r. 2 s. Tính Đảng t. u. v. w. 3 x. Tính khoa học y. z. aa. ab. 4 ac. Tính thực tiễn ad. ae. af. o. q. bao ag. ah. Câu 5: Trong quá trình dạy trong phạm học môn GDCD thầy (cô) đã đảm bảo ai. nguyên tắc tính nào? a. b. 5 4 đảng vi c. Câu 8: Thầy (cô) hãy cho biết: Thái độ của học sinh đối vói bài giảng khi đảm bảo nguyên tắc tính đảng như thế nào? a. a. b. Không có tác dụng gì đối với việc dạy học EH b. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của thầy cô! c. PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIÉN (Dành cho học sinh trường THPT - Lý Thái Tổ) d. Đe góp phần nâng cao hiệu quả đảm bảo nguyên tắc đảng trong việc nâng cao chât lượng học tập môn GDCD, em hãy vui lòng cho bỉêt ý kiên của bản thân về một số vấn đề bằng cách đánh dấu (X) vào ô phù hợp. e. Câu 1: Các em thấy môn GDCD là môn học có ý nghĩa như thế nào? a. a. b. Câu 5: Em có thấy húng thú nghe giảng khi giáo viên đảm bảo nguyên tắc tính đảng vào các bài học môn GDCD không? a. a. b. Xin chân thành cảm ơn các em đã cộng tác! [...]... để vận dụng một cách hiệu quả nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh 7 Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của khóa luận gồm 3 chương, 9 tiết Chương 1 Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TAC TÍNH ĐẢNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỎ, TỈNH BẮC NINH 1.1 Cơ %/ sở lý luận. .. nghiên cứu Cơ sở lý luận chung của nguyên tắc dạy học và nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD Nghiên cứu sự vận dụng nguyên tắc tính đảng vào giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ hiện nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn chú trọng tập trung nghiên cứu việc vận dụng nguyên tắc tính đảng của môn GDCD ở trường THPT 5 Phương pháp nghiên cún 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến... quá trình dạy học môn GDCD, từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, có thể nêu lên một số nguyên tắc cơ bản của môn GDCD ở trường THPT như sau: - Nguyên tắc tính khoa học - Nguyên tắc tính thực tiễn - Nguyên tắc tính đảng - Nguyên tắc tính vừa sức 1.1.2 Nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD Tính đảng của việc nghiên cứu và giảng dạy bất kỳ bộ môn khoa học nào được thể hiện ở quan điếm, lập trường, ... NINH 1.1 Cơ %/ sở lý luận của việc yận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học • • • • ơ o %/ o 1 3 o • %/ • môn GDCD ỏ trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh 1.1.1 Nguyên tắc, nguyên tắc dạy học, nguyên tắc dạy học môn GDCD ở trường THPT 1.1.1.1 Nguyên tắc Trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng những khái niệm rất gần nhau như nội quy, quy chế, quy tắc, nguyên tắc và được hiếu chung đó là những... của nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD, trên cơ sở đó luận chứng sự cần thiết khách quan phải vận dụng nguyên tắc tính đảng và xây dựng quy trình vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu bản chất việc giảng dạy bộ môn GDCD, vị trí, chức năng, tầm quan trọng của môn học Thứ hai, nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy bộ môn GDCD. .. về nguyên tắc tính đảng, về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhìn nhận lại thực trạng của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng ở trường THPT Lý Thái Tổ 1 2 Đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh 6 Đóng góp của đề tài Đe tài nghiên cứu việc vận dụng. .. trình dạy học bộ môn mà cò n góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát triến học thuyết Mác -Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới 2 2 1.2 CƠ sỏ’ thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học • • • • o o %/ o o • %/ • môn GDCD ỏ’ trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh 1.2.1 Kháỉ quát về trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh. .. giáo viên dạy môn giáo dục công dân đã nhận thức được sự cần thiết của việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân Nó khẳng định một điều rằng : hầu hết giáo viên dạy môn học này đều am hiểu về vai trò, tầm quan trọng của các nguyên tắc dạy học nói chung và nguyên tắc tính đảng nói riêng Câu 3: Mục đích của thầy ( cô) khi vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo... 8 Nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT là kiên quyết bảo vệ những ỉuận đỉêm khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chỉ Minh , đường loi chỉnh trị đủng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT không thể xa dời tính khoa học Bởi vì tính đảng trong. .. chất của nguyên tắc tính đảng trong dạy học, thì đại đa số giáo viên ( chiếm 3 4 75%) đã bước đầu nắm được bản chất của nguyên tắc tính đảng trong dạy học nhưng còn ở mức độ chưa vững chắc, điều đó theo tôi sẽ ảnh hưởng lớn tới việc vận dụng nguyên tắc tính đảng vào việc giảng dạy môn giáo dục công dân Do đó, việc trang bị bản chất của nguyên tắc tính đảng và cách thức, yêu cầu vận dụng nguyên tắc này

Ngày đăng: 29/09/2015, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐANG TRONG DẠY HỌC MON GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THÁI TỔ, TỈNH BẮC NINH

    • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

      • Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2015 Tác giả khóa luận

        • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

        • MỤC LỤC

        • MỞ ĐẦU

          • 1. Lý do chọn đề tài

          • 2. Mục đích và nhiệm yụ nghiên cứu

          • 7. Kết cấu của khóa luận

          • môn GDCD ỏ trường THPT Lý Thái Tổ, Tỉnh Bắc Ninh

          • 1.1.1.2. Nguyên tắc dạy học

            • I.I.I.3. Nguyên tắc dạy học môn GDCD

            • 1.1.2.1. Cơ sỏ’ và ý nghĩa cuả nguyên tắc tính đảng

            • 1.1.2.2. Những yêu cầu cơ bản của việc đảm bảo nguyên tắc tính đảng

            • 1.2.1. Sự cần thiết phải vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh.

            • Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TẤC TÍNH ĐẢNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỒ, TỈNH BẮC NINH

              • 2.1. Đặc điễm nhận thức của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh nói riêng

              • 2.1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh THPT nói chung

              • 2.1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh trường THPT Lý Thái Tổ

              • 2.2. Thực trạng vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh

              • 2.4. Nhũng nguyên nhân ảnh hưởng tói việc vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh.

              • Nguyên nhân khách quan.

              • Nguyên nhân chủ quan.

              • 3.2. về phía giáo viên:

                • 3.3. về phía học sinh

                • 3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc tính đảng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lý Thái Tổ - Tỉnh Bắc Ninh

                • 3.4.1. ĐỔÌ mới phương pháp dạy học.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan