Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình hiện nay

57 658 0
Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... thực hiện, dân làm tạo điều kiện để dân làm Xóa đói, giảm nghèo phải toàn diện để nhằm tiến đến xóa bỏ hoàn toàn toàn đói nghèo Vận dụng quan điểm toàn diện vào xóa đói, giảm nghèo tỉnh Ninh Bình. .. cứu vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói, giảm nghèo Ninh Bình nay; từ đưa số giải pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo hiệu Ninh Bình 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích quan điếm toàn diện. .. dân hạn chế, xoá đói, giảm nghèo tỉnh cần phải quan tâm Vì vậy, chọn đề tài Sự vận dụng quan điếm toàn diện vào việc xoả đỏi, giảm nghèo tỉnh Ninh Bình ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp mình, mong

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁỎ DỤC CHỈNH TRỊ ===£oClo3=== TRÀN THỊ TRANG Sự VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Triết học Nguxri hướng dẫn khoa học ThS. NGUYEN THỊ GIANG HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòi cảm ơn chân thành sâu sắc đến cô giáo Th.s Nguyễn Thị Giang đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, đặc biệt là có thầy cô khoa giáo dục chính trị đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện cũng như giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Do thời gian có hạn cũng như hạn chế kiến thức của bản thân nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý , chỉ bảo của thầy cô và các bạn quan tâm đến vấn đề này, để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 4 thảng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Trang LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Giang. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu trước đây của bất cứ tác giả nào khác. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Trang MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài Ở các nước đang phát triển và chậm phát triển đói nghèo không chỉ là thách thức trong sự phát triển kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội cần phải được quan tâm giải quyết. Vì vậy, các quốc gia đã nỗ lực tìm các biện pháp để xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lóp trong xã hội. Việt Nam là một nước đang phát triến lựa chọn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu phấn đấu là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Dân có giàu thì nước mới mạnh, xã hội mới tiến bộ được.Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có những thành quả vô cùng to lớn, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nhìn chung đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đời sống tinh thần ngày càng được quan tâm. vấnđề xóa đói, giảm nghèo cũng được Việt Nam hết sức coi trọng, đầu tư rất nhiều tiền của cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo như chương trình 133, 135,... Các chương trình xóa đói, giảm nghèo này đã đạt được những hiệu quả to lớn như số hộ nghèo đói giảm nhanh, người nghèo vươn lên làm giàu ngày càng nhiều. Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước vượt trội trong xóa đói, giảm nghèo...Nhưng kết quả xóa đói, giảm nghèo thời gian qua ở nước ta vẫn chưa thật vững chắc hiện tượng thoát nghèo lại tái nghèo vẫn diễn ra. Có những nơi đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn, không chỉ ở các vùng sâu, vùng xa mà ngay cả các tỉnh đồng bằng, hiện tượng đói nghèo vẫn diễn ra. Nó không chỉ là thách thức cần giải quyết của các cơ quan trung ương mà còn cả các cấp chính quyền địa phương phải quan tâm. Như vậy, giải quyết vấn đề đói nghèo là điều cấp bách cần làm hiện nay. Ninh Bình là một tỉnh còn khá nghèo ở miền Bắc, thu nhập bình quân đầu người còn thấp chỉ 25 triệu đồng/người/năm (năm 2011) thấp hơn mức thu nhập bình quân chung của đồng bằng sông Hồng. Đời sống của người dân trong tỉnh gặp khó nhiều khó khăn, thiên tai thường xuyên xảy ra nên vấn đề đói nghèo cũng diễn ra phức tạp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, vấn đề xoá đói, giảm nghèo của tỉnh đã thu được những kết quả khả quan từ 12,83% năm 2007 xuống còn 6,87% năm 2009. Song nhìn chung vấn đề này vẫn còn rất nhiều bất cập, trong việc cụ thể hoá từ chính sách đến thực tiễn đời sống. Nhận thức của người nhân dân vẫn còn hạn chế, xoá đói, giảm nghèo của tỉnh cần phải được quan tâm hơn nữa. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Sự vận dụng quan điếm toàn diện vào việc xoả đỏi, giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình hiện nay ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình, mong góp một phần nhỏ vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo của tỉnh. 2. Tình hình nghiên cứu Xoá đói, giảm nghèo là một vấn đề đặt ra cho đất nước ta từ lâu. Vì thế vấn đề này cũng đã có được nghiên cứu rất nhiều qua các bài báo, bài nghiên cứu của các tác giả khác nhau cả ở trong và ngoài nước, cả về giác độ xã hội lẫn giác độ kinh tế đáng chú ý như một số công trình: Báo cáo phát triển của Việt Nam (2000), “Tấn công nghèo đói”, Báo cáo chung của nhóm công tác chuyên gia Chính Phủ-Nhà tài trợ-Tố chức chính phủ, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14-15/12/1999. Báo cáo trình bày bản chất nhiều khía cạnh đói nghèo ở Việt Nam như mức thu nhập và chi tiêu dẫn tới sức khỏe kém và thiếu cơ hội học tập... Báo cáo cũng đề ra ba mảng hoạt động quan trọng để chống lại nghèo đói. Hoàng Thị Hiền (2005), “Xoả đỏi giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người một tỉnh tìoà bình-Thực trạng và giải pháp ”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong công trình này tác giả nghiên cứu vấn đề sâu dưới giác độ kinh tế về thực trạng và cách thoát nghèo xóa đói, giảm nghèo của đồng bào dân tộc ít người ở tỉnh Hòa Bình. Ngô Quang Minh (1999), “Tác động kinh tế của nhà nước góp phẩn xoá đói, giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá”,Nx b Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả tìm hiểu những tác động của nền kinh tế khi quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra đã góp phần đẩy lùi xóa đói, giảm nghèo như thế nào. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hoà (1999), “ Phân hoá giàu nghèo ở một so quốc gia trong khu vực châu Ả - Thải Bình Dương ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là những bài báo cáo khoa học tại hội thảo phân hóa giàu nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở một số nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các báo cáo tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phân hóa giàu nghèo, phân tích xu hướng, nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo cũng như những chính sách giải quyết vấn đề này nhằm từng bước cải thiện mức sống, xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra còn một số bài báo, bài viết về xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: Tạp chí cộng sản (14/6/2010), Xoả đói, giảm nghèo ở Ninh Bình, “khi chí đã quyết, lòng đã đồng”. Bài báo nghiên cứu về thành quả xóa đói, giảm nghèo của tỉnh ủy Ninh Bình trong giai đoạn 2006-2010. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo cả về lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên các tác giả trên chỉ nghiên cứu xóa đói, giảm nghèo trên giác độ kinh tế, giác độ xã hội nhưng chưa có tác công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Ninh Bình trên giác độ triết học. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu xóa đói, giảm nghèo trên giác độ triết học cụ thể là vận dụng quan điểm toàn diện vào giải quyết vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Ninh Bình hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1 Mục đíchnghỉên cứu đề tài Đe tài nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói, giảm nghèo ở Ninh Bình hiện nay; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Ninh Bình. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích quan điếm toàn diện trong triết học Mác-Lênin và các quan niệm vềxóa đói, giảm nghèo. Nghiên cứu thực trạngđói nghèo ở tỉnh Ninh Bình và rút ra nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo của tỉnh. Từ đó vận dụng quan điếm toàn diện đế đưa ra một số giải pháp nhằm xoá đói, giảm nghèo ở Ninh Bình hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Binh hiện nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm 2006 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác - Lênin, quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói, giảm nghèo, tiếp thu có chọn lọc các quan điểm của Ngân hàng Thế giới đế xem xét các vấn đề đói nghèo của tỉnh Ninh Bình. Trong các vấn đề cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhưphương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê,.... 6. Ý nghĩa đề tài Khóa luận góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo của trung ương và tỉnh. Khóa luận cũng là tư liệu tham khảo cho những nghèo về cách xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, khóa luận có thế làm tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo. 7. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương và 9tiết Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG l.lNguyên lí về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm toàn diện l.l.lNội dung của moi liên hệ phố biến Thế giới được tạo ra từ những sự vật, hiện tượng, những quá trình khác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại tách rời, biệt lập nhau? Neu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại, thì nhân tố gì quyết định sự liên hệ đó. Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng, tồn tại một cách tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự rằng buộc lẫn nhau, có chăng chỉ là những mối liên hệ hời hợt bên ngoài mang tính ngẫu nhiên.Ngược lại, những người theo quan điếm biện chứng coi thế giới như một chỉnh thế thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Khi trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng của các lực lượng tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác của con người.Những người theo quan điểm duy vật biện chứng thì khẳng định rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điếm này, các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả tư tưởng, ý thức của con người vốn là những cái phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan.Theo quan điểm duy vật biện chứng, mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát, nó tồn tại thông qua những mối liên hệ đặc thù của sự vật, nó phản ánh tính đa dạng và tính thống nhất của thế giới. 1.1.2Tính chất của mối liên hệ phổ biến Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của mối liên hệ phố biến. Thứ nhất, tính khách quan: Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, vốn có vì nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới, biếu hiện trong tất cả quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quan điểm này, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức con người. Con người chỉ có thể nhận biết và vận dụng để cải biến tự nhiên cho phù hợp với mục đích của mình. Ví dụ như thực vật có mối liên hệ với môi trường qua quá trình quang họp, con người dù muốn hay không thì quá trình đó vẫn diễn ra hàng ngày. Thứ hai, tính phổ biến: Tất cả các sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phố biến. Không có bất cứ sự vật hiện tượng hay quá trình nào nằm ngoài mối liên hệ phổ biến. Ví dụ như thực vật là nguồn thức ăn của động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ lại là nguồn thức ăn của động vật ăn thịt ....Đồng thời, bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng là một hệ thống những mối liên hệ bên trong nó. Ví dụ như quá trình hô hấp bên trong cơ thể con người là sự kết hợp hoạt động của mũi, khí quản, phối... Thứ ba, mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng không chỉ mang tính khách quan, tính phố biến mà còn mang tính đa dạng, phong phú và nhiều vẻ.Tuỳ thuộc vào từng sự vật, hiện tượng khác nhau thì sẽ có những mối liên hệ khác nhau. Hay ở cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật của sự vật thì cũng có vai trò và vị trí nhất định. Có thể phân chia thành từng loại tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp hay giản đơn, thứ yếu hay chủ yếu, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu,... Các mối liên hệ còn phụ thuộc vào điều kiện không gian và thời gian cụ thể. 1.1.3 Các quan điểm rút ra từ mối liên hệ phổ biến 1.1.3.1 Nguyên tắc quan điếm toàn diện theo chủ nghĩa Mác - Lênỉn Từ việc nguyên cứu nguyên lí về mối liên hệ phố biến các sự vật và hiện tượng chúng ta rút ra quan điếm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật, hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có nhận thức đúng về sự vật, chúng ta phải xem xét nó: Một là, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của sự vật đó. Hai là, trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác (kế cả trực tiếp hay gián tiếp), cần tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một hoặc một vài mối liên hệ đã vội vàng đi đến những kết luận về bản chất của sự vật. Đe cập hai nội dung vừa nêu trong phương pháp về nhận thức sự vật, Lênin viết: “Đe thực sự hiểu được sự vật, cần phải bao quát và nghiên cứu các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”[19, tr.364].Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người.ứng với mỗi con người, mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh cụ thể nhất định con người bao giờ cũng chỉ phản ánh một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy tri thức đạt về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn.Ý thức được điều đó chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật, hiện tượng và trách xem đó là những chân lí bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Đe nhận thức được sự vật, chúng ta “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và cứng nhắc” [19, tr.364]. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, không chỉ ở chỗ nó chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta không đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thế hiện trong mối liên hệ khác nhau đó. Quan điếm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.Như vậy, quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê dẫn đến đánh đồng ngang nhau những thuộc tính, những tính quy định khác nhau đó. Từ nhũng điều vừa trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phương pháp đó để rút ra tri thức về bản thân của sự vật. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật, cũng như những mối liên hệ giữa sự vật đó với sự vật khác. Như vậy, phải sử dụng đồng bộ nhũng biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.Vận dụng quan điếm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điếm” (V.I.Lênin). Trong khi khắng định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi mới.Quan điểm này vừa khác với quan điểm chiết trung, vừa khác với quan điểm ngụy biện.Chủ nghĩa chung triết tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau, nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật. Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ravề mặt bản chất, mối liên hệ căn bản cho nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt kết họp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Thực chất của thuật ngụy biện là sự “đánh tráo” có dụng ý biến cái không cơ bản thành cái cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặc ngược lại, phản ánh sai lệch, xuyên tạc sự vật, hiện tượng. Cả chủ nghĩa chiết trung lẫn thuật ngụy biện đều là những biếu hiện khác nhau của phương pháp luận sai lẩm trong việc xem xét các sự vật và hiện tượng. Vì vậy, quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi tránh rơi vào sai lầm của chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện. 1.1.3.2 Nguyên tắc lịch sử cụ thế Quan điểm lịch sử - cụ thể có 3 yêu cầu: Thứ nhất, khi phân tích xem xét, cải biến sự vật phải đặt nó trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều kiện không gian ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật. phải phân tích cụ thế mọi tình hình ảnh hưởng đến sự vật. Thứ hai, khi nghiên cứu một lí luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lí luận đó. Có như vậy mới đánh giá đúng giá trị và hạn chế của lí luận đó. Thứ ba, khi vận dụng một lí luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. 1.2 Các quan niệm về đói nghèo và tiêu chuẩn xác định đói nghèo 1.2.1 Quan niệm về đói nghèo trên thế giới Đói nghèo luôn luôn là nỗi ám ảnh thường trực của loài người. Nó đáng sợ hơn cả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Bởi vì các cuộc chiến tranh dù tàn khốc đến đâu thì trước sau gì cũng được giải quyết, những thảm hoạ do thiên tai, dịch bệnh gây ra cũng từng bước được khắc phục. Nhưng nghèo đói của nhân loại lại là vấn đề vừa phức tạp, vừa cấp bách lại như một căn bệnh kinh niên khó bề cứu chữa. Thế giới trải qua các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật làm cho khối lượng vật chất xã hội ngày càng gia tăng vượt bật nhưng nghèo đói vẫn là nỗi lo của con người vì trên thực tế 1/3 dân số vẫn trong tình trạng đói khát và cùng cực. Trẻ em là những nạn nhân thiệt thòi nhất của tình trạng đói nghèo. Mỗi ngày có hơn 100 triệu trẻ em không có cái ăn, cái mặc, sống vô gia cư chỉ nhờ sự bố thí hoặc lao động quá sức để kiếm sống, hon 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em không được cắp sách đến trường.Đói nghèo vẫn diễn ra trên tất cả châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở những nước đang phát triến, sự đói nghèo là một vấn đề nhức nhối cần được tháo gỡ nhưng vô cùng khó khăn. Quan điếm trước đây về đói nghèo: Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với thu nhập thấp. Coi thu nhập thấp là tiêu chí đánh giá nghèo đói. Quan điểm này có ưu điểm là thuận lợi cho việc xác định số người nghèo dựa trên chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo trên thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất hạn chế. Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo được hiếu sâu hơn, rộng hơn và có những cách tiếp cận khác nhau dẫn đến quan điểm khác nhau.Năm 1998 UNDP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèo kho của con người ” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo như sau: Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các các quyết định cộng đồng và được nuôi dưỡng tạm đủ. Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. Sự nghèo khổ cực độ nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiếu. Sự nghèo khố chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đòi hỏi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác. Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tố chức tại Băng Cốc Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau. Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người trên thế giới sống dưới mức độ nghèo đói, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. 1.2.2 Tiêu chỉ xác định nghèo đói của các tố chức trên thế giới Tiêu chí đánh giá mức độ nghèo đói của các quốc gia được ngân hàng thế giới đưa ra như sau: Thứ nhất, dựa trên mức thu nhập quốc gia (GDP) tính theo đầu người sẽ có 6 loại nước giàu nghèo khác nhau (theo thu nhập 1990) Loại thứ nhất là các nước cực giàu trên 25000 USD/ năm Loại thứ hai là các nước giàu từ 20000 đến 25000 USD/năm Loại thứ ba là các nước khá giàu từ 10000 đến 20000 USD/năm Loại thứ tư là các nước trung bình từ 2500 đến 10000 USD/ năm Loại thứ năm là các nước nghèo từ 500 đến 2500 USD/ năm Loại thứ sáu là các nước cực nghèo dưới 500 USD/năm Tại đại hội lần 2 của uỷ ban nghèo khổ khu vực ESCAP họp tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9 năm 1995, Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu người dưới 370 USD/người/năm. Thứ hai, dựa vào phương pháp sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển trong khu vực,căn cứ vào mức thu nhập tối thiếu là 2100 calo/ngày/người trong đó 70% chi cho ăn,còn lại 30% chi cho các nhu cầu khác ngoài lương thực thực phấm như mặc, ở, chữabệnh, văn hóa, đi lại... Dựa vào chuấn mực này và căn cứ vào số liệu điều tra mức sống dân cư 1992 - 1993 của 4.800 hộ đại diện các vùng trong nước Ngân hàng thế giới đãđưa ra con số Việt Nam có khoảng 51 % dân số thuộc diện đói nghèo, trong đó 25% sốhộ thuộc diện đói về lương thực, thực phẩm. Nếu theo khu vực thì nông thôn có 57% vàthành thị có 27% dân số thuộc diện đói nghèo.Theo cách đánh giá trên của Ngân hàng thế giới, đối với Việt Nam, ngưỡngnghèo được xác định tương đối cao so với thực tế. Trong khi nền kinh tế còn chậm pháttriển, nhu cầu ăn uống thường chiếm từ 80 - 90% thu nhập của dân nghèo, các nhu cầukhác còn ở mức hạn chế, hơn nữa giá cả sinh hoạt ở các vùng, miền cũng rất khác nhau, dođó nếu xác định như vậy Việt Nam rất khó khăn trong việc tìm giải pháp để xoá đói giảm nghèo hiện nay. 1.2.3 Quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong nhũng năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. Khái niệm về hộ đói:YỈỘ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ. Khái niệm về hộ nghèo:HỘ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiếu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. 1.2.4 Tiêu chí xác định đói nghèo ở Việt Nam Ngoài cách xác định theo mức hưởng thụ calo do bữa ăn mang lại hàng ngày qui đổi ra thu nhập của Ngân hàng thế giới thì các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lí nhà nước có liên hoan đã nêu ra các mức xác định chuấn mực đói nghèo khác nhau, điển hình là cách xác định của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Năm 1993 theo Tổng cục Thống kê lấy mức tiêu dùng là 2100 calo nếu quy đối tương đương với lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm theo giá phù họp với từng thời điểm, từng địa phương thì người dân Việt Nam phải có mức thu nhập bình quân tối thiểu là 50000 đồng/người/tháng ở vùng nông thôn và 70000 đồng đối với khu vực thành thị, để làm ranh giới xác định giữa người giàu và người nghèo. Theo cách tính này thì mức thu nhập bình quân đầu người ở các hộ khu vực nông thôn như sau: Loại hộ nghèo: có mức thu nhập bình quân dưới 50000/người/tháng. Hộ đói dưới 30000/người/tháng. Loại hộ dưới trung bình: có thu nhập bình quân từ 50000- 70000/người/tháng. Loại hộ trung bình: có mức thu nhập bình quân đầu người từ 70000- 125000/người/tháng. Loại hộ trên trung bình: có mức thu nhập bình quân từ 125000- 250000/người/tháng. Loại hộ giàu: có thu nhập từ 250000/người/tháng trở lên. Sau 1 thời gian căn cứ vào trình độ phát triên của nên kinh kê thì tại thông báo số 1751/LĐ-TB&XH ngày 20/5/1997 thì chuẩn mực về đói nghèo được quy định lại là: Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân theo đầu người dưới 13kg gạo/người/tháng ở khu vực nông thôn, miền núi, 20kg gạo/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng và trung du, 25kg gạo/người/tháng đối với khu vực thành thị. Theo tiêu chuấn này tính đến năm 2000, cả nước có khoảng 4 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ từ 24-25% tống số hộ trong cả nước. Trong đó 4 vùng có tỷ lệ đói nghèo trên 30%. Ước tính tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng như sau: Vùng Số hộ nghèo (1000 hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Miền núi phía Bắc 923,3 34,1 Đồng bằng sông Hồng 482,1 14 Bắc trung bộ 833,8 38,6 Duyên hải miền Trung 555,7 31,9 Tây Nguyên 257,5 36,1 Đông Nam Bộ 261,4 12,8 686,2 20,3 Đông băng sông Cửu Long Nguồn: Phân bố số hộ nghèo đói qua các vùng năm 2000 [3, tr.12]. Đặc biệt, tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã miền núi, vùng sâu và vùng xa tỷ lệ này còn cao hơn mức trung bình của các nước: Bắc Trung Bộ 38,6%; Tây Nguyên 36,1%; Miền núi phía Bắc 34,1%; Duyên Hải miền Trung 32,9%. Chuẩn mực đói nghèo là một khái niệm động, phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận điều kiện kinh tế và thời gian quy định. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam năm 2002, theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12,9%, còn theo chuấn của Liên Hiệp Quốc là 29% trong đó tỷ lệ hộ đói là 10,87%.Dựa theo chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty ĩndex- HPĨ), Việt Nam xếp hạng 41 trên 95 nước năm 2004"Theo báo cáo của Oversea Development Institute, Việt Nam là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Theo nghị quyết của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08/07/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010: Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Tính theo ngoại kim thì chuẩn nghèo của Việt Nam là 15 Mỹ kim/tháng cho mỗi gia đình [23, tr.22]. Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số.Tuy nhiên, các kì họp Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế. Theo chuấn trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và do đời sống khó khăn nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế...... Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không thể duy trì chuấn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát và ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011 [32, tr.24]. Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Kết quả rà soát nghèo mới nhất (năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 7,8% (giảm 1,8% so với cuối năm 2012), tỷ lệ hộ cận nghèo 6,32% (giảm 0,25% so với cuối năm 2012) [31, tr. 21]. 1.3 Quan niệm về xóa đói, giám nghèo ở Việt Nam Nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ mà Đảng ta hết sức coi trọng vì nó không chỉ là vấn đề mang tính cấp bách về kinh tế mà còn mang tính xã hội, chính trị sâu sắc. Muốn xóa đói, giảm nghèo thì phải ổn định về chính trị vì có ổn định về chính trị thì mới có điều kiện phát triển kinh tế, mới xóa đói và giảm được nghèo. Đảng ta xác định xóa đói, giảm nghèo một cách toàn diện trên trên tất cả các mặt của đời sống xã hội từ chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế... Ngay từ khi mới thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhà nước ta đã rất quan tâm đến xóa đói, giảm nghèo. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Bác Hồ chỉ đạo đó là chống giặc đói. Xóa đói, giảm nghèo trở thành một chính sách trong hệ thống chính sách xã hội của nước ta lần đầu tiên vào năm 1998. Trong các văn kiện của Đảng, vấn đề xóa đói, giảm nghèo được đề cập nhiều lần. Đảng khẳng định “khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh, từng bước thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước” [7, tr.31 ]. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa VII) đã đề ra chủ trương xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân cũng như trong chiến lược phát triến chung của xã hội và đã trở thành một chủ trương chiến lược, nhất quán, liên tục được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội của Đảng. Đại hội lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặcbiệt của công tác xóa đói giảm nghèo. Chính thức xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chương trình quốc gia.Từ đó, đề ra Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo trong 5 năm 1996 - 2000 cùng với 10 Chương trình kinh tế-xã hội khác. Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1998, Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133) cho giai đoạn 1998-2000. Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung Chương trình 135 -Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Mục tiêu chính của Chương trình này là hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế....tại 1715 xã nghèo nói trên. Ket quả là đến năm 2000 tỷ lệ nghèo của cả nước còn 10% theo chuẩn cũ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, không thể chỉ theo đuổi mục tiêu giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo mà cần giữ vững kết quả giảm nghèo đã đạt được, tăng khả năng bền vững, hiệu quả của công tác giảm nghèo, đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững đã được đề cập và thể hiện trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết đế dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu nhập...Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo” [5,tr.299]. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách....Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách...và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ồn định xã hội” [9, tr.99]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị” [10, tr. 103]. Đe cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020: Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Cụ thể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuấn nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt. Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ và các chương trình phát triến kinh tế xã hội khác. Nguồn lực đề thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các Tồng Công ty nhà nước, Ngân hàng thương mại...và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối họp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực...Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triến khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tình ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả... [5, tr.59] Với những giải pháp đồng bộ như vậy, sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2011-2015. 1.4 Vận dụng quan điểm toàn diện vào xoá đói, giảm nghèo ở Ninh Bình Xóa đói, giảm nghèo là một mục tiêu tất yếu của quá trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì vậy xóa đói, giảm nghèo trở thành một trong những vấn đề cần được quan tâm đặc biệt nhất là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương phải coi trách nhiệm của toàn xã hội, Nhà nước và người dân đều phải chia sẻ trách nhiệm để thực hiện, cái gì dân làm được thì tạo điều kiện để dân làm. Xóa đói, giảm nghèo phải toàn diện để nhằm tiến đến xóa bỏ hoàn toàn toàn đói nghèo. Vận dụng quan điểm toàn diện vào xóa đói, giảm nghèo hiện nay ở tỉnh Ninh Bình là phải kết hợp tất cả các mặt của đời sốngxã hội, quan tâm đến đời sống không chỉ vật chất mà cả tinh thần của người nghèo. Xóa đói, giảm nghèo bằng các biện pháp phải kết hợp đồng bộ từ chính trị, kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát công tác xóa đói, giảm nghèo.... Với quan điểm đó trong những năm tới cần tập trung những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: Một là, về cơ chế, chính sách hô trợ người nghèo Cần tích cực chỉ đạo triển khai và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập. Trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường hoạt động tạo vốn và khoản vay un đãi đối với người nghèo, gắn kết tốt với việc cho vay vốn, cung ứng đủ vốn cho người nghèo. Tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ giống, khoa học cho người nghèo, hỗ trợ để cải thiện nhà ở, đất ở, hỗ trợ để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; nhân rộng các mô hình xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả,... nhằm hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo. Hai là, về kinh tế Nên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đưa giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo mở nhiều ngành nghề trong khu vực nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác và trên một đồng vốn.Khai thác và phát huy các lợi thế của tỉnh về phát triển các ngành dịch vụdu lịch tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động nói chung và người nghèo nói riêng, từ đó tạo tiềm lực kinh tế và sức mạnh vật chất để thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Ba là, về giáo dục và đào tạo Chăm sóc sức khỏe phúc lợi xã hội cho người nghèo phải tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội về y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý trên cả 2 phương diện: đầu tư nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ theo quy định. Đối với y tế: Chú trọng chuẩn hoá để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến y tế cơ sở, quan tâm xây dựng công trình phụ trợ cho các trạm y tế. Đối với giáo dục: Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách, tuyên truyền để người nghèo nâng cao nhận thức về đầu tư cho giáo dục. Bốn là, tỉnh cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo. Tố chức tích cực hơn hoạt động truyền thông, giám sát, đánh giá về thực trạng nghèo đói và việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án về xóa đói, giảm nghèo. Đối mới nội dung, biện pháp để tuyên truyền, giáo dục phù hợp với trình độ, hiểu biết của nhân dân. Thường xuyên kiếm tra, đánh giá và hướng dẫn thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Với những giải pháp chỉ đạo trên, cùng quyết tâm của các cấp, các ngành; sự nỗ lực cố gắng của bản thân người nghèo; sự chung tay, chung sức của toàn xã hội,... tin tưởng rằng công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh sẽ thành công trong những năm tiếp theo. Chương 2 THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 2.1 Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 2.1.1 Vị trí đia lý và điều kiện tự nhiên Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Vùng đất này từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng[12]. Ninh Bình được ví như một Việt Nam thu nhỏ[23]. Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thố sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ). Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam. Tổng diện tích tự nhiên là 1.400 km 2.Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 60,963,9 h (đất lâm nghiệp 29,336 ha...); đất phi nông nghiệp 33,041,4 ha; đất chưa sử dụng 9,687,2 ha. Tài nguyên khoáng sản ở Ninh Bình có nhiều loại nhưng đáng kế nhất là đá vôi. Trên địa bàn tỉnh có trên 20000 ha diện tích núi đá vôi với trữ lượng tới hàng chục tỉ m3, hàng chục triệu tấn đôlômit chất lượng tốt làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số hoá chất. Ngoài ra, còn có một hàm lượng đất sét lớn phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc thị xã Tam Điệp, huyện Gia Viễn, huyện Yên Mô dùng để sản xuất gạch ngói, làm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, nguồn phân bùn dự trữ khoảng 2 triệu tấn phân bố ở các xã huyện Nho Quan dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ phát triển nông nghiệp sinh thái. Tỉnh có nguồn nước khoáng lớn thuộc 2 vùng: kênh gà (huyện Gia Viễn) và Cúc Phương (huyện Nho Quan) trữ lượng khá lớn sử dụng sản xuất nước khoáng uống, chữa bệnh và phục vụ phát triển du lịch. Ninh Bình có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều loại động thực vật quý hiếm. 2.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số. Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam. Năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2011: Công nghiệp - xây dựng: 46,35%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 13,9%; Dịch vụ: 39,6%[12]. Dân số: 898.459 người (điều tra dân số 01/04/2009) với mật độ dân số là 642 người/km2. Trong đó, nam giới chiếm 49,73%, nữ giới chiếm 50,27%, dân số khu vực nông thôn chiếm 81,01%, dân số khu vực thành thị chiếm 18,99%. Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Thiên chúa giáo có 15% dân số theo đạo Thiên chúa. Từ năm 2010, ngành Y tế Ninh Bình hiện có 2 bệnh viện quân đội là Bệnh viện Quân y 5 của Quân khu 3 và bệnh viện Quân y 145 của Quân đoàn 1; 7 bệnh viện tuyến tỉnh đó là bệnh viện đa khoa Ninh Bình (700 giường), bệnh viện Y học cổ truyền Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện điều dưỡng - PHCN (100 giường), bệnh viện Lao và bệnh phổi Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Tâm Thần Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình (200 giường) và bệnh viện Mắt Ninh Bình (50 giường) được đưa vào sử dụng. Chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao. về giáo dục và đào tạo tỉnh có Trường Đại học Hoa Lư và 4 trường cao đắng: Trường Cao đắng nghề Cơ giới Ninh Bình; Trường Cao đắng nghề LILAMA1; Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình và Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp. Thể dục thể thao là một trong những thế mạnh của tỉnh. Phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển. Toàn tỉnh hiện có 570 câu lạc bộ thể dục - thể thao cơ sở duy trì tốt hoạt động. Ở cấp tỉnh, có nhà thi đấu thể dục - thể thao tỉnh và sân vận động đạt tiêu chuẩn Quốc gia, khu vực đủ tiêu chuẩn để đăng cai các giải thể thao quốc gia và quốc tế, đã tổ chức thành công giải bóng chuyền Seagames 22 (2003) tại nhà thi đấu thể thao tỉnh. Liên tục trong những năm qua, thể thao Ninh Bình đã dành được những thành tích cao tại các giải đấu trong nước, khu vực và thế giới. Năm 2010 đã giành được 22 huy chương, trong đó có 11 Huy chương Vàng, xếp 19/63 tỉnh thành ở Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần thứ 6... Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: cố đô Hoa Lư, quần thể danh thắng Tràng An, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Tam Cốc Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương... Ninh Bình còn có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá - nhân văn, tâm linh với những cụm, quần thể di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nổi tiếng như: quần thể di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, Điện Thái Vi (huyện Hoa Lư); chùa Bái Đính (huyện Gia Viễn), nhà thờ đá Phát Diệm (huyện Kim Sơn), đền thờ Trương Hán Siêu (thành phố Ninh Bình)... Ninh Bình có thể phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ninh Binh có 3 hệ thống đường giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thuỷ: Hệ thống giao thông đường bộ gồm có quốc hộ 1, 10, 59, 12B với tổng chiều dài trên 11 Okm. Hệ thống giao thông đường thuỷ gồm 22 tuyến sông với tống chiều dài gần 364,3 km. Có 3 cảng chính là Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3. Tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh dài 19 km, thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hoá, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng. Hệ thống đường sắt cao tốc đang được quy hoạch, thiết kế, khi đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi lớn trong phát triển kinh tế tỉnh. Như vậy, Ninh Bình là một tỉnh đang phát triển với nhiều tiềm năng đã và đang được khai thác hiệu quả. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên một bộ phận dân cư của tỉnh vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói. Nó khiến tỉnh vẫn còn là một tỉnh khá nghèo. Đặt ra yêu cầu cấp bách phải xóa đói giảm nghèo không chỉ Đảng bộ và chính quyền tỉnh mà còn đặt ra cho cả nhân dân trong tỉnh, đặt biệt là những người trong hoàn cảnh nghèo đói. 2.2 Thực trạng trong việc giải quyết xóa đói, giảm nghèo của tỉnh 2.2.1 Thành tựu xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình hiện nay Xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước, vừa trước mắt, vừa lâu dài để thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng, giao thông thủy, bộ thuận tiện, Ninh Bình có tiềm năng kinh tế lớn ở cả 3 vùng: đồng bằng, ven biển, trung du miền núi và 2 thế mạnh: du lịch, vật liệu xây dựng. Ninh Bình cũng có nhiều nghề truyền thống, như trồng, chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, mộc, sinh vật cảnh... Không chỉ có nguồn lao động dồi dào, người dân Ninh Bình lại cần cù, chăm chỉ và rất có ý chí thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi ấy, Ninh Bình cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển điều kiện sản xuất, sinh hoạt còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, tập tục sản xuất, sinh hoạt lạc hậu, kết cấu hạ tầng gần như chưa có gì. Vì vậy, vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng cho những vùng này là rất lớn, trong khi ngân sách địa phương lại hạn hẹp. Nguồn lao động trong tỉnh tuy dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo, nên năng suất, chất lượng lao động kém, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Tỉnh Ninh Bình đã thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo một cách tích cực trên các mặt cụ thể như: Thứ nhất, chính sách của tỉnh về xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao\ Đe thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược Đảng, trong những năm qua tỉnh Ninh Bình đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo để khai thác những mặt lợi thế của tỉnh cho phát triển kinh xã hội, bằng việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm hướng vào công tác xóa đói, giảm nghèo đã đưa kinh tế xã hội của tỉnh từ là một trong những tỉnh nghèo lên mức phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, có tính đột phá ở một số ngành, lĩnh vực, tạo sự chuyển biến tích cực bộ mặt nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu các ngành kinh tế và trong nội bộ từng ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch đúng hướng, tích cực và hiệu quả. Trong nông nghiệp, nông thôn đã chuyến dịch mạnh về cơ cấu lao động và cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, giảm thuần nông, độc canh.Trong công nghiệp đã phát huy được lợi thế của khu công nghiệp, trong dịch vụ đã phát huy được các tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Các cơ sở hạ tầng trong tỉnh Ninh Bình được đầu tư nâng cấp, phát triển. Khai thác thuận lợi, khắc phục khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đã phấn đấu giảm dần tỷ lệ đói nghèo qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đặc biệt, những năm qua, do đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, công tác giảm nghèo đạt được kết quả cao, tỷ lệ hộ nghèo từ 12,83% năm 2007 xuống còn 6,87% năm 2009. Cho đến nay, có thể khẳng định, chất lượng giảm nghèo ở Ninh Bình là bền vững, bởi những năm qua Ninh Bình đã tích cực thực hiện giảm nghèo trên nền tảng những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được khá toàn diện, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tốc độ thu ngân sách và phát triển công nghiệp - xây dựng liên tục đạt mức cao. Ket quả đó xuất phát từ các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, không chỉ xác định trúng vấn đề mà còn hợp lòng dân, kịp thời, giải quyết đúng những vấn đề đang đặt ra tại địa phương với những giải pháp mạnh, quyết liệt như: Nghị quyết số 03NQ/TU ngày 14 - 4-2006 về đẩy mạnh phát triển vụ đông đến năm 2010;Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 9-8-2006 về đẩy mạnh trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010. Đặc biệt là Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 15 - 102007 về tăng cường lãnh đạo công tác giảm nghèo đến năm 2010. Đây là những nghị quyết đã được các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là Ban Thường vụ Tỉnh ủy dày công nghiên cứu, thảo luận với những mục tiêu có trọng tâm, trọng điểm, những bước đi có hệ thống, giải pháp đồng bộ, khoa học, hiệu quả phù hợp với năng lực kinh tế và thực tiễn Ninh Bình. Trên tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TƯ, sau khi khảo sát thực tế, tính toán kỹ, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Đe án số 15- ĐA/UBND về công tác giảm nghèo dành cho các xã nghèo, cụm xã nghèo trọng điểm. Đầu năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình lại có Đề án số 02 về "Hỗ trợ xây nhà mới, cải tạo, sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh". Như vậy, ngay từ đầu, Nghị quyết số 10-NQ/TU đã được triển khai nghiêm túc, được tuyên truyền vận động sâu, rộng đến nhân dân. Hằng năm, tỉnh cử các đoàn đi khảo sát, kiểm tra đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo ở nhiều cơ sở, kịp thời bổ sung một số chính sách phù họp với tình hình thực tế. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai kế hoạch đến từng cơ sở, tập trung tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, tích cực tham gia thực hiện các biện pháp giảm nghèo trên địa bàn. Nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng chi hội, đoàn thể ở các thôn, xóm, phố, mỗi cơ sở, tố chức có trách nhiệm mỗi năm giúp đỡ 1 - 2 hộ thoát nghèo.Các hội đoàn thể xã mỗi năm xây dựng được 1 - 2 mô hình giảm nghèo, từ đó rút kinh nghiệm đế nhân ra diện rộng. Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là các doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ người nghèo thông qua các quỹ, như Quỹ Đen ơn đáp nghĩa, Quỹ Khuyến học, Quỹ Vì người nghèo... Từ cách làm này, ý chí giảm nghèo liên tục được bồi đắp ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, các đoàn thể chính trị, các doanh nghiệp và đến từng người dân. Sau gần 3 năm triển khai, thực tế đã cho thấy, Tỉnh ủy Ninh Bình đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo, đã tạo ra được bước chuyến biến mạnh mẽ, nhất là ở những địa phương khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Ví dụ, từ năm 2007 - 2009, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Thạch Bình (huyện Nho Quan) từ 40,39% đã giảm xuống còn 14,48%; xã Văn Phong (Nho Quan) từ 20,64% giảm xuống 6,45%; xã Yên Sơn (Tam Điệp) từ 15,52% xuống 4,36%; xã Gia Minh (Gia Viễn) từ 29,18% xuống 7,12%... Thực tế này đã được đánh giá là những kỳ tích về giảm nghèo. Thứ hai, nguồn vốn cho xóa đói, giảm nghèo: Trong 3 năm 2007 - 2009, Ninh Bình đã tập trung đầu tư trên 6.200 tỉ đồng (bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) cho mục tiêu giảm nghèo để xây dựng kết cấu hạ tầng; hỗ trợ chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng; phát triển ngành nghề; giải quyết việc làm cho 35.256 lao động; xây dựng, cải tạo, sửa chữa 1.256 nhà dột nát và 1.438 nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách khó khăn. Chủ trương lồng ghép các chương trình, dự án trồng trọt, chăn nuôi, phát triển trang trại, phát triến thủ công nghiệp của tỉnh với thực hiện mục tiêu giảm nghèo được quán triệt sâu, rộng tới từng cấp ủy, chính quyền. Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền cơ sở tạo điều kiện về đất đai, giống, vốn, khoa học - kỹ thuật, khuyến khích các hộ dân khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương đế phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho gia đình, quê hương. Riêng 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, ngoài chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông, hỗ trợ giống lúa năng suất và lúa chất lượng cao, hằng năm ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 5 tỉ đồng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều gia đình nghèo đã có điều kiện để phát triển sản xuất, như nuôi gà thả vườn, dê sinh sản, bò sinh sản, cá - lúa, trồng ngô lai, ngô ngọt, đào phai, nấm rơm... giải quyết việc làm, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững. Đe mở rộng nghề trồng nấm, trong 2 năm 2008 - 2009 tỉnh đã hỗ trợ 1.600 triệu đồng cho giá giống nấm, xây mới lán trại, lò sấy, lò hấp tập trung tại các xã nghèo của huyện Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo đặc biệt được quan tâm. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã kết họp nguồn vốn từ ngân sách địa phương và vốn trung ương giải ngân tới 180 tỉ đồng cho 14.347 hộ nghèo vay với thủ tục thuận tiện, nhanh gọn. về xây dựng kết cấu hạ tầng, Ninh Bình đã huy động mọi nguồn lực, lồng ghép khéo léo với các chương trình của Trung ương để xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống giao thông,các công trình thủy lợi, kênh mương, trạm biến áp, hệ thống chợ nông thôn, trạm y tế, trường mầm non, nước sạch, nhà văn hóa thôn, bản... với 127 công trình. Đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn. Thứ ba, hoạt động xóa đói, giảm nghèo tích cực của các tố chức trong tỉnh Trong công cuộc giảm nghèo ở Ninh Bình, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... đã phát huy cao trách nhiệm, bám sát Nghị quyết, cơ sở, tận tình vận động, hướng dẫn người nghèo biết cách làm ăn, xóa bỏ tập tục sản xuất lạc hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Hội Nông dân Ninh Bình trong 2 năm 2008 - 2009 đã xây dựng 607 mô hình phát triển kinh tế tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất tiểu, thủ công nghiệp. Nhiều mô hình đạt hiệu quả cao được bà con nông dân nhân rộng như: mô hình trồng khoai lang Nhật Bản ở xã Văn Phương, Văn Phú (Nho Quan); nuôi dê sinh sản tại xã Kỳ Phú; trồng lúa chất lượng cao tại xã Quảng Lạc; trồng lúa cao sản và nuôi ếch thương phẩm ở xã Thượng Hòa; trồng nấm tại Quảng Lạc... Hội đã tổ chức 5.275 lóp chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 434.000 nông dân, 341 lớp dạy nghề cho 23.600 hộ nông dân nghèo, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tín chấp cho 32.300 hộ nông dân vay vốn với tổng dư nợ trên 278 tỉ đồng. 100% số cơ sở của Hội Phụ nữ Ninh Bình tổ chức hướng dẫn kiến thức khoa học - kỹ thuật cho phụ nữ, tố chức 3.161 lớp chuyến giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn chị em ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông từng bước trở thành vụ sản xuất chính, vận động phụ nữ gieo trồng lúa cao sản, lúa chất lượng cao, nhân các mô hình kinh tế hiệu quả ra diện rộng. Hội Cựu chiến binh tỉnh đã ra quân toàn diện đưa tỷ lệ hộ nghèo của Hội từ 2,2% xuống 1,4%. Mặt trận Tổ quốc tỉnh có sáng kiến vận động các doanh nghiệp xây dựng Quỹ Vì người nghèo. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh có dự án làng thanh niên nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ bò sinh sản, đưa giống ngô mới vào sản xuất... Thứ tư, xóa đói, giảm nghèo ở các cơ sở trên địa bàn tỉnh Công cuộc giảm nghèo diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở cả 8 huyện, thành phố, thị xã. Cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo giảm nghèo tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, phân công đoàn thế phụ trách, sâusát cơ sở, năng động, sáng tạo trong các giải pháp thực hiện nên phong trào ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, trở thành mối quan tâm thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương. Tại cơ sở, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể đều đồng lòng, nỗ lực để giảm nghèo và rất sáng tạo trong quá trình thực hiện. Ớ xã Ninh Hòa (Hoa Lư) giảm nghèo theo phương thức "1+2", nghĩa là cứ 1 hộ nghèo thì có 1 đảng viên và 1 hội viên của đoàn thể phụ trách thôn giúp đỡ. Đảng viên, hội viên được phân công giúp đỡ kiên trì vận động, thuyết phục người nghèo có ý chí vươn lên thoát nghèo, hướng dẫn cách thức làm ăn, hỗ trợ ngày công, con giống, dạy nghề. Đây chính là một trong những phương thức thực hiện giảm nghèo bền vững mà Ninh Bình đã triển khai tích cực trong 3 năm qua. Gia đình anh Bùi Khắc Khá ở thôn Xuân Long, xã Gia Sơn (Nho Quan) là một hộ nghèo không đủ ăn được vay 10 triệu đồng để nuôi trâu, lợn sinh sản, được Hội Nông dân hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Đen nay gia đình anh mỗi năm thu nhập trên 20 triệu đồng. Với mục đích tạo thêm việc làm cho lao động lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người dân, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các địa phương rà soát các đối tượng thiếu việc làm, nhất là các hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất, chủ động phối hợp cùng các doanh nghiệp tố chức dạy nghề, trong đó chú trọng các ngành nghề có lợi thế của địa phương, như nuôi thủy sản, trồng nấm rơm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tăm hương. Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy, Ninh Bình đã giúp cho 12.133 hộ thoát nghèo, nhiều vùng quê nghèo thay da đổi thịt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo là chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta, được xem vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, vừa là lý tưởng cao cả, nhân văn của Đảng, vừa là khát vọng của toàn dân. Những năm qua, Tỉnh ủy Ninh Bình đã tích cực thực hiện chủ trương này với tinh thần "Chí đã quyết, lòng đã đồng", huy động sức mạnh tống hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực vào công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. 2.2.2 Một số hạn chế, yếu kém trong công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình Tuy xoá đói, giảm nghèo ở Ninh Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn những hạn chế : Thứ nhât, những bât cập trong chính sách, dự án Tuy tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, nhưng chưa thực sự cân đối với khả năng của ngân sách, do đó ít nhiều đã tạo áp lực trong việc bố trí dự toán ngân sách hàng năm. Các chính sách, dự án chưa tạo được sự gắn kết chung trong giảm nghèo, thiếu đi sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và còn có sự chồng chéo như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác như Chương trình 135 giai đoạn II, Nghị quyết 04-NQ/TU... Các chính sách hỗ trợ người nghèo của các chương trình giảm nghèo chưa coi trọng chính sách hỗ trợ người nghèo việc đa dạng hóa sinh kế. Chưa có chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, để giúp họ chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Một số chính sách ban hành mang tính ngắn hạn, tình thế, nên chưa tập trung đúng mức vào giải quyết nguyên nhân của đói nghèo. Các chính sách cũng chưa thật sự hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo và hỗ trợ họ tiếp cận thị trường, mà còn mang nặng tính bao cấp nên phát sinh tư tưởng ỷ lại của các cấp cũng như của người nghèo, tạo ra xu hướng nhiều địa phương, hộ dân muốn được vào danh sách nghèo để được trợ giúp. Các chính sách hỗ trợ nhóm hộ cận nghèo chưa được quan tâm đúng mức, nên có sự mất công bằng giữa những hộ nghèo và cận nghèo, tạo ra tâm lý bức xúc của nhóm hộ cận nghèo khi đời sống của họ lại trở nên khó khăn hơn những hộ nghèo sau khi được chương trình giảm nghèo hỗ trợ. Chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan trong công tác xóa đói, giảm nghèo.Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện được hình thành gồm nhiều cơ quan, đoàn thể nhưng hoạt động chưa đều. Sự phối kết hợp giữa các ngành thành viên Ban chỉ đạo chưa chặt chẽ. Nhiều thành viên tham gia kiêm chức, không ốn định, tham gia theo kiếu cho đủ ban ngành không nhiệt tình với công việc được giao. Thứ hai,hạn chế trong huy động đầu tư và nguồn vốn Tỷ lệ đầu tư cho vùng nghèo, vùng nông thôn còn thấp, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động chưa được chú trọng; các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tạo nhiều việc làm chưa được quan tâm và tạo cơ hội thuận lợi để phát triến; chưa hình thành được thị trường nông thôn, thị trường hàng hoá ở vùng xa, vùng sâu. Việc huy động vốn và các nguồn lực về tài chính trong chương trình xóa đói, giảm nghèo đã được tăng lên theo thời gian nhưng so với nhu cầu vẫn thấp. Đầu tư, quản lý, sử dụng vốn của ngân sách chưa minh bạch, còn đế thất thoát. Hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo còn thấp. Thứ ba, trong giáo dục, đào tạo Hệ thống giáo dục phổ thông tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, chuyển biến nhận thức của người dân; các lớp học mẫu giáo, các điếm trường tiểu học và nhà ở cho học sinh còn rất thiếu thốn. Chưa quan tâm đào tạo giáo viên người dân tộc tại chỗ, đối với giáo viên ở miền xuôi lên vùng khó khăn công tác thì chưa có chính sách khuyến khích thỏa đáng động viên, nên không đảm bảo sự gắn bó lâu dài. Chương trình đào tạo cử tuyển với mục đích đào tạo con em đồng bào dân tộc, người địa phương để trở về phục vụ địa phương vẫn còn tình trạng ưu tiên con em cán bộ có điều kiện, nên một bộ phận không nhỏ sau khi được đào tạo theo hệ cử tuyển đã không trở lại địa phương công tác. Thứ tư, hạn chế trong việc đào tạo lao động và giải quyết việc làm Những thành tựu xóa đói giảm nghèo còn chưa thật tốt. Tình trạng tái nghèo vẫn còn xảy ra, tỉ lệ nghèo ở một số huyện, thị còn cao so với hộ nghèo. Thoát nghèo nhưng không bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn đe dọa. Số lao động trong độ tuối của hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có việc làm hoặc việclàm không ốn định còn cao (hộ nghèo là 93,74%, hộ cận nghèo là 90,90%).Hầu hết số lao động của hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó khó tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tìm kiếm việc làm là rất thấp và nếu tìm kiếm được việc làm thì cũng chỉ là những công việc giản đơn, thu nhập thấp. Trình độ dân trí của tỉnh thấp so với mặt bằng dân trí bình quân cả nước cũng nhưtrong vùng. Đây là một thách thức lớn đối với công tác đào tạo nghề tại tỉnh Ninh Bình. Trong khi qui mô đào tạo nghề của tỉnh còn nhỏ, ngành nghề đào tạo chưa phù họp với nhu cầu sử dụng lao động, chưa có chính sách khuyến khích người lao động học nghề hoặc trợ cấp cho lao động nghèo học nghề một cách thoả đáng. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể đối với lĩnh vực lao động và giải quyết việc làm chưa đúng mức. Thứ năm, hạn chế trong đào tạo nguồn lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo Nguồn nhân lực cho thực hiện chương trình còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Cán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay chủ yếu là ngành Lao động- Thương binh và xã hội. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật chưa có hoặc chưa đủ để có thể hướng dẫn người dân tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nên chưa đưa được các chương trình hỗ trợ dịch vụ sản xuất, khuyến nông, lâm, thú y, bảo vệ thực vật đến với người dân. Thứ sáu, chưa nâng cao được ý thức của người nghèo trong việc tự mình thoát nghèo Có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo nên chưa tạo được ý thức chủ động của các cấp và người dân. Trong khi các hoạt động truyền thông xóa đói, giảm nghèo còn hạn chế nên người dân chưa có nhận thức đúng nhu cầu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.Nhận thức của một bộ phận người nghèo chưa cao, chưa có ý thức vươn lên thoátnghèo đế làm giàu, còn tâm lý ỷ lại, phó mặc cho số phận, bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Thứ bảy, công tác kiếm tra giám sát, đánh giá công tác xóa đỏi, giảm nghèo Trong công tác theo dõi, giám sát, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện cũng còn nhiều điểm hạn chế. Công tác giám sát, đánh giá của chương trình rất thiếu thông tin và không được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác và mới chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng mà chưa quan tâm đến kết quả hoặc tác động của các hoạt động dự án đối với chất lượng công tác XĐGN. Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đối tượng; tố chức kiểm tra, đánh giá chủ yếu là dựa vào báo cáo của các ngành và địa phương, trong khi vẫn còn tình trạng báo cáo thiếu thông tin hoặc địa phương không gửi, gửi chậm báo cáo. 2.2.3Nguyên nhân yếu kém trong xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình Thứ nhất, nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên và điều kiện kỉnh tế - xã hội của tỉnh: Diễn biến khí hậu, thủy văn trên địa bàn tỉnh nhiều năm gần đây không thuận lợi,nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là, thời tiết hàng năm diễn biến bất thường, mưa, gió bất thường liên tiếp xẩy ra, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, cây trồng tăng cao... Những bất lợi đó đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh, nhất là đối với người nghèo, làm cho họ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tuy tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao nhưng chưa bền vững; năng suất, chấtlượng và sức cạnh tranh của sản phấm và các ngành kinh tế của tỉnh tuy có bước tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp, hiệu quả đầu tư còn kém, chi phí sản xuất còn cao; thu ngân sách tuy vượt kế hoạnh nhưng nguồn thu chưa bền vững; thu hút đầu tư lớn nhưng giải ngân vốn đầutư và thực tế đầu tư không đáng kể (25%); nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn nhỏ, lại yếu kém trong việc triến khai thực hiện, nhất là các công trình giao thông, đô thị, cụm tuyến dân cư, khu du lịch; hoạt động du lịch có tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng khu vực, trong nội bộ từng ngành còn chậm. Còn một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chưa đạt kế hoạch như: một số nguồn thu thuế; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực quốc doanh, đường ô tô đến trung tâm xã, xuất khẩu lao động, hộ sử dụng nước sạch, sử dụng điện. Những yếu kém và khó khăn trong phát triển kinh tế vừa làm hạn chế nguồn lực dành cho xóa đói, giảm nghèo, vừa hạn chế kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Tinh trạng thiếu lao động trẻ, khoẻ, lao động có kỹ thuật cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho các nỗ lực hỗ trợ người nghèo ở Ninh Bình có hiệu quả không như mong đợi. Có thể phân tích sâu hơn nguyên nhân này trên các giác độ sau: Một là, người nghèo đông con nhưng lại thiếu lao động. Đây là nguyên nhân thường roi vào những gia đình đông con, số con còn nhỏ nhiều nên luôn ở trong tình trạng "người làm thì ít, người ăn thi nhiều". Do lao động và chất lượng lao động kém, nguồn thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu chi tiêu hàng ngày của số đông người trong gia đình nên họ dễ rơi vào tình cảnh nghèo đói. Các hỗ trợ của bên ngoài đối với các hộ này như muối bỏ biển. Hai là, do hoàn cảnh neo đơn, thường rơi vào những gia đình thuộc diện chính sáchnhư thương binh, liệt sỹ, gia đình có người tàn tật, phụ nữ goá bụa V.V.. nên không có sức lao động, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao. Do không có lao động mà không có thu nhập hay thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói. Những hộ này khó hỗ trợ để họ thoát nghèo. Hiện nay toàn tỉnh có 52683 hộ gia đình nghèo, do thiếu lao động (chiếm 6,8% tống sốhộ nghèo) tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí thấp, công tác kế hoạch hoá gia đình thực hiện kém, tỷ lệ sinh cao. Những hộ nghèo do bị rủi ro, đau ốm cũng chưa được quan tâm hỗ trợ đúng mức.Ngày nay rủi ro có thể xảy ra trong làm kinh tế hoặc trong đời sống hàng ngày. Rủi ro trong kinh tế thị trường thường gặp là các trường họp do bị phá sản, do làm ăn thua lỗ, thiên tai mất mùa, bị lừa đảo vv...Những rủi ro trong đời sống xã hội đối với người lao động thường gặp là những tai nạn, thất nghiệp vv...Đây là những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thường gặp, nhưng nó chỉ tác động đến cá nhân, gia đình, hay một nhóm nhỏ trong xã hội và mang tính biến động thường xuyên nên các cơ quan thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo rất khó thống kê, nắm bắt và chưa hỗ trợ kịp thời. Nghèo đói còn do gia đình có người hay ốm đau hoặc bị bệnh nặng. Mặc dù tỉnh đã triển khai khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, song ngân sách chi cho khoản này còn hạn chế, diện nghèo cần un tiên lại đông, nên các khoản trợ giúp chưa giải quyết đáng kể nhu cầu thực tế của họ. Trong hộ nếu có người ốm đau phải nằm viện trong vài tháng, hoặc gặp một trận ốm nặng là làm cho hộ đã thoát nghèo hoặc không phải hộ nghèo trở thành hộ nghèo, còn hộ đã nghèo rồi thì nghèo thêm. Hiện nay ở Ninh Bình có khoảng 12,1% hộ nghèo là do nguyên nhân ốm đau, tai nạn, già cả. Chính do những nguyên nhân kể trên nên kết quả xóa đói, giảm nghèo của tỉnh chưa vững chắc, ranh giới giữa hộ nghèo và hộ không nghèo rất gần nhau. Ngoài ra, các hộ nghèo thường sống phân tán ở những vùng sâu. Hơn nữa, do bảnsắc dân tộc, họ thích sống ở những khu biệt lập rất khó cho việc đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng.Trình độ dân trí ở vùng nông thôn, vùng nghèo, xã nghèo còn thấp, trình độ taynghề không cao chủ yếu là lao động phố thông, khả năng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm làm cho các nỗ lực đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn yếu và chưa sâu, rộng. Thứ hai, nguyên nhân từ phía các cơ quan, tô chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo: Nhiều chính sách bộc lộ sự dàn trải, chồng chéo hệ thống chính trị vào cuộc nhưng chưa quy rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cũng như mục tiêu vì thế kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng. Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa xem công tác xóa đói, giảm nghèo là một trong những công tác trọng tâm thường xuyên và có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Sự chỉ đạo của nhiều cấp chính quyền còn lúng túng, có nơi chưa chỉ đạo bằng chương trình hành động cụ thể. Công tác phối kết hợp của các ngành chưa thường xuyên và đồng bộ, hoạt độngcủa Ban xóa đói, giảm nghèo phần lớn chưa đổi mới, chưa đặt ra phương pháp xóa đói, giảm nghèo một cách cụ thể theo đặc thù của từng nơi. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chương trình xóa đói, giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở chưa có, do đó việc nắm bắt thông tin chậm, làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Chất lượng chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp tuy đã được nâng lên,nhưng chưa đồng đều và chưa thật sự mạnh, chưa hiệu quả, nhất là ở các cơ quan chuyên môn cấp sở, ngành, cấp phòng. Còn một bộ phận không nhỏ cán bộ và người đứng đầu cơ quan chưa năng động, sáng tạo trong việc đề ra giải pháp, hình thức chỉ đạo, chưa quyết liệt trong tố chức thực hiện và điều hành, trong phối hợp giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh, còn lúng túng trong việc cụ thể hoá chủ trương, kế hoạch thành chương trình của ngành và địa phương. Những nguyên nhân đó làm cho kết quả việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo chưa cao. Do ý thức tự vươn lên của hộ nghèo chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn sản xuất. Một số hộ chi vốn hỗ trợ giảm nghèo vào những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút. Như vậy, để làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo hiện nay chúng ta cần phải có những giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực bên cạnh đó cần khắc phục những mặt hạn chế, bất cập vẫn còn tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triến của tỉnh. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thế xóa đói, giảm nghèo một cách toàn diện, bền vững, giúp cho đời sống của người dân được cải thiện. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YÉU NHẰM XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO DựA 7 TRÊN Sự VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY • • 3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trọ’ ngưòi nghèo 3.1.1 Giải phấp về xây dựng và thực hiện các chính sách, dự ấn trong công tác xóa đói, giảm nghèo Tuy đạt được những thành quả quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo nhưng Tỉnh ủy Ninh Bình cần xác định: giảm nghèo đã khó nhưng giữ cho không tái nghèo còn khó hơn. Hiện số lượng hộ cận nghèo của tỉnh vẫn còn cao. Các hộ nghèo thường tập trung ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, điều kiện sản xuất, sinh hoạtrất khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều hộ neo đơn hay ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, trong năm 2014 và nhiệm kỳ Đại hội tới, Tỉnh ủy Ninh Bình rà soát, bổ sung, sửa đổi chính sách để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 10-NQ/TU, mở rộng thêm số xã cận nghèo để công tác giảm nghèo tiếp tục đạt kết quả theo hướng bền vững. Tỉnh cần nâng cao vai trò lãnh đạo của mình bằng những việc cụ thể: Một là, Phát huy trí tuệ, công phu xây dựng nghị quyết đạt chất lượng cao, phải đúng, trúng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nghị quyết và các đề án thực hiện phải đưa ra một hệ thống giải pháp đồng bộ, thực thi, bảo đảm cả điều kiện cần và đủ. Huy động sự trợ giúp tích cực, hiệu quả của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các doanh nghiệp và phát huy nội lực, nâng cao ý chí, nghị lực, vươn lên làm chủ cuộc sống của người nghèo. Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, quyết liệt, cụ thể, sâu sát, có kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, có sự phối họp chặt chẽ, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, kịp thời nắm chắc nguyện vọng của nhân dân để có giải pháp phù họp, hiệu quả. Ba là, triển khai các chương trình, dự án cần kịp thời, đặt yêu cầu về chất lượng, hiệu quả lên trên. Cán bộ tham gia công tác giảm nghèo phải có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm với dân, gắn bó với công việc, sâu sát cơ sở. Khảo sát, thống kê, phân loại hộ nghèo phải chính xác để đầu tư đúng hướng, thực hiện chế độ, chính sách đối với hộ nghèo phải công khai dân chủ, đúng tiêu chí và phải được giám sát chặt chẽ. Bốn là, trong các năm tới, quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới để giải quyết đồng bộ các vấn đề: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, coi đây là giải pháp then chốt đế cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên, sức lao động, bảo đảm an sinh xã hội, cũng là yếu tố bền gốc, yên dân, góp phần giữ vững ồn định chính trị, tạo nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. 3.1.2 Giải pháp về tạo vốn và khoản vay ưu đãi đối với người nghèo Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và cung cấp tín dụng được coi là biện pháp có hiệu quả kịp thời. Thứ nhất, tỉnh cần mở rộng và đa dạng hóa hình thức huy động các nguồn vốn tín dụng cho người nghèo như kêu gọi các nguồn tài trợ, các quỹ hỗ trợ, tổ chức các hình thức bảo lãnh...Ngoài ra cần gắn kết hoạt động cấp vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách - xã hội với các kênh tín dụng và các nguồn quỹ khác như quỹ hỗ trợ việc làm, quỹ xóa đói, giảm nghèo của tỉnh và các tố chức đoàn thể, tổ chức phi chính phủ. Đe đảm bảo rằng những người nghèo về cơ bản được hỗ trợ vốn, được vay tín dụng ưu đãi đáp ứng đủ vốn để sản xuất, cần quan tâm đến những chù hộ là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số... Đồngthời phải giám sát được đối tượng vay vốn, thiết lập cơ chế để người vay tham gia tiếtkiệm vốn làm ăn có hiệu quả. về lãi suất cho vay diện hộ nghèo nên thấp hơn mức lãi suấtcủa thị trường. Thứ hai, tỉnh cũng nên thực hiện đa dạng hoá các phương thức hỗ trợ, cho vay vốngắn với các giải pháp khác như khuyến nông, lâm, ngư; gắn kết tín dụng với các hoạt độngnâng cao năng lực, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nghèo; hỗ trợ vốn cho hộ nghèo cónhu cầu về vốn để chủ động làm ăn sinh sống đi đôi với việc tố chức hướng dẫn cách làmăn sinh lợi thông qua hướng dẫn người nghèo nuôi con gì, trồng cây gì... Tạo điều kiện vềvốn cho những cơ sở sản xuất, các tố chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp, các chủ trangtrại làm ăn có hiệu quả trên địa bàn huyện, thị có đông đồng bào nghèo đế họ mở rộng quymô sử dụng lao động và hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo. Thứ ba, tỉnh nên đấy mạnh các biện pháp tạo nguồn vốn và khả năng đầu tư vốnphục vụ cho chương trình xóa đói, giảm nghèo theo hướng sau: hàng năm dành một tỷ lệ ngân sách nhấtđịnh để đầu tư cho chương trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh; tổ chức vận động phong trào toàn xã hộiủng hộ Quỹxóa đói, giảm nghèo các cấp bằng các biện pháp như: tố chức vận động hộ nhân dân vàdoanh nghiệp (trong nước, liên doanh và nước ngoài) trên địa bàn tỉnh đóng góp ủng hộQuỹ vì người nghèo. Mở rộng quy mô vốn tín dụng của ngân hàng chính sách - xã hộiphục vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượngchính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đi làm việc ngoài tỉnh. Song song đó, tỉnhnên tiếp tục khuyến khích hộ nghèo kết họp sử dụng nguồn vốn tự có, tự vận động của cáctổ chức đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh...) với vốn vay để kinh doanh hiệu quả hơn.Ngoài các nguồn quỹ nói trên phục vụ cho chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, Ninh Bình cần huy động nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội khác của tỉnh cũng như cần lồng ghép mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong các chương trình hợptác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... Chương trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh cầnkết hợp tốt việc lồng ghép, phối hợp các nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh với vốn xóa đói, giảm nghèo. Các nguồn vốn này phải được xác định cụ thể, cósự kiểm tra, chỉ đạo và phối hợp thực hiện chặt chẽ theo hợp đồng trách nhiệm và phảiđược thống nhất ký kết giữa các ngành chức năng hoặc tố chức đơn vị là chủ quản đầu tư trực tiếp các chương trình, dự án này với Ban chỉ đạo chương trình xóa đói, giảm nghèo nhằm đảm bảocho nguồn vốn sử dụng đúng mục tiêu, đúng đối tượng và không mâu thuẫn với chương trình,dự án chung đó. 3.1.3 Chính sách khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát tìiến sản xuất, chuyến giao khoa học kĩ thuật cho người nghèo Công tác khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn theo chương trình khuyến nông nói chung và khuyến nông cho người nghèo phải chú trọng hỗ trợ các hộ nông dân, hộ nghèo về điều kiện vật chất, kiến thức và phương pháp làm ăn, nâng cao vai trò tích cực cho các câu lạc bộ khuyến nông. Nội dung tập huấn kỹ thuật khuyến nông cần nâng lên và đi sâu theo hướng sản xuất hàng hoá như: thâm canh lúa, ngô lai, chăn nuôi đại gia súc, tổ chức tập huấn kỹ thuật đầu bờ thu hút nhiều người dân tham gia. Bên cạnh đó tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân nghèo bằng các hình thức trực quan sinh động, dễ hiểu thông qua các mô hình trình diễn khuyến nông như: Mô hình lúa gieo thắng, Mô hình phân bón mới của Lâm Thao, Mô hình Tập đoàn giống mới; Mô hình Biogas, Chăn nuôi gà theo hướng Vietgap, chăn nuôi bò theo hướng thịt... Mở các lớp khuyến nông riêng hoặc có chương trình riêng cho người nghèo để áp dụng thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Cần nâng cao chất lượng khuyến nông đặc biệt là mạng lưới khuyến nông viên trực tiếp ở thôn xóm tăng khả năng ứng phó kịp thời các tình huống dịch bệnh. Tỉnh cần un tiên công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho các vùng nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Nhất là hướng dẫn cung cách làm ăn, lập kế hoạch sản xuất, kiến thức chi tiêu trong sinh hoạt gia đình, lưu ý đến tập quán của các hộ dân tộc thiểu số nghèo. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật đa dạng để phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của các vùng, các xã và hộ dân khác nhau trên địa bàn tỉnh. Việc chuyến giao không những phải bảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kĩ thuật mà còn phải cung cấp được thông tin về thị trường, nhằm mục đích giúp người nghèo có điều kiện tiếp cận và tham gia thị trường một cách thuận lợi. Đồng thời hướng dẫn hộ nghèo bán ở đâu với giá cả họp lý để đảm bảo sản xuất có lãi, từng bước vượt qua đóinghèo. Gắn việc chỉ đạo các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hàng hoá, nhất là hàng nông sản, hải sản cùng với sự tác động tích cực của chính sách Nhà nước, sao cho người nghèokhông quá thua thiệt khi tham gia thị trường. Khuyến khích mạnh các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh vào lĩnhvực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng,cơ khí nhỏ, làm dịch vụ...nhằm tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo thoát nghèo và phát triển sản xuất. 3.1.4 Giải phấp về đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo và vùng nghèo Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo và vùng nghèo của tỉnh,trước hết là cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến sản xuất, giao lưu kinh tế, tạo ra hiệu quảnhanh, tăng cường đầu tư thuỷ lợi, quy hoạch bố trí lại cụm dân cư, quy hoạch các trungtâm, các xã vùng trung tâm nông thôn phục vụ sản xuất và đời sống. Hỗ trợ xây dựng cáccông trình nhà nước và nhân dân cùng làm, ưu tiên các công trình phục vụ sản xuất. Hàng năm Uỷ ban Nhân dân tỉnh nên đưa vào cân đối trong kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản để thông qua Hội đồngNhândân tỉnh, cần dành un tiên một số tỷ lệ hợp lý trong Ngân sách đểđầu tư cho các vùng, xãnghèo. Ngoài nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, nên huy động thêm từ nguồn các dự án,chương trình của Bộ, ngành Trung ương và kết họp với sự vận động, huy động lực lượngtrong dân. Nên mở rộng áp dụng cơ chế đầu tư hạ tầng cơ sở của chương trình 135: giao choxã làm chủ đầu tư đi đôi với tăng cường năng lực quản lý, gắn với việc thực hiện cơ chế dânchủ ở cơ sở để nhân dân tham gia lựa chọn công trình đầu tu* hợp lý, thực hiện việc giám sátquản lý khi đưa công trình vào sử dụng. 3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế 3.2.1 Phát huy thế mạnh về nông nghiệp để giải quyết việc làm, tăng thu nhập Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng vì thế Ninh Bình có thế mạnh nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh lúa, cây ăn quả... Hơn 80% dân số làm nông nghiệp. Người nghèo đa phần tập trung ở nông thôn. Vì vậy việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một giảipháp có ý nghĩa rất quan trọng để góp phần giải quyết công tác xóa đói, giảm nghèo. Hơn nữa nềnkinh tế thuần nông không thế đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho các hộ làmnghề nông nói riêng và nền nông nghiệp nói chung. Với một nền kinh tế nông nghiệptrong điều kiện canh tác lạc hậu, lại bị lệ thuộc vào thiênnhiên lớn như Ninh Bình hiện nay, nếu chỉ sản xuất thuần nông khi gặp rủi ro sẽ khó vượtqua và dễ bị rơi vào nghèo đói. Đe chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ một nền kinh tếthuần nông sang nền kinh tế nông nghiệp hiện đại gắn với công nghiệp và dịch vụ, hiệnnay tỉnh Ninh Bình cần tập trung theo các hướng chính sau đây: Thứ 72/z[...]... được quan tâm đặc biệt nhất là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương phải coi trách nhiệm của toàn xã hội, Nhà nước và người dân đều phải chia sẻ trách nhiệm để thực hiện, cái gì dân làm được thì tạo điều kiện để dân làm Xóa đói, giảm nghèo phải toàn diện để nhằm tiến đến xóa bỏ hoàn toàn toàn đói nghèo Vận dụng quan điểm toàn diện vào xóa đói, giảm nghèo hiện nay ở tỉnh. .. một tỉnh khá nghèo Đặt ra yêu cầu cấp bách phải xóa đói giảm nghèo không chỉ Đảng bộ và chính quyền tỉnh mà còn đặt ra cho cả nhân dân trong tỉnh, đặt biệt là những người trong hoàn cảnh nghèo đói 2.2 Thực trạng trong việc giải quyết xóa đói, giảm nghèo của tỉnh 2.2.1 Thành tựu xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình hiện nay Xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược quan. .. tính khả thi trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2011-2015 1.4 Vận dụng quan điểm toàn diện vào xoá đói, giảm nghèo ở Ninh Bình Xóa đói, giảm nghèo là một mục tiêu tất yếu của quá trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Chính vì vậy xóa đói, giảm nghèo trở thành một trong những... chưa được quan tâm đúng mức, nên có sự mất công bằng giữa những hộ nghèo và cận nghèo, tạo ra tâm lý bức xúc của nhóm hộ cận nghèo khi đời sống của họ lại trở nên khó khăn hơn những hộ nghèo sau khi được chương trình giảm nghèo hỗ trợ Chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện được hình thành gồm nhiều cơ quan, đoàn... trong tỉnh tuy dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo, nên năng suất, chất lượng lao động kém, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Tỉnh Ninh Bình đã thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo một cách tích cực trên các mặt cụ thể như: Thứ nhất, chính sách của tỉnh về xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao\ Đe thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược Đảng, trong những năm qua tỉnh Ninh Bình đã vận dụng. .. kinh tế, mới xóa đói và giảm được nghèo Đảng ta xác định xóa đói, giảm nghèo một cách toàn diện trên trên tất cả các mặt của đời sống xã hội từ chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế Ngay từ khi mới thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhà nước ta đã rất quan tâm đến xóa đói, giảm nghèo Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Bác Hồ chỉ đạo đó là chống giặc đói Xóa đói, giảm nghèo trở thành một chính... tưởng rằng công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh sẽ thành công trong những năm tiếp theo Chương 2 THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 2.1 Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 2.1.1 Vị trí đia lý và điều kiện tự nhiên Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam Vùng đất này từng là kinh đô của Việt Nam ở. .. ảnh hưởng đến sự vật Thứ hai, khi nghiên cứu một lí luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lí luận đó Có như vậy mới đánh giá đúng giá trị và hạn chế của lí luận đó Thứ ba, khi vận dụng một lí luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng 1.2 Các quan niệm về đói nghèo và tiêu chuẩn xác định đói nghèo 1.2.1 Quan niệm... nghèo mới nhất (năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 7,8% (giảm 1,8% so với cuối năm 2012), tỷ lệ hộ cận nghèo 6,32% (giảm 0,25% so với cuối năm 2012) [31, tr 21] 1.3 Quan niệm về xóa đói, giám nghèo ở Việt Nam Nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ mà Đảng ta hết sức coi trọng vì nó không chỉ là vấn đề mang tính cấp bách về kinh tế mà còn mang tính xã hội, chính trị sâu sắc Muốn xóa đói, giảm nghèo. .. trường .Đói nghèo vẫn diễn ra trên tất cả châu lục với những mức độ khác nhau Đặc biệt ở những nước đang phát triến, sự đói nghèo là một vấn đề nhức nhối cần được tháo gỡ nhưng vô cùng khó khăn Quan điếm trước đây về đói nghèo: Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với thu nhập thấp Coi thu nhập thấp là tiêu chí đánh giá nghèo đói Quan điểm này có ưu điểm là thuận lợi cho việc xác định số người nghèo

Ngày đăng: 29/09/2015, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ===£oClo3===

  • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • •

    • MỤC LỤC

      • Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

      • Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YÉU NHẰM XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO DựA

      • TRÊN Sự VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan