... bạo lực gia đình phụ nữ sở vận dụng quan điểm toàn diện Phạm vi nghiên cứu: • Nghiên cứu vấn đề vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phục tình trạng bạo lực gia đình phụ nữ tỉnh Bắc Ninh giai... Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phục tình trạng bạo lực gia • • • « ỉ • « • • đình phụ nữ tỉnh Bắc Ninh nay làm khóa luận • Tình hình nghiên cứu đề tài • Vấn đề bạo lực phụ nữ. .. nghiên cứu đề tài sở vận dụng quan điểm toàn diện để làm rõ thực trạng bạo lực gia đình phụ nữ tỉnh Bắc Ninh từ đưa số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng bạo lực phụ nữ gia đình 4.2 - Nhiệm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhậnđược sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhấttới TS Trần Thị Hồng Loan - người cô đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóaluận này
Em xin được chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy, chỉbảo em trong suốt thời gian qua
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý và ủng hộ tôi hoàn thành khóaluận này
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóaluận khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của quýthầy cô và bạn bè
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Người thực hiện
Nguyễn Văn Cưòng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Hồng Loan
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Người thực hiện
Nguyễn Văn Cường
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG 51.1 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm
toàn diện 51.2 Một số khái niệm 121.3 Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ 21Chương 2 THỰC TRẠNG BẠO Lực GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ỞBẮC NINHTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦANÓ 282.1 Điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ở Bắc Ninh có
ảnh hưởng tới tình trạng bạo lực gia đình 282.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Bắc Ninh hiện nay 312.3 Nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ tỉnh
Bắc Ninh 39Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC 44
TÌNH TRẠNG BẠO Lực GIA ĐÌNH VỚI PHỤ NỮ Ở BẮC NINH TRÊN Cơ
SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 44
3.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ và ủy ban Vì sự tiến bộ của
phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh 443.2 Thực hiện đồng bộ các chính sách của các cấp, các ngành và các tổ chức
có liên quan đến việc khắc phục tình trạng bạo lực gia đình
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh 503.3 Nâng cao giáo dục ý thức cho mọi thành viên trong gia đình đối vớitình
trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh 53KẾT LUẬN 58DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 7PHÀN MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Quyền con người là quyền của mỗi cá nhân, quyền được khẳng định mình làmột chủ thể với những quyền lợi và nghĩa vụ như mọi người khác Trong lịch sửloài người đã từng tồn tại chế độ phụ quyền, trong đó phụ nữ bị hạn chế và tướcđoạt những quyền cơ bản của con người Hiện nay, phụ nữ chiếm hơn một nửa dân
số thế giới Họ là một lực lượng lao động lớn góp phần rất quan trọng trong việcxây dựng gia đình và phát triển đất nước, thúc đấy sự tiến bộ xã hội Tuy nhiên,trên thực tế phụ nữ chưa hoàn toàn được bình đẳng và ở một số nơi như: BurkinaFaso (Tây Phi), Thái Lan, Việt Nam phụ nữ vẫn còn tình trạng bị xem nhẹ, sốngcuộc sống thiệt thòi, bất công và tủi nhục
Ớ Việt Nam, ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng và Nhà nước ta đãkhẳng định về quyền bình đẳng trong xã hội Trong đó, có quyền bình đắng nam
nữ Trong điều 24 của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1959
có ghi là: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đắng với namgiới về mặt hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và gia đình” Và quyền của phụ
nữ tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1980, 1992 và Hiến pháp sửa đổinăm 2012
Tuy nhiên, trên thực tế, theo Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999) khinghiên cứu về vấn đề này đã đưa ra một con số đáng lo ngại: tỷ lệ phụ nữ vẫn lànạn nhân của bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm từ 40% đến80% Vấn đề bạo lực trong gia đình còn để lại những thiệt hại nặng nề về vật chấtcũng như tinh thần cho nạn nhân, những người xung quanh và cho toàn xã hội.Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vững thì xã hội mới lớn mạnh Tìnhtrạng bạo lực trong gia đình vẫn còn và ngày càng gia tăng thì nguy cơ đưagia đìnhđến tan vỡ là không thể tránh khỏi Đặc biệt là vấn nạn bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ Bắc Ninh là một tỉnh có nền kinh tế rất phát triển, đời sống nhân dân được
Trang 8cải thiện, nhưng bên cạnh đó thì các vấn đề xã hội vẫn xảy ra ngày càng nhiềutrong đó vấn nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang là một vấn đề nóng bỏngtrong tỉnh Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên Vì vậy, cần phải vậndụng quan điếm toàn diện trong triết học đế xem xét và giải quyết vấn đề Chính vì
những lí do trên, em chọn đề tài “Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc
khắc phục tình trạng bạo lực gia
đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay” làm khóa luận.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã được các nhà kinh điếnnghiên cứu và đề cập rất sớm Điển hình nhất là tác phẩm “Nguồn gốc của giađình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ảngghen Trong tác phẩm nàyĂngghen đã đề cập rất rõ đến nguyên nhân xuất hiện gia đình, các loại hình giađình trong lịch sử, nguyên nhân của tình trạng bất bình đắng giới trong gia đình.Đồng thời chỉ ra phương hướng giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này
Bên cạnh đó còn có những công trình ở các trung tâm nghiên cứu về phụ nữ:Công trình: “Gia đình Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước và vấn đề xâydựng con người (2005)” của PGS, TS Lê Thị Quý Công trình này nghiên cứu rấtsâu về những biến đổi của đời sống gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý, Nxb Khoahọc và Xã hội, Hà Nội (2007) tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đốivới phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lực giađình và đặc biệt là công tác phòng, chống bạo lực gia đình - nhũng bài học kinhnghiệm của Việt Nam
Cuốn “Bình đắng giới ở Việt Nam” của Trần thị Vân Anh, Nguyễn HữuMinh (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã góp phần nghiên cứubạo lực gia đình dưới góc độ giới đồng thời đưa ra những quan niệm chung nhất
về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực
Trang 9Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước vềvai trò phụ nữ trong gia đình: “Phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam” của Giáo
sư Lê Thi
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay một trong những vấn đề đang gây dư luận xãhội đó là tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ Đây là một vấn đề có tínhchất phức tạp, nó được biếu hiện đa dạng ở từng vùng, từng địa phương Nhữngnghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở địa phương còn rất ít, những giải phápđưa ra còn chung chung chưa mang tính khả thi Vì vậy, việc tiếp tục có nhữngnghiên cứu về lĩnh vực này là vẫn cần thiết và có ý nghĩa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đe tài đi sâu vào nghiên cún thực trạng đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên cơ sở vận dụng quan điểm
toàn diện Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phụctình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2008đến nay
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún
4.1 Mục đích nghiên cứĩi
Mục đích nghiên cứu của đề tài trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện đểlàm rõ thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Ninh và từ đó đưa ramột số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng bạo lực đối với phụ nữ tronggia đình
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày hệ thống cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện, vấn đề gia đình,bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Bắc Ninh hiện nay
Trang 10- Thấy được thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên địabàn tỉnh Bắc Ninh
- Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ
nữ, xóa bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Bắc Ninh trên cơ
sở vận dụng quan điểm toàn diện
5 Phương pháp nghiên cún và phương pháp luận
- Phương pháp luận: Trong khóa luận sử dụng phương pháp luận chủ nghĩaduy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Phương pháp cụ thế: Logic lịch sử, phân tích tống hợp, so sánh
6 Đóng góp của đề tài
Khóa luận nhằm làm rõ sự vận dụng quan điểm toàn diện trong việc khắcphục thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Bắc Ninh trong giaiđoạn hiện nay Từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạngbạo lực gia đình để tiến tới xã hội văn minh
Ngoài ra, khóa luận còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiêncứu, học tập của sinh viên khoa Giáo dục chính trị và các khoa, ngành có liênquan
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận baogồm: 3 chương và 9 tiết
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG l.l Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - cơ sử triết học của quan điểm toàn diện
Phép biện chứng duy vật:
Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ phố biến đối với sự vậthiện tượng khác.Phép biện chứng được manh nha từ thời cổ đại và từng bước hoàn
Trang 11thiện trong quá trình phát triển của lịch sử triết học, phép biện chứng có ba hìnhthức cơ bản đó là: phép biện chứng ngây thơ chất phát, phép biện chứng duy tâm
và phép biện chứng duy vật
Thời cố đại, do trình độ tư duy chưa cao, khoa học chưa phát triến nên cácnhà triết học chỉ dựa trên quan sát trực tiếp mang tính trực quan cảm tính đế kháiquát bức tranh chung của thế giới.Phép biện chứng chất phát được thế hiện rõtrong thuyết “Âm Dương-Ngũ Hành” của triết học Trung Hoa cổ đại.Một trongnhững nguyên lý triết học cơ bản nhất là nhìn nhận mọi tồn tại không phải trongtính đồng nhất tuyệt đối, mà cũng không phải trong sự loại trừ biệt lập không thếtương đồng Trái lại tất cả đều bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập - đó là
Âm và Dương Âm - Dương không loại trừ, không biệt lập mà bao hàm nhau, liên
hệ tương tác lẫn nhau, chế ước lẫn nhau Kinh dịch viết: “Cương nhu tương thôinhi sinh biến hoá”, “Sinh sinh chi vi dịch” Sự tương tác lẫn nhau giữa Âm vàDương, các mặt đối lập, làm cho vũ trụ biến đối không ngừng Đây là quan điếmthể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc Học thuyết này cũng cho rằng chu trình vậnđộng, biến dịch của vạn vật trong vũ trụ diễn ra theo nguyên lý phân đôi cái thốngnhất như: Thái cực (thế thống nhất) phân đôi thành lưỡng nghi (âm - dương), sau
đó âm dương lại tiến hành phân thành tú’ tượng (thái âm thiếu âm, thái dương thiếu dương), tứ tượng lại sinh ra bát quái, và từ đó bát quái sinh ra vạn vật Trongcác hệ thống triết học của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, trong các hệ thống triếthọc của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại chẳng hạn: Dưới con mắt của Heraclit mọi
-sự vật trong thế giới chúng ta đều thay đổi vận động phát triển không ngừng,không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới là đứng im tuyệt đối, mà trái lại, tất
cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá Luận điểm bất hủ của ông “Người
ta không ai có thế tắm hai lần trên một dòng sông”; “Ngay cả mặt trời cũng mỗingày một mới” Song, phép biện chứng này thiếu những căn cứ khoa học.Vì vậy,
nó đã bị phép biện chứng siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế
Trang 12tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình Thực chất phép biện chứngduy tâm khách quan của Hêghen là phép biện chứng có ý niệm sản sinh ra phépbiện chứng Giữa thế kỉ XIX, C.Mác - Ph.Ảngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và phép biện chứng duy vật, C.Mác - Ph.Ảngghen đã tiếp thu có phêphán triết học Hêghen và chủ nghĩa duy vật Phơbách Đối với Hêghen trong Bộ tư
Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất, chỉ cần dựng nó lại là sẽphát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [12,tr.34]
C.Mác tiếp thu có chọn lọc triết học cũ và phát triển cao hơn Do vậy, bảnchất phép biện chứng của Mác cao hơn về chất so với phép biện chứng củaHêghen, ông nói: “Phương pháp biện chứng của chúng tôi không những khác phépbiện chứng của Hêghen mà còn đối lập hắn với phép biện chứng ấy nữa.TheoHêghen thì sự vận động của tư duy mà ông đặt cho cái tên ấy là ý niệm và biến nóthành một chủ thể độc lập chính là chúa sáng tạo ra thế giới hiện thực và giới hiệnthực này chẳng qua chỉ là hiện tượng bên ngoài của ý niệm mà thôi.Trái lại, theotôi thì sự vận động của tư duy chỉ là sự phản ánh sự vận đông hiện thực, di chuyểnbiến hình trong đầu óc con người” [12, tr.27] Nhờ đó mà chủ nghĩa Mác mang giátrị to lớn, đó là tính phê phán đối với mọi quan điểm sai lầm, những quan điểmsiêu hình, chủ trương, chiết trung, phản động.Một trong những kể xuyên tạc chủnghĩa Mác là Đuyrinh- Giáo sư môn cơ học người Đức, nhà triết học kinh tế họcHêghen đã phản đối kịch liệt quan niệm của Đuyrinh trong cuốn sách “chống
Trang 13Đuyrinh” Chính trong tác phẩm này Ảngghen đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnhvềphép biện chứng: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về nhữngquy luật phố biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên của xã hội và tư duy”[1, tr.39]
Sau này, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Lênin đã đưa ra và phát triển thêmhọc thuyết của Mác - Ăngghen về phép biện chứng và chỉ rõ: “có thể định nghĩavắn tắt phép biện chứng là sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế ta sẽ nắmđược hạt nhân của phép biện chứng nhưng điều đó cần một sự giải thích và một sựphát triển thêm” [11, tr.240]
Như vậy, đến C.Mác - Ph.Ảngghen, Lênin thế giới quan duy vật biện chứng
và phương pháp luận biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau trong phépbiện chứng ấy.Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biệnchứng chất phát thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm kháchquan thời cận đại.Nó đã khái quát những quy luật cơ bản chung nhất của sự vậnđộng và phát triển của thế giới Phép biện chứng duy vật trở thành một môn khoahọc và là hình thức phát triển cao nhất, hoàn chỉnh nhất của lịch sử phép biệnchứng
1,1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Khi giải thích về sự tồn tại của thế giới, những câu hỏi đặt ra là:
+ Thứ nhất: Các sự vật hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới
có mối quan hệ tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập,tách rời nhau?
Đe trả lời câu hỏi này có nhiều những quan điểm khác nhau.Những ngườitheo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập tách rờinhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia.Neu giữa chúng có sự quy định chỉ là sự quyđịnh lẫn nhau thì cũng chỉ là sự quy định bề ngoài mang tính ngẫu nhiên Tuy vậy,trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng các
Trang 14Theo quan điếm duy vật biện chứng mối liên hệ có các tính chất:
Tính khách quan:
Có thể khẳng định: mối liên hệ của sự vật, hiện tượng là khách quan vốn có
vì nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới.Biểu hiện trong tất cả quátrình tự nhiên, xã hội và tư duy, sự vật hiện tượng nào cũng là một thế thống nhấtcủa các mặt đối lập và sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong mối liên hệ vớicác sự vật hiện tượng khác.Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngàyhàng giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, con người có thể tiếpnhận sự tác động của xã hội của người khác
Chính con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn quan hệ, mốiquan hệ chằng chịt.vấn đề là con người phải hiểu biết các mối quan hệ, vận dụngvào hoạt động của mình giải quyết các mối quan hệ phù hợp nhằm phục vụ nhucầu, lợi ích của xã hội và bản thân con người
- Tỉnh phố biến :
Tính phổ biến của mối quan hệ được biểu hiện:
Trang 15+Thứ nhất: “Bất kì sự vật, hiện tượng cũng liên hệ các sự vật khác tạo thành
xã hội đứng yên không vận động” [3, tr.208]
+Thứ hai: Mối liên hệ biếu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt cụ thế tùytheo điều kiện nhất định.Song dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện củamối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất những hình thức liên hệ riêng lẻ, cụ thểđược các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu phép biện chứng duy vật: Những mốiliên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới bởi thế Ph.Ảng ghen viết: “phépbiện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”.Cùng với những lí do trên, triếthọc gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ phố biến.Nghiên cứu về mối liên hệ phố biếncủa các sự vật, hiện tượng trong thế giới còn thấy rõ tính đa dạng, nhiều về nó.Trên cơ sở thực tiễn quan điểm toàn diện đặt ra yêu cầu sau:trái lại những ngườitheo quan điểm biện chứng lại cho rằng: Các sự vật hiện tượng, các quá trình khácnhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫnnhau.Chẳng hạn, sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội,giáo dục, y tế không chỉ một mà trên toàn thế giới, môi trường ảnh hưởng to lớnđến con người, đúng hơn là hoạt động con người và hoạt động con người cũng tácđộng trở lại to lớn đến sự biến đổi của môi trường
- Tính đa dạng:
Có thế phân chia cách mối liên hệ đa dạng đó thành từng loại tùy theo tínhchất phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp trình độ nông hay sâu, vai trò gián tiếp haytrục tiếp mà có thế khái quát thành những mối liên hệ khác nhau tùy theo từngcặp.Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài mối liên hệ chủ yếu và mốiliên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất.Chính tính đadạng trong quá trình tồn tại và phát triến của bản thân sự vật và hiện tượng quyđịnh tính đa dạng của mối liên hệ.Các mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượngtrong thế giới được khái quát trong các cặp phạm trù cơ bản củaphép biện chứng.+ Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng
Trang 161 0
+Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
+Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả
+Mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng
+ Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức
+Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực
Các mối liên hệ rất đa dạng, phong phú.Do đó khi nhận thức về sự vật, hiệntượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh rơi vào quan điểm phiến diệnchỉ xem sự vật, hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chấthay tính quy luật của chúng
1.1.2 Quan điểm toàn diện -nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến
Từ việc nghiên cứu mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, người
ta rút ra quan điểm toàn diện:
+ Như ta đã biết bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trongmối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác và các sự vật, hiện tượng khác, không
có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối quan hệ
+ Mối liên hệ biếu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt cụ thế tùy theo điềukiện nhất định Song dù dưới hình thức nào thì cũng chỉ là biếu hiện của mối liên
hệ phổ biến nhất, chung nhất những hình thức liên hệ riêng rẽ, cụ thể được các nhàkhoa học nghiên cứu phép biện chứng duy vật Những mối liên hệ chung nhất, bao
quát nhất của thế giới được Ảngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự
Hên hệ phố biến ” Mặt khác, triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ phố biến.
Nghiên cứu về mối liên hệ phố biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới cầnnhận thức rõ về tính đa dạng, nhiều vẻ của nó
Từ quan điểm toàn diện trong sự xem xét chúng ta đi đến nguyên tắc đồng bộtrong hành động thực tiễn: để cải tạo một sự vật bao giờ chúng ta cũng phải ápdụng đồng bộ một hệ thống những biện pháp nhất định Tuy nhiên, đồng bộ không
Trang 17có nghĩa là dàn đều, bình quân mà trong từng buớc, từng giai đoạn phải nắm đúngkhâu then chốt Thực hiện quan điếm toàn diện góp phần khắc phục bệnh phiếndiện, một chiều chỉ thấy một mặt mà không thấy nhiều mặt hoặc có khi tuy có chú
ý đến nhiều mặt nhưng không nhìn thấy được mặt bản chất của sự vật Quan điểmtoàn diện cũng góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải nhận thức về sự vật, hiện tượngtrong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính
sự vật và trong tương tác qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác cần tránhquan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một hoặc một vài mối liên
hệ đã vội vàng đi đến những kết luận về bản chất sự vật Lênin từng nói: Muốnthực sự hiểu được sự vật cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả cácmối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó chỉ trên cơ sở đó mới nhận thứcđúng về sự vật
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ,phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủyếu, mối liên hệ tất yếu Đe làm rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tácđộng phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của bản thân chúng taphải xem xét thấu đáo và phân biệt từng mối liên hệ tránh cách xem xét giàn trải
và làm nổi bật lên các cơ bản nhất, quan trọng nhất của sự vật và hiện tượng đó.+ Quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi tránh rơi vào sai lầm của chủ nghĩa chiếttrung và thuật ngụy biện Thực chất chủ nghĩa chiết trung là sự kết họp vô nguyêntắc của các mối liên hệ tạo nên một hình ảnh không đúng về sự vật, hiện tượng.Thực chất của thuật ngụy biện là sự “đánh tráo” có dụng ý, biến cái không cơ bảnthành cái cơ bản, biến cái không bản chất thành cái bản chất hoặc ngược lại,phản ánh sai lệch, xuyên tạc sự vật, hiện tượng Do đó, trong hoạt động thực tiễn,theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta không những phải chú ýtới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới mối liên hệ của những
Trang 181 2
sự vật, hiện tượng khác Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biệnpháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất chocác hoạt động của bản thân
Thực hiện tốt những yêu cầu trên quan điểm toàn diện giúp chúng ta có cáinhìn sâu sắc và thấu đáo tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng Song không chỉdừng lại ở quan điểm toàn diện, khi nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của phépbiện chứng duy vật, đi liền với quan điểm toàn diện còn là nguyên tắc lịch sử - cụthể
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Khái niệm gia đình, bạo lực, bạo lực gia đình
* Khái niệm gia đình
Do sự biến động và tính phức tạp của cơ cấu kinh tế, xã hội nên có nhiều cáchthức khác nhau về định nghĩa gia đình
Trong bài viết “Gia Đình Việt Nam hiện nay, truyền thống hay hiện đại”Nguyễn Thị Thường viết: “Gia đình là một tập hợp những người cùng sống vớinhau dựa trên quan hệ hôn nhân được chính thức thừa nhận bởi pháp luật hay tậptục và quan hệ huyết thống Đó là các quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anhchị em ruột ” [ 19, tr 178]
Trong công trình gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới Giáo Sư
Lê Thi cho rằng: “Gia đình là một khái niệm để chỉ một nhóm xã hội hình thànhtrên cơ sở hôn nhân và huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùngchung sống (cha mẹ - con cái - ông bà, họ hàng nội ngoại) đồng thời gia đình cũng
có thể bao gồm một số những người được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyếtthống Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi,giữa họ có những điều ràng buộc có tính chất pháp lý được nhà nước thừa nhận vàpháp luật bảo vệ Đồng thời, gia đình có những quan điểm rõ ràng về quyền đượcphép và cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên”
Trang 19Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức -1845, c Mác và Ảngghen đều cho rằng
“Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đẩu tạo ra nhữngcon người sinh sôi nảy nở đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái Đó
là gia đình”
Tóm lại, dù với quan niệm nào đi nữa về gia đình thì chúng ta có thể hiểuchung nhất Gia đình là một thiết chế xã hội cơ bản là một hình thức tổ chức quantrọng nhất của đời sống cá nhân được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân vàhuyết thống
* Khái niệm bạo lực
Khái niệm bạo lực được hiểu theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học.Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất cụ thểcủa một phương thức hoạt động chính trị “bạo lực là sức mạng dùng để chấn áp lậtđổ” (từ điển tiếng việt 2003)
Theo từ điển tiếng việt: “Bạo lực là một giai cấp hay một nhóm chính trị xãhội nào đó áp dụng những hình thức cưởng bức tước đoạt” [16;tr 41]
Theo từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (mộtnhóm chính trị xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bực khác nhau, kể
cả sự tác động bằng vũ trang đối với các giai cấp (các nhóm chính trị xã hội) khácnhau nhằm mục đính giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế chính trị, nhữngquyền hay đặc quyền khác nhau, đặc lợi” [18;tr 41]
Tuy nhiên, không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tínhchính trị Đeu chỉ hướng vào việc lật đổ các đảng và phe phái chính trị Người ta
có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày như giảiquyết mối quan hệ bất hòa trong xã hội, sự tranh chấp quyền lợi giữa hai ngườihàng xóm Như vậy, có thể gọi bạo lực là một hiện tượng mang tính xã hội, là mộtphương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội
Tóm lại bạo lực là việc dùng sức mạnh làm hại người khác cho nên cần đấutranh chống bạo lực
Trang 201 4
* Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một hiện tượng phố biến Theo luận phòng chống bạo lựcgia đình của Quốc hội nước ta chỉ rõ:“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thànhviên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” [8, tr 1 ]
Bạo lực gia đình là thuật ngữ được dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa cácthành viên trong gia đình Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồngnhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay với ông bà, anh em ruột với nhau cũngđược xếp vào hành vi này Nạn nhân của bạo lực thân thể này thường là phụ nữ,
vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ chỉ là nạn nhân của bạo lực về tinhthần nhiều hơn
Theo Hội đồng Liên Họp Quốc đã đưa ra bạo lực gia đình như sau: “Bất kỳmột hoạt động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đếnnhững tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lí, những đâu khổ của phụ nữ bao gồm
cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay cướp đoạt một cáchtùy tiện sự tự do và nó sảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”.Bạo lực gia đình được hiểu là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi giađình, bao gồm sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tình cảm giữa các thànhviên trong gia đình Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động sửdụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập người thân trong gia đình để điều khiểnhay kiểm soát người đó Theo tập chí Lý luận chính t r ị , số
4, 2005
Theo Tạp chí khoa học về phụ nữ: “Bạo lực gia đình là tệ ngược đại phụ nữ
và trẻ em, là hiện tượng có tính phố biến trong tầng lớp dân cư, xảy ra trên mọimien” [13;tr 3]
Theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình tại điều khoản 2: “Bạo lực gia đình
là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại vềthể chất tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”
Trang 21Bạo lực gia đình còn mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọngcho con người nhất là người phụ nữ, nó không chỉ gây ra hậu quả về thế chất, tâm
lý cho bản thân người phụ nữ mà còn cả đối với trẻ em, gia đình, toàn xã hội và viphạm nghiêm trọng các quyền con người Ở Việt Nam - một đất nước đang pháttriển thì tình trạng này diễn ra ngày càng tăng
Quan điếm của chủ nghĩa Mác - Lênỉn về bình đắng giới
Xuất phát từ nghiên cứu của Mác và Ăngghen về gia đình và chế độ tư hũutrong thời kỳ tư bản chủ nghĩa Quan điểm của các ông không chỉ đánh giá một cáckhách quan và khoa học về những nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc của người phụ
nữ trong gia đình và ngoài xã hội mà còn gợi ra những
hướng đi căn bản để giải phóng phụ nữ
Ph Ảngghen khi nghiên cứu nguồn gốc của gia đình và chế độ tư hữu đã chorằng sự xuất hiện hôn nhân cá thể bên cạnh chế độ nô lệ và tài sản tư nhân đã tạo
ra sự lên thuộc và áp bức phụ nữ trong gia đình Neu trước đó nội trợ là công việccần thiết cho phụ nữ trong gia đình phải làm, cũng như trong công việc của namgiới là cung cấp lương thực thì kể từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tình hình đã thayđổi: “Bây giờ những công việc nội trợ của đàn bà không đánh kể nữa so với laođộng sản xuất của đàn ông Lao động sản xuất của đàn ông là tất cả, công việc nộitrợ của người đà bà chỉ là sự đóng góp không đáng kể” [12;tr 117]
Theo Ph.Ảngghen, gia đình một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiênđược hình thành do sự chi phối của các điều kiện kinh tế và đồng thời nó cũng thếhiện ý đính nô dịch của giới này đối với giới kia, là một sự tuyên bố đối khánggiữa hai giới, cuộc đối kháng mà suốt thời kỳ tiền sử chưa có” [12;tr 36]
Như vậy, người phụ nữ bị tách ra khỏi sản xuất trở thành người phục vụ tronggia đình Sự lệ thuộc của người đàn bà và sự chi phối của người đàn ông diễn radựa trên sự kiểm soát của nguồn tư liệu sản xuất của cải trong gia đình từ phía namgiới Vì lý do này mà Ảngghen đã cho rằng “mặc dù là một bước tiến trong lục sửlớn song hôn nhân cá thể và chế độ tư hữu lại là một bước lùi tương đối vì hạnh
Trang 221 6
phúc và sự phát triển của người này là do sự đau khổ của và bị áp bức của ngườikia mà ra” [12;tr 83]
Mác và Lênin đã đặt vấn đề rất rõ ràng: nguồn gốc áp bức vàbất bìnhđẳng nam nữ nảy sinh từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
Mác và Lênin đã có hai quan điểm quan trọng được coilànền tảng lýluận cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Thứ nhất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã xác định nguyênnhân của sự áp bức phụ nữ Tức là lý giải và tìm câu trả lời cho vấn
đề giải phóng phụ nữ khỏi cái gì? Và câu trả lời ấy có hai nội dung
Nội dung thứ nhất là giải phóng phụ nữ khỏi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
và kiểm soát tài khoản của nam giới - vấn đề là cơ sở kinh tế của sự áp bức củađàn ông đối với đàn bà trong gia đình
Nội dung thứ hai là giải phóng họ khỏi sự ràng buộc vào các công việc nộitrợ trong gia đình, vốn bị đánh giá là thấp và coi là không đáng kế so với công việccủa nam giới ngoài xã hội
Thứ hai, các ông lý giải những phương thức chủ yếu để giải phóng phụ nữ,nói cách khác là câu trả lời cho câu hỏi sự nghiệp thực hiện bình đắng nam nữ,thực hiện như thế nào, bằng hình thức gì? Câu trả lời ở đây cũng có hai nội dung.Nội dung thứ nhất là việc xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất à xác lậpquyền bình đắng tuyệt đối giữa người đàn ông và người phụ nữ về mặt pháp luật.Nội dung thứ hai là việc đưa phụ nữ tham gia vào lao động xã hội và giảmcông việc nội trợ trong gia đình đối với phụ nữ Đây được coi là tiền đề quan trọng
đề giải phóng phụ nữ khỏi ràng buộc vào công việc nội trợ trong gia đình và tạolập cơ sở kinh tế cho việc thực hiện quyền bình đẳng với nam giới
Dựa trên lý luận về sự áp bực và nguồn gốc của sự áp bức phụ nữ Mác Lênin
đã đưa ra những giải pháp then chốt để giải phóng phụ nữ
Trang 23Một là, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật mới đảm bảo quyền namnữ.
Hai là, đưa phụ nữ vào tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền
Ba là, giảm nhẹ gánh nặng công việc nội trợ của người phụ nữ bằng việc xâydựng nhà trẻ, nhà ăn công cộng,
Từ kinh nghiệm thực tiễn của những năm đầu chính quyền Xô Viết, Lênin đãlưu ý rằng: hoàn toàn bình đẳng trên pháp luật chưa đủ để đảm bảo cho người phụ
nữ được bình đẳng thật sự nếu không tính đến thực tế gánh nặng công việc giađình của họ
1.2.2 Những hình thức biểu hiện của bạo lực gia đình
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bạo lực gia đình gồm nhiều dạng.Trong xã hội Việt Nam diễn ra nhiều hình thức khác nhau như bạo lực về thế xác,bạo lực về tình dục và bạo lực về tinh thần Các hình thức bạo lực này vừa thể hiệntrong mối quan hệ khăng khít vừa thể hiện một cách độc lập, tách biệt lẫn nhau.Điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình vào nhận thức vàhành động của các thành viên trong gia đình
do nam giới sử dụng là chính Nam giới dùng bất cứ thứ gì cũng có thể được sửdụng như là “vũ khí” để gây thương tích về thể xác cho người vợ Người phụ nữ bịbạo lực nói rằng họ bị đánh bằng gậy, điếu cày, ghế, gạch, giầy dép nghĩa là bất
cứ thứ gì trong tầm với của người chồng Và đương nhiên là những vật dụng quenthuộc hàng ngày của đàn ông như đã kể ở trên thường được sử dụng làm công cụ
Trang 241 8
để đánh phụ nữ Một số vật dụng không phải là “vũ khí” theo chức năng sử dụngnhưng trên thực tế lại có thể gây thương tích nghiêm trọng Ví dụ cái điếu cày làmột vật dụng rất quen thuộc của đàn ông nó có một đầu nhọn bịt bằng bạc hoặckim loại Khi người chồng dùng điếu cày đánh vợ hoặc ném vào vợ, vật này có thểgây bầm tím trên cơ thể phải mất nhiều ngày mới tan và thậm chí là thương tíchnghiêm trọng hơn
Phụ nữ bị bạo lực gia đình tiết lộ rằng những hành vi bạo lực hiếm gặp hon, ví
dụ như bóp cổ hoặc kéo tóc thường xảy ra cùng lúc với những hành vi khác và dovậy làm tăng mức độ nặng/nghiêm trọng của bạo lực Sự kết hợp các hành vi bạolực cũng có những tác động về mặt tinh thần đối với phụ nữ Nhiều phụ nữ chia sẻrằng chồng của họ thường túm tóc hoặc ấn đầu để họ không thế chạy trốn được khi
bị đánh và người chồng thường bóp cố vợ không phải “chỉ để dọa”
Trong số những phụ nữ bị bạo lực thể xác, 25,9% đã từng bị thương tích Con
số này dao động từ mức thấp là 19% ở Đồng bằng sông Hồng đến mức cao là
34,4% ở Vùng Tây Nguyên.Đối với những phụ nữ chỉ bị bạo lực thể xác, tỷ lệ bịthương tích là 21,6%, trong khi con số này là 36,3% đối với phụ nữ bị bạo lực thểxác
Có 60% phụ nữ đã từng bị thương tích cho biết họ bị thương tích nhiều hơnmột lần và 17% bị thương tích nhiều hơn 5 lần Phụ nữ bị bạo lực nghiêm trọng ởnhiều hình thức khác nhau cũng cho biết họ bị thương tích nhiều hơn Ví dụ, trong
số những phụ nữ chỉ bị bạo lực thể xác thì tỷ lệ bị thương tích nhiều lần là 10,9%,trong khi đó, với những phụ nữ bị cả bạo lực tình dục và thể xác thì tỷ lệ bị thươngtích nhiều lần lên tới 26,8% [13, tr 7]
Tỷ lệ bị bạo lực thể xác do chồng gây ra trong đời được định nghĩa là tỷ lệ phụ
nữ từng kết hôn trả lời đã từng bị ít nhất một hành vi bạo lực thể xác do chồnghiện tại hoặc chồng cũ gây ra tại bất cứ thời điểm nào trong đời Tỷ lệ bạo lực hiệntại là tỷ lệ phụ nữ đã từng có chồng cho biết phải hứng chịu ít nhất một hành vi
Trang 25bạo lực thể xác xảy ra Tỷ lệ bị bạo lực trong đời do chồng gây ra đối với phụ nữViệt Nam là 31,5% và tỷ lệ này ở nông thông cao hơn so với thành thị (32,6% sovới 28,7%) Tỷ lệ bị bạo lực thể xác hiện tại của Việt Nam là 6,4% (nông thôn6,8% và thành thị là 5,6%) Tỷ lệ bạo lực thể xác trong đời do chồng gây ra tăngtheo tuổi, vấn đề này theo đúng dự kiến vì khi xác định tỷ lệ bạo lực trong đời,chúng ta xác định trải nghiệm mang tính tích lũy: bao gồm những trải nghiệm xảy
ra khi phụ nữ còn trẻ, ngay từ đầu khi có mối quan hệ cho đến thời điểm khảo sát.[13, tr 22]
Hành vi bạo lực thể xác mà phụ nữ thường gặp là tát hoặc ném vật gì đó vềphía họ Tỷ lệ hành vi bạo lực trong đời tại Việt Nam là 28,6% và tỷ lệ hiện tại củahành vi này là 5,3% Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam bị chồng đánh đấm trong đời là11,8% phụ nữ bị tát, xô hoặc đẩy (không có những hành vi nghiêm trọng hơn)được xếp vào nhóm bị bạo lực ở mức độ nhẹ và những người bị đấm, đá, kéo lêhoặc đe dọa bằng vũ khí được coi là bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng Con sốthống kê về mức độ bạo lực thể xác nặng hoặc nhẹ được dựa trên khả năng gâythương tích nhưng không có ý nghĩa gì về tác động của hành vi đối với cá nhânngười phụ nữ Nhìn chung, tỷ lệ phụ nữ trải nghiệm một hành vi cụ thế giảm bởi vìtính trầm trọng của hành vi tăng Tỷ lệ phần trăm phụ nữ bị dọa hoặc sử dụng daohoặc vũ khí và những người bị bóp cố hoặc làm bỏng một cách cố ý lần lượt là2,5% và 2,4% trong đời và 0,8% và 0,7% trong vòng 12 tháng trước khảo sát Tuynhiên, điểm nổi bật là trong những phụ nữ từng bị bạo lực thế xác, phần lớn trả lời
Trang 262 0
nhân, gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo lực gia đình thì
có 43,6% phụ nữ bị bạo hành về thể xác, 55,3% bị bạo hành về tinh thần, và 1,6%
bị bạo hành về tình dục Nhìn bên ngoài khó có thể phát hiện ra nhưng lại làm chophụ nữ đau khố về tâm lý, tình cảm Hay day nghiến, chì triết do phụ nữ khônglàm ra tiền mà phải phụ thuộc vào chồng, phụ nữ bị bắt làm việc để kiếm tiền chochồng đánh bạc Hình thức bạo lực này xuất phát từ sự phân công lao động bất họp
lý giữa nam và nữ trong gia đình Hiện nay ở nhiều nước, đặc biệt các nước ởPhương Đông vẫn tồn tại quan điểm cho rằng phục vụ vô điều kiện cho chồng connói riêng và nam giới nói chung Tư tưởng này xuất phát từ tư tưởng phụ quyềnđược phản ánh trong luật pháp thời phong kiến và chuyển thành phong tục tậpquán hòa quện vào đời sống xã hội từ hàng chục thế kỷ nay, như một dạng đạo đức
xã hội, một lối sống của nhân dân từ trong gia đình ra ngoài xã hội
Ở những cấp độ khác nhau, quan niệm này đã gán cho phụ nữ trách nhiệmchính rất nặng nề trong các công việc tái sản xuất ra sức lao động (nội trợ, chămsóc con cái và các thành viên trong gia đình) trong khi họ là người thực hiện chínhtái sản xuất sinh học ra con người(mang thai, sinh con, chăm sóc con cái cho đếnkhi trưởng thành) Có rất nhiều quan niệm sai lầm về vấn đề trên
Như vậy, có thế khắng định, bạo lực gia đình là sự phản ánh sự khủng hoảngtrong gia đình, bất đồng trong quan điểm, sa sút về tình cảm và cả sự suy thoái vềcác chuẩn mực đạo đức
1.3 Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phục tình
trạng bạo lực gia đình đối vói phụ nữ
1.3.1 Kết hợp giữa các cấp, các ngành, các tồ chức có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Vấn đề chống bạo lực phụ nữ trong gia đình, thực hiện bình đắng nam nữkhông phải là việc riêng của phụ nữ, cũng không phải là sự ban phát của xã hội đốivới phái yếu mà tất cả vì lợi ích chung, vì sự phát triến của con người và xã hội
Trang 27loài người Công cuộc xóa bỏ bạo lực là trách nhiệm của toàn Đảng, của nhà nước
và các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác Các cấp, các ngành và các tố chức cóliên quan đã phối hợp nhịp nhàng trong công tác
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Cụ thể như sau:
Các cấp ủy Đảng:
Đã ban hành các Chỉ thị, các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luậtcủa Nhà nước Đã thường xuyên nắm bắt được các vấn đề bức xúc của các tầnglớp phụ nữ để có hướng giải pháp, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của hộiviên phụ nữ
Đã tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông theo chuyên đề, chútrọng truyền thông trực tiếp đến các nhóm đối tượng Gắn công tác tuyên truyềngiáo dục với các hoạt động hỗ trợ can thiếp thay đối hành vi trong việc chăm lo,bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em
Đấy mạnh được công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ xây dựngngười phụ nữ Việt Nam sức khỏe, tri thức, có lối sống văn hóa đồng thời thực hiệntốt chức năng của một người vợ, người mẹ, người chị trong gia đình, nuôi conkhỏe, dạy con ngoan thành công dân có ích cho xã hội
Các cấp ủy đảng nhà nước đã quan tâm chỉ đạo đến công tác gia đình, đặcbiệt là vấn đề bạo lực gia đình Trong Hiến pháp, tại Văn bản Luật Hôn nhân vàGia đình đã đưa ra các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình Từ đó
mà mỗi công dân luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật về vấn đề gia đình
Trang 282 2
quy định và đặc biệt hon nữa là tham gia thực hiệntrợ giúp pháp lý cho đối tượngphụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình theo dự án của Cục trợ giúp pháp lý từnăm 2005-2009 và dự án “Thúc đẩy trách nhiệm xã hội nhằm phòng, chống bạolực giới”của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh
Hội liên hiệp phụ nữ:
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh bắc ninh chỉ đạo hội phụ nữ cơ sở phối hợp với cácban ngành, đoàn thế tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nữ thực hiệnLuật Hôn nhân và Gia đình, luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực giađình và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến gia đình Đông thờichỉ đạo hội phụ nữ cơ sở tiếp tục triển khai và thực hiện tốt chỉ thị 49/CT-TW củaBan Bí thư trung ương Đảng về “Xây dựng gia đình trong thời kì công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước” gắn với phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập,lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
Hội phụ nữ cơ sở đã tổ chức các buổi sinh hoạt để giải quyết các vấn đề khókhăn và bấp cập trong gia đình để từ đó kiến nghị hoặc nhờ các cấp chính quyềngiải quyết
1.3.2 Thực hiện đồng bộ các chính sách đế khắc phục tình trạng bạo lực
nữ sẽ được giảm dần về hầu hết các gia đình có thu nhập tăng lên
Kinh tế phát triển các dịch vụ gia đình, chăm sóc trẻ em sẽ giúp phụ nữ cónhiều thời gian chăm sóc con cái, thu dọn nhà cửa Từ đó, họ sẽ có nhiều thời giannâng cao trình độ văn hóa, nâng cao thu nhập
Trang 29Để phát triến kinh tế hộ gia đình, úy ban nhân dân tỉnh phải chỉ đạo cácngành, các cấp đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hành động gắn với mục tiêu,chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh, thực hiện lồng gép với nhiệm vụ pháttriển kinh tế hàng năm của địa phương Không những thế, tỉnh cần phải có nhữngchính sách hỗ trợ người dân vay vốn lãi suất thấp, có những buổi tổ chức huấnluyện về kinh nghiệm làm giàu, phổ biến kiến thức chăn nuôi, tròng trọt
Chính sách có trách nhiệm giới:
Đảng ta đã khẳng định: Quan điểm giải phóng phụ nữ phải được thể chế hóatrong hệ thống pháp luật, chế độ chính sách của Đảng và nhà nước Ngay từ khimới thành lập, cùng với ban hành nhiều bản hiến pháp, pháp luật Nhà nước ta đãsớm đề cập đến quyền bình đẳng của phụ nữ Trong kế hoạch hành động vì sự tiến
bộ của phụ nữ Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011: “Thực hiện lồng ghép các yếu tốgiới vào toàn bộ hệ thống pháp luật nhà nước, vào các khâu hoạch định và thực thichính sách phát triển các chương trình, dự án, kế hoạch công tác ở mọi ngành, mọicấp từ nay đến năm 2011” [5;tr 28]
Chính sách cho công tác nghiên cứu khoa học về phụ nữ:
Công tác nghiên cún khoa học về phụ nữ đã được nhiều quốc gia trên thế giớiquan tâm Người ta nghiên cứu về phụ nữ với ý nghĩa đòi quyền bình đắng chophụ nữ Trong quá trình đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để cungcấp những luận chứng khoa học cho các ban ngành trong tỉnh, nhằm hoạch địnhcác chủ trương chính sách về phụ nữ
Chính sách đối với người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
Theo quy định tại Khoản 5 điều 6 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
“Người trực tiếp tham gia phồng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì đượckhen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế
độ theo quy định của pháp luật”
Như vậy, chúng ta thấy được Nhà nước ta đã có nhưng chính sách ưu đãi đốivới những người có thành tích trong công tác phòng chống bạo lực gia đình Từ đó
Trang 302 4
khuyến khích mọi người dân tham gia phòng chống bạo lực gia đình với số lượngngày càng đông đảo
1.3.3 Thực hiện giáo dục ý thức cho mọi thành viên trong gia đình đối với tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Thay đổi nhận thức và thái độ của nam giới về quan hệ giới, phải chỉ cho mọingười thấy được nguồn gốc của bạo lực với phụ nữ để từ đó thay đổi nhận thứccủa họ, dẫn đến thay đổi hành vi cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặcbiệt phải làm sai cho nhận thức đó chuyển thành hành vi, thái độ về bình đắng đốivới phụ nữ
Đe thay đổi nhận thức sai của người chồng, mỗi người phụ nữ phải đấu tranhchống lại những phong tục tập quán lạc hậu, áp bức, coi thường, tói buộc bản thânmình Đó là những đức tính tốt với người phụ nữ song không thế biến nó thànhchiếc bóng mờ của người khác, mất đi tính độc lập, tự chủ, sáng tạo Tất cả nhữngđiều đó khi nhận thức sai chỉ làm cho phụ nữ lệ thuộc vào chồng
Cần tập trung vào việc nâng cao kiến thức về bình đẳng phụ nữ, bạo lực giađình để mọi người thấy được thực trạng của nó tăng với nhiều biếu hiện đa dạng.Cán bộ tuyên truyền cần chỉ rõ nguyên nhân tình trạng trên là từ đâu, mỗi ngườicần làm gì để xóa bỏ triệt để và khi đã xóa bỏ thì sẽ đem lại lợi ích cho gia đình và
xã hội
Bên cạnh đó, lực lượng tuyên truyền cần xác định tuyên truyền là để tất cảmọi người thấy được chống bạo lực trong gia đình nhằm mang lại công bằng, bìnhđẳng cho phụ nữ Đó là lối sống văn hóa đạo đức nhân văn mà xã hội đang hướngtới Không còn bạo lực gia đình, phụ nữ được giải phóng, được phát triển thì họ sẽ
có một cơ hội hòa nhập và tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách tựtin và bình đẳng
Cần tạo lên nhiều nhóm nam giới tham gia phòng, chống bạo lực gia đình đểtạo thành phong trào chung trong các địa phương, đồng thời tuyên truyền những
Trang 31tấm gương đi đầu trong phong trào này Phần lớn bạo lực gia đình là do người đànông gây ra, vì vậy, chỉ có họ mới là người ngăn chặn được tệ nạn này “chỉ cónhững người thắt lút mới là người tháo được lút”.
Không những thế, người phụ nữ là nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình phảitìm kiếm dịch vụ tư vấn Các trung tâm tư vấn này có thế giúp người phụ nữ liên
hệ với các cơ quan pháp luật, nếu người phụ nữ quyết định thì họ sẽ thông báotrường hợp của mình cho cảnh sát hoặc các nhà chức trách có liên quan
Phải khắng định rằng gia đình và thành viên gia đình đóng một vai trò rấtquan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình Bất cứ thành viên nàotrong gia đình cũng có thể có hành vi bạo lực gia đình: con mắng cha, vợ chì chiếtchồng, mẹ chồng ruồng rẫy con dâu, anh em tranh chấp tài sản dẫn đến đánhnhau đồng thời, chính họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ đề cập dưới một khía cạnh là người chứng kiến bạolực gia đình Cùng chung sống dưới một mái nhà, họ là người chịu tác động trựctiếp của hành vi, có khả năng phát hiện nhanh chóng cũng như tìm hiểu nguyênnhân, diễn biến, mức độ của hành vi bạo lực; họ cũng là người có khả năng thànhcông trong việc giáo dục, thuyết phục người có hành vi bạo lực thay đổi hành vibởi hai bên có sự hiểu biết nhau, có mối quan hệ thân thiết nhau
Tuy nhiên, trên thực tế đã cho thấy nhiều trường họp các thành viên kháctrong gia đình đã tiếp tay cho hành vi bạo lực như: mẹ xúi con trai “giáo dục” vợbằng nắm đấm; ông bà yêu cầu phải nghiêm khắc dạy dỗ cháu Những hành độngnày phần nhiều không xuất phát từ ý xấu mà chỉ do quan niệm khác nhau của mỗingười, nhưng lại tác động rất lớn đến người thực hiện hành vi bạo lực
Chính vậy pháp luật đã quy định gia đình và các thành viên gia đình phải cónhững trách nhiệm, phải có sự chủ động nhất định trong phòng, chống bạo lực giađình: giáo dục, nhắc nhở, hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên, ngăn chặn người
có hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân Đây là những việc họ hoàn toàn có khả
Trang 322 6
năng thực hiện, còn việc có thực hiện hay không, thực hiện như thế nào thì lại phụthuộc vào mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh Pháp luật không quy định đây
là nghĩa vụ mà chỉ là trách nhiệm của gia đình và các thành viên Tuy nhiên, nếu
có những hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình thì họ phải chịutrách nhiệm theo quy định của pháp luật
Với tâm lý, truyền thống, thói quen của người Việt, thì vấn đề xung đột haymâu thuẫn giữa cha mẹ chồng với con dâu thì được xã hội chấp nhận và khá phổbiến Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hành động “dạy bảo” con cái xuất pháttù’ cái quan niệm gọi là “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”
và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập,chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửachữa; hay coi việc mạ sát, trách móc là động lực để chúng phấn đấu Trên thực tếchúng ta đều có thế nhận thấy, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý củangười Việt và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay,khi những chuấn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thếgiới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ Đặc biệt, là nhữngtrường hợp bạo lực giữa gia đình chồng với con dâu vượt ra ngoài phạm vi giáodục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc
Chương 2
THựC TRẠNG BẠO Lực GIA ĐÌNH ĐỔI VỚI PHỤ NỮ Ở
BẮCNINHTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ 2.1 Điều kỉện địa lỷ tự nhiên và điều kiện kỉnh tế - xã hội ở Bắc Ninh có ảnh hưởng tớỉ tình trạng bạo lực gia đình
2.1.1 Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh
Vị trí địa lý:
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Bắc Giang, phíaĐông và Đông Nam giáp Hải Dương, Tây và Tây Nam giáp Hà Nội và Hưng Yên