đoàn thể, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ và ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở tình Bắc Ninh
46 6
• Vấn đề chống bạo lực phụ nữ trong gia đình, thực hiện bình đẳng nam nữ không phải là việc riêng của phụ nữ, cũng không phải là sự ban phát của xã hội đối với phái yếu mà tất cả vì lợi ích chung, vì sự phát triển của con người và xã hội loài người. Công cuộc xóa bỏ bạo lực là trách nhiệm của toàn Đảng, của nhà nước và các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác. Các cấp ủy Đảng phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho các cấp hội được thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Nhà nước cần phải xây dựng các chính sách liên quan đến phụ nữ. Các đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế xã hội, chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Muốn biến quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về bình đẳng giới thành hiện thực thì trước hết phải thông qua vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể. Cụ thế là:
•Các cấp ủy - Đảng: Phải có biện pháp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục đế nâng cao hơn sự hiếu biết và ý thức trách nhiệm về bình đẳng giới trong gia đình. Các cấp Đảng cũng phải thường xuyên chỉ đạo hoạt động của chính quyền của các cấp hội phụ nữ tạo điều kiện để hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, úy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đưa ra
những mục tiêu cụ thể về phòng, chống bạo lực gia đình như sau: thứ nhất là đến
cuối năm 2012, có 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh lập sổ theo dõi thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện nghiêm túc công tác thống
kê, lưu trữ báo cáo thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình;thứ hai là đến năm
2015, có ít nhất 60% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có mô hình phòng,
chống bạo lực gia đình; thứ ba là đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 60% thôn, làng,
khu phố có địa chỉ tin cậy tại cộng đongựhứ tư là đến năm 2015, có ít nhất 30% cơ
sở y tế cấp xã trên địa bàn tỉnh trở thành nơi tạm lánh và nơi tư vấn, điều trị riêng cho nạn nhân bạo lực gia đình.
•Không những thế ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh còn đưa ra các giải pháp nhằm phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới:
•Một ỉà, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình các cấp. Lồng ghép ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình trong Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp. Bổ sung nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình của ban chỉ đạo: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo; Chỉ đạo các hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình; Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đinh tại cơ sở; Xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở, điều chỉnh các hoạt động phù họp với sự thay đối của tình hình.
•Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đỉnh. Truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục được thực hiện hàng năm. Trong đó, tập trung trọng điểm vào dịp Ngày gia đình Việt Nam (28/6) và Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ (25/11).
•Hình thức tuyên truyền:
•+ Tố chức các chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình;
•+ Truyền thông trực tiếp đến hộ gia đình, đến địa bàn thôn, làng, khu phố
(tuyên truyền miệng, tờ rơi, tờ gấp...);
•+ Phát huy hình thức sân khấu hóa (tổ chức hội thi, hội diễn, mít tinh...)
•+ Lồng ghép nội dung về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình vào
hoạt động của “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong các buối họp, sinh hoạt của thôn, làng, khu phố, của đoàn thế.
•+ Thông tin trên hệ thống loa truyền thanh của cấp xã.
48 8
•+ Treo băng zôn tuyên truyền các thông điệp về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tại các trung tâm, các trục đường lớn trên địa bàn dân cư;
•+ Đưa tiêu chí phòng, chống bạo lực gia đình vào tiêu chí bình xét các danh
hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng (khu phố) văn hóa”...
•Ba là,xảy dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và cơ sở hỗ trợ, tư vấn nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở y tế cấp xã. Hình thức và mục đích hoạt động của địa chỉ tin cậy: Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là nơi cá nhân, tổ chức có uy tín, có khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư khi nạn nhân có yêu cầu được giúp đỡ, được tạm lánh. Tùy theo điều kiện và khả năng thực tế, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân và thông báo cho UBND cấp xã biết.
•Bốn là, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống bạo lực gia đình cho các lực lượng tại cộng đồng. Đối tượng ưu tiên tập huấn: Cán bộ, công chức văn hóa xã hội, tư pháp, nhân viên y tế ở cấp xã; cán bộ của úy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở cấp xã; tổ viên của tổ hòa giải; địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.
•Nội dung tập huấn:
- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình;
- Các nội dung cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; hôn
nhân và gia đình và bình đẳng giới;
- Kỹ năng sơ cứu nạn nhân bạo lực gia đình.
- Nội dung, phương pháp và kỹ năng chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình. - Phương pháp báo cáo, thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Các kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn,
tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
- Nội dung, phương pháp, kỹ năng tư vấn và các kỹ năng hòa giải mâu thuẫn,
•Năm là,theo dõi, thống kê, báo cáo thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh. Thu thập, xử lý thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Thông tư 23/2011/TT- BVHTTDL ngày 30.12.2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Thông tin về bạo lực gia đình được theo dõi, thống kê tại các xã, phường, thị trấn. Định kỳ báo cáo số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình về cơ quan cấp trên theo quý, năm.Trên cơ sở thông tin cơ bản về thực trạng bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh và biến động qua từng thời kỳ, làm cơ sở hoạch định chính sách phục vụ quản lý nhà nước về gia đình và xác định phương hướng, giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình.
•Sáu là, dành kinh phí cho các hoạt phòng, chống bạo lực gia đình của địa phương
- Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch này, ngành Văn hóa, Thế thao và Du lịch
phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể có liên quan xây dựng dự trù kinh phí cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình;
- Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường,
thị trấn căn cứ dự trù kinh phí của ngành văn hóa, thể thao và du lịch cùng cấp bố trí nguồn ngân sách đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp đề ra trong kế hoạch.
•Các cấp chính quyền:
•Cần xây dựng chương trình nghiên cứu và phổ biến kịp thời pháp luật,
chính sách có liên quan đến phụ nữ. Bên cạnh đó, các đoàn thế nhân dân và các tổ chức xã hội phối hợp với hội phụ nữ tổ chức bồi dưỡng tuyên truyền, động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các phong trào, hoạt động cách mạng, chăm lo đời sống, giải quyết và bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Đặc biệt là phát huy vai trò Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh và ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.
50 0
•Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh: Các cấp hội cần chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền về chuyên đề phòng chống bạo lực với phụ nữ. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tuyên truyền với mọi tầng lóp nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng trong toàn tỉnh về bình đắng giới. Vận động chị em thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Tổ chức các buổi phổ biến pháp luật để chị em nâng cao nhận thức về luật hôn nhân gia đình, luật dân sự...
• cần tập trung đẩy mạnh công tác tham mưu với Đảng thực hiện Nghị quyết
số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước” và đẩy mạnh thực hiện Luật Bình đẳng giới; xây dựng chương trình hành động và phối hợp với các ngành, đoàn thế hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên, đoàn viên tại địa phương. Tham mưu xây dựng thí điếm mô hình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng theo Luật phòng chống bạo lực gia đình; thành lập mô hình nhà tạm lánh để bảo vệ phụ nữ; đồng thời đề xuất với chính quyền áp dụng hình thức xử phạt đối với những trường hợp xãy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng gây nguy hại cho phụ nữ.
• Hội cần cùng cố, kiện toàn các cấp hội không ngừng tuyên truyền vận động
phụ nữ có ý thức trách nhiệm tham gia học tập bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao trình độ văn hóa chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đế đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Ngoài ra phụ nữ cần phát huy vai trò của mình vì sự tiến vộ của phụ nữ.
• Mặc dù chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến song ngay từ khi thành
lập, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng mục tiêu giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền, bình đẳng. Điều này được thể hiện rõ trong các chính sách, văn bản pháp luật đặc biệt là Luật hôn nhân và gia đình nhưng hiện tượng đánh đập, ngược đãi phụ nữ và trẻ em vẫn không ngừng gia tăng.
• Vì vậy, các cơ quan tư pháp cần tăng cường giáo dục pháp luật cho mọi
Chính quyền địa phương nơi người dân sinh sống cần được trang bị các kỹ năng làm việc cụ thể khi có bạo lực xảy ra, bao gồm công tác cứu giúp nạn nhân và con cái họ, giáo dục trừng trị kẻ phạm tội, nhanh chóng ổn định trật tự an ninh xã hội...
• Đặc biệt, pháp luật cần có hình thức trừng trị nghiêm minh đối với những
kẻ gây ra hành vi bạo lực. Nhưng trước khi chờ sự can thiệp của luật pháp, nạn nhân bị bạo lực hãy tự cứu mình bằng giải pháp kiên quyến không sống chung với kẻ vũ phu và kêu gọi sự bảo vệ, giúp đỡ của các cơ quan thực thi pháp luật.