Thực hiện giáo dục ý thức cho mọi thành viên tronggia đình đối với tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 28)

với tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ

• Thay đổi nhận thức và thái độ của nam giới về quan hệ giới, phải chỉ cho

mọi người thấy được nguồn gốc của bạo lực với phụ nữ để từ đó thay đổi nhận thức của họ, dẫn đến thay đổi hành vi. cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt phải làm sai cho nhận thức đó chuyển thành hành vi, thái độ về bình đắng đối với phụ nữ.

• Đe thay đổi nhận thức sai của người chồng, mỗi người phụ nữ phải đấu

tranh chống lại những phong tục tập quán lạc hậu, áp bức, coi thường, tói buộc bản thân mình. Đó là những đức tính tốt với người phụ nữ song không thế biến nó

28 8

thành chiếc bóng mờ của người khác, mất đi tính độc lập, tự chủ, sáng tạo. Tất cả những điều đó khi nhận thức sai chỉ làm cho phụ nữ lệ thuộc vào chồng.

• Cần tập trung vào việc nâng cao kiến thức về bình đẳng phụ nữ, bạo lực gia

đình để mọi người thấy được thực trạng của nó tăng với nhiều biếu hiện đa dạng. Cán bộ tuyên truyền cần chỉ rõ nguyên nhân tình trạng trên là từ đâu, mỗi người cần làm gì để xóa bỏ triệt để và khi đã xóa bỏ thì sẽ đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội.

• Bên cạnh đó, lực lượng tuyên truyền cần xác định tuyên truyền là để tất cả

mọi người thấy được chống bạo lực trong gia đình nhằm mang lại công bằng, bình đẳng cho phụ nữ. Đó là lối sống văn hóa đạo đức nhân văn mà xã hội đang hướng tới. Không còn bạo lực gia đình, phụ nữ được giải phóng, được phát triển thì họ sẽ có một cơ hội hòa nhập và tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách tự tin và bình đẳng.

• Cần tạo lên nhiều nhóm nam giới tham gia phòng, chống bạo lực gia đình

để tạo thành phong trào chung trong các địa phương, đồng thời tuyên truyền những tấm gương đi đầu trong phong trào này. Phần lớn bạo lực gia đình là do người đàn ông gây ra, vì vậy, chỉ có họ mới là người ngăn chặn được tệ nạn này “chỉ có những người thắt lút mới là người tháo được lút”.

• Không những thế, người phụ nữ là nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình

phải tìm kiếm dịch vụ tư vấn. Các trung tâm tư vấn này có thế giúp người phụ nữ liên hệ với các cơ quan pháp luật, nếu người phụ nữ quyết định thì họ sẽ thông báo trường hợp của mình cho cảnh sát hoặc các nhà chức trách có liên quan.

• Phải khắng định rằng gia đình và thành viên gia đình đóng một vai trò rất

quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng có thể có hành vi bạo lực gia đình: con mắng cha, vợ chì chiết chồng, mẹ chồng ruồng rẫy con dâu, anh em tranh chấp tài sản dẫn đến đánh nhau...đồng thời, chính họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ đề cập dưới một khía cạnh là người chứng kiến bạo lực gia đình. Cùng chung sống dưới một mái nhà, họ là người chịu tác động trực tiếp của hành vi, có khả năng phát hiện nhanh chóng cũng như tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, mức độ của hành vi bạo lực; họ cũng là người có khả năng thành công trong việc giáo dục, thuyết phục người có hành vi bạo lực thay đổi hành vi bởi hai bên có sự hiểu biết nhau, có mối quan hệ thân thiết nhau...

• Tuy nhiên, trên thực tế đã cho thấy nhiều trường họp các thành viên khác

trong gia đình đã tiếp tay cho hành vi bạo lực như: mẹ xúi con trai “giáo dục” vợ bằng nắm đấm; ông bà yêu cầu phải nghiêm khắc dạy dỗ cháu...Những hành động này phần nhiều không xuất phát từ ý xấu mà chỉ do quan niệm khác nhau của mỗi người, nhưng lại tác động rất lớn đến người thực hiện hành vi bạo lực.

• Chính vậy pháp luật đã quy định gia đình và các thành viên gia đình phải

có những trách nhiệm, phải có sự chủ động nhất định trong phòng, chống bạo lực gia đình: giáo dục, nhắc nhở, hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên, ngăn chặn người có hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân...Đây là những việc họ hoàn toàn có khả năng thực hiện, còn việc có thực hiện hay không, thực hiện như thế nào thì lại phụ thuộc vào mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh. Pháp luật không quy định đây là nghĩa vụ mà chỉ là trách nhiệm của gia đình và các thành viên. Tuy nhiên, nếu có những hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình thì họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

• Với tâm lý, truyền thống, thói quen của người Việt, thì vấn đề xung đột hay

mâu thuẫn giữa cha mẹ chồng với con dâu thì được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hành động “dạy bảo” con cái xuất phát tù’ cái quan niệm gọi là “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạ sát, trách móc là động lực để chúng phấn đấu. Trên thực tế

30 0

chúng ta đều có thế nhận thấy, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuấn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực giữa gia đình chồng với con dâu vượt ra ngoài phạm vi giáo dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Chương 2

THựC TRẠNG BẠO Lực GIA ĐÌNH ĐỔI VỚI PHỤ NỮ Ở

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w