Bạo lực tinh thần

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 39)

• Bạo lực tinh thần là những hành vi xúc phạm tâm lý, tình cảm, tinh thần

người khác. Được biểu hiện dưới các dạng: nhìn bên ngoài rất khó phát hiện nhưng làm cho phụ nữ khổ sở về tâm lý, tinh thần, hay đay nghiến, chì chiết do phụ nữ không làm ra tiền cho chồng, lúc vợ có lỗi lầm thì chửi bới vợ hoặc sỉ nhục vợ...

• Bạo lực về tinh thần: diễn ra một cách âm thầm, chủ yếu dùng ngôn ngữ

thậm tệ để chiết dạy, dày vò tinh thần. Đây được coi là hình thức bạo lực gây ra sự sa sút nghiêm trọng trong tinh thần chị em phụ nữ, đây được coi là hành vi bạo lực tinh vi nhất hiện nay. Nhìn bên ngoài khó có thể phát hiện ra nhưng lại làm cho phụ nữ đau khổ về tâm lý, tình cảm. Hay day nghiến, chì triết do phụ nữ không làm ra tiền mà phải phụ thuộc vào chồng, phụ nữ bị bắt làm việc để kiếm tiền cho

chồng đánh bạc. Hình thức bạo lực này xuất phát từ sự phân công lao động bất họp lý giữa nam và nữ trong gia đình. Hiện nay ở nhiều nước, đặc biệt các nước ở Phương Đông vẫn tồn tại quan điểm cho rằng phục vụ vô điều kiện cho chồng con nói riêng và nam giới nói chung. Tư tưởng này xuất phát từ tư tưởng phụ quyền được phản ánh trong luật pháp thời phong kiến và chuyển thành phong tục tập quán hòa quện vào đời sống xã hội từ hàng chục thế kỷ nay, như một dạng đạo đức xã hội, một lối sống của nhân dân từ trong gia đình ra ngoài xã hội.

• Ở những cấp độ khác nhau, quan niệm này đã gán cho phụ nữ trách nhiệm

chính rất nặng nề trong các công việc tái sản xuất ra sức lao động (nội trợ, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình) trong khi họ là người thực hiện chính tái sản xuất sinh học ra con người (mang thai, sinh con, chăm sóc con cái cho đến khi trưởng thành). Có rất nhiều quan niệm sai lầm về vấn đề trên.

• Trong tống kết tình trạng bạo lực tỉnh Bắc Ninh từ năm 2008-2012 cho

thấy: Trong số 189 gia đình nữ công nhân được điều tra thì hầu như không có một người phụ nữ nào nhàn hạ hơn chồng, 79,39% các bà vợ phải nấu ăn (trong khi chồng làm 15,8%); 76,19% phải giặt (chồng làm 11,6%); 76,1% phải dạy con (chồng làm 21,1%). Trong khi đó phụ nữ vẫn là người kiếm tiền nhiều hơn chồng (66,13%). [13; tr 25]. Tống số giờ làm việc của phụ nữ khoản từ 10-12 giờ/ ngày. Nhưng trên thực tế hiện nay thì hầu như không có gì thay đổi về thực trạng này. Những con số này nằm trong thực tại của cả nước.

• Hình thức bạo lực về tinh thần thường hay xảy ra với những cặp vợ chồng

trí thức, trong gia đình chồng hoặc vợ làm ra nhiều tiền và một người bị lép vế.

• Như trong trường họp của vợ chồng chị Thư, anh Nguyên. Đeu là những

người thành đạt, giàu có và có những đứa con ngoan. Người ngoài nhìn vào ai cũng ước mơ. Nhưng thực ra bên trong cuộc sống vợ chồng của họ thì lại rất buồn. Vì là thời sinh viên chị đã yêu lầm một người mà đánh mất sự trong trắng trước khi lấy anh Nguyên. Và thế là ngay từ những ngày đầu tiên làm vợ cho đến khi chị tâm sự cùng Câu Lạc Bộ “Lắng nghe tâm sự của bạn” thì chị mới cho biết: “Đã gần

40 0

năm năm em sống trong sự khinh mạt của chồng em, chúng em là vợ chồng chỉ như là trách nhiệm. Khi làm xong trách nhiệm thì mỗi người quay một hướng. Không ai can thiệp vào chuyện riêng tư của ai hết. Tiền nuôi con và sinh hoạt mỗi người chịu một nửa”

• Thật là đáng khinh khi anh Nguyên là một người có học thức, thành đạt lại

dùng chính những lời nói sâu cay đế bạo lực tinh thần với người vợ như vậy.

• Lại kế đến chuyện của chị Lâm phương Ninh Xá - TP Bắc Ninh. Chị cho

biết ngày chưa lấy chồng chị cũng có một công việc ốn định. Nhưng khi lấy chồng, chồng chị bảo một mình anh ấy lo việc kinh tế là đủ. Chị ở nhà làm việc nội trợ. Nhưng được thời gian không lâu thì thấy anh ấy dần thay đổi thái độ với chị. Ban đầu thì nói khéo nhưng sau thì không nể nang gì nữa nói chị ăn hại, ăn bám, “chả làm được gì lại còn lên giọng dạy đời... Nhiều hôm anh có ăn uống về muôn chị có nhắc khéo thì anh lại đùng đùng tức giận chì chiết chị không thương tiếc.

• Tình trạng này còn tồi tệ hơn với một số chị em gặp phải các ông bố, bà mẹ

chồng khắc nghiệt, phong kiến. Họ thường luôn chiều con trai, cháu trai và coi con dâu như một dạng “người ở không công”. Họ quan niệm mọi việc trong nhà là nàng dâu phải quán xuyến. Những sự day dứt tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy thực chất đã đè nặng lên cuộc đời người phụ nữ Việt Nam nói chung và nhiều phụ nữ Bắc Ninh nói riêng.

• Thực trạng bạo lực tinh thần nêu trên rất nguy hiếm vì nó đã vắt kiệt sức

lực, trí tuệ của người phụ nữ. Nó sẽ mãi mãi đấy người phụ nữ vào sự cách biệt với nam giới trong lao động, trong hưởng thụ và nuôi dưỡng tính ích kỷ của họ, làm cho văn hóa, đời sống gia đình ngày càng xuống cấp tiềm ẩn nhiều nhân tố của tệ nạn xã hội.

2.3. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình đối vói phụ nữ tỉnh Bắc Ninh

• Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Bắc Ninh. Nhưng trước hết ta nên tìm hiểu một số nguyên nhân chính sau:

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc khắc phục tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 39)