... triến du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn từ quy luật phủ định phủ định 2.2.2 L Thành tựu Nhìn từ quy luật phủ định phủ định, thấy việc phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương. .. GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Sự VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH • • • • • CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC PHÁT TRIẺN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH) HIỆN NAY KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC •... quy luật phủ định cuả phủ định Triết học du lịch sinh thái mối quan hệ du lịch sinh thái với Vườn quốc gia Đánh giá tiềm trạng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương Đe xuất định
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
PHAN THỊ LIÊN
Trang 2KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Ngưòi hưóng dẫn khoa học TS Vi Thái Lang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và đặc biệt là Giảng viên - TS.
Vi Thái Lang, người hướng dẫn khoa học.
Đồng thời, tồi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ thuộc Trungtâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Vườn quốc gia Cúc Phương đã tạomọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các tư liệu cần thiết cùng với những kiến thứcthực tế quý báu giúp tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóaluận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự đóng góp của thầy
cô cùng các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Phan Thị Liên
Trang 4Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Giảng viên - TS Vi Thái Lang, tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với bất kỳ chương trình nghiên cứu nào của các tác giả
Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Phan Thị Liên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ cơ BẢN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 8
1.1 Lý luận chung về quy luật phủ định của phủ định 8
1.2 Một số vấn đề cơ bản về du lịch sinh thái 13
Chương 2 THựC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA 27
CÚC PHƯƠNG NHÌN TỪ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 27
2.1 Tổng quan về Vườn quốc gia Cúc Phương 27
2.2 Thực trạng phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn tò quy luật phủ định của phủ định 29
Chương 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA cúc PHƯƠNG NHÌN TỪ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 53
3.1 Một số định hướng phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương 53 3.2 Một số giải pháp cho việc phát triền du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
Trang 6Cúc Phương 54KẾT LUẬN 62TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
MỞ ĐÀU
1 Lí do chọn đề tài
Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành dulịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn về vấn
đề môi trường Du lịch sinh thái không còn tồn tại như một khái niệm hay một đề tài
đế suy ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu Ở rất nhiều nước trên thếgiới, vấn đề phát triển du lịch sinh thái rất được chính phủ quan tâm và tạo điều kiệncho loại hình du lịch này phát triến
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thế trong lĩnh vực bảo tồn và pháttriến bền vững Ớ Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo
vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biếnnhững nơi đó thành điếm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái
tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương Ecuađo sử dụngkhoản thu nhập tù’ du lịch sinh thái tại đảo Galápagó đế giúp duy trì toàn bộ mạnglưới Vườn quốc gia Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả
để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngàycàng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái Hay Chính phủ Ba Lancũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đã thiết lập một số vùngthiên nhiên và du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và
Trang 7phát triền du lịch quốc gia Tại úc và Niuzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều
có thế xếp vào hạng du lịch sinh thái Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng caotrong nền kinh tế của cả hai nước
Bên cạnh đó, con người ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên nhưtìm về YỚi cội rễ, cho nên đã lựa chọn loại hình du lịch sinh thái Nhung việc khaithác loại hình này là một thách thức, cũng như cần hiếu sao cho đúng, để hành độngđúng cũng có quá nhiều vấn đề phải bàn Vậy du lịch sinh thái là gì? Hiện có rấtnhiều cách hiếu khác nhau Tuy nhiên, soi chiếu vào năm đặc điếm khái niệm của
du lịch sinh thái mà Tô chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đúc kết, thì đây là loạihình du lịch đòi hởi những ý nghĩa về bảo tồn, giáo dục và đóng góp cho địaphương ở mức độ cao hơn của loại hình du lịch thiên nhiên (nature tourism - loạihình du lịch với động cơ chính là quan sát và đề cao thiên nhiên) đơn thuần
Du lịch sinh thái, theo đúng nghĩa của nó, không chỉ đáp ứng yêu cầu của mọikhách du lịch mà còn dành cho những người thật sự lấy giá trị sinh thái làm mục
tiêu của chuyến đi Không chỉ đơn giản là “thưởng thức thiên nhiên ” một cách
thiếu ý thức, mà đòi hỏi con người phải biết tôn trọng, học hỏi và gìn giữ thiênnhiên Qua đó, có những hành động cụ thế đế bảo tồn thiên nhiên và văn hóa củangười dân, đem lại lợi ích kinh tế - văn hóa - xã hội cho cộng đồng địa phương Khi
đó, con người được thưởng thức, thu nhận được những bài học sâu sắc về thiênnhiên, con người và hệ sinh thái
Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóacộng đồng, sự phát triến du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh
Trang 8tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng nhưcộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa -nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn Ngoài ra, du lịch sinhthái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua cáchoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.
Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị bảo tồn thiên nhiên được thành lập sớmnhất ở Việt Nam Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinhthái, các giá trị về văn hóa lịch sử, tò lâu Cúc Phương đã trở thành điếm du lịch sinhthái hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế
Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến thăm Vườn quốc giaCúc Phương là rất lớn và được đánh giá là một trong những Vườn quốc gia có sốlượng khách đến vào loại cao nhất ở Việt Nam Mức độ tập trung du khách ngàycàng cao đã làm nảy sinh nhiều bất cập trong mối quan hệ giữa hoạt động du lịch,công tác bảo tồn và người dân địa phương Vì vậy mà việc nghiên cún phát triến dulịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc phương một cách toàn diện, có hệ thống nhằmđảm bảo việc mở rộng các hoạt động dịch vụ du lịch đế đáp ứng nhu cầu của dukhách đồng thời phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích với cộng đồngđịa phương là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, mặt khác, là một sinh viênchuyên ngành triết học và đồng thời cũng là một người con của mảnh đất Ninh
Bình, đã khiến tôi lựa chọn đề tài “Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào
việc phát tríến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc phương (tính Ninh Bình) hiện
Trang 9nay ” đế làm đề tài khóa luận của mình Hy vọng trong quá trình tìm hiêu và nghiên
cứu, cá nhân tôi sẽ trang bị được cho mình những kiến thức và hiếu biết sâu sắc về
du lịch sinh thái đồng thời cũng mong muốn góp thêm một phần công sức nhỏ bévào việc thúc đấy sự phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia này
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hoạt động phát triển du lịch sinh thái của Vưòn quốc gia Cúc phương cũngđược nhiều người quan tâm nghiên cún, tìm hiếu, đề cập đến và coi đó như mộtđiến hình đế cho các Vườn quốc gia, khu bảo tồn khác trong cả nước học tập và rútkinh nghiệm Có thế kế đến một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biêu như:
- Lê Thu Hương (2007), Xây dựng mỏ hình du lịch vì người nghèo tại Vườn
quốc gia Cúc Phương, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Luận văn đã tiến hành khảo sát về: tài nguyên du lịch,
hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn nhân lực, vaitrò của cộng đồng dân cư địa phương, kết qủa hoạt động kinh doanh du lịch củaVườn quốc gia Cúc Phương từ năm 2002 - 2006, từ đó xác định được vai trò và sựtham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Tiến hành xây dựng mô hình tố hợp
du lịch nhằm xóa đói giảm nghèo: cấu trúc tố hợp, nguồn nhân lực, đầu tư các hạngmục chủ yếu và nguồn vốn đầu tư, hoạt động, quan hệ giữa tố hợp du lịch và côngtác quảng cáo, nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề du lịch vì người nghèo tại Vườnquốc gia Cúc Phương
- Trương Văn Đạo (2008), Xác định giả trị tài nguyên du lịch của Vườn
quốc gia Cúc phương bằng phương pháp TCM và CVM, Luận văn Thạc sĩ Du lịch
Trang 10học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Luận văn đã trình bày quátrình hình thành, phát triển và nội dung của phương pháp chi phí du lịch (TCM) vàphương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Tìm hiếu các điều kiện tự nhiên, tàinguyên du lịch tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch nhân văn; cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực du lịch; hiện trạng khai thác
và bảo tồn các tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương Từ đó, xác địnhgiá trị du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương bằng cách áp dụng phương pháp chiphí du lịch kết họp với phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
- Trần Đức Thắng (2008), Phát triển du lịch sinh thải nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn quốc gia Củc Phương,
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Luậnvăn đã khảo sát các điều kiện phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia CúcPhương về tài nguyên du lịch, hoạt động tổ chức phục vụ du lịch Khảo sát, phântích thực trạng du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương và đánh giá chất lượng cuộcsống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương Kiến nghị một
số giải pháp phát triến du lịch sinh thái cụ thể bao gồm: nâng cao thu nhập củangười dân; cải thiện các điều kiện y tế; nâng cấp điều kiện giáo dục; đảm bảo anninh trật tự và an toàn xã hội; nâng cao đời sống giải trí, tinh thần của người dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn quốcgia Cúc Phương
Ngoài ra, còn có hàng trăm bài báo, cuốn sách đề cập, giới thiệu về tiềm năng
du lịch và các điếm tham quan, các sản phấm du lịch như khám phá thiên nhiên
Trang 11hoang dã, thăm bản Mường, tìm hiếu các giá trị khảo cố ở Vườn quốc gia CúcPhương rất hấp dẫn.
Song nhìn chung, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, thế hiệntính thời sự, đánh giá hoạt động du lịch dưới góc độ du lịch sinh thái (đảm bảo giáodục môi trường, hỗ trợ công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương) ở Vườn quốc giaCúc Phương vẫn còn là một khoảng trống
Bên cạnh đó, hầu như chưa có ai để tâm nghiên cứu đề tài này duới góc độcủa triết học Cho nên đây chính là lí do đế tác giả khóa luận nghiên cứu thực hiện
đề tài: “Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triến du lịch sinh
nghiên cứu và các sách báo kể trên sẽ là những nguồn tư liệu tham khảo rất đángquý, giúp tác giả làm nên sự thành công của đề tài này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún
3.1 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng mình sẽ đóng góp được một phầntiếng nói cũng như trí tuệ, giúp đặt thêm những viên gạch nhỏ xây dựng nền tảngcho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Ninh Bình nói riêng, từ đóxác định hướng khai thác hợp lý, kết hợp phát triến kinh tế với việc bảo vệ môitrường tự nhiên, phát triến du lịch bền vừng
Góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của Vườn quốc gia Cúc Phương đối vớikhách du lịch trong nước và quốc tế Đấy mạnh phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bìnhnói chung và Vườn quốc gia Cúc Phương nói riêng
Trang 12Bên cạnh đó, nghiên cún này cũng nhằm mục đích tìm kiếm những địnhhướng phù họp nhất và các giải pháp thật hiệu quả cho việc phát triến du lịch sinhthái với mong muốn áp dụng vào thực tế tại Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh NinhBình) làm một mẫu điển hình trong ngành du lịch.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan cơ sở lý luận về quy luật phủ định cuả phủ định trong Triết học và
về du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với các Vườn quốc gia
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc giaCúc Phương
Đe xuất những định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm khái thác hợp lýtiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cúc Phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cửu
Do thời gian và kinh phí có hạn, về mặt không gian, đề tài chỉ tập trungnghiên cún trong phạm vi lãnh thố Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình)
về nội dung, đề tài chì tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thựctrạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) trên
sự vận dụng của quy luật phủ định của phủ định đế có những giải pháp thật hiệu quảcho sự phát triển của loại hình du lịch này
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đe tài này được thực hiện trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, phương phápduy vật biện chúng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học khác: tống họp, phân tích,
Trang 13Từ các phương pháp nghiên cứu đã được xác định và lựa chọn, đề tài nàyđược tư duy và viết theo hướng kết họp đồng thời hai phương pháp diễn dịch và quynạp nhằm tạo sự hài hòa, chặt chẽ và logic cho các luận điểm được trình bày.
6 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Ý nghĩa đầu tiên của khóa luận này chính là dưói góc độ của triết học, theocách nhìn và sự vận dụng của quy luật phủ định của phủ định, tù’ đó đưa ra cái nhìnmới mẻ và đúng đắn hơn về loại hình du lịch sinh thái, đặc biệt đó lại là một trongnhững ngành đóng góp GDP khá lớn cho nền kinh tế Việt Nam
Ngoài ra, đề tài này đã xác định được những tiêu chí nhằm đánh giá một cáchtoàn diện tiềm năng du lịch sinh thái của một vườn quốc gia, cụ thế đó là Vườnquốc gia Cúc Phương Trên cở sở đó, có thế xây dựng Vườn quốc gia Cúc Phươngthành một mẫu hình lý tưởng cho sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái nóichung trong cả nước, góp phần thúc đấy loại hình này vươn tầm quốc tế
Ket quả nghiên cún khóa luận là một nguồn tài liệu đáng tin cậy, đặc biệt hơn
là nó được tiếp cận dưới góc độ của triết học, của sự vận dụng quy luật phủ định củaphủ định cho việc quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia CúcPhương (tỉnh Ninh Bình) vào thực tế hơn, và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đángquý cho những ai quan tâm nghiên cứu về vấn đề du lịch nói chung và du lịch sinhthái nói riêng
Bên cạnh đó, phát triến du lịch sinh thái sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác bảotồn tại Vườn quốc gia, nâng cao đời sống tốt đẹp, độc đáo của đồng bào dân tộc
Trang 147 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì khóa luận bao gồm 3chương, 6 tiết
Chưoìig 1
CO SỎ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀ MỘT SỐ VÁN ĐÈ cơ BẲN VÈ DU LỊCH SINH THÁI
1.1 Lý luận chung về quy luật phủ định của phủ định
1.1.1.Khái niệm phủ định và phủ định biện chúng trong Triết học Mác- Lênin 1.1.1.1 Khái niệm phủ định
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh,phát triển và diệt vong Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới Sự thay thế đógọi là phủ định
- Quan điếm siêu hình: Do dựa trên quan điểm không thừa nhận sự vật tồntại trong mối liên hệ phố biến, không thừa nhận nguồn gốc sự phát trien bên trongcủa sự vật và hiện tượng Cho nên, khi nhìn nhận sự phát triến không có gì mới,không thay đối về chất chỉ lặp lại hình thức cũng hoặc phủ định sạch tron; như diệtmột con sâu, nghiền một cái hạt, hoặc xóa bỏ không có gì mới
- Quan điếm chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo: Thế giới khách quan là do sựsáng tạo của Thượng đế, không có sự phát triền, nếu có sự phát triển thì theo sự biếnđổi nói chung, là sự thay cũ đổi mới tạo nên sự vận động của sự vật
Trang 15- Quan điếm triết học Mác: Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sựvật khác trong quá trình vận động phát triển Thực chất sự phủ định là sự biến đốinói chung, là sự thay đối cái cũ đối mới tạo nên sự vận động của sự vật.
1.1.1.2 Khải niệm phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng đế chỉ sự phủ định tự thân, sựphát trien tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộhon sự vật cũ
1.1.2 Đặc trưng của phủ định biện chứng
1.1.2.1 Tính khách quan
Phủ định biện chứng mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ địnhnằm ngay trong bản thân sự vật Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫnbên trong sự vật Nhờ việc giải quyết các mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vìthế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động vàphát triên của sự vật Đương nhiên, môi sự vật có phương thức phủ định riêng tùythuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng Điều đó có nghĩa, phủ địnhbiện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người Con người chỉ có thếtác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sỏ' nắmvững quy luật phát triến của sự vật
Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng là kết quả của
sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàntoàn cái cũ Cái mới chỉ có thế ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự phát triển tiếp
Trang 16tục của cái cũ trên cơ sở gạt bở những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ vàchọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bô sungnhững mặt mới phù hợp với hiện thực Sự phát trien chang qua chỉ là sự biến đốitrong giai đoạn sau, bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước
và bô sung thêm những mặt mới phù họp với hiện thực
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt,mặt tích cực và chỉ phủ định lại những cái lạc hậu, cái tiêu cực Do đó, phủ địnhđồng thời cũng là khẳng định
Những điều kiện phân tích trên cho thấy, phủ định biện chúng không chỉ là
sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật
cũ với sự vật mới, giữa sự khắng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực Phủđịnh biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát tríen
1.1.3 Nội dung cua quy luật phủ định của phủ định
Sự vật ra đời và tồn tại đã khắng định chính nó Trong quá trình vận động của
sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ địnhbiện chúng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong
đó có những nhân tố tích cực được giữ lại Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ địnhbởi sự vật mới khác Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song khôngphải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bố sung những nhân tố mới và chỉ bảotồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát triền tiếp tục của nó Sau khi sựphủ định hai lần phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành mộtchu kỳ phát triên
Trang 17Ph.Ảngghen đã đưa ra một thí dụ đế hiếu về quá trình phủ định này: “Hãy lấy ví dụ hai hạt đại mạch Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xay
ra, nấu chín và đem làm bia, rồi tiêu dùng đi Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ âm, đối với nó sẽ diên ra một sự biến hóa riêng, nó nảy mầm, hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cải cây do nó đẻ ra, đấy ỉà sự phủ định của hạt đại mạch Nhưng cuộc sống bình thường của cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt đại mạch mới và khi hạt đại mạch đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định Kết quả của sự phủ định này ỉà chủng ta lại cỏ hạt đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần ”[11; tr 193]
Ví dụ trên cho thấy, từ sự khắng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây ỉủa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những
hạt thóc mới phủ định cây lủa), sự vật dường như quay trở lại sự khắng định ban đầu (hạt thóc), nhung trên cơ sở cao hơn (so lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượỉĩg hạt thóc cũng sẽ thay đôi).
Sự phát triển biện chúng thông qua nhũng lần phủ định như trên là sự thốngnhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bố sung thêm những nhân tố tích cực mới Dovậy, thông qua nhũng lần phủ định biện chứng sự vật sẽ ngày càng phát trien
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tống hợp tất
cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong
Trang 18những lần phủ định tiếp theo Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủđịnh của phủ định có nội dung toàn diện hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quảcủa sự phủ định lần thứ nhất.
Ket quả của sự phủ định của phủ định là điếm kết thúc của một chu kỳ pháttrien và cũng là điếm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo
Trong hiện thực, một chu kỳ phát trien của sự vật cụ thế có thế bao gồm sốlượng các lần phủ định nhiều hơn hai Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vậttrải qua ba, bốn, năm lần phủ định, mới hoàn thành một chu kỳ phát triên Theo
V.I.Lênin: “Từ khăng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến “sự thống nhất ” với
cái bị khăng định, - không có cái đó, phép biện chứng trở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi” [9; tr.246] Nói cách khác, sự
vật phải trải qua từ hai lần phủ định trở lên mới hoàn thành một chu kỳ phát trien.Điều đó phụ thuộc vào từng sự vật cụ thể Chẳng hạn:
Vòng đòi của con tằm: “trứng- tằm- nhộng- ngài- trứng” Ớ đây vòng đời
của tằm trải qua bốn lần phủ định
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật
- xu hướng phát triền Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng,
mà theo đường “xoáy ốc” V.I.Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát
trien hình như diên lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định ”); sự phát trien có thê nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng ” [9; tr.65].
Trang 19Sự phát trien theo đường “xoáy ốc” là sự biếu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc
trưng của quá trinh phát trien biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính
tiến lên Mỗi vòng của đường “xoáy ốc” dường như thế hiện sự lặp lại, nhưng cao
hơn, thế hiện trình độ cao hơn của sự phát triển
Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau
từ dưới lên của các vòng trong đường “xoáy ốc
Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bảncủa quy luật phủ định của phủ định như sau:
Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cải khăng định và cải phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát trien; nỏ bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bô sung thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát trien đi theo đường “xoáy ắc”.
Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ănghghen đã viết: " phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phô biên và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát trien của tự nhiên, của lịch sử
và của tư duy” [11; tr.200].
1.1.4 Ỷ nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu về quy luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý nghĩaphương pháp luận sau:
Thứ nhất, quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn
về xu hướng phát triển của sự vật Qúa trình phát triển của sự bất kỳ sự vật nàocũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong
Trang 20đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳtrước.
Ở mỗi chu kỳ phát triển của sự vật có những đặc điểm riêng biệt Do đó,chúng ta phải hiếu những đặc điếm đó đế có cách tác động phù họp với yêu cầu pháttriển
Thứ hai, theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện
cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đò'i từ cái cũ trên
cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, trong hoạt động củamình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạchtrơn
Thứ ba, trong giới tự nhiên cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong xã
hội cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người Chính vì thế,trong hoạt động của mình con người phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ cái mới.Khi mới ra đời, cái mói luôn còn yếu ớt, ít ỏi, vì vậy, phải tạo điều kiện cho nóchiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó
1.2 Một số vấn đề CO’ bản về du lịch sinh thái
1.2.1 Quan niệm về du lịch sinh
thái ].2.1.1 Khái niệm du lịch
Cùng với sự phát triên của du lịch, khái niệm du lịch được hiêu theo nhiềucách khác nhau, tùy theo góc độ xem xét
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) năm 1993: “Du lịch được hiêu là tỏng họp các môi quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
Trang 21nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cả nhân hay tập thê ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ ” [1; tr.7].
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhung các nhànghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiêncứu khác nhau
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khíacạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo định nghĩa này, du lịch đượcxem ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch
Thứ hai, du lịch là một ngành kỉnh doanh tống hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiếu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ
đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hừunghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệuquả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khấu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Theonghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế
Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động cỏ liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
Trang 22đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiếu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ” [1; tr.8].
Tóm lại, dù nhìn ở góc độ nào thì cái gốc của du lịch vẫn là tìm đến nhữngkhông gian, địa điềm khác với nơi cư trú thường xuyên của mình để hưởng thụ cácgiá trị vật chất cũng như tinh thần trong một khoảng thời gian nhất định
/.2.7.2 Khái niệm du lịch sinh thải
Du lịch sinh thái là một lĩnh vực đặc biệt của du lịch nói chung, nó được đặctrưng bởi một xu thế rất rõ ràng là tạo nên và thỏa mãn sự khát khao đến với thiênnhiên Qua những chuyến đi, khách du lịch được tiếp xúc với thiên nhiên, thưởngthức thiên nhiên bằng những phương tiện quan sát giản đơn hay những nghiên cứu
có tính hệ thống, đồng thời du lịch sinh thái là sự khai thác tiềm năng du lịch chobảo tồn và phát triến; là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh thái, văn hóa
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái được đưa ra xuấtphát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau
Tại Diễn đàn Du lịch sinh thái Nam úc (1993), Allen đã đưa ra định nghĩa sau: “Du lịch sinh thải phân biệt với các loại hình du ỉịch dựa vào thiên nhiên hay
du lịch giáo dục khảc ở chô nó cỏ mức độ giảo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dân viên có trình độ Du lịch sinh thải bao hàm một phần đáng kế sự giao tiếp mạnh mẽ của con người, mà nếu được giáo dục sẽ làm biến chuyên khách du lịch thành những người tích cực bảo vệ môi trường Hoạt động du lịch sinh thải sẽ làm giảm đến mức toi thiếu các tác động của khách du lịch đoi với môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng
Trang 23địa phương và đặc biệt sẽ đóng góp về tài chính cho các nô lực bảo tồn ’ ' [1; tr.
138].
Tố chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IƯCN) định nghĩa: “Du lịch sinh thái
là loại hình du lịch tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đoi nguyên sơ đế thưởng thức và hiếu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trung vãn hóa - quả khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiếu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát trỉến kỉnh tế - xã hội của nhân dãn địa phương ” [1; tr 138].
Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecotourism Society) cũng đưa ra định nghĩa tương tự về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thải là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, nơi có môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được bảo đảm ” [1; tr 138].
Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cún của các nhà khoa học quốc tế, Hộithảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái (Hà
Nội, tháng 9/1999) đưa ra một định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái cho Việt Nam như sau: “Di/ lịch sinh thái là một ỉoại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tỉnh giáo dục môi trường và đóng góp cho các nô lực bảo tồn
và phát trỉến bền vững với sự tham gia tích cực của cộng động địa phương [1; tr.l39].
Như vậy, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và vănhóa bản địa, bao hàm các yếu tố bền vững như mang tính giáo dục môi trường, hỗtrợ bảo tồn và cộng đồng cư dân địa phương
Trang 241.2.1.3 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thải.
Mọi hoạt động du lịch nói chung là du lịch sinh thái nói riêng đều được thựchiện dựa trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử docon người tạo nên và có sự kết họp của các dich vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.Dựa vào những yếu tố đó để hình thành nên sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vuichơi, nghỉ dưỡng khám phá của khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội
Du lịch sinh thái là một dạng hoạt động của du lịch nói chung vậy nó cũng bao hàmnhững đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung bao gồm:
- Tính đa ngành, thế hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch (sự
hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên; các giá trị lịch sử, văn hóa; cơ sở hạ tầng và cácdịch vụ kèm theo, ) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiềungành kinh tế khác nhau thông qua các sản phấm dịch vụ cung cấp cho khách dulịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa, )
- Tính đa thành phần, biếu hiện ở những lợi ích đa dạng trong thành phần
khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tố chứcchính phủ và phi chính phủ, các tố chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch
- Tính đa mục tiêu, biếu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch
và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế
và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội
- Tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thế cácđiếm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau
Trang 25- Tính mùa vụ, biếu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thế hiện rõ nhất ở loại hình du lịch nghỉ biến,thế thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuốituần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sảnphẩm du lịch)
- Tính chi phí, biếu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các du khách là
hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền
- Tính xã hội hóa, biếu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã
hội tham gia có thế trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch
Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành du lịch, thì du lịch sinh thái cũnghàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:
- Tính giáo dục cao về môi trường, du lịch sinh thái hướng con người tiếp cậngần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạngsinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động du lịch gây nên những áplực lớn đối với môi trường, và du lịch sinh thái được coi là chìa khóa nhằm cân bằnggiữa mục tiêu phát triến du lịch và bảo vệ môi trường
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học, hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tàinguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành nên những ý thức bảo vệ cácnguồn tài nguyên thiên nhiên đó cũng như thúc đấy các hoạt động bảo tồn, bảo đảmyêu cầu phát triển bền vững
Trang 26- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, sự tham gia của cộng
đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục các du khách bảo vệ cácnguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơnnữa giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân sở tại.Điều này cũng tác động ngược trở lại một cách tích cực với hoạt động bảo tồn tàinguyên du lịch sinh thái
ỉ.2.1.4 Những nguyên tăc cơ bản của du lịch sinh thải
Hoạt động du lịch sinh thái phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Giáo dục nâng cao hiểu biết cho khách du lịch về môi trường tự nhiên, qua
đó tạo ý thức tham gia của du khách vào nỗ lực bảo tồn
- Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tựnhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của vùng, của quốc gia,
- Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng động địa phương
- Khách du lịch được hòa nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn nhưngphải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hòa nhập
- Lượng khách du lịch luôn được điều hòa ở mức vừa phải để đảm bảo chokhông gian, môi trường không bị quá tải (tức là không vượt quá giới hạn tối đa vềsức chứa của điểm du lịch)
- Phát triển du lịch sinh thái phải phù họp với nguyên tắc tích cực về môitrường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tựnhiên, không được làm tốn hại đến tài nguyên môi trường
Trang 27- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đấy
sự công nhận của giá trị này
- Khi tố chức du lịch sinh thái phải luôn đặt các nguyên tắc về môi trườngsinh thái lên hàng đầu Điều đó có nghĩa là làm cho mọi người khách du lịch sinhthái chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó hơn là làmbiến đối môi trường cho sự thuận tiện cá nhân
- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hòa cho tất cả các bên liên quan (lợi ích vềbảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, lợi ích của địa phương, cộng đồng dân cư, cơ quanbảo tồn, các đơn vị kinh doanh du lịch)
- Du lịch sinh thái phải đem lại cho khách du lịch những trải nghiệm đượchòa đồng vào tự nhiên, làm tăng sự hiểu biết vào tự nhiên, tránh xu hướng khai thácquá mức thiên nhiên đế phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh hoặc mục đích tăngcường thể trạng cơ thể
- Người hướng dẫn và các thành viên tham gia du lịch sinh thái phải có sựchuấn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiếu biết nhận thức cao về môitrường sinh thái
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đon vị tham gia vào
du lịch sinh thái (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hãng lữ hành vàkhách du lịch trước, trong và sau chuyến đi)
1.2.1.5 Ỷ nghĩa của phát triến du lịch sinh thải
Phát triền du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị của tàinguyên du lịch sinh thái kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo rasức hấp dẫn về tài nguyên du lịch sinh thái bằng các sản phấm du lịch có sức cạnh
Trang 28tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội Sự phát triển du lịchsinh thái có vai trò vô cùng to lớn.
Thứ nhất, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường.
Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau Môi trường làcác thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua pháttriên du lịch sinh thái sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng
Du lịch sinh thái được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nângcao chất lượng môi trường tự nhiên, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức củatoàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái dễ bị tốn thương, khắc phục nhữngtài nguyên đang bị hủy hoại
Phát triển du lịch sinh thái đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì du lịch sinhthái tồn tại gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điến hình Du lịchsinh thái được xem là công cụ bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động du lịchsinh thái được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiếu được các tác độngtiêu cực đến đa dạnh sinh học Sở dĩ như vậy, là vì bản chất của du lịch sinh thái làloại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có
hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên
Bên cạnh đó, việc phát triến du lịch sinh thái còn đặt ra yêu cầu đồng thờikhuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí đế nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảotồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân thông qua các dự án bảo vệmôi trường, ngoài ra, du lịch sinh thái còn tạo cơ hội đế du khách ủng hộ tích cựctrong việc bảo tồn tài nguyên môi trường
Trang 29Du lịch sinh thái còn tạo ra động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môitrường và duy trì hệ sinh thái Người dân khi nhận được lợi ích từ các hoạt động dulịch sinh thái, họ có thế hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ cácđiểm tham quan.
Không chỉ dừng lại ở đó, du lịch sinh thái còn khuyến khích cải thiện cơ sở
hạ tầng địa phương bao gồm: đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử líchất thải, thông tin liên lạc, nhò’ đó mà ngày càng thu hút khách du lịch và cảithiện môi trường địa phương
Như vậy, phát triến du lịch sinh thái ngoài việc thỏa mãn những nhu cầumong đợi của du khách nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi
trường và là “bí quyết để phát triển bền vững
Thứ hai, du lịch sinh thái với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội.
Việc phát triến du lịch sinh thái tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm chonhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái phát triển làm thay đối cách sử dụng nguồn tài nguyêntruyền thống, thay đối cơ cấu sản xuất, thúc đấy phát triển kinh tế quốc dân dựa trên
cơ sở tài nguyên và nội lực của mình Phát triển du lịch sinh thái góp phần cải thiệnđáng kế đời sống văn hóa xã hội của nhân dân Du lịch sinh thái tạo điều kiện đấymạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người dân địa phương, góp phần làmcho đời sống văn hóa - xã hội nhũng vùng này ngày càng trở nên sôi động hơn, vănminh hơn Du lịch sinh thái phát triền tốt, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng cao đượctăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Trang 30Tuy nhiên, về mặt người dân bản địa dù duới hình thức nào khi thương mạihóa thì văn hóa của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen
có thế tốt và cũng có thế tiêu cực Du lịch sinh thái sẽ góp phần hạn chế tối thiềumặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phươngkhi tham gia vào hành trình du lịch sinh thái
- Thứ ba, du lịch sinh thái góp phần tăng GDP.
Du lịch là một ngành kinh doanh sinh lợi hơn bất kỳ một ngành kinh tế nàokhác Lọi nhuận hàng năm mang lại cho các quốc gia này hàng trăm triệu USD.Theo số liệu điều tra của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới thì du lịch sinhthái chiếm khoảng 20% thị phần du lịch thế giới, ước tính du lịch sinh thái đangtăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình tò 10 - 30% Sự đóng góp kinh tế của
du lịch sinh thái không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mang đến khu vực mà điềuquan tâm là lượng tiền đọng lại ở khu vực mà nhờ đó tạo ra được những tác độngnhân bội Theo ước lượng chung là không đến 10% số tiền tiêu của du khách đượcnằm lại ở cộng đồng gần điểm du lịch sinh thái vì phần lớn kinh phí được sử dụngcho tiếp thị và đi lại trước khi du khách đến điểm du lịch
1.2.2 Vấn đề phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
1.2.2.1 Khải niệm Vườn quốc gia
Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo,
có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loại
Trang 31động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sựkhai thác của con người.
Theo Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg ngày 11/1/2001 và Quyết định số186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về Quychế quản lý ròng thì Vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trêncác tiêu chí sau:
- Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngậpnước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác định lập đế bảo tồn một hay nhiều hệsinh thái đặc trung hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị ít tác động rất ít từbên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp
- Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồnrừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch
- Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về hệ sinh tháiđặc trưng, về các loại động vật, thực vật đặc hữu, về diện tích tự nhiên của vườn và
tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thố cư so với diện tích tự nhiên của vườn
Năm 1966, Việt Nam có Vườn quốc gia đầu tiên, đó chính là Vườn quốc giaCúc Phương thuộc địa bàn ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình Hiện nay,Việt Nam có khoảng 30 Vườn quốc gia với tống diện tích các vườn quốc gia khoảng10.350.74 km2 (trong đó có 620,10 km2 là mặt biến), chiếm khoảng 2,93% diện tíchlãnh thổ đất liền
Vườn quốc gia thường được quy hoạch thành các phân khu chức năng baogồm:
Trang 32- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, là khu vực được bảo tồn nguyên vẹn, đượcquản lý, bảo vệ chặt chẽ đế theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng.
- Phân khu phục hồi sinh thái, là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ đểrừng phục hồi, tái sinh tự nhiên
- Phân khu hành chính - dịch vụ, là địa điểm xây dựng trụ sở làm việc củaVườn, đồng thời là nơi tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng đế phục vụcông tác quản lý dịch vụ du lịch và nghiên cứu khoa học
Ngoài ra, còn bao gồm các vùng đệm, là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất
có mặt nước nằm liền kề với Vườn quốc gia, bao gồm toàn bộ hoặc một phần của
xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới Vườn quốc gia, có tác dụng ngăn chặn hoặcgiảm nhẹ sự xâm hại đến Vườn quốc gia
1.2.2.2 Khả năng hấp dãn du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Vườn quốc
gia và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm trong sử dụng
đế đầu tư cho sự phát triển du lịch vì sự phong phú của tụ1 nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan đẹp Chúng được coi là nền tảng cho sự phát triến du lịch sinh thái và mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội
Một trong những yếu tố thúc đấy việc thành lập Vườn quốc gia chính là tạo
cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên Do đó, nhiều quốc gia
đã quyết định thành lập Vườn quốc gia và khu bảo tồn
Yeu tố khiến một Vườn quốc gia hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫnkhách du lịch bao gồm:
- Vị trí ở gần sân bay quốc tế hay trung tâm du lịch lớn
Trang 33- Khả năng đến du khu vực tham quan thuận lợi.
- Đặc điếm sinh thái tự’ nhiên: đa dạng, các loại quý hiếm, điến hình, sự hấpdẫn và khả năng đế quan sát chúng (thường xuyên hay mang tính mùa vụ), sự antoàn khi quan sát
- Các yếu tố hấp dẫn khác như: bãi biến, sông, hồ nước với các thiết bị giảitrí, thác nước hoặc bế bơi và các loại giá trị khác
- Các yếu tố văn hóa - xã hội địa phương hấp dẫn khách
- Mức độ bảo đảm các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác
- Mức độ khác biệt so với các khu du lịch khác
- Mức độ gần hay xa các điếm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của điếm này với
du khách và khả năng kết hợp tham quan
Trong xu hướng du lịch hiện nay, khách du lịch sinh thái thường tìm đếnnhững vùng có đặc điếm tự nhiên và văn hóa khác biệt, những khu tự nhiên chưa bịkhám phá hoặc mới ở giai đoạn đầu của sự khai thác cho du lịch Vì vậy, một khu
du lịch tự nhiên hay một Vườn quốc gia sẽ có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịchkhi có nhiều yếu tố trên kết họp
Có thế nói, tiềm năng du lịch của một Vườn quốc gia có thế bị lu mờ hayđược phát huy tùy thuộc vào khả năng khai thác, quản lý của các nhà quy hoạch,điều hành du lịch trong việc phối hợp với các nhà quản lý Vườn quốc gia và cộngđồng địa phương Việc phối họp không chặt chẽ giừa các bên liên quan sẽ dẫn đếntình trạng phát triển du lịch thiếu sự giám sát, quản lý thận trọng, có thế nảy sinh
Trang 34những tác động tiêu cực đến môi trường của khu tự nhiên và dẫn đến việc phá hủychính nguồn tài nguyên mà du lịch phụ thuộc vào.
1.2.2.3 Lợi ích du lịch mang lại cho Vườn quốc gia
Có thể khái quát một số lợi ích tù’ du lịch như sau:
- Tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ Vườn quốc gia.Nghĩa là lợi ích hai chiều được hình thành khi du lịch hoạt động trong các Vườnquốc gia
- Du lịch sinh thái có khả năng mang lại nguồn thu nhập lớn cho Vườn quốcgia Tuy nhiên, mục tiêu chính của du lịch sinh thái không phải là lợi ích kinh tếthuần túy mà là khả năng của nó trong việc góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiênđẹp, tính đa dạng của các hệ sinh thái, thế giới động vật phong phú và các nền vănhóa dân tộc đặc sắc
- Du lịch tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiếubiết về môi trường thiên nhiên, từ đó có những nhận thức tích cực trong bảo tồn tàinguyên và môi trường
- Thúc đấy sự phát trien của các khu vực lân cận nhờ sản phấm từ nôngnghiệp và thủ công
- Khuyến khích mở rộng vùng đất giáp ranh, tạo điều kiện duy trì độ chephủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường
Trang 35- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và qua đó nâng cao thunhập của họ nhờ sự tham gia của họ trong hoạt động du lịch, từ đó giảm bớt sức éplên môi trường tại Vườn quốc gia.
1.2.2.4 Tác động tiêu cực cỏ thế nảy sinh từ du lịch ở các Vườn quốc gia
Tác động tiêu cực lên các khu tự nhiên được bảo vệ có thế phân ra làm hailoại trực tiếp và gián tiếp Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách,còn tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ liên quan đến hoạt động dulịch Cụ thế tác động như sau:
- Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản: do hoạt động leonúi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá làm kỷ niệm
- Tác động lên thố nhưỡng: do hoạt động đi bộ, cắm trại, bãi đỗ xe gây ảnhhưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật
- Tác động vào nguồn tài nguyên nước: tập trung số đông du khách du lịch
sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nước Việc xử lý chất thải khôngtriệt để và hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm chất lượng nguồn nước của khách
du lịch và vùng lân cận
- Tác động lên hệ thực vật: do hoạt động du lịch giải trí có thể tạo ra tácđộng đến thực vật như bẻ cành, giẫm đạp, thải khí tò phương tiện giao thông, làmđường, bãi đỗ xe, công trình dịch vụ
Trang 36- Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồn của khách, củaphương tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ, thay đối diễn biến sinh hoạt và địabàn cư trú, sinh sống của chúng.
Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thế gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vậthoang dã Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ động vật của du khách dẫn đếnviệc săn lùng, buôn bán làm giảm đáng kế số lượng quần thế động vật và cuối cùng
là thay đối cấu trúc hệ sinh thái ban đầu
Du lịch sinh thái là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và cũngkhông tránh khỏi tác động tiêu cực Tuy nhiên, du lịch sinh thái có khả năng giảmthiểu những tác động tiêu cực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn, nếu được vận hànhđảm bảo các nguyên tắc của nó
Chu'0'ng 2 THựC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
NHÌN TỪ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
2.1 Tổng quan về Vườn quốc gia Cúc Phưcmg
2.1.1 Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiênnhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới ba khu vực Tây Bắc, châuthố sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa.Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng
Trang 37mưa nhiệt đới Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện
và bảo tồn tại đây Đây cũng là Vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam
Vườn quốc gia Cúc Phương là nơi mang giá trị lịch sử và đồng thời là mộtđịa điếm khảo cố Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đãđược phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bàng vỏ sò, dụng cụ saynghiền, trong một số hang động ở đây chúng tỏ con người đã từng sinh sống tạikhu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước
Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và đượcthành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000hécta đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam
Quyết định số 18/QĐ - LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trườngCúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương
Quyết định số 333/QĐ - LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng
và trách nhiệm của Ban quản lý rừng
Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khurừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam với phân hạngquản lý là Vườn quốc gia diện tích 25.000 hécta Luận chứng kinh tế - kỹ thuật củaVườn quốc gia được phê duyệt ngày 9 tháng 5 năm 1988 theo Quyết định số139/CT Trong luận chứng, ranh giới của Vườn đã được xác định lại và tống diệntích được đưa ra là 22.200 hécta, bao gồm 11.350 hécta thuộc địa giới tỉnh NinhBình, 5.850 hécta thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 hécta thuộc địa giới tỉnhHòa Bình
Trang 38Theo Quyết định số 1738/QĐ - TCLN ngày 2 tháng 8 năm 2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn về việc phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và
phát triến bền vững Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2010 - 2020”, thì tông
diện tích của Vườn được xác định là 22.408,2 hécta chia thành ba phân khu chứcnăng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 16.744,6 hécta
- Phân khu phục hồi sinh thái: 4.065,2 hécta
- Phân khu dịch vụ - hành chính: 1.599,0 hécta
Hiện nay, Vườn quốc gia Cúc Phương là cơ sở trực thuộc Tống cục Lâmnghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý Trụ sở của Vườn đượcđặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
2.1.2 Vai trò của Vườn quốc gia Cúc Phương đối vói việc phát triến du lịch sinh thái
Nằm trong bốn loại của hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, Cúc Phương được xếp vào loại thứ hai: Vườn quốc gia “là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch
Vưòn quốc gia Cúc phương được thành lập với ba chức năng cơ bản sau:
- Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hóa
- Nghiên cứu khoa học và phục vụ khoa học
- Tổ chức dịch vụ tham quan du lịch
Trang 39Đe thực hiện các chức năng trên, luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã xác địnhcác nhiệm vụ cụ thế của Vườn quốc gia Cúc Phương như sau:
- Quản lý, bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của Vườn,mọi giá trị tài nguyên văn hóa, lịch sử, khảo cố, các cảnh quan có giá trị thẩm mỹđặc biệt, phục hồi những khu vực đã bị tác động hoặc tàn phá
- Tố chức điều tra, nghiên cún khoa học, thực nghiệm phục vụ công tácbảo vệ, phục hồi, quản lý khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý
- Đảm nhiệm làm tốt dịch vụ du lịch sinh thái trên cơ sở tôn trọng luật lệ.Nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của Vườn quốc gia, tạo điều kiện chomọi người tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của Vườn quốc gia,nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
2.2 Thực trạng phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn từ quỵ luật phủ định của phủ định
2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát tríên du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Trang 40Yên Thủy và Lạc Son (thuộc tỉnh Hòa Bình) Tọa độ rừng: tò 20°14 tới 20°24 vĩbắc, 105°29 tới 105°44 kinh đông.
Vườn quốc gia Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội 120 kilômét về hướng TâyNam theo đường ô tô, nằm không xa đường quốc lộ chính và chỉ cách quốc lộ 1A
35 kilômét, có đường giao thông ra vào dễ dàng tạo điều kiện thu hút khách thamquan Hon nữa, do vị trí nằm gần thủ đô Hà Nội, là một trung tâm kinh tế - xã hộicuả cả nước nên có thế thu hút nguồn khách từ Hà Nội và
các vùng lân cận thực hiện chuyến tham quan Cúc Phương khá tiện lợi với thời giantrong ngày
Cúc Phương lại nằm trong quần thể du lịch Ninh Bình nối tiếng của cả nướcvới các điếm du lịch hấp dẫn như: cố đô Hoa Lư là kinh đô của Nhà nước phongkiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam đầu thế kỷ thứ X; nhà thờ PhátDiệm - công trình văn hóa tôn giáo kết họp hài hòa kiến trúc phương Đông và
phương Tây; khu thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động được mệnh danh là “Nam thiên
đệ nhị động”
Với mật độ điểm du lịch cao và hấp dẫn, đường giao thông đến Ninh Bìnhthuận lợi về cả đường thủy và đường bộ, có đường quốc lộ số 1 và đường sắt xuyênViệt chạy qua nên khả năng thu hút khách du lịch của Ninh Bình là rất lớn Khoảngcách giữa các điếm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình là ngắn, đi lại dễ dàng và việc kếthợp giữa các tour du lịch là khá thuận tiện, nên đã làm tăng khả năng thu hút khách
du lịch đến với Cúc Phương, đặc biệt là nguồn khách từ Hà Nội và các vùng lân cận
♦♦♦ về điều kiện tự nhiên