Thực trạng phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn từ quỵ luật phủ định của phủ định

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia cúc phương (tỉnh ninh bình) hiện nay (Trang 32 - 46)

Phương nhìn từ quỵ luật phủ định của phủ định

2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát tríên du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương

2.2.1.1. Thuận lợi ♦> về vị trí địa lý

Cách biển Đông 60 kilômét theo đường chim bay về phía tây, khu rừng nguyên sinh Cúc Phương nối lên như một “ốc đảo xanh” giữa đồng bằng của bốn huyện: Nho Quan (thuộc tỉnh Ninh Bình), Thạch Thành (thuộc tỉnh Thanh

32 2

Hóa), Yên Thủy và Lạc Son (thuộc tỉnh Hòa Bình). Tọa độ rừng: tò 20°14 tới 20°24 vĩ bắc, 105°29 tới 105°44 kinh đông.

Vườn quốc gia Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội 120 kilômét về hướng Tây Nam theo đường ô tô, nằm không xa đường quốc lộ chính và chỉ cách quốc lộ 1A 35 kilômét, có đường giao thông ra vào dễ dàng tạo điều kiện thu hút khách tham quan. Hon nữa, do vị trí nằm gần thủ đô Hà Nội, là một trung tâm kinh tế - xã hội cuả cả nước nên có thế thu hút nguồn khách từ Hà Nội và các vùng lân cận thực hiện chuyến tham quan Cúc Phương khá tiện lợi với thời gian trong ngày.

Cúc Phương lại nằm trong quần thể du lịch Ninh Bình nối tiếng của cả nước với các điếm du lịch hấp dẫn như: cố đô Hoa Lư là kinh đô của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam đầu thế kỷ thứ X; nhà thờ Phát Diệm - công trình văn hóa tôn giáo kết họp hài hòa kiến trúc phương Đông và phương Tây; khu thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động được mệnh danh là

“Nam thiên đệ nhị động”...

Với mật độ điểm du lịch cao và hấp dẫn, đường giao thông đến Ninh Bình thuận lợi về cả đường thủy và đường bộ, có đường quốc lộ số 1 và đường sắt xuyên Việt chạy qua nên khả năng thu hút khách du lịch của Ninh Bình là rất lớn. Khoảng cách giữa các điếm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình là ngắn, đi lại dễ dàng và việc kết hợp giữa các tour du lịch là khá thuận tiện, nên đã làm tăng khả năng thu hút khách du lịch đến với Cúc Phương, đặc biệt là nguồn khách từ Hà Nội và các vùng lân cận.

♦♦♦ về điều kiện tự nhiên

Thứ nhất, về địa hình - thủy văn.

Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dăy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy tù' tỉnh Son La ở hướng tây bắc. Dải núi đá vôi này vói un thế là kiều cat - xtơ tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm.

Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 mét tạo thành một nét địa hình nối bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vưòn quốc gia có chiều dài khoảng 25 kilômét và rộng đến 10 kilômét, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Địa hình cat - xtơ ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm hút rất nhanh, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của vườn quốc gia. Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây của vườn, chảy đố vào sông Mã. Rừng Cúc Phương còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.

Thứ hai, về khí hậu.

Theo số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cúc Phương từ năm 1992 - 2002 thì nhiệt độ bình quân của Cúc Phương là 22,5°c. Biến thiên nhiệt độ trung bình năm từ 13 - 15 c. Độ ẩm không khí cao với độ ẩm tương đối trung bình năm gần 85%. Lượng mưa trung bình năm đo được là 1681 milimét với mùa mưa kéo dài tù’ 5 - 10 tháng. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây cũng là thời điếm thú rừng ra ngoài kiếm ăn nhiều nhất.

Điều kiện thời tiết khí hậu ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương. Mùa hè là thời gian khách Việt Nam hay đi chơi, nghỉ mát. Khí hậu điều hòa, mát mẻ của rừng là một trong những nét hấp dẫn đối với khách du lịch từ các thành phố, đô thị lớn... Thế nhưng, mùa hè đồng thời là mùa mưa bão khiến các hoạt động du lịch gặp khó khăn. Môi trường ấm ướt, nhiều vắt và đường trơn ướt gây trở ngại đến hoạt động đi xuyên rừng. Mùa khô là thời điểm thích họp nhất đế quan sát thú đêm vì thú rừng hay ra ngoài kiếm ăn vào thời điếm này. Tuy nhiên, nhiệt độ trong rừng hạ xuống thấp lại gây trở ngại khác cho chuyến đi.

34 4

Thứ ba, về tài nguyên sinh vật.

Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trung rừng mưa nhiệt đới. Vói diện tích chỉ bắng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt

Nam. Cúc Phương là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật bao gồm Trung Quốc - Himalaya, Ân Độ - Myanma và Malayxia. Vườn quốc gia được xác định là một trong bảy trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam. [2]

Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng núi đá vôi. Rừng có thế hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 mét. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triến hệ rễ bạnh vè đế đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng.

Bước vào rừng già nguyên thủy Cúc Phương con người cảm thấy sững sờ, nhỏ bé khi lạc vào thế giới hoang sơ đậm màu xanh kỳ vỹ trường tồn. Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ tuổi ngàn năm cao chọc trời từ 45 - 75 mét, sống âm thầm trong bão táp, nắng mưa mà trở nên khống lồ. Đe đứng vững chúng phải có bộ rễ thật đồ sộ, phần chìm sâu dưới lòng đất, phần nối dựng đứng như thành, chạy dài hàng chục mét như cây Đăng cố thụ cao 45 mét, đường kính 5 mét; cây Vù hương cao 45 mét, đường kính 2,5 mét; cây Chò chỉ cao 70 mét, đường kính 1,5 mét; cây sấu cố thụ cao 45 mét, đường kính 2,5 mét với hệ thống bạnh vè cao chừng 10 mét chạy dài 20 mét tựa như bức tường thành; cây Chò xanh ngàn năm cao 45 mét, chu vi gốc 25 mét.

Có những loài không phải là cây gỗ lớn, không thuộc tầng rừng nào, chúng sống nương nhờ vào thân cây khác, đó là các loài tố diều, phong lan, tầm gửi.

Rừng nhiệt đới là xứ sở huyền diệu của các loài phong lan với hoa lạ, rất thanh tao, quý phái được ví như những cô gái kiều diễm tô hương sắc trong rừng.

Hệ dây leo trong Vườn quốc gia Cúc Phương cũng muôn hình, muôn vẻ, chúng trườn từ cây này sang cây khác như nhũng con trăn khống lồ. Giống như các loài phong lan, tổ diều, các loài dây leo mềm yếu cũng phải dựa vào cây chủ, cắm chân từ mảnh đất ấm ướt, vươn ngọn quấn quanh cây chủ mà leo dần đế đón ánh mặt trời.

Khác với loài dây leo lại có loài cây sống bội bạc làm sao, chúng sinh từ trên cây khác cà thả rễ quấn quanh thân cây chủ, khi bám rễ đất chúng phát triền rất nhanh rồi bóp chết cây củ bằng bộ rễ khống lồ - người ta gọi đó là loài Đa bóp cố, một hiện tượng quái dị trong thế giới thực vật vô tri vô giác. Thế mới biết cuộc sống sinh tồn của cỏ cây cũng cam go khốc liệt, thế giới thực vật vô cùng phong phú, chứa đựng biết bao điều bí ấn.

Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng, phong phú. Theo số liệu thống kê công bố trên trang thông tin điện tử của Vườn thì chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 659 loài bao gồm; 66 loài cá, 76 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 336 loài chim và 135 loài thú. về động vật không xương sống đã ghi nhận được 1899 loài và dạng loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lóp và 3 ngành. Trong số đó có 81 loài quý hiếm được ghi nhận trong sách đở Việt Nam và sách đở IUCN. [2]

Trong các loài thú của Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm như báo gấm, sơn dương, gấu ngựa... Và nhiều loài đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ, cá niếc hang... sống trên núi đá vôi phố biến là các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vưọn, voọc, ban ngày chúng lang thang kiếm ăn, đêm về trú ngụ trong hang động. Ớ Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế

36 6

giới, đó là loài voọc mũi trắng - một báu vật của tạo hóa, loài voọc này đã được chọn làm biếu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương.

Cúc Phương còn là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc lông, kích cờ, âm thanh, giọng hót... Từ mờ sáng đến chiều tối rừng già vang lên không dứt bản hòa tấu của các loài chim. Trong tống số 336 loài, Cúc Phương có rất nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạn như gà lôi trắng, chim gồ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất, đuôi cụt bụng vằn,... Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm lý tưởng đế các nhà khoa học trong nước và trên thế giới tham quan và nghiên cứu về các loài chim.

Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng hết sức đa dạng (với gần 200 loài) và muôn hình muôn vẻ, trước những kẻ thù, các loài côn trùng nhỏ bé yếu đuối, chỉ có cách ấn mình trốn tránh. Có loài được tạo hóa cho phép tàng hình, như loài bọ lá thân hình giống như chiếc lá tươi, khi chúng ẩn mình vào cỏ cây thì khó có đôi mắt tinh tường nào biết được. Có loài bọ que giống hệt cành cây nhỏ, khắng khiu, ngộ nghĩnh, đây cũng thực sự là những kiệt tác của tạo hóa đem lại. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm nhiều vô kê đủ dạng, đủ màu phơi bày như một bức tranh kỳ ảo. Bởi vậy, Cúc Phương được chọn là điếm đến của nhiều du khách trong kỳ nghỉ hè.

Các yếu tố văn hóa, du lịch

Một là, các yếu tố văn hóa gắn với dân tộc học góp phần tăng tính hấp dẫn du lịch.

Từ xa xưa, khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hóa riêng. Đó là những nếp nhà sàn, nhũng trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò... mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Mường.

Người Mường sinh sống trong các ngôi nhà sàn bên sườn đồi thành những bản, sản xuất nông nghiệp là nghề chính, có thêm nghề dệt vải thố cấm, chủ yếu để dùng trong gia đình, nghề nuôi ong lấy mật. Công cụ sản xuất truyền thống của họ mang nặng tính bản sức cọn nước, cối giã gọ bằng sức nước, máng dẫn nước bằng ống bương, những khung cửi dệt vải thủ công, nỏ làm bằng gỗ,... Thêm vào đó, là các trang phục độc đáo, nếp sống sinh hoạt đặc trưng bởi nhều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà, phong tục uống mọn cần, lễ hội cồng chiêng, tục chơi xuân ném còn,... Họ sống thật thà, gắn bó, thương yêu lẫn nhau và rất hiếu khách.

Hai là, di khảo cố góp phần làm tăng tính hấp dẫn du lịch.

Thuộc địa hình cat - xtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với cái tên rất gợi cảm như động Sơn Cung, động Vui Xuân, động Phò Mã,... đặc biệt có một số hang động còn lun giữ nhũng di chỉ khảo cố có giá trị điến hình là động Ngưòi Xưa và hang Con Moong, các nhà khoa học cho rằng đây là một trong những chìa khóa để tìm hiếu lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á.

Động Người Xưa là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử. Năm 1996, Viện khảo cố Việt Nam đã tiến hành khai quật hang động này và phát hiện 3 ngôi mộ cổ với các bộ xương hóa thạch còn khá nguyên vẹn. Bằng phương pháp khoa học, các nhà khoa học đã xác định những bộ xương này cách ngày nay khoảng 7500 năm.

Hang Con Moong được coi là một “ngôi nhà lớn” của người tiền sử. Ket quả thu được từ việc khai quật di chỉ hang Con Moong cho thấy, những yếu tố chủ đạo của văn hóa Sơn Vi, văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn - đều hội tụ về đây. Và cũng từ đây lại có sự lan tỏa ra các hang động trong và ngoài khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương. Chính sự giao lưu, hội tụ kỹ thuật nổi bật của nhân loại đã tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa khu vực Đông Nam Á và ngoài khu vực Đông Nam Á. Giá trị nhân loại được hun đúc trong di sản văn hóa

38 8

Sơn Vi và Hòa Bình ở hang Con Moong là biêu hiện sinh động nhất của kỹ nghệ chế tác công cụ cuối thời tiền sử trong điều kiện rừng mưa nhiệt đới.

Hang Con Moong và hệ thống các di tích ở Vưòn quốc gia Cúc Phương như động Người Xưa, mái đá Mộc Long, hang Lai,... thực sự tiêu biếu cho tiến trình phát trien tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á. Có thế xem đây là một ví dụ điền hình tiêu biểu của sự định cư hang động truyền thống của nhân loại, lâu dài, ốn định, minh chứng cho sự tác động của con người đến tự nhiên, môi trường trong một khu hệ động vật và thực vật hết sức đặc sắc ở Việt Nam và hiện nay vẫn còn lưu lại tới ngày nay.

Năm 2000, Cúc Phương đã phát hiện một hóa thạch động vật xương sống. Hóa thạch lộ ra trong đá vôi phân lớp dầy. Theo kết luận ban đầu của Viện cổ Sinh học Việt Nam, đây là hóa thạch của một loài Placodontia (Bò sát răng phiến) sống cách ngày nay chừng 200 - 230 triệu năm và là hóa thạch lần đầu tiên được tìm thấy ở Đông Nam Á.

Như vậy, hóa thạch của loài bò sát, các dấu tích của người tiền sử ở động Người Xưa, hang Con Moong, cuộc sống đồng bào dân tộc Mường thực sự là những trang văn hóa, lịch sử độc đáo và có giá trị của Cúc Phương. Những cứ liệu này sẽ cho ta thêm bề dày lịch sử thiên nhiên và con người của mảnh đất Cúc Phương đồng thời cũng có giá trị to lớn hấp dẫn khách du lịch.

2.2.7.2. Khó khăn

Thứ nhất, về phía chính quyền, người dân, nhà kinh doanh du lịch, các tố chức nước ngoài

Một là, đối với các tố chức chính quyền và ban quản lý rừng.

Các tổ chức chính quyền là cơ quan có quyền hành quyết định trực tiếp trong các chính sách phát triên du lịch sinh thái tại rừng Cúc Phương cũng như các kế hoạch bảo tồn các loài động thực vật trong Vườn. Tuy nhiên, trong quá

trình phát triển và đi vào hoạt động thì các cấp chính quyền địa phương vẫn gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định.

Khó khăn phải nói đến đầu tiên là thiếu thốn về trang thiết bị hiện đại và cần thiết trong việc bảo tồn và phát triển các loài động thực vật- là những thứ thu hút khách du lịch khi đến với rừng. Tuy nhiên, do vẫn còn những khó khăn về vốn cũng như những trang thiết bị cần thiết mà việc phát hiện, phòng ngừa và xử

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia cúc phương (tỉnh ninh bình) hiện nay (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w