Một số giải pháp cho việc phát triễn du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia cúc phương (tỉnh ninh bình) hiện nay (Trang 58 - 66)

quốc gia Cúc Phương

Từ những kết quả thu được, ta thấy được việc phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp tích cực dựa vào việc kế thừa và phát huy những giá trị về thiên nhiên và nhân văn: bảo tồn sự đa dạng sinh học, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc,...

Trước tiên, phát triến du lịch sinh thái ở Vườn Cúc Phương đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ của 3 bộ phận chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Điều này tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái nhằm làm cơ sở cho việc giám sát chặt chẽ hoạt động du lịch và quản lý nguồn tài nguyên. Do đó:

Phải có các cơ chế, chính sách đồng bộ của Đảng và Nhà nước khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái. Điều này cần thê hiện qua các thông tư liên bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn, Bộ Tài chính và Tống cục Du lịch.

Tạo môi trường thuận lợi với nhũng cơ chế cụ thể có tính khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triến các dự án du lịch sinh thái tại Vườn cũng như vùng đệm.

Tăng cường đầu tư, khôi phục những vùng có cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng đế phát triến các ngành công nghiệp, khuyến khích các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác phục hồi và tái tạo cảnh quan, môi trường tụ’ nhiên.

58 8

Ket họp các chương trình phát triến cộng đồng trên các lĩnh vực khác nhau như: chương trình xóa đói, giảm nghèo; định canh định cư; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; kế hoạch hóa gia đình; phát triến y tế giáo dục;...

Cần có quan điểm rõ ràng về phân phối lợi ích giữa cộng đồng địa phương, Vườn quốc gia cùng các chủ trương khuyến khích người dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch.

Có những biện pháp cứng rắn với những tố chức điều hành du lịch theo hướng đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không quan tâm đến việc suy thoái tài nguyên rừng.

Trong quy hoạch và xây dựng các đô thị cần coi trọng những vấn đề bảo vệ khu du lịch sinh thái nhằm hạn chế đếm mức tối đa đô thị hóa đối với các khu du lịch sinh thái.

Tăng cường giám sát việc thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên. Xây dựng chính sách phát triền du lịch cộng đồng trong đó đề cao lợi ích của cộng đồng và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương.

Tăng cường họp tác với các tố chức trong và ngoài nước về nghiên cứu, đào tạo, trao đối kinh nghiệm trong công tác quản lý, quy hoạch và điều hành.

Kêu gọi sự hỗ trợ các cấp, các ngành liên quan đến Vườn quốc gia Cúc Phương, các tố chức phi chính phủ đế phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Thứ hai, tăng cường nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về tầm quan trọng của phát triến du lịch sinh thái trong sự phát triển bền vững của đất nước.

Việc nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về tầm quan trọng của phát triến du lịch sinh thái có thê dưới nhiều hình thức như: đưa nội dung này vào chương trình đào tạo ở các cấp giao dục phố thông, cao đắng, dạy nghề, đại học và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân có ý thức

tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và phát triền bền vững đất nước nói chung.

Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch phát triến du lịch sinh thái ở những địa phương có tiềm năng về du lịch sinh thái. Có thế phối kết hợp giữa các địa phương với nhau đê hình thành quy hoạch du lịch sinh thái theo không gian, tuyến và điểm du lịch sinh thái.

Thứ tư, trên cơ sở quy hoạch phát triên du lịch sinh thái, các địa phương cần sớm có kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triến các cơ sở lưu trú du lịch. Các địa phương có thể kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn trong dân, từ các nhà đầu tư trong và ngoài ngoài nước đế làm tốt công tác này.

Thứ năm, tăng cường công tác tố chức quản lý Nhà nước đối với các khu vực sau: khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa, khu di tích lịch sử và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu cho phát triến du lịch trong hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ bảy, nhóm các giải pháp khác.

Một là, phát triến cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng là những hấp dẫn thứ cấp bố sung cho các hấp dẫn chính cấp là tài nguyên thiên nhiên của các khu bảo tồn thiên nhiên. Song cần lun ý, các phương tiện phục vụ này phải đảm bảo hợp môi trường và không nên chà đạp lên văn hóa địa phương, nhờ đó tranh thủ sự ủng hộ của người dân địa phương với các hoạt động và dịch vụ du lịch

Các un tiên phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách theo kiều nhà nghỉ sinh thái.

60 0

- Xây dựng các tuyến đường nội bộ, đường mòn thiên nhiên với hệ thống chỉ dẫn, chỉ bảo đầy đủ, chính xác.

- Xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trường.

Hai là, giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái.

Đối tượng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng cách tuyên truyền, giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các vấn đề khúc mắc khác có thế dễ dàng tháo gờ. Chang hạn như giáo dục tuyên truyền với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thế làm họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái.

Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của phát triến du lịch sinh thái đối với bảo tồn và phát triến tự nhiên và môi trường.

Sớm đưa các khái niệm, nội dung và kiến thức cơ bản về Du lịch sinh thái vào chương trình đào tạo ở các bậc học tại các cơ sở có đào tạo về du lịch.

Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn.

Ngành công nghiệp du lịch có thê được xem như là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầu tiên sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho mục đích phát triển và quảng bá du lịch. Công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp du lịch có ảnh hưởng đáng kế đến thông tin liên lạc, giao dịch và mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp du lịch với khách hàng, cũng như giữa các cơ quan quản lý và khai thác du lịch. Các nhà nghiên cún cũng nhấn mạnh rằng, công nghệ thông tin trong du lịch, đặc biệt là các ứng dụng du lịch sử dụng qua mạng Internet đã làm thay đôi cho ngành kinh doanh du lịch. Các ứng dụng trực tuyến trong ngành du lịch đã mang nhừng ý tưởng kinh doanh du lịch đến vói khối lượng người dùng khống lồ thông qua mạng Internet, cùng với đó giảm chi phí so

với phương pháp quảng bá truyền thống. Các ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến cũng giảm thời gian liên lạc giữa các công ty du lịch và người sử dụng dịch vụ, nhờ vào tốc độ ngày càng cải thiện của úng dụng công nghệ thông tin cũng như tốc độ Intemet.Thay đối phương thức tiếp cận dịch vụ của các công ty du lịch và người dịch vụ dựa vào công nghệ thông tin cũng góp phần làm cân bằng thêm mối liên hệ giữa công ty quản lý du lịch và người du lịch.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, truyền thông là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong đó có du lịch. Truyền thông giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách du lịch và ngược lại truyền thông thông tin khách du lịch có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu đi du lịch của mình.

Tính chủ động với Tống cục du lịch đế có logo Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương trên Website của Tống cục du lịch, đăng ký lịch phát sóng với Đài truyền hình Trung Ương, phát hành các ấn phẩm, các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng có khả năng truyền tin nhanh nhất đến khách du lịch. Do đó, Cúc Phương cần xác định ró tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới.

Bon là, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái của Vườn.

Giáo dục cộng đồng phải đi đôi với hỗ trợ, phát triến cộng đồng và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương. Không có lý gì nếu ta vận động họ không phá rừng làm rẫy trong khi họ lại dựa vào hoạt động này để sinh nhai. Sự thật này dẫn đến một giải pháp khác cho vấn đề phát triển du lịch sinh thái là vấn đề tạo việc làm, phát triến sản xuất nông lâm nghiệp và ngành nghề cho dân địa phương, đặc biệt là một số ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Tăng cường việc tham gia của người dân bản địa vào các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, sự tham gia của người dân bản địa sẽ tạo nên nét đặc trưng,

62 2

sự khác biệt và sống động cho những sản phấm, chương trình du lịch. Tăng cường gặp gõ’ và trao đối giữa các doanh nghiệp kinh doanh lừ hành với người dân tại khu vực đế người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình, đế việc kinh doanh du lịch nhận được sự giúp đờ và hợp tác của người dân bản địa, cụ thể:

cần phải giúp người dân có các kỹ năng và các điều kiện tối thiểu đế tham gia vào hoạt động du lịch thông qua việc tạo điều kiện cho cộng đồng có những hiểu biểt cơ bản về du lịch; giúp cho nhân dân địa phương có kỹ năng cơ bản trong dón tiếp và phục vụ khách du lịch như: kỹ năng giao tiếp, nấu ăn, phục vụ ngủ nghỉ, học tập ngoại ngữ... và giúp cho các gia đình địa phương có điều kiện xây dựng một số cơ sở hạ tầng tối thiếu phục vụ khách như: công trình nuớc sạch, công trình nhà vệ sinh, nhà tắm. bè mảng, áo phao, dụng cụ nấu ăn, ...

Cải thiện sinh kế cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện thông qua việc tạo điêu kiện cho một bộ phận dân cư địa phương nghèo có thêm thu nhập từ dịch vụ đưa dẫn khách du lịch (dịch vụ hướng dẫn), chèo bè mảng trên sông,... Những gia dinh được lựa chọn là điểm cho khách nghỉ lại có điều kiện tăng thu nhập tù’ dịch vụ ngủ nghỉ; những gia đình kinh doanh dịch vụ hàng hóa, ăn uống có thêm thu nhập từ phần lãi của các dịch vụ này và các cá nhân tham gia hoạt động văn nghệ có thêm thu nhập từ nguồn thu dịch vụ này.

Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa bằng các hình thức xây dựng các nhóm văn nghệ, có khả năng tố chức văn nghệ đế phục vụ và giao lưu với du khách ; khôi phục và phát huy một số nghề truyền thống ; dệt thổ cẩm, đan lát, ... tạo ra các sản phẩm, hàng hóa lun niệm cho du khách và phát triển văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch.

Nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng có thêm hiểu biết về giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử, giảm thiếu các tác động tiêuu cực của

cộng đồng đến thiên nhiên và tạo ý thức tự giác và thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo tồn.

Cuối cùng, với các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các chuyên gia, sự nỗ lực của các nhà quản lý, cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của tất cả các doanh nghiệp, nhân dân địa phương. Rất mong trong thời gian ngắn tới du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương sẽ thành công, cung cấp sản phấm du lịch chất lượng cao với nhận dạng thương hiệu độc đáo, kết họp với một nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc góp phần cho du lịch Ninh Bình nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung có thế cạnh tranh được với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

64 4

KẾT LUẬN

Du lịch sinh thái, dựa trên mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường sẽ là xu hướng của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay khi vừa hạn chế tối đa các tác động xấu tới môi trường từ hoạt động du lịch, vừa đóng góp quan trọng vào việc quản lý bền vừng các khu vực bảo tồn thiên nhiên, xây dựng du lịch bền vững trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của thiên nhiên và con người. Đó là những lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa phương, cho du lịch sinh thái, cho các nhà quản lý hoạt động du lịch sinh thái, là sự giao thoa văn hóa giữa du khách và cộng đồng bản địa. Việc tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, du khách sẽ được tìm hiếu, nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng môi trường tụ’ nhiên và nền văn hóa bản địa của các dân tộc tại các điểm đến. Đối với cộng đồng bản địa, những lợi ích thu được tù’ du lịch sinh thái sẽ giúp họ thay đối nhận thức, lối tư duy từ bị động sang chủ động và tham gia tích cực trong việc bảo vệ môi trường vì chính sinh kế của họ.

Cúc Phương - Vườn quốc gia được thành lập đầu tiên của cả nước, là khu vực có tiềm năng hấp dẫn khách du lịch và phát triển du lịch sinh thái bởi những lợi thế to lớn vê cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái và các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Trong những năm qua, Vườn quốc gia Cúc Phương tiến hành tố chức các hoạt động du lịch theo định hướng du lịch sinh thái và đã gặt hái được những thành công nhất định. Với một hướng đi vững chắc, kết hợp hài hòa giữa du khách với bảo tồn thiên nhiên, công tác du lịch của Vườn tham gia vào việc tuyên truyền giáo dục cho du khách ý thức về bảo tồn thiên nhiên; du lịch đã thu hút sự tham gia của cộng đồng, góp phần khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào địa phương; du lịch đã tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn đồng thòi đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước và địa phương.

Tuy vậy, hoạt động du lịch ở Vườn cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục đế hướng tới du lịch sinh thái bền vững. Hoạt động du lịch phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của Vườn, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của loại hình du lịch sinh thái và nhu cầu của khách du lịch, vẫn còn những bất cập trong công tác tố chức quản lý du lịch,thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch và đảm bảo việc

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia cúc phương (tỉnh ninh bình) hiện nay (Trang 58 - 66)