Ese () t 6 4 BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI
NGUYEN THI SON
‡ oN ˆ ^ 4
= CO SG KHOA HOC CHO VIỆC ĐỊNH HƯỚNG
PHAT TRIEN DU LICH SINH THAI Ở VƯỜN QUGC GIA CUC PHƯƠNG
Chuyên ngành: — Dia ly kinh tế và chính trị
Mã số: 01.07 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
Trang 2Cơng trình được hồn thành tại khoa Địa lý- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS LÊ VĂN THÔNG
Phản biện 1: PGS TS Vũ Tuấn Cảnh, Tổng cục Du lịch Phản biện 2: PGS TS Trương Quang Hải, Trường Đại học
Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Phần biện 3: TS Nguyễn Thế Chinh, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi ⁄4 giờ ngày (1_ tháng ( năm 2001
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch ngày nay phát triển rộng rãi trên thế giới và xu hướng du lịch đến các khu tự nhiên có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hấp dẫn càng trở nên phổ biến Điều đó đã nảy sinh những tác động làm tăng thêm sự suy thối mơi trường vốn đang là mối quan tâm của toàn cầu Bởi vậy, một loại hình du lịch có trách nhiệm với mời trường, được khuyến khích trong các vườn quốc gia (VQG) và các khu bảo tồn tự nhiên (KBTTN), đó là du lịch sinh thái (DLST)
Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập sớm nhất trong số L1 VQO ở
nước ta hiện nay, còn khá nguyên sinh, đa dạng sinh học cao, thiên nhiên phong phú Cúc Phương, từ lâu đã trở thành nơi thu hút các hoạt động nghiên
cứu khơa học, học tập, tham quan, giải trí của nhiều đối tượng
Vài năm gần đây, lượng khách du lịch đến thăm VQG tăng lên nhanh chóng đã nảy sinh những bất cập trong mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và công tác bảo tồn, cần được khấc phục Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm xây dựng những cơ sở để hướng du lịch của Cúc Phương tới một loại du lịch bền vững hơn - đó là du lịch sinh thái, trở thành một yêu cầu bức thiết
Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài: “Cơ sở khoa học cho việc dịnh hướng phát triển du lich sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương”
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới, DLST bất đầu được nổi lên và được quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thập kỷ 80 Nhiều công trình của các nhà khoa học cùng các tổ chức quốc tế như WTO, IUCN, WWF da giai quyét cdc vin dé ly luận và thực tiễn về phát triển DLST, những hướng dẫn qui hoạch ở các qui
mô khác nhau, là những tài Hệu bổ ích cho việc nghiên cứu lĩnh vực này
Ở Việt Nam, DLST là một lĩnh vực mới mẻ, song đã thu hút các nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu Các nghiên cứu hiện chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận và tổng thể, hầu như chưa có những nghiên cứu cụ thể
Việc đánh giá tiềm năng du lịch cũng như hiện trạng du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương dưới góc độ của DLST cũng như nghiên cứu để đi đến
Trang 43 Mục tiêu và nhiêm vụ của đẻ tài
3.1 Mục tiêu
Vận dụng các vấn để lý luận và thực tiễn của DLST nói chung, mối quan
hệ giữa phát triển DLST với các VQG, luận án đánh giá khả năng, hiện trạng phát triển du lịch tại VQG Cúc Phương Trên cơ sở đó, kiến nghị định hướng
và các giải pháp nhằm phát triển DLST có hiệu quả, hoà hợp với bảo tổn các giá trị về môi trường tự nhiên, văn hoá-xã hội và góp phần phát triển bền
vững địa bàn nghiên cứu 3.2 Nhiệm vụ
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về DLST và mối quan hệ giữa phát triển DLST với công tác bảo tồn tại các VQG
- Phân tích các điều kiện và tiểm năng cho phát triển DLST, hiện trạng hoạt động đu lịch tại VQG Cúc Phương dưới góc độ của DLST, điều tra ý kiến của các đối tượng khách du lịch, đân cư địa phương, ban quản lý VQG, xác định nhu cầu, xu hướng phát triển du lịch của khu vực
- Để xuất định hướng và các giải pháp cơ bản cho việc phát triển DLST
ủng hộ bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong khu vực VQG 4 Giới han nôi dung và pham vỉ nghiên cứu
4.1, Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận án tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của DLST, vận dụng chúng
vào việc phân tích tiểm năng, hiện trạng hoạt động du lịch của VQG Cúc
Phương dưới góc đệ các nội dung của DLST Định hướng và các giải pháp phát triển DLST ở VQG nhằm vào việc khai thác hợp lý lãnh thổ du lịch, dam bảo các yêu cầu của DLST, ủng hộ bảo tổn, và phù hợp với điều kiện thực tế
4.2 Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu
Luận án nghiên cứu lãnh thổ VQG Cúc Phương, một số bản trong VQG; một số bản vùng đệm gần đường giao thông vào VQG, có liên quan hoặc có sự ảnh hưởng của hoạt động du lịch
5 Phương pháp luân và phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp luận: Trong nghiên cứu, đề tài quán triệt những quan
điểm cơ bản sau: quan điểm hệ thống; quan điểm tổng hợp lãnh thổ; quan điểm kinh tế - sinh thái bền vững; quan điểm lịch sử-viễn cảnh
Trang 53.2 Các phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống (phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích, tổng hợp các thông tin, phương pháp bản đồ, phương pháp thực địa, phương pháp toán học, phương pháp chuyên gia) và các phương pháp tiên tiến (phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp khai thác hệ thông tin địa lý) 6 Những đóng góp mới của luân án
1 Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về DLST, mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tôn ở các VQG trên thế giới cũng
như ở Việt Nam, làm cơ sở vận dụng väo nghiên cứu dịa bàn VQG Cúc
Phương
2 Khảo sát và phân tích các điểu kiện và tiểm năng của VQG Cúc Phương cho phát triển DLST, làm cơ sở cho việc hoạch định phát triển du lịch
của khu vực
3 Phân tích hiện trạng phát triển du lịch ở VQG Cúc Phương, đánh giá dưới góc độ các nội dung của DLST Đánh giá những lợi ích và những bất lợi nảy sinh từ du lịch, phân tích nhu cầu du lịch ở VQG Cúc Phương và coi đây là cơ sở thực tiễn cho việc định hướng phát triển DLST tại đây
4 Trên cơ sở lý luận của DLST, thực tiễn về tiểm năng và hiện trang du lịch của Cúc Phương, luận án đề xuất các định hướng phát triển DLST và các giải pháp nhằm khai thác hợp lý các tiềm năng cho DLST của khu vực VQG Cúc Phương, hoà hợp với yêu cầu bảo tổn và hỗ trợ cộng đồng địa phương Các định hướng này có thể là tài liệu tham khảo bổ ích và góp thêm căn cứ khoa học cho việc quy hoạch phát triển DLST của VQG Cúc Phương cũng như đối với các VQG ở Việt Nam
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục ảnh, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương:
Trang 6Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch dưới góc độ của du
lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương
Chương 3: Định hướng và các giải pháp phái triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương
Luận án được trình bày trong 164 trang, trong đó có 5 bản đồ, 8 hình, 15 bảng số liệu, 156 tài liệu tham khảo Ngoài ra còn có 15 phụ lục và 19 ảnh
mình hoa
CHUONG |
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CUA DU LICH
SINH THÁI - MỐI QUAN HỆ VỚI VẤN ĐỀ BẢO TON Ở CÁC VQG
1.1 Mót số vấn đề cơ sở lý luân của du lịch sinh thái 1.1.1 Quan niệm về du lịch sinh thái
Luận án đã tổng quan, chọn lọc một số khái niệm cơ bản về du lịch, quan
niệm về DLST và các vấn đề liên quan đến DLST
Quan niệm về DLST được bàn đến từ vài thập kỷ nay và đã có nhiều định nghĩa được đưa ra Nội dung của DLST ngày càng được hoàn thiện, từ chỗ chỉ
đơn thuần là du lịch đến một vùng tự nhiên, thưởng thức một chút nào đấy một cách thụ động và không để lại tác động đến môi trường, sang cách nhìn ngày càng tích cực là du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục
cao, đóng góp cho bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng sở tại
Buckley (1994) đã tổng quan khái niệm DLST như sau: “Cjử có đu lịch
dựa vào tự nhiên, được quản lý bên vững, hỗ trợ bảo tổn, và có giáo dục môi trường mới được mô tả như là DLST” Trong đó, quản lý bên vững bao hàm cả nội dung hỗ tro phat triển cộng đồng
Ỏ Việt Nam, DLST đã được định nghĩa trong Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam" (năm 1999) như sau:
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá
bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tân và phái triển bên vững với sự tham gia tích cực của cộng đông địa phương”
Trang 7DLST là một loại hình du lịch kết hợp của cả du lịch dựa vào tự nhiên và du lịch mạo hiểm và bao hàm cả các yếu tố trong du lịch bên vững như: mang tính giáo dục cao, ủng hộ bảo tồn và quan tâm tới cộng đồng địa phương
1.1.2 Các đặc trưng của DLST
1- Dựa trên lãnh thổ hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa; 2- Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn;
3- Có giáo dục và thuyết minh môi trường;
4- Khuyến khích dân địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch:
ã- Cung cấp kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách
Trong 5 đặc trưng trên, ba đặc trưng đầu được coi là cần thiết và là những đặc trưng nối bật của DLST để phân biệt với các loại hình du lịch khác
DLST có thể được biểu diễn với cấu trúc như sau: DU LỊCH THIÊN DU LỊCH NHIÊN, VĂN ỦNG HỘ HOÁ BẢN DIA BẢO TỔN DU LỊCH CÓ DU LICH GIAO DUC HO TRO MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG Hinh I: Cau tric du lich sinh thái 1.1.3 Các kiểu DLST
Nhiều nghiên cứu đưa ra các kiểu DLST, dựa vào các nhu cầu về kinh nghiệm du lịch, dich vu du lịch, và qui mô nhóm khách khác nhau Khái quát lại, có ba kiểu DLST chủ yếu:
- DLST tiên phong: yêu cầu về kinh nghiệm du lịch cao hơn các yêu cầu
Trang 8- ĐLST nhóm nhỏ: yêu cầu về kinh nghiệm du lịch và các nhu cầu về phương tiện và dịch vụ ở mức vừa phải
- ĐLST phổ biến (hay đại trà): nhóm khách lớn, các yêu cầu về phương tiện và dịch vụ du lịch cao hơn nhu cầu về kinh nghiệm dư lịch
Hai kiểu DLST đầu phù hợp trong môi trường cần được bảo vệ như các VQG và các KBTTN trong khi nén hạn chế kiểu thứ ba
1.1.4 Các nguyên tắc của DLST
1 Sử dụng thận trọng tài nguyên, hỗ trợ bảo tồn và giảm thiểu các nguồn tiêu dùng gây rác rưởi
2 Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, đảm bảo tính giáo dục cao 3 Phát triển ở mức độ nhỏ và hợp nhất với các ngành kinh tế khác hoặc
với các chiến lược sử dụng lãnh thổ
4 Tôn trọng và không làm xói mờn văn hoá và xã hội địa phương 5 Hỗ trợ kinh tế địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng 6 Hấp dẫn ngày càng tăng du khách, đáp ứng kinh nghiệm du lịch lý thú
1.2 Mối quan hê giữa DLST và các VỌG
1.2.1 Vai trò của các VQG đối với DLST
Mội trong các chức năng của các VQG là tạo môi trường du lịch, đặc biệt với DLST Các yếu tố hấp dẫn du lịch của một VQG rat da dang, bao gồm: vị trí, khả năng về giao thông, đặc điểm tự nhiên, mức độ hấp dẫn về cảnh quan, đa dạng sinh học, khả năng quan sát các loài động vật, các yếu tố
khác như văn hoá xã hội địa phương, các điểu kiện kết hợp khác (gần các
điểm du lịch khác, điều kiện phối hợp tham quan)
1.2.2 Mối guan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên
Mối quan giữa du lịch và bảo tồn tự nhiên được thể hiện ở một trong ba dạng chính là: quan hệ cùng tôn tại; quan hệ mâu thuần và quan hệ cộng sinh, Mối quan hệ này phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của du lịch, mức độ sử đụng tài nguyên, đặc biệt là sự quản lý hoạt động du lịch
Trang 9nay sinh quan hệ mâu thuẫn, nghĩa là du lịch sẽ nảy sinh những tác động tiêu cực, mâu thuẫn với bảo tồn và làm giảm chất lượng môi trường du lịch
1.3 Quan hê giữa DLST và công đồng đỉa phương
DLST còn có mối quan hệ với các cộng đồng địa phương trong và lân cận VQG thông qua mối quan hệ cung - cầu Nếu được quản lý và vận hành tốt, du lịch sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực Trái lại, nếu chỉ vì lợi nhuận kinh tế, không quan tâm đến nhu cầu địa phương sẽ nảy sinh những tác động tiêu cực đến kinh tế, văn hoá - xã hội cộng đồng Với mục tiêu cải thiện mức xống cho đa số dân địa phương - song song với mục tiêu bảo tồn, DLST có khả năng hạn chế những ảnh hưởng xấu về văn hoá xã hội
1.4 Các yêu cầu của DLST
1.4.1 Dựa trên cơ sở các hệ sinh thái tự nhiên điển hình: cùng các yếu tố hấp dẫn, trong đó có cả các yếu tố văn hoá-xã hội bản địa
1.4.2 Đảm bảo tính giáo dục: nghĩa là DLST phải đảm bảo các yêu cầu thông tia đầy đủ về VQG và năng cao nhận thức về môi trường, ý thức bảo tồn, và đảm bảo những kinh nghiệm du lịch lý thú
1.4.3 Sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tần
DLST phải được tổ chức và quản lý trên cơ sở khoanh vùng sử dụng và quản lý lượng khách ở đưới mức sức chứa cho phép của mơi trường
® Quản lý môi trường VQG trên cơ sở khoanh vùng swt dung (zoning): Nhiều nhà nghiên cứu đã để cập đến việc khoanh vùng sử dụng cho các
VQG Trong số đó, Foster (1973), Gunn (1994) va Ceballos-Lascurain (1996) đã đưa ra các mô hình về việc khoanh vùng sử dụng du lịch cho một VQG
Một VQG có thể được phân ra từ 3 đến 5 vùng khác nhau như sau:
* Vùng tự nhiên hoang dã như là hạt nhân được bảo vệ chặt chẽ
* Bao quanh hạt nhân là 1 hoặc 2 vùng giải trí thiên nhiên: các hoạt động du lịch được hạn chế hay mở rộng tuỳ vào độ nhạy cảm của mơi trường
® Vùng ngoài cùng là dành cho hoạt động du lịch và dịch vụ tập trung,
vùng này có thể mở rộng dễn các cộng đồng lân cạn VQG
Khoanh vùng sử dụng để đảm bảo hoại động dư lịch chỉ diễn ra trong các khu vực cho phép của môi trường với nguyên tắc ưu tiên bảo tổn
Trang 10® Quản lý lượng khách phù hợp trén cơ sở “sức chứa du lịch”
Sức chứa du lịch được hiểu là mức độ sử dụng của một lượng khách tham quan mà mội khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên
Sức chứa du lịch liên quan đến số lượng khách du lịch và bao gồm các khía cạnh: vật lý - sinh học, xã hội, tâm lý và mức độ quản lý
Sức chứa du lịch của một khu vực được tính với các mức độ khác nhau: + Sức chứa tự nhiên: Là số khách tối đa mà điểm tham quan có khả năng chứa, dựa trên tiêu chuẩn bình quân khách cho diện tích sử dụng
+ Sức chứa thực tế: Là sức chứa tự nhiên bị hạn chế bởi các điều kiện cự thể của địa điểm tham quan như: môi trường, sinh thái, xã hội
+ Sức chứa cho phép: liên quan đến mức độ quản lý hoạt động du lịch nhằm hạn chế những tác động môi trường
Trong ba mức độ, sức chứa cho phép là nhỏ nhất và được cơi là cơ sở để quản lý lượng khách phủ hợp
“Sức chứa du lịch” phải được tính cho mỗi điểm, tuyến tham quan cụ thể chứ không tính chung cho toàn khu vực du lịch Sức chứa không phải là con số cố định, cần nghiên cứu, tính toán cho phù hợp với điều kiện thực tế
1.4.4 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch và đảm bảo lợi ích cho họ, sử dụng nguồn lực địa phương 1.5 Khái quát tiêm năng và hiên trang DLST ở các VỌG Viet Nam
Việt Nam có rất nhiều tiểm năng về du lịch nói chung và DLST nói riêng, hệ thống các VQG và các KBTTN là những khu vực cỏ khả năng cho DLST Tuy nhiên, hiện tại, VN chưa thực sự đảm bảo những cơ sở tốt cho “các dòng khách du lịch với mức độ lớn” tới những khu vực này Vì vậy, DLST ở Việt Nam đứng trước cả những cơ hội và những thách thức phải vượt qua
Kết luận: DLST được chấp nhận trên phạm vi quốc tế là một loại hình du lịch có giáo dục môi trường, ủng hộ bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng và phát triển bén vững DLST có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên và cả cộng đồng địa phương Bởi vậy, để đạt được sự bền vững, DLST phải đảm bảo
các nguyên tắc và yêu cầu chặt chẽ nhằm cân bằng các mục tiêu kinh tế, môi
Trang 11CHUONG 2
TIEM NANG, HIEN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LICH DUGI GOC DO CUA DLST Ở VQG CÚC PHƯƠNG
2.1 Giới thiêu về VỌG Cúc Phuong 2.1.1 Khái quát
Với các giá trị về tư nhiên, lịch sử ván hoá, có tính chất nguyên sinh, VQG Cúc Phương được thành lập không chỉ cho mục đích bảo vệ nguồn gen,
phục vụ nghiên cứu khoa học, mà còn là một nơi điển hình về cảnh quan rừng
nhiệt đới, có giá trị cho tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi của mọi người 2.1.2 Chức năng của VQG Cúc Phương
VQG Cúc Phương được thành lập với ba chức năng cơ bản: bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hoá; nghiên cứu, phục vụ khoa học; và phục vụ tham quan du lịch
Hai chức năng sau cũng là để hỗ trợ cho chức năng quan trọng nhất là bảo
tôn Phát triển du lịch ở đây đòi hỏi sự tôn trọng nghiêm ngặt các luật lệ cũng như các nguyên tắc bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên của VQƠ
2.2 Tiểm năng và điều kiên để phát triển DLST 2.3.1 Vị trí địa lý
Với diện tích 22.200 ha, VQG Cúc Phương nằm trên địa phận 15 xã thuộc
các huyện: Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình
+ Nằm sát vùng đồng bằng Bắc bộ, không xa Hà Nội, giao thông thuận
lợi, Cúc Phương có điều kiện khá thuận lợi để thu hút khách đến tham quan
+ Gần các điểm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình như Hoa Lư, Tam Cốc, Bích Động, nhà thờ Phát Diệm, tăng thêm khả năng du lịch của Cúc Phương
2.2.2 Các diều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên 3.2.2.1 Tài nguyên thực - động vật
Trang 12đáo của hệ thực vật cùng với các cây cổ thụ đại điện đặc sắc đã tạo nên giá trị nghiên cứu khoa học, tham quan học tập và hấp dân khách du lịch
+ Hệ động vật ở Cúc Phương rất phong phú với nhiều loài thú quý hiểm
trong đó Voọc quần đùi trắng là dạng đặc hữu và là biểu tượng của VQG
Ngoài ra là sự đa dạng, phong phú của các loài chim, bò sát, côn trùng
Đối chiếu với các chỉ tiêu sinh thái học, Cúc Phương có cơ sở về tài
nguyên thực - động vật cho hoạt động DLST Tuy nhiên, khả nang quan sat được các loài thú rất khó, đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn
2.2.2.2 Địa hình
Cúc Phương có địa hình đa dạng, chủ yếu là đá vôi, nhiều đỉnh núi cao,
trong đó điển hình là đỉnh Mây Bạc, đính Kim Giao , tạo điều kiện cho du
lịch leo núi Nhiều hang động đẹp như bang Đắng hay hang Dơi, nay được
gọi là động Người xưa do tìm thấy dấu vết của người cổ xưa Các động khác
như: động Thuỷ Tiên, động Trăng khuyết, động Phò Mã Giáng, hang Con Moong, động Vui Xuân tạo nên tiềm năng du lịch độc đáo cho Cúc Phương
2.2.2.3 Khí hậu, thuỷ văn
+ Khí hậu của Cúc phương thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ bình quán năm 22,5°C, lượng mưa bình quân năm từ 1700-2200mm, độ ẩm tương đối bình quân §5% Một năm có hai mùa rõ TỆT:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Đối chiếu với bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người thì khí hậu
Cúc Phương được đánh giá là khá thích nghĩ cho hoạt động du lịch Tính chất
phân mùa của khí hạu Cúc Phương khiến hoạt động du lịch ở đây cũng mang
tính mùa Thời gian thuận loi cho boat động du lịch ở đây là từ tháng 10 đến
tháng 12 và từ tháng 3 đến nửa đầu tháng 5
+ Do địa hình đá vôi, ở Cúc Phương ít dòng chảy, chỉ có Sông Bưởi và
song Ngang ở phía Tây, có thác Giao Thuỷ, góp phần tạo thêm tiểm nãng du
lịch của Cúc Phương Hồ nhân tạo Yên Quang, rộng khoảng 300 ha, ở phía đông nam VQG, cảnh quan đẹp, có khả năng khai thác cho du lịch
Nguồn nước khoáng ở vùng đệm, gần ranh giới phía đông nam VQG, có
nhiệt độ ổn định 35°C, có giá trị cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, kết hợp tham quan VQG
Trang 132.2.3 Tải nguyên âu lịch nhân văn 2.2.3.1 Dan cu
Dân cư khu vực Cúc Phương chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường (chiếm 89%) Tốc độ phát triển dân số khá cao, các tập quán sản xuất, sinh hoạt lạc hàu còn tồn tạt đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn VQG - nguồn tài nguyên cho DLST Khuyến khích người dân địa phương tham gia du lịch là một trong các biện pháp làm giảm sức ép của dân cư vào môi trường, ủng hộ bảo tổn
2.2.3.2 Các yếu tố văn hoá dân tộc, lịch sử
- Những đặc điểm văn hoá-xã hội riêng biệt của người Mường, tạo nên bản sắc dân tộc đặc thù, có thể khai thác cho DLST
- Các dấu vết di chỉ khảo cổ trong các hang động như động Người Xưa, hang Con Moong có giá trị tham quan, nghiên cứu
- Dấu tích lịch sử của Vua Quang Trung với sự tích Quén Voi ~- Đền chùa: đến Mống, đến Quèn Thạch chỉ có ý nghĩa địa phương 2.2.4 Các điều kiện phục vụ tham quan, du lich
2.2.4.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Hệ thống giao thông khá thuận lợi, nguồn nước, nguồn diện và hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu cơ bản của du lịch Hệ thống thoát nước chưa có biện pháp xử lý nào khác ngoài thấm qua bể phốt và thấm trực tiếp
2.2.4.2 Các cơ sở phục vụ tham quan
Nhiều cơ sở nghiên cứu, bảo tổn như: nhà bảo tàng, trung tâm cứu hộ thú linh trưởng, vườn thực vật có khả năng khai thác cho tham quan, góp phần lầm phong phú thêm hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức bảo tổn
2.2.5 Các sẵn phẩm du lịch têm năng (diểm, tuyến that quan)
Các đối tượng tự nhiên, lịch sử, văn hoá và các cảnh quan độc đáo tạo nên các điểm hấp dẫn du lịch và hình thành các tuyến du lịch điển hình:
« Tuyến thứ nhất: Khu hành chính - Động Người xưa - cây Đăng đại thụ
® Tuyến iluứ hai: Khu hành chính- hồ Yên Quang- hang Phò MIã giáng
© Tuyến thứ ba: Khu trung tâm Bống- dỉnh Mây Bac
®* Tuyển thứ tư: Khu trung tâm Bống- cây Chò ngàn nãm- động Thuỷ Tiên
Trang 14® Tuyến thứ năm: Trung tâm Bống- cây Sấu đại thụ- sông Bưởi- thác Giao Thuỷ- bản Mường
Ngoài ra còn những điểm hấp dẫn khác như: đỉnh Kim Giao động Trăng
khuyết động con Moong, vó nước khoáng, các cơ sở nghiên cứu, bảo tồn
2.2.6 Đánh giá chung
Các đặc điểm tự nhiên, nhân văn là những cơ sở để VQG Cúc Phương khai thác cho hoạt động DLST với các hình thức DLST phong phú So với các VQG khác, Cúc Phương có lợi thế hơn về vị trí địa lý, về đa dạng sinh học và các điều kiện dịch vụ du lịch Mức độ hấp dẫn của VQG được khách tham
quan đánh giá cao Tử
2.3 Hién trang hoat dong du lich 6 VOG Cúc Phương
2.3.1 Khách du lịch
Lượng khách đến tham quan VQG gia tăng khá nhanh trong thập kỷ 90 + Lượng khách tham quan ngày càng gia tăng, từ 4000-5000 lượt khách nam 1990 lên trên 40000 lượt khách năm 1998 Gần 95% là khách trong nước trong đó học sinh, sinh viên chiếm tới 70%
+ Có lượng khách tham quan cao nhất trong số các VQG của Việt Nam
+ Thời gian tham quan tập trung theo mùa và vào các ngày nghi cuối tuần, ngày lễ, lượng khách chiếm tới 70% Số khách tham quan trong ngày
Trang 153.3.2 Doanh thu từ du lịch
Doanh thu ngày càng tăng từ 500 triệu đồng năm 1990 lên 1,7 tý đồng nam 1998 Nguồn thu từ về tham quan và phòng nghỉ chiếm từ 2/3- 3/4 tổng doanh thu, từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá còn ít (từ 1⁄4 - 1/3) Nguồn thu từ
khách nước ngoài là 40% mặc dù lượng khách chỉ chiếm 5-7% 2.3.3 Hiện trạng cơ sở vật chất dịch vu du lich
* Các cơ sở lưa trú: gôm các loại phòng nghỉ phục vụ yêu cầu của các đối tượng khách khác nhau Mức độ sử dụng phòng chỉ đạt từ 15-20%, song lại khong đủ để đáp ứng nhu cầu vào những thời điểm khách quá đông
* Các cơ sở vật chất kỹ thuật khác: VQG có các cơ sở tiếp đón, hướng dân khách; hội trường phục vụ hội nghị; song dich vu an uống và bán hàng chưa phong phú; các cơ sở vui chơi, giải trí còn nghèo nàn
2.3.4 Lao động phục vụ du lịch
Lao dong trong ban du lịch của vườn chưa đồng đều về trình đó, hạn chế chất lượng phục vụ, chưa đủ đáp ứng nhu cầu khi có lượng khách đông
2.3.5 Tổ chức quân lý hoạt động du lich
Du lịch được ban du lịch điều hành, dưới su chi đạo trực tiếp của ban giám đốc VQG, tạo thuận lợi trong việc kết hợp quản lý du lịch với bảo tồn 2.4 Đánh giá hoat đồng du lich ở VỌG dưới sóc độ DLST
2.4.1, Hiện trạng khai thác các điểm, tuyến hấp dẫn du lịch của VQG Hiện tại, hoạt động du lịch ở Cúc Phương tập trung vào một số điểm, tuyến tham quan chủ yếu như: tuyến cây Chò ngàn năm, động Người xưa, cây Sấu cổ thụ Các điểm và tuyến tham quan khác hầu như chưa được khai thác hoặc chỉ có lượng khách rất thấp <l% Điều này khiến du lịch của Cúc Phương trở nên đơn điệu, lại gây nên những khó khăn trong quần lý
2.4.2 Mức độ ñâm bảo vai trò giáo đục và thuyết mình môi trường + Tỷ lệ khách có được thông tin về VQG trước khi đến tham quan, được hướng dân trước và trong khi tham quan chưa nhiều, hạn chế tính GDMT
trong du lịch Trình độ của hướng dẫn viên còn hạn chế
+ Các phương tiện thông tin, thuyết minh môi trường trên các điểm, tuyến tham quan còn sơ sài, hạn chế tác dụng giáo dục
+ Trung tâm đón khách, các cơ sở bảo tổn chưa phat huy vai trò giáo dục
Trang 162.4.3 Hoạt động Âu lịch với công tác bảo tồn VQG
* Mặt tích cực: Du lịch đã có vai trò bổ sung kinh phí quản lý VỌG, góp
phần nâng cao nhận thức về môi trường cho khách du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho công tác bảo tồn, nghiên cứu hoa học và quản lý VQG
* Những bất cập
+ Sử dụng lãnh thổ cho du lịch chưa hợp lý, khách tập trung vào khu trung tâm VỌQG, thuộc khu bảo vệ nguyên vẹn nơi hệ sinh thái cần được bảo vệ
+ Lượng khách ở các điểm, tuyến tham quan chính vượt quá sức chứa cho phép của môi trường Chẳng hạn, vào thời gian tham quan đông, lượng khách
trung bình ở tuyến cây Chò ngàn năm là 430 khách/ngày, ở động Người xưa
là từ 335-382 khách ngày, tuyến cây Sấu là 146 khách/ngày, nhiều khi còn đông hơn Những số đó vượt rất nhiều so với sức chứa cho phép tính được lần lượt là 155 khách/ngày; 38 khách/ngày và 118 khách/ngày
+ Các hiện tượng tiêu cực như xả rác, gây ô nhiễm, phá hoại (bẻ nhũ đá,
bẻ cành cây, khắc đếo lên thân cây) xảy ra phổ biến trên dọc các tuyến tham
quan và xung quanh các điểm hấp dẫn du lịch có lượng khách tham quan lớn Tóm lại, các tác động tiêu cực nảy sinh do các yếu tố chủ yếu sau đây: - Sự tập trung khách tham quan cả về thời gian và không gian, gây quá tải cho một số điểm tuyến tham quan điển hình trong khu trung tâm VQG
- Khách tham quan theo đoàn với số lượng đông, lại thường không có hướng dẫn viên của VQG, nên hạn chế trong việc quản lý hoạt động du lịch
- Số khách mang theo đồ ăn, thức uống chiếm tỷ lệ lớn, hạn chế nguồn thu
cho VQG, gây khó khăn trong việc thu gom, xử lý rác thải
- Ý thức và thói quen về bảo vệ môi trường khách du lịch còn hạn chế
- Các nội qui tham quan chưa được thực hiện thường xuyên
Một số biện pháp đã được ban du lịch VQG áp dụng để hạn chế các tác
động trên như: giới thiệu thông tin, phổ biến nội qui, thu gom rác, dat thùng rác, bố trí nhân viên trực tại các điểm đông khách để nhắc nhở Với các biện pháp đó, tuy đã có tác dụng cải thiện bộ mặt VQG về vệ sinh môi Irường, song còn mang tính tình thế, khắc phục hậu quả và chủ yếu tập trung vào
công tác vệ sinh, các tác động khác có ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái
không phải dễ nhận biết và khác phục được
Trang 182.4.4 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất liên quan đến bảo tần VOG
Do nhu cầu du lịch, đường ô tô dài 18 km được trải nhựa và bê tông hóa,
chạy xuyên từ cổng vườn vào khu trung tâm cùng với các cơ sở dịch vụ mọc
lên giữa VQG khiến cảnh quan ở đây bị thay đổi, mất đi về nguyên sơ, ảnh
hưởng đến hàng loạt các thành phần cũng như các hiện tượng tự nhiên khác
3.4.5 Mức độ đáp ứng về chất lượng du lịch
Miức độ hài lòng của khách tham quan được đánh giá ở mức chưa cao với các lý do chủ yếu: VQO chưa gây ấn tượng lắm, còn nhiều vấn đề cần được
cải thiện Trong đó chủ yếu là việc chống phá hoại, làm mất vệ sinh và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch
Có sự khác biệt về ý kiến giữa hai nhóm khách: khách trong nước yêu cầu các dịch vụ du lịch cao hơn, trong khi khách nước ngoài mong muốn đáp ứng các kinh nghiệm du lịch và bảo vệ môi trường du lịch Bởi vậy, để đáp ứng
nhu cầu của các đối tượng khách khác nhau mà vẫn đảm bảo chất lượng môi trường du lịch đồi hỏi sự nghiên cứu, qui hoạch va quan lý du lịch thận trọng
2.4.6 Vai trò và mối quan hệ của du lịch với cộng đồng địa phương + Du lịch đã góp phần cải thiện phúc lợi cho một số địa bàn dân cư, thu hút sự đầu tư của các tổ chức, song còn ở phạm vi nhỏ và mức độ hạn chế Sự tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương (bản Khanh) chưa đáng kể, còn thụ động và do sự điều phối của ban du lịch VQG
+ Ảnh hưởng của du lịch với địa phương được đánh giá trên cơ sở điều tra
mẫu ý kiến của gần 100 đại diện hộ gia đình thuộc địa bàn nghiên cứu Các ý
kiến về thái độ của người dân đối với du lịch được áp dụng cách tính điểm giá
trị trung bình (Likert type scale) của Pizam (1978) Kết quả cho thấy, du lịch
Cúc Phương chưa ảnh hưởng nhiều đến cư dân địa phương Thái độ của người dân đối với du lịch còn mờ nhạt tuy được xem là có ảnh hưởng tích cực đến một số mặt (đường xá, giao thông, mở rộng hiểu biết xã hội)
+ Mức độ quan hệ giữa du lịch và dân địa phương không đáng kể, và có
thể nói cộng đồng địa phương còn “đứng ngoài cuộc”, hầu như chưa được tham gia hoặc được hưởng những lợi ích từ các hoạt động du lịch của VQG
+ Nhu cầu của đa số dân địa phương là muốn có thêm khách du lịch và đồng ý cho khách nghỉ tại nhà Đây là cơ sở thực tiễn để DLST phát huy bản
Trang 19¬ ⁄
75;
chất tích cực là lôi kéo sự tham gia của người dân và hỗ trợ cộng đồng địa phương, góp phần ủng hộ bảo tồn
Kết luân chương: Vườn quốc gia Cúc Phương có đầy đủ các tiềm năng và điều kiện để phát triển DLST Hoạt động du lịch ở Cúc Phương ngày càng được mở rộng, thể hiện ở lượng khách gia tăng, các cơ sở dịch vụ du lịch được nâng cấp, cải thiện Du lịch đã có vai trò nhất định đối với việc bổ sung kinh phí quản lý VQG và hễ trợ một số cộng đồng địa phương
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, du lịch ở Cúc Phương hiện tại còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo các yêu cầu của DLST Du lịch có những biểu hiện của du lịch đại chúng hoặc phổ biến - loại du lịch không nên mở rộng trong các VQG cần được bảo tồn như VQG Cúc Phương Vì vậy, một chiến lược phát triển với những định hướng và các giải pháp cho VQG những năm tới là vô cùng cần thiết, nhằm hướng du lịch Cúc Phương trở thành DLST thực thụ
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG CÚC PHƯƠNG
3.1 Định hướng phát triển DLST ở VỌG Cúc Phương
3.1.1 Những cơ sử cho việc định hướng
- Bản chất của DLST và mục tiêu quản lý củaVQG
~ Các mục tiêu của chiến lược Quốc gia về phát triển DLST
- Tiểm năng du lịch, các vấn đề đặt ra trong du lịch ở VQG Cúc Phương - Kế hoạch phát triển, quản lý VQG Cúc Phương trong những năm tới 3.1.2 Định hướng phát triển DLST ở VQG Cúc Phương
3.1.2.1 Các mục tiêu chưng: thoả mãn các nhu cầu giải trí, tham quan học tập, nghiên cứu; đảm bảo mục tiêu bảo tồn; du lịch có GDMT, có chất lượng; du lịch hỗ trợ cộng đồng DLST phải đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu du lịch, mục tiêu bảo tồn và phát triển cộng đông
3.1.2.2 Những định hướng cơ bản
Các định hướng là những kiến nghị có cơ sở khoa học để tham khảo trong quá trình quy hoạch của VQG, tập trung chủ yếu vào các van dé sau đây:
Trang 20# Tổ chức du lịch không gian DLST hoà hợp với bảo tồn # Khai thác hợp lý tiểm năng du lịch
# Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
* Định hướng tổ chức không gian du lịch: trong đó chú trọng công tác
khoanh vùng sử dụng VQG và quản lý du lịch, ủng hộ bảo tồn
* Khoanh vùng sử dung: được dựa trên các cơ sở chủ yếu sau đây:
+ Quy chế quản lý rừng đặc dụng của Bộ Lâm nghiệp năm 1987
+ Dựa trên các bản đồ hiện trang rừng và thắm thực vật Cúc Phương
+ Tài nguyên phục vụ du lịch của khu vực VQG, nhu cầu du lịch
+ Thực trạng cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch vụ khác của khu vực
+ Hiện trạng quản lý VQG Cúc Phương với 3 phân khu: phân khu bảo vệ nguyên vẹn; phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ sản xuất; phía ngoài ranh giới VQG là vùng đêm sinh thái canh tác và hoang hoá
Vận dụng nguyên tắc trong việc khoanh vùng sử dụng du lịch của Foster (1973), Gunn (1994), Ceballos-Lascurain (1996), và kính nghiệm tại một số
VQG trên thế giới, luận án kiến nghị các vùng sử dụng du lịch như sau:
1 Vùng tài nguyên cần được bảo vệ: ở đó chỉ nên cho phép các hoạt
động nghiên cứu, DLST đặc biệt (tiên phong) dưới những điểu kiện nghiêm
ngặt, bảo vệ môi trường của VQG
2 Vàng tự nhiên sử dụng cho DLST hạn chế: hoạt động DLST 6 day chi nên được phép với các điều kiện hạn chế sự ảnh hưởng đến môi trường
3 Vũng sử dụng cho DLST mở rộng: thuộc phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ sản xuất của VQG Các hoạt động du lịch như picnic, cắm trại nghỉ ngơi, tham quan các cơ sở nghiên cứu, bảo tồn, giải trí phù hợp có thể được phép ở đây, song cần đảm bảo các nội qui của VQG
4 Vùng dịch vụ du lịch của cộng đồng: Khu vực này gồm các thôn Nga, Bãi Cả, Sấm, những bản tái định cư ở vùng đệm trên đường ô tô vào VQG Ngoài ra là các thôn Thường Sung (xã Kỳ phú) - điểm nước khống; thơn Bơng (xã yên Quang) gần khu hồ Yên Quang Vùng này tập trung các dịch vụ du lịch như các cơ sở lưu trú, ăn uống, bãi đỗ xe, sản phẩm địa phương
Trang 22** Quản lý lương khách trên cơ sở “sức chứa dụ lich”
Quản lý khách du lịch trên cơ sở “sức chứa du lịch” nhằm tránh sự quá tải
của hoạt động du lịch lên môi trường Việc ước tính sức chứa cho các điểm,
tuyến trong vùng sử dụng cho DLST hạn chế như dỉnh Kim Giao, cây Đăng
đại thụ cần được áp dụng, làm cơ sở cho việc quản lý, giới hạn lượng khách tham quan và duy trì chất lượng môi trường du lịch
® Khai thác hợp lý các tuyển, điểm tham quan trong các vùng
Mục tiêu là hạn chế đi đến loại bỏ sự tập trung du lịch tại vùng cần được
bảo vệ Đỏng thời, mở rộng hoại động du lịch ở các vùng ngoài, tạo nhiều
hình thức du lịch phong phú, tăng chất lượng du lịch
" Các điểm, tuyến tham quan trong vùng tài nguyên cần được bảo vẻ
Trước hết, hạn chế lượng khách ở các điểm, tuyến trong vùng xuống dưới
mức “sức chứa cho phép” Chuyển sang hoạt động nghiên cứu, DLST đặc biệt
dưới những điều kiện nghiêm ngặt của vùng
* Các điểm, tuyến tham quan trong vùng sử dung cho DLST han chế:
Trong vùng này, các điểm, tuyến tham quan cần được hạn chế dưới mức sức chứa cho phép và thực hiện các yêu cầu hoà hợp với bảo tồn Bổ sung các
điều kiện trên điểm, tuyến tham quan (động Người xưa, động Trăng khuyết,
cây Đăng, đỉnh Kim giao), hạn chế ảnh hưởng đến môi trường
* Khai thác các điều kiên trong vùng sử đung cho DLST mở rông:
Mở rộng các hình thức của DLST như cẩm trại, picnic, giải trí khác cho du khách đảm bảo các quy định của VQG Tham quan các cơ sở nghiên cứu, bảo tồn dưới những nội qui đảm bảo nguyên tắc bảo tồn
« Khai thác các điểm tuyến gần ranh giới và vùng đêm của vườn như: hỗ Yên Quang- hang Phò Mã Giáng, điểm nước khoáng Cúc Phương
® Khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động
phục vụ du lịch, hỗ trợ phát triển cộng đồng
Mở rộng sự tham gia của dân cư vào hoạt động dịch vụ du lịch tại một số địa bàn như bản Nga I, Nga 2, Bãi Cả, Đồng Bót, Đồng Quản, Đồng Tâm,
Trang 23thôn Thường Sung (xã Kỳ Phú) - gần điểm nước khống; thơn Bơng (xã n
Quang) - gần khu hồ Yên Quang
Các hình thức tham gia như: Sử dụng lao động địa phương vào các dịch vụ du lịch như quản lý, vận hành, hướng dẫn du lịch Tổ chức sản xuất và
cung cấp sản phẩm địa phương cho du lịch Chia sẻ nguồn thu lệ phí tham quan, hỗ trợ cộng đồng, đầu tư lại cho các cơ sở dịch vụ du lịch ở địa phương 3.2 Kiến nghỉ các giải pháp chủ yếu
Các giải pháp nhằm vào việc khắc phục những bất cập của hoạt động du lịch, hướng sang hoại động DLST, đáp ứng các mục tiêu quản lý của VQG
3.2.1 Cái thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp với DLST
Việc cải thiện cơ sở hạ tầng sở vật chất dịch vụ du lịch nên gắn với việc sử dụng lãnh thổ và khai thác các điểm, tuyến tham quan hợp lý
+ Chuyển các cơ sở phục vụ du lịch tại khu trung lâm vườn, Sang phục vụ
hoạt động nghiên cứu, bảo tồn
+ Tập trung các cơ sở dịch vụ du lịch vào khu vực cổng vườn và các địa phương gần khu cổng vườn, lân cận các điểm tham quan mới khai thác
+ Đầu tư các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, bể bơi, vui chơi, giải trí cho khu
nước khoáng, phục vụ nghỉ dưỡng, tắm nước nóng kết hợp tham quan VQG
+ Đầu tư các cơ sở phục vụ các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí vùng hồ yên
Quang, kết hợp tham quan Động Phò Mã Giáng thuộc phạm vị VQG
- Tại bản Khanh, khôi phục các vếu tố văn hoá, xã hội, khai thác hình
thức du lịch bằng bè mảng trên sông Bưởi, hướng dẫn là người địa phương
Việc cải thiện, tăng cường các cơ sở dịch vụ du lịch cần đảm bảo các yêu cầu sau: tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan địa phương; sử dụng nguồn lực địa phương; hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường như củi đốt, thay thế các nhiên liệu khác (than, gas, năng lượng mặt trời), xử lý chất thải hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường, chẳng hạn, công nghệ tái chế rác thành biogas, xử lý nước thải hợp vệ sinh
Trang 243.2.2 Tăng cường giáo dục và thuyết mình môi trường
+ Đảm bảo hệ thống thông tin: về môi trường, về các giá trị của VQG, các điểm hấp dẫn du lịch
+ Sử dụng các phương pháp truyền thông tin GDMT khác nhau
~ Xuất bản và phân phát rộng rãi các tờ rời, tờ gấp thông tìn cho khách - Tăng cường các phương tiện như: so đồ tham quan, biển báo, biển chỉ dẫn, biển thuyết minh môi trường trên các điểm, tuyến tham quan;
- Tăng cường hoạt động có hiệu quả của trung tâm giáo dục/đón khách: - Giáo dục và đào tạo về DLST cho các đối tượng có liên quan như các nhà quản lý, vận hành, hướng dẫn du lịch, dân địa phương
3.2.3 Giải pháp về cơ chế chính sách: về các vấn đề sử dụng, quản lý
VQG, chính sách đối với việc phát triển và điều hành du lịch
3.2.4 Giải pháp về quản Lý: theo quy hoạch, thông qua các thủ tục hành
chính, các nội quy; điều tiết mức thu lệ phí, dịch vụ du lịch
3.2.5 Giải pháp hợp tác, đầu tư: hợp tác về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi
kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành DLST, đặc biệt tranh thủ sự hợp tác của các dự án bảo tồn Cúc Phương Kêu gọi vốn đầu tư từ chính phủ Sở du lịch Ninh Bình, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng địa phương
3.2.6 Giải pháp tiếp thị: quảng bá thông tim, kết hợp với các khu du lịch lân cận như Hoa Lư, Bích Động, Phát Diệm, điều tiết giá cả tuỳ vào đối tượng
khách tham quan, thời gian đến tham quan, và nhu cầu tham quan
KẾT LUẬN
Luận án đã nghiên cứu vấn để phát triển du lịch liên quan đến việc bảo
tổn tự nhiên và phát triển cộng đồng ở khu vực một VQG cụ thể của Việt Nam, đó là DLST Những kết quả đạt được trong khuôn khổ giới hạn nội dung nghiên cứu của luận ấn, cho phép rút ra một số kết luận sau:
Trang 251 Trong xu thế chung của ngành du lịch, DLST đang được quan tám và phát triển rộng rãi Trên phạm vi quốc tế, nó được coi là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ nhạy cảm với môi trường và được phát triển trên cơ sở bảo tồn với những nguyên tắc và yêu cầu của phát triển bền vững Các VQG là những địa bàn phù hợp nên khuyến khích phát trién DLST
2 Việt Nam có hệ thống các VQG và các KBTTN là những khu vực có
tiểm năng hấp dẫn khách DLST Trong đó, Cúc Phương là một VQG cổ nhất
ở nước ta và còn giữ được tính chất nguyên sinh Với các đặc điểm tự nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng cùng với các yếu 16 nhân văn độc đáo, Cúc
Phương đã trở thành một nơi hấp dẫn nhiều đối tượng khách du lịch
3 Những năm gần đây, lượng du khách đến VQG đã tăng lên nhanh chóng, nhất là khách trong nước Du lịch đã có vai trò nhất định trong việc
nâng cao nhận thức về môi trường cho khách du lịch; bổ sung kinh phí cho
cong tac quan ly VQG; hé trợ phúc lợi cho một số cộng đồng địa phương trong khu vực Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng lượng khách tham quan
cùng với việc tăng cường các cơ sở dịch vụ du lịch đã nảy sinh những bất cập trong việc bảo tồn các giá trị của VQG Chức năng giáo dục môi trường còn
hạn chế, chất lượng du lịch chưa cao; còn nhiều vấn để cần được cải thiện: vai
trò hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương của du lịch còn mờ nhạt
4 Vận dụng cơ sở lý luận về DLST, việc phân tích, đánh giá thực tiễn
hoạt động du lịch ở Cúc Phương cho thấy, du lịch ở đây mang tính chất của du lịch đại chúng - một loại du lịch không nên mở rộng trong một VQG có giá trị, cần được báo vệ như Cúc Phương Những cơ sở lý luận và thực tế địa bàn nghiên cứu là những cơ sở mang tính khoa học khẳng định việc định
hướng phát triển DLST là phù hợp và cần thiết ở khu vực VQG Cúc Phương
5 Việc định hướng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương được đưa ra
trên các cơ sở như nguyên tắc và yêu cầu trong phát triển DLST, diều kiện thực tế về tài nguyên, hiện trạng, nhu cầu du lịch ở VQG, kế hoạch quản lý VQG, và trong khuôn khổ dự thảo chiến lược phát triển DLST của Việt Nam
Trang 266 Để góp phần tháo gỡ những bất cập, định hướng phát triển DLST tập trung vào các vấn đề chủ yếu như sau:
- Tổ chức không gian DLST, trong đó coi trọng công tác khoanh vùng sử dụng du lịch, quan lý du lịch trên cơ sở “sức chứa du lich” , wu tiên bảo tồn
- Khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, hạn chế du lịch tập trung tại các điểm, tuyến trong trung tâm VQG, trong khi mở rộng ngoài vùng đệm, giảm thiểu tác động môi trường và làm phong phú thêm các hoạt động du lịch
~ Cái thiện tổ chức quản lý, vận hành du lịch, khuyến khích người dân địa
phương tham gia vào hoạt động du lịch, mở rộng địa bàn du lịch và dịch vụ đến cộng đồng địa phương, sử dung nguồn lực địa phương
Luận án cũng đã kiến nghị các nhóm giải pháp để DLST phát triển có hiệu quả như: cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với DLST, tăng cường giáo dục môi trường trong DLST, cùng các giải pháp về chính sách, quản lý, hợp tác đầu tư và tiếp thị du lịch
7 Bên cạnh những kết quả và những đóng góp trên đây, luận án còn một số vấn để tổn tại mà trong giới hạn nghiên cứu, chưa có điều kiện khắc phục
Việc đánh giá những tác động của du lịch đến môi trường chưa định lượng được với các chỉ tiêu cụ thể Điều này đòi hỏi một quá trình nghiên cứu công phu của nhiều chuyên ngành, trong khi đây là một lĩnh vực mới mẻ, và không thuộc giới hạn nội dung nghiên cứu chính của đề tài
Việc khoanh vùng sử dụng cho du lịch của VQG và ước tính sức chứa cho một số điểm, tuyến tham quan chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu bước dau,
vận dụng các cơ sở lý luận vào một địa ban cụ thể, cần được hoàn thiện hơn
Để khắc phục những tổn tại nói trên, việc định hướng phát triển DLST ở VQG Cúc Phương cần có những nghiên cứu tiếp theo, góp phần cung cấp các tài liệu có cơ sở khoa học cho việc hồn chỉnh cơng tác điều tra, qui hoạch phát triển DLST ở các địa bàn tương tự như khu vực VQG Cúc Phương
Trang 273
NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
- Nguyen Thi Son, #ow Cơn Tourism and National Parks Exist Symbiotically?: Cat Ba Island, Vietnam, Proceedings of the IAG and NZGS Joimt Conference, Hobart, Tasmania, Australia, Department of
Geography, The University of Waikato, January 1997, 205-210
Nguyen Thi Son, The Need for Community Education in Ecotourism Development in Protected Areas, Proceedings of Workshop on
Ecotourism With Sustainable Tourism Development in Vietnam, Hanoi, 22-23/4/1998 98-109
- Nguyên Thị Sơn, Tác động của hoạt động du lịch ở vườn Quốc gia Cúc Phương, Kỷ yếu Hội nghị khoa học ngành Địa lý, Hà Nội, 1998, 175-180 - Nguyen Thi Son, Pigram, J.]., and Rugendyke, B., ‘Tourism
Development and National Parks in the Developing World, Cat Ba Island
National Park, Vietnam’, in Pearce, D.G & Butler, R.W (eds), Contemporary Issues in Tourism Development, Routledge, Taylor & Francis, London and New York, 1999, 211-231
Nguyen Thi Son, Potential for Ecotourism Development at Cuc Phuong
National Park, Viemam Business Forum, N° 1 (54) January 2000, 32-33 - Nguyễn Thị Sơn, Vườn Quốc gia Cite Phuong và hoạt động Du lịch sinh
thái, Tạp chí Du lịch Việt Nam, 4/2000, § & 11
.- Nguyễn Thị Sơn, Phương pháp tính “sức chứa du lịch” cho các tuyến,