Nguyên nhân là do: Chưa tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tiềm năng du lịch tự nhiên cũng như các điều kiện khác để phát triển DLST; quy mô đầu tư còn nhỏ, chưa đồng
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
-1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 –
2010 và Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, Vùng dulịch Bắc Trung bộ được xem là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả
nước (kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) Được đánh giá là là vùng du
lịch có tiềm năng và thế mạnh để phát triển hoạt động du lịch, với nhiều di tíchlịch sử, di tích cách mạng và nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú
Tuy nhiên, đối với Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (VDLBTB) cho đến nayviệc đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái (DLST) vẫn còn rấthạn chế, chưa mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của nó Việc tổ chức hoạt
động DLST ở nhiều điểm tài nguyên chỉ mới dừng lại ở việc khai thác phục vụ du
lịch tự nhiên, du lịch ”đại chúng” (mass tourism), do đó đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan Nguyên nhân là do: Chưa tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tiềm năng du lịch tự nhiên cũng
như các điều kiện khác để phát triển DLST; quy mô đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ lại
thiếu quy hoạch; đội ngũ cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về DLST, công tác tổ chức hoạt động DLST tại các điểm tài nguyên còn yếu kém thậm c hí có nơi còn buông lỏng hoạt động này v.v Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra hướng phát triển DLST tại
VDLBTB là rất cần thiết
Xuất phát từ tiềm năng, thực trạng và tầm quan trọng nói trên của DLST
đối với Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề : "Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng
du lịch Bắc Trung Bộ" làm luận án nghiên cứu sinh của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST tại các trọng điểm du lịch củaVDLBTB
- Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển DLST và phân tích các yếu tốchủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng điểm VDL BTB
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST tại cáctrọng điểm của VDLBTB
3 Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và pháttriển hoạt động du lịch sinh thái tại VDLBTB Các chủ thể: cơ quan quản lý nhà
Trang 2nước, tổ chức, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng cư dân địa phương nơi có tàinguyên du lịch
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Về nội dung: Những vấn đề lý luận về phát triển DLST và tiềm năng
DLST; Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST và nghiên cứu các yếu
tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng điểm VDLBTB; Đềxuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST tại các trọng điểm
của VDLBTB
4.2 Về thời gian: Thu thập tài liệu thứ cấp giai đoạn 2005 – 2010, thu
thấp các tài liệu sơ cấp trong năm 2010 và đầu năm 2011
4.3 Về không gian: Tập trung vào các trọng điểm VDLBTB, gồm: (1)
Tiểu vùng 1: Quảng Bình – phía Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Phong Điền): Khu
vực trọng điểm gồm: Vườn quốc gia (VGQ) Phong Nha; Kẻ Bàng – biển Nhật Lệ Cảnh Dương (Quảng Bình) và phụ cận; Khu vực biển Cửa Tùng – Cửa Việt(Quảng Trị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) và phụ
-cận (2) Tiểu vùng 2: Khu vực biển Cảnh Dương – Lăng Cô - Bạch Mã (Thừa
Thiên Huế) – Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; Khu vực biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An –
Non Nước (Đà Nẵng) – Cửa Đại – Cù lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận; Khu
vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận Luận án cũng xem xét thêm
một số điểm tài nguyên bổ sung (ngoài khu vực trọng điểm) đã được các địa
phương đưa vào danh mục của nhằm định hướng để phát triển DLST
5 Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt học thuật, luận án đã làm rõ khái niệm về du lịch sinh thái Kháiniệm này đề cập đến nội dung và phương thức của hoạt động của DLST Bên cạnh
đó luận án cũng đưa ra quan điểm về phân vị và xác định trọng điểm choVDLBTB, đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ khai thác tiềm năng DLSTcho VDLBTB Đây là những cơ sở khoa học để có thể xem xét vận dụng tại các
vùng khác ở nước ta
- Về mặt lý luận, luận án đã tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận về nghiên cứutiềm năng và phát triển DLST trên nhiều khía cạnh như khái niệm tài nguyên, tiềm
năng và nghiên cứu tiềm năng, phân chia lãnh thổ và xác định trọn g điểm trong
DLST cũng như khái niệm, đặc trưng, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng v.v… đến sựphát triển DLST Luận án cũng đề cập đến những vấn đề đang đặt ra cho việcnghiên cứu, triển khai DLST trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Luận
án cũng đã trình bày nhiều dẫn liệu và minh chứng về kinh nghiệm nghiên cứu tiềm
năng và phát triển DLST của một số nước trên thế giới như Australia, Costa Rica,Malaysia, Nepal, Indonesia, Thái Lan…; phân tích thực trạng phát triển DLST ở
Việt Nam, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng cho Việt Nam và
cụ thể cho VDLBTB
- Về áp dụng lý luận vào thực tiễn, luận án đi vào đánh giá khá đa dạng một
số tài nguyên (núi, biển, đầm phá, suối nước khoáng nóng v.v…) các khu vực trọng
điểm VDLBTB trên khía cạnh khả năng thu hút và khả năng khai thác Ngoài ra,
Trang 3bằng việc sử dụng mô hình Logit và phương pháp đánh giá các yếu tố thành côngthen chốt (The critical success factors method – CSFs) để ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển khách DLST và yếu tố thành công của vùng Đây là nhữngứng dụng mới, bởi cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào áp dụngcác phương pháp này ở cấp VDLBTB
Các đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận nói trên được vận dụng trong
toàn bộ nội dung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của luận án
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1 Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái
-1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái (ecotourism)
Luận án đi vào trình bày các vấn đề về khái niệm, các đặc trưng, phân biệtDLST các loại hình du lịch khác ; cũng như làm rõ các loại hình DLST , pháttriển DLST và những vấn đề liên quan đến việc phát triển DLST bền vững
1.1.2 Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái
Luận án đề cập đến các vai trò của việc phát triển DLST như vai trò vềkinh tế, xã hội, môi trường và các vai trò khác… Bên cạnh đó, luận án đi sâuphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST
1.1.3 Vấn đề nghiên cứu tiềm năng và phân chia lãnh thổ trong du lịch sinh thái
Nghiên cứu tiềm năng DLST thực chất là việc nghiên cứu giá trị tài nguyên
tự nhiên phục vụ DLST Bên cạnh việc khái quát các phương pháp đánh giá, luận
án đi sâu vào trình bày phương pháp “đánh giá tổng hợp”
Trong phần này luận án cũng trình b ày việc phân chia lãnh thổ trong DLST
Trong đó đi sâu vào cách xác định các khu vực và tài nguyên trọng điểm du lịch
1.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái
- Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm từ thành công của các nước Auxtralia,,
Malaysia, Thái Lan, Indonesia và một số nước khác, đồng thời xem xét một số dự
án thuất bại tại Galapagos (Belize), Nepan, Costa Rica v.v… Bên cạnh đó luận áncũng tổng hợp cơ sở thực tiễn tại Việt Nam để đưa ra những bài học cho việcnghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST tại một số trọng điểm VDLBTB theo
hướng hiệu quả và bền vững
- Luận án cũng tổng hợp những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu và pháttriển DLST trên thế giới, cũng như những công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên VDLBTB
Vùng có nhiều TNDL tự nhiên là cơ sở để phát triển hoạt động DLST
Trang 4Khí hậu của vùng là sự giao thoa giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc, mang tínhchuyển tiếp gió mùa khá phức tạp VDLBTB có hệ thống động thực vật phong
phú và đa dạng
- Đặc điểm tài nguyên nhân văn Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Tài nguyên
du lịch nhân văn của vùng phong phú lại có mức độ tập trung cao, có giá trị vềlịch sử, văn hoá cao so với các vùng du lịch khác trong nước Điều này tạo thuậnlợi cho việc tổ chức các tuyến tham quan, hấp dẫn du khách
- Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch: Tính đến cuối năm
phường Đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe cho người dân và cả du kháchđến vùng v.v…
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng hướng tiếp cận: Tiếp cận theo vùng, theo lĩnh vực
nghiên cứu, theo chính sách, theo sự tham gia và tiếp cận trên khía cạnh trênkhía cạnh phát triển bền vững
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin thứ cấp ở các cơ
quan trung ương và các địa phương Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập
để cung cấp dữ liệu cho phương pháp đ ánh giá các yếu tố ảnh hưởng sự phát
triển khách DLST - Mô hình tương quan hồi quy Logit (721 mẫu ) và điều tra về
cơ cấu, đặc điểm khách DLST (chi tiêu, cơ cấu theo giới tính, độ tuổi và các chỉ tiêu khác…) là 1216 mẫu.
- Phương pháp xử lý số liệu: gồm kiểm chứng số liệu, phân loại số liệu
theo phương pháp phân tổ thống kê và xử lý số liệu dùng chương trình EXCEL,
LIMDEP V8.0
- Các phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp phân tích định lượng , phương pháp các yếu tố thành công then chốt
(CSFs), phương pháp đánh giá tiềm năng DLST, phương pháp chuyên gia
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Áp dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, gồm hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiềm
năng DLST và hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động DLST
Trang 5Chương 3: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ
3.1 Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
-3.1.1 Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Luận án đi sâu giới thiệu một số tiềm năng DLST tiêu biểu gồm: T ài nguyênrừng, núi; tài nguyên du lịch biển – đảo; tài nguyên đầm phá; tài nguyên sông, suối,
hồ và các tài nguyên đặc thù khác Nhìn chung, với nguồn tài nguyên phong phú và
đa dạng, VDLBTB có điều kiện phát triển DLST, tạo điều kiện cho việc phát triển
nhiều loại hình DLST như DLST nghỉ dưỡng, vãn cảnh; tìm hiểu động, thực vật;DLST mạo hiểm; nghiên cứu địa hình, địa mạo v.v
3.1.2 Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
3.12.1 Về khả năng thu hút
Thông qua việc đánh giá cho điểm tài nguyên (xem bảng 3.2), các tài
nguyên được phân loại thể hiện tại bảng 3.1 như sau: Loại 1: Là các điểm tài
nguyên có khả năng thu hút rất cao Loại 2: Đây là các tài nguyên có khả năng thuận lợi trong thu hút khách Loại 3: Là những tài nguyên ít thuận lợi cho việc
thu hút khách
Bảng 3.1: Phân hạng khả năng thu hút của các tài nguyên
Tiểu vùng I VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ - Cảnh Dương (Quảng
Bình), biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
Tiểu vùng I Vũng Chùa - đảo Yến, phá Hạc Hải, suối khoáng Bang, đèo
Ngang (Quảng Bình), biển Vĩnh Thanh – Vĩnh Kim (Quảng Trị).
Tiểu vùng I Bàu Tró (Quảng Bình), hồ Ái Tử, rừng nguyên sinh Rú Lĩnh
Tiểu vùng II Suối Voi – Nhị Hồ (Thừa Thiên Huế), suối Tiên (Q uảng Nam),
đảo Lý Sơn, núi Sữa (Quảng Ngãi).
3.1.2.2 Về khả năng khai thác
Từ việc đánh giá cho điểm tài nguyên tại bảng 3.2, c ác tài nguyên được
phân loại tại bảng 3.3 như sau: Loại 1: Là các tài nguyên có khả năng khai thác cao; Loại 2: Là những tài nguyên có khả năng khai thác thuận lợi; Loại 3: Là
những tài nguyên có khả năng khai thác thấp hơn
Trang 6Bảng 3.2: TÍNH ĐIỂM CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
Tính hấp dẫn Tính an toàn CSHT&CSVC Tính liên kết Tính thời vụ Tính bền vững Sức chứa
ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TIỂU VÙNG 2: PHÍA BẮC THỪA THIÊN HUẾ - QUẢNG NGÃI
Ghi chú: - Khu vực biển Mỹ khê – Non Nước gồm dải bờ biển: Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước; Khu vực Biển Phong Điền – Quảng Điền tình luôn cả khu vực làng
cổ Phước Tích; Biển Cửa Đạị - Hà Bình (Quảng Nam) tính luôn khu vực: Hà Mi – Cửa Đại Hà Bình
Trang 7Bảng 3.3: Phân hạng khả năng khai thác của các tài nguyên
Tiểu vùng I
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ - Cảnh Dương, vũng Chùa – đảo Yến (Quảng Bình), biển Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, Biển Vĩnh Thanh – Vĩnh Kim (Quảng Trị), Biển Phong Điền – Quảng Điền (Thừa Thiên Huế).
Tiểu vùng I Đèo Ngang, phá Hạc Hải, suối khoáng Bang (Quảng Bình), hồ
Tiểu vùng II Núi Hải Vân (phía Đà Nẵng) , đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Tiểu vùng I Bàu Tró (Quảng Bình), rừng nguyên sinh Rú Lĩnh (Quảng Trị).
Loại 3
(dưới 12,5
điểm)
Tiểu vùng II Suối Voi - Nhị Hồ (Thừa Thiên Huế), suối Tiên (Quảng Nam),
núi Sữa (Quảng Ngãi).
(Nguồn: Điều tra và tổng hợp của tác giả)
Tóm lại: Từ kết quả xác định giá trị tài nguyên dựa trên khả năng thuhút và khả năng khai thác đã cho chúng ta thấy TNDL tự nhiên ở VDLBTBkhông chỉ phong phú mà có giá trị cao Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn trongviệc thúc đẩy DLST phát triển mà còn nâng cao vị trí của VDLBTB trong dulịch cả nước
3.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
3.3.1 Công tác tổ chức quy hoạch du lịch sinh thái
Công tác quy hoạch DLST hiện nay mới chỉ triển khai cho từng điểm tàinguyên Tuy nhiên, vẫn còn nhiếu bất cập, chưa khai thác một cách rõ nét lợi thế
so sáng của từng điểm tài nguyên Việc quy hoạch bị phân tán nên chưa tạo điềukiện cho việc thúc đẩy việc phát triển các tài nguyên và khu vực trọng điểm để
kích thích các điểm tài nguyên khác phát triển …
3.3.2 Về công tác tổ chức khai thác hoạt động du lịch sinh thái
3.3.2.1 Tình hình khai thác khách du lịch sinh thái trong những năm qua
a Về số lượng khách và doanh thu du lịch sinh thái
Số lượng khách DLST từ 2005 – 2010 tăng qua các năm thể hiện tại biểu
đồ 3.1 với tốc độ phát triển bình quân (TĐPTBQ) là 119%, chiếm tỷ trọng
21,8% trong tổng số khách du lịch đến VDLBTB năm 2010 Doanh thu của năm
2010 là 1.025,4 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân về doanh thư từ 2005 –
2010 là 123%
Trang 8Biểu đồ 3.1: Số lượng khách du lịch sinh thái đến Vùng du lịch
Bắc Trung Bộ giai đoạn 2005 – 2010
(Nguồn: Số liệu của các địa phương và tổng hợp của tác giả - ĐVT: 1000 lượt khách)
- Về cơ cấu khách du lịch sinh thái
Cơ cấu khách DLST theo quốc tịch đến VDLBTB trong năm 2010 thì
đáng kể là khách du lịch Nhật Bản chiếm 16,74%; Pháp chiếm 14,39%; kháchĐức chiếm 6,32%; Australia chiến 3,58%; Khách các nước Bắc Âu: Na Uy,
Thủy Điển, Đan Mạch, Hà Lan chiếm 4,32%; khách Mỹ chiếm 5,83% còn lại là
cơ sở hạ tầng (CSHT) đến các điểm tài nguyên Riêng về đầu tư các điểm tài
nguyên thì đã có rất nhiều dự án đã và đang xúc tiến do các doanh nghiệp đầu tưvới số vốn lớn, một số dự án triển khai tiến độ chậm nên ảnh hưởng đến sự pháttriển DLST của vùng… Việc đầu tư các dịch vụ bổ sung phát triển k há mạnh tại
các điểm tài nguyên do nhiều thành phần kinh tế tham gia , đã góp phầ n nâng caođiều kiện, đáp ứng nhu cầu du khách
3.2.3 Về tổ chức quảng bá phát triển thị trường khách du lịch sinh thái
Ngoài một số ấn phẩm, tập gấp quảng cáo giới thiệu; nhiều điểm du lịch
đã tiến hành cài đặt Website để giới thiệu về tiềm năng DLST đưa lên mạng
Internet, tham gia hội chợ du lịch trong nước và quốc tế v.v… Tuy nhiên, theo
đánh giá thì công tác quảng bá về DLST vẫn còn khá "rời rạc"; thông tin đưađến du khách vẫn còn đơn giản…Thị trường khách DLST hiện nay vẫn chủ yếu
Trang 9là thị trường khách du lịch đến vùng v.v…
3.2.4 Về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái
Công tác đào tạo nhân lực cũng đã được tăng cường một bước Tuy nhiên,
Số lượng cán bộ du lịch được đào tạo vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đòi hỏicủa sự phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng…
3.2.5 Về công tác quản lý tài nguyên
Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường trong vài năm gần đây,
đặc biệt là tại các khu vực và tài nguyên trọng điểm Nhưng vẫn còn nhiều vấn
đề còn tồn tại, cần giải quyết như việc nghiê n cứu để xây dựng mô hình quản lý
phù hợp; vấn đề quản lý "sức chứa"; công tác phối hợp giữa các ban ngành tại
địa phương v.v… nhằm đưa DLST tại VDLBTB phát triển bền vững hơn
3.2.6 Công tác giáo dục môi trường cho du lịch sinh thái
Tại các điểm tài nguyên trọng điểm việc giáo dục môi trường dành cho
các đối tượng: Cán bộ quản lý du lịch, doanh nghiệp, hướng dẫn viên, cộngđồng cư dân địa phương và d u khách đã được quan tâm hơn Tuy nhiên, theođánh giá thì công tác này ở hầu hết các địa phương vẫn chưa được tổ chứcthường xuyên liên tục Việc giáo dục môi trường cho du khách vẫn chủ yếu sử
dụng ấn phẩm, rất ít các hình thức khác…
3.2.7 Vốn đầu tư cho du lịch sinh thái
Theo số liệu các địa phương VDLBTB, nguồn vốn đầu tư của nhà nước
cho DLST giai đoạn 2006 – 2010 chủ yếu là vốn cho CSHT Riêng nguồn vốnđầu tư cho các dự án phát triển DLST đã tăng nhanh trong những năm gần đây
Với tổng vốn (tính trên giấy phép đăng ký kinh doanh) giai đoạn 2006 – 2010 là76.215,2 tỷ đồng
3.3 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng và hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
3.3.1 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái
Thông quan việc điều tra 11 chuyên gia về mức độ khai thác tài nguyên
đã cho thấy: Việc khai thác tiềm năng DLST không đồng đều ở từng tiểu vùng,
khu vực trọng điểm và điểm tài nguyên Các tài nguyên trọng điểm là các tàinguyên có mức độ đầu tư hoạt động DLST cao nhất trong vùng Tại các điểm tàinguyên có vị trí ít thuận lợi hơn việc đầu tư vẫn đang còn ở mức thấp
3.3.2 Hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái
3.3.2.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của hoạt động DLST tại VDLBTB năm 2010 được thểhiện tại bảng 3.5 Trong đó, giá trị sản xuất (GO) của hoạt động DLST năm
2010 đạt 886,18 tỷ đồng, gấp 2,69 lần so với giá trị GO năm 2005 của Hiệp hội
Du lịch Thừa Thiên Huế (2006) ước tính (bằng 330 tỷ đồng)
Trang 10Giá trị sản xuất (GO)
Chi phí trung gian (IC)
Giá trị tăng thêm (VA)
(Nguồn: Tổng hợp, tính toán của tác giả)
Qua phân tích chỉ tiêu về tỷ trọng GO, VA, IC của DLST với các loạihình khác cho thấy: việc phát triển hoạt động DLST đem lại giá trị mới làm racủa DLST là khá cao Đặc biệt là phân tích các chỉ tiêu về GO/khách,
VA/khách, GO/LĐ và VA/LĐ bình quân chung của VDLBTB và một số đơn vị
du lịch như Khu nghỉ mát Lăng Cô đã chỉ ra hiệu quả kinh tế của DLST bìnhquân của vùng so với một số đơn vị du lịch vẫn có sự cách biệt nhau, chủ yếu dothời gian lưu trú và chi tiêu của khách khác nhau Để nâng cao hơn nữa hiệu quảkinh tế của hoạt động này, cần đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ nhằm tạonguồn thu từ khách và nâng cao thời gian lưu trú của khách trong DLST
3.3.2.2 Hiệu quả xã hội và môi trường của du lịch sinh thái
Qua nghiên cứu DLST tại VDLBTB đã góp phần giải quyết lao động, tạoviệc làm cho cộng đồng địa phương Trường hợp điển hình tại Khu nghỉ mát
Lăng Cô cho thấy tỷ lệ thu hút lao động địa phương rất cao năm 2010 chiếm
93,6%/Tổng số lao động Bên cạnh đó sự phát triển của nhiều khu du lịch, khunghỉ mát đã góp phần tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường khu vực Tuy nhiên,luận án cũng chỉ ra nhiều vấn đề bất cập, cần cải thiện để nâng cao hiệu quả xãhội và môi trường trong phát triển DLST
3.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung bộ
3.4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch sinh thái đến Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch sinhthái chúng tôi đã sử dụng mô hình xác suất phi tuyến Logit Kết quả ước lượngđược thể hiện tại bảng 3.6
Qua việc đánh giá, để có thể thu hút khách chúng ta phải không ngừng nângcao công tác quảng bá đến du khách; nâng cao điều kiện an toàn, cơ sở hạ tầng, điều
Trang 11kiện tiện nghi tại các điểm DLST, phát triển nhiều sản phẩm đặc thù mặt khác phải
có chính sách giá hợp lý Điều này sẽ có tác dụng kích cầu DLST của du khách ngay
cả trước khi đến VDLBTB họ chưa có ý định tham gia các chương trình DLST
Bảng 3.6: Kết quả ước lượng các hệ số ảnh hưởng của các yếu tố đến sự
phát triển khách du lịch sinh thái của hàm Logit
(Variable)
Hệ số β i (Coefficient)
9. X 8 (Thời gian lưu trú) 1,476103*** 0,21400
10. X 9 (Bảo vệ môi trường) 3,585780*** 0,66576
- Số mẫu nghiên cứu là 721
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011 và tính toán của tác giả)
3.4.2 Đánh giá các yếu tố thành công then chốt ( CSFs) cho vùng và các trọng điểm
Thông qua việc xin ý kiến tám (08) chuyên gia nhằm tìm ra mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố đến thành công của VDLBTB và các trọng điểm để từ đó
có sự quan tâm đầu tư Mặc dù số điểm có khác nhau ở từng yếu tố đối với từngtrọng điểm, tuy nhiên thứ hạng những yếu tố then chốt là nhóm các yếu tố về
môi trường, các yếu tố về dịch vụ hỗ trợ và CSHT, các yếu tố quảng bá, công tác
đào tạo nguồn nhân lực, chính sách quản lý và lợi thế vị trí (xem bảng 3.7).
Nhằm đi sâu hơn nữa chúng tôi đã kết hợp cách đánh giá của chuyên gia và
du khách Qua việc kết hợp cho thấy: đối với VDLBTB và các trọng điểm, phải cốgắng để yếu tố an ninh, thông tin cần phải đạt ở mức cao Đồng thời thúc đẩy cácyếu tố bảo vệ môi trường, CSHT & CSVC và sản phẩm đặc thù và phải có chiến
lược duy trì mức giá hấp dẫn để thu hút khách đến, thúc đẩy sự phát triển DLST
Trang 12Bảng 3.7: Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho VDLBTB và các trọng điểm
Bảo vệ môi trường 0.186 9.13 1.953 9.13 1.953 9.13 1.953 9.13 1.953 9.13 1.953 9.13 1.953
Ghi chú: - Tiểu vùng 1: Từ Quảng Bình – Phía Bắc Thừa Thiên Huế (đến hết huyện Phong Điền, Q.Điền), gồm: Khu vực 1 (KV1): VGQ Phong Nha; Kẻ Bàng – Biển
Nhật Lệ - Cảnh Dương (Q.Bình) và phụ cận; Biển Cửa Tùng – Cửa Việt (Q.Trị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (T hừa Thiên Huế) và phụ cận.
- Tiều vùng II: Từ gần Phía Bắc TT.Huế (Hương Trà) - Quảng Ngãi, gồm: Khu vực 1 (KV1): Biển Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) – Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; Khu vực 2 (KV2): Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước (Đà Nẵng) – Cửa Đại – Cù lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận; Khu vực 3 (KV3): Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận.
- Các KV1 (Tiểu vùng 1); KV1, KV2 (Tiểu vùng 2) đư ợc cho điểm các yếu tố them chốt bằng điểm của VDLBTB Các chuyên gia cho rằng sự phát triển DLST của
VDLBTB đến năm 2020 chủ yếu tập trung tại 03 khu vực này Và mỗi khu vực đều có những thế mạnh nhất định, xét về lợi thế ở tổng quát khá tương đồng nhau