1.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 41Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1.1 Vị trí địa lý, lợi thế so sánh của Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lượ
Trang 1NGUYỄN QUYẾT THẮNG
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Người hướng dẫn : PGS.TS LÊ HỮU ẢNH
TS NGUYỄN VĂN HÓA
HÀ NỘI - 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo
vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận án
Nguyễn Quyết Thắng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn
vị và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND các địa phương, Lãnh đạo và Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành của các địa phương Vùng du lịch Bắc Trung Bộ,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội du lịch tại các địa
phương trong vùng, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh kế TP.HCM và các đơn vị
công ty du lịch đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, thông tin và hỗ trợ thu thập số liệu để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
Lãnh đạo và các Thầy/Cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển Nông thôn, Viện sau Đại học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã luôn tạo
điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suối quá trình học tập và nghiên cứu Đặc
biệt, Tôi xin bày tỏ lòng bi ết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Lê Hữu Ảnh và TS Nguyễn
Văn Hóa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo ân cần cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài và hoàn chỉnh luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM, Khoa Thương mại – Du lịch – Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã luôn
ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua Xin chân thành cám ơn Quý Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng toàn thể những người đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi trong quá trong quá trình thu thập, tìm kiếm nguồn tài
liệu cũng như sự ủng hộ, động viên của gia đình tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn !
Tác giả luận án
Nguyễn Quyết Thắng
Trang 4Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TIỀM
1.1 Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch
1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch 61.1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái (ecotourism) 91.1.3 Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái 171.1.4 Vấn đề nghiên cứu tiềm năng và phân chia lãnh thổ trong du lịch
1.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng v à phát triển du lịch sinh thái 321.2.1 Kinh nghiệm về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh
1.2.3 Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái 40
Trang 51.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 41
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.1 Vị trí địa lý, lợi thế so sánh của Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong
chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và quốc tế 442.1.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 482.1.3 Đặc điểm tài nguyên nhân văn Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 502.1.4 Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 51
2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 702.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu qu ả hoạt động du lịch
Chương 3 NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG DU LỊCH
Trang 63.2.2 Công tác tổ chức, khai thác hoạt động du lịch sinh thái 883.2.3 Công tác tổ chức quảng bá phát triển thị trường khách du lịch sinh thái 943.2.4 Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái 96
3.2.6 Công tác giáo dục môi trường cho du lịch sinh thái 98
3.3 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng và hiệu quả của hoạt động du
lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 1003.3.1 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái 1003.3.2 Hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái 1023.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh tháitại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trun g Bộ 1093.4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch
sinh thái đến các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 1103.4.2 Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho các trọng điểm du
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG
4.1.3 Định hướng phát triển tài nguyên và sản phẩm du lịch sinh thái 1264.1.4 Định hướng phát triển một số tuyến du lịch sinh thái đặc trưng 1324.2 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng
Trang 74.2.3 Giải pháp công tác tổ chức, phát triển hoạt động du lịch sinh thái 1394.2.4 Giải pháp về công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái 1464.2.5 Giải pháp về công tác bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái 1504.2.6 Giải pháp về vốn đầu tư cho du lịch sinh thái 157
Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 165
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Asian Development Bank- Ngân hàng phát triển Châu Á
APEC Asian Pacific Economic Commission - Ủy ban Hợp tác kinh tế
Châu Á- Thái Bình DươngBTTN Bảo tồn thiên nhiên
CSHT & CSVCKT Cơ sở hạ tầng & Cơ sở vật chất kỹ thuật
DLST Du lịch sinh thái
IUCN International Union for Conservation nature and Natural
resources - Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiênnhiên Thế giới
MICE Meeting, Incentive, Convention, Congress, Events/ Exhibition
- Hội họp, Khen thưởng, Hội nghị, Sự kiện- Triển lãmPATA Pacific Asian Travel Association- Hiệp hội Du lịch Châu Á-
Thái Bình DươngPNUE Programme des Nations Unies pour L’ Environment- Chương
trình Môi trường của Liên Hiệp QuốcTCM Travel Cost Method – Phương pháp chi phí du lịch
TEV Total Economics Value - Tổng giá trị kinh tế
TNDL Tài nguyên du lịch
TNTN Tài nguyên tự nhiên
TIES The International Ecotourism Society – Hiệp hội Du lịch Sinh
Thái Quốc tếUNWTO World Tourism Organization - Tổ chức Du lịch Thế giới
UNESCO United Nations Education, Scientific and Cultural
Organization- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên Hiệp Quốc
UNEP United Nations Environment Programs - Chương trình Môi
trường của Liên Hiệp Quốc
Trang 9VDLBTB Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
WCED The World Commission on Environment and Development
-Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển
WTTC World Travel and Tourism Council - Hội đồng Du lịch và Lữ
hành Thế GiớiWWP World Wide Fund for Nature - Quỹ bảo vệ các loài hoang dã.ZTCM Zonal Travel Cost Method – cách tiếp cận phương pháp chi phí
du lịch theo vùng
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Lượng khách quốc tế đến các khu vực giai đoạn 2000 - 2010 72.1 Cơ cấu kinh tế của Vùng du lịch Bắc T rung Bộ thời kỳ 2010 - 2020 462.2 Các khu vực và tài nguyên trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
2.3 Trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 602.4 Phân bố mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu 62
3.2 Phân hạng khả năng thu hút của các tài nguyên 803.3 Phân hạng khả năng khai thác của các tài nguyên 823.4 Danh sách một số quy hoạch du lịch sinh thái đã và đang được triển
khai tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ năm 2008 đến nay 873.5 Số lượng khách du lịch sinh thái đến Vùng du lịch Bắc Trung Bộ giai
Trang 113.16 Kết quả ước lượng các hệ số ảnh hưởng đến sự phát triển khách du
3.17 Các yếu tố thành công then chốt các trọng điểm Vùng du lịch Bắc
3.18 Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho Vùng du lịch Bắc Trung
3.19 Uớc lượng ma trận (matrix) so sánh mức độ tác động của các yếu tố
3.20 Kết hợp cả hai cách đánh giá với một số yếu tố 1204.1 Một số chỉ tiêu dự báo về du lịch sinh thái đến năm 2020 1254.2 Tổng hợp định hướng phát triển c ủa Tiểu vùng I 1274.3 Tổng hợp định hướng phát triển của Tiểu vùng II 1304.4 Danh mục các nhóm chính sách về du lịch sinh thái cần ban hành 1354.5 Danh mục các nguyên tắc chỉ đạo tối thiểu cần soạn thảo 1364.6 Danh mục các môn học bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và khai thác
4.7 Các công tác triển khai khuôn khổ quản lý 1524.8 Nội dung tối thiểu cần triển khai trong giáo dục cộng đồng cho du lịch
4.9 Nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 156
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ
2.1 Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Vùng du lịch Bắc
2.2 Du khách đến từ hướng Đông Bắc Thái Lan và Lào vào các Tỉnh miền
2.3 Số lượng khách sạn tại các địa phương Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 2010 522.4 Số lượng trường phổ thông và cơ sở khám chữa bệnh các địa phương
3.1 Số lượng khách du lịch sinh thái đến các địa phương năm 2010 89
3.3 Cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch sinh thái 913.4 Hiệu quả kinh doanh của Khu nghỉ mát Lăng Cô từ 2008 – 2010 1074.1 Thị trường khách quốc tế cho du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc
DANH MỤC HỘP
3.2 Đóng góp của du lịch sinh thái đến cảnh quan môi trường 109
Trang 133.1 Điểm đánh giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên Tiểu vùng I 843.2 Điểm giá khả năng thu hút và khai thác tài nguyên tiểu vùng II 853.3 Kết hợp cách xếp hạng theo phương pháp CSFs cho Vùng du lịch Bắc
4.2 Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch sinh thái theo mô hình I 1464.3 Mô hình quản lý phát triển du lịch sinh thái (theo mô hình 2) 1484.4 Các bước tiến hành thiết lập khuôn khổ quản lý 151
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động du lịch đã trở thành một hiện
tượng phổ biến trong đời sống nhân loại và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toànthế giới đạt 940 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn30% xuất khẩu dịch vụ thương mại của thế giới (UNWTO, 2011b) [107] Theo dự báo
đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế “công ng hiệp” chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong những ngành xuất khẩu h àng hóa và dịch vụ Trong đó với nhữngvai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái (DLST) đang là hình thức rất được
ưa chuộng, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp xã hội,đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về thiên nhiên Điều này đã đặt ra
mối quan tâm đặc biệt trong sự phát triển hoạt động du lịch của nhiều nước
Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta những năm qua, ngành dulịch Việt Nam nói chung và nhiều địa phương nói riêng đã có những bước phát triển
đáng khích lệ Ngành du lịch đã đóng góp trực tiếp khoảng 3,9% trong GDP của cảnước năm 2010 (khoảng 73.800 tỷ đồng), thu hút hơn 1,3 triệu lao động trực tiếp
(WTTC, 2011) [115] Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngànhkinh tế khác, nâng cao thu nhập, cải thiện phúc lợi cho nhiều vùng và địa phương
Trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010
và Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Na m thời kỳ 2001 – 2010, Vùng du lịch BắcTrung Bộ (VDLBTB) được xem là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả
nước (kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 1995
và 2006) [53], [54] Vùng được đánh giá là có tiềm năng và thế mạ nh để phát triểnhoạt động du lịch, với nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng và nguồn tài nguyên
tự nhiên phong phú Đặc bi ệt đây là vùng du lịch có đến bốn di sản được UNESCOcông nhận là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Đồng thời, là vùng có d ài bờbiển nổi tiếng sạch đẹp trải dài qua các tỉnh trong vùng
Thực tế trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch ở nhiều địa phươngtrong VDLBTB rất phát triển như Thừa Thiên Huế , Đà Nẵng, Quảng Nam Tuy
Trang 15nhiên, hoạt động du lịch của vùng cho đến nay v ẫn chỉ tập trung chủ yếu vào loạihình du lịch văn hoá Việc đầu tư, khai thác các loại hình DLST tuy có khởi sắc những
năm gần đây những vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng Mặc dù,
nhiều địa phương trong VDLBTB vẫn được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng đểphát triển DLST với điều kiện và tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú; có đầy
đủ các dạng địa hình được phân bố trên một không gian hẹp Tại nhiều điểm tài
nguyên, việc phát triển hoạt động DLST vẫn chưa mang đầy đủ những đặc trư ng vốn cócủa nó, chỉ mới dừng lại ở việc khai thác phục vụ du lịch tự nhiên, du lịch ”đại chúng”
(mass tourism), do đó đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến môi
trường, cảnh quan Nguyên nhân là do: Chưa tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ lưỡ ng
và toàn diện về tiềm năng du lịch tự nhiên cũng như các điều kiện khác; Quy mô
đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ lại thiếu quy hoạch; đội ngũ cán bộ quản lý chưa
nhận thức đầy đủ về DLST; Công tác tổ chức hoạt động DLST tại các điểm tàinguyên còn yếu kém thậm chí có nơi còn buông lỏng hoạt động này v.v (Hiệp hội
Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b; Nguyễn Quyết Thắng, 2011) [18], [47]
Là loại hình du lịch rất nhạy cảm với biến động môi trường, vì vậy việc pháttriển hoạt động DLST ngày nay được hiểu trên khía cạ nh phải gắn chặt với việcphát triển bền vững Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ranhanh chóng ở Việt Nam nói chung và các địa phương V DLBTB nói riêng, đặc biệt
là xu hướng đô thị hóa thì vấn đề khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tựnhiên đang là bài toán đặt ra cho nhiều địa phương Một trong những hướng đi được
coi là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này đó là thúc đẩy phát triển hoạt động DLST Nếu làm tốt có thể “giảm bớt sự trả giá và đạt hiệu quả kinh tế tối đa” (Phạm Trung
Lương, 2003) [28] Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có những nghiên cứuđánh giá toàn diện nguồn tiềm năng trong tình hình mới, kết hợp với việc xem xét thực
trạng nhằm đưa ra giải pháp đồng bộ cho sự phát triển DLST tại VDLBTB; đặc biệt làtại các trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động này tại các khu vực khác
Đối với Vùng du lịch Bắc Trung Bộ việc phát triển DLST theo đúng nghĩa của nó
không chỉ góp phần vào việc phát triển du lịch bền vững, góp phần vào việc bảo vệ, tôn
Trang 16tạo cảnh quan, môi trường mà còn gia tăng tính hấp dẫn, kéo dài ngày lưu trú bìnhquân của du khách đến tham quan du lịch; tạo thêm nguồn thu, nâng cao hiệu quảcủa hoạt động du lịch v.v Ngoài ra, nó còn được đánh giá là phù hợp với thực tế
và hoàn cảnh các địa phương (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b) [18]
Xuất phát từ tiềm năng, thực trạng và tầm quan trọng nói trên của DLST đối
với Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề : "Nghiên cứu tiềm năng
và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ" làm luận án nghiên cứu của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và tiềm năng, thực trạng phát triển
du lịch sinh thái để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng
điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng DLST tại các trong điểm du lịch của VDLBTB.
- Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển DLST và phân tích các yếu tố chủyếu ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng điểm VDLBTB
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST tại cáctrọng điểm của VDLBTB
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nghiên cứu tiềm năng và phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại VDLBTB
Các chủ thể tham gia vào công tác quản lý, khai thác tài nguyên, phát triểnhoạt động DLST được xem xét gồm cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanhnghiệp du lịch, cộng đồng cư dân địa phương nơi có tài nguyên du lịch Luận ánkhông đi sâu phân tích, nghiên cứu các loại hình du lịch khác ngoài DLST
Trang 173.2 Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu và giải đáp các vấn đề đã đặt ra, phạm vi nghiên
cứu của luận án:
* Về nội dung:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển DLST và tiềm năng DLST
- Đánh giá tiềm năng DLST tại các trọng điểm VDLBTB, bao gồm:
+ Giới thiệu một số tiềm năng DLST tại VDLBTB
+ Đánh giá tiềm năng DLST tại một số trọng điểm VDLBTB
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DLST và nghiên cứu các yếu tốchủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển DLST tại các trọng điểm VDLBTB
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển DLST tại cáctrọng điểm của VDLBTB
* Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu DLST chủ yếu tại các trọng
điểm du lịch thuộc các tiểu vùng (Xem mục 2.2.1.1 và phụ lục 5), cụ thể sau:
+ Tiểu vùng 1: Quảng Bình – phía Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Phong Điền):
Khu vực trọng điểm gồm: Vườn quốc gia (VGQ) Phong Nha; Kẻ Bàng – Biển Nhật Lệ
- Cảnh Dương (Quảng Bình) và phụ cận; Khu vực Biển Cửa Tùng – Cửa Việt (QuảngTrị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) và phụ cận
+ Tiểu vùng 2: Phía Bắc Thừa Thiên Huế (từ huyện Hương Trà) - Quảng Ngãi:
gồm Khu vực biển Cảnh Dương – Lăng Cô - Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) – Bà Nà (ĐàNẵng) và phụ cận; Khu vực Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước (Đ.Nẵng) – Cửa
Đại – Cù lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận; Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại
(Quảng Ngãi) và phụ cận Ngoài các tài nguyên trong khu vực trọng điểm, luận án
cũng xem xét thêm một số điểm tài nguyên "bổ sung" (ngoài khu vực trọng điểm) đã
được các địa phương đưa vào danh mục nhằm định hướng để phát triển DLST Riêng
về các đảo, luận án không đi sâu xem xét hết các đảo tại vùng mà chỉ xem xét một số
đảo trong khu vực trọng điểm đã được đưa vào khai thác một phần hoặc được đưa vào
chủ trương đầu tư phát triển DLST tại các địa phương VDLBTB
* Về thời gian:
- Thu thập các tài liệu thứ cấp và sơ cấp về tiềm năng và thực trạng phát triển
Trang 18du lịch sinh thái được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2010 Một số tài liệu
sơ cấp được thu th ập đến đầu năm 2011
- Các nội dung định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh tháitại một số trọng điểm VDLBTB được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020
4 Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt học thuật, luận án đã làm rõ khái niệm về du lịch sinh thái Khái niệm
này đề cập đến nội dung và phương thức của hoạt động của DLST Bên cạnh đó luận
án cũng đưa ra quan điểm về phân vị và xác định trọng điểm cho VDLBTB, đồng thờixây dựng tiêu chí đánh giá mức độ khai thác tiềm năng DLST cho VDLBTB Đây lànhững cơ sở khoa học để có thể xem xét vận dụng tại các vùng khác ở nước ta
- Về mặt lý luận, luận án đã tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận về nghiên cứu tiềm
năng và phát triển DLST trên nhiều khía cạnh như khái niệm tài nguyên, tiềm năng và
nghiên cứu tiềm năng, phân chia lãnh thổ và xác định trọng điểm trong DLST cũng
như khái niệm, đặc trưng, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng v.v… đến sự phát triển DLST
Luận án cũng đề cập đến những vấn đề đang đặt ra cho việc nghiên cứu, triển khaiDLST trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Luận án cũng đã trình bày nhiềudẫn liệu và minh chứng về kinh nghiệm nghiên cứu tiềm năng và phát triển DLST củamột số nước trên thế giới như Australia, Cos ta Rica, Malaysia, Nepal, Indonesia, Thái
Lan…; phân tích thực trạng phát triển DLST ở Việt Nam, qua đó rút ra một số bài học
kinh nghiệm để vận dụng cho Việt Nam và cụ thể cho VDLBTB
- Về áp dụng lý luận vào thực tiễn, luận án đi vào đánh giá khá đa dạng một sốtài nguyên (núi, biển, đầm phá, suối nước khoáng nóng v.v…) các khu vực trọng điểmVDLBTB trên khía cạnh khả năng thu hút và khả năng khai thác Ngoài ra, bằng việc
sử dụng mô hình Logit và phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt
(The critical success factors method – CSFs) để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển khách DLST và yếu tố thành công của vùng Đây là những ứng
dụng mới, bởi cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào áp dụng các
phương pháp này ở cấp VDLBTB
Các đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận nói trên được vận dụng trong
toàn bộ nội dung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của Luận án
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1 Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái
1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch
Trước khi đi tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, chúng ta đi
xem xét khái quát quá trình phát triển của hoạt động du lich
1.1.1.1 Khái quát quá trình phát triển của hoạt động du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổbiến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Lịch sử du lịch có nhiều bước thăngtrầm, cả sự thành công và thất bại Nhìn chung tiến bộ khoa học, kỹ thuật và côngnghiệp đều có ảnh hưởng tích cực đến du lịch ; Chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói
kém… là những lý do cơ bản kìm hãm sự phát triển du lịch
Nhiều học giả cho rằng: hoạt động du lịch chỉ có thể hình thành khi xã hội đã
bước ra khỏi giai đoạn hái lượm, khả năng tích luỹ lương ăn là một trong những yếu
tố rất quan trọng cho việc tạo ra nhu cầu du lịch theo nghĩa sơ đẳng nhất (Nguyễn
Văn Hóa, 2008a) [19, 13] Đến thời kỳ Trung đại, hoạt động du lịch có những lúc
phát triển nhanh nhưng có những giai đoạn bị chững lại do ảnh hưởng của nhữngcuộc chiến tranh liên miên Cho đến những chuyến viễn du dài ngày đầu tiên của
loài người, mà điển hình là cuộc hành trình của Marco Polo, Chris topher Columbus,
Vassco de Gama… đã thực sự mở ra một giai đoạn mới cho hoạt động này Cùng với
sự phát triển của nền kinh tế thế giới ở thời kỳ sau đó, đặc biệt là sự ra đời những phátminh có ý nghĩa nhảy vọt về giao thông vận tải như đầu máy hơi nước do James Wattchế tạo năm 1784; loại xe chạy trên đường ray ở Đức vào thế kỷ 17; chiếc ô tô đầu tiên
ra đời năm 1885; chiếc “máy bay” đầu tiên do hai anh em nhà Wright chế tạo năm
1903 v.v… đã đưa du lịch bước sang một trang mới, hứa hẹn một tương lai phát triểncho ngành du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006) [9, 41]
Từ năm 1950 đến nay, hoạt động du lịch đã phát triển cả về nội dung lẫn hìnhthức Du lịch thế giới đã phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách tăng3,4%/năm (giai đoạn 2000 – 2010), về thu nhập tăng 11,8%/năm (từ 1950 đến 2010) và
Trang 20trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trong nền kinh tế thế giới Theo sốliệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toànthế giới đạt gần 940 triệu lượt khách thể hiện tại bảng 1.1, thu nhập từ du lịch đạt 919 tỷUSD, chiếm gần 30% sản lượng xuất khẩu của thế giới (khoảng 1000 tỷ USD) và đã thuhút hàng triệu lao động trên thế giới (UNWTO, 2011a và 2011b) [106], [107].
Bảng 1.1: Lượng khách quốc tế đến các khu vực giai đoạn 2000 - 2010
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2011
Theo đánh giá của Hiệp hội Lữ hành và Du lịch Thế giới (WTTC), đến năm
2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhấ t trong những ngành xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ Sự đóng góp của du lịch vào GDP dự kiến sẽ tăng từ 9,3%
năm 2010 lên 9,7% vào năm 2020 (WTTC, 2010) [113]
Du lịch phát triển đem lại một lợi ích to lớn, nó tác động đến tất cả các mặt của
đời sống xã hội đồng thời đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa, tác động đến nhiều ngành
kinh tế khác Do đó ngày nay rất nhiều quốc gia quan tâm đến sự phát triển của hoạt
động du lịch Xu hướng phát triển du lịch ng ày nay là hướng về thiên nhiên và văn hóa
Trong đó, việc phát triển du lịch sinh thái ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãicủa nhiều tầng lớp xã hội, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách
1.1.1.2 Khái niệm du lịch
Trước thế kỷ XIX “du lịch” chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số người thuộc
tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội Cho đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự
lo lấy việc đi lại và ăn ở của mình Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay;cùng với sự phát triển của xã hội đặc biệt l à sự phát triển của cách mạng khoa học
kỹ thuật và cơ cấu công nghiệp, số lượng du khách ngày càng nhiều và khái niệm đi
Trang 21du lịch càng ngày càng mang tính quần chúng hóa Cho đến nay du lịch được hiểukhông chỉ là hoạt động nhân văn , hoạt động kinh tế mà còn là một ngành công nghiệp.
Vào năm 1963, với mục đích quốc tế hoá khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên hiệp
quốc về du lịch họp ở Roma các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Dulịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt độn g kinh tế bắt nguồn từ cáccuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước họ vớ i mục địch hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làmviệc của họ” (dẫn theo Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998) [33, 7] Còn tại Hộinghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con
người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình)
trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã đựơc các tổ chức du lịch quy định
trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong
phạm vi vùng tới thăm” (dẫn theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006) [9]
Nhìn chung: Có nhiều khái niệm về du lịch, tuy nhiên để phản ánh mối
quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu một
cách khái quát khái niệm du lịch như sau “Du lịch là tổng thể những hiện tượng, mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu
hút và lưu giữ khách du lịch” (Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998) [33, 12] 1.1.1.3 Các loại hình du lịch
Trong hoạt động du lịch, tùy theo đối tượng, mục đích chuyến đi của du kháchhay dựa vào đặc điểm địa lý điểm du lịch hoặc các tiêu chí khác; người ta thường chia
du lịch thành nhiều loại hình cụ thể nh ư:
- Theo mục đích chuyến đi: Người ta thường ta phân chia:
+ Du lịch thuần túy: du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái;
du lịch khám phá …
+ Du lịch kết hợp: du lịch tôn giáo; du lịch nghiên cứu học tập; du lịch hộinghị, hội thảo; du lịch kinh doanh; du lịch chữa bệnh …
- Phân chia theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch biển; du lịch núi;
du lịch đô thị; du lịch nông thôn
- Phân loại theo lãnh thổ: du lịch quốc tế đến – inbound tourist; du lịch quốc
Trang 22tế đi – outbound tourist; du lịch nội địa…
Ngoài ra còn rất nhiều cách phân chia khác như: Phân loại theo loại hình lưu trú;phân loại theo lứa tuổi du khách; phân loại theo độ dài chuyến đi Tuy nhiên, một cáchphân chia khá phổ biến thường hay được nhắc đến là cách phân chia dựa vào tính chấthoạt động du lịch như: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch MICE v.v Nhiềuchuyên gia cho rằng đây cũng là cách phân chia theo mục đích chuyến đi của du
khách nhưng mang tính cụ thể hơn Thật ra trong một chuyến du lịch, du khách có
thể kết hợp nhiều mục đích khác nhau Các chương trình du lịch được xây dựng cóthể không chỉ đơn thuần một chu yên đề hoặc một loại hình cụ thể, mà nó có thể
được xây dựng kết hợp theo yêu cầu của du khách
Tóm lại, có thể có nhiều cách phân chia loại hình du lịch dựa trên nhiều tiêuchí khác nhau Tuy nhiên, bên canh du lịch văn hóa; du lịch sinh thái được xem làloại hình du lịch phát triển khá nhanh và ngày cành trở nên phổ biến trên thế giới
1.1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái (ecotourism)
1.1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Theo khái niệm của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA)thì: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (các
hệ sinh thái, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ) nhằm đáp ứng nhu cầu đặcbiệt của du khách (như cảm giác về với thiên nhiên; nhu cầu khám phá tự nhiên )
Khái niệm trên phần nhiều mới chỉ nhấn mạnh đến hình thức mà chưa nhấnmạnh đến nội dung của loại hình du lịch này Trong những năm gần đây, do nguy cơ
ảnh hưởng môi trường cho các khu thiên nhiên, khu bảo tồn vì có quá nhiều du khách
tham quan Cho nên các nhà kinh tế và du khách đều nhận thức được là không thểnghiên cứu thiên nhiên mà không quan tâm đến quyền lợi của cư dân địa phương vàbảo vệ môi trường sinh thá i, đó cũng là mục đích của DLST Vì vậy Hiệp hội DLSTThế giới đã tổng hợp lại và có một đ ịnh nghĩa tương đối đầy đủ về DLST như sau:
“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” (TIES, 2006) [86].
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): “ DLST là loại hình du
lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn
Trang 23hoá - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ
du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương” (IUCN, 1998; TIES, 2010) [52], [112].
Trong hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh tháitháng 9/1999, các chuyên gia đã thống nhất và đưa ra định nghĩa về DLST cho Việt
Nam như sau“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp vào các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Lê Văn Lanh, 2000) [25].
Sơ đồ 1.1: Du lịch sinh thái (Lê Văn Lanh, 2000)
Sơ đồ 1.1 thể hiện khái quát về định nghĩa DLST Trên phương diện lý luận,
chúng ta có thể phân biệt một cách tương đối điểm khác nhau giữa DLST và du lịch
văn hóa (DLVH) Tính chất văn hóa trong DLST chủ yếu mang tính bản địa(thường là quanh điểm tài nguyên DLST như sinh hoạt của cộng đồng quanh điểmtài nguyên v.v…) Trong khi DLVH nhấn mạnh đến khía cạnh văn hóa bao trùmhơn như nhằm thỏa mãn những nhu cầ u mở rộng sự hiểu biết về nghệ thuật (các
công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, hội họa, sân khấu ), phong tục tập quáncủa người dân nơi họ đến (Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998) [3 3, 76]
Như vậy, mặc dù có nhiều khái niệm về du lịch sinh thái tuy nhiên theo
chúng tôi có thể khái quát định nghĩa du lịch sinh thái như sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm , dựa vào thiên nhiên
Du lịch Sinh Thái
Trang 24và văn hóa bản địa, có sự hỗ trợ đối với bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương để đáp ứng nhu cầu thưởng thức các giá trị thiên nhiên và văn hóa của con người”
Trên đây là một vài định nghĩa về DLST Tuy nhiên, để có thể nhận địnhđúng về hoạt động du lịch ở điểm tài nguyên nào đó là DLST hay du lịch tự nhi ên
thì cần phải dựa trên các đặc trưng của DLST
1.1.2.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái
Các định nghĩa nêu trên đã đề cập đến DLST dưới nhiều giác độ và phạm vikhác nhau Tuy nhiên, đều thống nhất ở một số đặc trưng cơ bản của DLST đó là:
- Thứ nhất: DLST là loại hình dựa vào thiên nhiên; du khách đến các điểm
tài nguyên thiên nhiên (TNTN) như các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các vùnghoãng dã để tìm hiểu, trải nghiệm với thiên nhiên
- Thứ hai: Hoạt động DLST đem lại lợi ích về kinh tế xã hội ch o cộng đồng;
góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho
người dân địa phương; đóng góp vào sự tiến bộ, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi
công cộng cho cư dân nơi có tổ chức các loại hình hay chương trình DLST
Đối với một hoạt động du lịch nếu chỉ dựa vào hai đặc trưng trên thì được gọi là
du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch đại chúng (mass tourism) chưa phải là DLST.
- Thứ ba: Các tổ chức cung ứng, các đơn vị doanh nghiệp du lịch, cơ quan
quản lý nguồn tài nguyên, cư dân địa ph ương và khách du lịch tham gia vào DLST phải
có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác
động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hóa
- Thứ tư: Các chương trình hoạt động cần có giảng giải về môi tr ường và
văn hóa địa phương của vùng để làm tăng kiến thức của du khách Có giáo dục môitrường cho các đối tường: cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương
- Thứ năm: Cần có các phương tiện chuyên biệt và việc sắp xếp để hỗ trợ
các chương trình hoạt động DLST như các trung tâm thông tin, diễn giải môi trường
đường mòn tự nhiên, các tài liệu in ấn về DLST v.v
- Thứ sáu: DLST đòi hỏi các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của điểm tới
thăm thường xuyên được nghiên cứu và giám sát Các hướng d ẫn viên đóng vai trò
là người trung gian giữa thiên nhiên, cộng đồng của vùng và khách du lịch; ngoài
Trang 25việc hướng dẫn giới thiệu, họ còn có vai trò giám sát các hoạt động của du khách.
Như vậy: Khi xem xét hoạt động du lịch ở một điểm TNTN chúng ta cần
phải dựa vào các đặc trưng nêu trên để có thể nhận định đúng về hoạt động đó làDLST hay là du lịch tự nhiên hoặc du lịch dựa vào thiên nhiên Nếu chỉ có đặc
trưng 1 và 2 thì hoạt động du lịch ở điểm tài nguyên đó không đựơc xem là DLST
mà thực chất là du lịch tự nhiên, du lịch đại chúng Nếu đã đạt được thêm đặc trưng
3 và một vài đặc trưng khác thì ta có thể đánh giá ở khu vực đó đã có hoạt động
DLST nhưng chưa hoàn chỉnh
1.1.2.3 Phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác
Andy Drumm - Chuyên gia DLST cho cục bảo vệ thiên nhiên và là Chủ tịch cáccuộc phiêu lưu sinh thái TROPIC - đã cho rằng: “DLST phải bao gồm: bảo tồn, giáodục, trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong khi du lịch tự nhiêngiống như DLST ở chỗ xảy ra trên các khu vực tự nhiên, nhưng không bao hàm cácyếu tố trên” (Drunm A., 2000) [5, 241] Thật sự mà nói, khi thuật ngữ Du lịch sinhthái- Ecotourism xuất hiện lần đầu tiên do Hector Ceballos- Lascurain đề xướng
năm 1983 thì thuật ngữ này không phải là cụm từ duy nhất được dùng để mô tả hình
thức du lịch mới được hình thành Ngoài DLST ra, còn có rất nhiều t huật ngữ tương
tự chẳng hạn như du lịch nông nghiệp (Agrotourist); du lịch thiên nhiên (Naturetourism); du lịch xanh (Green tourism); du lịch có trách nhi ệm (Responsibletourism); du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
Các thuật ngữ nói trên có chung một nội dung đó chính là các hoạt động đưa
con người về với tự nhiên Tuy nhiên, “không nên coi du lịch sinh thái là ngành du
lịch dựa vào thiên nhiên” (Ceballos- Lascurain H., 1999) [4] Vì vậy, các loại hình dulịch nêu trên không đồng nghĩa với DLST bởi vì trong hoạt động tổ chức các loạihình du lịch nói trên không có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng dân cư tại chỗ;không giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách cũng như không
đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng và đóng góp vào hoạt động bảo tồn
Qua các phân tích trên, chúng tôi đồng ý quan điểm rằng: DLST là một thuật ngữ
được sử dụng với tư cách là “một quan điểm, một trường phái triết học, phổ biến một mô
hình phát triển chứ không đơn thuần là một loại hình du lịch như nhiều người vẫn nhầm
tưởng” (Nguyễn Văn Hóa, 2008b) [20, 6] Trong khi du lịch thiên nhiên thuần tuý chỉ
Trang 26giới hạn trong khuôn khổ khai thác điều kiện tự nhiên để tạ o ra các hoạt động phục
vụ khách du lịch thì DLST là một khái niệm rộng lớn hơn, được tiếp cận trên quan
điểm của một cộng đồng, một quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu xa hơn, tầm vĩ mô
1.1.2.4 Các loại hình du lịch sinh thái
Trên phương diện lý luận, đã có một số nghiên cứu đề cập đến việc phân chia
các loại hình của DLST và để tìm hiểu bản chất bên trong của các loại hình người ta
đã đi sâu xem xét các “thứ nguyên” trong mỗi hình thức du lịch như “chủ đề cầnquan tâm, các động cơ, địa điểm hoặc bối cảnh , mức độ cố gắng về thể lực…”
(Pamela A Wight, 1997) [31] Tuy nhiên, cho đến nay việc phân biệt này chỉ mang
tính tương đối bởi người ta đã xác định rằng : “Rõ ràng là có sự chồng chéo giữa các
phạm trù chính” (Pamela A Wight, 1997) [31] Vì vậy, để thuận tiện cho việc nghiêncứu tổng quát cũng như thực tế tổ chức hoạt động DLST thì hình thức phân chia cácloại hình du lịch theo mục đích chuyến đi vẫn được sử dụng phổ biến (Hiệp hội Dulịch Sinh thái, 1999a) [14, 215] như du lịch nghỉ núi, nghỉ biển; du lịch vãn cảnh; dulịch nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật); du lịch mạo hiểm v.v Ngoài
ra, người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như du lịch vãn cảnh làng quê; dulịch nghiên cứu động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền ) v.v
Ở đây, cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa chương trình (hay tour) du lịch,
sản phẩm du lịch và loại hình du lịch Điểm khác nhau là khi nói đến loại hình du lịch
là người ta muốn đề cập đến chuyên đề, mục đích của chuyến du lịch Còn chươngtrình du lịch là dựa trên các mục đích và yêu cầu của du khách để từ đó người ta xâydựng một lịch trình cụ thể nhằm giúp du khách tiếp cận và thực hiện mục đích chuyến
đi của mình
Còn sản phẩm du lịch hiện có rất nhiều khái niệm, tuy nhiên chúng ta có thểhiểu: “sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạonên bởi việc kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụngcác nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay mộtquốc gia nào đó” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2006) [ 9, 31] Sản phẩmDLST cũng có những đặc trưng của sản phẩm du lịch, tuy nhiên như đã nêu ở cácphần trên, sản phẩm du lịch sinh thái dựa nhiều vào việc khai thác các yếu tố tự
nhiên và văn hóa bản địa Với cách hiểu như trên, chúng ta thấy khái niệm về sản
Trang 27phẩm du lịch nói chung và DLST nói riêng mang tính cụ thể hơn, tức khi nói đếnloại hình du lịch như loại hình du lịch biển là nói đến chủ đề, mục đích chuyến đinghỉ biển Còn khi nói đến sản phẩm du lịch người ta hiểu mang tính cụ thể hơn nhưnghỉ biển tại Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) hay Cửa Đại (Quảng Nam) v.v…Tuynhiên việc phân chia như trên cũng chỉ mang tính tương đối.
1.1.2.5 Phát triển du lịch sinh thái
“Phát triển” là cụm từ được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực Phát triển được
hiểu là một quá trình vận động đi lên: “phát triển là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi
và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện” (Đinh Phi Hổ và cộng sự,
2008) [21, 94] Trong hoạt động kinh tế, khái niệm phát triển kinh tế được hiểu “là quátrình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế” (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005) [32, 21]
Là một lĩnh vực của hoạt động kinh tế, phát triển du lịch nói chung và DLSTnói riêng cũng bao gồm nội hàm là sự biến đổi cả số lượng lẫn chất lượn g theo hướngtốt hơn, tiến bộ hơn Nói một cách khác, việc phát triển DLST không chỉ là sự là sựphát triển về kinh tế trong hoạt động này mà còn phải hài hòa với các mục tiêu về xãhội và môi trường Cũng như các lĩnh vực khác, việc phát triển hoạt động “ được giớihạn cụ thể bởi quá trình nhắm tới những mục tiêu cơ bản của phát triển” (Đinh Phi Hổ
và cộng sự, 2008) [21, 94] Đối với DLST, các mục tiêu cơ bản của quá trình phát triển
DLST hướng đến, bao gồm:
- Đẩy mạnh hoạt động, duy trì được tăng trưởng ki nh tế ổn định trong dài hạn
- Đem lại giá trị hưởng thụ ngày càng cao cho du khách, góp phần cải thiện điềukiện sống, nâng cao phúc lợi cho người dân tại các khu vực có tổ chức DLST
- Bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo toàn các tài nguyên thiên nhiên, hệ sinhthái; Giới thiệu được bản sắc và giá trị văn hóa bản địa độc đáo riêng đến nhiều
người, và giữ gìn được bản sắc đó
Phát triển DLST đang là mục tiêu của nhiều vùng nhiều quốc gia, tuy nhiên để
thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này, ngày nay người ta hiểu việc phát triển DLST
không tách rời với phát triển bền vững, nghĩa là phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bảncủa phát triển bền vững Hiệu quả việc phát triển DLST phải được xem xét ở các khíacạnh kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đạt được mục tiê u chung của DLST “là sựkhai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển” (Western, D., 1993) [102]
Trang 281.1.2.6 Những vấn đề liên quan phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững
a Vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển du lịch bền vững
Du lịch ngày nay chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng đến
đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở nhiều vùng lãnh
thổ Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng nếu phát triển không có kế hoạch vàthiếu sự quản lý chặt chẽ có thể làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực Khi đóxét trên toàn xã hội, cái lợi thu được không đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quảcủa nó Từ thực tế đó, người ta đã tiếp cận đến một quan điểm mới là ''phát triển bền
vững" Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) thì "Phát triển
bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai" (dẫn theo
Nguyễn Văn Hóa, 2008b) [20, 8]
Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững:
“Là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của nhữngvùng đón tiếp mà vẫn bảo đảm và c ải thiện nguồn lực cho tương lai Du lịch bền
vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhucầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi
Trang 29là một trong những phạm trù của du lịch bền vững” Những tác động tiêu cực làm chohoạt động DLST trở nên không bền vững có liên quan tới việc những nguyên tắc cơbản không được đề cập đến hoặc đề cập không đầy đủ trong quy hoạch, các chiến
lược phát triển, kế hoạch quản lý cũng như trong các chương trình hoạt động , công
tác tiếp thị sản phẩm
b Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững
Để du lịch sinh thái phát triển bền vững phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của
nó Trong bài viết : "Du lịch sinh thái - cân bằng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo đức" Pamela A Wight (1997) [31] đã đưa ra những nguyên tắc
cơ bản làm nền tảng phát triển DLST bền vững thể hiện theo sơ đồ 1.2 , đó là:
- Không làm suy giảm các nguồn lực và phải được phát triển theo cách có lợi
cho môi trường
- Đưa ra được những kinh nghiệm mới cho du khách Mang tính giáo dục đốivới tất cả các thành phần tham gia như các cộng đồng địa phương, chính quyền, các
tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch và khách du lịch trong các giai đoạn trước,trong và sau chuyến du lịch
Sơ đồ 1.2: Mô hình của Pamela A Wight về các nguyên tắc và giá trị
- Lợi ích cộng đồng
- Sự tham gia, kế hoạch hóa, giáo dục
- Thừa nhận giá trị nguồn tài nguyên
Các mục tiêu xã hội Các mục tiêu kinh tế
Các mục tiêu môi trường
Trang 30- Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị thực của nguồn lực Nâng caotrách nhiệm và hành vi đạo đức đối với môi truờng tự nhiên và văn hoá của tất cảnhững người tham gia.
- Nâng cao hiểu biết và phối hợp giữa các thành phần tham gia như chínhquyền, tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch, các nhà khoa học và người dân bản địa
trước và trong quá trình hoạt động
- Mang lại lợi ích cho nguồn lực, cộng đồng địa phương và cả ngành du lịch
- Những hoạt động sinh thái phải bảo đảm rằng những nguyên tắc đạo đức cơbản đối với môi trường phải được áp dụng không những cho nguồn lực bên ngoài
mà còn được áp dụng cho cả hoạt động nội tại của chúng nữa
Còn theo Lê Văn Lanh (2000) [25] thì các điều kiện tiên quyết cho hệ thốngDLST bền vững bao gồm các điều kiện sau: (1) Điểm tới thăm có thực hiện việcbảo tồn thiên nhiên; (2) Thông tin từ nghiên cứu và quan sát; (3 ) Các hướng dẫnviên am hiểu địa phương; (4) Các giới hạn về sử dụng đất đai; (5) Các chương trình
được thiết lập dựa trên TNTN và văn hoá của khu vực; ( 6) Các phương tiện và việc
sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động DLST.
Đây cũng là những điều ki ện mà chúng ta có thể xem xét đối với việc tổ chức
các hoạt động DLST trong điều kiện thực tế tại nước ta
1.1.3 Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái
1.1.3.1 Vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Thế giới (The International Ecotourism Society) thì DLST có rất nhiều ý nghĩa trong đó có thể kể đến một số vại trò sau:
a Vai trò về kinh tế
Thực tế đang diễn ra trên thế giới đã cho thấy, DLST đã mang lại nguồn thu
đáng kể; góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp,
nông nghiệp, thủy sản v.v , thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương vàquốc gia Hầu hết các nhà quan sát đều kết luận rằng quy mô của DLST là lớn Chỉ
tính riêng năm 1995, tại quần đảo Galapagos (Ecuador) đã có 56.000 du khách
viếng thăm, tổng số tiền thu được là 69 triệu USD (Brian P Irwin, 2001) [2]
Mặt khác, việc phát triển DLST đã đóng góp tích cực vào sự phát triển củahoạt động du lịch, nó góp phần tạo ra giá trị cộng hưởng, bổ sung với các loại hình
Trang 31du lịch khác, tạo nên sức thu hút, sự hấp dẫn của điểm du lịch Theo Hội đồng Dulịch và Lữ hành Thế giới (WTTC , 2010) [113], hiện tại DLST chiếm khoảng 20%
thị trường du lịch thế giới và dự báo trong vài năm tới s ẽ là phân ngành có tốc độ
phát triển nhanh nhất trong hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triểnkinh tế của nhiều vùng, nhiều quốc gia
DLST đã trở thành một biện pháp hữu hiệu nhằm tạo công ăn việc làm, đặc bi ệt làđối với các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa
- Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm tài nguyên thiên nhiên
(TNTN) Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương
Để phát triển hoạt động DLST không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn TNTN mà
cần phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch Hoạt độngDLST càng phát triển thì yêu cầu hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng như đường sá, hệthống điện, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học tại các điểm tài nguyên thiênnhiên càng cao Những công trình trên không những chỉ phục vụ khách du lịch màcòn đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho c ộng đồng địa
phương Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những vùng nông t hôn trongtrong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay ở nước ta
- Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống văn hóa tính thần của cộng đồng
Sự phát triển hoạt động DLST đã góp phần khôi phục, phát triển nghề thủcông truyền thống, bảo tồn sinh hoạt văn hóa cộng đồng v.v thông qua nguồn thu
từ DLST Đồng thời, qua việc bảo tồn, phát triển và giao lưu văn hóa giữa cộng
đồng và du khách cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng Tại "Sua
Trang 32Bali" (Gianyar, Bali) – một khu du lịch sinh thái nhỏ, ngoài việc thư giãn, du khách
còn có thể học tiếng Indo, thưởng thức nghệ thuật truyền thống của Bali như nghềthủ công, khắc gỗ, nầu ăn v.v Họ được coi là một phần của cộng đồng, đổi lại họphải tặng 1 USD để bảo tồn khi đến làng Điều này đã giúp duy trì và phát triển các
giá trị văn hóa của cộng đồng (Anak Agung Gde Raka Dalem, 2002) [74]
c Vai trò về môi trường
- Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn và tăng giá trị của các tài nguyên thiên
nhiên, các khu bảo tồn, vườn quốc gia Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho
du khách và nhân dân địa phương trong việc bảo tồn môi trường, thiên nhiên.
Xu hướng phổ biến ngày nay đều cho rằng không thể phát triển kinh tế màkhông quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái Vì vậy, việc phát triển DLSTtheo đúng hướng sẽ tạo ra sự quản lý và sử dụng chặt chẽ, không để xảy ra tình
trạng tàn phá bừa bãi nguồn tài nguyên vì mục đích kinh tế Tại Khu dự trữ khỉ đột
ở rừng “Không thể băng qua Bwindi” (Uganda), hàng năm đã trích ra 60% thu nhập
cho phát triển cộng đồng và bảo tồn Bất kể chi phí quá đắt (khoảng 145USD mỗi
người để được ngắm nhìn một giờ ), du lịch thưởng ngoạn khỉ đột hoạt động gần100% năng lực, làm cho khu Bwindi trở thành khu kiếm được doanh thu cao nhất
trong các khu công viên của Uganda (Honey, M., 2008) [87] Bên cạnh đó, nó giúpgiáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn và việc trao quyềncho các cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóakhác nhau và các quyền của con người (Honey, M., 2008) [87]
d Vai trò khác
- Góp phần vào việc hướng thiện con người, căm ghét cái ác và chống chiến tranh
Trên cơ sở tìm hiểu, khám phá thiên nhiên đã góp phần giúp du khách hi ểu
và có trách nhiệm hơn với môi trường đang s ống Từ đó, tạo cho họ có những cảmnhận về cuộc sống trở nên nhân bản hơn Trên giác độ này, DLST đã góp phần vàoviệc hướng thiện con người, căm ghét cái ác và chống chiến tranh
- Du lịch sinh thái có tác giáo dục ý thức sống kỷ luật, cộng đồng cũng như
tăng cường khả năng giao lưu hiểu biết của du khách đối với du khách rất cao.
Do các chương trình DLST, du khách phải đối diện với thiên nhiên do vậy
họ buộc phải tuân theo những yêu cầu nghiêm ngặt và phải dựa vào nhau trong hànhtrình của mình để tr ánh những rủi ro không lường trước Đồng thời trong quá trình
Trang 33đi du lịch, du khách có điều kiện gần gũi, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của
nhau nhiều hơn so với các loại hình du lịch khác Trên góc độ này, DLST góp phần
tăng cường sự đoàn kết và hiểu biế t giữa các cá nhân, dân tộc
Ngoài ra theo thống kê của Hiệp hội Sinh thái Thế giới thì DLST còn nhiềuvai trò và tác dụng khác Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ nêu ra một vàivai trò quan trọng, có thể dễ dàng nhận thấy trong việc phát triển DLST
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái
Có rất nhiều cách phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến DLST Tuy nhiên đứngtrên khía cạnh kinh tế - kinh doanh việc nhìn nhận sự phát triển của DLST tại một điểmtài nguyên, một vùng, một quốc gia thường dựa vào các yếu tố thể hiện tại sơ đồ 1.3
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đ ến sự phát triển du lịch sinh thái
a Nhóm các yếu tố về tài nguyên
Tài nguyên DLST là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch
- Môi trường kinh tế - xã hội
- Xu hướng, nhu cầu của du khách
PHÁT TRIỂN DLST
Phát triển bền vững
Tiêp cận trên nhu cầu
du khách đến
Phương pháp yếu tố thành công điểm đến - CSFs
Trang 34Nhóm các yếu tố này thường được tính đến gồm có:
a1 Tính hấp dẫn
Tính hấp dẫn của điểm tài nguyên DLST thường được xác định bằng vẻ đẹpcủa phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên dulịch tự nhiên… Độ hấp dẫn được thể h iện ở số lượng và chất lượng của các tàinguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch v.v Nơi nào có tài nguyênhấp dẫn, đặc sắc nơi đó có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động DLST, ví dụ
như Vịnh Hạ Long Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia "tính hấp dẫn" của tài
nguyên mới chỉ là “điều kiện cần” để phát triển hoạt động DLST Vì sự phát triểnDLST còn liên quan đến công tác quản lý, tổ chức hoạt động DLST
a2 Tính bền vững
Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và b ộ phận tự
nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên như thiên tai, hỏa
hoạn v.v Tính bền vững là một trong những nhân tố thức đẩy sự phát triển của DLST
a3 Tính thời vụ
Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác
đầu tư, phát triển hoạt động DLST Tài nguyên nào có tính thời vụ dài sẽ tạo điều
kiện cho việc khai thác phát triển DLST và ngược lại Tính thời vụ bị ảnh hưởng rấtnhiều yếu tố kể cả yếu tố tự nhiên và xã hội như thời tiết; thời gian ngh ỉ lễ, nghỉ hèv.v Ví dụ: Một số bãi biển ở miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình thờigian khai thác cho hoạt động tắm biển khoảng 6 tháng trong năm, những tháng cònlại bị hạn chế độ mưa kéo dài…
a4 Tính liên kết
Một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch không chỉ là tính hấp dẫn của
chính điểm tài nguyên đó mà còn là tính liên kết với các tài nguyên du lịch khác
Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng du khách thích được tham quan nhiều điểmtài nguyên tại một điểm đến (khu vực hoặc vùng) (Hiệp hội Du lịch Sinh thái,1999a) [14, 141] Đặc biệt, sự hấp dẫn sẽ càng tăng nếu các tài nguyên nằm gầnnhau khác về thể loại, ví dụ: núi nằm sát biển v.v Điều này sẽ tạo điều kiện tổchức nhiều loại hinh du lịch đa dạng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của du kh ách
Trang 35a5 Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên
Vị trí và khả năng tiếp cận điểm TNDL có ý nghĩa quan trọng đối với việcthu hút khách du lịch Nếu tài nguyên DLST ở gần vị trí thuận lợi (gần đô thị,
đường giao thông, có đường thủy ) sẽ tạo điều kiện trong việc giảm chi phí đầu tư,chi phí đi lại của du khách và đương nhiên sẽ thu hút khách du lịch tốt hơn Nhân tốnày được xem là giá trị vô hình để thu hút khách
a6 Sức chứa của điểm tài nguyên
Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt độngDLST tại mỗi điểm du lịch Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc
điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môitrường tự nhiên, xã hội Sức chứa không ch ỉ liên quan đến độ lớn của tài nguyên mà
còn liên quan đến độ "nhạy cảm" của tài nguyên Sự phát triển hoạt động DLST liênquan rất nhiều đến nhân tố sức chứa của tài nguyên
b Nhóm yếu tố liên quan đến công tác quản lý, tổ chức du lịch sinh thái
b1 Yếu tố liên quan đến chính sách phát triển du lịch sinh thái
Đây là yếu tố rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đến sự phát
triển DLST Thực tế đã cho thấy: Nếu quốc gia nào quan tâm và có những chínhsách thiết thực, hiệu quả thì DLST ở đó phát triển Bởi hoạt động DLST không thểthiếu vai trò của nhà nước như công tác quy hoạch, đầu tư CSHT, đào tạo cán bộ Chính sách khuyến khích sự phát triển DLST cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức và
sự quan tâm của mọi người cũng như du khách vào DLST
b2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhân tố này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, khai tháctài nguyên phục vụ nhu cầu DLST của du khách Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sởvật chất kỹ thuật (CSVCKT) trong kinh doanh du lịch nói chung và DLST nói riênggồm: CSHT & CSVCKT phục vụ cho nhu cầu xã hội và cho hoat động du lịch
(CSHT & CSVCKT loại 1) như hệ thống đường, điện, thông tin liên lạc, hệ thống
nước… dẫn đến điểm tài nguyên Hệ thống CSHT & CSVCKT (CSHT & CSVCKT
loại 2) chỉ phục vụ chủ yếu cho ngành du l ịch như hệ thống đường, điện, thông tin liên
Trang 36lạc trong điểm tài nguyên, hệ thống nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí của điểm tàinguyên… Tuy nhiên, yếu tố này liên quan đến vốn đầu tư cho hoạt động DLST
b3 Công tác quản lý, tổ chức hoạt động du lịch sinh thái
Yếu tố này liên quan đến nhiều mặt hoạt động, từ việc đề ra nguyên tắc, thiếtlập hệ thống quản lý đến việc xây dựng hệ thống tổ chức hoạt động DLST như mô hình
tổ chức, quản lý; công tác giám sát, đào tạo nguồn nhân lực v.v Công tác này đượccoi là hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động DLST phát triển bền vững
b4 Chất lượng phục vụ
Yếu tố về chất lượng phục vụ rất quan trọng đối với sự phát triển DLST, đặcbiệt là các tài nguyên đã đưa vào khai thác Nơi nào chất lượng phục vụ tốt sẽ thu
hút được du khách và ngược lại Để làm tốt chất lượng phục vụ lại phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST
b5 Công tác quảng bá
Công tác quảng bá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động DLST, công tác này liên
quan đến công tác tổ chức hoạt động DLST Nếu làm tốt công tác quảng bá DLST s ẽ
góp phần thu hút du khách, thúc đẩy sự phát triển của DLST Đặc biệt công tác này
ngày càng được quan tâm do sự cạnh tranh "điểm đến" về DLST giữa các điểm tài
nguyên, các vùng trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau ngày càng gay gắt
c Yếu tố liên quan đến du khách
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng còn có rất nhiều vấn đề liên
quan đến du khách ảnh hưởng đến sự phát triển DLST bên cạnh các yếu tố trên
Một số yếu tố có thể kê ra như đặc điểm (giới tính, tuổi tác, quốc tịch); xu hướng,
nhu cầu của du khách v.v Do đó, trong nhiều hoạch định phát triển DLST trên thếgiới, người ta sử dụng phương pháp “tiếp cận nhu cầu của du khách đến” RobyArdiwidjaja (2008) [97] đã chỉ ra sự cần thiết của việc nghiên cứu nhu cầu du kháchtrong việc xem xét các "nguồn lực của điểm đến" du lịch Tuy nhiên, không phải lúc
nào điều này cũng được quan tâm đúng mức Khi nghiên cứu trường hợp điển hình
tại Kenya, Paul F J Eagles và Brayn R Higgins (1998) [83] đã chỉ ra có rất ítnghiên cứu được tiến hành về động cơ và nhu cầu của khách DLST
Trang 37d Một số yếu tố khác
Một số yếu tố khác có liên quan đến sự phát triển DLST như môi trườngkinh tế - xã hội của vùng và quốc gia nơi có điểm tài ngu yên; sự phát triển của cácloại hình du lịch khác và các dịch vụ bổ trợ và một vài yếu tố khác v.v…
Tóm lại: Trên đây là một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển
DLST Trong đó yếu tố về tài nguyên là yếu tố “điều kiện” để phát triển DLST; yếu
tố về tổ chức quản lý là yếu tố rất quan trọng, tuy nhiên đây là yếu tố “chủ quan”của chúng ta khi triển khai hoạt động DLST Vì vậy, cùng với các yếu tố ảnh hưởngkhác, việc xem xét yếu tố liên quan đến du khách như đặc điểm, nhu cầu, xu hướngv.v là rất cần thiết
1.1.4 Vấn đề nghiên cứu tiềm năng và phân chia lãnh thổ trong du lịch sinh thái
Tiềm năng DLST dựa trên nguồn tài nguyên DLST, vì vậy để đi tìm hiểu nhữngvấn đề thuộc về tiềm năng, trước hết chú ng ta đi tìm hiểu về tài nguyên DLST
1.1.4.1 Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học và đờisống Trong du lịch, cũng có rất nhiều khái niệm về tài nguyên du lịch Theo I.I.Pirojnik (1985) “Tài nguyên du lịch là các thành phần và các tổng thể cảnh quan tựnhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu vềchữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch” (dẫn theo Nguyễn Thị Hải,1996) [11, 7] Trong luật du lịch Việt Nam (2005) [29], tài nguyên du lịch được hiểu là
“cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình laođộng sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu
tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch”
Để có thể phát triển hoạt động DLST thì điều kiện tiên quyết, không thể
thiếu là cần có nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động này Tài nguyên DLST làmột bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiệntrong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triểnkhông tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó (Lê Huy Bá, 2009) [1, 162]
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa được coi là tàinguyên DLST mà chỉ có các thành phần và cá c thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị
Trang 38văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác để tạo ra các sản
phẩm phục vụ cho mục đích phát triển DLST mới được xem l à tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đang khai thác và tài nguyên chưakhai thác Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như “khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên; trình
độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST; khả năng tiếp cận để
khai thác các tiềm năng tài nguyên v.v …” (Phạm Trung Lương, 2002) [27, 26].
Qua phân tích như trên, theo chúng tôi có thể khái quát như sau: Tài nguyên
DLST gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó ; là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến DLST, có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST của con người.
Trong hoạt động DLST, do tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú nêncũng có rất nhiều quan điểm về cách phân chia tài nguyên Tuy nghiên, ngày nayviệc phân loại tài nguyên chủ yếu thường trên khía cạnh nghiên cứu khai thác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh họccao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm như các vườn quốc gia, khu bảo tồnthiên nhiên, khu dự trữ sinh thái
- Các hệ sinh thái nông nghiệp như: vườn cây ăn trái; trang trại; làng hoa câycảnh; nhà vườn; vùng nông thôn …
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tạicủa hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác; các lễ hội, sinh hoạt truyềnthống gắn với các truyền thuyết v.v được hình thành trong quá trình phát triển củamột cộng đồng dân cư địa phương (Phạm Trung Lương, 2002) [27, 36]
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (TIES) ngoài cách phân loại trên thìtài nguyên du lịch còn có các cảnh quan tự nh iên; địa chất, địa mạo; các hiện tượngbất thường của thiên nhiên v.v … có thể phục vụ nhu cầu của khách du lịch
Việc phát triển tài nguyên phục vụ DLST là hoạt động bảo tồn và phát triểntài nguyên trong qua trình khai thác, sử dụng cho mục đích phát triển DLST sao chokhông những không những không bị làm giảm giá trị vốn c ó của nó mà phải làm
Trang 39tăng giá trị của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch hiện tại và tương lai Việc
phát triển tài nguyên phải gắn chặt với phát triển bền vững Như vậy, theo chúng tôi
đây chính là quá trình khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên có trách nhiệm phục
vụ mục đích DLST
1.1.4.2 Tiềm năng và nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái
a Tiềm năng du lịch sinh thái
Tiềm năng là một thuật ngữ mang tính khá trừu tượng, theo Từ điển tiếngViệt thì “tiềm năng” có nghĩa là khả năng, nă ng lực tiềm tàng Còn “tiềm tàng” lại
có nghĩa là trạng thái ẩn giấu bên trong chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực
(nguồn sức mạnh tiềm tàng, khai thác những khả năng tiềm tàng ) (Trung tâm Từ
điển Ngôn ngữ, 1998) [59, 965] Từ đó chúng ta có thể hiểu “tiềm năng” là khảnăng, năng lực ẩn giấu có thể khai thác được theo mục đích nào đó
Trong hoạt động du lịch, khái niệm về tiềm năng du lịch đựơc nhiều giáotrình định nghĩa Trên khía cạnh có tính học thuật khái quát thì tiềm năng du lịch là
“Những tài nguyên du lịch chưa khai thác hoặc chưa được khai thác hết, cần phải có
thời gian và tiền bạc để đầu tư tôn tạo và đưa vào sử dụng” (Hiệp hội Du lịch Sinhthái, 1999a) [14, 109] Còn trên khía cạnh có tính nghiệp vụ cụ thể, giáo trìnhThống kê du lịch đã định nghĩa : “Tiềm năng du lịch của một nước (hoặc vùng lãnhthổ) là những điều kiện tự nhiên và di sản lịch sử thuận lợi cho việc xây dựng những
cơ sở du lịch Ngoài ra, tiềm năng du lịch còn có trong các công trình xây dựng lớn
và đẹp, những quần thể kiến trúc hiện đại Tiềm năng có thể được khai thác một
phần hoặc chưa được khai thác, do những hạn chế nhất định” (Nguyễn Cao Thường
và Tô Đăng Hải, 1995) [51, 15]
Đối với DLST, tiềm năng của nó chủ yếu dựa vào nguồn tiềm năng ở dạng
tài nguyên tự nhiên bao gồm “Bờ biển, hải đảo, núi, cao nguyên, rừng, suối nướcnóng và suối khoáng, khu vực có cảnh quan đẹp, độc đáo, kỳ lạ như các hang động,vực sâu, thác lớn, chim thú quý hiếm, đảo đẹp ” (Nguyễn Cao Thường và Tô ĐăngHải, 1995) [51, 15] và một phần tài nguyên nhân văn mang tính bản địa của cộng
đồng xung quanh khu vực tài nguyên Như vậy, không phải tài nguyên du lịch nào
cũng là tiềm năng DLST Chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên như biển, hải đảo, núi,cao nguyên, rừng, suối nước khoáng, khu vực có cảnh quan đẹp, độc đáo v.v… và
Trang 40có thể đã được khai thác một phần và chưa khai thác mới là tài nguyên DLST.
Đứng trên giác độ này thì các tài nguyên du lịch tự nhiên tại VDLBTB đều
có thể coi là tiềm năng DLST: “Các tài nguyên du lịch tự nhiên tại VDLBTB đang còn nằm dưới dạng tiềm năng, ngay cả một số tài nguyên được đầu tư lớn trong những
năm gần đây và có hoạt động DLST phát triển như Bà Nà (Đà Nẵng); VQG Bạch Mã
(Thừa Thiên Huế); VQG Phong Nha (Quảng Bình); các bãi biển tại nhiều địa
phương… cũng mới chỉ được khai thác một phần” (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên
Huế, 2004 và 2006a) [16], [17] Vậy, việc nghiên cứu tiềm năng DLST trong luận
án này cũng thực chất là nghiên cứu giá trị tài nguyên tự nhiên phục vụ DLST
b Nghiên cứu tiềm năng trong du lịch sinh thái
Nghiên cứu tiềm năng DLST là một hướng trong nghiên cứu tiềm năng dulịch Vì vậy nó sử dụng những phương pháp đánh giá t iềm năng du lịch nói chung
Trước đây việc nghiên cứu tiềm năng du lịch thường được sử dụng là "đánh giá
tổng hợp" còn được gọi là "đánh giá kỹ thuật" hay "đánh giá mức độ thuận lợi"(Nguyễn Thị Hải, 2002; Nguyễn Cao Huần và cộng sự , 1985) [11], [22] Với việcphát triển công cụ tin học, ngày nay trong nhiều nghiên cứu về đánh giá tiềm năng
người ta áp dụng kinh tế lượng trong đánh giá với các phương pháp đánh giá về
kinh tế môi trường Thật sự thì chưa có một hệ thống phương pháp nào được xâydựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá tiềm năng DLST, thay vào đó người ta xâydựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho cho việc đánh giá tiềm năng DLST
Barbier và cộng sự (1997) [76] phân chia các phương pháp thành ba loại là
các phương pháp dựa vào thị trường thực (Real market), các phương pháp dựa vào
thị trường thay thế (Surrogate market) và các phương pháp dựa vào thị trường giả
định (Hypothetical market) Nếu dựa trên cách tiếp cận của Barbier , việc đánh giá
giá trị tiềm năng DLST gồm các phương pháp theo sơ đồ 1.4 (xem trang bên).
Trong đó, đối với DLST người ta áp dụng thêm phương pháp chi phí du lịch
theo vùng (Zonal travel cost zonal – ZTCM) Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù
hợp cho việc đánh gía từng điểm tài nguyên: Vườn quốc gia, bãi biển v.v…(Freeman III A M., 1993) [84], nơi đã có hoạt động DLST phát triển Còn để đánhgiá cho một khu vực gồm nhiều điểm tài nguyên, hay những điểm tài nguyên chưaphát triển hoạt động DLST thì phương pháp này không phù hợp, do không xác định