1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ Nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa cho khu vực Việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực

28 624 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ NHƢ QUÂN NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG VÀ DỰ TÍNH XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC SỰ KIỆN MƢA LỚN TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH KHÍ HẬU KHU VỰC Chuyên ngành: Khí tƣợng và Khí hậu học Mã số: 62440222 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÍ TƢỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Phan Văn Tân 2. TS. Ngô Đức Thành Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi …giờ …ngày …tháng …năm … Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Như Quân, Phan Văn Tân (2011), “Dự tính sự biến đổi của một số chỉ số mưa lớn trên lãnh thổ Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực RegCM3”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 27(1S), tr. 200-210. 2. Ho Thi Minh Ha, Phan Van Tan, Le Nhu Quan, Nguyen Quang Trung (2011), “Extreme climatic events over Vietnam from - observational data and RegCM3 projections”, Climate Research, 49, pp. 87-100. 3. Phan Van Tan, Nguyen Quang Trung, Ngo Duc Thanh, Le Nhu Quan (2011), “On the seasonal prediction of surface climate over Vietnam using Regional Climate Model (RegCM3)”, The Second International MAHASRI/HyARC Workshop on Asian Monsoon and Water Cycle, Nha Trang, Vietnam, pp. 97-106. 4. Le Nhu Quan, Phan Van Tan, Nguyen Quang Trung, Ngo Duc Thanh (2013), “Trends in Extreme Rainfall Events over Vietnam: Historical data and Model Verification”, The Third International MAHASRI/HyARC Workshop on Asian Monsoon and Water Cycle, Da Nang, Vietnam, pp. 209-216. 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Mưa lớn được đặc biệt quan tâm do có tác động tiêu cực đến đời sống con người, kinh tế - xã hội và môi trường. Mô hình số là công cụ hữu ích trong nghiên cứu mưa lớn. Ngày càng nhiều nghiên cứu được thực hiện về mưa lớn. Ở Việt nam mưa lớn gây nên những thiệt hại không nhỏ. Số lượng nghiên cứu về mưa lớn ở Việt Nam tăng lên trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu cho thấy mưa lớn ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Do vậy, nghiên cứu về sự biến đổi của mưa lớn trong tương lai là hết sức cần thiết. Đề tài “Nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn cho khu vực Việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực” được đặt ra góp phần nâng cao năng lực dự tính và đánh giá sự biến đổi của hiện tượng mưa lớn cho khu vực Việt Nam. Mục đích của luận án Luận án nhằm đánh giá khả năng mô phỏng mưa lớn và xu thế biến đổi mưa lớn của mô hình khí hậu khu vực RegCM4. Đồng thời, sử dụng mô hình này để dự tính sự biến đổi của mưa lớn trong tương lai. Những đóng góp mới của luận án - Góp phần làm rõ khả năng mô phỏng mưa lớn và xu thế biến đổi mưa lớn của mô hình RegCM4 cho Việt Nam. - Cung cấp thông tin về tính bất định và độ tin cậy cho các nghiên cứu có sử dụng sản phẩm các mô hình số trong đánh giá BĐKH. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt khoa học, kết quả của luận án giúp nâng cao hiểu biết về khả năng mô phỏng và dự tính của mô hình RegCM4. Trong thực tiễn kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả 2 của công tác ứng phó và giảm nhẹ tác động của hiện tượng mưa lớn. Tóm tắt cấu trúc luận án Ngoài các mục mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,… những nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương: CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MƢA LỚN 1.1. Tác động của các hiện tƣợng cực đoan và mƣa lớn Bốn báo cáo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn biến phức tạp đặc biệt là mưa lớn. Hiện tại, báo cáo thứ 5 đang được thực hiện dựa trên kịch bản phát thải mới RCPs. Kịch bản RCPs có một số nét khác biệt với kịch bản cũ (SRES). Theo Penalba và Robledo (2009), nghiên cứu mưa lớn chưa được đánh giá sâu về diễn biến tương lai. 1.1.1. Thiệt hại do các hiện tượng cực đoan và mưa lớn Thiệt hại kinh tế do thiên tai từ 1960-2011 ở Mỹ là khoảng 13 tỷ USD, khoảng 600 người chết và hơn 4.000 người bị thương mỗi năm. Fowler và cộng sự (2005) cho biết hàng năm nước Anh dành 300 triệu bảng để chống lũ và tăng thêm 200 triệu bảng khi tính đến sự biến đổi trong tương lai. Ở Việt Nam từ 1999-2009 thiên tai gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng gần 500 người thiệt mạng, 700 người bị thương và 60 người mất tích do thiên tai mỗi năm (Hình 1.1, b). Hình 1.1. Thiệt hại kinh tế do thiên tai, (a) Trung bình toàn cầu (Field và cộng sự, 2012), (b) Việt nam (www.ccfsc.gov.vn) Trung bình toàn cầu, thiệt hại do thiên tai và mưa lớn (Hình 1.1, (b) (a) (b) 3 a) có xu thế tăng lên. Châu á được ghi nhận là khu vực có số lượng thiên tai xảy ra nhiều nhất. Thiệt hại trong thập kỷ 90 gấp 8 lần so với thập kỷ 60 (Field và cộng sự, 2012). Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH thì tới 2030, chi phí để ứng phó với BĐKH khoảng 48-171 tỷ đô la/năm. Mason và cộng sự (1999) cho rằng sự gia tăng về cường độ và tần suất của mưa lớn tác động tới lũ lụt cần được nghiên cứu nghiêm túc. Việt Nam có khả năng ứng phó thấp, năng lực dự báo và dự tính còn hạn chế. Do vậy, các nghiên cứu dự tính sự biến đổi trong tương lai của các hiện tượng cực đoan, đặc biệt là hiện tượng mưa lớn là rất cần thiết. Đề tài “Nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên khu vực Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực” được đặt ra góp phần khắc phục những hạn chế trên. 1.1.2. Sự quan tâm của cộng đồng khoa học về hiện tượng mưa lớn Nhiều hội thảo được tổ chức, công trình nghiên cứu về mưa lớn được thực hiện . Hội nghị tại Asheville, Mỹ năm 1997 nhằm thống nhất những chỉ số khí hậu cực đoan trong đó có mưa lớn để các nghiên cứu khác nhau có thể sử dụng chung phương pháp tính toán. Tiếp theo, Cục nghiên cứu khí tượng trung ương của Úc (BMRC) đã tổ chức hội thảo về BĐKH cực đoan ở các nước khu vực Châu Á - Thái bình dương trong đó có Việt Nam. Những kết quả này đã được đóng góp vào báo cáo thứ 3 của IPCC (Manton và cộng sự, 2001). Nhóm chuyên gia về xác định, theo dõi và chỉ số hóa (ETCCDI) đã tổ chức nhiều hội thảo về những khu vực thưa thớt số liệu. Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã công bố nhiều tài liệu về BĐKH như “Khí tượng nông nghiệp liên quan đến các sự kiện cực đoan” do Das và cộng sự (2003) biên soạn, “Phân tích cực đoan trong biến đổi khí hậu cho quyết định thích ứng” do Tank và cộng 4 sự (2009) biên soạn. Năm 2012, IPCC đã công bố bản báo cáo “Quản lý rủi ro do các sự kiện cực đoan và thảm họa để tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” (SREX) do Field và cộng sự (2012) thực hiện. Như vậy, các hiện tượng cực đoan và mưa lớn ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng khoa học. 1.2. Các nghiên cứu về mƣa lớn 1.2.1. Nghiên cứu về mưa lớn trên thế giới Những nghiên cứu về sự biến đổi của mưa lớn trong quá khứ được thực hiện trên quy mô toàn cầu như Frich và cộng sự (2002), Jones và cộng sự (2004), Alexander và cộng sự (2006) và Takahashi và cộng sự (2006) Các kết quả cho thấy mưa lớn tăng trên các khu vực như phía nam châu Phi, đông nam châu Úc, phía tây nước Nga Frich và cộng sự (2002) còn thấy xu thế giảm của mưa lớn ở phía đông của châu Á và khu vực Siberia. Một số nghiên cứu về nguyên nhân sự biến đổi của mưa lớn như nghiên cứu của Jones và cộng sự (2004) về mưa lớn và giao động Madden-Julian (MJO); Nghiên cứu của Cavazos (1999), Wang và Zhou (2005) và You và cộng sự (2010) về tác động của hoàn lưu quy mô lớn đến mưa lớn… Nhiều công trình nghiên cứu với quy mô châu lục như Re và Barros (2009) với khu vực Nam Mỹ; Penalba và Robledo (2009) với khu vực châu Mỹ La tinh; Aguilar và cộng sự (2009) với Trung Phi; Moberg và cộng sự (2006) và Klein Tank và Können (2003) với khu vực châu Âu; Klein Tank và cộng sự (2006) và Manton và cộng sự (2001) với khu vực Nam Á, Trung Á và Đông Nam Á Nhiều quốc gia đã thực hiện những nghiên cứu cho khu vực của mình để chủ động ứng phó với biến đổi của mưa lớn. Tiêu biểu như Zhai và cộng sự (2005) và Zhang và cộng sự (2008) cho Trung Quốc, Peralta-Hernández và Barba-Martínez (2009) cho Mexico, Fowler và 5 Kilsby (2003) cho nước Anh, Salinger và Griffiths (2001) cho New Zealand, Zhang và cộng sự (2001) cho Canada và Karl và Knight (1998) cho khu vực nước Mỹ Các nghiên cứu trên đều cho thấy sự biến đổi đáng kể của mưa lớn trên nhiều khu vực. Các nghiên cứu dự tính sự biến đổi của mưa lớn tiêu biểu như Kharin và cộng sự (2007) và Hegerl và cộng sự (2004) theo các kịch bản SRES: B1, A1B và A2…. Các mô hình khí hậu khu vực (RCM) với độ phân giải cao, các quá trình vật lý được mô tả chi tiết hơn sẽ cho những thông tin đầy đủ và chi tiết hơn GCM. Các nghiên cứu dự tính sử dụng RCM điển hình như: Bell và cộng sự (2004), Beniston và cộng sự (2007), Gu và cộng sự (2012)… 1.2.2. Nghiên cứu về mưa lớn ở Việt Nam Ở Việt Nam, những nghiên cứu về mưa lớn thường tập vào các đặc điểm, diễn biến của mưa lớn và các hiện tượng liên quan như nghiên cứu của Cao Đăng Dư và Phùng Đức Chính (2006); Lê Đình Quang (2005); Nguyễn Khánh Vân và Đỗ Lệ Thủy (2009). Nguyên nhân hình thành, yếu tố tác động đến mưa lớn ở Việt Nam cũng được quan tâm nghiên cứu như công trình của Lương Tuấn Minh và Nghiêm Thị Ngọc Linh (2005), Lê Đình Quang và Nguyễn Ngọc Thục (2006), Nguyễn Đức Hậu và Nguyễn Thanh Tùng (2009), Mai Trọng Thông và Hoàng Lưu Thu Thủy (2007)… Nhiều nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam như các công trình của Nguyễn Trọng Hiệu và cộng sự (2005a, b), Nguyễn Duy Chinh (2007), Nguyễn Viết Lành (2007), Trần Thục và cộng sự (2010), Nguyễn Trọng Hiệu và cộng sự (2011), Nguyễn Văn Thắng và Đào Thị Thúy (2009). Những nghiên cứu trên cho thấy những đặc điểm của mưa lớn ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Do vậy, việc dự tính sự biến đổi của mưa lớn trong tương lai là hết sức cần thiết. 6 Mô hình khí hậu khu vực là một công cụ hữu ích. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả mô phỏng mưa của các mô hình khí hậu khu vực là các sơ đồ tham số hóa đối lưu. Từ các nghiên cứu của Hoàng Đức Cường và cộng sự (2004), Phan Văn Tân và Hồ Thị Minh Hà (2008), Thái Thị Thanh Minh và cộng sự (2009), Hồ Thị Minh Hà và Thái Thị Thanh Minh (2009) và Nguyễn Quang Trung và cộng sự (2012) cho thấy sơ đồ tham số hóa đối lưu của Grell với giả thiết khép kín của Arakawa-Schubert (Grell-AS) là phù hợp hơn cả. Một số nghiên cứu về mưa lớn cho khu vực Việt Nam như: nghiên cứu của Đỗ Huy Dương và cộng sự (2010), Hồ Thị Minh Hà và cộng sự (2011), Hằng Vũ Thanh và cộng sự (2010) Như vậy, các nghiên cứu về mưa lớn ở Việt Nam đã được thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu đánh giá khả năng mô phỏng và dự tính mưa lớn của mô hình khí hậu khu vực cho khu vực Việt Nam vẫn chưa được làm rõ. 1.3. Những vấn đề trong nghiên cứu mƣa lớn a. Bộ số liệu trong nghiên cứu mưa lớn Chất lượng số liệu là một yếu tố rất quan trọng, số liệu thường có sai sót, khuyết thiếu bởi nhiều lý do. Số liệu từ các trạm có chất lượng thấp hoặc không đầy đủ sẽ được loại bỏ như Penalba và Robledo (2009) loại bỏ trạm thiếu hơn 10% số liệu, Frich và cộng sự (2002) loại bỏ trạm có trên 14/54 năm số liệu bị khuyết thiếu…. Ở Việt Nam có khoảng 180 trạm có số liệu mưa ngày. Tuy nhiên, không phải toàn bộ 180 trạm có đầy đủ số liệu. Đối với mưa, tính cục bộ theo phân bố không gian tương đối lớn nên số liệu mưa tại trạm cần được phân tích thành dạng lưới để dễ dàng so sánh với kết quả mô hình. Luận án sử dụng bộ số liệu quan trắc trên đã được phân tích trên lưới - APHRODITE của Nhật bản. 7 b. Tham số hóa đối lưu trong mô hình khí hậu Ở Việt Nam, các nghiên cứu lựa chọn các sơ đồ tham số hóa đối lưu cho thấy sơ đồ tham số hóa đối lưu Grell-AS là phù hợp. c. Chỉ số trong nghiên cứu mưa lớn Hiện nay, bộ chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất là bộ 27 chỉ số cực đoan được công bố bởi ETCCDI. Ở Việt Nam, một vài chỉ số của ETCCDI đã được phân tích như R95p trong nghiên cứu của Hồ Thị Minh Hà và cộng sự (2011), Rx1d trong nghiên cứu của Vũ Thanh Hằng và cộng sự (2009) và Đỗ Huy Dương và cộng sự (2010). d. Xác định xu thế biến đổi và ý nghĩa thống kê của xu thế Nhiều phương pháp xác định xu thế như: dựa trên độ lệch giữa hai thời kỳ, phương pháp xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính, phương pháp Sen’s Slope… Trong luận án, xu thế được xác định dựa trên độ lệch giữa hai thời kỳ. Ý nghĩa thống kê của xu thế có thể được xác định bằng các phương pháp: kiểm nghiệm Student’s t, Kendall’s tau, Mann-Kendall Luận án sử dụng kiểm nghiệm Student’s t để xác định ý nghĩa xu thế. e. Kịch bản phát thải khí nhà kính Từ khi kịch bản SRES được công bố đến nay, những thông tin về phát triển kinh tế, công nghệ và môi trường đã thay đổi nhiều. Các kịch bản SRES không còn phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu nghiên cứu khí hậu hiện thời. Vì vậy, IPCC đã phát triển bộ các kịch bản mới là RCPs. Các kịch bản RCPs được phát triển theo hướng “song song” (Hình 1.2). Quá trình bắt đầu với mức cưỡng bức bức xạ được giả định vào năm 2100. Mức cưỡng bức bức xạ này là sự kết hợp khác nhau của sự phát triển kinh tế, công nghệ, dân số và chính sách… Luận án sẽ sử dụng kịch bản phát thải mới nhất của IPCC là RCPs. [...]... của mưa lớn 3.3.2 Xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn cuối thế kỷ 21 Bản đồ xu thế biến đổi mưa lớn cuối thế kỷ 21 cho thấy mưa lớn tăng rõ rệt Với RCP8.5, mưa lớn biến đổi mạnh trên khu vực N1, N2 và N3 Trên một số khu vực phía bắc vùng B2, có xu thế giảm nhẹ a Xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên các vùng khí hậu Kết quả dự tính xu thế biến đổi của mưa lớn trên các vùng khí hậu đều có xu. .. khu vực Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực được đặt ra nhằm xác định sự biến đổi của hiện tượng mưa lớn trong quá khứ đồng thời đánh giá và phân tích những biến đổi trong tương lai CHƢƠNG II THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM, SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các thí nghiệm bao gồm: (1) Mô phỏng xu thế biến đổi của mưa lớn; (2) Đánh giá khả năng mô phỏng xu thế biến đổi của mưa lớn; (3) Dự tính xu thế biến đổi. .. biến đổi của các chỉ số mưa lớn khá phức tạp và sự thay đổi theo mùa không rõ nét Vào mùa đông mô hình biểu diễn tương đối tốt xu thế biến đổi của các chỉ số mưa lớn Trong mùa xu n, mô hình mô phỏng quá về mức độ biến đổi của mưa lớn Vào mùa hè, mô hình mô phỏng xu thế ngược so với quan trắc Sang mùa thu, mô hình thể hiện khá tốt xu thế biến đổi của mưa lớn Bảng 3.7 Hệ số tương quan thời gian theo các. .. Khả năng mô phỏng mưa lớn theo mùa có đặc điểm: Mô hình mô tương đối tốt trong mùa đông Mô hình mô phỏng thấp hơn quan trắc trong các mùa xu n, mùa hè và mùa thu Mức độ giao động của sai số trong mùa xu n và hè thấp hơn mùa đông và thu Mô hình mô phỏng 15 chưa tốt trong mùa xu n 3.2 Khả năng mô phỏng xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn Qua so sánh bản đồ xu thế biến đổi của các chỉ số mưa lớn giữa... Khu vực tăng mạnh nhất ven biển vùng B2, B3 và B4 Vùng B1, và B2 có xu thế giảm nhẹ ở một số khu vực Vùng N1, N2 và N2 tăng yếu hơn các khu vực khác a Xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên các vùng khí hậu Xu thế biến đổi trên các vùng khí hậu theo RCP4.5 biểu diễn trên Bảng 3.10 và theo RCP8.5 biểu diễn trên Bảng 3.11 Bảng 3.10 Xu thế biến đổi của các chỉ số mưa lớn trong thời kỳ giữa thế kỷ... năng mô phỏng xu thế biến đổi mưa lớn có một số đặc điểm: Mô hình mô phỏng các vùng N1, N2 và N3 tốt hơn các vùng khác và tốt nhất là vùng N1 Mô phỏng trên vùng B1, B2 và B2 còn chưa phù hợp Mức độ tăng của các chỉ số mưa lớn thường cao hơn quan trắc 3.2.2 Khả năng mô phỏng xu thế biến đổi mưa lớn theo mùa So sánh bản đồ và bảng xu thế biến đổi các chỉ số theo mùa cho thấy phân bố không gian xu thế biến. .. biến đổi thời kỳ m21 khá tương đương với e21 Theo RCP8.5, mức độ biến đổi của mưa lớn trong thời kỳ e21 cao hơn so m21 3.3.1 Xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn giữa thế kỷ 21 Bản đồ xu thế biến đổi mưa lớn giữa thế kỷ 21 cho thấy mô hình dự tính khá đồng nhất về phân bố không gian giữa các chỉ số mưa lớn RCP4.5 biến đổi mạnh hơn RCP8.5 Xu thế biến đổi của mưa lớn là tăng so với thời kỳ chuẩn Khu. .. bảng xu thế biến đổi cho thấy sự khác nhau về mức độ biến đổi của các chỉ số mưa lớn trên từng vùng khí hậu Giá trị của xu thế biến đổi các chỉ số mưa lớn cho thấy xu thế tăng thể hiện rất rõ rệt Hầu hết các chỉ số đều có ý nghĩa thống kê của xu thế Với RCP4.5, mưa lớn trên vùng B3 và B4 biến đổi mạnh hơn so với các vùng khác Mức độ biến đổi trên vùng B1, B2, N2 và N3 tương đối đồng đều với nhau Biến đổi. .. trắc và mô phỏng có thể thấy: Mô hình mô phỏng tương đối phù hợp trên vùng N1 Mô phỏng mức độ biến đổi cao hơn và diện phân bố rộng hơn quan trắc ở các vùng N1, N2 và N3 Các khu vực có xu thế tăng đan xen với các khu vực có xu thế giảm Trên vùng B1, B2 và B3 xu thế biến đổi ngược so với quan trắc Số lượng ô lưới có ý nghĩa thống kê thường nhiều hơn quan trắc 3.2.1 Khả năng mô phỏng xu thế biến đổi mưa. .. giữa RCP8.5 và RCP4.5 trên vùng B1 và N3 lớn hơn nhiều so với khu vực khác Trên vùng N1 và N2 có sự tương đồng giữa RCP4.5 và RCP8.5 b Xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn theo các mùa trong năm Theo RCP4.5, xu thế của mưa lớn trong các mùa là tăng Mức độ biến đổi trong mùa hè và thu cao hơn mùa đông và xu n Mức độ biến đổi cao nhất của mưa lớn là trong mùa hè Theo RCP8.5, xu thế của mưa lớn là tăng . đích của luận án Luận án nhằm đánh giá khả năng mô phỏng mưa lớn và xu thế biến đổi mưa lớn của mô hình khí hậu khu vực RegCM4. Đồng thời, sử dụng mô hình này để dự tính sự biến đổi của mưa. NHƢ QUÂN NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG VÀ DỰ TÍNH XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC SỰ KIỆN MƢA LỚN TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH KHÍ HẬU KHU VỰC Chuyên ngành: Khí tƣợng và Khí hậu học Mã số:. LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các thí nghiệm bao gồm: (1) Mô phỏng xu thế biến đổi của mưa lớn; (2) Đánh giá khả năng mô phỏng xu thế biến đổi của mưa lớn; (3) Dự tính xu thế biến đổi của mưa

Ngày đăng: 07/04/2015, 13:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN