1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

119 867 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Hiệp hội DLST, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã WWF, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN… đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố những quan điểm, khái niệm về DLST, các bài học t

Trang 1

đại học quốc gia hà nội Tr-ờng đại học khoa học tự nhiên

======

Bùi thị nhiệm

Xác lập cơ sở khoa học cho việc

phát triển du lịch sinh thái ở

v-ờn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

Luận văn thạc sĩ khoa học

Hà Nội - 2011

Trang 2

đại học quốc gia hà nội Tr-ờng đại học khoa học tự nhiên

======

Bùi thị nhiệm

Xác lập cơ sở khoa học cho việc

phát triển du lịch sinh thái ở

v-ờn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ……… 1

1 Tính cấp thiết của đề tài ……… 2

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……… 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ……… 4

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài ……… 4

5 Cấu trúc luận văn ……… 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ……… ……… 6

1.1.1 Khái niệm du lịch ……… ……… 6

1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái ……… 6

1.1.3 Các đặc trưng DLST và khách DLST ……….……… 8

1.1.4 Các nguyên tắc của DLST ……… 9

1.1.5 Các yêu cầu của DLST ……… 10

1.2 Cơ sở lý luận về DLST cộng đồng ……… 13

1.3 Du lịch sinh thái trong các VQG ……… 16

1.3.1 Khái niệm, chức năng của các VQG ……… 16

1.3.2 Tiềm năng DLST của các VQG ……… 17

1.3.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tiềm năng DLST của các VQG ………… 19

1.3.4 Quan hệ giữa DLST với VQG ……… 19

1.3.5 Quan hệ giữa DLST với cộng đồng địa phương trong VQG ……… 23

1.4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ……… 25

1.4 1 Những quan điểm chủ yếu ……… 25

1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu ……… 26

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN 29 2.1 Giới thiệu khái quát VQG Xuân Sơn ……… 29

2.1.1 Vị trí địa lý và khả năng tiếp cận ……… 29

Trang 4

2.1.2 Quá trình hình thành VQG Xuân Sơn ……… 30

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn ……….………… 31

2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên ……… …… 32

2.2.1 Địa hình, địa mạo……… 32

2.2.2 Khí hậu, thủy văn……… 36

2.2.3 Tài nguyên sinh vật 39

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn ……… 48

2.3.1 Đặc điểm dân cư, dân tộc ……….… 48

2.3.2 Bản sắc văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc ………… …… 51

2.3.3 Các giá trị lịch sử, khảo cổ ……… …… 53

2.3.4 Các điều kiện phục vụ tham quan du lịch ……… 53

2.4 Đánh giá chung tiềm năng du lịch sinh thái trong VQG Xuân Sơn ……… 55

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN 60 3.1 Hiện trạng hoạt động du lịch ……… 60

3.1.1 Hiện trạng khách du lịch ……… … 60

3.1.2 Hiện trạng khai thác các điểm tuyến du lịch ……… 64

3.1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ……… 65

3.1.4 Đội ngũ cán bộ, nhân viên tại VQG Xuân Sơn……… 66

3.2 Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch của VQG Xuân Sơn theo các nguyên tắc của du lịch sinh thái ……… 67

3.2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ……… 67

3.2.2 Mức độ đảm bảo vai trò giáo dục và thuyết minh môi trường ………… 70

3.2.3 Hoạt động du lịch với công tác bảo tồn VQG ……… 72

3.2.4 Vai trò và mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng địa phương ……… 74

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN 79 4.1 Định hướng phát triển DLST ở VQGXS ……… ……… 79

4.1.1 Định hướng chung 79

4.1.2 Định hướng cụ thể 79

Trang 5

4.1.2.1 Sản phẩm du lịch 80

4.1.2.2 Khai thác lãnh thổ và các tài nguyên du lịch ……… 81

4.1.2.3 Định hướng diễn giải và giáo dục giáo dục môi trường sinh thái……… 96

4.1.2.4 Định hướng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và hỗ trợ cộng đồng ……… 99

4.2 Các giải pháp phát triển DLST tại VQG Xuân Sơn ……… 101

4.2.1 Giải pháp cơ chế, chính sách ……… 101

4.2.2 Giải pháp quy hoạch 103

4.2.3 Giải pháp về tổ chức quản lí ……… 103

4.2.4 Giải pháp đầu tư 105

4.2.5 Giải pháp liên kết và hợp tác ……… 105

4.2.6 Giải pháp tuyên truyền, giáo dục ……… 106

KẾT LUẬN ……… 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 110

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu Đi du lịch

đã trở thành nhu cầu phổ biến của con người trong đời sống văn hoá - xã hội hiện đại Ở nhiều nước, du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp to lớn trong nền kinh tế - xã hội Tuy nhiên, những nước có du lịch phát triển đều đã nhận

ra cái giá phải trả cho các hoạt động du lịch là không nhỏ, bởi những tác động tiêu cực của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường Yêu cầu đặt ra cho hoạt động du lịch

là phải hạn chế được những tác động tiêu cực mà nó gây nên, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững

DLST là mô hình du lịch có trách nhiệm cao với môi trường và cộng đồng

Nó đang là xu thế phát triển nhanh chóng và thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Năm 2002, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xác định là

“năm DLST” với chủ đề: “DLST: Bí quyết phát triển bền vững” Điều này, phản ánh sự quan tâm và công nhận ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với DLST trong việc góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nhân loại

Ở Việt Nam, du lịch mới chỉ phát triển rộng rãi trong vài thập niên gần đây, nên những tác động tiêu cực của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường còn chưa bộc

lộ hết Vì thế, DLST còn ít được quan tâm và chưa phát triển đúng với bản chất của

nó, mặc dù ở Việt Nam có tiềm năng to lớn cho loại hình du lịch này

Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn được thành lập tháng 4/2002 Trong VQG

có tính đa dạng sinh học cao, nhiều phong cảnh đẹp Nơi đây còn là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như dân tộc Dao, dân tộc Mường có nhiều nét văn hóa bản địa độc đáo Từ khi VQG Xuân Sơn được thành lập đến nay lượng khách du lịch đến đây ngày một đông Nhưng việc quy hoạch cho phát triển du lịch ở VQG Xuân Sơn vẫn còn ở giai đoạn sơ khai Vấn đề đặt ra cho VQG hiện nay là sớm xây dựng một mô hình DLST phù hợp để vừa phát triển được du lịch lại vừa bảo tồn được các giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa - nhân văn bản địa, đồng thời góp phần cải thiện đời sống nhân dân địa phương

Chính vì những điều trên đây tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xác lập cơ sở khoa

học cho việc phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”

Trang 7

DLST mới chỉ bắt đầu được bàn đến trên thế giới từ những năm đầu của thập kỉ

80 Những nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos - Lascurain, Buckley… cùng rất nhiều các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về DLST của các nhà khoa học, các tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này như: Cater, Chalker, Dowling, western, Linberg - Hawkis, Whelan, Wight, Weating, Duff, Cochrane Hiệp hội DLST, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)… đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố những quan điểm, khái niệm về DLST, các bài học thực tiễn cũng như những hướng dẫn cho các nhà quản lí, tham gia hoạt động DLST như: Hiệp hội DLST đã xuất bản cuốn “DLST: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch - Chẩn đoán DLST và hướng dẫn quy hoạch”, George N.Walace (1998): Quản lí khách tham quan, bài học từ VQG Galapagos; Kreg Lindbeg (1999): Các vấn đề trong quản lí DLST; David L.Ardersen (2001) Kế hoạch quốc gia về phát triển DLST tại Guyana; David Ardersen (2000): Thiết kế các phương tiện phục vụ DLST; Karrtrina Brandon (1998): Những bước cơ bản nhằm khuyến khích sự tham gia của dân địa phương vào dự án DLST

2.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam DLST là loại hình du lịch tương đối mới mẻ, nhiều vấn đề đang tiếp tục được nghiên cứu quy hoạch và quản lí, điều hành du lịch DLST nổi lên ở Việt Nam từ khoảng giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học du lịch và môi trường Có nhiều các hội nghị, hội thảo về DLST được tổ chức ở Việt Nam, như: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel

Trang 8

3

(CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với phát triển

du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998; Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội, do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) Trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày và đã đóng góp nhiều giá trị quý báu về cơ sở lí luận và cả những kinh nghiệm thực tiễn phát triển DLST của các nhà nghiên cứu du lịch và môi trường đến từ nhiều nước trên trế giới và Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, giáo trình… đã đề cập vấn đề DLST, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như của các tác giả: Lê Văn Lanh, Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Hải, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Sơn… Ngoài ra, những vấn đề DLST cũng có thể tìm thấy trên các trang Web của các báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, trong các ấn phẩm chuyên ngành

Tại VQG Xuân Sơn, đã có một số công trình nghiên cứu tổng thể sinh thái tự

nhiên đề cập các giá trị tài nguyên du lịch của vườn như:

- Luận chứng kinh tế kĩ thuật khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, 1992, nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với trường Lâm nghiệp và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

- Giá trị hệ động thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, 1998, nghiên cứu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông Bắc

- Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 2002, nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng

Ngoài ra, cũng đã có nhiều bài viết mang tính khảo cứu và giới thiệu về tài nguyên DLST trong VQG Xuân Sơn Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng thể về DLST

ở đây vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ Tác giả thực hiện đề tài này với hi vọng tạo tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu, quy hoạch DLST sau này ở VQG Xuân Sơn

Trang 9

- Phân tích tiềm năng DLST chủ yếu, các tác động của DLST đến môi trường

tự nhiên và nhân văn ở VQG Xuân Sơn

- Đánh giá hiện trạng hoạt động phát triển du lịch tại VQG Xuân Sơn theo các nguyên tắc của DLST

- Đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp cho phát triển DLST ở VQG Xuân Sơn, đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo tồn, nhằm khai thác bền vững nguồn tài nguyên du lịch

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

4.1 Giới hạn về nội dung

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:

- Phân tích tiềm năng phát triển DLST ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Định hướng khai thác các giá trị tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững

- Đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp với các nguyên tắc và yêu cầu của

DLST ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

4.2 Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu

Đề tài được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ VQG Xuân Sơn, bao gồm cả vùng đệm và những mối liên hệ về du lịch với các lãnh thổ du lịch Phú Thọ, vùng

du lịch Bắc Bộ

Trang 10

5

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 04 chương:

Chương 1 Tổng quan cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2 Tiềm năng phát triển DLST VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Chương 3 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn

Chương 4 Định hướng và giải phápphát triển du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn

Trang 11

6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm du lịch

Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra khái niệm về du lịch năm 1993

như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế

bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”[37]

Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005: “Du lịch là hoạt động của con

người ngoài nơi cư trú thường nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng… trong khoảng thời gian nhất định” [24]

Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép Một mặt nó mang

ý nghĩa thông thường của việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra Bởi vậy, những tác động của du lịch đến lãnh thổ đón khách là khá phức tạp

1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái

DLST là một khái niệm rộng lớn, được hiểu khác nhau từ những cách nhìn khác nhau của các cá nhân, tổ chức nghiên cứu

- Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos - Lascurain đưa ra

năm 1987:“DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với

những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, thăm quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [26]

Trong định nghĩa này, Ceballos - Lascurain mới chỉ dừng lại ở sự “trân trọng

tự nhiên”, những định nghĩa sau này của các nhà nghiên cứu, các tổ chức du lịch đã

có thay đổi sâu sắc hơn

- Theo Wood, 1991: “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang

sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để

Trang 12

- Định nghĩa của Hiệp hội DLST Ôxtrâylia: “DLST là du lịch dựa vào thiên

nhiên, trong đó bao gồm các nhân tố giáo dục và được quản lí bền vững về mặt sinh thái” [26] Ở định nghĩa này, quản lí bền vững và được giáo dục là 2 nhân tố chủ

yếu được nhấn mạnh trong DLST

- Định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ ý nghĩa của hiệp hội DLST quốc tế là:

“DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [26]

- Ở Việt Nam, định nghĩa về DLST được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam

là: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa

phương với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triển bền vững” [24] Định

nghĩa này đã nêu lên khái quát về đặc tính và mục tiêu của DLST

Hình 1.1 Cấu trúc du lịch sinh thái [30]

Như vậy, từ định nghĩa ban đầu được đưa ra từ năm 1987 cho đến nay, nội dung về DLST đã có sự thay đổi Từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là loại

DU LỊCH

DU LỊCH SINH THÁI

DU LỊCH

THIÊN NHIÊN

DU LỊCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

DU LỊCH

CÓ GIÁO DỤC

MÔI TRƯỜNG

DU LỊCH ĐƯỢC QUẢN LÍ BỀN VỮNG

DU LỊCH

DU LỊCH

DU LỊCH

DU LỊCH

Trang 13

8

hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn Theo

đó, DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, thể hiện ở tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích

cho cộng đồng địa phương

Tóm lại, mặc dù cũng lấy các hệ sinh thái làm đối tượng, nhưng DLST hoàn

toàn không đồng nghĩa với du lịch thiên nhiên hay du lịch xanh Nói đến du lịch thiên nhiên hay du lịch xanh mới chỉ là nói đến đối tượng du lịch, cũng tương tự như ta nói về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội hay du lịch biển… Các loại du lịch đó

có thể được tiến hành theo phương thức phát triển bền vững, hoặc theo phương thức thương mại, không bền vững

Những loại du lịch thiên nhiên hay du lịch xanh, tiến hành trong các vùng sinh thái còn khá nguyên vẹn, theo phương thức của du lịch bền vững, là dạng cơ bản của DLST Nó là dạng cơ bản vì “các hệ sinh thái còn khá nguyên vẹn” còn có thể được mở rộng, nghĩa là đặc trưng cho một vùng sinh thái - nhân văn Khi đó, một

bộ phận của du lịch làng bản, du lịch đồng quê… nếu hoạt động theo phương thức

du lịch bền vững cũng sẽ là một bộ phận mở rộng của DLST Tuy nhiên, nhần lớn các nhà du lịch học mới chỉ nói đến DLST theo nghĩa ban đầu của nó, lấy đối tượng

- Hỗ trợ bảo tồn và quản lí bền vững về sinh thái Đây là một đặc trưng khác biệt nổi bật của DLST so với các loại hình du lịch khác Trong DLST, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được quản lí cho sự bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch Đó là lí do tại sao các nhà quản

Trang 14

9

lí VQG nên đặt ưu tiên cao nhất vào việc quản lí các hoạt động du lịch trong VQG của họ

- Có giáo dục và diễn giải về môi trường Đặc điểm giáo dục môi trường trong

DLST là một yếu tố cơ bản thứ hai, phân biệt nó với loại du lịch tự nhiên khác Diễn giải và giáo dục môi trường là những công cụ quan trọng trong việc tăng thêm những kinh nghiệm du lịch cho du khách Khách DLST đích thực là những khách

có thể biết và mong muốn được gần gũi, tiếp xúc với môi trường nhằm nâng cao kiến thức và sự trân trọng môi trường

- Hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương DLST phải đảm bảo cải thiện đời

sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực Cộng đồng địa phương có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST trên phương diện cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ, và các sản phẩm phục vụ khách Những lợi ích này nhất thiết phải lớn hơn sự trả giá về môi trường

và văn hóa - xã hội, nảy sinh từ hoạt động du lịch, mà cộng đồng địa phương phải gánh chịu

- Thỏa mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách Khách DLST

thường có mong muốn trải nghiệm trong thiên nhiên và mức độ đáp ứng nhu cầu này sẽ thể hiện chất lượng của hoạt động DLST Vì vậy, các dịch vụ du lịch làm hài lòng du khách, về mặt trải nghiệm thiên nhiên, chỉ nên đứng sau công tác bảo tồn

1.1.4 Các nguyên tắc của DLST

DLST được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới sự phát triển bền vững Các nguyên tắc được đảm bảo trong DLST là các nguyên tắc không chỉ cho các nhà quy hoạch, quản lí, điều hành mà còn cả những hướng dẫn viên DLST Cochranne đã tổng kết các nguyên tắc của DLST như sau, [31]:

- Sử dụng thận trọng những nguồn tài nguyên môi trường, kích thích sự bảo tồn và giảm thiểu các nguồn tiêu dùng gây rác rưởi

- Phát triển ở mức độ nhỏ và hợp nhất tới các ngành kinh tế khác hoặc với các chiến lược sử dụng lãnh thổ

- Tạo nên những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, những người nên được quyền làm chủ trong sự phát triển và hoạch định

Trang 15

1.1.5 Các yêu cầu của DLST

Để thực hiện các nguyên tắc trên DLST cần có những yêu cầu cơ bản Các nhà khoa học nghiên cứu về DLST đã đưa ra 4 yêu cầu cơ bản mà DLST cần đảm bảo là: Dựa trên các hệ sinh thái điển hình; đảm bảo tính giáo dục; sử dụng lãnh thổ

du lịch phù hợp với bảo tồn và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương.[26]

a Yêu cầu 1: Dựa trên cơ sở các hệ sinh thái điển hình

Yêu cầu đầu tiên để DLST được hình thành và phát triển là sự tồn tại của các

hệ sinh thái điển hình và có đa dạng sinh học cao, trong đó không loại trừ các yếu tố văn hóa - nhân văn bản địa Vì vậy, DLST thường phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các VQG, nơi còn tồn tại những khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao

b Yêu cầu 2: Đảm bảo tính giáo dục

Việc chủ động gắn liền giáo dục với bảo tồn có vai trò to lớn, tạo nên sự bền vững cho DLST Theo Pigram: “Một trong những con đường có hứa hẹn nhất để đạt được những mối quan hệ hoà hợp giữa du lịch với môi trường tự nhiên và xã hội là tăng cường giáo dục và thông tin” Quá trình giáo dục, chương trình đào tạo cần có mặt của tất cả các thành phần tham gia DLST, như các nhà quản lí, điều hành, hướng dẫn viên và cả bản thân du khách, từ trước và trong quá trình hành trình du

Trang 16

11

lich, nhằm làm giàu kinh nghiệm cho du khách và khuyến khích những hoạt động thực tiễn có ích đối với môi trường

c Yêu cầu 3: Sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ rằng, để đạt được mức độ sử dụng tự nhiên hợp lí, DLST chỉ được tổ chức hoạt động trong những khu vực cho phép của môi trường và phải được quy hoạch thận trọng trên cơ sở khoanh vùng lãnh thổ sử dụng du lịch và có sự quản lí lượng khách du lịch một cách hợp lí trên cơ sở sức chứa cho phép

- Khái niệm về sức chứa du lịch: Sức chứa du lịch đã được UNWTO định

nghĩa như sau: “Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên”

Khái niệm chỉ ra rằng: việc sử dụng lãnh thổ du lịch chỉ có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn, sẽ làm giảm sự hài lòng của khách và mang lại những tác động ngược trở lại về mặt kinh tế - xã hội, văn hoá, môi trường của khu vực

- Công thức tính sức chứa du lịch: Sức chứa là một khái niệm bao gồm cả

định tính và định lượng, nên khó có thể xác định được con số chính xác cho một điểm hay tuyến du lịch Để đơn giản, Boullon (1985) đã đưa ra một công thức chung để xác định sức chứa du lịch của một khu vực trên cơ sở diện tích dành cho các hoạt động du lịch với tiêu chuẩn bình quân cho một du khách (m2/người) hay ngược lại (người/m2

)

Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch Các tiêu chuẩn này cũng được xác định trên cơ sở đặc trưng riêng của từng điểm du lịch hay nói một cách chính xác hơn là trên cơ sở tính chất tài nguyên

- Sức chứa tự nhiên (PCC):

Là số khách tối đa mà điểm tham quan có khả năng chứa, dựa trên tiêu chuẩn bình quân khách cho diện tích sử dụng:

Sức chứa = Khu vực dành cho du khách sử dụng

Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân

Trang 17

12

PCC = A x V/a x Rf Trong đó: + A: Diện tích dành cho du lịch (m2)

+ V/a: Tiêu chuẩn bình quân khách cho diện tích (số khách/m2) + Rf: Hệ số vòng quay (số lượt tham quan hằng ngày)

+ Rf:Tổng thời gian mở cửa/thời gian trung bình một lần thăm quan

- Sức chứa thực tế (RCC):

Là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều kiện cụ thể của điểm tham quan như: môi trường, sinh thái, xã hội

RCC có thể được biểu hiện bằng công thức khái quát sau:

Trong đó, Cf là các biến số điều chỉnh, nếu biểu thị bằng % sẽ là:

Trong đó: + Cf: Biến số điều chỉnh

- Sức chứa cho phép (ECC):

Là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều kiện liên quan đến mức độ quản lí

du lịch Chẳng hạn, mức độ đảm bảo yêu cầu quản lí chỉ đáp ứng X%, ECC sẽ là:

Như vậy, PPC luôn lớn hơn RCC và RCC lớn hơn ECC hoặc chỉ bằng khi mức độ quản lí đảm bảo 100%

ECC = RCC x X

100

Trang 18

13

Sức chứa thay đổi tuỳ thuộc vào địa điểm, tính mùa, thời gian, thái độ của người sử dụng, phương tiện, tình trạng và mức độ quản lí cũng như đặc trưng tác động về môi trường của bản thân điểm du lịch Vì vậy, cần nhấn mạnh rằng “sức chứa du lịch” phải được tính cho mỗi điểm, tuyến tham quan cụ thể chứ không phải tính cho toàn khu vực

d Yêu cầu 4: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương

Ở các khu vực trong lân cận VQG, cuộc sống của người dân thường gặp khó khăn Việc cộng tác với nhân dân địa phương trong các dự án phát triển tạo việc làm cho họ chính là giảm bớt sức ép lên khu bảo tồn Để hoạt động bảo tồn có hiệu quả thì lợi ích thu được từ DLST phải được chia sẻ cho đa số dân cư cộng đồng Nghĩa

là, hiệu quả của công tác bảo tồn sẽ tỉ lệ thuận với đa số dân cư tham gia và được hưởng lợi từ DLST

Mục tiêu của DLST là sử dụng các nguồn lực địa phương - “nhỏ và có tính địa phương là đẹp” Vì vậy, các dự án DLST nên ở quy mô nhỏ, do địa phương làm chủ, sử dụng nguồn lực địa phương hơn là các dự án lớn với các nguồn tài chính từ bên ngoài Qua đó, dân cư địa phương phát huy vai trò làm chủ trong việc quản lí tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ

Những nhà hoạch định không phải người bản địa thường không nhạy cảm với các nhu cầu và các vấn đề quan tâm của địa phương Vì thế, các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bước và lâu dài; từ thu thập thông tin, tư vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá Đồng thời, các nhà hoạch định cần tìm hiểu thái độ và nhu cầu của người dân đối với phát triển du lịch để có định hướng đúng

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môi trường

Bảo vệ tài nguyên, môi trường cộng đồng được hiểu đồng nhất với thuật ngữ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường có sự tham gia của cộng đồng nhưng ở mức cao hơn Cộng đồng không chỉ tham gia mà tham dự, không chỉ bàn bạc mà cả

đi đến thống nhất và thực hiện, không chỉ là hội họp mà còn cả triển khai thực thi Nội dung bảo vệ tài nguyên môi trường ở cộng đồng bao gồm:

- Cộng đồng xác lập các vấn đề ưu tiên cho phát triển cộng đồng

Trang 19

- Xác lập ưu tiên mới

Đây là quy trình khép kín, lặp đi lặp lại nhưng ở trình độ lần sau cao hơn lần trước Điểm mấu chốt của phương pháp bảo vệ môi trường ở cộng đồng là xuất phát

từ cộng đồng, vì cộng đồng và động lực của nó là tiềm lực to lớn của cộng đồng

Quá trình phát triển của địa phương gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường cộng đồng đã được đặt ra và được cộng đồng tham gia thì sự ô nhiễm mới được khống chế, ngăn chặn

Cộng đồng có sức sáng tạo rất dồi dào, chỉ cần làm cho họ hiểu, nhận ra những điều cần phải làm vì chính họ Mọi bất đồng, mọi khó khăn trong công cuộc vận động cộng đồng đều có thể được giải quyết thông qua quá trình kiên trì bàn bạc, trao đổi, thuyết phục

Du lịch sinh thái cộng đồng bao gồm các tác dụng như:

a Đa dạng hóa kinh tế

Du lịch sinh thái cộng đồng cũng là một ngành kinh tế mang lại thu nhập cho địa phương và cộng đồng dân cư tại địa phương đó Ngoài các chức năng chính là phát triển các ngành kinh tế như nông, lâm, ngư nghiệp … thì hoạt động du lịch sinh thái là một khía cạnh tạo ra những thu nhập phụ trợ mà những thu nhập này không ảnh hưởng đến những mục đích chính yếu theo định hướng phát triển kinh tế Như vậy có thể thấy DLST cộng đồng cũng đóng góp thêm phần của mình trong việc tạo

ra sự đa dạng, phong phú trong các ngành kinh tế địa phương

b Phân chia thu nhập công bằng hơn

Cộng đồng địa phương cần phải được tham gia, phải có thu thập và những lợi ích thiết thực từ khu vực được bảo tồn, chẳng hạn như nước sạch, đường xá, vệ sinh

Trang 20

15

sức khỏe… Địa điểm cắm trại, nơi ở, dịch vụ hướng dẫn, quán ăn và các dịch vụ khác nên được hợp tác hoặc quản lý bởi cộng đồng sống xung quanh công viên hoặc những địa điểm thăm quan đó Quan trọng hơn nếu như DLST được nhìn nhận như một công cụ cho sự phát triển nông thôn, nó cũng phải giúp thay đổi cách quản lý kinh tế và chính trị đối với cộng đồng địa phương mặc dù điều này không thể dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian

c Bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bền vững

Du lịch sinh thái cộng đồng thường gắn với cộng đồng, dành cho cả khách du lịch và những người cư trú ở các cộng đồng lân cận Bởi vậy, trước mỗi chuyến khởi hành, những người tổ chức nên cung cấp cho khách du lịch đọc những sách báo nói

về đất nước, môi trường và người dân địa phương cũng như một quy định hướng dẫn cho cả khách du lịch và các ngành công nghiệp Những thông tin này sẽ giúp cho việc tổ chức các tuor du lịch tìm hiểu về con người và vùng đất mới giảm thiểu những tác động tiêu cực đặc biệt khi tham quan những môi trường và vùng văn hóa nhạy cảm

Điều cần thiết với một chuyến du lịch sinh thái tốt là phải có được hướng dẫn viên được đào tạo kĩ càng, biết thổ ngữ và có những hiểu biết về lịch sử, tự nhiên, văn hóa, có tư chất tốt cũng như khả năng diễn giải và giao tiếp hiệu qủa Khi xây dựng các dự án DLST cũng nên chú ý việc giáo dục các thành viên của cộng đồng dân cư xung quanh Nên tổ chức cho họ những chuyến tham quan mang tính chất giáo dục miễn phí hoặc ưu đãi

để đảm bảo việc hạn chế tác hại đối với hệ sinh thái

e Thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ việc bảo vệ văn hóa

Trang 21

16

Du lịch sinh thái cộng đồng cố gắng được tôn trọng một cách có văn hóa và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới cả môi trường tự nhiên và dân số quốc gia, khu vực đó Điều này thật không dễ dàng, đặc biệt là khi DLST thường bao gồm việc du lịch đến những vùng sâu, vùng xa nơi những cộng đồng nhỏ và biệt lập có ít kinh nghiệm trong việc giao lưu với người nước ngoài

Cũng như du lịch truyền thống, DLST bao gồm những mối quan hệ không bình đẳng giữa người “du lịch” với “chủ nhà” và các mối quan hệ trong việc trao đổi tiền tệ Để trở thành hướng dẫn viên DLST có trách nhiệm thì phải học cách tôn trọng những phong tục địa phương, không tự ý xâm nhập vào cộng đồng khi chưa được cho phép

g Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và sự phát triển bền vững

Mặc dù du lịch thường được coi là một công cụ để xây dựng hiểu biết về các quốc gia và gắn kết hòa bình thế giới nhưng điều này không phải lúc nào cũng “tự động” diễn ra Du lịch thông thường ít khi chú ý đến vấn đề chính trị địa phương trừ khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an tòan của khách du lịch DLST đòi hỏi một cách tiếp cận tế nhị hơn, trong đó mọi người tham gia đều phải cố gắng học hỏi, tôn trọng

và làm lợi cho cả môi trường và cộng đồng địa phương

1.3 Du lịch sinh thái trong các VQG

1.3.1 Khái niệm, chức năng của các VQG

a Khái niệm vườn quốc gia

Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản lí VQG Trong đó Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về VQG như sau: [28]

VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:

- Ở đó có một hay nhiều hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hay chiếm lĩnh của con người Các loài thực - động vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo

và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp trong đó là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí

- Ở đó có ban quản lí thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng nhanh càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cường sự tôn trọng những đặc trưng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan

Trang 22

b Chức năng của vườn quốc gia

Hệ thống các VQG được thành lập nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng sau, [30]:

- Bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc

tế, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và DLST

- Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên hay gần tự nhiên của các vùng văn hóa điển hình, các quần thể sinh vật, nguồn gen của các loài, nhằm đảm bảo tính đa dạng và bền vững

- Duy trì các cảnh quan thiên nhiên, các sinh cảnh của các loài động thực vật hoang dã, các khu địa mạo có giá trị về khoa học và giáo dục

1.3.2 Tiềm năng DLST của các VQG

a Địa chất, địa hình

Về mặt địa hình, các VQG ở Việt Nam thường có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về mặt hình thái, nên có sức hấp dẫn lớn đối với du lịch

b Khí hậu

Các VQG của Việt Nam thường ở miền núi, có sự phân hoá đa dạng của khí hậu, tạo nên các vành đai nhiệt và tương ứng với nó là các kiểu cảnh quan khác nhau Mặt khác, ở các VQG thường có lớp phủ thực vật cao, nên có khả năng điều

Trang 23

Đối với các VQG ở miền núi có sự phân hoá về điều kiện khí hậu, dẫn tới sự

đa dạng về cảnh quan, hệ sinh thái Sự đa dạng hệ sinh thái kéo theo sự đa dạng sinh học

Bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống nghỉ mát trước kia, người ta chú ý nhiều hơn đến việc tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu về thiên nhiên, động vật hoang dã và do đó loại hình DLST đang ngày càng được chú trọng Đa dạng sinh học là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch này

Việt Nam được đánh giá là nước có mức độ đa dạng sinh học rất cao và mang tính điển hình cho vùng Đông Nam Á, trong đó có tới 40% là các loài đặc hữu Do

đó, sự phong phú và đa dạng của các hệ sinh thái ở các VQG là nguồn tài nguyên lớn cho phát triển du lịch

d Phong cảnh

Phong cảnh thiên nhiên là một trong những yếu tố tài nguyên quan trọng hàng dầu với loại hình DLST Thông thường, du khách luôn luôn hào hứng và tìm đến những nơi có cảnh sắc đẹp, lạ mắt để tham quan, giải trí Các VQG do có sự kết hợp của nhiều loại địa hình khác nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên kì thú, lại thêm khí hậu mát mẻ, trong lành, bởi vậy rất được ưa thích

Vì vậy, các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên ngày càng được quan tâm trong việc sử dụng cho du lịch, vì sự phong phú của tự nhiên, đa dạng sinh học, hấp dẫn độc đáo của cảnh quan… Chúng được coi như nền tảng cho sự phát triển DLST

và mang lại lợi ích lớn về kinh tế, xã hội và bảo tồn thiên nhiên

Ngược lại, một trong những yếu tố kích thích việc thành lập các VQG chính là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên Bởi vậy, trong nhiều quốc gia, khả năng hấp dẫn du lịch là một trong những động lực quan trọng trong việc quyết định thành lập các VQG

Trang 24

19

Tóm lại, các VQG là địa bàn rất phù hợp cho hoạt động DLST Tuy nhiên, khi phát tiển du lịch ở đây cần cân nhắc kĩ lưỡng những lợi ích và tác hại đến môi trường do hoạt động du lịch gây nên

1.3.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tiềm năng DLST của các VQG

Để đánh giá tiềm năng du lịch trong các VQG một cách tương đối chính xác

và khách quan thì việc cần thiết là phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hợp lí Trên

cơ sở tham khảo tổng hợp của các tài liệu [8,22,29], chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cơ bản như sau:

- Sự hấp dẫn của sinh thái tự nhiên như: Tính nguyên sinh của cảnh quan, sinh thái; sự đa dạng sinh học; số lượng, mức độ hấp dẫn, khả năng quan sát và mức độ

an toàn khi quan sát các loài quý hiếm, điển hình, đặc hữu… Sự phong phú của các loài bản địa, loài phổ biến và khả năng săn bắn, khai thác làm đặc sản

- Số lượng, chất lượng và mức độ kết hợp các yếu tố phong cảnh hấp dẫn như: bãi biển hoặc sông, hồ, nguồn nước khoáng, hang động, núi đồi, phong cảnh; khả năng tiếp cận và giải trí ở đó

- Sự hấp dẫn của các yếu tố nhân văn: Các truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực - đặc sản; nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ độc đáo, cách thức canh tác; các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ

- Khoảng cách và khả năng tiếp cận VQG từ các trung tâm phân phối khách: Sân bay, đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm du lịch lớn và khả năng liên kết với các khu, điểm du lịch lân cận để tạo thành các tuyến du lịch

- Sự khác biệt so với các khu du lịch khác

- Thời gian thuận lợi cho các hoạt động du lịch và thời gian có khí hậu thích nghi tốt nhất đối với con người

- Độ bền vững và sức chứa du lịch của VQG

1.3.4 Quan hệ giữa DLST với VQG

a Mối quan hệ giữa DLST và bảo tồn

Mối quan hệ giữa DLST với môi trường là mối quan hệ qua lại thể hiện ở một trong ba dạng chủ yếu là: [30]

1- Quan hệ cộng sinh: Khi có rất ít các mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập

Trang 25

Ở giai đoạn đầu, khi hoạt động du lịch mới phát triển, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối quan hệ thường thể hiện ở dạng quan hệ cùng tồn tại Lúc này hoạt động du lịch và bảo tồn tự nhiên ít có ảnh hưởng đến nhau và cùng song song tồn tại Tuy nhiên dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi hoạt động

du lịch phát triển hơn với mức độ sử dụng tài nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn

Giai đoạn tiếp theo, mối quan hệ có thể phát triển theo hướng tích cực nếu hoạt động du lịch được quản lí theo quy hoạch phù hợp với các quy luật tự nhiên, có lợi cho bảo tồn và du lịch Mối quan hệ này được coi là mối quan hệ cộng sinh, trong đó những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo tồn, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trong khi chất lượng sản phẩm du lịch được bảo đảm, lợi ích của ngành du lịch và khu vực được tăng cường

Trong trường hợp ngược lại, khi du lịch phát triển mà không quan tâm đến bảo tồn thì mối quan hệ sẽ trở nên mâu thuẫn Thậm chí, ngay cả khi mối quan hệ này đang là cộng sinh, song nếu không được duy trì và quản lí tốt, sẽ dễ chuyển sang quan hệ mâu thuẫn Trong thực tế điều này thường xẩy ra, đặc biệt trong trường hợp khi du lịch phát triển với mục đích đơn thuần về lợi ích kinh tế

Để đảm bảo duy trì bền vững mối quan hệ cộng sinh giữa DLST với bảo tồn, các nhà hoạt động DLST cần thiết phải xây dựng các nguyên tắc và yêu cầu cho DLST

Như vậy, thoạt nhìn ta tưởng như giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch chỉ có quan hệ mâu thuẫn, nhưng thực tế giữa chúng lại có quan hệ biện chứng sâu sắc

b Vai trò của bảo tồn thiên nhiên

Trang 26

21

- Bản thân tính nguyên sinh của cảnh quan và đa dạng sinh học của hệ sinh thái là những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thành lập VQG và hấp dẫn du lịch Khi các nhân tố này bị mất đi, một hậu quả tất sẽ xảy ra là mất di

sự hấp dẫn du lịch trong VQG Vì thế, bảo tồn thiên nhiên là cần thiết trong việc bảo vệ tính nguyên vẹn của hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, qua đó bảo vệ được tài nguyên du lịch tự nhiên trong VQG

- Đối với DLST, bảo tồn có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên Bản chất của các hoạt động kinh tế du lịch

là làm sao để gia tăng tối đa các lợi ích kinh tế trên cơ sở khai thác triệt để các nguồn tài nguyên du lịch Nếu không có bảo tồn thiên nhiên trong các VQG, hoạt động du lịch sẽ nhanh chóng phát triển đến mức nó có thể làm phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên

- Bảo tồn thiên nhiên còn có vai trò hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục và phát triển DLST Để hoạt động bảo tồn có hiệu quả, các nhân viên, nhà quản lí bảo tồn phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng các đặc điểm sinh thái, tập quán, thói quen của các loài sinh vật trong VQG Nhờ đó, các nhà bảo tồn có thể tham gia

tư vấn và hướng dẫn hoạt động DLST

c Những lợi ích mà DLST có thể mang lại cho các vườn quốc gia

Du lịch có thể mang lại lợi ích về nhiều mặt cho một quốc gia, một vùng lãnh thổ Ở góc độ này, nó được coi như là một công cụ cho sự phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển Những lợi ích từ DLST đối với VQG nói chung và hoạt động bảo tồn nói riêng đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu và tổng kết các lợi ích của DLST đối với VQG như sau:

- DLST sẽ tạo động lực quan trọng cho việc thiết lập và bảo tồn các VQG Tức là lợi ích hai chiều được hình thành khi du lịch hoạt động trong các VQG

- Các nguồn thu từ DLST được sử dụng hợp lí sẽ giúp cho VQG có khả năng tạo ra cơ chế hạch toán tài chính, có điều kiện để tự chủ tài chính cho các hoạt động bảo tồn, nâng cao chất lượng môi trường và các dịch vụ du lịch

- DLST góp phần đề cao vai trò của môi trường DLST tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trường sinh thái Qua đó, họ

Trang 27

- DLST có thể tạo điều kiện cải thiện đời sống của dân cư địa phương Qua

đó, có thể giảm sức ép từ phía dân cư lên môi trường tự nhiên của VQG

d Những tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường sinh thái các vườn quốc gia

Vấn đề lớn nhất của rất nhiều VQG và khu bảo tồn ngày nay là làm sao để đối phó với mức độ ngày càng tăng những áp lực do các hoạt động khai thác của dân cư địa phương và hoạt động quá tải của du lịch

Hoạt động du lịch trong các VQG nếu không thực thi theo đúng các nguyên tắc và yêu cầu của DLST thì hậu quả của nó có thể gây nên sẽ rất lớn Các tác động này liên quan đến tất cả các thành phần của tự nhiên và dẫn đến những hậu quả xấu lên hệ sinh thái nói chung Rất nhiều các công trình nghiên cứu đã đúc kết những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây nên trong các VQG:

- Có thể làm mất dấu tích địa chất

- Tác động xấu lên thổ nhưỡng

- Làm suy giảm nguồn nước và chất lượng nước

- Tác động lên tập hợp các loài thực vật như giẫm đạp, bẻ cành, hái hoa, thu lượm cây cảnh

- Tác động lên hệ động vật: hoạt động thăm thú, tiếng ồn vượt quá khả năng chịu đựng, sẽ làm cho các loài động vật hoảng sợ và làm thay đổi các tập quán (địa bàn cư trú, hoạt động kiếm ăn, kết đôi, sinh sản…) của chúng

Ngoài ra, việc mang theo các sinh vật cảnh từ nơi khác vào VQG, việc thải rác bừa bãi… có thể gây nên sự lây nhiễm các dịch bệnh cho động vật hoang dã, phổ biến các loài ngoại lai không thích hợp đối với hệ sinh thái Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ nguồn động vật hoang dã của du khách là những tác động làm suy giảm số lượng quần thể động vật Kết cục là có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi hay phá hủy cấu trúc hệ động vật ban đầu

Trang 28

23

- Những tác động về mặt thẩm mĩ cảnh quan và ô nhiễm môi trường: Các chất thải của hoạt động du lịch vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường, không được con người xử lí triệt để, gây ô nhiễn môi trường Những hành vi tùy tiện, thiếu tôn trọng thiên nhiên của du khách; việc xây dựng các cơ sở hạ tầng không hợp lí…

sẽ làm mất mĩ quan thiên nhiên và có thể dẫn đến những thay đổi thậm chí là phá hủy cấu trúc cảnh quan sinh thái

Những tác động tiêu cực của du lịch kể trên sẽ tỉ lệ thuận với sự gia tăng các hoạt động du lịch thương mại và nó tỉ lệ nghich với sự gia tăng quản lí và trách nhiệm bảo tồn trong DLST

DLST là loại hình du lịch có quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và cũng không thể tránh khỏi những tác động đến môi trường Tuy nhiên, DLST có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực, gia tăng những lợi ích và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn, nếu được vận hành theo đúng các nguyên tắc và yêu cầu của nó

1.3.5 Quan hệ giữa DLST với cộng đồng địa phương trong VQG

a Vai trò của cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phương có vai trò hết sức quan trọng đối với DLST trong các VQG DLST không chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ, mà nó còn có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng địa phương

- Cộng đồng địa phương vừa là chủ nhân sang tạo ra các giá trị nhân văn hấp dẫn du lịch, vừa là nguồn cung cấp các dịch vụ du lịch

- Cộng đồng địa phương là người hướng dẫn viên du lịch tốt nhất Cộng đồng địa phương là những người chủ sản sinh ra các giá trị văn hóa - nhân văn bản địa độc đáo Họ hiểu biết hơn ai hết cái giá trị ấy Khách du lịch muốn cảm nhận các giá này một cách thấu đáo, thì cách tiếp cận tốt nhất là phải thông qua dân cư địa phương một cách thân thiện

- Dân cư địa phương có thể cung cấp các sản vật địa phương cho du khách

- Dân cư địa phương là những người diễn giải môi trường tốt Dân cư địa phương có thể đã sinh sống trong VQG từ rất lâu đời và đã trở thành một bộ phận của hệ sinh thái trong VQG Họ sẽ hiểu biết hơn ai hết về các diễn biến tự nhiên, các đặc điểm sinh thái của các sinh vật trong đó và biết cách sống, ứng xử thân

Trang 29

24

thiện với chúng Công tác bảo tồn muốn có hiệu quả và hoạt động du lịch không gây tác hại đến môi trường sinh thái thì tốt hơn là nên học theo cách của dân cư địa phương

Như vậy, cộng đồng địa phương có thể trở thành các nhà hướng dẫn thông thái cho các hoạt động bảo tồn và DLST trong VQG

b Những lợi ích du lịch sinh thái mang lại cho cộng đồng địa phương trong vườn quốc gia

DLST trong các VQG có thể mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương ở nhiều khía cạnh khác nhau Có thể tổng kết các lợi ích này như sau:

- Du lịch góp phần tạo cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho dân cư địa phương

- Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế địa phương

- Du lịch góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương

- Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương; góp phần làm gia tăng giá trị kinh tế của các yếu tố văn hóa - nhân văn bản địa và nâng cao niềm tự hào của cộng đồng địa phương Nhờ vậy, mà nâng cao được ý thức bảo tồn của cộng đồng địa phương

- Du lịch có thể góp phần phát triển văn hóa cộng đồng địa phương thông qua

sự giao lưu với các khách du lịch thập phương

Như vậy, du lịch là nhân tố quan trọng góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế -

xã hội của cộng đồng địa phương Tuy nhiên, nếu hoạt động du lịch trong các VQG mà không được quản lí chặt chẽ theo phương thức của du lịch bền vững, thì những hậu quả tiêu cực mà nó gây nên cũng là điều khó tránh khỏi

c Những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến cộng đồng địa phương trong và xung quanh vườn quốc gia

Các dự án du lịch trong các VQG cần chú ý đến các tác động ngoài ý muốn

mà nó có thể gây ra là:

- Hoạt động du lịch thường mang tính thời vụ, có thể dẫn đến nguy cơ quá tải vào mùa cao điểm, đồng thời tạo ra sự không ổn định về việc làm cho người lao động

Trang 30

25

- Việc xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch có thể là nguyên nhân của việc di chuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của người dân địa phương

- Các tác động của việc thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể làm nảy sinh sự thiếu hài hoà về cảnh quan và văn hoá - xã hội

- Khách du lịch tập trung quá đông, dân cư địa phương sẽ bị cạnh tranh tiện nghi giao thông, giá cả… và sẽ xuất hiện cảm giác bực bội của dân địa phương đối với khách du lịch

- Các giá trị văn hoá truyền thống có thể bị xói mòn

- Ngoài ra còn nhiều tiêu cực khác như có khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm, các tệ nạn xã hội, gây rối trật tự an ninh xã hội, thậm chí còn gây bất ổn về chính trị…

Từ những phân tích về lợi ích và tác động tiêu cực của du lịch gây nên đối với VQG cho thấy sự cần thiết phải xây dựng mô hình DLST phù hợp để hạn chế những tổn thất và tăng cường lợi ích từ hoạt động du lịch

1.4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.4 1.Những quan điểm chủ yếu

và thực tiễn

b Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Bất kì đối tượng nghiên cứu nào của địa lí đều phải gắn liền với một lãnh thổ nhất định, du lịch cũng vậy Lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và các dịch vụ cho du lịch Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc phân tích, đánh giá

Trang 31

26

các tiềm năng cho phát triển DLST của VQG Xuân Sơn trong mối quan hệ tổng hợp của các yếu tố

c Quan điểm kinh tế - sinh thái bền vững

Du lịch là một ngành kinh tế định hướng tài nguyên rõ rệt Mục tiêu của phát triển du lịch là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải bảo tồn được môi trường sinh thái Đây là hai mặt không thể tách rời để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững

Vận dụng quan điểm này, các giải pháp nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường cần phải được coi trọng, các tác động của DLST trong VQG Xuân Sơn đến khả năng chịu đựng của môi trường cần phải được tính đến sao cho không để phá vỡ cân bằng sinh thái, tạo ra môi trường phát triển du lịch bền vững

d Quan điểm hỗ trợ cộng đồng địa phương

Đối với DLST, mục tiêu cơ bản là ủng hộ bảo tồn và đóng góp cho lợi ích cộng đồng địa phương, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Do đó, những lợi ích kinh tế có được từ hoạt động du lịch phài được quay trở lại phục vụ công tác bảo tồn và hỗ trợ kinh tế cộng đồng địa phương

Với quan điểm này, vai trò của cộng đồng dân cư địa phương là hết sức quan trọng vì cộng đồng mới là người chủ đích thực của những giá trị nhân văn và là người bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và tham gia các hoạt động du lịch

e Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo quá trình của nó Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ cở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ

1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp nghiên cứu rất quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu hiểu được những thành tựu nghiên cứu trong qúa khứ, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước Việc phân nhóm phân tích và sử lí tài liệu, theo yêu cầu của đề tài sẽ giúp phát hiện ra những vấn đề

Trang 32

27

trọng tâm và những vấn đề còn đang bỏ ngỏ Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, việc chọn lọc và xử lí (phân tích, tổng hợp so sánh) sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu Do vậy, phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài

b Phương pháp thực địa

Đây là một trong những phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí, nhất là địa lý du lịch, nhằm mục tiêu:

- Lấy tư liệu bổ sung cho những tư liệu còn thiếu sót

- Kiểm tra tính chính xác của các tài liệu đã thu thập

- Giúp cho việc tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan và có tầm nhìn toàn diện, thực tiễn hơn về các đối tượng nghiên cứu

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phương pháp này, tác giả đã thực hiện nhiều chuyến thực địa với các hoạt động chủ yếu là:

- Quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim tư liệu

- Gặp gỡ và trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lí tài nguyên, các cơ quan quản lí chuyên ngành ở địa phương (Ban quản lí VQG Xuân Sơn và Sở du lịch Phú Thọ) và cộng đồng địa phương

c Phương pháp điều tra xã hội học

Xuất phát từ thực tế VQG Xuân Sơn hiện nay chưa có ban quản lý du lịch sinh thái nên để tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại địa bàn nghiên cứu đề tài lựa chọn phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

Thực hiện phương pháp này là một quá trình với việc tiến hành hàng loạt các công việc khác nhau, song có liên quan và hỗ trợ lẫn nhau bao gồm các bước sau:

- Khảo sát, xác định các đối tượng và nội dung cần điều tra: đề tài thực hiện điều tra hai đối tượng chính là khách du lịch và người dân bản địa để nắm được thông tin về cung và cầu du lịch

- Lựa chọn phương pháp điều tra: phương pháp này có 3 cách tiếp cận cơ bản + Phỏng vấn thông qua trao đổi, trò chuyện

+ Phỏng vấn trên cơ sở phác thảo các ý tưởng cơ bản

+ Phỏng vấn bằng các bảng và phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở

Trang 33

+ Điều tra thử: lựa chọn địa bàn điều tra và mẫu điều tra Kết quả sử dụng phương pháp này tại vườn quốc gia Xuân Sơn, đề tài thu được 90 phiếu điều tra khách du lịch (trong đó có 6 phiếu điều tra khách quốc tế, 84 khách nội địa); 50 phiếu điều tra cộng đồng địa phương (trên tổng số 200 phiếu phát ra)

+ Xử lí số liệu điều tra bằng phần mềm Excel và các thao tác khác nhằm có

được số liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu

d Phương pháp bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu Địa lí Bản đồ vừa được coi là tư liệu, phương tiện nghiên cứu, vừa là phương tiện minh họa kết quả nghiên cứu trong địa lí học nói chung và địa lí du lịch nói riêng

Quá trình thực hiện luận văn được bắt đầu bằng việc tìm hiểu địa bàn nghiên cứu thông qua các bản đồ: Bản đồ địa hình VQG Xuân Sơn, bản đồ dân sinh, kinh

tế - xã hội vùng đệm và VQG Xuân Sơn, bản đồ phân bố một số động, thực vật quý hiếm VQG Xuân Sơn, bản đồ quy hoạch VQG Xuân Sơn, bản đồ thảm thực vật VQG Xuân Sơn, bản đồ phân khu chức năng VQG Xuân Sơn, bản đồ tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch Phú Thọ Kết quả nghiên cứu luận văn lại được thể hiện thông qua các bản đồ mới là: Bản đồ hành chính VQG Xuân Sơn, bản đồ tài nguyên

du lịch VQG Xuân Sơn, bản đồ định hướng DLST của VQG Xuân Sơn

e Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luôn phải sử dụng đến các phần mềm ứng dụng Window Microsf office, MapInfo… khai thác các thông tin từ Internet Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: So sánh lãnh thổ (so sánh với các VQG khác để thấy được những điểm khác biệt, giá trị đặc trưng riêng của VQG Xuân Sơn); phương pháp toán học được sử dụng trong tính toán sức chứa lãnh

thổ; phương pháp chuyên gia được sử dụng để: Làm rõ những vấn đề nhạy cảm chưa

rõ ràng giữa lí luận và thực tiễn, giải quyết những vướng mắc, bế tắc trong quá trình nghiên cứu; phương pháp dự báo

Trang 34

29

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Ở VQG XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Giới thiệu khái quát VQG Xuân Sơn

2.1.1 Vị trí địa lý và khả năng tiếp cận

VQG Xuân Sơn có tọa độ địa lý: từ 21°03' đến 21°12' vĩ bắc và từ 104°51' đến 105°01' kinh đông, nằm ở phía tây huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Vườn quốc gia nằm trên lãnh thổ của của các xã: Đồng Sơn, Lai Đồng, Xuân Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng đều thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ranh giới phía tây và và tây nam trùng ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với tỉnh Sơn La và tỉnh Hoà Bình

Ranh giới phía Bắc lấy theo đỉnh dông núi đất chạy song song với dãy núi đá vôi theo hướng đông Bắt đầu từ ranh giới tỉnh Phú Thọ và Sơn La, tại đỉnh 830m cắt qua suối Cẩn, lấy một phần diện tích xã Đồng Sơn, chạy thẳng tới đỉnh 900m lấy

1 phần nhỏ diện tích xã Lai Đồng Ranh giới này tiếp tục theo dông núi theo hướng đông bắc tới ngã ba ranh giới 3 xã Xuân Sơn, Xuân Đài và và Tân Sơn, lấy một phần diện tích xã Tân Sơn, sau đó theo ranh giới xã tới ngã 3 ranh giới xã Xuân Đài, Tân Sơn và Tân Phú Tiếp tục theo dông núi và ranh giới xã Xuân Đài, hướng đông nam tới suối Nước Thang

Ranh giới phía đông từ bắc đến nam theo suối Nước Thang, tới gần ngã 3 suối cắt qua đỉnh dông núi đất thuộc xã Xuân Đài, tiếp cận với suối Lương, sau đó cắt qua suối Chiềng và lấy một phần đất của xã Xuân Đài Ranh giới này tiếp tục chạy theo suối Chiềng, rồi cắt lên dông núi chạy song song với suối Vương theo hướng nam tới đỉnh cao 485m thì quay theo hướng tây nam gặp ranh giới tỉnh giữa Phú Thọ và Hoà Bình tại đỉnh núi Hao 897m, lấy một phần diện tích xã Kim Thượng

Như vậy, các vùng lãnh thổ tiếp giáp với vườn quốc gia gồm:

- Phía Đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn

- Phía Tây giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La)

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình)

- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn

Trang 35

30

Về khả năng tiếp cận: nằm cách Việt Trì 90 km, cách Hà Nội 120 km, du khách có thể đến VQG Xuân Sơn bằng nhiều con đường khác nhau Từ Việt Trì, có thể đi theo quốc lộ 2 đến ngã 3 Đền Hùng, rẽ đường 32 đi Lâm Thao – Tam Nông –

Cổ Tiết – Thanh Sơn, sau đó đi theo đường liên xã về Minh Đài – Xuân Sơn Từ Hà Nội, du khách có thể đi ô tô đến VQG Xuân Sơn theo đường Láng – Hòa Lạc – Sơn Tây, sau đó đi theo quốc lộ 32 đến Thanh Sơn, tiếp đó theo đường về Minh Đài – Xuân Sơn Như vậy, VQG Xuân Sơn là điểm DLST có vị trí khá thuận lợi cho việc đón khách đến từ Hà Nội và Việt Trì

Vị trí địa lý ngoài việc quyết định đến đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu - thủy văn, thảm thực vật và các hệ sinh thái trong khu vực còn có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trong đó có các hoạt động du lịch Cụ thể, VQGXS có vị trí tương đối thuận lợi cho việc đón các luồng khách từ Hà Nội và Việt Trì, mặt khác Xuân Sơn còn ở vị trí rất gần khu du lịch văn hóa Đền Hùng - Phú Thọ

2.1.2 Quá trình hình thành VQG Xuân Sơn

Vườn quốc gia Xuân Sơn- tên gọi này được phát triển từ tên cũ của khu bảo

tồn thiên nhiên Xuân Sơn Ngày 17/4/2002, khu bảo tồn Xuân Sơn đã chính thức chuyển thành VQG theo Quyết định số 49/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với diện tích vùng đệm là 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn

di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha

Xuân Sơn được xếp vào loại Vườn quốc gia (National Park) trong hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện có của Việt Nam Theo phân loại của IUCN (1994), Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc II trong 6 bậc phân hạng các khu bảo vệ của Thế Giới (Category IIa, National Park)

Vườn quốc gia Xuân Sơn do UBND tỉnh Phú Thọ quản lý UBND tỉnh giao cho Chi cục Kiểm lâm trực tiếp quản lý về mặt nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ Các cơ quan chức năng của tỉnh như Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Địa chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng hỗ trợ Vườn quốc gia về chuyên môn, kinh phí và giám sát quá trình thực hiện xây dựng Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn là cơ quan thay mặt Chính Phủ có trách nhiệm hỗ trợ Vườn quốc

Trang 36

31

gia về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh phí cũng như tìm các nguồn tài trợ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để hoàn thành dự án đầu tư Vườn quốc gia

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn

Chức năng tổng quát của Vườn quốc gia Xuân Sơn là bảo vệ và phát triển toàn bộ

các hệ sinh thái rừng, các giá trị khoa học về đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan, các loài động vật hoang dã hiện đang tồn tại và sinh sống ở các hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia

Chức năng cụ thể của Vườn quốc gia

- Bảo vệ và phục hồi tài nguyên rừng:

Bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị nguyên sơ, đặc biệt chú trọng bảo tồn diện tích rừng nguyên sinh hiện có trong phạm vi vùng lõi của Vườn quốc gia

Bảo vệ quần thể của các loài động thực vật quí hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu

Duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn của lưu vực sông Bứa, góp phần phòng hộ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các xã thuộc huyện Thanh Sơn và các các huyện vùng hạ lưu sông Bứa

Nâng cao độ che phủ của rừng trong khu vực thông qua các chương trình bảo

vệ và phục hồi rừng ở các phân khu phục hồi sinh thái và diện tích rừng ở vùng đệm

- Tiến hành chương trình nghiên cứu, theo dõi, đánh giá rừng và tài nguyên rừng trong Vườn quốc gia để xây dựng chương trình quản lý, bảo vệ lâu dài cho Vườn quốc gia

- Triển khai các chương trình hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để phát triển kinh tế

xã hội vùng lõi và vùng đệm nhằm thu hút người dân cùng tham gia bảo vệ và nâng cao độ che phủ rừng trong khu vực, giảm dần sức ép của vùng đệm đối với tài nguyên rừng của Vườn quốc gia

- Tiến hành chương trình giáo dục, tuyên truyền vận động cộng đồng trong vùng lõi và vùng đệm về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Trong giai đoạn tiếp theo, tổ chức du lịch sinh thái trên các hệ sinh thái rừng và hệ thống hang động trong Vườn quốc gia, nhằm khai thác hợp lý các giá trị

Trang 37

32

tự nhiên và xã hội tăng thêm nguồn tài chính tái đầu tư cho Vườn Du lịch sinh thái còn nâng cao hiểu biết của các tầng lớp xã hội về các giá trị bảo tồn, đồng thời nâng cao lợi ích cho người dân trong khu vực

2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1 Địa hình, địa mạo

VQG Xuân Sơn có địa hình khá đa dạng Sự xen kẽ giữa núi đất, núi đá vôi với các thung lũng mở rộng và uốn lượn quanh núi tạo nên phong cảnh đẹp mắt và độc đáo Nhìn toàn cảnh, đồi núi có hình dáng khá mềm mại, xanh ngát, ẩn nấp bên trong biển mây đổi màu đầy sức quyến rũ lòng người

2.2.1.1 Địa hình núi

VQG Xuân Sơn và vùng đệm nằm trong khu vực đồi núi thuộc phần cuối của

hệ thống núi Hoàng Liên Sơn có độ cao trung bình từ 700 - 1300m Theo hướng nghiêng chung của dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình khu vực thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

Địa hình núi được cấu tạo bởi đá vôi và đá phiến biến chất Địa hình có sự chia cắt sâu khá lớn Các sườn núi có độ dốc trung bình 200

gây nhiều khó khăn cho đi lại và canh tác, nhất là những nơi địa hình núi cao từ 700 - 1.300m Tuy nhiên, chính điều này lại là yếu tố hấp dẫn các du khách ưa thích mạo hiểm Những ngọn núi đất, núi đá vôi trùng điệp có rừng nguyên sinh che phủ có thể dễ dàng tiếp cận ngay từ các xóm làng trong VQG Đây là một đặc trưng khó tìm thấy tại các địa danh tương tự khác ở nước ta

Trong khu vực VQG Xuân Sơn có ba đỉnh núi cao rất thích hợp cho hoạt động du lịch leo núi, tìm hiểu thiên nhiên hoang dã của những cánh rừng nguyên sinh trên núi

- Đỉnh núi Voi ở độ cao 1.387 m, đây là đỉnh cao nhất, khó chinh phục nhất VQG Xuân Sơn Nằm ở phía tây, tiếp giáp với tỉnh Sơn La, đỉnh núi Voi quanh năm mây mù che phủ

- Đỉnh Núi Ten: ở độ cao 1244m cách xóm Dù 5 km và cách xóm Lạng 4

km, đều là đường mòn leo núi, qua rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới núi cao Trên núi Ten có thể bắt gặp cá Cóc Sần cực kì quý hiếm và ngắm được toàn cảnh Xuân Sơn hùng vĩ

Trang 38

33

- Đỉnh núi Cần : ở độ cao 1.144m, cách xóm Cỏi khoảng 7km và cách xóm Thân khoảng 8 km, đều là đường mòn leo núi xuyên rừng nguyên sinh nhiệt đới chân núi và á nhiệt đới núi cao Tại đây cũng có thể ngắm được toàn cảnh Xuân Sơn

Ba đỉnh núi Voi, núi Ten, và núi Cẩn nối với nhau sẽ tạo thành một "tam giác cân" với mỗi cạnh chừng 4,5 km toàn là rừng nguyên sinh Sở Văn hóa thể thao và

du lịch Phú Thọ đang lên kế hoạch xây dựng tuyến cáp treo nối ba đỉnh Voi, Ten, Cẩn thành những con đường du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và nghỉ dưỡng Nếu dự án hoàn thành thi đây sẽ là một trong những tuyến cáp treo hiện đại và đẹp nhất nước ta Bởi lẽ khi ngồi trên ca-bin cáp treo, chúng ta sẽ nhìn thấy rất rõ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La và cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đồng bằng Bắc Bộ, khu du lịch Tam Đảo, Ba Vì và cả khu di tích văn hóa Đền Hùng

2.2.1.2 Địa hình hang động caxtơ

Trong hệ thống núi đá vôi, tuy chưa nghiên cứu đầy đủ nhưng cũng đã phát hiện được một hệ thống hang động phong phú, đa dạng và độc đáo

Khu vực xóm Dù và xóm Lạng có hang Lun, hang Lạng rất kì thú

- Hang Lạng: ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa hang nhìn thẳng ra cánh đồng

Mường Lạng Đây là một trong những hang đáng chú ý đối với các nhà nghiên cứu hang động và các nhà thám hiểm

Hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng trăm người cùng vào chiêm ngưỡng Hang cao trung bình tới 10m, có nơi cao tới 20 – 30m, rộng trung bình khoảng 10- 15m, chiều dài trên 7000m Hang này có suối chảy qua từ xóm Lạng tới xóm Lấp Người ta thả quả bưởi có đánh dấu vào hang lúc sáng thì chiều tối thấy nó ở Suối Lấp, cùng dãy núi nhưng cách chỗ thả chừng khoảng 20 km

Hang Lạng có vẻ đẹp một cách huyền bí, tâm linh Ngay ngoài cửa hang chúng ta đã bắt gặp một đầu rùa nhô ra và nếu nhìn kĩ như thấy cả một con rùa khổng lồ đang gồng mình cõng núi Bước xuống nền hang trải đều một lớp đá cuội, đất sét và cát vàng óng ánh Vào sâu một chút bắt gặp một đàn rùa khổng lồ xếp theo hàng, đang nghiêng đầu mong ngóng một điều gì đó Nhìn ngược trở lại theo hướng đầu rùa bắt gặp một bức tượng tuyệt tác của thiên nhiên mô phỏng tình mẫu

tử (mẹ bồng con) Càng vào sâu hơn chúng ta càng bắt gặp những bất ngờ của thiên

Trang 39

34

nhiên Nhiều chỗ từ trên trần hang thạch nhũ buông xuống tạo nên các nhũ đá, măng đá muôn hình vạn dạng và các cột đá chống từ đáy hang lên vòm trần như các cột nối từ cõi âm ti lên điên đàng huyền bí Cách cửa hang vài giờ đi bộ, suối sâu đên 2 mét nước Từ đây người ta có thể tiếp tục soi đuốc, ngồi mảng để thăm thú về

sự kì diệu của thiên nhiên Suối nước nóng trong hang có nhiều loài cá: trê, chép, quất, măng xanh có những con nặng tới 7 kg Trên trần hang có những loài dơi màu đen đậu đông kín trần

Hang Lạng không những có cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ mà còn hấp dẫn du khách bởi những truyền thuyết đầy huyền bí Từ xa xưa, dân làng Xuân Sơn đã thờ thần hang Lạng

- Hang Lun: là động nhỏ nhưng rất nhiều thạch nhũ có vẻ đẹp kì ảo Hang

này ở ngay gần xóm Dù cách trung tâm xóm Dù khoảng 700m, đường liên xóm, lối vào hang rất nhỏ chỉ vừa cho một người vào nhưng trong hang lại có rất nhiều thạch nhũ Các phiến thạch nhũ tạo cho hang vẻ đẹp lung linh Nhũ đá tạo nên những pho tượng vừa như ma quỷ lại vừa như thần linh huyền bí

- Hang Bay: là hang động nước, cách xóm Lùng Mằng khoảng 1km đường

mòn đi bộ và cách xóm Lạng khoảng 2km đường liên xóm Hang Bay nằm sâu trong rừng nguyên sinh, trong hang có nhiều thạch nhũ tạo thành nhiều hình thù khác nhau

Khu vực xóm Lấp và Cỏi, người dân đã phát hiện khoảng 30 hang động Trong số đó, có nhiều hang động đẹp và có ý nghĩa sinh học như hang Dơi, hang Lấp, hang Cỏi, động Thổ Thần

- Động Thổ Thần: cách xóm Cỏi khoảng 300m đường mòn Đây là hang

động có lối xuống nhỏ hẹp, thẳng đứng chỉ đủ một người xuống nhưng khi vào trong thì động này rất rộng có thể chứa được hàng trăm người Trong hang có nhiều thạch nhũ đẹp lộng lẫy Có nhũ thạch cao 10m, khi gõ có tiếng kêu vang lớn như tiếng chuôn với nhiều âm thanh khác nhau nghe rất rùng rợn

- Hang Lấp: nằm cách xóm Lấp khoảng 1km đường mòn, là hang động

nước tuyệt đẹp Cửa hang rộng và càng vào sâu càng thấy vẻ hấp dẫn bởi suối nước chảy dưới đáy hang trong suốt và mát lạnh Nền hang là lớp đá cuội to bằng nắm tay giống như những quả na xếp đều đáy hang nên người dân gọi đây là hang Na Trên trần hang có lớp thạch nhũ tạo thành nhiều hình thù kì quái, hấp dẫn

Trang 40

35

- Hang Cỏi: là hang động lớn, có suối ngầm nước trong và mát lạnh chảy

quanh năm Đây là nguồn sinh thủy duy nhất trong núi đá – đầu núi Cẩn chảy ra sông Bứa qua suối Kẹm Hang Cỏi cách xóm Cỏi khoảng 100m đường mòn Lối vào hang Cỏi phải lội qua suối Kẹm, vào đến cửa hang bắt gặp ngay một cảnh tượng hùng vĩ là một con Khủng Long đang vươn đầu ra phía cửa Trong hang có rất nhiều ngăn và nhiều thạch nhũ rất đẹp Vào sâu khoảng 30m bắt gặp dòng suối chảy xiết, chưa có ai khám phá vào sâu hơn suối này

Ngoài ra, gần xóm Thân thuộc xã Đồng Sơn còn có hang Thiên Nga khá rộng và có thạch nhũ rất đẹp nhưng rất khó tiếp cận vì cách xa trung tâm xóm Dù khoảng 20 km đường mòn đi bộ

Hệ thống hang động ở VQG Xuân Sơn rất phong phú và đa dạng gồm cả hang khô, hang ướt, hang ngầm và hang nổi Về mặt hình thái, hầu hết các hang động ở đây đều cao, rộng, trong hang có nhiều ngách và phòng Trong các hang động có nhiều thạch nhũ với muôn hình vạn dạng và màu sắc kì ảo Một điều đặc biệt nữa là những hang động này gần khu dân cư, dễ tiếp cận nhưng chúng còn nguyên vẻ tự nhiên có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, thám hiểm và giải trí

Bảng 2.1 Ảnh hưởng của địa hình đến hoạt động phát triển du lịch

- Địa hình phát triển trên núi đá vôi nên có nhiều

hang động, thác nước và cảnh quan đẹp hấp dẫn

khách du lịch thích hợp phát triển loại hình du

lịch thám hiểm hang động

- Các đỉnh núi cao trên 1000m có thể nhìn toàn

cảnh vườn quốc gia thích hợp với môn thể thao

leo núi

- Địa hình núi cao tạo nên sự phân hóa của khí

hậu và cảnh quan theo đai cao thuận lợi để phát

triển loại hình du lịch nghiên cứu, thám hiểm các

hệ sinh thái rừng nguyên sinh á nhiệt đới trên núi

- Địa hình chia cắt mạnh, dốc gây khó khăn cho hoạt động leo núi,

Ngày đăng: 20/03/2015, 13:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Đức Ân, Lê Thạc Cán, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch
Tác giả: Lê Đức Ân, Lê Thạc Cán, Nguyễn Ngọc Sinh
Năm: 2000
2. Annalisa Koeman(1998), “DLST trên cơ sở phát triển bền vững”, Tuyển tập báo cáo hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tê (UNION), tr.39 - 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: DLST trên cơ sở phát triển bền vững”, "Tuyển tập báo cáo hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Annalisa Koeman
Năm: 1998
3. Đào Đình Bắc (2005), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Tác giả: Đào Đình Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
6. Cục môi trường (1998), Báo cáo tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững - Bên kia chân trời xanh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững - Bên kia chân trời xanh
Tác giả: Cục môi trường
Năm: 1998
8. Đoàn Thị Thu Hà (2004), Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch sinh thái VQG Ba Bể, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKH Tự nhiên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch sinh thái VQG Ba Bể
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà
Năm: 2004
9. Vương Thị Phương Hạnh (2006), Phát triển du lịch sinh thái ở tại Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái ở tại Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
Tác giả: Vương Thị Phương Hạnh
Năm: 2006
10. Nguyễn Thị Hải (2004), “Phát triển du lịch sinh thái ở Tả Phìn, Sa Pa theo tiếp cận cộng đồng”, Báo cáo khoa học. Tập các công trình khoa học Chào mừng đại hội đại biểu toàn quốc hôị địa lý Việt Nam lần thứ IV, tr.127-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái ở Tả Phìn, Sa Pa theo tiếp cận cộng đồng”, "Báo cáo khoa học. Tập các công trình khoa học Chào mừng đại hội đại biểu toàn quốc hôị địa lý Việt Nam lần thứ IV
Tác giả: Nguyễn Thị Hải
Năm: 2004
11. Nguyễn Thị Hải, Trần Đức Thanh (2002), “Hệ thống lãnh thổ du lịch trong qui hoạch du lịch”, Tạp chí Địa lý nhân văn, TT KHXH&NVQG, số 3/2002, tr. 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống lãnh thổ du lịch trong qui hoạch du lịch”, "Tạp chí Địa lý nhân văn
Tác giả: Nguyễn Thị Hải, Trần Đức Thanh
Năm: 2002
12. Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
14. Hoàng Hồng Huệ (2004), Định hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHKHTN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã
Tác giả: Hoàng Hồng Huệ
Năm: 2004
15. Chu Thành Huy (2008), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, ĐHKHTN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Chu Thành Huy
Năm: 2008
16. Đặng Văn Huỳnh (1998), “Vai trò đa dạng sinh học trong phát triển DLST ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (UNION), Hà Nội. tr. 89 - 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò đa dạng sinh học trong phát triển DLST ở Việt Nam. "Tuyển tập báo cáo Hội thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Văn Huỳnh
Năm: 1998
17. Đinh Trung Kiên (1996), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về du lịch Việt Nam
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
19. Lê Văn Lanh (1998), “DLST và quản lý môi trường du lịch ở các VQG Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội thảo về DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát Sách, tạp chí
Tiêu đề: DLST và quản lý môi trường du lịch ở các VQG Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội thảo về DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”
Tác giả: Lê Văn Lanh
Năm: 1998
20. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tự nhiên Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
21. Nguyễn Văn Lê (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 1997
23. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học địa lí - địa chất, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch
Tác giả: Đặng Duy Lợi
Năm: 1992
25. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc. NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc
Tác giả: Hoàng Lương
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
26. Phạm Trung Lương và nnk (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề lí luận thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái - Những vấn đề lí luận thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương và nnk
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w