ĐBB tuy có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, năng suất cao nhưng lại rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nên trong nhiều trường việc hợp sử dụng tài nguyên không hợp lý, hoạt động phát
Trang 13
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Bộ KHCN&MT Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
D-P-S-I-R Động lực - Sức ép môi trường - Hiện trạng môi trường - Tác
động môi trường – Đáp ứng
EVI Chỉ số dễ bị tổn thương môi trường của Hội đồng khoa học
địa lý ứng dụng thuộc các nước nam Thái Bình Dương
NOAA Cục Hải văn và Khí tượng quốc gia (Mỹ)
OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
QH&QLMT ĐBB Quy hoạch và quản lý môi trường đới bờ biển
QLMTĐBB Quản lý môi trường đới bờ biển
QLTHĐBB Quản lý tổng hợp đới bờ biển
SOPEC Hội đồng khoa học địa lý ứng dụng thuộc các nước nam Thái
Bình Dương
UNEP Chương trình môi trường Liên hiệp quốc
VAM Dự án phân tích và lập bản đồ dễ bị tổn thương môi trường
của Tổ chức thực phẩm thế giới
Trang 2MỤC LỤC
Ch-ơng 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu và ph-ơng pháp nghiên cứu 18
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu quy hoạch và quản lý môi tr-ờng
1.1.1 Tổng quan về quy hoạch và quản lý môi tr-ờng đới bờ biển
1.2.4 Cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quy hoạch và
Trang 32.3 Một số dạng tai biến trong vùng Hải Phòng và phụ cận 72
2.3.3 Tai biến tr-ợt nứt đất, lở đất và động đất 76
2.4 Hiện trạng và xung đột sử dụng đất ở Hải Phòng 81
2.4.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất ở Hải Phòng 81
2.5 Thể chế quản lý tài nguyên và môi tr-ờng ở Hải Phòng 85
2.5.1 Hệ thống các quy định luật pháp và chính sách liên quan đến quy hoạch và quản lý môi tr-ờng vùng Hải Phòng và phụ cận 85 2.5.2 Hệ thống quản lý hành chính và môi tr-ờng liên quan đến quy hoạch
Trang 43.2.3 Phân bố theo không gian mức độ nhạy cảm môi tr-ờng do
3.2.4 So sánh nhạy cảm môi tr-ờng do sự cố tràn dầu vùng Hải Phòng
3.2.5 Dự báo sự cố tràn dầu trong vùng Hải Phòng và phụ cận 111
3.3 Đánh giá mức độ dễ bị tổn th-ơng vùng Hải Phòng và phụ cận 116
3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá mức độ dễ bị tổn th-ơng vùng Hải Phòng và
3.3.2 Quy trình xây dựng bản đồ mức độ dễ bị tổn th-ơng trong HTTĐL 123 3.3.3 Phân bố theo không gian mức độ dễ bị tổn th-ơng do tai biến
3.3.4 So sánh nghiên cứu tính dễ bị tổn th-ơng vùng Hải Phòng và
Trang 54.3 Đề xuất các giải pháp tăng c-ờng năng lực luật pháp và quản lý hành chính cho quy hoạch và quản lý môi tr-ờng
4.3.1 Đề xuất giải pháp tăng c-ờng năng lực luật pháp cho quy hoạch
và quản lý môi tr-ờng vùng Hải Phòng và phụ cận 165 4.3.2 Đề xuất các biện pháp hợp tác liên ngành và giảm bớt xung đột
Trang 6Kết luận 168
Danh mục công trình khoa học của tác giả
Phụ lục 1 Các quy định pháp luật liên quan đến quy hoạch và
Phụ lục 2 Các lớp dữ liệu gốc trong cơ sở dữ liệu 205
Trang 79
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản lý vùng cửa sông ven biển Frase 24 Hình 1.2 Quy trình chung cho chương trình QLTHĐBB 24 Hình 1.3 Mối quan hệ giữa chu trình QLTHĐBB và nội dung thông tin
Hình 1.5 Khung nghiên cứu QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận 34 Hình 1.6 Mô hình nhân quả của Turner R K áp dụng cho
Hình 1.7 Hệ thống phân bậc của dữ liệu và thông tin trong quản lý ĐBB 41
Hình 1.9 Mô hình thông tin QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận 47 Hình 1.10 Quy trình và phương pháp thiết kế vật lý CSDL 48 Hình 1.11 Quá trình đánh giá trong phân tích đa chỉ tiêu không gian 51 Hình 1.12 Một ví dụ về quy trình đánh giá đa chỉ tiêu trong không gian
Hình 3.2 Quy trình xây dựng bản đồ thành phần của
bản đồ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu trong HTTĐL 106 Hình 3.3 Bản đồ mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu
Hình 3.4 Quy trình đánh giá tai biến tràn dầu
Trang 8Hình 3.5 Bản đồ sự cố tràn dầu trong vùng Hải Phòng và phụ cận 115 Hình 3.6 Quy trình đánh giá mức độ dễ bị tổn thương
Hình 3.7 Quy trình đánh giá mức độ tai biến vùng Hải Phòng và phụ cận
Hình 3.8 Quy trình đánh giá mức độ thiệt hại tài nguyên và môi trường
do tai biến trong vùng Hải Phòng và phụ cận bằng HTTĐL 125 Hình 3.9 Quy trình đánh giá khả năng ứng phó với tai biến của
con người và tự nhiên trong vùng Hải Phòng và phụ cận bằng HTTĐL 125 Hình 3.10 Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương vùng Hải Phòng và phụ cận 127 Hình 4.1 Quy trình đánh giá mức độ sử dụng thích hợp không gian
Hình 4.2 Quy trình đánh giá mức độ sử dụng thích hợp không gian
vùng Hải Phòng và phụ cận đối với các hoạt động sản xuất bằng HTTĐL 140 Hình 4.3 Quy trình đánh giá mức độ sử dụng thích hợp không gian
vùng Hải Phòng và phụ cận đối với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ
Hình 4.4 Quy trình đánh giá mức độ sử dụng thích hợp không gian cho
các hoạt động bảo tồn hoặc bảo vệ môi trường đặc biệt bằng HTTĐL 142 Hình 4.5 Bản đồ sử dụng thích hợp không gian vùng Hải Phòng 145 Hình 4.6 Quy trình quy hoạch quản lý môi trường
Trang 911
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số cách định nghĩa đới bờ biển theo mục đích sử dụng 31 Bảng 1.2 Một số ví dụ về xác định ranh giới cố định của đới bờ biển 31 Bảng 1.3: Tư liệu gốc được thu thập phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu 45 Bảng 1.4 Mô tả giá trị mức độ quan trọng giữa các thông số trong
ma trận so sánh cặp được phát triển bởi Saaty L Thomas 52 Bảng 1.5 Chỉ số RI cho các bậc ma trận n = 1, 2 , 15 53 Bảng 1.6 Nội dung CSDL QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận 57 Bảng 2.1 Tần xuất hướng gió và tốc độ gió trung bình tại
Bảng 2.3 Đặc điểm, tính chất của một số sông lớn thuộc
Bảng 2.4 Tổng kết mực nước triều tại trạm đo Hòn Dấu (từ 1956-1985) 64 Bảng 2.5 Số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam (từ 1891-2000) 74 Bảng 2.6 Đặc điểm xói lở ở một số khu vực thuộc Hải Phòng 75 Bảng 2.7 Thanh tra thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở Hải Phòng
Bảng 2.8 Hệ sinh thái và hình thức sử dụng đất trong
Bảng 3.1 Chỉ tiêu đánh giá mức độ nhậy cảm môi trường
Bảng 3.2 Các khu vực đặc biệt chịu tổn thương cao khi
Bảng 3.3 Đặc điểm và phân bố mức độ nhạy cảm môi trường
do sự cố tràn dầu vùng Hải Phòng và phụ cận theo 10 cấp 109 Bảng 3.4 Chỉ tiêu xác định tai biến tràn dầu trong
Trang 10Bảng 3.5 Chỉ tiêu đánh giá một số dạng tai biến trong
Bảng 3.6 Chỉ tiêu đánh giá mật độ đối tƣợng chịu tai biến 121 Bảng 3.7 Chỉ tiêu đánh giá khả năng ứng phó đối với tai biến 123 Bảng 4.1 Chỉ tiêu đánh giá điều kiện thích hợp cho các hoạt động
Trang 1113
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với sự giàu có và đa dạng về tài nguyên cùng giao thông thuận lợi, đới bờ biển (ĐBB) đã được con người khai phá từ lâu đời, trở thành nơi tập trung dân cư đông đúc nhất Ngày nay, ước tính một nửa dân số trên thế giới sống ở các đới bờ biển và xu thế di cư từ khu vực lục địa ra dải ven biển không ngừng gia tăng Đi cùng với sự phát triển kinh tế là sự tranh chấp sử dụng tài nguyên ven biển ĐBB tuy có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, năng suất cao nhưng lại rất nhạy cảm
và dễ bị tổn thương, nên trong nhiều trường việc hợp sử dụng tài nguyên không hợp
lý, hoạt động phát triển không thích hợp đã làm môi trường ô nhiễm trầm trọng, tài nguyên (đặc biệt là thủy, hải sản) bị suy giảm mạnh thậm chí không thể phục hồi, chẳng hạn làm biến mất các khu rừng ngập mặn, phá huỷ rạn san hô và ô nhiễm các bãi biển v.v khiến cho nhiều biện pháp quản lý không còn hữu hiệu Chính trong bối cảnh đó quản lý tổng hợp đới bờ biển (QLTHĐBB) đã ra đời, thống nhất tất cả các hợp phần quản lý ven biển, gồm cả quy hoạch và quản lý môi trường (QH&QLMT), hướng tới việc quản lý sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ĐBB
Hải Phòng là thành phố ven biển của Việt Nam, là cửa ngõ thương mại quốc
tế của cả miền Bắc, một đỉnh của tam giác tăng trưởng phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, là nơi tập trung gần 2 triệu dân Hải Phòng có nguồn tài nguyên sinh vật giầu có và đa dạng (hơn 2000 loài sinh vật biển trong đó có nhiều loài và quần thể loài có giá trị về kinh tế và môi trường), có đảo Cát Bà là khu bảo tồn sinh quyển của thế giới
Tuy nhiên, sức ép của sự phát triển kinh tế – xã hội lên môi trường do mật độ hoạt động kinh tế, sự gia tăng dân số cơ học không ngừng tăng lên Xung đột sử dụng không gian phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tự nhiên cũng ngày càng gia tăng, rừng ngập mặn bị giảm do phát triển công nghiệp và nuôi trồng hải sản, tính
Trang 12đa dạng sinh học của các đảo ven biển đang bị đe doạ bởi nông nghiệp, du lịch và cảng v.v Đi cùng với các vấn đề trên là quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành có nhiều khiếm khuyết, không điều hoà được các mâu thuẫn sử dụng không gian và tài nguyên Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường trong các bản quy hoạch còn giới hạn, sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng so với công nghiệp hoá và phát triển du lịch còn mất cân đối Cộng thêm sự tàn phá của thiên tai, đã khiến cho hệ thống quản lý môi trường không còn đủ năng lực, công tác QH&QLMT vùng Hải Phòng
và phụ cận thiếu cơ sở khoa học đáng tin cậy đã làm cho môi trường, tài nguyên vùng nghiên cứu ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng
Đứng trước tình hình đó Hải Phòng cần có giải pháp quản lý phát triển và môi trường hữu hiệu hơn, đó là QLTHĐBV Biện pháp này đã được nhiều nước ven biển trên thế giới áp dụng và có nhiều hiệu quả Trong bối cảnh này việc tiến hành
đề tài “Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận” theo quan điểm QLTHĐBB phù hợp với điều kiện Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung là cần thiết, có nhiều ý nghĩa cả về thực tiễn và lý luận đối với Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực liên quan
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập một số cơ sở khoa học cho QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận theo quan điểm QLTHĐBB
Đề xuất phương hướng quy hoạch không gian quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu áp dụng QH&QLMT ĐBB theo quan điểm QLTHĐBB cho Hải Phòng và phụ cận có cơ sở khoa học bao gồm nhiều nội dung và liên quan đến nhiều vấn đề, tuy nhiên trong luận án chỉ tập trung vào một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Trang 1315
Tổng quan về tình hình nghiên cứu QH&QLMT ĐBB (trên thế giới và ở Việt Nam), điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thể chế quản lý tài nguyên và môi trường ở Hải Phòng và phụ cận
Nghiên cứu, thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) HTTĐL mô tả động lực (động lực phát triển kinh tế- xã hội, động lực tự nhiên) -sức ép lên môi trường - hiện trạng môi trường – tác động môi trường – đáp ứng (D - P - S - I - R) phục
vụ cho QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận
Nghiên cứu đánh giá mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu và mức độ
Cơ sở khoa học cho quy hoạch và quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận là quy luật phân dị theo không gian và biến đổi theo thời gian điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, tai biến và kinh tế – xã hội Tuy nhiên, trong luận án này tập trung vào nghiên cứu sự biến đổi mức độ nhạy cảm do sự cố tràn dầu và mức độ dễ bị tổn thương đới ven bờ làm cơ sở cho việc quy hoạch và quản lý môi trường
5 Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1
Cơ sở khoa học để quy hoạch và quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận là các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, kinh tế – xã hội, tai biến, trong đó sự phân dị theo không gian mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu
và mức độ dễ bị tổn thương ĐBB là một trong những cơ sở khoa học quan trọng đối với QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận
Trang 14- Mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu có xu hướng tăng từ ngoài biển đến hệ thống đê bao, vào đất liền qua các cửa sông ven biển, riêng đối với huyện đảo Cát Hải mức độ nhạy cảm cao tập trung ở khu vực tây bắc và đông nam, phụ thuộc nhiều vào khả năng lưu giữ và đào thải dầu của các yếu tố môi trường và các đối tượng ven biển
- Trong khi đó, mức độ dễ bị tổn thương vùng Hải Phòng và phụ cận cao tập trung dọc theo vùng Sông Cấm xuống vùng biển sát huyện Tiên Lãng, từ đó giảm
về hai phía (biển và đất liền), riêng đối với huyện đảo Cát Hải mức độ dễ bị tổn thương cao tập trung ở hai khu vực tây bắc và đông nam, phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bố mật độ của các đối tượng chịu thiệt hại do tai biến và khả năng ứng phó với tai biến của các địa phương ven biển
Luận điểm 2
Trên cơ sở nghiên cứu mức độ nhạy cảm và dễ bị tổn thương ĐBB cho QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận đã xác định được 18 loại hình sử dụng không gian thích hợp, 29 dạng quản lý môi trường có mức độ từ rất cao đến rất thấp Sự tập trung các dạng quản lý môi trường theo khu vực và theo các nhóm xã là
cơ sở để phân chia thành 27 nhóm quản lý môi trường, liên kết thuận lợi với hệ thống quản lý hành chính
6 Điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên áp dụng đánh giá tổng hợp tính dễ bị tổn thương ĐBB và nhạy cảm môi trường do tràn dầu để QH&QLMT Hải Phòng và phụ cận
- Lần đầu tiên xây dựng CSDL HTTĐL dựa trên mô hình: D - P - S - I - R phục vụ QH&QLMT ĐBB ở Việt Nam
- Phát hiện quy luật phân bố mức độ nhạy cảm do sự cố tràn dầu và mức độ dễ
bị tổn thương vùng Hải Phòng và phụ cận
Trang 1517
- Đề xuất sử dụng thích hợp không gian và quy hoạch không gian quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận trên cơ sở nghiên cứu mô hình DPSIR, mức độ NCMT SCTD và mức độ DBTT
7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- CSDL HTTĐL cung cấp thông tin cho người ra quyết định hiểu rõ mối tác động qua lại giữa các hệ thống D – P – S – I – R trong vùng Hải Phòng và phụ cận,
từ đó đưa ra các giải pháp quản lý thích hợp
- Đặc điểm phân bố mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu và dễ bị tổn thương ĐBB có tính quy luật là cơ sở cho định hướng kế hoạch bảo vệ các đối tượng ven biển trước sự số tràn dầu và các tai biến khác
- Mô hình sử dụng thích hợp không gian vùng Hải Phòng và phụ cận có thể hỗ trợ cho định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất
và mặt nước bền vững trong khu vực
- Quy hoạch không gian quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận được lồng ghép với các đơn vị quản lý hành chính góp phần nâng cao năng lực của hệ thống quản lý hành chính trong quản lý môi trường trong khu vực
Hải Phòng và phụ cận (35 trang) Chương 3: Nghiên cứu đánh giá mức độ nhạy cảm môi trường và mức độ dễ
bị tổn thương vùng Hải Phòng và phụ cận (31 trang)
Trang 16Chương 4: Đề xuất phương hướng quy hoạch và quản lý môi trường vùng
Hải Phòng và phụ cận (36 trang) Kết luận (2 trang)
Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo (1 trang)
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang)
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỚI BỜ BIỂN
1.1.1 Tổng quan về quy hoạch và quản lý môi trường đới bờ biển trên thế giới
Trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm, các phương thức khai thác ĐBB
thay đổi, dẫn đến biện pháp quản lý tài nguyên và môi trường ĐBB cũng thay đổi
theo
Ở các nền văn minh cổ đại con người đã biết xây dựng cầu cảng vàđập đê
ngăn nước biển, thiết lập các hệ thống quản lý đối với nghề cá, sử dụng đồng bằng
phì nhiêu ven biển để phát triển nông nghiệp, buôn bán trao đổi hàng hoá thông qua
hải cảng v.v Các hoạt động đó là một hình thức quy hoạch tài nguyên không chính
thức (tự phát) được thực hiện bởi sựđồng lòng nhất trí của một cộng đồng hay bởi ý
chí của một số nhà lãnh đạo, người quyết định (khai thác các nguồn tài nguyên khi
nào, ở đâu, như thế nào và bao nhiêu) Nguồn tài nguyên (lúc bấy giờ) rất phong
phú nhưng chỉ mới được khai thác một cách manh mún do sự hạn chế của công
nghệ và với mục đích khai thác đểtự cung, tự cấp chưa phải để cung cấp cho các
Trang 1719
Cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Châu Âu vào giữa thế kỷ XIX, với sự xuất hiệu của máy móc và đội ngũ công nhân, môi trường ven biển cũng bị thay đổi mạnh hơn, ngoài việc xây dựng các đập ngăn trên các con sông lớn
và làm thay đổi hướng của dòng chảy, các vùng đất ngập nước ven biển rộng lớn bị thay đổi trở thành các khu đô thị hoặc đất sản xuất nông nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi quan niệm của cộng đồng về tài nguyên Quan niệm về tài nguyên thiên nhiên được mở rộng cho tất cả các yếu tố và các đối tượng có thể nhìn thấy được trong thiên nhiên Việc quản lý và quy hoạch, lúc bây giờ phải tập trung vào giải quyết quan hệ cung – cầu
- Trong giai đoạn này, các nhà quy hoạch đóng vai trò trực tiếp và tích cực trong việc mở rộng các đô thị đến các vùng ven biển, biến ĐBB trở thành các khu
định cư, khu công nghiệp, cũng như khu vực vui chơi giải trí Các ngành kinh tế, nhu cầu của xã hội, nhận thức của cộng đồng lúc bấy giờ chưa quan tâm tới các vấn
đề về môi trường Mục tiêu cơ bản lúc này của nền kinh tế là làm sao thu được lợi nhuận cao nhất
Khi nền công nghiệp đã đủ mạnh thì cơ chế thị trường bắt đầu chi phối sự phân phối tài nguyên, nguồn tài nguyên đến lúc này một mặt đã được thừa nhận là
có giới hạn, nhưng mặt khác việc sử dụng nó lại cho ra nhiều lợi nhuận Cho nên, con người đã biết thận trọng hơn, cố gắng can thiệp vào môi trường ĐBB để bảo vệ
các đặc điểm tự nhiên hoặc tính toàn vẹn sinh thái của tự nhiên Quản lý sinh thái ven biển được đánh dấu bằng việc thành lập các công viên biển ở Châu Âu vào năm 1930 [102] Theo Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) hiện có khoảng
4500 khu vực được công nhận bảo vệ trên toàn thế giới, trong đó có 850 khu vực thuộc các ĐBB và vùng biển [61]
- Từ thập kỷ 40 đến 60 của thế kỷ XX, yếu tố bảo vệ môi trường được đưa vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế, để đề xuất các kế hoạch cải thiện tình trạng
lộn xộn của xã hội, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường [120] Đó có thể coi là tiền thân của quy hoạch môi trường (QHMT) Chẳng hạn ở Australia (1941) [64],
Trang 18Mỹ (1945) [83], ở các nước Châu Á như Philipin, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia xem xét đến các yếu tố tài nguyên và môi trường trong các dự án phát triển thì muộn hơn, đến tận những năm 80 [46]
Cho đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX, xuất hiện các hình thức trừng phạt, cùng với khái niệm quản lý đới bờ biển (QLĐBB) đã thúc đẩy sự ra đời của Bộ luật quản
lý đới bờ biển của Mỹ vào năm 1972 [107] Cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, khái niệm QLĐBB đã được sử dụng chính thức, nhiều chính phủ có chương trình quản lý môi trường, tài nguyên, quản lý ô nhiễm, quản lý thiên tai, duy trì đa dạng sinh thái, đánh giá môi trường, bảo vệ vùng đất ngập nước v.v Các chương trình đó được thực hiện ở các cơ quan khác nhau và ít có, thậm chí là không có mối quan hệ với nhau Chính vì thế các vấn đề môi trường không được giải quyết hiệu quả Bắt đầu vào giữa thập kỷ 80, những bất cập do sử dụng cách tiếp cận nhân tố đơn lẻ (đơn ngành) trong nỗ lực QLĐBB đã được nhận ra và khái niệm Quản lý tổng hợp ĐBB (QLTHĐBB) bắt đầu xuất hiện hướng tới việc quản lý một cách tổng hợp ĐBB [79]
Nhận thức rõ ràng hơn về sự suy thoái môi trường do sự gia tăng dân số nhanh chóng và khái niệm phát triển bền vững xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 Cơ sở của p Phát triển bền vững là “sự phát triển làm thoả mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai, làm thoả
mãn và các nhu cầu của tương lai” [120] Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chi phối chính trong các chương trình QLĐBB
- Trong giai đoạn này QHMT đã có những bước tiến mới, một số nước đã thực hiện các đạo luật và quy định về quy hoạch môi trường, như ở Hồng Kông “Hướng dẫn quy hoạch môi trường” có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các dạng sử dụng đất thích hợp cho các quy hoạch phát triển [64, 65] Tại Úc, đạo luật QHMT và đánh giá tác động môi trường đã được ban hành năm 1997 [49]
Thập kỷ 90 của thế kỷ XX có nhiều mốc đánh dấu cho sự phát triển về quan
Trang 1921
đối với QLTHĐBB bằng việc nhất trí cao bản dự thảo của chính phủ Mỹ về môi trường và phát triển trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, năm 1992 Một dự thảo khung về hướng dẫn QLTHĐBB đã được Hội nghị đề xuất nhằm làm giảm thiểu các tranh chấp và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ĐBB Các hướng dẫn về QLTHĐBB được mở rộng và cập nhật năm 1993 tại Hội thảo ĐBB, tổ chức ở Noordwijk, Hà Lan Trong chương trình hành động Agenda 21 (chương 17) tất cả các quốc gia đã nhất trí thông qua vai trò của QLTHĐBB Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu ủng hộ QLTHĐBB
và yêu cần sớm được đưa vào áp dụng nhằm giải quyết các tác động tiềm tàng do sự biến đổi khí hậu gây ra cho ĐBB
QLTHĐBB là một chương trình của chính phủ bao gồm các cơ sở về luật pháp
và một hệ thống các cơ quan thực hiện để đảm bảo rằng các kế hoạch phát triển và quản lý đối với ĐBB được liên kết với các mục đích môi trường (cả vấn đề về môi trường xã hội) và có ảnh hưởng đến các thành viên có liên quan [66, 79, 80, 103,
114] “Thực chất QLTHĐBB là quá trình quy hoạch và quản lý nhằm mục đích cân
bằng các hoạt động của con người, cũng như nhu cầu về sử dụng không gian và tài nguyên ven biển với việc bảo vệ tính dễ bị tổn thương của các hệ thống ven biển, duy trì các chức năng và dịch vụ của chúng” [104] Điểm quan trọng nhất để sử dụng và phát triển bền vững ĐBB là thống nhất chiến lược phát triển, quy hoạch kinh tế-xã hội, quản lý hoạt động phát triển, quản lý môi trường và phối hợp đồng
bộ các tổ chức và cá nhân có liên quan đến ĐBB [62, 107]
Nguyên tắc của các chương trình QLTHĐBB gồm có phòng ngừa, người gây ô
nhiễm phải có trách nhiệm, tính toán sự thích hợp của tài nguyên, trách nhiệm ở cả ngoài ranh giới và công bằng giữa các thế hệ [79, 114]
Mục đích của QLTHĐBB là làm gia tăng lợi nhuận nhờ vào sử dụng hợp lý
ĐBB, giảm thiểu thấp nhất các tranh chấp và các hoạt động chồng chéo lên nhau trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường để đạt tới sử dụng bền vững ĐBB của một quốc gia [114]
Trang 20Từ sau đó nhiều tổ chức và tác giả trên thế giới đã đề cập đến biện pháp QLTHĐBB, nhiều quốc gia ven biển đã có các chương trình phù hợp theo đặc điểm của mỗi vùng Chẳng hạn, “Chương trình trình diễn về QLTHĐBB” (Demonstration programme on Integrated coastal zone management) của các nước Châu Âu, do Uỷ ban Châu Âu điều hành Chương trình có 35 dự án, các nghiên cứu chuyên đề của các dự án tập trung vào vấn đề luật pháp và quy định; sự tham gia của các bên có liên quan; công nghệ; hợp tác giữa các ngành và các khu vực, trong
đó quan trọng nhất là hợp tác giữa quy hoạch và quản lý; vai trò của chính sách Cộng đồng Châu Âu; và vấn đề thông tin, dữ liệu [66] Hiện nay, cách tiếp cận QLTHĐBB không chỉ sử dụng ở các nước phát triển, mà nhiều nước đang phát triển cũng áp dụng như là một giải pháp có hiệu quả để thực hiện quản lý phát triển và bảo vệ môi trường Chẳng hạn chương trình QLTHĐBB của Kenya, Malaysia, Cuba, India, Indonesia, Philippin v.v để giải quyết các vấn đề về suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm do hoạt động của con người, xung đột sử dụng đất, quản lý rủi ro trước các tai biến, bảo tồn tự nhiên và di tích lịch sử đang bị đe dọa v.v [86, 93, 103]
- QHMT trong giai đoạn này được xác định có nhiệm vụ "bảo vệ chất lượng môi trường, bảo vệ và bảo tồn tự nhiên" [48] Ở nhiều nước QHMT đã là một thành
phần trong chương trình quản lý ven biển, chẳng hạn, chương trình QHMT ven biển
ở Úc [63] hay ở Châu Âu nó được thống nhất cùng với các quy hoạch và các kế
hoạch quản lý khá trong các chương trình QLTHĐBB, là một thành phần quan
trọng của quy hoạch không gian [104], chỉ thị tính nhạy cảm và tính dễ bị tổn
thương môi trường đã được phát biểu “là các cơ sở quan trọng cho QHMT” [69] Nhìn chung, nhiệm vụ của QH&QLMT trong các chương trình QLTHĐBB
tập trung vào sử dụng bền vữngnguồn tài nguyên, bảo vệ tính đa dạng sinh thái
chống đỡ với các thảm hoạ tự nhiên, kiểm soát ô nhiễm Hệ thống quản lý QH&QLMT phải hợp tác với hệ thống luật pháp, quản lý hành chính, hệ thống quy hoạch và quản lý phát triển kinh tế v.v nhằm giải quyết sự cạnh tranh và xung đột
Trang 2123
lý phải cập nhật công nghệ mới trong lĩnh vực thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin
QLMT phải cụ thểđối với từng ngành,từng vùng, từng hệ sinh thái Ranh giới quản
lý của QH&QLMTphải gắn liền hoạt động quản lý trên đất liền với vùng biển
- Duy trì các hệ sinh thái gập nguy hiểm và dễ bị tổn thương
- Bảo vệ môi trường sống và con người trước các thảm hoạ tự nhiên và tai
nạn từ các hoạt động của con người
- Cố gắng hợp tác liên ngành, liên quốc gia để khuyến khích sự phát triển
bền vững bảo vệ các nguồn tài nguyên ven biển vàđại dương
- Trợ giúp hướng dẫn các quy hoạch phát triển ven biển để giảm bớt sơ xuất
- Tạo ra vàđề xuất sự phát triển bền vững ĐBB
- Cân bằng giữa áp lực phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
- Nâng cao hiểu biết cộng đồng
Cơ cấu tổ chức của ban quản lý chương trình QLTHĐBB thông thường gồm
có đại diện của chính phủ, đại diện của các bộ liên quan đến tài nguyên, môi trường
và phát triển kinh tế xã hội ĐBB, chẳng hạn cơ cấu Ban quản lý chương trình của
Cộng đồng Châu Âu [72] Ban quản lý vùng cửa sông ven biển Fraser (hình 1.1) [94] Hội đồng quản lý chương trình ở Vịnh Chesapeake, Cơ cấu các cơ quan quản
lý ĐBB Kenya [93], vùng Vịnh Kastela [94] Ban quản lý có nhiệm vụ tổ chức chương trình QLTHĐBB, bao gồm việc hoàn thiện thành lập ban quản lý(gồm cả
Trang 22Hình 1.2 Quy trình chung cho chương trình QLTHĐBB [66]
Trong các giai đoạn khác nhau của chu trình QLTHĐBB cần đến các thông tin, dữ liệu khác nhau về nội dung và mức độ chi tiết về các vấn đề tự nhiên, kinh tế
Phân tích vấn
đề và đưa ra giải pháp giảm thiểu xung đột
Hiện trạng, biến đổi và
xu thế phát triển kinh tế – xã hội, môi trường, gồm cả các vấn đề về
- Nhận diện các vấn
đề môi trường
- Thuyết phục chính
phủ và những người
Trang 23đề môi trường (kể cả luật pháp);
Giai đoạn thực thi và quan trắc sau dự án cần thu thập các thông tin sự cố ngoài kế hoạch, kế hoạch khắc phục và phản ứng của môi trường và cộng đồng đối với chương trình, thông tin phản hồi cho người lập kế hoạch để điều chỉnh
1.1.2 Tổng quan về quy hoạch và quản lý môi trường đới bờ biển Việt Nam
Hoạt động bảo vệ môi trường ven biển ở Việt Nam xuất hiện từ những năm của thập kỷ 80 thế kỷ XX [36], đáng kể là Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
Trang 24(1985), Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững (1991) và Kế hoạch hành động Lâm nghiệp nhiệt đới (1991) [135], tuy nhiên khi Luật Môi trường bắt đầu có hiệu lực (ngày 10/1/1994), hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta mới được tăng cường Ở cấp quốc tế, chính phủ Việt Nam đã ký cam kết thực hiện nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường [132], thiết lập các khu vực bảo tồn thiên nhiên ven biển [96] và triển khai hàng loạt các dự án hợp tác với nước ngoài Ở cấp quốc gia, xây dựng và thực hiện nhiều đề tài về quản lý môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ven biển Các dự án và đề tài đã được triển khai
có thể chia ra 2 nhóm: nhóm dự án liên quan đến QLTHĐBB và nhóm dự án QLTHĐBB
Nhóm dự án quản lý môi trường liên quan đến QLTHĐBB có rất nhiều, chẳng
hạn, dự án quan trắc môi trường biển được bắt đầu từ 1995 [76]; dự án về bảo vệ và quản lý cá ngựa (1995 -1997) [149]; dự án xây dựng năng lực quản lý môi trường,
đa dạng sinh học, chăm sóc sức khoẻ cho cá trong các khu nuôi trồng hải sản và quản lý ven biển [116]; dự án quan trắc sự phân bố đất ngập triều và sự thay đổi của
nó ở ĐBB Bắc Việt Nam (1996 - 1998); Đề án KHCN.5A nghiên cứu dự báo chống xói lở bảo vệ bờ biển (1996-2000); dự án của Cộng đồng Châu Âu về khảo sát và khôi phục cỏ biển (1999 - 2000) [76]; bảo tồn biển chẳng hạn dự án bảo tồn hệ sinh thái san hô của các nước Nam Á và Thái Bình Dương (2001) do Khối liên minh quốc gia bảo tồn biển tài trợ; dự án bảo tồn vườn quốc gia biển Côn Đảo (2000) do Quỹ bảo tồn thiên nhiên tài trợ; dự án quan trắc rùa biển (1999) do NOAA tài trợ [60]; dự án đánh giá tác động ô nhiễm giữa đất liền và các hệ sinh thái ven biển phía bắc Việt Nam (2000 -2001); dự án đánh giá và quy hoạch đa dạng sinh học biển vùng Vịnh Hạ Long (2000 - 2001); dự án khảo sát đa dạng sinh học biển vùng biển
Hạ Long - Cát Bà (2001 - 2002); dự án đánh giá chi phí môi trường cho các đầm nuôi tôm; dự án quản lý môi trường các phá ven biển trung bộ (2001 - 2004) [76] Hoạt động quản lý môi trường của nhóm này rất đa dạng, liên quan đến nhiều vấn đề về quan trắc các yếu tố môi trường, biến động môi trường, đánh giá tác động
Trang 2527
- Theo một số nhà nghiên cứu của Việt Nam “QHMT là quá trình sử dụng có
hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững” [36] QHMT có nhiệm vụ “xây dựng các chính sách và biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” [36,37] Nội dung của QHMT “bao hàm việc tổ chức quản lý môi trường theo không gian lãnh thổ – nghĩa là phải phân vùng chức năng về mặt môi trường v.v một trong các nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường phải dựa trên mức độ phù hợp của đất đai đối với các hoạt động phát triển, sự phù hợp của các đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường trong khu vực [46] Trong thực tế, QHMT thường nằm trong các kế hoạch môi trường quốc gia, báo cáo hiện trạng môi trường, trong các quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và có một số QHMT vùng (Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung) [83] Vị trí của QHMT chỉ đi sau hoặc
là mục nhỏ bảo vệ môi trường của các quy hoạch phát triển Hiện nay QHMT đang được cân nhắc nên tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hay
đi trước tạo tiền đề cho quy hoạch phát triển
Nhóm dự án QLTHĐBB ở Việt Nam bao gồm một số đề tài, đề án Đề tài trong nước điển hình của Nguyễn Chu Hồi, nghiên cứu sự phát triển của một số
mẫu QLTHĐBB ở Việt Nam (KHCN.06.07 giai đoạn 1996-2000), dự án này quan tâm nhiều đến vấn đề chính sách và thay đổi cơ cấu quản lý với 2 nghiên cứu hình mẫu ở Hạ Long - Cát Bà và Đà Nẵng Dự án đã phát triển phương pháp luận QLTHĐBB ở Việt Nam, phát triển các nguyên lý và chương trình khung QLTHĐBB ở Việt Nam và các thành viên tham gia, đánh giá thông tin cơ bản liên quan tới QLTHĐBB và xác định các vấn đề cần ưu tiên quản lý trong các vùng nghiên cứu Một trong vấn đề cần ưu tiên của khu vực Hạ Long – Cát Bà - Đồ Sơn
là vấn đề nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu, dự án cũng đã xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường cho vấn đề này, cơ sở đánh giá dựa theo ranh giới các hệ sinh
Trang 26thái, tuy nhiên các hệ sinh thái trên cạn không chịu ảnh hưởng của nước biển, ở xa khu vực chứa dầu cũng được đánh giá, điều này có thể không thực tế
- QHMT trong nhóm này được xác định là gắn liền với quy hoạch phát triển [18], phân vùng quy hoạch môi trường dựa trên phân vùng phát triển
Nhóm dự án QLTHĐBB được tài trợ bởi quốc tế gồm có dự án QLTHĐBB
khu vực vịnh Văn Phong (Khánh Hoà) trong khuôn khổ hợp tác giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Austraylia về QLMT ĐBB (1996, 1997) [35], dự
án hỗ trợ cộng đồng sử dụng thích hợp không gian ĐBB; dự án QLTHĐBB hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan (thí điểm tại Đà Nẵng, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu) Các chương trình QLTHĐBB trong nhóm này có nhiệm vụ hỗ trợ chính quyền địa phương áp dụng mô hình quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo biện pháp tổng hợp hướng tới phát triển bền vững Nội dung hoạt động của các dự án phụ thuộc vào đặc điểm của từng khu vực Chẳng hạn, đối với Thừa Thiên Huế có chiến lược giảm thiểu ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thuỷ sinh và đa dạng sinh học, ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt và xói lở bờ biển, hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư v.v [44] Ngoài ra còn một số dự án đào tạo nhân lực như, dự
án xây dựng năng lực QLTHĐBB ở Quảng Ninh (2001) do NOAA tài trợ [60], dự
án xây dựng năng lực về QLTHĐBB cho cán bộ của Viện Hải dương học do Trung tâm phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) kết hợp với Cục Môi trường tổ chức (1996 -2003); dự án hỗ trợ đào tạo QLTHĐBB của Ấn Độ (2000 - 2003); dự án giáo dục và đào tạo QLTHĐBB do AIT - DANIDA tổ chức tại Việt Nam (2001 – 2004) [76]
Các nhà nghiên cứu và quản lý đã xác định QLTHĐBB ở Việt Nam trong giai đoạn này phải là một quá trình động đối với sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường ven biển; tạo ra mối liên hệ qua lại giữa các thành phần, thống nhất các chính sách và phải mềm dẻo để giảm thiểu và giải quyết xung đột giữa các bên sử dụng tài nguyên, quản lý và liên kết các hoạt động phát triển của
Trang 271.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Giới hạn nghiên cứu
Phạm vi không gian
Ranh giới của khu vực ven biển được định xác định là đới chuyển tiếp giữa đất liền và biển, có độ rộng phụ thuộc vào quy mô và cường độ của sự tương tác giữa lục địa và đại dương [52, 80, 102, 107] Ranh giới của ĐBB rất khó xác định một cách rõ ràng vì phụ thuộc vào bản chất của các quá trình tương tác tự nhiên không ổn định và thường xuyên thay đổi, phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều, mùa, khí hậu, thiên tai (bão biển, các trận lũ lụt, sạt lở v.v.), chính sách của chính phủ, quan điểm của từng nước, từng chương trình quản lý ĐBB Cho đến nay, vẫn chưa có một chuẩn chung xác định ranh giới của ĐBB, nhưng có thể phân biệt ra hai nhóm cách xác định ranh giới ĐBB
Cách xác định khoa học: Ranh giới của ĐBB được xác định dựa vào đặc điểm
tự nhiên của ĐBB như đặc điểm địa mạo, động lực vùng biển ĐBB được giới hạn
trong vùng biển, đới bãi và vùng đất sau bãi Vùng biển được mở rộng từ mức nước
triều thấp nhất về phía biển với các hệ sinh thái biển nông như cỏ biển, san hô v.v
Trang 28Đới bãi được mở rộng từ mực nước triều thấp nhất đến mực nước triều cao nhất
Tiếp theo về phía lục địa của đới bãi là vùng đất phía sau bãi, ranh giới phía lục địa của nó phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia Tuy nhiên định nghĩa này chưa hoàn thiện cho mục đích quản lý ĐBB [29]
Các nhà quản lý ở nhiều nước cho rằng hợp lý và tiện hơn cả, ranh giới ĐBB
nên được xác định theo mục đích và nhiệm vụ của các chương trình quản lý (bảng
1.1) Một số cách xác định ranh giới chính được sử dụng trong các chương trình quản lý là: xác định trong một khoảng cố định (bảng 1.2); xác định theo một khoảng cách có thể thay đổi; xác định theo ranh giới hành chính; xác định theo ranh giới của các hệ sinh thái; xác định dựa theo các nguồn tài nguyên cơ bản mà chương trình quản lý quan tâm v.v [52, 102] Bởi vậy, ranh giới ĐBB trong nhiều trường hợp không trùng với ranh giới quốc gia
Ở Việt Nam ĐBB được định nghĩa là một vùng nằm ở nơi đất liền và biển gặp nhau [3] ĐBB Việt Nam được mở rộng ở hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, phần còn lại là một dải đất hẹp Các tiêu chí xác định ranh giới của ĐBB là điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, quản lý xã hội và hành chính pháp luật Ranh giới ĐBB về phía đất liền (theo Cục Môi trường) được lấy theo đường ranh giới của các huyện chịu ảnh hưởng của biển, còn về phía biển (theo Bộ Thuỷ sản) ranh giới ĐBB
ở khu vực Đông Bắc Bộ, Nam Bộ và Vịnh Thái Lan lấy theo đường đẳng sâu 30mét, khu vực Miền Trung được lấy theo đường đẳng sâu 50 mét [41]
Trang 29Đạo luật quản lý
đới bờ biển của
Mỹ
Thuật ngữ đới bờ biển được hiểu là vùng nước ven biển (bao gồm cả phần đất bên trong và bên dưới) và vùng đất ven biển (bao gồm cả phần nước bên trong và bên dưới), ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau và kéo dài dọc theo đường bờ của một số bang, bao gồm cả các đảo, vùng chuyển tiếp và giữa triều, đầm lầy, vùng đất ướt và các bãi biển v.v Đới mở rộng về phía đất liền kể từ đường bờ một khoảng cách đủ để có thể kiểm soát được, việc sử dụng vùng này chịu ảnh hưởng trực tiếp và đáng
kể của vùng nước ven biển
và biển để đáp ứng các mục tiêu quản lý
Bảng 1.2 Một số ví dụ về xác định ranh giới cố định của đới bờ biển [102] Tên nước Ranh giới trên đất liền Ranh giới trên mặt biển
Nước úc (Bang
Nam Wales mới)
1 km tính từ mực nước thấp trung bình
3 hải lý tính từ đường cơ bản ven biển
Brazil 2 km tính từ mực nước cao trung
bình
12 km tính từ mực nước cao trung bình
Costa Rica 200 km tính từ mực nước cao trung
bình
Mực nước thấp trung bình
Trung Quốc 10 km tính từ mực nước cao trung
bình
15 mét đường đẳng sâu
Spain 500 m tính từ nơi cao nhất của bão
hoặc là đường thuỷ triều
12 hải lý Srilanka 300 m tính từ mực nước cao trung
bình
2 km tính từ mực nước thấp trung bình
Trang 30Trong luận án, ranh giới vùng Hải Phòng và phụ cận về phía đất liền lấy theo đường ranh giới của các
huyện có đặc điểm của
biển, như vậy là toàn bộ
các huyện của Hải
liệu có hạn nên về phía
biển ranh giới vùng
nghiên cứu Hải Phòng và
phụ cận không gồm
Quần đảo Long Châu và
Bạch Long Vĩ (hình 1.4)
Hình 1 4 Vùng nghiên cứu Hải Phòng và phụ cận
Giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu:
Cơ sở khoa học của QH&QLMT ĐBB bao gồm nhiều nội dung và liên quan đến nhiều vấn đề, tuy nhiên luận án chỉ tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các tài liệu về QH&QLMT trên thế giới và ở Việt Nam, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thể chế quản lý tài nguyên và môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận để xác định hướng giải quyết các vấn đề QH&QLMT khu vực nghiên cứu So sánh với đặc điểm thế chế QH&QLMT ở Hải Phòng với một số nước khác trên thế giới như các nước Châu Âu, Mỹ, nhằm tìm
Trang 31- Đánh giá nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu và tính dễ bị tổn thương của vùng Hải Phòng và phụ cận
- Đề xuất sử dụng thích hợp không gian và phương hướng quy hoạch quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận
Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản mà luận án cần đạt được để làm cơ sở khoa học cho QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận
1.2.2 Cách tiếp cận
Khung giải quyết QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận
Phát triển bền vững vùng Hải Phòng và phụ cận là mục tiêu của QH&QLMT ĐBB Để đạt được mục tiêu đó, QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận có nhiệm
vụ phải đề xuất các giải pháp cho các vấn đề môi trường trong khu vực, việc này
phụ thuộc vào một cơ sở dữ liệu mô tả được mối tác động quan hệ qua lại giữa động lực kinh tế xã hội , tai biến ven biển và sức ép môi trường tác động lên hiện trạng môi trường, gây ra các biến đổi môi trường, đặc biệt là vấn đề nhạy cảm môi trường
do sự cố tràn dầu, dễ bị tổn thương ĐBB, từ đó đề xuất các đáp ứng để giải quyết các vấn đề môi trường Trong vùng Hải Phòng và phụ cận, các giải pháp cơ bản thường xoay quanh xung đột sử dụng không gian, tài nguyên, ô nhiễm, quản lý tai biến và các hệ sinh thái dễ bị tổn thương
Trên cơ sở thu thập, phân tích, đánh giá mối tác động qua lại giữa các thành phần trong vùng Hải Phòng và phụ cận, để dự báo các tác động môi trường, tổn thương ĐBB và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường, sử dụng thích hợp không
Trang 32gian bằng công nghệ HTTĐL, làm cơ sở cho QH&QLMT, tiến đến mục tiêu phát triển bền vững vùng Hải Phòng và phụ cận (hình 1.5)
Hình 1.5 Khung nghiên cứu QH&QLMT vùng Hải Phòng và phụ cận
Cách tiếp cận
Mô hình nhân – quả của Turner R.K (1998), áp dụng cho vùng Hải Phòng và phụ cận (hình 1.6) mô tả mối tác động qua lại giữa các hệ thống: động lực - sức ép môi trường - hiện trạng môi trường – tác động và biến đổi môi trường – đáp ứng
ĐỘNG LỰC
Trang 3335
Động lực gồm có: động lực kinh tế – xã hội, trong vùng Hải Phòng và phụ cận
gồm có đô thị hoá và phát triển thương mại; phát triển giao thông và hải cảng; du lịch và giải trí; nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp; thâm canh
trong nông nghiệp và mở rộng sử dụng đất Và các quá trình động lực tự nhiên ở
vùng Hải Phòng và phụ cận
Sức ép lên môi trường được hình thành do động lực phát triển kinh tế và động
lực tự nhiên ven biển: như tăng quỹ đất (ra phía biển), nạo vét lòng sông, thải rác và nước thải vào hệ thống nước ven biển gây ra tai biến địa hoá (ô nhiễm tầng nước ngầm, hiện tượng phú dưỡng v.v.), tai biến tràn dầu, thi công cơ giới các công trình trên đường bờ, xây dựng hệ thống đê, kè, đập chắn gây tắc nghẽn dòng nước, dòng thuỷ triều, tai biến do các hoạt động của con người (gồm cả tai biến tràn dầu) v.v các tai biến bão lụt, xói lở, bồi tụ, trượt lở đất và động đất, một số tai biến kết hợp
cả yếu tố động lực tự nhiên và kinh tế - xã hội
Động lực và sức ép môi trường tác động lên hiện trạng vùng Hải Phòng và
phụ cận (như là cảnh quan tự nhiên và nhân sinh, hiện trạng sử dụng đất, các hệ sinh thái ven biển, dân cư và phân bố dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng)
Gây ra các tác động và biến đổi môi trường dưới nhiều hình thức và phạm vi
khác nhau: chất lượng nước mặt, nước ngầm giảm do hiện tượng phú dưỡng, xâm nhập mặn, biến động đường bờ, biến động sử dụng đất, mất môi trường sống của sinh vật và tính đa dạng sinh học, suy thoái và mất đi tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hoá v.v những biến đổi trạng thái môi trường có thể được tính toán bằng các dữ liệu đa thời gian, hay bằng các mô hình (chẳng hạn, đánh giá mức độ nhạy cảm môi trường, mức độ dễ bị tổn thương ĐBB)
Đáp ứng (giải pháp) để giải quyết các vấn đề trong vùng Hải Phòng và phụ
cận liên quan đến chiến lược quản lý, hệ thống các quy định pháp luật, hệ thống quản lý hành chính, kinh tế và môi trường, các sử dụng không gian thích hợp, quy hoạch phát triển, kế hoạch quản lý tài nguyên và môi trường v.v
Trang 34Hình 1.6 Mô hình nhân quả của Turner R K áp dụng cho vùng Hải Phòng và phụ
cận
Tính nhạy cảm và dễ bị tổn thương có thể coi là các đặc trưng của vùng ven biển Hai đặc điểm này là kết quả của sự tích hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường trong khu vực Nên chúng mô tả những nét nổi bật,
Đáp ứng của con người:
Sức ép môi trường:
- Nạo vét lòng sông
- Thải chất thải hệ thống sông biển, tai biến địa hoá
- Thi công cơ giới ở đường
bờ, hệ thống đê, đặp chắn gây tắc nghẽn dòng nước, dòng thuỳ triều
- Tai biến bão lụt, xói lở ven bờ, động đất, nứt đất, trượt đất
Biến đổi môi trường:
- Thay đổi về quá trình và chức năng của hệ sinh thái quan trọng; thay đổi về sự
an toàn của con người qua năng suất sản xuất, sức khoẻ, tiện nghi, cuộc sống
- Làm thay đổi khí hậu
Động lực:
- Gia tăng dân số, nhu cầu và phát triển khu
đô thị mới, giao thông và hải cảng, du lịch
và giải trí, công nghiệp, nông nghiệp, nghề
cá, nuôi trồng thuỷ hải sản, thay đổi sử dụng đất
- Quá trình động lực tự nhiên
Hiện trạng môi trường:
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tài nguyên
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Dân cư và phân bố
- Hiện trạng sử dụng đất/ lớp phủ thực vật
- Chất lượng môi trường
Trang 35Nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu
Nhạy cảm trong luận án được hiểu là sự phản ứng của môi trường đối với sự thay đổi của một hay nhiều các tác nhân bên ngoài [89]
Theo quy định của nhiều quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam, kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu phải được thiết lập cho các khu vực có nguy cơ tràn dầu cao như ở Hải Phòng, Vũng Tàu Một trong các nhiệm vụ ứng phó với sự cố tràn dầu là thành lập bản đồ mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu
Trang 36Để đánh giá mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu, NOAA đã xây dựng một khung chuẩn và chỉ số nhạy cảm môi trường của các hệ sinh thái đối với
sự cố (Environmental Sensitivity Index - ESI), danh mục này là tiêu chuẩn đánh giá cho các bang của nước Mỹ [89] và nhiều nước ven biển khác trên thế giới như ở Thái Lan, Malaysia, Tây Ban Nha, Anh v.v Và hiện đang được khuyến cáo nên sử dụng trong tất cả các dự án thành lập bản đồ nhạy cảm Tiêu chuẩn chính để gán giá trị phân loại ESI dựa theo đặc điểm về khả năng làm sạch dầu của môi trường ven biển khi có sự cố xảy ra
Dựa theo hệ thống phân loại ESI của Mỹ, bản đồ mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu vùng Hải Phòng và phụ cận được thành lập, trên đó thể hiện 3 nội dung: 1) mức độ nhạy cảm của môi trường đối với tiềm năng bám dầu bề mặt; thấm dầu theo chiều sâu và khả năng làm sạch dầu của các dạng môi trường sống; 2) thông tin về tài nguyên sinh vật: bao gồm các dạng động, thực vật và các môi trường sống của sinh vật có mức độ dễ bị tổn thương cao đối với sự cố tràn dầu; 3) các nguồn tài nguyên đang được con người sử dụng phải chịu tổn thương cao khi sự cố tràn dầu xảy ra, như bãi biển, khu bảo tồn, điểm lấy nước v.v
Tính dễ bị tổn thương:
Tính dễ bị tổn thương là tính nhạy cảm của môi trường (đối với tai biến) khi bị đặt vào tình thế nguy hiểm do tai biến [82, 90] Trong luận án tính dễ bị tổn thương được hiểu là khả năng mất mát, khả năng ứng phó (chống đỡ và phục hồi) của con người và môi trường khi bị đặt vào tình thế nguy hiểm của các tai biến
Nghiên cứu tổn thương được rất nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm, tính dễ bị
tổn thương môi trường đã là một cơ sở cho đánh giá môi trường chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng ở Bỉ [10], bản đồ mức độ dễ bị tổn thương đã được sử dụng để phân chia vùng nước ven biển của ĐBB Ấn Độ để thiết lập các chương trình ưu tiên, bảo tồn biển cho các dự án quy hoạch và quản lý ĐBB, thiết lập khung chung cho chiến lược QLTHĐBB [82] Đa số các nghiên cứu tổn thương liên quan đến các
Trang 371986 cho tới nay (đặc biệt là trong những năm gần đây) có rất nhiều nghiên cứu tổn thương có giá trị đã được thực hiện, nhiều nhóm chỉ số tổn thương đã được xây dựng của các tác giả và nhóm nghiên cứu trên thế giới, như Chương trình môi trường liên hiệp quốc, Nhóm các quốc gia thay đổi khí hậu, Văn phòng nghiên cứu thông tin thay đổi khí hậu toàn cầu của Mỹ, nhóm Munich Re, dự án Đánh giá tai biến đối với chuẩn đoán địa chấn (RADIUS) của Mỹ, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Trung tâm nghiên cứu thảm hoạ của bệnh dịch (CERD) và Tổ chức chữ thập đỏ v.v [26, 90, 97, 105, 106, 100, 117, 153].
2) Đánh giá tổn thương dựa theo các chỉ thị các đối tượng chịu tổn thương, chẳng hạn chỉ số tổn thương kinh tế (EVI) của Tổng thư ký Khối thịnh vượng chung, Uỷ ban phát triển chiến lược, Ngân hàng phát triển Caribbean, Viện nghiên cứu cấp cao của các trường đại học quốc gia,Tổng thư ký Khối thịnh vượng chung, Diễn đàn kinh tế thế giới [105]; Phân tích tổn thương và lập bản đồ (VAM) của
3) Đánh giá tổn thương dựa theo các chỉ thị về tai biến, chỉ thị về khả năng chống đỡ tai biến và khả năng tổn thương của các đối tượng Theo cách này nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng được chỉ tiêu đánh giá cho các khu vực khác nhau Chẳng hạn, chỉ tiêu IHI (the Index of human insecrity) của dự án
[151];chỉ sốtổn thương môi trường (EVI), của Hội đồng Khoa học địa lýứng dụng thuộc các nước Nam Thái Bình Dương [106]
Trang 38Liên quan đến tính dễ bị tổn thương vùng Hải Phòng và phụ cận gồm có tổn thương con người, tài sản và sinh vật khi bị đặt vào tình thế nguy hiểm do xảy ra tai biến (như bão, lũ lụt; xói lở và bồi tụ ven bờ; trượt lở đất; động đất; tai biến địa hoá) Mức độ bị dễ bị tổn thương (Vxiyj) được xác định như một hàm số (công thức 1.1) có các biến số: 1) Mức độ tai biến (Rxiyj) hay tình trạng nguy hiểm (kể cả các thảm hoạ) ; 2) Mật độ đối tượng chịu tai biến (Pxiyj); và 3) Khả năng đối phó và phục hồi đối với tai biến (Cxiyj) [74]
Vxiyj = f (aRxiyj, bPxiyj, cCxiyj) (công thức 1.1)
Trong đó: a, b, c là các giá trị trọng số mức độ quan trọng; xi,yj = vị trí địa lý của mỗi pixel (ô lưới)
Chỉ tiêu đánh giá mức độ dễ bị tổn thương trong luận án dựa theo chỉ số tổn thương môi trường EVI của SOPAC [106], chỉ số tổn thương ven biển CVIs của
Mỹ [118] và đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng Hải Phòng và phụ cận
Sử dụng thích hợp không gian
Sử dụng thích hợp không gian (trong luận án) được trong luận án được hiểu là
sự thích hợp của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của con người trong ĐBB
Theo Nghị quyết số 32/NQ-TW, ngày 05/08/2003 của Bộ Chính trị [145] thì hoạt động chủ yếu trong thời gian tới ở Hải Phòng là xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà ở, trụ sở, khách sạn, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, giao thông v.v.) nhằm phát triển công nghiệp, hoạt động cảng, du lịch, trung tâm thương mại, chính trị; phát triển kinh tế ra phía biển; xây dựng vành đai cung cấp lương thực thực phẩm tại chỗ; đồng thời bảo vệ môi trường sống, bảo tồn cuộc sống hoang dã,
di tích lịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống và xử lý chất thải
Cộng với hiện trạng xung đột giữa môi trường và phát triển, xung đột sử dụng không gian ĐBB ở Hải Phòng vẫn đang diễn ra và ngày càng gay gắt, cho thấy
Trang 3941
nhiệm vụ của QH&QLMT phải đề xuất được giải pháp sử dụng không gian thích hợp cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng trọng tải lớn (xây dựng nhà cao tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp, khu hành chính, khu du lịch, giao thông v.v.), xây dựng cơ sở hạ tầng trọng tải nhỏ (ví dụ như nhà thấp tầng), khu đổ thải và
xử lý chất thải thích hợp, vùng sản xuất nông nghiệp (trồng lúa và rau màu), khu nuôi trồng hải sản, khu vực bảo tồn/ bảo vệ môi trường đặc biệt
Quy hoạch không gian quản lý môi trường
Quy hoạch không gian quản lý môi trường trong luận án được hiểu là phân chia ra các khu vực có các đặc điểm môi trường cần quản lý khác nhau, trên cơ sở
đó xác định nhiệm vụ quản lý môi trường riêng cho từng khu vực Trong luận án, quy hoạch không gian quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận dựa trên cơ
sở các hoạt động của con người, mức độ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu và mức độ dễ bị tổn thương ĐBB để phân ra các dạng quản lý với các mức độ bảo vệ môi trường từ rất thấp đến rất cao (rất thấp – thấp - trung bình – cao – rất cao), tương ứng với các dạng hoạt động của con người (như xây dựng cơ sở hạ tầng trọng tải nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng trọng tải lớn, xây khu xử lý chất thải, trồng lúa và hoa màu, nuôi trồng thuỷ hải sản, bảo tồn hoặc bảo vệ môi trường đặc biệt) [74] Thông tin, dữ liệu và hệ thông tin địa lý
Vai trò của thông tin, dữ liệu được phân bậc theo ngữ cảnh Dữ liệu trong ngữ cảnh nhất định (có ý nghĩa, thích hợp và có mục đích) được coi là thông tin Thông tin được phân tích sẽ giúp con người hiểu biết sâu các vấn đề Thông tin hỗ trợ cho quản lý sẽ mang lại những hành động bền vững (hình 1.7)
Thông tin + Quản lý = Triển vọng của hành động bền vững Thông tin + phân tích = Hiểu biết
Dữ liệu + Ngữ cảnh = Thông tin
Hình 1.7 Hệ thống phân bậc của dữ liệu và thông tin trong quản lý ĐBB [58]
Trang 40Thông tin, dữ liệu được tập hợp thành nhóm thì gọi là cơ sở dữ liệu (CSDL), nơi lưu trữ thông tin thường được gọi là thư viện hoặc thư viện điện tử Quá trình lập và sử dụng CSDL được gọi là chuỗi thông tin (hình 1.8), mọi giai đoạn của chuỗi thông tin đều được tiến hành trên cơ sở công nghệ thông tin Công nghệ thông tin địa lý là một dạng của công nghệ thông tin
Hình 1II.8 Chuỗi thông tin [58]
HTTĐL được sử dụng để lưu trữ và xử lý một lượng lớn thông tin không gian
và thuộc tính của nó, tổng hợp và thống nhất thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau về nội dung, định dạng (gồm cả chữ, đồ thị, bản đồ, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, bảng biểu), lưới chiếu, tỷ lệ v.v để lưu trữ và quản lý trong một CSDL Trong HTTĐL các chức năng phân tích, tính toán và mô hình hoá được tích hợp để thực hiện các ứng dụng
Cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý (CSDL HTTĐL) được lưu trữ ở dạng số trên máy tính, đĩa, băng và được quản lý bằng các phần mền của HTTĐL Hệ thống dữ liệu này được lưu trữ dưới 2 dạng: dữ liệu không gian và thuộc tính của dữ liệu không gian, chúng được liên kết với nhau và gắn liền với vị trí địa lý được tổ chức
Thu thập thông tin
Lưu trữ và phát triển thông tin
Đo đạc, khảo sát
Quan sát
Lấy mẫu v.v