Kinh tế và tác động xã hội” 1982 Mathieson và Wall đã đưa ra địnhnghĩa như sau: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến những nơi ngoài khu vực cư trú và làm việc thường xuyê
Trang 1Lời cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS Trịnh Quang Hảo –Nguyên Viện Trưởng Viện Ngiên Cứu Phát Triển Du Lịch Việt Nam, là ngườithầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tàikhóa luận
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Cúc Phương– tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ, cung cấp nguồn tư liệu trong quá trình thực hiện đềtài khóa luận này
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bô, nhân viên
và nhân dân quanh khu vực rừng quốc gia Cúc Phương đã giúp đỡ nhiệt tình trongquá trình em đi thực tế, thu thập tài liệu để làm khóa luận
Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa Du lịch
đã giúp đỡ, tận tình chỉ dạy em trong những năm học tập tại trường
Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, kiến thức và tài liệu cóhạn nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 2
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương I: Tổng quan lý thuyết về du lịch sinh thái – Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương 4
1.1 Tổng quan về du lịch sinh thái 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái 4
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 5
1.1.4 Đặc trưng của du lịch sinh thái 6
1.1.5 Những điều kiện và yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8
1.2 Giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương 9
1.2.1 Lịch sử hình thành 9
1.2.2 Điều kiện tự nhiên 10
1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên 14
1.2.4 Kinh tế và xã hội 16
1.2.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia 17
1.2.6 Các hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương 19
Chương II: Tình hình kinh doanh du lịch sinh thái trong 3 năm 2008 – 2011 của Vườn quốc gia Cúc Phương 23
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái trong 3 năm 2008 – 2011 23
2.1.1 Công tác tổ chức quản lý 23
2.1.2 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật 25
2.1.3 Công tác bảo tồn 26
2.1.4 Công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội 28
2.1.5 Hiện trạng môi trường 30
2.1.6 Kết quả kinh doanh du lịch sinh thái trong 3 năm 2008 – 2011 của Vườn quốc gia Cúc Phương 32
2.1.7 Xúc tiến quảng bá 35
Trang 32.2 Những vấn đề còn tồn tại trong khai thác du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia
Cúc Phương 36
2.2.1 Về tổ chức bộ máy quản lý 36
2.2.2 Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch 38
2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vu du lịch 38
2.2.4 Về tài nguyên du lịch 39
2.2.5 Về an ninh trật tự xã hội 40
2.2.6 Về môi trường 40
2.2.7 Về xúc tiến quảng bá 40
Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương 43
3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Cúc Phương 43
3.1.1 Định hướng phát triển các loại hình du lịch trọng điểm tại Cúc Phương 43
3.2 Đề xuất những giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương 46
3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện phân cấp quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương 47
3.2.2 Giải pháp 2: Về công tác quy hoạch, bảo tồn các danh lam tại Vườn quốc gia Cúc Phương 48
3.2.3 Giải pháp 3: Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vườn quốc gia Cúc Phương 50
3.2.4 Giải pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương 51
3.2.5 Giải pháp 5: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Thiết kế các tour du lịch kết hợp với các địa danh nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình nhằm thu hút khách du lịch 52
3.2.6 Giải pháp 6: Giữ gìn an ninh trật tự xã hội 56
3.2.7 Giải pháp 7: Giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp tại Vườn quốc gia Cúc Phương 57
3.2.8 Giải pháp 8: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị du lịch 57
Kết Luận 60
Tài liệu tham khảo 61
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Đặc điểm cơ cấu đất đai tài nguyên rừng của VQG 14
Bảng 2: Loại hình cơ sở lưu trú tại Vườn quốc gia 18
Bảng 3: Bộ máy tổ chức quản lý tại Vườn quốc gia Cúc Phương 23
Bảng 4: Hiện trạng biên chế công chức, viên chức của Vườn quốc gia Cúc Phương 24
Bảng 5: Chương trình bảo tồn Rùa 27
Bảng 6: Chương trình bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê 27
Bảng 7: Bảng thống kê số lượng khách du lịch tại Cúc Phương 33
Bảng 8: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Cúc Phương 35
Trang 5Khi xã hội ngày càng phát triển thì ngành dịch vụ du lịch “ ngành công nghiệpkhông khói” càng được coi trọng Ngành du lịch phát triển vừa đáp ứng được nhucầu phát triển của xã hội, vừa tạo việc làm cho một lực lượng lao động lớn, vừađem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước Nhiều nước trên thế giới đã coi việcphát triển du lịch là một quốc sách của nền kinh tế quốc dân, coi du lịch là ngànhkinh tế vừa tạo công ăn việc làm vừa làm giàu cho đất nước Với Việt Nam, Dulịch đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triểnnền kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Vì vậyvấn đề nghiên cứu và khai thác tiềm năng để thúc đẩy phát triển du lịch được toàn
xã hội quan tâm.Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, nó tạođiều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển Nguồn tài nguyên thiên nhiên đadạng, nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, hấp dẫn, tài nguyên nhân văn giàu bảnsắc dân tộc, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng : du lịch văn hóa, dulịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái… Cùng với sựphát triển của du lịch, du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của ngành du
Trang 6lịch với bản chất là gắn liền với các yếu tố môi trường sinh thái, có tốc độ tăngtrưởng nhanh và thu hút được sự quan tâm của nhiều thành phần trong xã hội Hoạtđộng du lịch sinh thái ngày càng nổi bật và khuyến khích phát triển, vườn quốc gia
và các khu bảo tồn thiên nhiên là những nơi lý tưởng để mọi người có cơ hội thamquan, giải trí, nâng cao nhận thức về môi trường
Vườn quốc gia Cúc Phương là được thành lập sớm tại Việt Nam Vườnquốc gia Cúc Phương có địa hình đa dạng, có hệ động thực vật phong phú, có loàilinh trưởng đặc biệt quý hiếm là voọc quần đùi trắng, có trung tâm cứu hộ linhtrưởng đầu tiên ở Việt Nam Vườn quốc gia Cúc Phương là địa chỉ tin cậy của cácnhà khoa học đến nghiên cứu và làm việc Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài trên
ba tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình với nhiều cộng đồng dân cư sinh sống,
là nơi có hoạt động du lịch từ khá sớm, hàng năm đón một lượng lớn khách du lịchđến thăm quan Cúc Phương chính là nơi điển hình cho việc nghiên cứu các hoạtđộng du lịch sinh thái cũng như khai thác các lợi thế của điều kiện tự nhiên, dân cư
và lãnh thổ Chính vì vậy, việc khai thác các tiềm năng du lịch để phát triền du lịchsinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương là nhu cầu cấp thiết cho Vườn quốc giaCúc Phương nói riêng và du lịch cả nước nói chung
2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng khai thác dulịch sinh thái, kết quả kinh doanh của Vườn quốc gia Cúc Phương để từ đó tìm ranhững định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch sinh tháitại vườn quốc gia; đưa ra các đề xuất về tổ chức quản lý, kinh doanh du lịch sinhthái tại Vườn quốc gia Cúc Phương – tỉnh Ninh Bình
3 Nhiệm vụ nghiên cứu chính của khóa luận
- Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cúc Phương
- Đánh giá tình hình kinh doanh du lịch sinh thái của Vườn quốc gia CúcPhương trong 3 năm 2008 – 2011
- Từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượngphục vụ du lịch và khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia
Trang 7Cúc Phương Từ đó góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh Ninh Bình phát triển mộtcách hiệu quả
Nghiên cứu các thuận lợi và khó khăn để phát triển du lịch sinh thái tạiVườn quốc gia Cúc Phương góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh đồngthời kết hợp giữ gìn và bảo vệ tài nguyên của rừng
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu từ giáo trình, tạp chí, báo cáo kinhdoanh, tập gấp, …của ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương; của Sở VănHóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Ninh Bình; các tài liệu liên quan về Vườnquốc gia Cúc Phương để làm tài liệu nghiên cứu
Đi thực tế khảo sát tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá khách quan…
6 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
của khóa luận bao gồm 3 chương:
1 Chương I: Tổng quan lý thuyết về du lịch sinh thái – du lịch sinh thái Vườnquốc gia Cúc Phương
2 Chương II: Tình hình kinh doanh du lịch trong 3 năm 2008 – 2011 của Vườnquốc gia Cúc Phương
3 Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườnquốc gia Cúc Phương
Trang 8Chương I Tổng quan lý thuyết về du lịch sinh thái – Du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Cúc Phương
1.1 Tổng quan về du lịch sinh thái
1.1.1 Khái niệm về du lịch.
Trên thực tế du lịch đã được nhìn nhận từ nhiều phương diện khác nhau và
có rất nhiều quan niệm khác nhau về du lịch Những định nghĩa truyền thống thìchỉ quan niệm du lịch đơn giản là một kỳ nghỉ hay một chuyến đi để giải trí Theo
xu hướng hiện nay, du lịch được định nghĩa bao hàm các nội dung liên quan đếndạng chuyển cư đặc biệt, cách thức sử dụng thời gian tại nơi đến và các hoạtđộng kinh tế, xã hội liên quan diễn ra tại đó Trong cuốn “Du lịch: Môi trườngvật lý Kinh tế và tác động xã hội” (1982) Mathieson và Wall đã đưa ra địnhnghĩa như sau:
“Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến những nơi ngoài khu vực cư trú và làm việc thường xuyên của họ, các hoạt động được thực hiện trong thời gian lưu trú tại những nơi đó và các tiện nghi được sinh ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ”
Ở Việt Nam khái niệm này được định nghĩa chính thức trong pháp lệnh du
lịch (1999) như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định ”.
Du lịch là một ngành liên quan đến rất nhiều thành phần như: Du khách,phương tiện giao thông, địa bàn đón khách ở đó diễn ra các hoạt động du lịch cũngnhư các hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến du lịch
1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái.
- Định nghĩa về du lịch sinh thái tiêu biểu sau đây được Hector Ceballos –Lascurain đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987: “ Du lịch sinh thái là du lịch đếnnhững khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên
Trang 9cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóađược khám phá”.
- Định nghĩa của Australia: “ Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên
có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lýbền vững về mặt sinh thái”
- Định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “ Du lịch sinh thái là việc
đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường vàcải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
- Tại Hà Nội vào tháng 9/1999, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợpcùng các tổ chức quốc tế như ASCAP, WWF, IUCN với sự tham gia của cácchuyên gia và các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa về
du lịch sinh thái ở Việt Nam như sau: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựavào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địaphương”
- Qua các định nghĩa ở trên chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa khái quát
nhất về du lịch sinh thái như sau: “ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch tham quan, thám hiểm của khách du lịch đến các vùng thiên nhiên còn hoang
dã đặc sắc để chiêm ngưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo Từ đó làm khơi dậy tình yêu và trách nhiệm để bảo tồn, giữ gìn và phát triển môi trường tự nhiên và cộng đồng cư dân địa phương trong mỗi du khách”.
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái.
- Du lịch sinh thái phải gắn liền với hoạt động giáo dục và diễn giải nhằmnâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảotồn Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái tạo
ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào thiênnhiên khác Du khách trước khi đến tham quan khu du lịch sinh thái phải có sựhiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên về những đặc điểm sinh
Trang 10thái của khu vực và văn hóa bản địa Điều này sẽ tác động đến thái độ và hành viứng xử của du khách mang tính tích cực hơn nhằm bảo tồn và phát triển những giátrị về tự nhiên sinh thái và văn hóa cộng đồng
- Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với bảo vệ môi trường và duy trì
hệ sinh thái
- Du lịch sinh thái phải gắn liền với việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóacộng đồng Có thể nói bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng là một trongnhững nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái Bởi vì các giá trịvăn hóa của cộng đồng địa phương là một phần hữu cơ không thể tách rời các giátrị về môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể Sự lai tạp hoặc làm thayđổi tập tục sinh hoạt văn hóa truyền thồng của cộng đồng dân cư địa phương sẽlàm mất đi sự cân bằng sinh thái, tự nhiên vốn có của khu vực và dần dần dẫn đến
sự thay đổi hệ sinh thái đó Hậu quả của nó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động dulịch sinh thái
- Du lịch sinh thái phải tạo cơ hội, có việc làm và mang lại lợi ích cho cộngđồng địa phương Đây vừa là nguyên tắc hoạt động, đồng thời lại vừa là mục tiêuhướng tới của du lịch sinh thái
- Các doanh nghiệp du lịch phải dành một phần lợi nhuận từ hoạt động dulịch sinh thái của mình để đóng góp vào việc nhằm cải thiện điều kiện sống của cưdân địa phương để cuộc sống của họ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tựnhiên và qua đó họ sec nhận thấy được lợi ích của việc bảo vệ môi trường và tàinguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái
1.1.4 Đặc trưng của du lịch sinh thái.
Sự khác biệt cơ bản của du lịch sinh thái với các loại du lịch khác ở việcđảm bảo đầy đủ các yếu tố đặc trưng chủ yếu sau:
*Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa: Đối
tượng của du lịch sinh thái là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên điển hình với tính
đa dạng sinh học cao, còn tương đối nguyên sơ Điều này giải thích tại sao hoạt động
Trang 11du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt ở cácVườn Quốc Gia.
* Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn: Đây là một đặc trưng
khác biệt nổi bật của du lịch sinh thái vì nó được phát triển trong môi trường cónhững hấp dẫn về ưu thế tự nhiên trong DLST, hình thức, địa điểm và mức độ sửdụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lý trên cơ sở bền vữngcủa hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch Điều này được thể hiện ở quy mô nhómkhách thường có số lượng nhỏ, yêu cầu sử dụng phương tiện, tiện nghi của dukhách thường thấp hơn yêu cầu về kinh nghiệm du lịch có chất lượng Các hoạtđộng trong du lịch sinh thái thường ít gây tác động đến môi trường, và du kháchsẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường
* Có giáo dục môi trường: Trong du lịch sinh thái, giáo dục môi trường là
yếu tố cơ bản thứ hai phân biệt nó với các loại hình du lịch thông thường khác.Giáo dục và thuyết minh bằng các nguồn thông tin thông qua tài liệu, hướng dẫnviên, các bảng biển trên tuyến, điểm tham quan góp phần làm giàu kinh nghiệm du
lịch, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn Giáo dục môi trường có tác dụng
làm thay đổi thái độ của du khách cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảotồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên Giáo dục môitrường có thể coi là một công cụ quản lý hữu hiệu của du lịch bền vững
* Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hướng lợi ích từ du lịch: Du lịch sinh thái tạo việc làm, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương
trên cơ sở cung cấp về kiến thức, kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có thểtham gia vào việc quản lý, làm dịch vụ du lịch sinh thái, từ đó hướng họ tham giavào công tác bảo tồn Lợi ích mang lại từ du lịch phải lớn hơn sự trả giá về môitrường và văn hóa xã hội có thể nảy sinh mà địa phương phải gánh chịu
* Cung cấp các kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách về sự nâng cao hiểu biết môi trường du lịch, kinh nghiệm du lịch lý thú là sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành du lịch sinh thái Vì vậy các dịch vụ trong du lịch sinh thái
Trang 12tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu này nhiều hơn là các dịch vụ cho nhucầu về tiện nghi
1.1.5 Những điều kiện và yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.
- Điều kiện quan trọng có tính chất quyết định để phát triển du lịch sinh thái
là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng phong phúsinh thái cao
- Để dảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho du khách, du lịch sinhthái yêu cầu người hướng dẫn viên ngoài kiến thức về ngoại ngữ, sức khỏe tốt, sựnhiệt tình, lòng yêu nghề, ứng xử lịch sự còn phải là người am hiểu về sinh thái tựnhiên và văn hóa cộng đồng địa phương Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái
- Đối với các nhà điều hành hoạt động du lịch sinh thái ngoài sự am hiểu về
hệ sinh thái, sinh học yêu cầu còn phải biết cộng tác với các nhà quản lý các khubảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việcbảo vệ một cách bền vững các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, góp phần cảithiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách
du lịch
- Để hạn chế tới mức tối đa các tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến
tự nhiên và môi trường, du lịch sinh thái phải được tổ chức với sự tuân thủ triệt để
lý thuyết về “ sức chứa” Về mặt vật lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa
mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu vềkhông gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ Nếuvượt quá sức chứa sẽ dẫn đến những tác động sau:
Về mặt sinh học, sức chứa nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận củamôi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách
và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra Và sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi
số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnhhưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã hay làm phá vỡ tậpquán kết bầy của chim, làm đất bị xói mòn
Trang 13 Về mặt tâm lý, sức chứa mà nếu vượt quá thì bản than du khách sẽ bắt đầucảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi
sự có mặt quá đông của các du khách khác như: khó quan sát các loại thúhoang dã, đi lại khó khăn hơn hay sự khó chịu nảy sinh do rác thải bừa bãi
Về mặt xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà nếu vượt quá sẽbắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đờisống văn hóa – xã hội, kinh tế - xã hội của điểm du lịch Cuộc sống bìnhthường của cư dân địa phương cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập
1.2 Giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương
1.2.1 Lịch sử hình thành.
Vườn quốc gia Cúc Phương là khu rừng nguyên sinh còn sót lại trên dãy núi
đá vôi nằm gần kề châu thổ Sông Hồng với nền văn minh lúa nước lâu đời của cưdân nước Việt. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ Các di vật củangười tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá,mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền trong một số hang động ở đâychứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 nămtrước Vườn quốc gia Cúc Phương nằm cách thủ đô Hà Nội 120km về phía tâynam, nằm trên ranh giới của ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình, đây làmột khu rừng nguyên sinh nhiệt đới có nhiều loài động thực vật quý hiếm, có tính
đa dạng sinh học rất phong phú, có giá trị về mặt văn hoá và lịch sử
Ngày 7/7/1962 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập khu rừngcấm Cúc Phươnglà khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở Việt nam với diện tích là22.200 ha Ngày 01/8/1996 rừng cấm Cúc Phương được đổi tên thành Vườn quốcgia Cúc Phương Từ đó đến nay, ngoài mục đích bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốcgia Cúc Phương còn trở thành một địa điểm lý tưởng cho việc nghiên cứu khoahọc, tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi cho mọi người
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Vườn quốc gia Cúc Phương đãlập được nhiều thành tích xuất sắc và luôn xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong côngtác bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam
Trang 14Vườn quốc gia Cúc Phương đã được Nhà nước tặng huân chương độc lậphạng hai và danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới Vườn quốcgia Cúc Phương được xếp vào loại " là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện vềcác mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học bảo tồn di tích văn hóa, phục vụtham quan du lịch" Vườn quốc gia Cúc Phương được Nhà nước quy định ba chứcnăng cơ bản sau:
- Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hoá
- Nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học
+ Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học, thực nghiệm phục vụ công tácbảo vệ, phục hồi quản lí và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí
+ Đảm nhiệm làm tốt dịch vụ du lịch sinh thái trên cơ sở tôn trọng luật lệ,nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của vườn quốc gia, tạo điều kiện cho mọingười tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của vườn quốc gia, nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường…
1.2.2 Điều kiện tự nhiên.
Cách biển đông 60km theo đường chim bay về phía tây, khu rừng CúcPhương nổi lên như một ốc đảo xanh giữa đồng bằng của 4 huyện: Nho Quan(thuộc tỉnh Ninh Bình), Thạch Thành (thuộc tỉnh Thanh Hoá), Yên Thuỷ và LạcSơn (thuộc tỉnh Hoà Bình) Với vị trí địa lý nằm ở toạ độ: 20014' - 20024' vĩ độ bắc,
Trang 15do vị trí nằm gần thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước nên có thểthu hút nguồn khách từ Hà Nội và các vùng lân cận thực hiện chuyến tham quanCúc Phương khá tiện lợi với thời gian trong ngày.
Cúc Phương lại nằm trong quần thể du lịch Ninh Bình nổi tiếng của cả nướcvới 18 điểm du lịch hấp dẫn như: Cố đô Hoa Lư lịch sử từng là trung tâm chính trịkinh tế, văn hoá của nước Đại cồ Việt, Nhà nước phong kiến trung ương độc quyềnđầu tiên của Việt nam ở thế kỷ thứ X; Nhà thờ đá Phát Diệm - công trình văn hoátôn giáo kết hợp hài hoà kiến trúc phương đông - phương tây, có nhiều hang độngđẹp như động Vân Trình; nhiều hồ nước đẹp: Hồ Đầm Cút, hồ Yên Quang, hồĐồng Chương, có suối nước nóng Cúc Phương, suối nước nóng Kênh Gà, khuthắng cảnh Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch tâm lịch chùa Bái Đính, khu du lịchsinh thái Tràng An được xem là “ vịnh Hạ Long trên cạn”, sân Gofl 54 lỗ hồ YênThắng… Ngoài ra Vườn quốc gia còn tồn tại hệ động thực vật quý hiếm có têntrong sách đỏ thế giới và Việt Nam như: Voọc quần đùi trắng, chồn bay, sóc bay,đại bàng… thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước, quốc tế vàkhách du lịch đến chiêm ngưỡng Với mật độ điểm du lịch cao và hấp dẫn đườnggiao thông đến Ninh Bình thuận lợi về cả đường thuỷ và đường bộ, có đường quốc
lộ số 1 và đường sắt xuyên Việt chạy qua, khả năng thu hút khách du lịch đến NinhBình là rất lớn Khoảng cách giữa các điểm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình là ngắn,
đi lại dễ dàng và việc kết hợp giữa các tour, tuyến du lịch của Cúc Phương vớiđiểm du lịch tạo thành các tour du lịch hấp dẫn là khá thuận tiện, nên làm tăng khảnăng thu hút khách du lịch đến với Cúc Phương, đặc biệt nguồn khách từ Hà Nội
Trang 16nước nóng, những con suối chảy theo mùa, và cả những dòng suối ngầm làm nênnét độc đáo hấp dẫn riêng cho mình.
Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi có độ cao tuyệt đối trungbình từ 300 - 400m Với hai dãy núi cao chạy song song, ở giữa là thung lũng mởrộng về phía tây bắc và hẹp dần về phía đông nam tạo ra vùng tiểu khí hậu khá biệtlập Với địa hình cao hơn hẳn so với khu vực lân cận, đây là một trong những điềukiện thuận lợi để khu rừng Cúc Phương này được bảo vệ tồn tại khá nguyên vẹnđến ngày nay, trước sức ép khai thác lâm sản của một biển người vây quanh trênđường ranh giới dài 120km
Do đặc điểm của cấu tạo địa lý như trên nên khí hậu của Cúc Phương cónhiều điểm khác biệt Khí hậu Cúc Phương thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới giómùa, có sự phân hoá theo mùa Do thảm thực vật dày, cùng với địa hình tương đốicao nên nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn ở các vùng xung quanh Nhiệt độ bình quânnăm là 22,50C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 390C, thấp tuyệt đối là 4,90C
Lượng mưa bình quân năm ở đây dao động từ 1.700 - 2.200mm, cơn mưa tothường xuất hiện vào cuối tháng 8 và tháng 9 Độ ẩm của Cúc Phương tương đốicao, bình quân là 85% và khá đều trong năm, tháng thấp nhất trong năm khôngdưới 75% Cúc Phương một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùamưa bắt đầu từ tháng 5 - tháng 11 (lượng mưa 100mm trở lên) lượng mưa chiếmkhoảng 88% tổng lượng mưa cả năm, mùa hanh khô từ tháng 12 đến tháng 4 nămsau và lượng mưa chiếm khoảng 12% Ở Cúc Phương một năm có khoảng 190 -
200 ngày mưa, số ngày không mưa đạt trên 150 ngày phù hợp với mức độ, kháthuận lợi cho hoạt động du lịch nhất là đối với du lịch sinh thái Tuy nhiên vàonhững ngày mưa hoạt động du lịch bị hạn chế gây khó khăn cho việc đi lại, thamquan trong rừng của du khách vì có nhiều vắt và đường khó đi
Nhìn chung khí hậu Cúc Phương phân theo mùa, mùa mưa gặp khó khăn đilại, tham quan do hệ thống thoát nước là các dòng suối ngầm bị quá tải dẫn đếnngập lụt ở một vài nơi, đường đi bộ ở các tuyến tham quan có trở ngại Vườn quốcgia Cúc Phương được đánh giá tổng hợp là khá thích nghi cho hoạt động du lịch,
Trang 17thời gian hoạt động du lịch ở đây kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 và từ tháng 3đến nửa đầu tháng 5 do tính phân mùa của khí hậu vì vậy hoạt động du lịch ở CúcPhương cũng mang tính mùa vụ.
Về thuỷ văn, Cúc Phương có hệ thống sông suối ít, song nguồn nước ngầmkhá phong phú tạo nên nguồn cung cấp nước cho sông hồ xung quanh Vườn quốcgia Mặc dù lượng mưa lớn, song do đặc điểm địa hình Carsto nên nước rút nhanhxuống các bể nước ngầm, hạn chế việc hình thành các dòng chảy mặt Trong khuvực Vườn quốc gia Cúc Phương chỉ có sông Bưởi và sông Ngang ở phía tây bắc cónước quanh năm, còn lại là các khe cạn, chỉ có nước về mùa mưa Trong phần ranhgiới Vườn quốc gia không có hồ ao tự nhiên mà chỉ có những dòng suối cạn vàomùa khô, thường gây lũ nhỏ vào những tháng có lượng mưa lớn
+ Sông Bưởi chảy từ phía nam của tỉnh Hoà Bình, cắt dọc phần phía tâycủa Vườn quốc gia trước khi hoà với sông Ngang chạy dọc biên giới phía tây ởkhu vực xã Thạch Lâm Đây là hai con sông có giá trị cung cấp nguồn nước ngọtcho con người, động vật và tạo nên những cảnh quan hấp dẫn khách du lịch
+ Cúc Phương về mùa mưa, nước rút vào các khe cạn rồi vào các vó nước,phía đông nam của Vườn quốc gia còn có khu hồ Yên Quang, hồ này bao gồm 4
hồ liền nhau với diện tích khoảng 300 ha kéo dài 5km được xây dựng nhằm mụcđích chứa nguồn nước ngầm từ khu núi đá vôi để cung cấp nước tưới cho khu vựcsản xuất nông nghiệp góp phần cải thiện môi trường Do vị thế của hồ tựa vào váchnúi tạo nên một cảnh sắc sơn thuỷ hữu tình có giá trị về du lịch, giữa hồ còn cómột hòn đảo nhỏ cây cối um tùm, có vài cây cổ thụ tán rộng bao vây lấy một miếu
cổ Vào mùa đông chim trời về đây chú ngụ tạo nên cảnh quan thiên nhiên thật trữtình hấp dẫn khách xem chim
Ngoài ra, tại làng Thường Sung ở xã Kỳ Phú có nguồn nước khoáng từ tronglòng đất phun lên, trong suốt, không màu, không mùi, có nhiệt độ là 350 Nước nàyrất có lợi cho sức khoẻ khi ngâm mình trực tiếp tại nguồn Hiện đã được sản xuất
và trao đổi trên thị trường mang nhãn hiệu nước khoáng Cúc Phương
Trang 181.2.3 Tài nguyên thiên nhiên
Qua điều tra thống kê tổng hợp tài nguyên rừng và sử dụng đất của Vườnquốc gia Cúc Phương được thể hiện như sau:
Bảng 1 Đặc điểm cơ cấu đất đai tài nguyên rừng của VQG
Trang 19Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần
hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng Vườn quốc gia Cúc Phương cótới 20473ha rừng che phủ trong tổng diện tích 22200ha, chiếm 92,2% Trong đóngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi, 3loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài Với diện tích chỉ bằng 1/700diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườnquốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài củamiền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở ViệtNam Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi Rừng có thểhình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt độ caotrên 40m Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầngkhông rõ ràng Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặtthường mỏng Vường quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh,chò chỉ hay đăng… Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1000năm tuổi, cao từ 50 – 70m hiện đang được bảo vệ để thu hút khách tham quan.Theo số liệu điều tra gần đây, Cúc Phương có 2234 loài thực vật bậc cao, trong đó
có hơn 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trongsách đỏ của Việt Nam Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các
họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Lan, Ô rô… Khu hệ thựcvật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc –Himalaya, Ấn Độ - Myanma và Malaysia
Về động vật, Cúc Phương có 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, gần
2000 loài côn trùng, 135 loài thú trong đó có loài voọc mông trắng là loài thú rấtđẹp được chọn là biểu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương Với 336 loài chim
cư trú, đặc biệt có nhiều loại đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương, vì vậy CúcPhương từ lâu đã là điểm lý tưởng đối với các nhà khoa học đến tìm hiểu các loàichim Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảotồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đedọa cực kỳ nguy cấp là Voọc quần đùi trắng, loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu làCầy vằn và loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia Cúc Phương cũng có
Trang 20hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã đượcđiều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương trong đó có ốc Khoảng 111 loài ốc đã được ghinhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu Khu hệ cátrong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có 1 loài cá đượcghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng đá vôi, đó là cá Niết hang CúcPhương Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầutiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998.
Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập trung ở vùng thấp gần các trục đường giaothông, nên phân bố lao động và sản xuất cũng tập trung chủ yếu ở đây Dân tộc chủyếu là người Mường và người Kinh Người Mường chủ yếu phân bố ở các Bảnvùng núi thuộc các xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa, Tân Mỹ, Thành Yên, Cúc Phương,Thạch Lâm Dân tộc Mường thường sống tập trung thành những bản nhỏ từ 20 - 40
hộ ở các thung lũng có nguồn nước ổn định Người Kinh sống ở làng bản gầnđường giao thông và thị trấn
Tốc độ gia tăng dân số khá cao, các tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu
Từ nhiều thế kỷ người Mường đã định cư và phát triển ở vùng núi cao và hoàntoàn không phụ thuộc vào người Kinh sống ở vùng đồng bằng Dân tộc Mường đãphát triển những phong tục tập quán và ngôn ngữ của họ khác biệt với dân tộckhác Người dân tộc Mường có nét văn hoá - xã hội riêng biệt, đặc thù NgườiMường sinh sống trong các ngôi nhà sàn bên sườn đồi thành những Bản, họ đã cưtrú ở đây 300 năm, sản xuất nông nghiệp là nghề chính, có thêm ngề dệt vải thổcẩm, chủ yếu để dùng trong gia đình, nghề nuôi ong lấy mật Công cụ sản xuấttruyền thống của họ mang nặng tính bản sắc như con nước, cối giã gạo bằng sứcnước, máng dẫn nước bằng ống bương, những khung cửi dệt vải thủ công, rìu nỏ
Trang 21làm bằng gỗ… Thêm vào đó là các trang phục độc đáo, nếp sống sinh hoạt đặctrưng bởi nhiều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà, phong tục uống rượu cần, lễhội Cồng chiêng, tục chơi xuân ném còn Họ sống thật thà, gắn bó, thương yêu lẫnnhau và rất hiếu khách Tuy nhiên các thôn bản ở gần đường giao thông không còngiữ được các bản sắc đặc thù của mình và đang hoà đồng với cách sống của ngườiKinh, chỉ còn một số bản ở phía tây của Vườn là khu vực thung lũng sông Bưởinhư bản Khanh, xóm Voọc…còn giữ được một số nét văn hoá sinh hoạt bản địa.
Đời sống kinh tế của cộng đồng xung quanh Vườn nói chung còn nghèo, thunhập của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp, chủ yếu là gạo, ngô, mía, lạc Câylúa là cây lương thực chính của người dân, nhưng ở các cộng đồng xung quanhVườn việc sản xuất lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều vào nguồn nước từ con suốitrong rừng chảy ra Ngoài ra, các nguồn thu khác của họ đều bắt nguồn từ các sảnphẩm rừng, sức lao động, các dịch vụ và các mặt hàng thủ công, các loại hình dịch
vụ, công nghiệp và lao động làm thuê Các sản phẩm chủ yếu mà cư dân khai thác
và sử dụng đó là gỗ, củi, măng, các loại củ quả và hạt, cây thuốc, mọc nhĩ, phonglan Động vật mà họ bắt và săn bắn đó là cua, ốc đá, cá, gà rừng, các loại bò sát(rắn, tắc kè) Thú và các loài động vật hoang dã khác, những hoạt động đốt rừnglàm nương dẫy, chăn thả gia súc trong rừng cũng ảnh hưởng tới tài nguyên thiênnhiên ở đây Hoạt động sinh kế của dân cư trong khu vực Vườn quốc gia đã vàđang có nhiều ảnh hưởng xấu đến tài nguyên thiên nhiên của Vườn, đòi hỏi Banquản lý phải có giải pháp hữu hiệu để vừa bảo vệ phát triển tài nguyên vừa nângcao đời sống cho nhân dân địa phương
1.2.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia.
Cơ sở lưu trú
Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường có thể đáp ứng nhhu cầulưu trú cho khoảng 300 khách bao gồm cả cơ sở vật chất ở khu cổng vườn và khutrung tâm Bống
Trang 22Bảng 2: Loại hình cơ sở lưu trú tại Vườn quốc gia
Loại phòng Trang thiết bị
Số lượng phòngKhu cổng vườn Khu trung
tâm BốngNhà luồng - Phòng đôi, khép kín
54
( Nguồn: Ban du lịch, Vườn quốc gia Cúc Phương, 2011)
Trang 23Công suất sử dụng buồng chỉ đạt từ 15 – 20% /1 năm, song lại không đáp ứng
đủ nhu cầu vào những thời điểm đông khách, nhất là vào các ngày cuối tuần, cácngày lễ Nhiều đoàn khách không đăng ký lưu trú trước phải quay ra nghỉ nhà dânhoặc ra thị trấn Nho Quan Việc khách không đăng ký lưu trú trước đã gây sự mấtchủ động trong việc đón tiếp, phục vụ nhu cầu khách cả về chỗ nghỉ lẫn ăn uống…làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của vườn
Dịch vụ ăn uống và bán hàng
Vườn quốc gia Cúc Phương có 5 nhà ăn và 5 quầy hàng lưu niệm đặt ở khucổng vườn, khu hồ Mạc và khu trung tâm Bống Cơ sở vật chất tuy không hiện đạinhưng đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ, đơn giản phù hợp với môi trường của Vườnquốc gia Các nhà ăn đã đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan cũng như kháchlưu trú Tuy thực phẩm không quá phong phú nhưng đều là những món ăn đặc sản củađịa phương hấp dẫn, giá cả hợp lý Các quầy hàng lưu niệm bán một số loại đồ uống,bánh kẹo, thuốc lá, các mặt hàng lưu niệm như : đũa kim giao, trang phục của ngườiMường, tranh ảnh, sách giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương…
1.2.6 Các hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Đi bộ trong rừng nguyên sinh
Cúc Phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời
gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp, một số tuyến
đi bộ du khách có thể tự khám phá, tuy nhiên với sự hướng dẫn, giới thiệu của hướngdẫn viên, chắc chắn chuyến đi của du khách sẽ thú vị và ý nghĩa hơn Tuyến cắm trại
và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảotồn Pù Luông là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quann tâm
Du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng
Thiên nhiên Cúc Phương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế chocộng đồng dân cư địa phương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng làgiải pháp quan trọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân Với một hoặc hai đênnghỉ tại bản Mường, du khách đã góp phần tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ
Trang 24công tác bảo tồn Trong thời gian ở bản, người Mường với lòng nhiệt tình, mếnkhách sẽ mang lại cho du khách thời gian thoải mái và cơ hội để tìm hiểu, khámphá những nét văn hóa bản địa độc đáo.
Xem động vật hoang dã ban đêm
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, Vườn quốc gia có thể tổ chức chương trìnhxem động vật hoang dã ban đêm, thực hiện chương trình này, du khách sẽ có cơhội được nhìn tháy một số loài động vật hoang dã như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng,Culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ
Xem chim
Cúc Phương là một trong những điểm đa dạng nhất về khu hệ chim ở miềnBắc Việt Nam, với 308 loài đã được phát hiện và thống kê, trong đó có nhiều loàiquý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Diệc nâu, Đuôi cụt bụng vằn… Vìvậy, Cúc Phương đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoahọc và các nhà xem chim Thời điểm tốt nhất để xem chim là buổi sáng sớm vàchiều tối
Đạp xe trong rừng
Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương đó
là đạp xe đạp trong rừng Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉcảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách cóđược những cơ hội để bắt gặp những loài động vật khó gặp ở Cúc Phương
Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng
Cúc Phương là điểm đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng Hiện tạiVườn quốc gia đã điều tra và thống kê được 110 loài bò sát và lưỡng cư, 1899 loàicôn trùng, trong đó có nhiều loài là loài đặc hữu của Cúc Phương và Việt Nam.Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kỳ lạ như: Rắn lục, Ếch xanh hay các loài
bọ que…
Chương trình văn nghệ dân tộc
Đến với Cúc Phương, ngoài cơ hội chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hóaban tặng, du khách còn được thưởng thức những điệu múa, những bài hát truyền
Trang 25thống của dân tộc Mường và các dân tộc vùng cao Những chàng trai, cô gáiMường trong trang phục truyền thống bên ánh lửa trại bập bùng sẽ mang lại cho dukhách một đêm đầy thú vị Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và pháthuy truyền thống văn hóa các dân tộc nói chung và văn hóa dân tộc Mường nóiriêng.
Các tuyến du lịch
- Tuyến thứ nhất: Động Người xưa – Cây Đăng cổ thụ Đây là tuyến gần nhất,xuất phát từ khu đón khách, theo đường ô tô vào trung tâm, qua Động Người xưachừng 2 km, phía bên trái là đường đến cây Đăng cổ thụ Thực hiện tuyến này dukhách sẽ có thêm những hiểu biết về rừng nguyên sinh, tìm hiểu nhiều điều kỳ diệucủa thiên nhiên
- Tuyến thứ hai: Tuyến cây Chò xanh ngàn năm – Động Sơn Cung Từ trungtâm vườn theo đường mòn dài 3 km là con đường đưa du khách đến thăm cây Chòngàn năm – một kỳ quan của tạo hóa Trên tuyến đi du khách còn gặp một dây leothân gỗ có đường kính 0,5m chạy dài hàng cây số được ví như chiếc võng trời, câyChò chỉ cao tơi 70m, cây Đa bóp cổ - một hiện tượng đặc biệt của thế giới tựnhiên Cũng trên tuyến này, trên đường đến và cách cây Chò ngàn năm không xa,bên tay phải có con đường lên núi, đó là đường đưa du khách đến thăm động SơnCung – động có nhiều nhũ đá và là một trong những động đẹp ở Cúc Phương
- Tuyến thứ ba: Tuyến cây Sấu cổ thụ - bản Mường Đây là tuyến du lịch mạohiểm – tuyến đi bộ xuyên rừng, ngủ bản Từ trung tâm vườn, du khách đi bộ vềphía Tây, vượt qua con đường bê tong dài chừng 3 km là du khách đến cây Sấu cổthụ cao 45m, đường kính 1,5m Từ cây Sấu cổ thụ, đi tiếp con đường mòn nhỏchừng 13 km xuyên rừng là du khách tới bản Mường Bản Mường nằm cạnhsông Bưởi thơ mộng với nhiều bản sắc văn hóa truyền thống Đến với bảnMường, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc củangười dân nơi đây
Trang 26Tiểu kết chương I
Chương I của khóa luận là hệ thống các lý luận cơ bản nghiên cứu các kháiniệm, quan điểm khác nhau về du lịch sinh thái Đồng thời nội dung chương I cũngchú trọng các giá trị của Vườn quốc gia Cúc Phương đối với các hoạt động vănhóa, xã hội, các hoạt động du lịch và các hoạt động liên quan khác Chương I cũngđưa ra những điều kiện cơ bản, những điểm tham quan du lịch tại Vườn quốc gia
để phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảochất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư Tóm lại chương I là toàn bộ cơ sở lýluận về việc khac thác các lợi thế của Vườn quốc gia Cúc Phương để phát triển dulịch sinh thái
Trang 27Chương II: Tình hình kinh doanh du lịch sinh thái trong 3
năm 2008 – 2011 của Vườn quốc gia Cúc Phương
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái trong 3 năm
2008 – 2011.
2.1.1 Công tác tổ chức quản lý
Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 07/7/1962 theo Quyết định
số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên vàcũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam Để thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ được Tổng cục Lâm nghiệp giao, Vườn quốc gia đã tiến hànhnhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc kiện toàn bộ máy tổ chức, các thể chế hoạtđộng và biên chế nhân sự của Vườn là một trong những giải pháp hàng đầu để đổimới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Vườn
Bảng 3: Bộ máy tổ chức quản lý tại Vườn quốc gia Cúc Phương
và hợp tácquốc tế
Phòng
kế hoạchvà
tổ chức
Trung tâmgiáo dụcmôi trường
và du lịchsinh thái
Hạtkiểm lâm tâm cứuTrung
hộ, bảotồn vàphát triểnsinh vật
Trạm kiểm lâm cơđộng 1 và 2
11 trạm kiểm lâm địa
bàn
Trang 28Bảng 4: Hiện trạng biên chế công chức, viên chức của Vườn quốc gia Cúc
Phương
Biên chế nhân sự Tổng số Biên chế trong HĐ
Chức năng của Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị sự nghiệp có chức năng bảo tồn tàinguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụngphòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môitrường sinh thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật
Nhiệm vụ của Vườn quốc gia Cúc Phương
- Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu;phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
- Tổ chức dịch vụ môi trường
- Trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư; là chủ đầu
tư các chương trình, dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước
- Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tựchủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chốngtham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước
Trang 29- Quản lý bộ máy tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; chế độlương, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp và các quy định hiện hành của Nhànước
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Tổng cục Lâmnghiệp
2.1.2 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
Hệ thống cấp điện
Hệ thống điện của Vườn quốc gia Cúc Phương bắt nguồn từ thị trấn Nho
Quan chạy dọc theo trục đường chính Những biến động bất thường hhay mất điệntạm thời có thể xảy ra hay không tùy thuộc vào nguồn dự trữ của khu vực Trongnhững đợt hạn hán, để tiết kiệm, điện có thể bị cắt vào những giờ cố định trongngày Vườn còn trang bị một số máy phát điện phục vụ những nơi như : trung tâmcứu hộ linh trưởng, nhà khách, lễ tân, bếp, phòng ăn, khu trung tâm Bống
Hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc ở vườn đã được cải thiện nhiều, các bộ phậnliên lạc với nhau thông qua mạng điện thoại hay mạng Internet Tuy nhiên, có mộthạn chế là hiện nay ở trung tâm Bống vẫn chưa có mạng lưới điện thoại khiến choviệc thông tin liên lạc giữa phòng lễ tân và tổ trung tâm Bống gặp khó khăn, bịđộng trong việc đón tiếp và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, ảnh hưởng đếnchất lượng phục vụ ở đây
Hệ thống giao thông:
Giao thông đến Vườn quốc gia Cúc Phương hiện nay rất thuận lợi để thu hútkhách du lịch Cách đường quốc lộ 1A là 20km, từ Gián Khẩu đến thị trấn NhoQuan Từ Nho Quan vào đến cổng Vườn quốc gia khoảng 13km đường bê tôngđược nâng cấp từ năm 1994, là điều kiện khá thuận lợi cho khách du lịch từ Hà Nội
và các tỉnh đồng bằng đến thăm quan Vườn quốc gia Tuyến đường chính từ cổngVườn vào khu trung tâm đã cải tạo thành đường bê tông, nhựa, rộng 3 - 3,5m Xechở khách vào thẳng khu trung tâm, nơi tập kết để thực hiện các điểm, tuyến thamquan trong Vườn Tổng chiều dài tất cả các tuyến đường mòn đi bộ tham quan
Trang 30khoảng 30km Tuy nhiên, vào mùa mưa, một số đoạn đườn từ quốc lộ 1A đến thịtrấn Nho Quan và từ khu hành chính vào trung tâm Vường bị ngập, gây khó khăncho việc đi lại nói chung và cho du lịch nói riêng
2.1.3 Công tác bảo tồn
Hiệp hội động vật học Frankfurt cùng Bộ lâm nghiệp Việt Nam đã thành lậpTrung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp ( EPRC) ở Cúc Phương năm 1993 nhằmnuôi nhốt, gây giống và nghiên cứu đối với các loài vượn, culi và Voọc của ViệtNam EPRC nhận linh trưởng từ các cơ quan nhà nước tịch thu từ những đối tượngbuôn bán trái phép động vật hoang dã để chữa trị và chăm sóc tại trung tâm CúcPhương đã tiếp tục chăm sóc, cứu hộ và cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt 147
cá thể của 15 loài linh trưởng đặc hữu khu vực Đông Dương, Việt Nam và CúcPhương; đã tiến hành tái thả 02 cá thể Voọc Hà Tĩnh tại Vườn quốc gia Phong Nha– Kẻ Bàng; tái thả 03 cá thể Voọc quần đùi trắng tại Khu bảo tồn ngập nước VânLong, hiện 03 cá thể này bước đầu hòa nhập với cuộc sống tự nhiên
Cúc Phương cũng là nơi triển khai Chương trình bảo tồn thú ăn thịt và Tê tê(CPCP) và Chương trình bảo tồn Rùa Tính đến năm 2004 trại nuôi cầy vằn đã có
28 cá thể, trong số đó 20 con đã ra đời trong trang trại Sáu cặp cầy vằn đã đượcgửi đi Anh để tạo quần thể gây giống và sáu cặp nữa sẽ gửi sang Mỹ với cùng mộtdụng ý Dự án bảo tồn Cúc Phương (CPCP) đã được Tổ chức Bảo tồn động vậthoang dã Quốc tế (FFI) thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002 Phối hợp với các tổchức hữu quan tại Việt Nam, FFI chương trình Việt Nam đã thực hiện dự án doWorld Bank, Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) có tên gọi là: “ dự án bảo tồn cảnhquan núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương” đã thực hiện trong giai đoạn 2002 –
2005 nhằm bảo vệ vùng núi đá vôi cũng như các loài hoang dã sống thông qua việcthành lập một khu bảo vệ mới, tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan Dự
án còn tăng cường hiện trạng bảo tồn các loài Voọc mông trắng và kêu gọi, xâydựng sự ủng hộ từ cộng đồng trong công tác bảo tồn vùng núi đã vôi, bảo tồn cácloài sinh vật
Trang 31Bảng 5: Chương trình bảo tồn Rùa
TT Tên loài 12/2010 nhận Tiếp Sinh sản Chết Thả 12/2011
Bảng 6: Chương trình bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê
TT Tên loài 12/2010 Tiếp
Trang 322.1.4 Công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội
Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Lâmnghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có nhiệm vụ quản lý, bảo
vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu, phục hồi tài nguyên
và cảnh quan thiên nhiên; nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu; tổ chứcdịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Được sự chỉ đạo tích cực củaĐảng ủy, Giám đốc Vườn kết hợp với tinh thần nhiệt tình của tập thể cán bộ, côngnhân viên nên đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tặng cờ thi đua nhiều năm liền; Đảng bộ luôn được côngnhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh
Tuyên truyền vận động là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao ýthức trách nhiệm cho mọi người để tích cực tham gia các hoạt động phong trào nóichung và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng đồng thời, tạo nên
sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động chuyên môn với công tác an ninh trật tự trên địabàn quản lý Đối với công tác tuyên truyền vận động đã được Đảng ủy trực tiếp chỉđạo và giao cho các tổ chức đoàn thể trong cơ quan đơn vị tổ chức thực hiện.Thường xuyên làm tốt công tác vận động cán bộ, công nhân viên thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định về bảo vệ anninh trật tự
Năm 2010 đơn vị đã có 02 lần tổ chức tuyên truyền vận động với 910 lượtngười tham gia Nội dung tuyên truyền vận động chủ yếu là tích cực tham gia hoạtđộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc như: Nghị quyết 09/CP vềChương trình Quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ Tuyên truyền, phổbiến và thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, văn bản và Nghị định của Chính phủ liênquan đến phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc Tổ chức học tập các Bộ luậtlao động, Luật dân sự gắn với việc triển khai thông tư liên tịch của ngành Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Tổ chức học tập nâng cao nhận thức cho cán bộ,công nhân viên về ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ an ninh trật tự, lên án tố
Trang 33giác tội phạm, đồng thời gắn với việc thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa mới.
Đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch đồng thời triển khai nội dung củachương trình quốc gia phòng chống tội phạm về phòng, chống tội phạm ma túy đếntừng đơn vị trực thuộc, nhắc nhở đến từng cán bộ, công nhân viên trong việc tăngcường công tác quản lý giáo dục con em và các thành viên trong gia đình phải đềcao ảnh giác, tránh xa tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác, do vậy trong nhiềunăm qua con em cán bộ, công nhân viên trong Vườn không có tình trạng vi phạmpháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội Thường xuyên làm tốt công tác quản lýnhân hộ khẩu, thường xuyên tiến hành kiểm tra tạm trú, tạm vắng để xử lý cáctrường hợp vi phạm, nắm được số đối tượng đến ẩn náu hoạt động góp phần ngănchặn được tội phạm phát sinh
Bằng những hành động thiết thực trong nhiều năm qua Vườn quốc gia CúcPhương là một trong những đơn vị sự nghiệp luôn dẫn đầu trong các phong tràotrong toàn tỉnh, đặc biệt là phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc Đơn vịthường xuyên được sự chỉ đạo của tỉnh ủy Ninh Bình; sự hướng dẫn của các cơquan hữu quan, đã xây dựng chương trình và tổ chức triển khai thực hiện Nghịquyết 09 về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm Cụ thể Vườn quốc giaCúc Phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực phù hợp với tình hình của đơn
vị, góp phần cùng các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh làm tốt công tác phòng chốngcác loại hình tội phạm, chủ động tự bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của cơ quan mình.Đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể: “Chế độ tuần tra canh gác của lực lượngbảo vệ ”, ban hành: “Nội quy ra vào cơ quan”, “Quy định cụ thể việc tiếp khách”cho các đơn vị trực thuộc (đặc biệt là khách nước ngoài, các đối tượng tham quan
mô hình mới tại cơ quan và các đối tượng ra vào cơ quan có nhiều biểu hiện nghivấn) thực hiện tốt “Quy chế về công tác bảo vệ Nhà nước trong cơ quan Vườn”;tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả hệ thống “Quy chế nội bộ”, xây dựng và
bổ sung hoàn chỉnh các nội quy quy chế đều được cán bộ, công nhân viên trong cơquan nghiêm túc thực hiện