và phát triển nông thông trong chinh sách phát triển của mình đã chú trọng tới vấn đề phát triển đời sống cộng đồng dân cư trên địa bàn – những người mà lợi ích gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi đây. Ban quản lý Vườn cũng cần đưa ra cơ chế thu hút vốn đầu tư từ chính phủ, nhà nước, các công ty du lịch, các tổ chức du lịch trong và ngoài nước để phát triển du lịch sinh thái nói riêng và các loại hình du lịch khác nói chung tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
3.2.2. Giải pháp 2: Về công tác quy hoạch, bảo tồn các danh lam tại Vườn quốcgia Cúc Phương. gia Cúc Phương.
Bản chất của du lịch sinh thái là không thể tự phát triển mà cần có sự quy
hoạch thận trọng. Do đó việc quy hoạch du lịch sinh thái cần phải có sự phối hợp giữa các nhà bảo tồn, các nhà sinh thái, các nhà hoạch định và điều hành du lịch cũng như các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương trên địa bàn Cúc Phương. Công tác quy hoạch phải được thực hiện khẩn trương, đúng hướng, phải có kế hoạch cụ thể theo một lộ trình thích hợp với yêu cầu khoa học và thực tiễn. Trên cơ sở đó từng bước đưa ra các chính sách hợp lý, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để từng bước xây dựng Vườn quốc gia Cúc Phương thành một điểm du lịch sinh thái hoàn chỉnh, phát huy được các giá trị tiềm năng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó cần có sự quy hoạch chi tiết vì xung quanh khu vực Vườn còn có những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán đồ lưu niệm, kinh doanh nhà nghỉ với quy mô nhỏ, chất lượng thấp, chủ yếu do tư nhân nên thường xuyên xảy ra sự lộn xộn, mất lịch sự… Chính vì thế, vấn đề trước mắt là phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình và Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương, các cấp chính quyền địa phương, sự quan tâm liên ngành, các đoàn thể xã hội, nhân dân tại khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương… để sớm đi vào thực hiện việc quy hoạch nhằm phục
vụ cho du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương ngày càng phát triển. Ngoài ra cần tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, quy hoạch và vận hành du lịch, kết hợp đào tạo cán bộ, nhân viên hướng dẫn du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó cần tiến hành song song công tác bảo tồn các loài động thực vật
quý hiếm tại vườn quốc gia, quản lý và bảo vệ các tuyến điểm du lịch nhằm ngăn chặn sự phá hủy do tự nhiên và con người gây ra. Chính vì thế Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương cần có những biện pháp bảo tồn các danh lam, các loài động thực vật quý hiếm… để không làm mất đi những giá trị vốn có của nó, tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển bền vững. Để đạt được điều đó, Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương cần đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo vệ, bảo tồn, giữ gìn các danh lam,các điểm tham quan nổi tiếng, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm… tại Vườn quốc gia như:
- Tiến hành điều tra cơ bản về động thực vật của Vườn để xây dựng định hướng bảo vệ, bảo tồn và phát triển; nghiên cứu về quần thể một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, phạm vi phân bố, số lượng để đề xuất các phương án bảo vệ tốt nhất; nghiên cứu hệ sinh tháo bị phá vỡ do khai thác quá mức; nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài thực vật quý hiếm và có giá trị kinh tế cao… - Tuyên truyền cho người dân về những giá trị đặc biệt của Vườn quốc gia
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan của Vườn quốc gia của người dân.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự thay đổi tiêu cực của các giống loài đang được bảo tồn, các điểm du lịch… để tìm ra các biện pháp khắc phục kịp thời. - Tuyên truyền cho du khách phải có ý thức bảo mệ môi trường, cảnh quan
thiên nhiên của Vườn quốc gia, đưa ra các quy định cụ thể khi du khách tới tham quan Vườn quốc gia, đưa ra các biện pháp xử phạt nhằm răn đe những ai tái phạm nhiều lần.
- Liên kết với các ngành, các cấp trên địa bàn Cúc Phương như: xây dựng, kiểm lâm, giao thông, điện lực… để phối hợp với nhau tìm ra các giải pháp hợp lý