Giải pháp 7: Giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch Khai thác các tiềm năng du lịch để phát triền du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Trang 61)

Cúc Phương.

Vấn đề môi trường thường liên quan rất nhiều tới ý thức của con người.

Tình trạng cảnh quan môi trường của Vườn quốc gia bị ô nhiễm do tác động của con người trong những năm gần đây vẫn chưa khắc phục được. Chính vì thế Ban quản lý cần có những biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng trên.

- Trước hết chúng ta cần tạo điều kiện cho du khách khi tới tham quan Vườn quốc gia được thuận lợi. Ban quản lý cần lắp đặt thêm thùng rác dọc theo các tuyến tham quan để du khách có thể vứt rác.

- Vấn đề thu gom và xử lý rác cần được tiến hành càng sớm càng tốt trong khi rác thải ngày càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường Vườn quốc gia, nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan. Giải pháp này vừa giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên của Vườn quốc gia vừa tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa giúp người dân có một môi trường sống trong sạch, cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống của chính mình.

- Tuyên truyền đến người dân và khách du lịch có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên tại Vườn quốc gia. Đưa ra các chế tài xử phạt các hành vi cố tình vi phạm.

- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông… cần có quy hoạch cụ thể để tránh làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên của Vườn quốc gia Cúc Phương.

- Các cơ quan ban ngành cùng với người dân phối kết hợp cùng nhau bảo vệ môi trường của Vườn quốc gia Cúc Phương xanh – sạch – đẹp.

3.2.8. Giải pháp 8: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị du lịch.

Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác

có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử. Để thực hiện mục tiêu kinh tế có hiệu quả trong kinh doanh du lịch nói chung và du lịch Cúc Phương nói riêng cần đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt, trên mọi phương diện thông tin đại chúng, đồng

thời phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành, tranh thủ hợp tác quốc yế trong hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ảnh, tạp chí,

internet… để quảng bá hình ảnh của Vườn quốc gia Cúc Phương, xuất bản những cuốn sách hướng dẫn tham quan du lịch và chú thích các tài nguyên quý hiếm của Vườn, giúp du khách hiểu sâu hơn về tài nguyên rừng và cuộc sống nơi hoang dã. Đưa ra các chương trình tour du lịch ngắn trong rừng, khám phá những điểm tham quan mới để thu hút du khách. Kết hợp du lịch Cúc Phương với các điểm du lịch ở các vùng lân cận như du lịch chùa Bái Đính, khu du lịch Tràng An – Tam Cốc Bích Động…. nhằm quảng bá hình ảnh đa dạng sinh học tại Cúc Phương, mở rộng thị trường khách du lịch. Quảng cáo và phát triển thị trường là hai chiến lược quan trọng trong việc phát triển du lịch. Muốn hoạt động kinh doanh du lịch được diễn ra một cách thuận lợi và có lợi nhuận cao thì cần tìm ra được thị trường du lịch rộng lớn và ổn định. Tăng cường củng cố hợp tác du lịch giữa các điểm, các vùng miền có tiềm năng phát triền du lịch.

Tiểu kết chương III:

Việc tiến hành các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia

Cúc Phương nói riêng và phát triển du lịch cả nước nói chung là vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết. Sở dĩ có thể nói như vậy là do du lịch của nước ta hiện nay đang trên đà phát triển và cần được bổ sung hoàn thiện một cách đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế trong vấn đề du lịch, biến du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy các ngành kinh tế khách phát triển…

Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương dựa vào việc khai thác các lợi thế của Vườn vừa thực hiện được mục tiêu kinh tế, vừa đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư, làm thức tỉnh ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy để các giải pháp đi vào thực tế cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan nhằm đưa du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Kết Luận

Khai thác các lợi thế, tiềm năng du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương để phát triển du lịch là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược, đòi hỏi cần phải được tiến hành trong hệ thống phát triển du lịch chung của cả nước. Ninh Bình là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch : tham quan, sinh thái, tâm linh, thể thao…Chính vì vậy các nhà đầu tư và ban quản lý các khu du lịch cần tìm hiểu, đánh giá và khai thác các giá trị tự nhiên trong hoạt động phát triển du lịch. Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Ngoài các giá trị to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, Vườn còn được ghi nhận với các giá trị về lịch sử, văn hóa, khảo cổ….

Kết quả của khóa luận đã đạt được những mục tiêu đề ra:

• Phát triển du lịch sinh thái nói riêng và các hoạt động du lịch khác nói chung tại Vườn quốc gia Cúc Phương một cách toàn diện dựa trên việc khai thác các giá trị của Vườn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư trong vùng.

• Tìm ra một số giải pháp khai thác tài nguyên Vườn quốc gia Cúc Phương để

phát triển các hoạt động du lịch một cách hiệu quả. Hoạt động du lịch vừa góp phần nâng cáo đời sống kinh tế, văn hóa của người dân, vừa góp phần bảo vệ môi trưởng, bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Với mục đích phát triển du lịch sinh thái nói riêng và các hoạt động du lịch khác nói chung tại Vườn quốc gia Cúc Phương một cách toàn diện dựa trên việc khai thác các giá trị của Vườn, khóa luận đã đưa ra được những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái, đồng thời cũng phân tích được các số liệu về đa dạng sinh học của Vườn và hệ thống lại toàn bộ các giá trị về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và con người. Khóa luân cũng nêu ra những lợi ích từ việc phát triển du lịch đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư đặc biệt là của đồng bào dân tộc Mường. Từ việc đẩy mạnh khai thác các giá trị Vườn quốc gia Cúc Phương một cách hợp lý và có hiệu quả để phục vụ cho mục đích du lịch, Ban quản lý Vườn cũng đưa ra những biện pháp cụ thể cho vấn đề bảo vệ, bảo tồn, giữ gìn các giá trị tài nguyên rừng sao cho mỗi du khách khi đến với Cúc Phương đều cảm nhận, hòa mình vào với thiên nhiên hoang dã.

Tài liệu tham khảo

1. Luật du lịch Việt Nam 2005.

2. Tập gấp và sách ảnh giới thiệu tại Vườn quốc gia Cúc Phương. 3. Tạp chí du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch Khai thác các tiềm năng du lịch để phát triền du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Trang 61)