1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

149 3,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Căn cứ vào nội dung các chứng từ thanh toán gởi đến Ngân hàng nhờ thu mà chia phương thức thanh toán nhờ thu thành hai loại: 1.2.1.1 Nh ờ thu trơn Clean Collection Nhờ thu phiếu trơn là

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Ngành: QU ẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QU ẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

MSSV: 1154010251 L ớp: 11DQN02

TP H ồ Chí Minh, 2015

Trang 2

L ỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em thực hiện dưới sự hướng dẫn

trực tiếp của giảng viên ThS Nguyễn Thị Trang Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP.H ồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015 Sinh viên

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN !

Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ

dù ít hay nhiều, đặc biệt là trên con đường học vấn Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè

Để có được vốn kiến thức như hôm nay em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Công Nghệ TPHCM đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm em học tập trên giảng đường Đại Học Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khoá luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin

Và qua đây, em xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân và tất cả các bạn bè đã luôn động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian em gặp khó khăn

Lời cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, Cô Trần Thị Trang luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và trong cuộc sống

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

MAI THỊ MỸ DUYÊN

Trang 4

NH ẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



TP HCM, ngày… tháng….năm ……

(Giáo viên hướng dẫn)

Trang 5

M ỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 4

1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 4

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 4

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 4

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế 4

1.1.2.2 Đối với khách hàng 5

1.1.2.3 Đối với ngân hàng 5

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 6

1.2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection) 6

1.2.1.1 Nhờ thu trơn (Clean Collection) 7

1.2.1.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) 7

1.2.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) 16

1.2.3 Phương thức đổi chứng từ trả tiền (Cash Against Documents - CAD) 17

1.2.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Documentary credit 18

1.2.4.1 Nội dung của thư tín dụng (Letter of credit – L/C) 20

1.2.4.2 Các loại thư tín dụng 24

1.2.4.3 Các bên tham gia quá trình thanh toán 30

1.2.4.4 Giới thiệu về quy tắc thực thành thống nhất về tín dụng chứng từ 31

1.2.5 Phương thức thanh toán ghi sổ ( Open – Account) 36

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 37

1.3.1 Mức độ tín nhiệm lẫn nhau 37

1.3.2 Loại hàng xuất nhập khẩu 38

1.3.3 Lợi ích và rủi ro trong thanh toán quốc tế 39

1.3.4 Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng 39

1.4 Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng 40

1.4.1 Khái niệm bảo lãnh xuất nhập khẩu ngân hàng 40

Trang 6

1.4.2 Phân loại bảo lãnh xuất nhập khẩu ngân hàng 41

1.4.2.1 Căn cứ vào mục đích bảo lãnh 41

1.4.2.2 Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh 43

1.4.2.3 Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh 45

1.4.2.4 Một số loại bảo lãnh khác 46

1.4.3 Chức năng bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng 48

1.4.4 Vai trò của bảo lãnh xuất nhập khẩu ngân hàng 49

TÓM T ẮT CHƯƠNG 1……….……… … 51

CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG 52

A Nghiệp vụ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng 52

2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu 52

2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu 52

2.1.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm 53

2.1.3 Những công việc ngân hàng cần làm 54

2.1.3.1 Nhận và kiểm tra chứng từ 54

2.1.3.2 Gửi chứng từ nhờ thu 55

2.1.3.3 Theo dõi ngân hàng thu hộ thanh toán nhờ thu 55

2.1.3.4 Thanh toán nhờ thu 56

2.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 57

2.2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 57

2.2.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm 59

2.2.2.1 Những công việc thực hiện trước khi giao hàng 59

2.2.2.2 Tu chỉnh L/C 60

2.2.2.3 Những công việc thực hiện sau khi giao hàng 60

2.2.2.4 Những rủi ro và cách phòng chống 61

2.2.2 Những công việc ngân hàng cần làm 62

2.2.2.1 Thông báo L/C 62

2.2.2.2 Xử lý chứng từ xuất trình theo L/C 64

2.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền 66

2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền 66

2.3.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm 67

Trang 7

2.3.3 Những công việc ngân hàng cần làm 68

2.4 Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền 68

2.4.1 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền 68

2.4.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm 70

2.4.3 Những công việc ngân hàng cần làm 71

2.5 Phương thức thanh toán ghi sổ 72

2.5.1 Quy trình thanh toán ghi sổ 72

2.5.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm 72

2.5.3 Những công việc ngân hàng cần làm 73

B Nghiệp vụ giữa doanh nghiệp nhập khẩu và ngân hàng 74

2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu 74

2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu 74

2.1.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm 75

2.1.3 Những công việc ngân hàng cần làm 75

2.1.3.1 Tiếp nhận và thông báo nhờ thu 75

2.1.3.2 Xử lý nhờ thu 76

2.1.3.3 Xử lý cụ thể theo các hình thức nhờ thu 76

2.1.3.4 Từ chối thanh toán nhờ thu 78

2.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 78

2.2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 78

2.2.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm 80

2.2.2.1 Mở L/C 80

2.2.2.2 Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ trước khi chấp thuận thanh toán 83

2.2.2.3 Những rủi ro và cách phòng chống 85

2.2.3 Những công việc ngân hàng cần làm 87

2.2.3.1 Tiếp nhận hồ sơ 87

2.2.3.2 Kiểm tra hồ sơ mở L/C 88

2.2.3.3 Phát hành L/C 88

2.2.3.4 Ký hậu vận đơn/ uỷ quyền nhận hàng/ bảo lãnh nhận hàng 89

2.2.3.5 Thanh toán/ chấp nhận thanh toán 90

Trang 8

2.2.3.6 Đóng hồ sơ L/C 91

2.2.3.7 Lưu trữ hồ sơ L/C 91

2.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền 92

2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền 92

2.3.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm 94

2.3.3 Những công việc ngân hàng cần làm 94

2.4 Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền 95

2.4.1 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền 95

2.4.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm 96

2.4.3 Những công việc ngân hàng cần làm 97

2.5 Phương thức thanh toán ghi sổ 97

2.5.1 Quy trình thanh toán ghi sổ 97

2.5.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm 98

2.5.3 Những công việc ngân hàng cần làm 98

TÓM T ẮT CHƯƠNG 2……… …99

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HỒ SƠ THỰC TẾ VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 100

3.1 Phương thức thanh toán nhờ thu 100

3.1.1 Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – D/P) 100

3.1.2 Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (documents against acceptance – D/A) 100

3.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ……….……… ………101

3.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền 131

3.4 Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền 1334

3.5 Phương thức thanh toán ghi sổ 136

KẾT LUẬN 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

Trang 9

SWIFT Hiệp hội viễn thông Tài chính Liên ngân hàng thế giới

UCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

Trang 10

 DANH M ỤC CÁC SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ

4 Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền 18

5 Sơ đồ 1.5 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 19

6 Sơ đồ 1.6 Quy trình thanh toán thư tín dụng có xác

8 Sơ đồ 1.8 Quy trình thanh toán ghi sổ 37

9 Sơ đồ 1.9 Quy trình bảo lãnh trực tiếp 44

10 Sơ đồ 1.10 Quy trình bảo lãnh gián tiếp 45

11 Sơ đồ 1.11 Quy trình xác nhận bảo lãnh 46

12 Sơ đồ 2.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ

thu

52

13 Sơ đồ 2.2 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 57

14 Sơ đồ 2.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển

Trang 11

16 Sơ đồ 2.5 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền 69

17 Sơ đồ 2.6 Quy trình thanh toán ghi sổ 72

18 Sơ đồ 2.7 Quy trình thanh toán phương thức nhờ

thu

74

19 Sơ đồ 2.8 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 79

20 Sơ đồ 2.9 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển

22 Sơ đồ 2.11 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền 95

23 Sơ đồ 2.12 Quy trình thanh toán ghi sổ 97

Trang 12

L ỜI MỞ ĐẦU

1 Tính c ấp thiết của đề tài:

Với xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động làm cho nền kinh tế các nước trên thế giới có điều kiện để phát triển nhanh chóng Trong

những năm gần đây, Việt Nam cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nhằm phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, đồng thời khẳng định vị thế của đất nước trên thị trường quốc tế Đáng chú ý nhất là Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào ngày 7/11/2006 Việc này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương

Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực

sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Nhất là kể từ ngày 01/04/2007 các Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết gia

nhập WTO của Việt Nam Điều đó có nghĩa là các Ngân hàng trong nước đang

gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu

vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng với nhau

Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là

hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ

của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên xuất khẩu

và bên nhập khẩu thuộc lĩnh vực ngoại thương Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, được xem là cầu nối trong hoạt động kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới

Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thiết lập được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thế giới, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ và đa dạng Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được cho sự phát triển thương mại quốc tế, nghiệp vụ thanh toán quốc tế

đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện với các phương thức thanh toán

Trang 13

ngày càng an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia Xác định được tầm quan

trọng của việc thanh toán xuất nhập khẩu, việc hoàn thiện công tác thanh toán

và xuất trình bộ chứng từ để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong thanh toán

đã trở nên nhu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả đối với các tổ chức ngân hàng - người trung gian giữa người xuất khẩu và nhập khẩu

Ngày nay các ngân hàng hoạt động đa năng từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, cho đến các nghệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng thì thanh toán quốc

tế đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất; thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế để phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng…Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế có thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày nay

: “NGHI ỆP VỤ THANH TOÁN QU ỐC TẾ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình Đồng thời, đây là đề tài phục vụ cho hoạt động giảng dạy “Mô phỏng Doanh Nghiệp Ảo” của khoa Quản Trị Kinh Doanh và cũng là đề tài bổ ích với

những kiến thức của một sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh đã được học trên

giảng đường

2 Ph ạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình thanh toán phương thức nhờ thu, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, quy trình thanh toán chuyển tiền, quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền, quy trình thanh toán ghi sổ tại Ngân hàng

3 M ục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu quy trình thanh toán phương thức nhờ thu, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, quy trình thanh toán chuyển tiền, quy trình thanh toán đổi chứng

từ trả tiền, quy trình thanh toán ghi sổ

Bài nghiên cứu này phục vụ cho hoạt động giảng dạy sau này cho phòng mô

phỏng doanh nghiệp ảo của Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghệ TP.HCM

Trang 14

4 Nhi ệm vụ nghiên cứu:

Sau khi xác định được mục tiêu, tiến hành quá trình nghiên cứu Thu thập thông tin từ các nguồn tin chính thống Tiến hành xây dựng các quy trình thanh toán phương thức nhờ thu, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, quy trình thanh toán chuyển tiền, quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền, quy trình thanh toán ghi sổ về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế Tổng hợp và đưa ra kết

luận

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thông tin từ sách báo

Phương pháp xử lý số liệu: dựa trên các thông tin nghiên cứu từ sách báo, internet Sau đó phân tích rút ra kết luận làm rõ vấn đề cần nghiên cứu

6 D ự kiến kết quả nghiên cứu:

Thông qua hệ thống hoá kiến thức từ lý thuyết và kiến thức thực tế, đưa ra được quy trình cụ thể, chính xác, mang tính thực tiễn về quy trình thanh toán phương thức nhờ thu, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, quy trình thanh toán chuyển tiền, quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền, quy trình thanh toán ghi sổ góp phần làm rõ thêm nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng

Từ đó, giúp ích cho các bạn sinh viên trong việc bắt nhịp với hoạt động xuất

nhập khẩu thực tế

7 Tài li ệu tham khảo:

Võ Thanh Thu ( 2011) Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu Nhà xuất

bản thống kê TPHCM

Phạm Mạnh Hiền và Phan Hữu Hạnh ( 2012) Nghiệp vụ giao nhận Vận

tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương Nhà xuất bản Thống kê TPHCM

8 K ết cấu của ĐA/KLTN:

3 chương:

ốc tế

Chương 2: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng

Chương 3: Một số hồ sơ thực tế về thanh toán quốc tế

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1 T ổng quan về thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái ni ệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các

tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan

Vậy phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào

hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng

1.1.2 Vai trò c ủa thanh toán quốc tế

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì

hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh

tế của đất nước Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích luỹ trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức

mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế Trong bối cảnh hiện nay, khi các

quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định

Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục

của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc

tế Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi

chảy, hiệu quả hơn

Như vậy, thanh toán quốc tế là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển

Trang 16

dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán

và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng

1.1.2 3 Đối với ngân hàng

Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng

của ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu

cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán

quốc tế Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở

rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở

rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ,

bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…

Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi

thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn

vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế

với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán

Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được

thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở

rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai

Trang 17

thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng

Như vậy, thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế

1.2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)

Phương thức thanh toán nhờ thu là người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa

vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi tới ngân hàng nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp thu hộ tiền và được hưởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu được

Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu

Bước 5: Người nhập khẩu sau khi kiểm tra, tiến hành trả tiền/ ký chấp nhận

trả tiền hoặc từ chối trả tiền và gửi cho ngân hàng

Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả

tiền cho ngân hàng nhờ thu

Bước 7: Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền, hoặc gửi hối phiếu bị từ chối trả

tiền cho người xuất khẩu

Trang 18

Căn cứ vào nội dung các chứng từ thanh toán gởi đến Ngân hàng nhờ thu mà chia phương thức thanh toán nhờ thu thành hai loại:

1.2.1.1 Nh ờ thu trơn (Clean Collection)

Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu ký phát

hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu từ người nhập khẩu, không gửi kèm theo bất cứ một chứng từ nào

Phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu do việc nhận hàng và thanh toán hoàn toàn tách rời nhau

Phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn chỉ nên sử dụng trong trường hợp người xuất khẩu và người nhập khẩu tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ liên doanh

với nhau dưới dạng công ty mẹ và công ty con, hoặc giữa các chi nhánh trong cùng

một công ty đa quốc gia hay tập đoàn kinh doanh

1.2.1.2 Nh ờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (

chứng từ gửi hàng và hối phiếu ) uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối phiếu đó, với điều kiện là nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng

Tuỳ theo thời hạn trả tiền của người mua mà uỷ thác thu kèm chứng từ có thể chi làm hai loại:

• Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document against payment - D/P)

• Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Document against acceptance - D/A)

- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documentary against Payment – D/P): Hình thức này sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay, ngân hàng sẽ trao bộ chứng

từ cho người mua để đi nhận hàng, sau khi người này đã thanh toán toàn bộ tiền hàng

Trang 19

- Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Documentary against Acceptance – D/A): Hình thức này sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền sau Ngân hàng

chỉ trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua đi nhận hàng khi người này ký chấp

nhận thanh toán lên hối phiếu do người bán ký phát Đến thời hạn thanh toán, người bán sẽ xuất trình hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người mua để yêu cầu thanh toán

Nhìn chung, hình thức nhờ thu kèm chứng từ, người bán ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền, còn ủy thác cho ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hóa đối với người mua Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm có chứng từ Với cách khống chế này, quyền lợi của người bán được đảm

bảo hơn Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từ vẫn còn những hạn chế cơ bản:

+ Tuy đã khống chế được quyền định đoạt đối với hàng hóa của người mua nhưng chưa khống chế được người mua có trả tiền hay không Người mua có thể chậm trễ

hoặc không thanh toán bằng cách trì hoãn việc nhận chứng từ hàng hóa hoặc không

nhận hàng nữa

+ Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, không có trách nhiệm đối với việc trả tiền của người mua

H ỐI PHIẾU

Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành các luật

hối phiếu như:

Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA)

Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform Commercial Codes

of 1962” (UCC)

Đặc biệt là công ước Giơ-ne-vơ (Geneva) được các nước ký kết năm 1930

Đó là luật thống nhất về hối phiếu“Uniform Law for Bills of exchange” (ULB)

o Khái ni ệm:

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do người xuất khẩu (người bán, người cung ứng dịch vụ, ) ký phát đòi tiền người nhập khẩu (người mua, người nhận cung ứng…) và yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu phải trả

một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định cho

Trang 20

người hưởng lợi quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác

- Các bên liên quan:

Người ký phát hối phiếu: thông thường là người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu,

cung ứng dịch vụ

Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: là người mà hối phiếu gởi đến cho

họ, đòi tiền họ (có thể là người mua, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán, )

N gười hưởng lợi hối phiếu: trước hết là người ký phát hối phiếu, kế đến là người

do người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếu Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người hưởng lợi là các ngân hàng kinh doanh ngoại hối được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép

o Đặc điểm của hối phiếu:

+ Tính tr ừu tượng của hối phiếu: Ở trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung

quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán khi nào,

+ Tính b ắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền

đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu được

lập ra trái với đạo luật chi phối nó

+ Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay

nhiều lần trong thời hạn của nó Sở dĩ có được đặc điểm này là nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu

o Nội dung hối phiếu:

Theo công ước Geneva 1930 (ULB), một hối phiếu được coi là có giá trị khi có đủ 8

nội dung sau:

Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ “Hối Phiếu” (Bill of Exchange)

Địa điểm ký phát hối phiếu: trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm ký

phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm thành lập hối phiếu

Địa điểm trả tiền: nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên

cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu

Trang 21

Trên h ối phiếu phải ghi rõ: trả theo lệnh của (pay to order of )

Số tiền và loại tiền: số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ

Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn

và số tiền ghi trên L/C

K ỳ hạn trả tiền của hối phiếu: Là ngày mà người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền

+ Trả tiền ngay:

Có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay khi nhìn thấy hối phiếu, vì vậy trên

hối phiếu sẽ thể hiện là: "At sight of this first B/E of Drafts"

Người hưởng lợi hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi Đối

với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định

Người trả tiền hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền hối phiếu

vào góc dưới bên trái của hối phiếu

Người ký phát hối phiếu: người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc bên phải của

tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu, mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý

Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự ủy quyền Người được ủy quyền ký phát

hối phiếu phải thể hiện sự ủy quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình Ngôn ngữ của

hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự ủy quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy

có sự ủy quyền về việc thành lập hối phiếu đó

Trang 22

o Các lo ại hối phiếu:

Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai

loại:

H ối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm

phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ

H ối phiếu có kỳ hạn: sau một thời hạn nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền

phải trả hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu

hoặc từ ngày quy định cụ thể

Căn cứ vào hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không, có thể chia hối phiếu làm hai loại:

H ối phiếu trơn: loại hối phiếu này được gửi đến đòi tiền người trả tiền không có

kèm theo chứng từ hàng hóa Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này dùng để thu

tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, hoặc dùng để đòi tiền mua hàng của

những thương nhân nhập khẩu đáng tin cậy

H ối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu có

kèm theo chứng từ hàng hóa Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại:

Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against Payment (D/P))

Loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận (Documents against Acceptance (D/A))

Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, có thể chia hối phiếu làm

ba loại:

H ối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hối phiếu không

kèm theo điều khoản “theo lệnh”

VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông (bà) X một số tiền là ” Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được bằng thủ

tục ký hậu theo luật định

H ối phiếu trả cho người cầm phiếu: là loại hối phiếu vô danh, trên hối phiếu

không ghi tên người hưởng lợi mà chỉ ghi “Pay to bearer” (trả cho người cầm phiếu)

hoặc không ghi gì cả Với hối phiếu này, ai cầm được nó thì sẽ trở thành người hưởng lợi

Trang 23

H ối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng hối

phiếu Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật định Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế

o Ký h ậu hối phiếu (Endorsement):

Ký hậu hối phiếu là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác

Việc ký hậu hối phiếu được thực hiện bằng cách người ký hậu (Endorser) ký chuyển chuyển vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho người được chuyển nhượng (Endorsee)

Ký hậu được ghi ở mặt sau của tờ hối phiếu dưới các hình thức ký hậu sau:

Ký h ậu để trắng (Blank endorsement): trong hình thức này, người chuyển

nhượng chỉ đơn giản là ký tên vào mặt sau và không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu Với cách ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm phiếu này không cần phải ký hậu nửa, chỉ cần trao tay là đủ

Ký h ậu theo lệnh (To order endorsement) hay còn gọi là ký hậu đặc biệt (Special

endorsement): Với cách ký hậu này người chuyển nhượng chỉ định một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu Người ký hậu chỉ ghi câu “trả theo lệnh ông (bà) X” (Pay to order of Mr (Mrs) X) và ký tên Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý chí của ông (bà)

X Nếu ông (bà) X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, nếu ông (bà) X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu là ông (bà)X

Ký h ậu hạn chế (Restricitve emdorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh

người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi Người ký hậu ghi câu “Payto Mr…only” và ký tên Đối với loại ký hậu này không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng cách ký hậu nữa

Ký h ậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement) còn gọi là

ký hậu bảo lưu (Without recourse endorsement – qualified endorsement) là việc ký

hậu mà sau đó, người hưởng lợi kế tiếp không được quyền đòi lại tiền ở người ký

hậu cho mình khi người ký hậu từ chối trả tiền hối phiếu

Trang 24

Ký h ậu có điều kiện (Conditioanl endorsement): là việc ký hậu chuyển nhượng

hối phiếu cho một người nếu người này thực hiện những quy định do người ký hậu

đề ra

o Chi ết khấu hối phiếu (Discount):

Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng Trong đó người hưởng

lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân hàng

bỏ ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu

o Ch ấp nhận hối phiếu (Acceptance):

Chấp nhận hối phiếu là một hình thức mà người trả tiền hối phiếu đảm bảo thanh toán

- Mục đích của việc chấp nhận hối phiếu:

+ Giúp hối phiếu lưu thông như một dạng tiền tệ đặc biệt

+ Ràng buộc trách nhiệm của người trả tiền (người chấp nhận thanh toán) trước pháp luật khi đến hạn thanh toán

- Cách thức thực hiện chấp nhận thanh toán hối phiếu:

Người trả tiền (ngân hàng hoặc nhà nhập khẩu) ghi vào góc bên dưới bên trái

của mặt phải tờ hối phiếu dòng chữ “Accepted to pay on…(date)” và ký tên

của người trả tiền bên cạnh Lưu ý, trong một số trường hợp có thể ký chấp

nhận thanh toán vào mặt trái cảu hối phiếu

- Cần phân biệt các khái niệm sau:

+ Ngày chấp nhận (date of acceptance): là ngày mà người trả tiền nhìn thấy

tờ hối phiếu và ký chấp nhận trả tiền lên mặt trước của tờ hối phiếu

+ Ngày trả tiền hối phiếu (date of payment) hay (due date) là ngày mà người

trả tiền phải trả tiền hoặc là ngày mà người đòi tiền có quyền đòi tiền trả tiền thanh toán tờ hối phiếu đó

+ Ngày xuất trình hối phiếu (date of presentment) là ngày mà người hưởng

lợi cuối cùng của hối phiếu phải chuyển đến người trả tiền trong vòng một

Trang 25

năm kể từ ngày ký phát hối phiếu Nếu để quá ngày đó mà hối phiếu không được xuất trình thì sẽ không còn giá trị

o Bảo lãnh hối phiếu (Guarantee):

Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền Thông thường người đứng ra bảo lãnh hối phiếu là các ngân hàng

Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh “good as aval” vào mặt trước hoặc sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu

Ngoài ra ở một số nước người ta có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn thư riêng gọi là bảo lãnh bí mật Sở dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức cần bảo lãnh

Nếu trên hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ghi “theo thư tín dụng số mở ngày gửi ngân hàng mở tín dụng ”, thì đó cũng là một hình

thức bảo lãnh hối phiếu

o Kháng nghị (Protest):

Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối thì người hưởng

lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị Bản kháng nghị

phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn không quá hai ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thề đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu

hoặc đòi người ký phát hối phiếu Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối

trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiêm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị

Trên thực tế người ta thường làm như sau: VD: A là người ký phát hối phiếu, B,C,D là những người được chuyển nhượng tiếp theo, E là người được chuyển nhượng cuối cùng Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và

Trang 26

các chi phí khác D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và cứ như vậy cho

tới A Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ

 Nh ững điểm cần lưu ý khi lập hối phiếu

(9)

(1) No: ……… Số hiệu của hối phiếu

(2) For: ……… Đơn vị tiền tệ và tổng số tiền bằng số

(3) Địa điểm lập hối phiếu ( thường là tên thành phố và tên nước của người bán)

(4) Ngày lập hối phiếu (thường là ngày giao hàng hoặc ngày cấp vận đơn (5) Thời hạn trả tiền Nếu :

+ Tr ả tiền ngay: Có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay khi nhìn thấy

hối phiếu, vì vậy trên hối phiếu sẽ thể hiện là: "At sight of this first B/E of Drafts"

+ Tr ả tiền sau: (Time-Usance BE) Việc thực hiện trả tiền được thực hiện

trong một khoảng thời gian nhất định

Ví dụ: - Trả sau X ngày khi nhìn thấy hối phiếu: "At X days after sight"

- Trả sau X ngày kể từ ngày ký phát: "At X days after signes"

- Trả sau X ngày kể từ ngày vận đơn: "At X days after bill of lading date"

- Trả trong một ngày cụ thể trong tương lai: "On (date) of this firt or second B/E"

(6) Ngân hàng dịch vụ người xuất khẩu ( ngân hàng thu hộ tiền)

(7) Đơn vị tiền tệ và tổng số tiền ghi bằng chữ phải khớp với phần (2)

(8) Tên, địa chỉ của nhà nhập khẩu (người trả tiền cho hối phiếu)

Trang 27

(9) Người lập hối phiếu ký tên hoặc đại diện hợp pháp của người xuất khẩu hay người đòi tiền

1.2.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)

Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một

số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước ngoài hưởng lợi để

thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền

- Việc chuyển tiền thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức sau:

 Hình thức điện báo (Telegraphic Transfer –T/T): Ngân hàng của người mua

thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý

ở nước ngoài thanh toán tiền cho người hưởng lợi

 Hình thức chuyển tiền (Mail Transfer – M/T): Ngân hàng của người mua

thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài thanh toán tiền cho người hưởng lợi

Trong hai hình thức chuyển tiền trên thì hình thức chuyển tiền bằng điện có lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh nhưng điện phí cao

Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền ứng trước ( toàn bộ )

Di ễn giải quy trình

(1) Người xuất khẩu đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền và nộp các giấy tờ

cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng ( hợp đồng ngoại thương một bản chính, một

bản sao, giấy phép nhập khẩu nếu có )

(2) Nhân viên ngân hàng sau khi kiểm tra hồ sơ của nhà nhập khẩu thì thực

hiện chuyển tiền bằng điện (TT) hoặc bằng thư (MT) cho ngân hàng đại lý của mình

tại nước ngoài, đồng thời thông báo cho nhà nhập khẩu biết lệnh chuyển tiền của họ

Trang 28

(3) Ngân hàng dịch vụ đại lý báo có cho người xuất khẩu

(4) Người xuất khẩu giao hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký

Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm

Di ễn giải quy trình:

(1) Sau khi thoả thuận ký kết hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu thực

hiện việc cung ứng hàng hoá cho người nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ

chứng từ cho người nhập khẩu

(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình

(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ và giấy báo

đã thanh toán cho người nhập khẩu

(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh ( bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu

(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu ( trực tiếp hoặc gián

tiếp qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó

1.2.3 Phương thức đổi chứng từ trả tiền (Cash Against Documents - CAD) Phương thức đổi chứng từ trả tiền là phương thức thanh toán mà trong đó

nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác ( trust account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán

Trang 29

Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền

Di ễn giải quy trình:

(1) Nhà nhập khẩu đến ngân hàng ở nước người xuất khẩu ký một bản ghi

nhớ ( memorandum), đồng thời thực hiện ký quỹ ( pledged amount) 100% trị giá

cảu thương vụ để lập tài khoản ký thác ( trust account)

(2) Ngân hàng báo cho nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã ký quỹ, tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động

(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại

diện nhà nhập khẩu ( representative of buyer) tại nước người xuất khẩu

(4) Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu

đã yêu cầu để rút tiền

(5) Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà xuất

khẩu từ tài khoản tín thác của nhà nhập khẩu

(6) Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện của nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác

– Nhà xuất khẩu thanh toán bằng phương thức này rất có lợi vì:

+ Giao hàng xong là lấy được tiền ngay vì chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển đủ tiền ký

quỹ thì ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng

+ Bộ chứng từ xuất trình đơn giản vì ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu chủ

yếu căn cứ vào loại chứng từ phải xuất trình chứ không kiểm tra từng nội dung của

chứng từ

1.2.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Documentary credit

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong

đó theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng), ngân hàng sẽ phát

(2) (4)

Trang 30

hành một bức thư (gọi là thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp

nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ

chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng

Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Di ễn giải quy trình:

(1) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C

(2) Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho nhà xuất khẩu qua ngân hàng thông báo

(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C đến cho nhà xuất khẩu để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C và đề nghị tu chỉnh L/C (nếu cần)

(4) Nhà xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng

(5) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu

chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định

(6) Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển

tới ngân hàng phát hành

(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:

– Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc

chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm)

– Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán

và gửi bộ chứng từ cho người xuất khẩu

(8) Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu

(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:

(7)

(8) (1)

Trang 31

– Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng

– Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán

(10) Nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán

1.2.4.1 N ội dung của thư tín dụng (Letter of credit – L/C)

Trong phương thức TDCT, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà

xuất khẩu, bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng Đồng thời, ngân hàng còn là người đảm bảo cho nhà nhập

khẩu nhận được số lượng và chất lượng hàng hoá phù hợp với bộ chứng từ và số

• Ngân hàng phát hành L/C ( ghi sau các chữ FM, FR… or received from)

Đây là một nội dung quan trọng đối với người hưởng lợi L/C (người xuất

khẩu) vì tính an toàn trong thanh toán phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng phát hành Người bán nên thỏa thuận trước với người mua về ngân hàng phát hành ngay

từ khâu ký hợp đồng: đó phải là ngân hàng có uy tín tại nước người nhập khẩu

• S ố hiệu, địa điểm, ngày mở L/C (No of L/C; place and date of issue L/C) + S ố hiệu của L/C: tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó Tác

dụng của số hiệu là tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong

bộ chứng từ thanh toán

Trang 32

+ Ð ịa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho

người hưởng lợi Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có)

+ Ngày m ở L/C là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của

ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở L/C chính thức

chấp nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C

và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C đúng thời hạn không

• Lo ại thư tín dụng (Form Of Documentary Credit)

Lo ại thư tín dụng: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại

L/C Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan

tới thư tín dụng cũng khác nhau

Người hưởng lợi L/C (Beneficiary or in favour of…)

Là người sẽ lĩnh tiền của L/C Nội dung này cần phải được kiểm tra kỹ về tên, địa chỉ của người hưởng lợi, nếu thấy sai cần đề nghị tu chỉnh sửa đổi

• Số tiền của thư tín dụng (Amount)

S ố tiền của thư tín dụng:Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và

phải thống nhất với nhau Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác

Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối như USD200,000.00,

vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán Cách

tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được Ví dụ ta ghi

“…for a sum or sum not exceeding a total of USD200,000.00…” hoặc có thể ghi

một giới hạn chênh lệch hơn kém “ more or less …%” như “ for an amount of USD100,000.00 more or less 5%”

• Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C: + Th ời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết

trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời

hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng

Thời hạn hiệu lực L/C tính từ ngày mở L/C (date of issue) đến ngày hết hiệu

lực của L/C (expiry date)

Trang 33

+ Th ời hạn trả tiền của L/C (date of payment): Liên quan đến việc trả tiền

ngay hay trả tiền sau (trả chậm) Ðiều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của

hợp đồng thưong mại đã ký kết

Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ngay vào yêu cầu ký phát hối phiếu

Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả

tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm) Trong trường hợp này,

cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn

hiệu lực của thư tín dụng

+ Th ời hạn giao hàng (Date of shipment or delivery): Ðược ghi

trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định Ðây là

thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực

Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng

mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng Song để tránh tranh chấp, trong điện điều chỉnh

thời gian giao hàng, người xuất khẩu cũng đề nghị kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C Ngược lại, nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C mà không

đề cập đến việc kéo dài thời hạn giao hàng thì không được hiểu là thời hạn giao hàng cũng được tự động kéo dài

• Nh ững nội dung về hàng hoá ( Description of goods)

+ Nh ững nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả,

quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng một cách đầy đủ, ngắn gọn, phù hợp với hợp đồng ngoại thương

• Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá:

+ Điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF ), nơi giao hàng, cách vận

chuyển, cách giao hàng, cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng Thông thường, điều kiện cơ sở giao hàng tuỳ thuộc vào khả năng cung

Trang 34

ứng hàng hoá của người xuất khẩu, khả năng nhận hàng của người nhập khẩu, khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải, vì vậy, tuỳ tình hình thực tế của hàng hoá

mà xem xét Ngoài ra, có L/C quy định đích danh tên hãng tàu vận chuyển hàng hoá

*Quy định hàng hoá được giao một lần ( partial shipment prohibited) hay giao nhiều lần (partial shipment allowed)

*Quy định hàng hoá được phép chuyển tải (transhipment allowed) hay không được phép chuyển tải (transhipment prohibited)

• Các ch ứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình

Ðây là một nội dung rất quan trọng trong thư tín dụng Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi

Ngân hàng m ở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng

nh ững yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây:

+ Các loại chứng từ phải xuất trình: căn cứ theo yêu cầu đã được thoả thuận trong hợp đồng thương mại Thông thường một bộ chứng từ gồm có:

Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)

Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)

Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)

Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

Chứng nhận trọng lượng (Certificate of qulity)

Danh sách đóng gói (Packing list)

Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)

+ Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại

+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ

• S ự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng

mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở Ví dụ: phần cam kết trong

một thư tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam thường được diễn đạt như

Trang 35

sau: “ We hereby engage with the drawers and bona fide holders of draft(s) drawn and presented in accordance with the terms of this Credit that the

drafts shall be duly honored on presentation” (Chúng tôi cam k ết với những người ký phát, ký hậu và người cầm phiếu trung thực cầm các hối phiếu được ký phát và được xuất trình phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này rằng các

h ối phiếu đó sẽ được tôn trọng khi xuất trình)

• Nh ững điều khoản đặc biệt khác

Ngoài những nội dung kể trên, khi cần thiết, ngân hàng mở L/C và người

nhập khẩu có thêm những nội dung khác như có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện…

• Ch ữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng

L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người ký L/C cũng phải có đủ năng lực hành vi, pháp lý để tham gia thực hiện dân luật

1.2.4.2 Các lo ại thư tín dụng

1.2.4.2.1 Thư tín dụng có thể huỷ bỏ

Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable Letter of Credit): Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C Đây là loại thư tín dụng

ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì L/C có thể huỷ bỏ thực chất chỉ là lời

hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết

1.2.4.2.2 Thư tín dụng không thể huỷ ngang

Thư tín dụng không th ể huỷ ngang (Irrevocable Letter of Credit): Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong

thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia thư tín dụng Đây là loại thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất Nếu L/C không ghi là huỷ hay không được

huỷ bỏ thì nó là không thể huỷ bỏ (Điều 3 UCP 600 – ICC 2006)

1.2.4.2.3 Thư tín dụng có xác nhận

Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit): là loại thư tín dụng không hủy ngang và được một ngân hàng thứ ba đứng ra bảo đảm việc trả

Trang 36

tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C Điều đó có nghĩa là Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu, nếu như Ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được Sở dĩ có loại thư tín dụng này là do phòng trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng vào nhà nhập khẩu cũng như Ngân hàng mở L/C và giá trị L/C tương đối lớn Trong L/C này trách nhiệm ngân hàng xác nhận nặng hơn Ngân hàng mở L/C, do đó để đảm bảo Ngân hàng xác nhận sẽ yêu cầu Ngân hàng mở L/C ký quỹ trước và phải trả tiền thủ tục cho Ngân hàng xác nhận thường rất cao Thông thường Ngân hàng mở L/C sẽ nhờ Ngân hàng thông báo đóng vai trò Ngân hàng xác nhận

Sơ đồ 1.6: Quy trình thanh toán thư tín dụng có xác nhận

Di ễn giải quy trình:

(1) Nhà nhập khẩu lập và gửi đơn đề nghị mở L/C đến NH mở L/C

(2) NH mở L/C căn cứ vào đơn đề nghị mở L/C và gửi cho ngân hàng xác nhận (3) NH xác nhận xác nhận L/C và chuyển sang cho NH thông báo Đồng thời trên L/C có ghi lời cam kết trả tiền của NH xác nhận trong trường hợp NH

mở L/C không có khả năng thanh toán

(4) NH thông báo gửi L/C cho nhà xuất khẩu

1.2.4.2.4 Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi

Thư tín dụng không th ể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào Khi sử dụng loại này, người xuất khẩu phải ghi câu "miễn truy đòi người ký phát" ( without recourse to drawer ) lên hối phiếu và trong L/C Loại này cũng được

sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế

Trang 37

1.2.4.2.5 Thư tín dụng chuyển nhượng

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là thư tín dụng không thể

hủy ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu

Nh ững điểm cần lưu ý:

Nếu ngân hàng chuyển nhượng chỉ đóng vai trò chuyển nhượng thì không

chịu trách nhiệm thanh toán Ngân hàng này sẽ chuyển chứng từ tới ngân hàng phát hành để đòi tiền Do vậy, việc thanh toán nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào ngân hàng mở Cũng có trường hợp ngân hàng chuyển nhượng được uỷ quyền của ngân hàng mở cho phép chuyển tiền ngay cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ được

xuất trình tại NH chuyển nhượng Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mối quan

hệ giữa người môi giới (người thụ hưởng thứ nhất) và nhà xuất khẩu, và giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng chuyển nhượng

Kinh nghiệm cho thấy người bán (người hưởng lợi thứ hai) muốn đòi tiền nhanh nên yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng xác nhận

Sơ đồ 1.7: Quy trình minh hoạ ví dụ về một L/C chuyển nhượng

INDONESIA (9)

(2)

(4)

NH chuyển nhượng HÀN

Trang 38

(5) Người xuất khẩu Indonesia giao hàng cho nhà nhập khẩu Việt Nam

(6) Người xuất khẩu Indonesia lập bộ chứng từ gởi cho ngân hàng chuyển

nhượng Hàn Quốc

(7) Ngân hàng chuyển nhượng Hàn Quốc thông báo cho người trung gian Hàn

Quốc để thay thế các chứng từ như hoá đơn, hối phiếu

(8) Ngân hàng chuyển nhượng xuất trình bộ chứng từ cho VCB-HCMC

(9) VCB-HCMC thanh toán chứng từ

1.2.4.2.6 Thư tín dụng giáp lưng

Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do người

nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C

mở sau gọi là L/C giáp lưng L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những điểm cần phải phân biệt Về số chứng từ của L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc, kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoảng chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa

hồng của họ, thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc Nghiệp

vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến

vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác

Trang 39

1.2.4.2.7 Thư tín dụng tuần hoàn

Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi

lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C

- Thư tín dụng tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không

- Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp

- Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực

- Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua

muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao hàng nhiều lần)

• L/C có thể tuần hoàn theo 3 cách :

- Tự động (automatic): Sau khi sử dụng xong L/C lại tự động có giá trị như

cũ, không cần thông báo của NH mở Trong L/C ghi "We open irrevocable L/C revolving monthly The full amount again becomes available under the same terms and conditions, on the first day of each calendar month."

- Bán tự động (part automatic): Sau khi sử dụng L/C, trong một thời hạn nhất định, nếu không có thông báo gì từ phía ngân hàng mở L/C thì một L/C mới với các

điều kiện tương tự lại tiếp tục có hiệu lực Trong L/C ghi "this will be operative for the second & third shipment unless otherwise notice by us"

- Hạn chế (restrictive): Phải có thông báo của ngân hàng mở về hiệu lực của

một L/C mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị L/C ghi "reinstatement by us

by way of amendment."

L/C có thể tuần hoàn theo số tiền hoặc thời gian, khi tuần hoàn theo thời gian, L/C phải ghi rõ ngày hết hiệu lực của mỗi lần tuần hoàn, đồng thời phải quy định rõ L/C đó là tuần hoàn tích lũy hay không tích lũy

1.2.4.2.8 Thư tín dụng dự phòng

L/C dự phòng là một loại L/C được quy định là chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra Có nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được

Trang 40

L/C do người nhập khẩu mở cho mình thì phải mở lại một loại L/C tương ứng thì nó

mới có giá trị

1.2.4.2.9 Thư tín dụng đối ứng

Thư tín dụng đối ứng là loại L/C được quy định là chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra Có nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình thì phải mở lại một L/C tương ứng thì nó

mới có giá trị

1.2.4.2.10 Thư tín dụng có điều khoản đỏ

Thư tín dụng có điều khoản đỏ: Là một sự uỷ quyền của ngân hàng mở L/C đối với ngân hàng chiết khấu, ứng trước một khoản tiền cho người được hưởng có thêm nguồn vốn giao hàng cho L/C đã mở Theo L/C điều khoản đỏ, người hưởng

lợi có thể đòi lại được một khoản tiền nhất định của L/C trước khi giao hàng Khi người hưởng đã nhận được một khoản tiền nhất định của L/C điều khoản đỏ, thì trong tương lai khi xuất trình chứng từ giao hàng tới ngân hàng chiết khấu, số tiền

đó sẽ được trừ vào số tiền hàng xuất và người hưởng lợi chỉ nhận được số tiền bằng

số tiền của hoá đơn trừ đi số tiền đã ứng trước theo điều khoản đỏ L/C điều khoản

đỏ được chia thành 2 loại:

L/C không đảm bảo: Là khoản tiền được ứng trước không đảm bảo đối với ngân hàng mở L/C, tức là khoản tiền trả trước được thực hiện khi người xuất khẩu trình hoá đơn với một sự cam kết của họ

L/C điều khoản đỏ có đảm bảo: Là bên cạnh các giấy tờ trên, người xuất

khẩu còn phải xuất trình thêm chứng từ có giá trị như bảo lãnh của ngân hàng phục

vụ người xuất khẩu hoặc giấy nhập kho

1.2.4.2.11 Các lo ại thư tín dụng đặc biệt khác

Thư tín dụng thanh toán (payment credits): là thư tín dụng được phát

hành quy định rằng nó được ngân hàng thanh toán (paying bank) trả ngay khi người bán xuất trình hối phiếu (nếu có) và bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của thư tín dụng quy định

Thư tín dụng chấp nhận ( acceptance credits ): là thư tín dụng cho phép

trả chậm bằng cách quy định hối phiếu có kỳ hạn ký phát đòi tiền ngân hàng chấp

nhận ( accepting bank)

Ngày đăng: 24/09/2015, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w